1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh hà nội 2

170 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

Đáng quan tâm làchất lượng hiệu quả dạy học còn thấp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngàycàng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trình độ kiến thức, kỹnăng thực hiện, phương p

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRƯƠNG HÙNG SƠN

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

HÀ NỘI 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60 14 01 14

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRƯƠNG HÙNG SƠN

QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

HÀ NỘI 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học GS.TS TRẦN HỮU LUYẾN

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, bản luận văn Quản lý dạy học môn giáo dục

quốc phòng - an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh Hà Nội

2 là do tôi viết và chưa công bố.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận văn

Trương Hùng Sơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng gửilời cám ơn tới trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy cô thamgia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và đã giúp đỡ tôitrong quá trình học tập nghiên cứu

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Hữu Luyến

- Người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn chotôi những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướngdẫn nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc phòng đào tạo - Khoa đườnglối quân sự, Khoa kỹ thuật chiến thuật, các phòng chức năng khác trongTrung tâm GDQP Hà Nội 2 Các bạn đồng nghiệp, những người thân đã độngviên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng nhiều song luận văn chắc chắn không tránhkhỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báucủa các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp

Xin trân trọng cám ơn!

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 08 năm 2014

Tác giả

Trương Hùng Sơn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.2 Quản lý 6

1.2.1 Khái niệm quản lý 7

1.2.2 Chức năng quản lý 8

1.3 Dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh 9

1.3.1 Môn giáo dục quốc phòng - an ninh 9

1.3.2 Nội dung dạy học môn GDQP-AN 15

1.4 Quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - anh ninh 16

1.4.1 Khái niệm quản lý dạy học môn GDQP-AN 16

1.4.2 Giám đốc trung tâm GDQP - AN là chủ thể quản lý dạy học môn GDQP - AN 17

1.4.3 Nội dung quản lý dạy học môn GDQP-AN 19

1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 25

1.5.1 Các yếu tố thuộc chủ thể quản lý 25

1.5.2 Các tố thuộc đối tượng quản lý 27

1.5.3 Các yếu tố thuộc môi trường quản lý 29

Kết luận chương 1 31

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC

PHÒNG - AN NINH HÀ NỘI 2 32

2.1 Khái quát chung về trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 32

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của trung tâm 32

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế hiện tại của trung tâm 34

2.2 Thực trạng dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh Hà Nội 2 37

2.2.1 Thực trạng về chương trình dạy học môn GDQP-AN 37

2.2.2 Thực trạng kế hoạch dạy học môn GDQP-AN 37

2.2.3 Thực trạng nội dung dạy học môn GDQP-AN ở trung tâm 38

2.2.4 Thực trạng CSVC và các điều kiện phục vụ cho dạy học môn GDQP-AN 42

2.2.5 Thực trạng hoạt động dạy học môn GDQP-AN của đội ngũ cán bộ giảng viên 44

2.2.6 Thực trạng hoạt động học tập môn GDQP-AN của sinh viên 49

2.3 Thực trạng quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh Hà Nội 2 51

2.3.1 Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 51

2.3.2 Thực trạng quản lý kế hoạch dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 53

2.3.3 Thực trạng quản lý nội dung chương trình dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 54

2.3.4 Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy môn giáo dục quốc phòng - an ninh 56

2.3.5 Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá HĐ dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh 58

2.3.6 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 59 2.3.7 Thực trạng quản lý hoạt động dậy môn Giáo dục quốc phòng - an ninh

Trang 7

iv2.3.8 Thực trạng quản lý hoạt động học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh 68

Trang 8

2.4 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn học GDQP-AN ở

Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 73

2.5 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý HĐDH môn học GDQP- AN ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 75

2.5.1 Thành công: 75

2.5.2 Tồn tại: 75

2.6 Nguyên nhân của thực trạng: 76

2.6.1.Nguyên nhân thành công: 76

2.6.2.Nguyên nhân hạn chế: 77

Kết luận Chương 2 79

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH HÀ NỘI 2 80

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 80

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 80

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, cần thiết 80

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 80

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 81

3.2 Các biện pháp quản lý dạy học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở Trung tâm GDQP- AN Hà Nội 2 81

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh, sinh viên và các lực lượng xã hội về sự cần thiết của môn học GDQP-AN 81

3.2.2 Tăng cường quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn GDQP- an ninh 84

3.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng với yêu cầu dạy học môn GDQP - an ninh

87 3.2.4 Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo của người học môn GDQP - an ninh 90

3.2.5 Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên 93

Trang 9

3.2.6 Tăng cường quản lý đảm bảo về số lượng, chất lượng các loại vật chất,

vũ khí trang bị, phương tiện dạy học môn GDQP - an ninh 98

3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp 100

3.4 Kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp 105

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 105

3.4.2 Lựa chọn đối tượng và phạm vi khảo nghiệm 106

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm và nhận xét 106

Kết luận chương 3 113

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy Trung tâm GDQP Hà Nội 2 36

Bảng 2.1 Học phần 1: Đường lối quân sự của Đảng 39

Bảng 2.2 Học phần 2: Công tác quốc phòng - an ninh 40

Bảng 2.3 Học phần 3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK 41

Bảng 2.4 Thực trạng nội dung môn GDQP-AN ở Trung tâm GDQP - AN Hà Nội 2 42

Bảng 2.5 Thực trạng CSVC và các điều kiện phục vụ cho dạy học môn GDQP-AN 43

Bảng 2.6 Độ tuổi, trình độ và thâm niên giảng dạy của giảng viên Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 45

Bảng 2.7 Khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên GDQP 46

Bảng 2.8 Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học và phương tiện dạy học của giảng viên GDQP 48

