Việc thực hiện GDQP – AN cho sinh viên được thực hiệnthông qua tổ chức dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh Xác định mục tiêu của công tác giáo dục quốc phòng – an ninh là nhằmgóp p
Trang 1- Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn ThịTuyết Hạnh, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giảtrong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Tác giả xin chân thành cảm ơn BGĐ TT Giáo dục quốc phòng an ninhsinh viên Hải Phòng, các đồng nghiệp và các em sinh viên đã giúp đỡ và tạomọi điều kiện thuận lợi để tác giả triển khai các nội dung nghiên cứu và hoànthành luận văn
- Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và ngườithân đã luôn chia sẻ, động viên trong suốt quá trình học tập và hỗ trợ cả vậtchất lẫn tinh thần để tác giả thực hiện luận văn này
- Mặc dù, tác giả đã cố gắng rất nhiều, nhưng do điều kiện về thời gian
và khả năng của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tácgiả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các đồngnghiệp và độc giả để luận văn này của tác giả được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2015
Tác giả
Đỗ Văn Bắc
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2 BGĐTT Ban giám đốc Trung tâm
6 CBQL, GV Cán bộ quản lý, giảng viên
10 ĐT&QLSV Đào tạo và quản lý sinh viên
12 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
14 GDQP - AN Giáo dục quốc phòng – an ninh
15 HS, SV Học sinh, sinh viên
18 QP,AN Quốc phòng, an ninh
19 QPTD, ANND Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
25 TTGDQP Trung tâm giáo dục quốc phòng
26 TTGDQPAN Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
Trang 3b Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 4
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
7.3 Phương pháp hỗ trợ khác 5
8 Cấu trúc luận văn 5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 6
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 9
1.2.1 Quản lý 14
1.2.2 Dạy học 14
1.2.3 Giáo dục quốc phòng – An ninh 15
1.2.4 Dạy học GDQP – AN 16
1.2.5 Quản lý dạy học GDQP – AN 17
1.3 Quản lý dạy học môn GDQP – AN ở trường đại học 17
1.3.1 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của dạy học môn GDQP – AN 17
1.3.2 Đặc thù của dạy học môn học GDQP – AN 19
1.3.3 Nội dung quản lý dạy học môn GDQP – AN cho sinh viên ở các trường đại học 21
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn GDQP – AN ở trường đại học 27
1.4.1 Các qui định về thực hiện chương trình dạy học môn GDQP-AN của cơ quan quản lý 27
1.4.2 Đội ngũ giảng viên 27
1.4.3 Sinh viên 28
1.4.4 Cơ sở vật chất, vũ khí trang bị và thao trường bãi tập 28
Kết luận chương 1 29
Trang 4CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH SINH VIÊN HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HẢI PHÒNG 30
2.1 Khái quát hoạt động khảo sát 30
2.1.1 Mục đích khảo sát 30
2.1.2 Đối tượng khảo sát 30
2.1.3 Phương pháp khảo sát 30
2.2 Một số nét về Trung tâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường ĐHHP 33
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm 33
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng 34
2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm 35
2.3 Thực trạng dạy học môn GDQP – AN cho sinh viên ở Trung tâm GDQP – AN sinh viên Hải Phòng 35
2.3.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên của Trung tâm 35
2.3.2 Thực trạng dạy học của đội ngũ giảng viên 38
2.3.3 Thực trạng học tập và rèn luyện của sinh viên tại Trung tâm 43
2.4 Thực trạng quản lý dạy học ở Trung tâm GDQPAN Sinh viên Hải Phòng – Trường ĐH Hải Phòng 45
Thực trạng của việc QLDH ở TT được thể hiện qua phiếu khảo ý kiến được tổng hợp ở 2 bảng sau 45
2.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình của môn học GDQP – AN ở Trung tâm 49
2.4.2 Thực trạng quản lý giảng viên và quản lý hoạt động dạy môn GDQP – AN ở Trung tâm 50
2.4.2.1 Thực trạng quản lý giảng viên ở TT 50
2.4.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên 51
2.4.3 Thực trạng quản lý sinh viên và hoạt động học của sinh viên 53
2.4.4 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn GDQP – AN 58
Trang 52.4.5 Tình hình xây dựng, khai thác, sử dụng các điều kiện phục vụ dạy
học môn GDQP – AN Ở TT 58
2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDQP – AN ở Trung tâm 60
2.5.1 Những kết quả đạt được 60
2.5.2 Những hạn chế tồn tại 62
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế tồn tại 63
Kết luận chương 2 64
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH SINH VIÊN HẢI PHÒNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 66
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 66
3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học 66
3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 66
3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa 66
3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 67
3.1.5 Nguyên tắc bảo đảm mục tiêu đào tạo 67
3.2 Một số biện pháp quản lý dạy học môn GDQP – AN ở Trung tâm GDQPAN Sinh viên Hải Phòng – Trường ĐH Hải Phòng 67
3.2.1 Biện pháp 1: Đa dạng hóa phương thức tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cho đội ngũ CB, GV và SV để nâng cao nhận thức về môn học GDQP – AN trong giai đoạn hiện nay 67
3.2.2 Biện pháp 2: Tăng cường quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận nguồn nhân lực và theo đúng quy định của Bộ Giáo dục& Đào tạo và Bộ Quốc phòng 69
3.2.3 Biện pháp 3: Quy định rõ và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các khoa, phòng trong việc phân công chuyên môn, chỉ đạo GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với đặc thù môn học GDQP - AN 71
3.2.4 Biện pháp 4: Tận dụng thế mạnh của TT và đặc thù môn học GDQP – AN, tăng cường quản lý việc học tập và rèn luyện SV theo kỷ luật quân đội 74
Trang 63.2.5 Biện pháp 5: Đổi mới công tác tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả
học tập môn GDQP – AN của sinh viên 76
3.2.6 Biện pháp 6:Tăng cường quản lý, đầu tư cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ dạy học môn GDQP – AN 77
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 78
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 81
Kết luận chương 3 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1 Kết luận 87
2 Kiến nghị 88
2.1 Đối với Trường Đại học Hải Phòng 88
2.2 Đối với vụ Giáo dục quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo 89
2.3 Đối với Bộ Tư lệnh Quân khu 3 89
2.4 Đối với Trung tâm GDQPAN Sinh viên Hải Phòng – Trường ĐHHP 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình tham gia khảo sát
2 Bảng 2.2 Độ tuổi, trình độ và thâm niên giảng dạy của GV
5 Bảng 2.5
Tổng hợp đánh giá của SV về mức độ phù hợp của hình thức tổ chức dạy học ở Trung tâm
6 Bảng 2.6 Tổng hợp đánh giá của CBQL, GV về mức độ
quản lý dạy học tại Trung tâm
7 Bảng 2.7 Tổng hợp đánh giá của SV vê việc duy trì các
các chế độ sinh hoạt tại TT
8 Bảng 2.8 Tổng hợp đánh giá của CBQL, GV vê việc duy
trì các các chế độ sinh hoạt tại TT
9 Bảng 3.1 Khảo nghiệm sự nhận thức về mức độ cần thiết
và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên là một trong những nhiệm
vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Qua đó tạođiều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyệnnăng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
GDQP – AN cho sinh viên đã được xác định trong nhiều văn bản quyphạm pháp luật của Nhà nước Và gần đây nhất, Bộ Chính trị đã có chỉ thị số12/CT/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 về tăng cường lãnh đạo của Đảng đốivới công tác giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới Chính phủcũng có nghị định số 116/2007/ NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 về giáodục quốc phòng an ninh
Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tácgiáo dục quốc phòng – an ninh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mụctiêu giáo dục và thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Quốcphòng và Bộ Công an nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình của mônhọc GDQP – AN Việc thực hiện GDQP – AN cho sinh viên được thực hiệnthông qua tổ chức dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh
Xác định mục tiêu của công tác giáo dục quốc phòng – an ninh là nhằmgóp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơbản về quốc phòng – an ninh, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm củadân tộc, trách nhiệm nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc Đồng thời giúpsinh viên có ý thức cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thùđịch, có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng, có kỹ năng quân sựcần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàndân, an ninh nhân dân và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Thực hiện Quyết định số 07/2003/ QĐ – TTg ngày 09/1/2003 của Thủ
Trang 9AN giai đoạn 2001 – 2010, nhằm nâng cao chất lượng GDQP - AN cho họcsinh, sinh viên trong tình hình mới, ngày 09/10/2003 Chủ tịch UBND Thànhphố Hải Phòng đã kỹ Quyết định 2471/ QĐ thành lập Trung tâm Giáo dụcquốc phòng an ninh sinh viên Hải Phòng thuộc Trường Đại học Hải Phòngvới nhiệm vụ: Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường Đạihọc và Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải phòng và các tỉnh Duyên hải Bắc
bộ, tham mưu cho lãnh đạo trường Đai học Hải Phòng về công tác quốcphòng, công tác quân sự địa phương; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoahọc sư phạm quân sự
Hiện nay Trung tâm có 38 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trải qua hơn
10 năm xây dựng và phát triển không ngừng, Trung tâm GDQPAN sinh viênHải Phòng đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống cácTrung tâm GDQP - AN trên cả nước Mỗi năm, Trung tâm tiếp nhận và giảngdạy cho trên 10 nghìn học sinh, sinh viên của các trường liên kết
Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì Trung tâm còn những khókhăn, hạn chế nhất định trong quá trình đào tạo cũng như quản lý hoạt độngdạy học của Trung tâm như: chất lượng giảng dạy của giảng viên chưa đápứng được yêu cầu; trình độ học vấn của một số giảng viên chưa đạt chuẩntheo quy định; quản lý chương trình đào tạo, mục tiêu, phương pháp, dạy họcmôn GDQP-AN và quản lý các điều kiện phương tiện và thao trường bãi tậpphục vụ dạy học còn nhiều bất cập chưa đảm bảo tốt cho việc thực hiện mụctiêu, nhiệm vụ được giao
Để khắc phục những bất cập đó cần có những nghiên cứu để tìm ra cácbiện pháp quản lý dạy học GDQP – AN - tại Trung tâm phù hợp với điều kiện
và tình hình mới
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh sinh viên Hải Phòng - Trường Đại học Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp.
