DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆUBảng 1 Số lượng gái mại dâm được tiếp nhận tại Trung tâm Bảng 4 Nội dung những khó khăn tâm lý của GMD và tần suất của những nội dung đó Bảng 7 Hiệu quả của nhữn
Trang 1LỜI CAM ĐOAN:
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị.
Tác giả khóa luận:
Lê Thị Thanh Hương
Trang 2đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu bài khóa luận.
Đồng thời tôi cũng muốn gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa CTXH đã giảng dạy tôi suốt thời gian 4 năm qua Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Tiêu Thị Minh Hường đã dành nhiều thời gian, tận tình hưởng dẫn tôi kể từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn thành bài khóa luận này.
Dù đã nỗ lực cố gắng và say mê tìm hiểu nghiên cứu nhưng do thời gian cũng như kiến thức,năng lực và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Lê Thị Thanh Hương
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1 Số lượng gái mại dâm được tiếp nhận tại Trung tâm
Bảng 4 Nội dung những khó khăn tâm lý của GMD và tần suất
của những nội dung đó
Bảng 7 Hiệu quả của những cách thức giải quyết những khó
khăn tâm lý của gái mại dâm
44
Bảng 8 Nguyên nhân cản trở GMD tiếp cận với các dịch vụ tham
vấn tâm lý
46
Bảng 9 Nội dung nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm
trong Trung tâm GDLĐXH
51
Bảng 10 Mức độ hiệu quả khi sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý
trong Trung tâm GDLĐXH
55
Bảng 11 Dự định của học viên là GMD sau khi hết thời gian ở lại
Trung tâm
57
Trang 4DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Hoàn cảnh gia đình của GMD trong Trung tâm 25Biểu đồ 2 Cơ cấu độ tuổi của GMD trong Trung tâm 26Biểu đồ 3 Trình độ học vấn của GMD trong Trung tâm 27
Trang 5CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI KHÓA LUẬN:
GDLĐXH Giáo dục lao động xã hội
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Trang 6MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Khách thể nghiên cứu: 2
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Kết cấu của khóa luận 3
B PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA GÁI MẠI DÂM TRONG TRUNG TÂM GDLĐXH 5
1.1 Nhu cầu và phân loại nhu cầu 5
1.1.1 Định nghĩa nhu cầu: 5
1.1.2 Phân loại nhu cầu: 6
1.2 Gái mại dâm, đặc điểm tâm lý và nhu cầu của gái mại dâm 7
1.2.1 Khái niệm gái mại dâm 7
1.2.2 Đặc điểm tâm lý của gái mại dâm 8
1.2.3 Nguyên nhân phát sinh, hậu quả và những vấn đề gái mại dâm phải đối mặt 9
1.2.3.1 Nguyên nhân phát sinh: 9
1.2.3.2 Hậu quả: 11
1.2.3.3 Những vấn đề gái mại dâm phải đối mặt 12
1.2.4 Nhu cầu của gái mại dâm: 13
1.3 Tham vấn, tham vấn tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm trong Trung tâm GDLĐXH 14
1.3.1 Định nghĩa tham vấn 14
1.3.2 Các hình thức tham vấn 15
1.3.3 Nhu cầu tham vấn tâm lý 15
1.3.4 Nhu cầu tham vấn tâm lý và mức độ nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm 16
1.4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tệ nạn mại dâm 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG I: 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA GÁI MẠI DÂM TRONG TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ II – HÀ NỘI 22
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu: 22
2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: 22
2.1.2 Tình hình chung về đối tượng nghiên cứu 23
2.2 Nhận thức của gái mại dâm về cuộc sống thực tại và những khó khăn tâm lý đang đối mặt 29
2.2.1 Nhận thức của gái mại dâm về cuộc sống thực tại 29
Trang 72.2.3 Các lĩnh vực gái mại dâm thường gặp khó khăn trong tâm lý 34
2.2.4 Mức độ ảnh hưởng của các khó khăn tâm lý đến gái mại dâm 37
2.3 Những cách thức giải quyết những khó khăn tâm lý của gái mại dâm và hiệu quả của những cách thức đó 41
2.3.1 Những cách thức giải quyết khó khăn tâm lý của gái mại dâm 41
2.3.2 Hiệu quả của những cách thức giải quyết những khó khăn tâm lý của gái mại dâm 43
2.4 Nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm trong Trung tâm GDLĐXH 45 2.4.1 Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của gái mại dâm 45
2.4.2 Nguyên nhân cản trở gái mại dâm tiếp cận các dịch vụ tham vấn tâm lý 46 2.5 Mô hình tham vấn tâm lý cho gái mại dâm trong Trung tâm GDLĐXH.48 2.5.1 Mức độ gái mại dâm tiếp cận với dịch vụ tham vấn trong Trung tâm GDLĐXH 48
2.5.2 Nội dung tham vấn của các học viên là gái mại dâm trong Trung tâm GDLĐXH số II- Hà Nội 50
2.5.3 Các hình thức tham vấn trong Trung tâm và hiệu quả của các hình thức tham vấn 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG II: 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 62
3.1 Một số kết luận: 62
3.2 Khuyến nghị 63
C LỜI KẾT 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Trang 8A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài.