Bảng 2.9 Khảo sát thực hiện học tập môn GDQP-AN của sinh viên 49

Bảng 2.10 Thời gian dành cho tự học môn GDQP-AN ở nhà 50

Bảng 2.11 Khảo sát về phương pháp học tập môn GDQP-AN 51

Bảng 2.12 Kết quả cụ thể của môn học môn GDQP-AN tại trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh Hà Nội 2 năm học 2013 - 2014 52

Bảng 2.13 Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch công tác của giảng viên 53

Bảng 2.14 Thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn GDQP-AN 55

Bảng 2.15 Thực trạng công tác quản lý việc đổi mới PPDH 56

Bảng 2.16 Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên 58

Bảng 2.17 Thực trạng quản lý CSVC VKTBPT DH môn GDQP-AN 60

Bảng 2.18 Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV 63 Bảng 2.19 Thực trạng quản lý nề nếp lên lớp giảng dạy và việc vận dụng

Trang 11

Bảng 2.20 Thực trạng QL việc tự học, tự bồi dưỡng của GV 67 Bảng 2.21 Thực trạng QL học tập môn GDQP-AN của SV 69 Bảng 2.22 Ý kiến của sinh viên về việc dạy học môn GDQP-AN ở Trung

tâm GDQP-AN Hà Nội 2 71

Bảng 2.23 Ý kiến đánh giá của CBQL, GV, SV về những yếu tố ảnh hưởng

đến chất lượng dạy học ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 73

Sơ đồ 3.1 Mối liên hệ giữa các biện pháp 101 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

107

Biểu đồ 3.1 Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 108 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 109 Biểu đồ 3.2 Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 110 Bảng 3.3 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

111

Biểu đồ 3.3 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

112

Trang 12

Cơ sở vật chất Dạy học

Đại họcĐào tạoGiáo dụcGiáo dục và đào tạoGiáo dục quốc phòngGiáo dục quốc phòng - an ninhTrung tâm giáo dục quốc phòng - an ninhGiảng viên

Hoạt độngHọc sinh sinh viênGiám đốc

Nhà trườngQuản lýQuản lý giáo dục Quốc phòng toàn dânSinh viên

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Vũ khí trang bị phương tiện

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ ngày này, tiềm năngtrí tuệ trở thành nền móng và động lực chính cho sự phát triển, tăng trưởngkinh tế xã hội Giáo dục đào tạo (GD&ĐT) được coi là nhân tố quyết định cho

sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế, trong đó giáo dục quốcphòng - an ninh giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triểnđất nước trên quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sựphát triển xã hội Vì vậy, kể từ Hội nghị Trung ương khóa VII, Đảng đã đưa

ra nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển giáo dục

Nghị quyết số 37/ 2004/QH11 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 từ

ngày 25/10/2004 đến ngày 03/12/2004, về giáo dục đã nêu: “Tập trung xây

dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về

cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp”.

Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định “Tăng cường và củng cố nền quốc

phòng toàn dân, an ninh nhân dân, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan

hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, tạo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đối với Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 việc nâng cao chất lượng quản

lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ quan trọng nhất Cũng là nhiệm vụ cơ bảnđầu tiên đây chính là điều kiện quyết định để tồn tại và phát triển Thực chấtcủa công tác quản lý ở Trung tâm GDQP- AN Hà Nội 2 là quản lý hoạt độngdạy học và quản lý con người công việc này được tiến hành thường xuyên,liên tục qua từng giờ dạy học, qua các học kỳ và từng năm học, đây là điềukiện tất yếu để trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 đáp ứng yêu cầu của mục tiêu

Trang 14

giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân

tài”.

Trang 15

Chất lượng dạy học ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2 hiện nay và chấtlượng đào tạo nói chung đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt Phong trào họctập sôi nổi, từng bước được nâng lên Tuy nhiên chất lượng đào tạo nói chung

và chất lượng dạy học nói riêng còn nhiều yếu kém, bất cập Đáng quan tâm làchất lượng hiệu quả dạy học còn thấp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngàycàng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trình độ kiến thức, kỹnăng thực hiện, phương pháp tư duy khoa học của đa số học sinh, sinh viêncòn yếu, đội ngũ quản lý giáo dục năng lực còn hạn chế, không theo kịp với sự

đa dạng và phức tạp của các hoạt động giáo dục trong quá trình đổi mới quản

lý giáo dục

Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2, thực tiễn trong nhiều năm qua được sựquan tâm của Đảng ủy Ban Giám hiệu trường ĐHSP Hà Nội 2 Với quy môgiáo dục tăng nhanh, mạng lưới giáo dục mở rộng Đến nay trung tâm đã vàđang dạy giáo dục quốc phòng, an ninh cho 18 trường Đại học và Cao đẳngtrên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ Tuy nhiên,công tác dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở các trường Đại họckhá đặc thù, vừa phải theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, vừa phải theoquy định của Bộ Quốc phòng Giáo viên giảng dạy thường là các sỹ quan biệtphái còn sinh viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học này

Trên cơ sở những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Quản lý dạy học môn

giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh

Hà Nội 2”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý dạy học môn giáodục quốc phòng - an ninh, đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học môn giáodục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Trang 16

Quá trình quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trungtâm GDQP-AN Hà Nội 2.