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học tại Trung tâmGiáo dục Quốc phòng An ninh sinh viên Hải Phòng - Trường Đại Học HảiPhòng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm, góp phần nâng caochất lượng đào tạo ở các trường ĐH, CĐ trên địa bàn Thành phố
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
a Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn GDQP – AN cho sinh viên ĐH, CĐ và quản lýdạy học môn GDQP - AN ở trường đại học
b Đối tượng nghiên cứu
Quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh sinh viênHải phòng - Trường Đại học Hải Phòng
4 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy học ở TT giáo dục quốc phòng - An ninh sinh viên HảiPhòng được thực hiện thông qua dạy học môn GDQP-AN Do điều kiện thờigian, luận văn này tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý dạy học môn Giáodục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng
An ninh sinh viên Hải phòng -Trường Đại học Hải phòng; Các số liệu khảosát thực trạng lấy từ năm học 2012-2013 đến nay
5 Giả thuyết khoa học
Quản lý dạy học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh cho sinh viên tạiTrung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh sinh viên Hải Phòng đã thực hiệnđược một số nội dung chủ yếu đó là: Tiếp nhận sinh viên đến học tập, quản lýsắp xếp chỗ ăn ở, quản lý hồ sơ sổ sách, cấp phát chứng chỉ, tổ chức các hoạtđộng dạy học của giảng viên, hoạt động học tập của sinh viên, tổ chức thi vàkiểm tra đánh giá kết quả học tập đúng quy định
Tuy nhiên, việc quản lý dạy học ở Trung tâm GDQPAN sinh viên Hảiphòng còn bộc lộ những hạn chế trong thực hiện xây dựng đội ngũ GV, phốihợp phân công GV, xây dựng kế hoạch học tập, tổ chức kiểm tra đánh giá kết
Trang 11quả học tập và trang bị các điều kiện phương tiện dạy học Vì vậy, kết quảhọc tập của sinh viên chưa cao Nếu đề xuất và áp dụng một số biện phápquản lý dạy học phù hợp với cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễn của Trungtâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường ĐH Hải Phòng theo hướng tậptrung khắc phục các hạn chế thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đàotạo của Trung tâm và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường
ĐH, CĐ trên địa bàn
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Giáo dục
Quốc phòng – An ninh ở trường đại học
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn học GDQP- AN ởTrung tâm GDQP AN Sinh viên Hải phòng – Trường Đại học Hải phòng
- Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn học GDQP - AN ở Trungtâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường Đại học Hải Phòng
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã xác định,trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơbản sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc, tra cứu, phân tích, khái quát hóa, tổng hợp các loại sách, báo,tạp chí, bài viết khoa học liên quan đến quản lý dạy học và quản lý dạy họcmôn GDQP – AN cho sinh viên
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với sinh viên CBQL và GV
để khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học tạiTrung tâm
- Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn, trao đổi thêm với một
số BBQL, GV, và SV để làm rõ một số khía cạnh của thực trạng
Trang 12- Phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu
hồ sơ quản lý dạy học của TT như Thời khóa biểu, kế hoạch thi, lịch trực ban,hiện trạng thao trường, bãi tập, giáo án, dự giờ của GV
- Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia: Để khảo nghiệm tính cầnthiết và khả thi của các biện pháp quản lý mà đề tài đề xuất
7.3 Phương pháp hỗ trợ khác
- Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ quátrình khảo sát
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý dạy học môn GDQP – AN ở
trường đại học
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn GDQP - AN ở Trung tâm
GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường ĐH Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học môn GDQP - AN ở Trung tâm
GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường ĐH Hải Phòng
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
QUỐC PHÒNG – AN NINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề.
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Giáo dục quốc phòng – an ninh là vấn đề có ý nghĩa trọng yếu cho sựtồn vong của các quốc gia Trên thế giới, nhiều nước tổ chức giáo dục quốcphòng cho HS, SV tương đối tốt như: Liên Xô (trước đây), Trung Quốc,Malaixia, pháp, Mĩ
Ở Liên Xô (trước đây) và Liên Bang Nga (ngày nay) việc nghiên cứu,quản lý công tác giáo dục ý thức quốc phòng cho cán bộ, viên chức, HS, SV
được Nhà nước Nga đặc biệt quan tâm Trong các công trình “Các vấn đề giáo dục quân sự”, do E.G.Vapilin và Đại tá Q.Đ.Mulinva viết năm 2001:
“Những quan điểm phương pháp luận về xây dựng học thuyết giáo dục quân
sự ở Nga”[22] đã phần nào phản ánh được yêu cầu bức thiết quản lý giáo
dục quốc phòng cho thế hệ trẻ ở Nga trước sự vận động, phát triển mau lẹ củatình hình quốc tế và đất nước Nga hiện nay
Trung Quốc cũng là nước thường xuyên quan tâm, chú trọng quản lýcông tác giáo dục ý thức quốc phòng, bảo vệ đất nước cho các tầng lớp nhândân, đặc biệt là thế hệ HS, SV những trí thức tương lai, chủ thể xây dựng chế
độ Giáo dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm Theo kế hoạch hàngnăm của Chính phủ, từng trường ĐH đưa SV tới các đơn vị quân đội để họcGDQP với thời gian 2 tháng Khoảng thời gian này các đơn vị quân đội tổchức cho bộ đội học dã ngoại ngoài doanh trại Doanh trại quân đội lúc nàytrở thành các TT GDQP Một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu đổi mới GDQPcho cán bộ, HS, SV trước yêu cầu chống ảnh hưởng nô dịch của chủ nghĩa đếquốc và các thế lực thù địch: đề xuất giải pháp đổi mới nội dung chươngtrình, phương pháp GDQP cho cán bộ, HS, SV đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất
Trang 14nước Trung Quốc và thành quả cách mạng, xây dựng nền QP toàn dân Cáctác giả: Lý Xương Giang, Tiểu Kính Dân,Vương Bảo Tôn đã đi sâu nghiêncứu chiến lược phát triển GDQP của Trung Quốc trước sự vận động, biến đổiphức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước [22].