Đất nước sau gần 20 năm đổi mới đã gắt hái được không ít những thànhcông trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - chính trị - văn hóa cũng như quan hệquốc tế, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao Tuy nhiên bêncạnh những thành công đó thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những mặttrái của nền kinh tế thị trường mang lại đặc biệt là các tệ nạn xã hội Đảng vàNhà Nước đã có nhiều chính sách, chương trình hành động cũng như biện pháp
để phòng, chống nhưng hiệu quả thu được chưa thực sự cao Một trong những
tệ nạn đang trở thành điểm nóng được cả xã hội quan tâm chính là tệ nạn mạidâm Chính sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như những thủ đoạn tinh
vi của hoạt động mại dâm cùng với sức ép của tình trạng thiếu việc làm, sựxuống cấp về lối sống đạo đức khiến cho việc phòng, chống tệ nạn này gặpkhông ít khó khăn Và mại dâm đang thực sự trở thành một vấn nạn khi con sốnày đang ngày càng tăng nhanh Theo báo cáo chưa đầy đủ của các cơ quanchức năng thì năm 2010 có khoảng 30.900 người bán dâm, tăng 0,9% so vớinăm 2003, cả nước hiện có 63.827 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, năm
2011 là 50.630 người bán dâm và 67.960 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm.Thực tế thì con số này không phải là con số chính xác mà còn nhiều hơn nữa.Những kẻ ăn theo dịch vụ này cũng dần tăng lên với nhiều hình thức che mắt cơquan chức năng đầy tinh vi và xảo quyệt
Để hạn chế sự gia tăng của tệ nạn mại dâm cần sự phối kết hợp của nhiềubiện pháp tích cực, sự quan tâm vào cuộc của nhiều cơ quan, tổ chức ban ngànhcũng như sự chung tay của cộng đồng dân cư Bởi hoạt động mại dâm len lỏi ởtrong mỗi con hẻm, đường phố đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP
Hồ Chí Minh, Hải Phòng…và các trung tâm thương mại, khu du lịch hay vùngkinh tế trọng điểm…Như vậy có thể thấy được rằng mại dâm đang trở thànhmột vấn nạn của xã hội, rất cần sự quan tâm nghiên cứu để tìm ra các biện phápthích hợp để kìm hãm tệ nạn này, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề nàyvới những nội dung quan tâm khác nhau như tìm kiếm biện pháp tích cực chophòng, chống tệ nạn mại dâm hay vai trò của cán bộ quản lý các cấp đối vớicông cuộc phòng chống mại dâm và trong những năm gần đây các đề tài nghiên
Trang 9mại dâm phòng ngừa và giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh hay trợ giúp trongviệc tái hòa nhập cộng đồng, tiếp cận các dịch vụ y tế và một vấn đề quan trọngkhông kém là hỗ trợ tham vấn tâm lý cho gái mại dâm khi họ cần sự giúp đỡbởi họ cũng là những con người, họ cũng cần sự cảm thông chia sẻ để giúp họ
có thể nhận thức được những hành vi sai trái của mình và cho họ một cơ hộiđược làm lại cuộc đời đã từng lầm lỗi
Xuất pháp từ nhu cầu thực tiễn, là một sinh viên khoa CTXH tôi xin được
lựa chọn đề tài “ Nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm trong trung tâm
giáo dục lao động xã hội” làm đề tài viết khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2 Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu một số cơ sở lý luận có liên quan tới gái mại dâm, nhu cầu
tham vấn tâm lý của gái mại dâm
- Đánh giá thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm
- Bước đầu tập nghiên cứu khoa học của sinh viên, học hỏi kinh nghiệm
về nghiên cứu khoa học và phát triển nó trong nghề nghiệp sau này