Trang 17

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trungtâm GDQP - AN Hà Nội 2

4 Giả thuyết nghiên cứu

Quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâmGDQP - AN Hà Nội 2 đã có được những ưu điểm, nhưng vẫn còn một số tồntại, bất cập do những yếu tố ảnh hưởng xác định Dựa vào lý luận và thựctrạng quản lý môn học này, có thể đề xuất được một số biện pháp quản lý dạyhọc môn giáo dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm GDQP - AN Hà Nội 2học có tính cần thiết và khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môngiáo dục quốc phòng - an ninh

- Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục quốcphòng - an ninh ở Trung tâm GDQP-AN Hà Nội 2

- Đề xuất và làm rõ tính cần thiết, khả thi một số biện pháp quản lýhoạt động dạy học môn giáo dục quốc phòng an ninh ở Trung tâm GDQP-AN

Hà Nội 2

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy họcmôn Giáo dục Quốc phòng - an ninh ở các Trường Đại học và Cao đẳng tạiTrung tâm GDQP-AN Hà Nội 2

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hoá tàiliệu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

+ Phương pháp phỏng vấn

Trang 18

+ Phương pháp chuyên gia

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục

7.3 Phương pháp xử lý các số liệu thu được: Phương pháp thống kê toán học

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vănđược cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý dạy học môn giáo dục

quốc phòng - an ninh

Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an

ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh Hà Nội 2

Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - an

ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh

Trang 19

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ DẠY HỌC

MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

GDQP-AN là một bộ phận quan trọng trong chiến lược giáo dục cho họcsinh, sinh viên nói riêng và cho thế hệ trẻ nói chung nhằm xây dựng conngười toàn diện cho các thế hệ tương lai của đất nước để sẵn sàng xây dựng

và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN Trải qua gần 50 năm, môn học huấnluyện quân sự phổ thông đã được đưa vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên

từ bậc trung học phổ thông đến cao đẳng và đại học Từ năm 1991, theo quyếtđịnh 2732/QĐ của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo bậc ĐH, CĐ, THCN,dạy nghề, trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các trườngchính trị, hành chính và đoàn thể Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày10/07/2007 của Chính phủ đã bổ sung nội dung giáo dục an ninh trongchương trình thành GDQP-AN

Để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN cho các trường trong hệ thống giáo dụcquốc dân thì Bộ GD và ĐT đã phối hợp với Bộ quốc phòng tiến hành tổ chức

hệ thống cơ sở GDQP-AN với hệ thống các trung tâm GDQP, các khoa quân

sự và tổ GDQP ở các trường ĐH, CĐ, THCN, dạy nghề, trung học phổ thông.Hiện nay trên cả nước theo quy hoạch của Bộ GD và ĐT đến năm 2020 sẽhình thành 20 Trung tâm (hiện nay có 14 trung tâm) và các khoa GDQP trựcthuộc các trường ĐH trong cả nước Trong những năm qua cũng có một số đềtài hội thảo khoa học tại các trung tâm nghiên cứu trên một số nội dung sau:

- Trung tâm GDQP Hà Nội 1 hội thảo: “Những giải pháp nâng cao chất lượng môn học GDQP-AN ở trung tâm GDQP Hà Nội I” năm 2007

- Trung tâm GDQP - AN Hà Nội 2 hội thảo: “nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2” năm 2009

Trang 20

- Hoàng Văn Tòng: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao kết quả giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên tại các trung tâm giáo dục quốc phòng”- Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục năm 2004

Trang 21

Hà Văn Công: “ Kiện toàn tổ chức biên chế cán bộ quản lý, giáng viênGDQP ngành giáo dục – đào tạo”, năm 1998

Nguyễn Văn Huận với đề tài “ Những giải pháp phát triển đội ngũ giáoviên GDQP”, Năm 2003

Nhìn chung các đề tài và các nội dung hội thảo đều đánh giá một cáchtổng quan thực trạng của nền giáo dục quốc phòng hiện nay nói chung, thựctrạng chất lượng và kết quả dạy học GDQP-AN nói riêng trên cơ sở đó đưa ramột số biện pháp phát triển về đội ngũ giảng viên, cải tiến phương pháp,phương tiện, cơ sở vật chất… nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo mônhọc GDQP-AN trên cả nước Những giải pháp đó hiện nay có phần không thểvận dụng và thực hiện được do có một số điều kiện và nội dung đào tạo củacác trung tâm có sự phát triển nhất định Tuy nhiên trong tình hình hiện nay,khi cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ sĩ quan - giảng viên đảm nhiệm giảng dạymôn học GDQP-AN đã có sự thay đổi do cơ cấu tổ chức của một số đơn vịtrực thuộc Bộ quốc phòng sát nhập, cắt giảm biên chế, phân chuyển cán bộ sĩquan biệt phái Điều đó dẫn đến việc đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ giảngviên là sĩ quan cho mô hình GDQP-AN như hiện nay là một vấn đề hết sứckhó khăn mà các đề tài này còn chưa đề cập đến Chính vì vậy, nghiên cứu đềtài này nhằm đánh giá một cách cập nhật và đầy đủ hơn về thực trạng quản lýdạy học môn giáo dục quốc phòng ở các trung tâm GDQP-AN và nội dung,nhiệm vụ đào tạo của nó nhằm đưa ra những giải pháp mang tính đồng bộ đểnâng cao chất lượng dạy và học môn học GDQP-AN hiện nay nói chung, ởTrung tâm, GDQP-AN Hà Nội 2 nói riêng

Trang 22

Từ khi xuất hiện nền sản xuất xã hội, nhu cầu phối hợp các hoạt độngriêng lẻ ngày càng tăng lên làm xuất hiện nhu cầu cần có hoạt động để điềuhành tạo ra phối hợp của các hoạt động riêng lẻ đó Trong mỗi một nhóm, một

tổ chức của nền sản xuất xã hội mà đặc biệt là trong nền sản xuất xã hội tiến

bộ thì bao giờ cũng có hai đối tượng: Nhà quản lý và đối tượng được quản lý

Sự cần thiết của quản lý trong một tập thể lao động được K.Marx viết:

“Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy môtương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa nhữnghoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung, phát sinh từ vậnđộng của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của những cơ quanđộc lập của nó “Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấymình còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”

1.2.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một khái niệm rộng, trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì quanniệm về quản lý cũng khác nhau dựa vào mục đích đạt được trên các lĩnh vực

đó Sau đây là một số khái niệm của các tác giả trong nước và nước ngoài vềquản lý:

- Khái niệm quản lý của các tác giả nước ngòai:

+ Theo H.KOONTZ (người Mỹ): quản lý là một hoạt động thiết yếunhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân để đạt được mục đíchcủa nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong

đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vậtchất và sự bất mãn cá nhân ít nhất

+ Theo F.W.Taylor: “Quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm và

sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và dễ nhất

- Khái niệm quản lý của các tác giả trong nước:

+ Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nội dung làkhách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến

Trang 23

+ Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ : “Quản lý là một quá trình địnhhướng, quá trình có mục tiêu, “Quản lý là một hệ thống, là quá trình tác độngđến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.

+ Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí: “Quản lý là quá trìnhđạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng)

kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”

Từ các cách định nghĩa trên ta thấy: Quản lý dù nhìn ở góc độ nào thì nócũng là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thểquản lý nhằm đạt mục tiêu chung Quá trình tác động này được vận hànhtrong một môi trường xác định Sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thểquản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu quản lý đặt ra thông qua các công

cụ và phương pháp của nhà quản lý trong môi trường của nó Như vậy, kháiniệm quản lý thường được biểu hiện như sau:

Quản lý là sự tác động có chủ đích phù hợp với quy luật khách quan củachủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua kế hoạch hóa, tổ chức, chỉđạo, kiểm tra để nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định

Chức năng kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là một chức năng quản lý Kế

hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương laicủa tổ chức và con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mụcđích đó Có 3 nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa:

- Xác định hình thành mục tiêu, phương hướng đối với tổ chức

- Xác định đảm bảo có tính chắc chắn, có tính cam kết về các nguồn lựccủa tổ chức để đạt được mục tiêu này

Trang 24

- Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

Chức năng tổ chức: khi người quản lý đã lập xong, kế hoạch, họ cần

phải chuyển hóa những ý tưởng ấy thành hiện thực Xét về mặt chức năngquản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa cácthành viên nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên giữa các bộ phậntrong tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạtđược mục tiêu tổng thể của tổ chức

Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo: sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộmáy đã được hình thành nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có ai đó đứng ralãnh đạo, dẫn dắt tổ chức Lãnh đạo bao hàm việc liên hệ, liên kết với ngườikhác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mụctiêu của tổ chức

Chức năng lãnh đạo cùng với chức năng tổ chức hiện thực hóa các mụctiêu, thực chất của chức năng lãnh đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng củachủ thể quản lý tới những người khác nhằm biến những yêu cầu chung thànhnhu cầu của con người, làm cho họ tích cực, chủ động, tự giác trong công việctạo ra hiệu quả trong công việc

Chức năng kiểm tra: kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó

một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạtđộng và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Một kếquả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra nếu không tương ứng thìphải tiến hành những hoạt động điều chỉnh uốn nắn

1.3 Dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh

1.3.1 Môn giáo dục quốc phòng - an ninh

1.3.1.1 Khái niệm môn GDQP-AN

GDQP-AN là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân nhằm trang bị

hệ thống các kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo cơ bản cần thiết cho các đối tượngtrên cơ sở đó giúp cho người học có thể thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm củamình trong công cuộc xây dựng nền QPTD, ANND, góp phần xây dựng con

Trang 25

người toàn diện của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình cách mạng hiện nay;qua đó nhằm góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN trong tìnhhình mới GDQP-AN thực hiện dạy học chương trình GDQP-AN cho các đốitượng HS, SV của các trường THPT, THCN, CĐ, ĐH và đào tạo giáo viênGDQP-AN.

GDQP - AN cho HS, SV là một bộ phận của công tác GDQP - AN và

là một nội dung quan trọng góp phần xây dựng nền QPTD, nền ANND vữngmạnh để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN GDQP- AN cho sinhviên là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêugiáo dục toàn diện: bồi đắp truyền thống văn hoá của dân tộc, truyền thốngyêu nước, truyền thống chiến đấu giành, giữ chủ quyền lónh thổ, độc lập dântộc và bảo vệ tổ quốc của Quân đội ta góp phần xây dựng ý thức tổ chức kỷluật, tinh thần đoàn kết, tinh thần cộng đồng trách nhiệm , góp phần xây dựng

và hình thành nhân cách cho sinh viên; hình thành các kỹ năng quân sự cơbản, cần thiết nhằm đảm bảo cho họ khi cần có thể sẵn sàng tham gia bảo vệ

tổ quốc

Chính vì vậy công tác GDQP - AN nói chung, công tác GDQP - ANcho HS, SV nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm chỉđạo, đặc biệt là trong những năm gần đây Chỉ thị số 62 - CT/TW của Banchấp hành Trung ương Đảng ngày 12 tháng 2 năm 2001 về tăng cường côngtác GDQP - AN toàn dân trong tình hình mới khẳng định : GDQP toàn dân làmột nội dung quan trọng của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân Nghịquyết Trung ương 3 khoá VII đã chỉ rõ : Phải tăng cường công tác giáo dụcquốc phòng cho toàn dân, trước hết là đối với cán bộ các cấp, các ngành củaĐảng và Nhà nước và thế hệ trẻ HS, SV Nghị định số 15/2001/ NĐ- CP ngày

1 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ khẳng định: GDQP - AN thuộc nội dungcủa nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòngtoàn dân, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xãhội chủ nghĩa GDQP - AN là môn học chính khoá trong các trường, lớp đào

Trang 26

tạo bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổthông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; các trường chính trị, hành chính vàđoàn thể GDQP - AN trong các trung tâm được thực hiện theo mô hình nhưcủa các nhà trường trong Quân đội Chính vì vậy việc dạy học GDQP - ANngày càng hết sức quan trọng trong việc xây dựng lối sống lành mạnh, vănhoá, giầu tính kỷ luật cho HS, SV Đồng thời nhằm góp phần thực hiện thắnglợi hai nhiệm vụ chiến lược hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.