Malaixia quan niệm QP là: “Răn đe, tự lực, tự cường, thương lượng bao giờ cũng hơn chiến tranh”, muốn QP tốt thì kinh tế phải mạnh Vì vậy,
nghiên cứu về QP và tổ chức GDQP cho người học được tiến hành thườngxuyên và rộng khắp, đạt chất lượng tốt Dân số 23 triệu, nhà nước đầu tư xâydựng 41 TTGDQP cho HS, SV, tư nhân đứng ra quản lý Theo kế hoạch nămcủa nhà nước, thanh niên từ 18 đến 25 tuổi được tập trung tại các TT GDQP
để học GDQP với thời gian 3 tháng Các học phần lý thuyết do giảng viên cáctrường ĐH giảng dạy, các học phần thực hành do sỹ quan quân đội giảngdạy[22]
Cộng hòa Pháp lại quan niệm quốc phòng được hiểu theo nghĩa rộngnhất, không chỉ là lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nước mà có liênquan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước Vì vậy, hệthống giáo dục và nội dung GDQP được tổ chức chặt chẽ, toàn diện và sâusắc Hệ thống GDQP có một số trường trực thuộc Chính phủ, một số trườngtrực thuộc Bộ Giáo dục, số khác trực thuộc Bộ QP Nội dung nghiên cứu rấtrộng, bao quát nhiều lĩnh vực, từ chiến lược QP, chính sách QP, kinh tế quân
sự phát triển công nghiệp QP[22]
Ở Mỹ, từ năm 1958 Quốc hội Mỹ đã thông qua "Luật Giáo dục quốc phòng”, tuyên truyền tư tưởng "lợi ích quốc gia trên hết”, đưa GDQP vào
trong các loại hình giáo dục Ngày nay trước tình hình mới, đối mặt với tìnhhình đa cực hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế, mạng hóa thông tin, Mỹ càngcoi trọng phổ cập tư tưởng GDQP mang màu sắc riêng của mình Giáo dụcchủ nghĩa yêu nước là nội dung cốt lõi của GDQP Ở đây cần phải chỉ rõ, chỗkhác biệt của nước Mỹ trong việc bồi dưỡng tư tưởng yêu nước cho công dân,không tập trung sức chú ý vào khu vực cư trú và quốc dân, mà nặng về hệ
Trang 15thống tư tưởng có liên quan mật thiết với đời sống xã hội Nên khái niệm mà
họ sử dụng không phải là“Tổ quốc”, "cố hương”, mà là "nước Mỹ”, "lối sống Mỹ” Chủ yếu là vì con đường phát triển mà nước Mỹ đã trải qua tương đối
ngắn, hình thành một quốc gia nhiều dân tộc, những dân tộc đó đều coi nước
Mỹ là quê hương mình Do chịu sự giáo dục đó, nên mọi người hết sức nhạycảm với uy danh, với toàn nước Mỹ, rất trung thành với quốc gia, dù nó là
đúng hay sai Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng của "Tinh thần Mỹ” khiến cho Mỹ
tạo thành thói xấu là bá quyền, cho rằng Mỹ có sứ mệnh đặc biệt đối với toàn
cầu, là "duy trì trật tự mới của thế giới, gánh vác trách nhiệm sen đầm thế giới” Đó chính là động lực mưu cầu địa vị chủ đạo và bá quyền thế giới của
Mỹ Chính phủ Mỹ coi người Mỹ là"dân tộc thượng đẳng”, dưới phương châm
"lãnh đạo đúng đắn” đó, phải hoàn thành trách nhiệm do Thượng đế giao cho
là lãnh đạo toàn thế giới tiến bước trên đường dẫn tới thiên đàng Quan niệmnày thường được dùng để biện minh cho mọi thủ đoạn bao gồm cả sử dụngsức mạnh quân sự, để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở khắp nơi trên thế giới Chiphối bởi quan niệm đó nên Mỹ đã phổ cập yêu cầu GDQP tới tất cả các đoànthể và bộ máy chính quyền các cấp đều phải coi chủ nghĩa yêu nước là động
lực tinh thần của thế giới cường quyền, chỉ cần vì "quyền lợi nước Mỹ” là có
thể sử dụng mọi thủ đoạn chính trị, kinh tế, quân sự, dân chúng phải biến chủnghĩa yêu nước thành hành động cụ thể [22]
Trọng điểm GDQP Mỹ là: yêu đất nước, biết phục tùng, trọng đoàn thể,chịu cống hiến Ở Mỹ rất nhiều người chỉ nói tự do, không lo phục tùng.Trong GDQP, nhiệm vụ của người sỹ quan Mỹ là phải nói cho HS biết mộtngười không biết phục tùng không phải là một người hoàn chỉnh Phục tùngcấp trên, phục tùng đoàn thể, phục tùng quốc gia là tố chất cơ bản cần có củamột con người hoàn chỉnh, một con người không biết phục tùng, làm sao biếtcống hiến
Giáo dục quốc phòng ở Mỹ được tổ chức từ các trường tiểu học Đểlàm tốt việc này, nước Mỹ đặt ra một loạt tổ chức và bộ máy tương ứng, trong
Trang 16các trường tiểu học, trung học (mỗi trường trung học có một sỹ quan thườngtrú chuyên trách thực hiện kế hoạch GDQP, công việc của người sỹ quan này
do nhà trường và phía quân đội cùng quản lý) Ở đại học thì xoay quanh vấn
đề tâm lý đạo đức, mở các khóa học "lợi ích nước Mỹ trên hết”, khiến cho HS,
SV có bộ mặt tâm lý đạo đức cần có và bồi dưỡng tâm lý đạo đức cho cả línhmới và lính cũ của lực lượng vũ trang Mỹ
Việc bồi dưỡng huấn luyện ngoài quân đội chia làm 2 lớp: lớp thứ nhất,nhằm vào thanh thiếu niên tiểu học, trung học, lớp thứ hai nhằm vào SV cáctrường ĐH, CĐ [22]
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Dựng nước phải đi đôi với giữ nước, đó là một trong những sách lược
đã được dân tộc ta đúc kết nên trong lịch sử Nhận thức được điều đó đồngthời tiếp tục kế thừa, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc trong các cuộckháng chiến chống ngoại xâm, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đãsớm có những chủ trương, giải pháp mang tính chiến lược về vấn đề QP, AN
và GDQP – AN Những chủ trương, chính sách đó cùng với những văn bảnquy phạm pháp luật của Chính phủ về GDQP không chỉ là cơ sở pháp lý màcòn là một cơ sở khoa học, cơ sở phương pháp luận định hướng cho các hoạtđộng nghiên cứu về QP -AN trong thời đại mới.Trên phương diện quản lýNhà nước về GDQP, từ năm 1961 thực hiệnNghị định số 219/CP của Hội
đồng Chính phủ, “Huấn luyện quân sự” được đặt thành một môn học chính
trong nhà trường phổ thông Năm 1966, Bộ Đại học - Trung học chuyênnghiệp (nay là Bộ GDĐT) ban hành chương trình huấn luyện quân sự thốngnhất trong các trường ĐH, CĐ và THCN Điều 17 Luật Nghĩa vụ quân sự
trước đây và Luật sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự quy định“Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho HS các trường phổ thông trung học, trường dạy nghề, trường THCN, trường CĐ và ĐH thuộc chương trình chính khóa Môn học “Huấn luyện quân sự phổ thông” được Luật định là môn học
Trang 17chính khóa trong các nhà trường” Nội dung chương trình chủ yếu hướng vào
huấn luyện kiến thức quân sự phổ thông và kỹ năng quân sự cơ bản[5]
Huấn luyện quân sự phổ thông trong các nhà trường đã giúp cho thanhniên trước khi nhập ngũ có kiến thức quân sự phổ thông, rút ngắn được thờigian huấn luyện chiến sỹ mới, tham gia tích cực trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc Nhiều tấm gương cao đẹp
là HS, SV đã xuất hiện, đã trở thành anh hùng, dũng sỹ trong chiến đấu laođộng và xây dựng đất nước Lớp lớp thanh niên tình nguyện đến những nơikhó khăn, gian khổ cùng sát cánh với bộ đội và nhân dân thực hiện nhiệm vụkinh tế - chính trị - xã hội của đất nước Trong quá trình đó, chương trìnhHuấn luyện quân sự phổ thông đã được nhiều lần sửa đổi cho phù hợp với yêucầu, nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trong mỗi giaiđoạn cách mạng Chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc trong thời bình Nhiệm vụ huấn luyện quân sự cho HS, SV
càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhằm “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[5] Chương trình Huấn luyện
quân sự phổ thông tiếp tục được sửa đổi, bổ sung Ngoài việc nâng cao dân trí
về QP, huấn luyện quân sự phổ thông góp phần giáo dục ý thức trách nhiệmcủa HS, SV đối với Tổ quốc, giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vangcủa dân tộc, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, nếp sống tập thể, mình vì mọingười, chống thói ích kỷ; cùng với các hoạt động khác đẩy lùi tiêu cực và tệnạn xã hội
Tuy nhiên, xem xét tổng thể sự phát triển của chương trình môn học từhuấn luyện QS phổ thông, đến GDQP và GDQP – AN đều có thiên hướnggiúp SV thành thạo về kỹ năng QS Vẫn có quan điểm cho rằng GDQP – ANcho SV phải huấn luyện kiến thức tối thiểu của người chiến sĩ Điều này
Trang 18không riêng người thiết kế chương trình mà cả những người tổ chức thực hiện
và cơ quan quản lỹ, chỉ đạo cũng đều có tư duy như vậy Vì thế hiện nay vẫn
còn nhiều trường, nhiều cán bộ trong Ngành và ngoài Ngành đều gọi “tuần huấn luyện QS”, “tuần tập QS, tuần làm chiến sĩ” Rõ ràng GDQP – AN đã
được sửa đổi bổ sung và thay thế từ tên gọi đến nội dung, cấu trúc chươngtrình và đã thay đổi cách nhìn về môn học Mục tiêu GDQP – AN đối với HS,
SV là: “Góp phần giáo dục toàn diện cho HS, SV về lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân
sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền QPTD, ANND, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN”[5].