3 Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng nhu cầu tâm lý của gái mại dâm trong Trung tâm giáo dục laođộng xã hội
4 Khách thể nghiên cứu:
50 học viên trong Trung tâm giáo dục lao động xã hội số II- Hà Nội
10 cán bộ Trung tâm giáo dục lao động xã hội số II- Hà Nội
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý cho gái mạidâm trong Trung tâm giáo dục lao động xã hội
+ Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý dành cho gái mại dâm tại Trungtâm giáo dục lao động xã hội
Trang 106 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập một số tài liệu,
tư liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của
để tài Đó là sách báo, luận văn, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học…của cáctác giả có liên quan tới gái mại dâm, nhu cầu của họ và tham vấn
Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Với số lượng khách thể thuộc trình độ khác nhau, lứa tuổi khác nhau nêntôi lựa chọn điều tra bảng hỏi là phương pháp chính để thu thập thông tin Xâydựng hệ thống bảng hỏi nhằm đánh giá nhu cầu tham vấn của gái mại dâmtrong Trung tâm
Phương pháp phỏng vấn sâu:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu làm sáng tỏ thêm những thông tin
đã thu thập qua bảng hỏi và tìm hiểu được những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọngcủa gái mại dâm cũng như nhu cầu tham vấn của họ
Đồng thời đây cũng là phương pháp tôi sử dụng để làm việc với cán bộquản lý, xã hội trong trung tâm
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâutheo 2 hình thức:
Thứ nhất, là những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn nhằm cung cấp nhữngthông tin bổ sung cho vấn đề nghiên cứu
Thứ hai, là những câu hỏi không được chuẩn bị sẵn mà được nảy sinhtrong quá trình điều tra Để từ đó tạo ra bầu không khí tâm lý cởi mở, gần gũi,giúp khách thể có điều kiện bộc lộ những tâm tư, chia sẻ những cảm xúc thầmkín của mình, góp phần thu lại những của cuộc phỏng vấn một cách chân thựcnhất
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:
Trong nghiên cứu của mình tôi đã sử dụng các phương pháp xử lý số liệutoán học nhằm đánh giá tỷ lệ phần trăm các mức độ
7 Kết cấu của khóa luận.
Khóa luận được chia làm 3 phần:
A Phần mở đầu
B Phần nội dung
Trang 11Chương I: Cơ sở lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm
trong Trung tâm giáo dục lao động xã hội:
1.1 Nhu cầu và phân loại nhu cầu
1.2 Gái mại dâm, đặc điểm tâm lý và nhu cầu của gái mại dâm
1.3Tham vấn, tham vấn tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý cho gái mạidâm
1.4 Quan điểm của Việt Nam về tệ nạn mại dâm
Chương II Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm trong
trung tâm giáo dục lao động xã hội số II- Hà Nội
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
2.2 Nhận thức của gái mại dâm về cuộc sống thực tại và mức độ khókhăn tâm lý mà gái mại dâm đang phải đối mặt
2.3 Những cách thức giải quyết khó khăn tâm lý của gái mại dâm
2.4 Nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm trong Trung tâm giáo dụclao động xã hội số II- Hà Nội
2.5 Mô hình tham vấn tâm lý cho gái mại dâm trong Trung tâmGDLĐXH số II- Hà Nội
Chương III: Một số kết luận và khuyến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Khuyến nghị
C Lời kết
Trang 12B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA GÁI MẠI DÂM TRONG TRUNG TÂM GDLĐXH.