Hiện nay, tầng lớp trẻ ít quan tâm tìm hiểu truyền thống đánh giặc giữnước của cha ông ta, truyền thống chiến đấu hào hùng của dân tộc, Quân đội

ta Chính vì vậy họ ngày càng xa rời truyền thống, văn hoá của dân tộc, xa rờimục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng Cùng với đó các tệ nạn xã hội ngàycàng xâm nhập sâu vào học đường làm cho ngày càng nhiều HS, SV có biểuhiện xuống cấp về đạo đức nhân cách, sống thiếu niềm tin, hoài bão, nghịlực… Bên cạnh đó Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không ngừngchống phá cách mạng nước ta dưới mọi hình thức, bằng những âm mưu thủđoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt Những điều này càng làm cho mục tiêugiáo dục của nền giáo dục quốc dân khó đạt được như đề ra GDQP - AN với

mô hình giáo dục tập trung của các nhà trường trong Quân đội, duy trì mọihoạt động theo các chế độ, nề nếp như trong Quân đội GDQP - AN không chỉtrang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng quân sự cơ bản mà còn giáo dục lýtưởng, truyền thống, văn hoá của Quân đội và dân tộc ta Bồi đắp các phẩmchất của anh "Bộ đội cụ Hồ", qua đó góp phần xây dựng và hoàn thiện nhâncách cho HS, SV Như vậy GDQP - AN đã góp phần xây dựng con ngườitoàn diện trong tình hình cách mạng mới của nước ta hiện nay nhằm thựchiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản của Đảng ta là xây dựng và bảo

vệ thành công chủ nghĩa xã hội Việt Nam

1.3.1.2 Khái niệm dạy học môn GDQP-AN

Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, dạy học tồn tạinhư là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một quá trình hoạt động phối hợp giữa

Trang 27

người dạy và người học Nhờ đó, mỗi cá nhân có thể làm phong phú vốn họcvấn của mình bằng kho tàng trí tuệ của nhân loại thông qua quá trình dạy học.QTDH môn GDQP-AN bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng:hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh Trong

đó, dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác,tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiệnnhững nhiệm vụ dạy học

Trong QTDH môn GDQP-AN hoạt động giảng dạy của giáo viên có vaitrò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực.Hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh có liên

hệ tác động lẫn nhau Nếu thiếu một trong hai hoạt động đó, việc dạy họckhông diễn ra

QTDH môn GDQP-AN là hoạt động chung của người dạy và người học,hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trìnhthống nhất Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổngthể Trong đó:

- Vai trò của nhà sư phạm là định hướng, thực hiện việc truyền thụ trithức, kỹ năng và kỹ xảo đến người học một cách hợp lý, khoa học, do đó luôn

có vai trò và tác dụng chủ đạo

- Người học tiếp thu một cách có ý thức, độc lập và sáng tạo hệthống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, hình thành năng lực và thái độ đúng đắn.Người học là chủ thể sáng tạo của việc học, của việc hình thành nhân cách củabản thân

Như vậy, hoạt động dạy - học bao gồm hai hoạt động quan hệ mật thiết

với nhau; đó là hoạt động dạy của thầy với vai trò chỉ đạo, tổ chức và điều khiển việc lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ và hoạt động học của trò nhằm tổ chức các điều kịên đảm bảo cho lĩnh hội tri thức, kỹ năng và thái độ và chuyển chúng thành kinh nghiệm của cá nhân.

Trong hoạt động dạy, công việc của thầy là tổ chức, điều khiển những

Trang 28

động chiếm lĩnh tri thức của học sinh DH môn GDQP-AN ngày càng phải đáp

Trang 29

ứng yêu cầu của thực tiễn với phương pháp dạy học phải phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học nănglực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Hoạt động học được thể hiện ở việc học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và kế

hoạch do GV đề ra, có kỹ năng thực hiện các thao tác học tập nhằm giải quyếtcác nhiệm vụ do GV yêu cầu, tự điều chỉnh hoạt động học tập dưới sự kiểmtra của GV và tự kiểm tra của bản thân, tự tổ chức, tự điều khiển, tự đánh giáhoạt động dạy học để đạt kết quả tốt Nội dung của hoạt động học là: tri thức,

kỹ năng và thái độ

- QTDH môn GDQP - AN là toàn vẹn, tích hợp của các thành tố: mụcđích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, các phương pháp và phương tiệndạy học, thầy giáo với hoạt động dạy và sinh viên với hoạt động học, kết quảdạy học Các thành tố của nó luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau,quy định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa:

+ Dạy và học

+ Truyền đạt và điều khiển trong dạy

+ Lĩnh hội và tự điều khiển trong học

+ Khái niệm khoa học là điểm xuất phát của dạy, lại là điểm kết thúccủa học

- QTDH môn GDQP - AN là hoạt động cộng tác giữa các chủ thể: giáo

viên - học sinh, giáo viên - nhóm học sinh.