Trong những năm gần đây, trước sự biến động phức tạp của tình hìnhquốc tế và khu vực, trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc,Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác GDQP – AN toàn dân Hộiđồng GDQP – AN Trung ương và địa phương (Trung ương, tỉnh, huyện) đãđược thành lập, chỉ đạo thống nhất GDQP – AN trong cả nước Những chủtrương, giải pháp, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý GDQP – AN đã tạothành cơ sở pháp lý cho công tác GDQP – AN ở trong mỗi nhà trường cũngnhư trong hệ thống giáo dục quốc dân Hơn thế nữa, những chủ trương, giảipháp và những văn bản đó là kết quả của sự nghiên cứu từ thực tiễn chỉ đạo,quản lý GDQP – AN ở Việt Nam và sự vận dụng lý luận về quản lý giáo dụctrong tình hình mới Quá trình hình thành, phát triển của các chủ trương,chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về QP và GDQP – AN cũng làquá trình hoàn thiện học thuyết chiến tranh nhân dân, QPTD, ANND theo tưtưởng Hồ Chí Minh Trước tình hình mới của thời đại, vấn đề QP – AN quốcgia đang được đặt ra như một vấn đề thời sự nóng hổi của nhiều quốc gia trênthế giới, khu vực và trong nước Quản lý, nâng cao chất lượng GDQP – ANcho cán bộ, công chức, viên chức, HS, SV là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm
Trang 19của lãnh đạo, các chuyên gia hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và nhữngngười làm công tác quản lý, giáo dục ở nhiều nước trên thế giới.
Trong những năm qua đã có những bài báo khoa học và một số côngtrình nghiên cứu về công tác GDQP – AN tiêu biểu như:
- Tác giả: Vũ Thanh Tùng có bài viết “Quản lý hoạt động dạy học môn GDQP – AN ở các trường đại học” Bài viết của tác giả đã nêu lên thực
trạng quản lý hoạt động dạy học hiện nay của môn học GDQP – AN ở cáctrường đại học và đưa ra một số giải pháp quản lý dạy học của môn họcGDQP – AN ở các trường đại học hiên nay [34]
- Tác giả: Trần Hồng Hải có bài viết “Công tác GDQP – AN cho HS,
SV trong tình hình mới” Bài viết của tác giả đã nêu lên vị trí, vai trò cũng
như thực trạng của công tác GDQP – AN cho HS, SV trong tình hình mới.Đồng thời tác giả cũng đưa ra được các giải pháp để nâng cao công tác quản
lý, giảng dạy GDQP – AN cho HS, SV tại các trường THPT và ĐH trong tìnhhình mới [16]
- Tác giả: Hà Mạnh Hùng có bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên GDQP – AN ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 Bài viết của tác
giả đã nêu lên thực trạng của giảng viên GDQP – AN của Trung tâm GDQP
Hà Nội 2 và đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý và giảngdạy của giảng viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2[23]
- Tác giả: Lê Minh Vụ nghiên cứu đề tài “Đổi mới Giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia” Đề tài của tác giả đã tập trung
nghiên cứu những bất cập và tồn tại của việc giảng dạy môn GDQP và đưa racác biện pháp nhằm đổi mới GDQP để nâng cao chất lượng đào tạo của mônhọc Tuy nhiên các biện pháp đưa ra còn mang tính chỉ đạo chung chưa đềcập một cách cụ thể trên mỗi mặt công tác để nhằm đổi mới một cách cănbản, toàn diện dạy học môn học, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viênGDQP – AN[35]
Trang 20- Tác giả: Nguyễn Đức Đăng nghiên cứu đề tài “Quản lý công tác GDQP – AN cho sinh viên hệ chính quy tại trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN” Đề tài của tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý công tác GDQP
– AN cho SV hệ chính quy trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN Đồng thời
đề xuất các giải pháp quản lý công tác GDQP – AN cho SV hệ chính quytrường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN [14]
Các bài viết và đề tài nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều đánh giámột cách tổng quan thực trạng của công tác quản lý dạy học đối với môn họcGDQP – AN hiện nay Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra một số biện pháptăng cường công tác quản lý dạy học môn GDQP – AN Trong các biện phápcủa các tác giả đưa ra có những biện pháp khó triển khai và tổ chức thực hiện
ở tất cả các cơ sở thực hiện nhệm vụ GD QP-AN vì mỗi cơ sở những nét đặcthù riêng Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ sỹ quan quân đội biệt phái sang làmcông tác giảng dạy tại các cơ sở cũng có sự thay đổi do cơ cấu tổ chức và sựphân công của Bộ Quốc Phòng đối với một số đơn vị chuyên trách đảm nhiệmcác công việc giảng dạy hiện nay, cũng như việc cắt giảm biên chế, luânchuyển sỹ quan biệt phái theo nghị định 165 của chính phủ từ đó dẫn đếnviệc xây dựng cán bộ quản lý và giảng dạy ở các khoa và trung tâm hiện naygặp nhiều khó khăn
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài của tác giả nhằm đánh giá mộtcách cập nhật và đầy đủ hơn về thực trạng quản lý dạy học hiện nay tại Trungtâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng – trường ĐH Hải Phòng nhằm đưa ranhững biện pháp quản lý dạy học GDQP-AN cụ thể, phù hợp với tình hìnhthực tiễn của TT để nâng cao chất lượng dạy học môn học GDQP – AN hiệnnay đáp ứng yêu cầu xã hội
Trang 211.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1 Quản lý
Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Quản lý do các tác giảnước ngoài và trong nước đưa ra, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài, tác giảtiếp cận một số cách quan niệm về Quản lý sau:
Thuật ngữ quản lý được định nghĩa là:“Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” Ở khía cạnh khác “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [28].
Tác giả Đặng Quốc Bảo: “ Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [ 1].
Từ đó, chúng tôi có thể khái quát cách hiểu về Quản lý trong luận vănnày: Quản lý là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm định hướng, tổchức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người haymột cộng đồng người để đạt được các mục tiêu của tổ chức đề ra một cáchhiệu quả nhất
1.2.2 Dạy học
Đối với khái niệm dạy học, hiện nay có nhiều cách định nghĩa của cáctác giả khác nhau Theo thời gian và yêu cầu của dạy học hướng đến pháttriển năng lực và phẩm chất người học, trong luận văn này tác giả sử dụng
khái niệm của Lâm Quang Thiệp: “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực
tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”[31]
Dạy học là một trong những hoạt động giao tiếp sư phạm mang ý nghĩa
xã hội và chủ thể của hoạt động chính là người dạy và người học Họ tiến
Trang 22hành các hoạt động khác nhau, song tồn tại và phát triển trong cùng một quátrình không hề đối lập nhau mà có sự thống nhất và hỗ trợ cho nhau
1.2.3 Giáo dục quốc phòng – An ninh
“Giáo dục quốc phòng - an ninh là hoạt động có kế hoạch, có nội dung chương trình, phương pháp và hình thức phù hợp với từng đối tượng, nhằm truyền thụ cho họ những tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng quân sự và những vấn đề về QP – AN cần thiết để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QP – AN bảo vệ Tổ quốc theo chức trách”[32].
Giáo dục quốc phòng – an ninh là một môn khoa học có những quy luậtkhách quan mà mọi quốc gia, mọi chế độ xã hội phải tuân theo.Tuy nhiên, QP– AN là lĩnh vực luôn biến động theo sự vận động biến đổi của chế độ kinh tế,chính trị, xã hội, của phương thức sản xuất, của tình hình QS và AN quốc giatrong từng thời điểm lịch sử Do đó, GDQP – AN cũng có tính giai cấp, tínhlịch sử cụ thể Mỗi quốc gia, mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn phát triển khácnhau có những quan điểm GDQP – AN khác nhau được thể hiện ra bằng mụctiêu, nội dung và phương thức giáo dục
Ở Việt Nam, GDQP – AN cho cán bộ các cấp của Đảng, Nhà nước vàcho HS, SV để họ làm tốt nghĩa vụ QP, AN bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN Mục tiêu GDQP – AN nhằm góp phần đào tạo con người phát triểntoàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về QP, AN; truyền thống đấutranh chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân vềbảo vệ Tổ quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH; có tinh thần cách mạng
và ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trongchống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; có kiếnthức cơ bản về đường lối QP, AN và công tác quản lý nhà nước về QP, AN;
có kỹ năng QS, AN cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cốnền QPTD, ANND, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Yêu cầuGDQP – AN phải tiến hành đồng bộ bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợpvới từng đối tượng, xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy
Trang 23thống nhất bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực và có hệ thống, bảo đảmcho người học có đủ các điều kiện để tham gia và hoàn thành nghĩa vụ côngdân bảo vệ Tổ quốc.
1.2.4 Dạy học GDQP – AN
Dạy học GDQP-AN là dạy học môn GDQP-AN theo chương trình quy
định Do đó dạy học GDQP – AN được hiểu là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng quân sự và những vấn đề về QP – AN cần thiết để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QP – AN bảo vệ Tổ quốc theo chức trách.