1.1 Nhu cầu và phân loại nhu cầu
1.1.1 Định nghĩa nhu cầu:
Trên thế giới hiện nay có nhiều định nghĩa về nhu cầu và nhiều cách hiểu
về nhu cầu, mỗi cá nhân tồn tại đều có nhu cầu và mức độ thỏa mãn là khônggiống nhau tùy thuộc vào mỗi cá nhân,
Theo A.G.loovaliop : “ Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của nhóm
xã hội khác muốn có những điều kiện nhất định để sống và tồn tại Nhu cầuquyết định sự hoạt động xã hội của cá nhân, các giai cấp và tập thể” Như vậy
có thể nói dù là nhu cầu của cá nhân hay nhu cầu của xã hội thì nó vẫn là sựbiểu hiện mối quan hệ tích cực của con người đối với hoàn cảnh sống
Theo từ điển tâm lý do tiến sỹ Vũ Dũng chủ biên thì: “ Nhu cầu là trạngthái của cá nhân xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cho biết sự tồntại cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tíchcực của cá nhân.”
Theo quan điểm của Mác- LêNin: “ Nhu cầu là những đòi hỏi khách quancủa mỗi con người trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho sự phát triểncủa mình” Như vậy theo quan điểm này thì có thể hiểu nhu cầu chính lànguyên nhân khởi đầu cho những hoạt động khác nhau của con người, là thuộctính tâm lý cá nhân, là một yếu tố trong nhóm xu hướng của cấu trúc nhân cách.Một thực tế cho thấy rằng khi đời sống càng nâng cao, con người đượcthỏa mãn nhưng nhu cầu này thì trong họ sẽ phát sinh thêm những nhu cầu khác
và họ sẽ tìm cách để thõa mãn được nó Tâm lý của mỗi cá nhân khác nhau,điều kiện kinh tế và hoàn cảnh không giống nhau nên những đòi hỏi đáp ứng làkhác nhau Trong bài khóa luận này của tôi thì tôi xin được sử dụng khái niệm:
“ Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàncảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại vàphát triển”
Trang 131.1.2 Phân loại nhu cầu:
Có rất nhiều cách phân loại nhu cầu nhưng trong bài khóa luận của mình,tôi xin sử dụng cách phân loại của A.Maslow
Theo A.Maslow thì nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ tự cácbậc thang từ nhu cầu cơ bản nhất có vị trí nền tảng và có ý nghĩa quan trọngnhất với con người tới nhu cầu cao hơn và vị trí thứ bậc tiếp theo
Theo cách phân loại của Maslow, con người luôn có xu hướng thỏa mãntrước tiên những nhu cầu quan trọng nhất ở bậc thang đầu tiên rồi sau đó mớihướng tới thõa mãn nhu cầu cao hơn ở vị trí cao hơn
- Nhu cầu thể chất, sinh lý:
Đó là nhu cầu về đồ ăn, nước uống , không khí , nhu cầu tình dục… nhucầu này được xem là nhu cầu cơ bản nhất trong nhóm nhu cầu theo sự phânđịnh của Maslow Ông cho rằng, muốn tồn tại trước hết con người cần được ănuống, được hít thở Nếu nhu cầu này ở con người không được đáp ứng thì sựsinh tồn của họ sẽ bị đe dọa Nhu cầu này của con người luôn được xem là nhucầu cần được sự đáp ứng trước tiên
- Nhu cầu an toàn:
Con người cần có một môi trường sống an toàn, sức khỏe được đảm bảo
để họ tồn tại Họ cần có nhà để ở, để tránh mưa, tránh nắng Họ cần được sốngtrong một môi trường để bảo về an ninh để tính mạng của họ không được đedọa Họ cần có một môi trường sinh hoạt, vận động an toàn không gây thươngtích… Nếu như con người sống trong một môi trường luôn có sự đe dọa đếntính mạng thì chắc chắn sự phát triển cả về mặt tâm lý cũng như thể chất của họ