- QTDH môn GDQP-AN là quá trình nhận thức của học sinh dưới sự tổchức, điều khiển của giáo viên Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức,điều khiển hoạt động học tập của trò Một kết luận có giá trị thực tiễn rút ra từ

sự phân tích trên đối với người quản lý nhà trường là: hành động quản lý(điều khiển hoạt động dạy học) của CBQL chủ yếu tập trung vào hoạt độngdạy của thầy và trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò, thông qua hoạt động dạycủa thầy quản lý hoạt động học của trò và các điều kiện vật chất kỹ thuật

Trang 30

1.3.1.3 Đặc điểm dạy học môn GDQP-AN

Là môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảngđược thể hiện chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nướcnhằm giúp sinh viên thực hiện mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng

an ninh thành môn học GDQP-AN Như vậy trong từng giai đoạn cách mạng,chương trình môn học GDQP-AN đều có những đổi mới phục vụ sự nghiệpphát triển đất nước và công tác quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ gắnkết chặt chẽ các mục tiêu của GDĐT với quốc phòng - an ninh

GDQP-AN là môn học, bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn,khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn họcchung, có tỉ lệ lý thuyết trên 70% chương trình môn học Nội dung bao gồmkiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, công tác quản

lý Nhà nước về Quốc phòng - an ninh, về truyền thống đấu tranh chống ngoạixâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự, về chiến lược “Diễn biến hòa bình”,bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và kỹnăng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốcphòng toàn dân, an ninh nhân dân

GDQP-AN góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tácphong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trung nhà trường và khi racông tác Giảng dạy và học tập có chất lượng môn học GDQP-AN là gópphần đào tạo cho đất nước có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ

Trang 31

quản lý, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sang tham gia thựchiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọicương vị công tác.

1.3.2 Nội dung dạy học môn GDQP-AN

Nội dung được xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ các cấp họcdưới, đảm bảo liên thông, logic; mỗi học phần là những khối kiến thức tươngđối độc lập, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập, gồm 3nội dung lớn sau:

1.3.2.1 Đường lối quân sự của Đảng

Nội dung này đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự,bao gồm: những vấn đề cơ bản học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm của Đảng vềchiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân,

an ninh nhân dân; các quan điểm của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xãhội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh Học phần dành thời lượngnhất định giới thiệu một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sựViệt Nam qua các thời kỳ

1.3.2.2 Công tác quốc phòng, an ninh

Nội dung này là những nội dung cơ bản của nhiệm vụ công tác quốcphòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới Bao gồm: xây dựnglực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ

sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao,đánh bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thùđịch đối với cách mạng Việt Nam Học phần đề cập một số vấn đề về dân tộc,tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáochống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủquyền biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìntrật tự an toàn xã hội

Trang 32

1.3.2.3 Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên Ak

Nội dung này nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản vềbản đồ địa hình quân sự, các phương tiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụhọc tập chiến thuật và chỉ huy chiến đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sửdụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC, RPĐ, RPK, B40, B41; đặcđiểm, tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí hạt nhân, hóahọc, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lý; luyệntập đội hình lớp, khối, có kiến thức về chiến thuật bộ binh Nội dung của họcphần này gồm: đội ngũ đơn vị; sử dụng bản đồ, địa hình quân sự, một số loại

vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban đầucác vết thương chiến thuật bộ binh cấp từng người và cấp tổ

1.4 Quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng - anh ninh

1.4.1 Khái niệm quản lý dạy học môn GDQP-AN

Quản lý dạy học môn GDQP - AN là hoạt động của nhà quản lý nhằmchỉ đạo, điều khiển hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học viên

và quản lý cơ sở vật chất, vũ khí trang bị phương tiện, tài chính cùng với cácnội dung khác đảm bảo cho hoạt động dạy học môn học được tiến hành hiệuquả

Quản lý dạy học môn GDQP - AN tại Trung tâm GDQP - AN là hoạtđộng của Giám đốc trung tâm nhằm chỉ đạo, điều khiển hoạt động dạy củagiảng viên và hoạt động học của học viên với quản lý các cơ sở vật chất, trangthiết bị, vũ khí, thao trường bói tập cùng với các hoạt động khác nhằm đảmbảo cho công tác dạy học đi vào nề nếp và ngày càng có chất lượng cao hơn.Hoạt động quản lý của Giám đốc Trung tâm GDQP là hoạt động chỉ đạo cáccấp dưới của mình phối hợp với các tổ chức khác và chỉ đạo trong tổ chức củamình tiến hành các hoạt động nhằm đảm bảo cho hoạt động dạy học ngàycàng đi vào chiều sâu chất lượng, có nề nếp Là hoạt động chỉ đạo HS, SV và

HV tiến hành các hoạt động học tập, nhằm thực hiện sự chỉ đạo của thầy đối

Trang 33

với việc tìm tòi phát triển kiến thức của bản thân để nâng cao kiến thức, kỹnăng, kỹ xảo, các phẩm chất nhân cách của mình Là hoạt động chỉ đạo tiến

Trang 34

hành các chức năng tham mưu cho cấp trên trong việc phát triển và nâng caochất lượng hoạt động GDQP- AN nói chung, nâng cao chất lượng GDQP- ANcho Trung tâm nói riêng.