Dạy học Giáo dục quốc phòng – an ninh là quá trình hình thành cácphẩm chất về QP - AN cho người học Đây là một nội dung quan trọng trongquá trình giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách của người học.Những phẩm chất quân sự của người học được hình thành và phát triển trongquá trình đào tạo tại nhà trường và có tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệuquả hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp ra trường.Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, bảo vệ Tổ quốcphải đi đôi với bảo vệ chế độ Bảo vệ chế độ là điều kiện để bảo vệ Tổ quốc
Do đó, nhiệm vụ, nội dung GDQP – AN là phải chứa đựng các vấn đề về bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Nhiệm vụ GDQP – AN cho người học là giúp
họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong
các hoạt động quân sự, nâng cao thể lực, trí lực, kỹ năng quân sự, biết gắn kết
nhiệm vụ QP, AN với nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo Dạy học Giáodục quốc phòng – an ninh có nhiệm vụ xây dựng cho người học những phẩm
chất cơ bản của hoạt động quân sự về trí tuệ, tình cảm và ý chí Phẩm chất trí
tuệ, đó là khả năng linh hoạt trong tư duy QS, khả năng tiếp nhận nhanhnhững tri thức QS, tính sáng tạo, quyết đoán trong xử lý các tình huống Phẩmchất trí tuệ phải chuyển hóa thành cảm xúc, tình cảm và ý chí trong hoạt động
QS, giúp người học hình thành thái độ, biểu tượng đúng về hoạt động QS, tạo
Trang 24động lực mạnh mẽ trong hoạt động QS Ngoài những nhiệm vụ trên, GDQP –
AN còn phải hướng tới rèn luyện cho SV phẩm chất đặc thù QS, lòng trung
thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; tinh thần, ý chí chiến đấu; tinhthần dũng cảm, dám hy sinh vì sự nghiệp cách mạng; khả năng tổ chức khoahọc các hoạt động QS; tính kỷ luật cao, trình độ kỹ, chiến thuật và nghệ thuậtQS; sự tinh nhạy, quan sát, phán đoán
1.2.5 Quản lý dạy học GDQP – AN
Quản lý dạy học GDQP – AN thực chất là quản lý dạy học môn GDQP– AN theo chương trình quy định của Bộ, được thực hiện theo Quyết định số69/2007/QĐ-BGĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong luận văn này, Quản lý dạy học GDQP-AN được hiểu là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực
và phối hợp hành động của các thành viên trong việc triển khai thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn GDQP-AN ở các đơn vị được giao nhiệm vụ GDQP-AN cho SV nhằm đạt được các mục tiêu dạy học một cách hiệu quả nhất
Quản lý dạy học GDQP - AN là quản lý việc tổ chức thực hiện dạy họcbao gồm quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạyhọc; kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và kết quả học tập của người học; quản lýđội ngũ các bộ; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo đúng quy định
1.3 Quản lý dạy học môn GDQP – AN ở trường đại học.
1.3.1 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của dạy học môn GDQP – AN
- Vị trí của môn học GDQP – AN trong công tác GD đại học là mộtyêu cầu không thể thiếu trong mục tiêu đào tạo của các trường đại học, caođẳng góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người mớiXHCN Trong giai đoạn hiện nay, GDQP nói chung, GDQP - AN cho sinhviên nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, thường xuyên và mang tính cấpbách đối với sự nghiệp cách mạng nước ta Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần
thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tiếp tục đổi mới và nâng
Trang 25cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân, có nội dung phù hợp với từng đối tượng và đưa vào chương trình chính khoá trong các nhà trường theo cấp học, bậc học”[13]
Từ những vấn đề cơ bản trên có thể khái quát: GDQP - AN cho sinhviên ở các cơ sở giáo dục đại học là tổng thể các nội dung, hình thức tổ chức,phương pháp tiến hành của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các cơ quanchức năng và đội ngũ giảng viên GDQP - AN của các trường đại học, caođẳng, các Trung tâm GDQP - AN nhằm trang bị, truyền thụ kiến thức, kĩ năngquân sự, QP - AN, nâng cao ý thức, trách nhiệm của sinh viên đối với sựnghiệp quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- Vai trò của GDQP – AN: Môn học GDQP – AN có vai trò quan trọngtrong việc khơi dậy và nêu cao tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ, tăng cườngkhối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vàoĐảng và Nhà nước, chống lại mọi âm mưu chia rẽ, phản động của các thế lựcthù địch trong và ngoài nước
GDQP – AN còn là nhân tố quan trọng để đánh giá phẩm chất đạo đứccủa sinh viên, đồng thời củng cố và bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, tăng cường sự đoàn kết trong nhà trường, giữa sinh viên vớisinh viên, giữa người với người và với các mối quan hệ xã hội khác, gắn kếttinh thần dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
Môn học GDQP – AN được quan tâm đào tạo và giáo dục cho sinhviên còn thể hiện chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta,góp phần nâng cao vị thế chính trị, quân sự của nước ta đối với các nướctrong khu vực và bạn bè quốc tế
Có thể nói rằng, môn học GDQP – AN có một vai trò và rất to lớntrong việc giáo dục và nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức của con người đặcbiệt là sinh viên – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước Trong điều kiệnđất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu
Trang 26biết về kiến thức quốc phòng - an ninh là một nhiệm vụ thiết thực hơn bao giờhết.
- Ý nghĩa của dạy học môn học này trong GD ĐH: Thông qua công tác
GDQP – AN, giúp cho mỗi sinh viên xây dựng, củng cố lập trường tư tưởng,
ý thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp, phẩm chất đạo đức trongsáng, lối sống lành mạnh, lòng yêu nước và các kĩ năng quân sự cần thiết.Qua đó, thấy rõ được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; biết tránh xa những cám dỗ tầm thường,những cạm bẫy của mặt trái cơ chế thị trường và những tiêu cực xã hội đangdiễn ra hiện nay; cảnh giác với những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, nhận biết
và đấu tranh có hiệu quả với sự lôi kéo của các thế lực thù địch Thông quaGDQP - AN còn khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc trong mỗi sinh viên, nhắcnhở họ không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, tiếp thu khoa học -công nghệ tiên tiến, dâng hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc để đưa đất nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu” GDQP –
AN còn giúp cho một bộ phận sinh viên khắc phục lối sống thực dụng, đề cao
tự do cá nhân để biết khép mình vào tổ chức, tôn trọng tập thể, có ý thức tổchức kỷ luật, biết sống vì mọi người và có ý chí phấn đấu vượt qua mọi khókhăn để vươn lên trong học tập, trong cuộc sống và trong sự nghiệp
1.3.2 Đặc thù của dạy học môn học GDQP – AN
Môn học GDQP – AN mang tính đặc thù riêng so với các môn họckhác trong hệ thống giáo dục quốc dân, tính đặc thù được thể hiện ngay trongnội dung, phương pháp và phương tiện phục vụ trong quá trình dạy học Mônhọc GDQP – AN không những trang bị những kiến thức, kỹ năng quân sự cầnthiết cho HS, SV, mà còn góp phần giáo dục cho HS, SV tình yêu quê hươngđất nước sẵn sàng tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước yêucầu Tính đặc thù của môn học được thể hiện ở nhưng vấn đề cơ bản sau:
Là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tựnhiên và khoa học kỹ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung
Trang 27GDQP – AN có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như: giáo dụcchính trị, Lịch sử, Giáo dục thể chất Trong các học phần của môn học, đặcbiệt là nội dung của học phần I và học phần II về Đường lối quân sự của Đảng
và Công tác quốc phòng an ninh có liên quan chặt chẽ với các chuyên ngànhđào tạo trong các nhà trường Môn học không chỉ trang bị những vấn đề cơbản về đường lối quân sự của Đảng, tư duy quốc phòng, an ninh và kiến thứcquân sự cần thiết, mà góp phần rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách, nếp sống conngười xã hội chủ nghĩa
Về tổ chức, biên chế đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy mônhọc GDQP – AN cho sinh viên hầu hết là sỹ quan quân đội ở các học viện,nhà trường và quân khu được biệt phái sang các nhà trường ngoài quân đội đểlàm công tác giảng dạy Bên cạnh việc chấp hành các chế độ quy định củaquân đội thì đội ngũ sỹ quan biệt phái còn phải chấp hành các quy định củađơn vị nơi sử dụng các sỹ quan biệt phái, đây chính là đặc thù của đội ngũgiảng cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy môn GDQP – AN hiện nay
Nội dung, chương trình đào tạo môn học GDQP – AN đào tạo mônGDQP – AN được quy định giữ nguyên theo đúng quyết định của BộGD&ĐT quy định, đó là điểm khác của các chương trình đào tạo trong cáctrường đại học và cao đẳng hiện nay
Quá trình và hoạt động dạy học môn GDQP – AN đặt dưới sự chỉ đạocủa nhiều cấp, bộ, ngành và các cơ quan tổ chức Từ hội đồng giáo dục quốcphòng Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ giáo dục và đào tạo, các vụ giáodục Có thể nói môn GDQP – AN chịu sự quản lý của nhiều cơ quan, banngành Do vậy, đòi hỏi phải có sự hiệp đồng, phối hợp của các tổ chức và cáclực lượng tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo, để từng bước khôngngừng nâng cao chất lượng cũng như kết quả dạy học môn GDQP – AN, đồngthời làm thay đổi tư duy của các cấp, các ngành đối với môn học GDQP – AN
và góp phần khẳng định vị thế của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân,đồng thời môn học đã góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng những yêu cầu
Trang 28chung của đất nước cũng như yêu cầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong giai đoạn hiện nay.