Dạy học môn GDQP- AN bao gồm các hoạt động tổ chức và thực hiệnhoạt động dạy và hoạt động học Thực hiện quản lý hoạt động dạy học mônhọc GDQP- AN cho HV nhằm trang bị một số vấn đề lý luận cơ bản về QP-

AN của Đảng ; Trang bị những kiến thức cơ bản về công tác quân sự quốcphòng - an ninh ở cơ sở địa phương; Thực hành rèn luyện tư duy và những

kỹ năng quân sự cơ bản cần thiết, rèn luyện tác phong, nếp sống kỷ luật, tính

tổ chức

1.4.2 Giám đốc trung tâm GDQP - AN là chủ thể quản lý dạy học môn GDQP - AN

1.4.2.1 Khái niệm giám đốc trung tâm GDQP-AN

+ Giám đốc Trung tâm GDQP là người quản lý, điều hành trung tâm vàchịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về mọihoạt động của trung tâm Giám đốc là người có phẩm chất đạo đức tốt, cótrình độ quản lý và có kiến thức về QPAN

+ Giám đốc Trung tâm GDQP trực thuộc đại học do phó giám đốc đạihọc kiêm nhiệm hoặc được bổ nhiệm giám đốc chuyên trách có chức danhtương đương lãnh đạo các trường trực thuộc; Giám đốc Trung tâm GDQPthuộc học viện, trường đại học, cao đẳng, trường quân sự do Giám đốc, Hiệutrưởng các trường kiêm nhiệm

+ Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm giám đốc Trung tâm GDQP thực hiệntheo quy định của pháp luật

+ Nhiệm kỳ công tác của giám đốc Trung tâm GDQP do Giám đốc,Hiệu trưởng các trường kiêm nhiệm thực hiện theo nhiệm kỳ của giám đốc,Hiệu trưởng các trường Giám đốc Trung tâm GDQP chuyên trách nhiệm kỳcông tác theo quy định của pháp luật

1.4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc trung tâm

Trang 35

GDQP-* Chức năng

Trang 36

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm và giai đoạn theo quy địnhliên kết giáo dục của Bộ GD&ĐT;

+ Tiếp nhận sinh viên và tổ chức học tập, rèn luyện phù hợp với kếhoạch đào tạo giữa các trường với Trung tâm GDQP Tiến hành các thủ tụcbàn giao chặt chẽ về con người và kết quả học tập, rèn luyện cho các trườngliên kết khi kết thúc khoá học (đợt học);

+ Tổ chức dạy học, kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, cấp chứngchỉ GDQPAN cho sinh viên theo Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kếtquả học tập môn học GDQPAN;

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm quân sự, đổi mới phươngpháp giảng dạy; biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo về GDQPAN;

+ Phối hợp đào tạo giáo viên chuyên ngành GDQPAN theo quyết địnhcủa Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giao cho Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2;

+ Chăm lo bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giảngviên, cán bộ quản lý; tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên, cán bộ được họctập nâng cao trình độ;

+ Tổ chức, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên,nhân viên trung tâm; bảo đảm tốt các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập, rènluyện của sinh viên;

+ Thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương của trung tâm;tham mưu cho lãnh đạo trường về công tác quốc phòng, quân sự theo quyđịnh của cơ quan quân sự địa phương và hướng dẫn của bộ chủ quản

* Nhiệm vụ của Giám đốc

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, đào tạo và cácnhiệm vụ khác của trung tâm;

- Quản lý, sử dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viênđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của trung tâm;

- Chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ,giảng viên và nhân viên; bảo đảm các quyền lợi cho sinh viên học tập tạitrung tâm;

Trang 37

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các tài sản của trung tâm;Quản lý tài chính theo Luật Ngân sách, chống thất thoát, lãng phí;

- Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa Trung tâmGDQP với các cơ quan quản lý cấp trên, các trường liên kết và cơ quan, đơn

vị có liên quan

* Quyền hạn của Giám đốc

- Ký hợp đồng đào tạo với các trường liên kết và các trường khác;

- Quyết định kế hoạch giảng dạy hàng năm và những biện pháp cụ thể

để thực hiện kế hoạch;

- Quyết định cơ cấu, bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh thuộcquyền, được biên chế theo quy định Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các chứcdanh nếu là sĩ quan biệt phái phải trao đổi thống nhất với đơn vị quân đội cửbiệt phái sĩ quan;

- Ký hợp đồng tuyển dụng cán bộ, giảng viên và nhân viên phục vụ

- Giám đốc là chủ tài khoản của trung tâm quyết định thu, chi kinh phíphục vụ các mục đích giáo dục theo quy định Giám đốc không là chủ tàikhoản phải xây dựng kế hoạch thu, chi kinh phí trình cấp có thẩm quyền phêduyệt;

- Ký quyết định khen thưởng và kỷ luật theo phân cấp;

- Ký chứng chỉ GDQP- AN khi sinh viên đủ điều kiện; ký phê duyệt kếtquả học tập của sinh viên đào tạo giáo viên chuyên ngành GDQPAN chuyểncho cơ quan chủ trì đào tạo hoặc chuyển cho đơn vị liên kết đào tạo

1.4.3 Nội dung quản lý dạy học môn GDQP-AN

1.4.3.1 Quản lý mục tiêu dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh

* Mục tiêu chung:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tácquốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước, những kỹ năng quân sự, an ninhcần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lược lượng vũ trang nhândân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm

Trang 38

nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốcVNXHCN.

* Mục tiêu cụ thể:

- Về kiến thức: Có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảngtrong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, các quan điểm của Đảng về xây dưng nềnquốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, an ninh nhân dân, đấu tranh,phòng chống chiến lược “ diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lựcthù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới

- Về kỹ năng: Thuần thục trong thao tác các kỹ năng trong quân sự cầnthiết, biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụng sungtiểu liên AK

- Về thái độ: Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng , yêunước, yêu XHCN, xây dựng tác phong nhanh nhẹn, hình thành nếp sống có kỷluật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường lớp và khi ra công tác

1.4.3.2 Quản lý kế hoạch dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh

* Kế hoạch dạy học:

+ Kế hoạch: Là toàn thể những việc dự định làm, gồm nhiều công tác

sắp xếp có hệ thống, qui vào một mục đích nhất định và thực hiện trong một

thời gian đã tính trước (Từ điển tiếng Việt)