Trang thiết bị và phương tiện dạy học môn GDQP – AN có chế độ bảoquản và sử dụng theo một quy chế riêng, bảo đảm an toàn không để mất, thấtlạc Bên cạnh đó để giảng dạy môn học GDQP – AN thì các nhà trường phải
có các thao trường, bãi tập, sân tập riêng đảm bảo cho sinh viên được học tập,rèn luyện và sinh hoạt sát với thực tiễn hoạt động của quân đội Đặc biệt tất cảcác mô hình học cụ và trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tậphầu hết là do các nhà máy, xí nghiệp của ngành quốc phòng sản xuất
1.3.3 Nội dung quản lý dạy học môn GDQP – AN cho sinh viên ở các trường đại học.
1.3.3.1 Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình của môn học GDQP – AN
Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn học GDQP –
AN là hoạt động của Ban giám hiệu, được tiến hành dựa trên cơ sở mục tiêu,chương trình khung do Bộ GD&ĐT đã ban hành cho các đối tượng, cho cáchọc phần, các nội dung đào tạo Từ đó, các trường tiến hành xây dựng nộidung chương trình môn học cho phù hợp với các đối tượng và các yếu tố bảođảm cho hoạt động dạy học của trường cũng như thực tế yêu cầu đòi hỏi của
xã hội với các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng Mục tiêu hiểu theo nghĩa
cơ bản nhất của từ này là cái ta cần chiếm lĩnh và ta phải đánh giá được cái đãchiếm lĩnh
Thực hiện quản lý thực hiện nội dung chương trình GDQP – AN chocác đối tượng HS, SV, đòi hỏi BGH chỉ đạo xuống các TT, khoa, tổ bộ môntiến hành nghiên cứu thông tư 31 của BGD&ĐT ban hành tháng 9/2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình môn họcGDQP – AN trình độ đại học, cao đẳng Chương trình môn học GDQP – ANđược xây dựng trên cơ sở từ thấp đến cao, bảo đảm liên thông liên tục vàlôgíc
Trang 29Nghiên cứu nội dung của chương trình, trên cơ sở đó chỉ đạo khoa, các
tổ bộ môn tiến hành tổ chức thực hiện dạy học theo chương trình đã quy định.Chỉ đạo các giảng viên nghiên cứu nắm chắc nội dung chương trình các họcphần của khoa mình và tiến hành viết tài liệu tham khảo cũng như đề cươngchi tiết, bài giảng cho từng học phần để chỉ đạo hoạt động dạy học
- Quản lý thực hiện mục tiêu môn học là quản lý việc dạy học của GV
và SV đảm bảo thực hiện những yêu cầu trong giảng dạy môn học GDQP –
AN đối với SV nhằm giáo dục những kiến thức cơ bản về đường lối QP, ANcủa Đảng và công tác quản lý nhà nước về QP, AN; về truyền thống đấu tranhchống giặc ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam trang bị
kỹ năng QS, AN cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam XHCN
- Quản lý thực hiện nội dung, chương trình là quản lý việc giảng dạycủa các trường ĐH có đúng, đủ nội dung chương trình đã ban hành theo thông
tư 31 của BGD&ĐT ban hành tháng 9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo về ban hành Chương trình môn học GDQP – AN trình độ đại học,cao đẳng hay không Trong quản lý quá trình đào tạo thì quản lý việc thựchiện đúng, đủ nội dung, chương trình là quan trọng nhất, tránh tình trạng cắtxén trong giảng dạy, từ đó dẫn đến không bảo đảm chất lượng môn học
Chính vì vậy quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình là mộttrong những nội dung quan trọng trong việc quản lý dạy học môn GDQP –
AN, tuy mục tiêu, nội dung, chương trình môn học đã được BGD&ĐT thốngnhất chung cho các trường và các cơ sở giáo dục thì Ban giám đốc Trung tâm(BGĐ), Ban Chủ nhiệm khoa ở các trường phải quản lý được việc thực hiệncác mục tiêu, nội dung, chương trình của môn học tại cơ sở của mình
1.3.3.2 Quản lý đội ngũ giảng viên và hoạt động dạy của giảng viên
- Quản lý đội ngũ giảng viên: việc quản lý giảng viên GDQP – AN
được thực hiện theo thông tư liên tịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyếtđịnh hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định, điều động, kéo dài thời hạn
Trang 30biệt phái đối với giảng viên là SQBP; Quyết định giao nhiệm vụ cho các đơn
vị thuộc quyền tuyển chọn, quản lý SQBP ở từng cơ quan, tổ chức ngoài quânđội Đơn vị cử SQBP có trách nhiệm phối hợp với cơ quan sử dụng SQBPquản lý toàn diện đối với SQBP để thống nhất đánh giá kết quả thực hiệnnhiệm vụ, quản lý mọi mặt hoạt động, đánh giá, nhận xét, đề nghị hướng sửdụng tiếp theo
- Bộ GD&ĐT có trách nhiệm quản lý số lượng, chất lượng đội ngũSQBP làm nhiệm vụ quản lý, giảng dạy môn học GDQP – AN Tham gia ýkiến với Bộ Quốc phòng về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ SQBP, sửdụng, bổ nhiệm SQBP giữ các chức danh chủ chốt trong hệ thống tổ chứcquản lý và giảng dạy môn học GDQP – AN
- Quản lý hoạt động dạy của giảng viên: là quản lý việc thực hiện cácnhiệm vụ giảng dạy của GV bao gồm: việc thực hiện chương trình, quản lýviệc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạmbài học, quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của SV, quản
lý hồ sơ chuyên môn của GV, sử dụng và bồi dưỡng giảng viên,
Công tác quản lý hoạt động dạy học của giảng viên có một vị trí vai tròhết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại cáctrường ĐH Từ đó đòi hỏi người chỉ huy phải nắm chắc chuyên môn của từnggiảng viên, có sự phân công bố trí giảng dạy sao cho phù hợp với khả năng vànăng lực của từng người Có biện pháp quản lý chặt chẽ từ việc chuẩn bị giáo án,bài giảng, xây dựng nội dung chương trình, bài giảng, giáo án cho đến việc thụcluyện giáo án và thông qua Đồng thời BGĐ, BCNK, hàng năm phối hợp với các
bộ phận, các phòng, khoa và tổ bộ môn cử các giảng viên trong đơn vị đi học tậpnâng cao trình độ chuyên môn và tiếp thu những kiến thức mới phục vụ cho hoạtđộng dạy học, đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định Bên cạnh đó cũng khuyếnkhích giảng viên tự nghiên cứu, tự học hỏi và sáng tạo ra những sáng kiến kinhnghiệm để phục vụ cho hoạt động dạy học được tốt hơn
Trang 31Quản lý hoạt động giảng dạy môn GDQP – AN phải quản lý được việc
GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy hướng đến truyền đạt cho trò kiến thức cơ bản
về đường lối quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng
-an ninh; về truyền thống đấu tr-anh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật
quân sự Việt Nam; về chiến lược ‘‘diễn biến hòa bình’’, bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam Đồng thời, với đó là hệ thống kỹnăng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền QPTD,ANND, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc VN XHCN và những giá trị về tư tưởng, phẩmchất khác Đồng thời GV có nhiệm vụ luôn trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng và tựbồi dưỡng để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình Trong quá trìnhGD&ĐT, GV vừa là đối tượng quản lý, vừa là chủ thể quản lý của hoạt độngdạy Quản lý hoạt động giảng dạy môn GDQP-AN bao gồm:
- QL việc lập kế hoạch công tác giảng dạy của giảng viên
- QL việc thực hiện theo tiến trình giảng dạy đã được phân công
- QL việc thực hiện chương trình giảng dạy và chuẩn bị lên lớp củagiảng viên
- QL nề nếp lên lớp giảng dạy của GV và việc vận dụng phương pháp,phương tiện dạy học
- QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
- QL việc tự học, tự bồi dưỡng của giảng viên
1.3.3.3 Quản lý sinh viên và quản lý hoạt động học của sinh viên.
- Quản lý sinh viên là một trong những nội dung quan trọng trong dạyhọc môn GDQP – AN Đối với các sinh viên học tập tại các Trung tâm GDQP– AN thì sẽ chịu sự quản lý theo các quy định của các Trung tâm khác nhau,mỗi Trung tâm đều có những quy định riêng để quản lý sinh viên đến học tậptùy vào đặc điểm cụ thể của mỗi Trung tâm
- Sinh viên học GDQP – AN tại các Trung tâm được quản lý, rèn luyện
và sống trong môi trường gần với mội trường quân đội SV được quản lý theo
mô hình phân cấp quân đội và biên chế theo từng tiểu đội, trung đội, được ăn,
Trang 32ở và học tập tập trung như các đơn vị quân đội; thực hiện 11 chế độ trong
ngày (thể dục sáng, ăn cơm sáng, kiểm tra trật tự nội vụ, học tập, ăn cơm trưa,
nghỉ trưa, học tập buổi chiều, thể dục thể thao, ăn cơm tối, sinh hoạt: đọc báo,nghe tin tức; sinh hoạt tiểu đội hoặc trung đội - theo kế hoạch, điểm danh và
ngủ tối) và 3 chế độ trong tuần (chào cờ; duyệt đội ngũ và văn hóa văn nghệ).
- Quản lý hoạt động học tập của SV bao gồm: quản lý động cơ học tập,huấn luyện phương pháp học tập cho SV, quản lý nền nếp, thái độ học tập củaSV( nền nếp học tập, kỷ luật học tập là những điều quy định cụ thể về tinhthần, thái độ, hành vi ứng xử nhằm làm cho hoạt động học tập được nhịpnhàng và có hiệu quả) Quản lý các hoạt động học tập trên lớp theo chươngtrình kế hoạch dạy học Nói cách khác, QL hoạt động học tập bao gồm: QLhoạt động học trên lớp, QL hoạt động tự học, QL hoạt động ngoại khóa
- QL hoạt động học tập môn GDQP – AN của sinh viên là QL việc thựchiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học trong suốtquá trình học tập, sinh viên vừa là đối tượng QL vừa là chủ thể QL của hoạtđộng học tập
Trong QL hoạt động học tập môn GDQP – AN người học cần lưu ý tínhphức tạp và tính trừu tượng về sự chuyển biến trong nhân cách do tác độngđồng thời của nhiều yếu tố chủ thể và khách thể, làm cho kết quả học tập của
họ bị hạn chế QL hoạt động học tập môn GDQP – AN có mục tiêu, nội dung,yêu cầu cụ thể, vì vậy phải tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động học tậpcủa SV
1.3.3.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn GDQP – AN.
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn GDQP - AN
ở các trường ĐH được thể hiện thông qua việc theo dõi giảng viên chấp hànhcác quy định và quy chế về giảng dạy, về coi, chấm thi và kiểm tra Việc côngkhai kết quả thi, kiểm tra của sinh viên; Việc tiếp nhận các ý kiến phản hồicủa sinh viên đối với giảng viên
Trang 33Trên cơ sở đó có sự nghiên cứu, rút kinh nghiệm kịp thời trong quátrình dạy và học để có biện pháp chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các khoacũng như các tổ bộ môn thực hiện việc dạy và học đạt được chất lượng vàhiệu quả cao nhất
Như vậy, để quản lý hoạt động dạy học môn GDQP – AN ở trường đạihọc có chất lượng và hiệu quả cũng như đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra củamôn học đòi hỏi các Trung tâm, các khoa và các tổ bộ môn cần quan tâm, chỉđạo chặt chẽ các bộ phận có liên quan cũng như sự phối hợp với các phòng,khoa chức năng trong nhà trường và các trường liên kết, để cho hoạt động dạyhọc diễn ra một cách bình thường, đồng bộ, đúng kế hoạch để đạt được hiệuquả cao nhất Trong quản lý dạy học môn học GDQP – AN thì các nội dungquản lý dạy học có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng và tác độngqua lại với nhau, chính vì vậy quá trình quản lý phải được tiến hành một cáchđồng bộ, thống nhất trên tất cả các mặt nhằm từng bước nâng cao chất lượngdạy học môn GDQP – AN nói riêng cũng như chất lượng dạy học của cáctrường nói chung
1.3.3.5 Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học khác.
QL các điều kiện phục vụ khác đó là: CSVC trang thiết bị, phương tiện
kỹ thuật, thao trường bãi tập phục vụ cho hoạt động DH môn GDQP – AN.Các điều kiện trên phải đảm bảo được các yêu cầu: tổ chức QL tốt, đảm bảođầy đủ và sử dụng có hiệu quả CSVC kỹ thuật đồng bộ, hiện đại phù hợp vớihình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy, đặc trưng môn học GDQP – ANtạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng giờ dạy Nội dung QL CSVC,trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động DH môn GDQP – ANthực chất là QL những việc sau:
- Xây dựng nội dung và kế hoạch, nguồn kinh phí trang bị sử dụngCSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động DH mônGDQP – AN
Trang 34- QL việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuậtphục vụ hoạt động DH môn GDQP – AN.
- QL các trang thiết bị phục vụ hoạt động DH môn GDQP–AN (máybắn tập, mô hình các vũ khí, tranh ảnh, máy chiếu,…) hệ thống phòng bộmôn, phòng chức năng, sân bãi, thư viện với các sách báo tài liệu tham khảo
Thực hiện nội dung phải căn cứ theo quyết định số 10/2005/QĐ –BGD&ĐT ngày 01/4/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc chuẩn hóa cácmẫu trang thiết bị dạy học tối thiểu môn học GDQP – AN cho các trườngTHPT, THCN, CĐ và ĐH Trên cơ sở đó căn cứ vào tình hình thực tiễn củatừng trường để có kế hoạch mua sắm, bảo quản, giữ gìn, và sử dụng an toàn,tiết kiệm, hiệu quả Bên cạnh đó cần có các cơ chế, chính sách bồi dưỡng chocán bộ, giảng viên trong việc nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin
và các phương tiện dạy học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học củamôn học
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn GDQP – AN ở trường đại học
1.4.1 Các qui định về thực hiện chương trình dạy học môn
GDQP-AN của cơ quan quản lý
Nội dung, chương trình môn học GDQP – AN đã được Bộ GD&ĐT quyđịnh chi tiết, cụ thể và mang tính pháp lý Đây là yếu tố mang tính quyết định, làbản lề để xác định hoạt động dạy và hoạt động học Chính vì vậy giảng viên,sinh viên phải tuân thủ nội dung, chương trình môn học một cách nghiêm túc.Người quản lý phải quản lý việc dạy học theo đúng các qui định này
1.4.2 Đội ngũ giảng viên
Trong việc giảng dạy ở các trường ĐH nói chung và giảng dạy họcmôn GDQP – AN nói riêng thì đội ngũ giảng viên là lực lượng chính, trựctiếp, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của môn học Với môn học GDQP –
AN giảng viên vừa là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo vừa là người hướng dẫn
Trang 35thực hiện các hoạt động dạy học, biến chủ chương GDQP – AN cho sinh viênthành kết quả thực tiễn
Chính vì vậy, yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên không những đủ về sốlượng mà còn phải bảo đảm về chất lượng có trình độ chuyên môn sâu,nghiệp vụ sư phạm vững vàng, nhạy bén và linh hoạt trong công tác quản lý,giáo dục và rèn luyện sinh viên, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, nhiệt tìnhtrong quá trình dạy học Do vậy chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy họcmôn GDQP – AN ở các trường ĐH phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của độingũ cán bộ, giảng viên Để nâng cao chất lượng dạy học của môn học cầnphải có những biện pháp quản lý phù hợp để xây dựng đội ngũ cán bộ, giảngviên bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng Có như vậy, mỗi đơn vị mới hoànthành tốt nhiệm vụ dạy học của mình
1.4.3 Sinh viên
Sinh viên là đối tượng chính của hoạt động dạy và cũng giữ vai trò làchủ thể của hoạt động học Hoạt động học của SV bị chi phối và tác động bởirất nhiều yếu tố như: ý thức, thái độ, động cơ niềm tin, nhân cách của SV.Chính vì vậy động cơ, thái độ và phương pháp cùng với các thuộc tính tâm lýkhác nhau của SV dẫn đến việc nhận thức và thực hiện hoạt động học của SV
là khác nhau Do đó các nhà quản lý cần phải nắm bắt được những yếu tố tácđộng và ảnh hưởng này đến hoạt động nhận thức của SV để đề ra những biệnpháp quản lý hoạt động dạy học môn GDQP – AN sao cho phù hợp và đạthiệu quả cao nhất
1.4.4 Cơ sở vật chất, vũ khí trang bị và thao trường bãi tập
Cơ sở vật chất, vũ khí trang bị và thao trường bãi tập là những nội dung
cơ bản, quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động dạy học môn GDQP-AN và
là yếu tố góp phần quyết định đến chất lượng và kết quả dạy học môn GDQP –
AN Hiện nay đã có rất nhiều sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ để phục vụ chonhiệm vụ dạy học với chất lượng và hiệu quả cao Tuy nhiên trong những nămhọc gần đây cơ sở vật chất, vũ khí trang bị, bị xuống cấp và hỏng hóc nhiều, thao
Trang 36trường bãi tập thì còn thiếu, chật hẹp và chưa đáp ứng được yêu cầu của mônhọc Do đó, chúng ta cần có những cách thức quản lý mang tính kế hoạch, chiếnlược, phối hợp các lực lượng trong việc xây dựng các điều kiện đảm bảo để giúpcác TTGDQP-AN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Kết luận chương 1
Giáo dục QP – AN là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, thường xuyên vàlâu dài hiện nay của Đảng và Nhà Nước ta Là một nội dung quan trọng tronggiáo dục của các nhà trường từ giáo dục THPT đến THCN, CĐ và ĐH, gópphần vào thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN
Để hoạt động dạy học môn học GDQP – AN ở các trường ĐH ngàycàng đi vào nề nếp và hiệu quả thì công tác quản lý dạy học của môn học phảiđảm bảo nội dung và yêu cầu cơ bản sau:
- Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình của môn học
- Quản lý xây dựng đội ngũ giảng viên và hoạt động dạy của giảng viên
- Quản lý sinh viên và quản lý hoạt động học của sinh viên
- Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn GDQP – AN
- Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học khác
Quản lý dạy học GDQP-AN chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác độngnhư chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành; đội ngũ giảngviên, sinh viên và các yếu tố điều kiện Để quản lý tốt dạy học môn GDQP-
AN người quản lý cần triển khai đầy đủ các nội dung, cập nhật các yêu cầumới và đánh giá đầy đủ các tác động của các yếu tố liên quan để có nhữngcách thức quản lý phù hợp
Những nội dung trên đây là cơ sở lý luận quan trọng để phân tích thựctrạng quản lý dạy học hiện nay tại Trung tâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng– Trường ĐH Hải Phòng, từ đó đề xuất biện pháp quản lý dạy học phù hợp ởTrung tâm
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH SINH VIÊN HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
2.1 Khái quát hoạt động khảo sát
2.1.1 Mục đích khảo sát
Thu thập, xử lý số liệu, phân tích và đánh giá được thực trạng quản lýdạy học môn GDQP – AN, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lýdạy học ở TT GDQPAN Sinh viên Hải Phòng nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc của TT
2.1.2 Đối tượng khảo sát
Tác giả phát phiếu khảo sát đến 02 đối tượng:
- 194 sinh viên đang theo học khóa 99 tại TT là SV năm thứ hai củaTrường ĐHHP
- 20 CBQL, GV trực tiếp QL và giảng dạy ở TT
Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn BGĐ TT, những SV đã học xong mônhọc GDQP – AN tại TT về thực trạng QL dạy học môn GDQP - AN ở TT
2.1.3 Phương pháp khảo sát
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Tác giả xây dựng phiếu hỏi với nội dung: xin ý kiến nhận thức về vaitrò và ý nghĩa của môn học, đánh giá về quản lý thực hiện nội dung chươngtrình, QL đội ngũ CBQL, GV môn học GDQP – AN, thực trạng phương phápgiảng dạy, QL điều kiện CSVC và điều kiện đảm bảo; đánh giá về thực trạngquản lý dạy học môn GDQP – AN ở TT GDQPAN Sinh viên – TrườngĐHHP
+ Xây dựng được 2 mẫu phiếu khảo sát với nhiều nội dung khác nhau
để có thể tiến hành điều tra một cách đầy đủ các vấn đề đã đặt ra
+ Cấu trúc phiếu hỏi gồm 2 phần: phần về thông tin bản thân và phần
Trang 38đóng và 2 câu hỏi mở dành cho CBQL, GV Mẫu phiếu thứ hai gồm 7 câu hỏitrong đó có 6 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở, dành cho SV Trong từng mẫuphiếu có nhiều nội dung cụ thể Các câu hỏi và các nội dung hỏi được đặt ramột cách hệ thống, có thể kiểm chứng lẫn nhau
Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình tham gia khảo sát
TT Đối tượng
khảo sát
Tỷ lệ phản hồi
Số phiếu phát ra
Số phiếu trả lời 100%
số lượng câu hỏi
Tỷ lệ (%)
* Phương pháp quan sát
- Phương pháp quan sát được dùng chủ yếu để xem xét đánh giá thực
tế về việc QL dạy học của CBQL, GV đối với thái độ học tập, ý thức tráchnhiệm của SV trong việc học tập các môn GDQP – AN
- Tiến hành quan sát:
+ Quan sát việc QL dạy học của GV về thái độ học tập của SV thôngqua dự giờ một số buổi lên lớp nghe giảng, thực hành, giờ tự học của SV…Những nội dung cụ thể đã quan sát được: phương pháp dạy học của GV, cáchnghe bài và ghi chép bài giảng của SV; tỉ lệ nghe được và ghi được bài giảng;thái độ tranh luận, trao đổi về bài học; QL việc tự học của SV ở kí túc xá
+ Quan sát việc quản lý thức thực hành rèn luyện các động tác kỹ thuật,chiến thuật quân sự của SV trong các buổi thực hành các thao tác trên thaotrường, bãi tập Những nội dung cụ thể đã quan sát được: tinh thần tích cực,thái độ hứng thú, sự say mê trong thực hành rèn luyện các thao tác, mức độthành thạo của các thao tác
Kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào tổ chức hoạt động,tham gia hoạt động QP - AN; sự phối hợp các lực lượng, việc xử lý các tìnhhuống học tập nảy sinh trong quá trình thực hành kỹ, chiến thuật quân sự
Trang 39Sự thành thạo các thao tác thực hành, sự bộc lộ những phẩm chấtnăng lực phù hợp với hoạt động thực tiễn QP - AN Nội dung các vấn đề quansát được đều được ghi thành biên bản, tính tần số xuất hiện của các biểu hiệngiống nhau để có thể rút ra được những kết luận nhất định bổ sung cho kếtquả điều tra thực trạng tại TT GDQP – AN Sinh viên Hải Phòng
* Phương pháp phỏng vấn
- Tiếp xúc trực tiếp với CBQL, GV của Trung tâm và SV, thực hiệnphỏng vấn sâu về thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn và những vấn đềđặt ra trong công tác QL dạy học môn GDQP – AN ở TT hiện nay Chúng tôi
đã dùng phương pháp này để tìm hiểu động cơ, thái độ học tập, mức độ biểuhiện các mặt nhận thức của SV (nhận thức về mục tiêu học tập các nội dungGDQP – AN ; tác dụng của môn học này với việc hình thành phẩm chất, nănglực của SV); những khó khăn, thuận lợi trong học tập, rèn luyện và sinh hoạtcủa SV Đối tượng phỏng vấn gồm CBQL, GV GDQP – AN và SV của TT
- Nội dung của các buổi phỏng vấn đều được ghi lại để thống kê tầnxuất xuất hiện các ý kiến giống nhau từ đó rút ra những nhận định bổ sungcho kết luận của các phương pháp khác, phục vụ cho mục đích nghiên cứucủa đề tài
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của sinh viên
- Tác giả tiến hành xem vở ghi chép các nội dung học tập, các nguồntài liệu học tập; các phương tiện, công cụ, đồ dùng cho hoạt động học tập; cácbài thi, bài kiểm tra, bảng điểm ghi kết quả học tập, ý kiến nhận xét, đánh giácủa GV, Qua những sản phẩm này mong muốn tìm hiểu rõ hơn việc QL dạyhọc của CBQL, GV tác động như thế nào đến tinh thần, thái độ học tập của
SV, trình độ phát triển của SV trong quá trình học tập bộ môn GDQP – AN
* Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia
- Để có kết luận khách quan về thực trạng QL dạy học môn họcGDQP – AN ở TT, tìm ra những nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến chấtlượng QL dạy học bộ môn này và khẳng định tính khả thi của các biện pháp,
Trang 40tác giả đã tiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia.
- Chuyên gia được lựa chọn để xin ý kiến bao gồm: lãnh đạo chỉ huy
TT, các GV đã có thâm niên trong giảng dạy môn học GDQP – AN; cácCBQL ở TT
- Nội dung xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia bao gồm:+ Nhận xét đánh giá về việc QL thực hiên mục tiêu, nội dung, phươngpháp dạy học môn học GDQP – AN ở TT hiện nay
+ Nhận xét, đánh giá về hình thức tổ chức QL dạy học môn họcGDQP – AN ở TT hiện nay
+ Nhận xét về công tác quản lý của các cơ quan chức năng, tính đồng
bộ, tính hiệu quả của các chính sách, các quyết định trong quản lý, điều hành
+ Tính phù hợp, khả thi của các biện pháp quản lý dạy học mônGDQP – AN được đề xuất trong luận văn
- Cách thức tổ chức xin ý kiến chuyên gia: được tiến hành qua phiếuhỏi Kết quả thu thập được so sánh, đối chiếu tìm ra ý kiến chung của cácchuyên gia, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến kết luận về vấn đề nghiên cứu
2.2 Một số nét về Trung tâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường ĐHHP
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm
- Ngày 09/10/2003, Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng đã kýQuyết định số 2471/QĐ thành lập TT GDQP - AN trực thuộc Trường Đại họcHải Phòng với nhiệm vụ: GDQP - AN cho sinh viên trường các đại học, caođẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ;tham mưu cho lãnh đạo Trường Đại học Hải Phòng về công tác quốc phòng,công tác quân sự địa phương; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sưphạm quân sự
- Năm 2008, theo Quyết định 57/2008/QĐ-BGD&ĐT của BộGD&ĐT, Trung tâm được giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, giảng dạy nộidung quốc phòng - an ninh cho sinh viên 06 trường đại học, cao đẳng trên địa