+ Kế hoạch dạy học môn học GDQP-AN: Là toàn thể những việc dự

định làm của nhà trường của Trung tâm GDQP, gồm nhiều công tác sắp xếp

có hệ thống, qui vào một mục đích thực hiện mục tiêu dạy, chương trình dạyhọc môn học GDQP-AN và thực hiện trong một thời gian đã tính trước

+ Các loại kế hoạch dạy học:

- Kế hoạch của nhà trường (1 năm học)

- Kế hoạch của Trung tâm với các trường liên kết giảng dạy

- Kế hoạch của khoa, tổ bộ môn

- Kế hoạch của nhóm chuyên môn

- Kế hoạch cá nhân của GV

Trang 39

Các nội dung trong kế hoạch có ghi rõ thời gian thực hiện, nhất là đốivới các trường liên kết đào tạo cần phải có kế hoạch và thời gian cụ thể đểthuận tiện sắp xếp kế hoạch giảng dạy ở Trung tâm được chủ động, ngườiđược phụ trách, yêu cầu cụ thể Cần có bảng thông báo công khai nhận xét,đánh giá về tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch.

Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học:

Là sự tác động có tổ chức, có định hướng, phù hợp với quy luật kháchquan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện kế hoạch dạyhọc

Các biện pháp CBQL thường sử dụng để quản lý kế hoạch dạy học vàđảm bảo chất lượng quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học:

- Ra các quyết định làm cho HĐDH diễn ra bình thường, thuận lợi theođúng chương trình và đạt mục tiêu mong muốn

- Động viên, khích lệ mọi người khi họ gặp khó khăn, có sự khenthưởng bằng vật chất nếu cần thiết

- Theo dõi, giám sát, điều chỉnh và sửa chữa (nếu có)

1.4.3.3 Quản lý nội dung, chương trình dạy học môn Giáo dục quốc phòng

- an ninh

Là sự tác động có ý thức của CBQL tới khách thể quản lý nhằm thựchiện được nội dung, chương trình dạy học môn học

* Nội dung quản lý thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn học

- Chủ thể quản lý quán triệt sâu sắc mục tiêu, chương trình dạy học môn học

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn học

- Thông qua các hình thức đa dạng khác nhau kiểm tra, giám sát thựchiện mục tiêu, chương trình dạy học để chủ thể quản lý tác động đến nhậnthức và hành động của cán bộ giáo viên để họ cũng nhận thức đúng đắn vềmục tiêu và chương trình môn học cần thực hiện và thực hiện đúng

- Có các biện pháp phù hợp để quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương

Trang 40

* Các biện pháp quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình môn học

Ngày đăng: 18/01/2019, 16:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Quốc Bảo (2008), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục). Đại học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường(Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục)
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2008
3. Đặng Quốc Bảo (2009), Phát triển con người và các chỉ số phát triển con người (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục).Đại học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển con người và các chỉ số phát triển conngười (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục)
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2009
8. Nguyễn Quốc Trí (2009), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục (Bài giảng). Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục (Bàigiảng)
Tác giả: Nguyễn Quốc Trí
Năm: 2009
10. Nguyễn Đức Chính Quản lý chất lượng trong giáo dục (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục). Đại học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng trong giáo dục (Tài liệu giảngdạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục)
12. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục). ). Đại học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Tài liệugiảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục). )
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Năm: 2009
13. Trần Khánh Đức (2009), Sự phát triển các quan điểm giáo dục từ truyền thống đến hiện đại (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục) . Đại học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển các quan điểm giáo dục từ truyềnthống đến hiện đại (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lýgiáo dục)
Tác giả: Trần Khánh Đức
Năm: 2009
14.Harold Kootz, Cyri Odonnell, Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đềcốt yếu của quản lý
Tác giả: Harold Kootz, Cyri Odonnell, Heinz Weihrich
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1998
16. Phạm Minh Hạc (Tổng chủ biên) (1997), Xã hội hóa công tác giáo dục.Đại học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hóa công tác giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc (Tổng chủ biên)
Năm: 1997
17. Đặng Xuân Hải (2009), Hệ thống giáo dục quốc dân (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục) Đại học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống giáo dục quốc dân (Tài liệu giảng dạycác lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục)
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Năm: 2009
21. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học (tập 2 và 3).NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1985), Những bài giảng về quản lý trường học (tập 2 và 3)
Tác giả: Hà Sĩ Hồ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1985
1. Đặng Quốc Bảo (2008), Để là nhà quản lý giáo dục thành công (sưu tầm và tổng hợp), (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục). Đại học giáo dục Khác
4. Bộ chính trị. Chỉ thị số 62 - CT/TW ngày 12 tháng 02 năm 2001 về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trước tình hình mới Khác
5. Bộ GD và ĐT. Chỉ thị số 25/2001/CT-BGD và ĐT ngày 03/07/2001 về việc tăng cường công tác GDQP ở các cơ sở thuộc ngành trong tình hình mới Khác
6. Bộ GD và ĐT. Quyết định số 81/2007/QĐ-BGD và ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởg Bộ GD và ĐT ban hành Chương trình GDQP-AN trình độ đại học, cao đẳng Khác
7. Bộ GD và ĐT. Quyết định số 51/2003/QĐ-BGD và ĐT ngày 06/11/2003 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học môn học GDQP trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông Khác
9. Chính phủ. Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/07/2007 về GDQP- AN Khác
11. Nguyễn Đức Chính. Đại học giáo dục,2009 Đánh giá trong giáo dục (Tài liệu giảng dạy các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục Khác
15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục Khác
22. Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), Lý luận dạy học hiện đại (Tập bài giảng). Đại học giáo dục Khác
23. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ (1986), Giáo dục học (tập 2). NXB Giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w