sẽ bị ảnh hưởng Con người sẽ phát triển khó khăn khi họ luôn sống trong mộtmôi trường không ổn định và đầy nỗi sợ hãi Vì vậy, gia đình và xã hội có tráchnhiệm tạo ra môi trường an toàn cho cuộc sống của thành các thành viên
- Nhu cầu tình cảm xã hội ( nhu cầu được gắn bó, yêu thương)
A.Maslow xem đó như là nhu cầu thuộc nhóm xã hội của con người, sựmong muốn được quan tâm của các thành viên trong xóm xã hội Con ngườicần có gia đình, được tới trường để học tập và vui chơi Trong nhóm bạn bè ởlớp học, cần được tham gia vào các nhóm khác nhau trong xã hội Trong nhóm,tìm thấy vai trò, vị trí của mình, tìm thấy cảm giác về sự thừa nhận của ngườikhác về sự tồn tại của họ, sự quan tâm và yêu thương của các thành viên khácnhau trong nhóm đối với họ Nói cách khác, con người cần có quan hệ xã hội,
Trang 14họ cần được khẳng định mình trong nhóm, cần được yêu thương, quan tâm vàchăm sóc từ các thành viên khác nhóm Mỗi người ai cũng cần có người thân,gia đình và bạn bè Gia đình là nhóm xã hội cơ bản nhất của con người Tìnhyêu thương đùm bọc của cha mẹ, anh chị em trong gia đình tạo cho con ngườicảm giác an toàn, che chở và được bảo vệ Con người cần được giao lưu vớinhững khác và hòa nhập vào các nhóm khác trong xã hội sức mạnh của họ sẽđược nhân lên, sự tự tin cũng sẽ được tăng cường khi họ là thành viên của cácnhóm bởi điều đó khẳng định vai trò, vị trí của họ trong xã hôi Sự đơn độc,không gia đình, không có nhóm xã hội nào để cá nhân thuộc về đó sẽ ảnhhưởng rất lớn đến với sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội của cá nhân.
- Nhu cầu được tôn trọng:
Đây cũng là nhu cầu quan trọng của con người Con người luôn cầnđược bình đẳng, được lắng nghe, không bị coi thường Dù đó là ai, trẻ em hayngười lớn, dù người lành lặn hay người khuyết tật, người giàu hay ngườinghèo… tất cả họ đều có nhu cầu được coi trọng, được ghi nhận về sự hiện diệncũng như chính kiến của cá nhân Con người có thể trở nên tự tin hay không,thể hiện sức mạnh của mình hay không đó là một phần do họ được đối xử bìnhđẳng hay không từ khi còn nhỏ Sự chèn ép hoặc lấn áp với cá nhân ở bất cứ nơiđâu, dù ở trong gia đình, cơ quan hay các môi trường khác đều gây nên những
ức chế tâm lý, sự thụ động và hạn chế khả năng đề kháng của họ Vì vậy, aicũng có nhu cầu được đối xử bình đẳng, được lắng nghe và phát biếu ý kiến.Tuy nhiên, nhu cầu này ở những người thuộc tầng lớp yếu thế trong xã hội nhưngười nghèo, phụ nữ, trẻ em…thường không được thực sự coi trọng
- Nhu cầu được hoàn thiện và phát triển
Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động, sáng tạo…
để hoàn thiện Nhu cầu này được thể hiện ở lý tưởng, sự riêng tư cá nhân, nhucầu có sự độc lập, khả năng kiểm soát, nhu cầu về lòng tin, sự dân chủ…
1.2 Gái mại dâm, đặc điểm tâm lý và nhu cầu của gái mại dâm
1.2.1 Khái niệm gái mại dâm
Trong pháp lệnh số 10/2003/PL- UBTVQH, ngày 14 tháng 3 năm 2003
Trang 15+Mại dâm: Là hành vi trao đổi tình dục để thu lại được lợi ích kinh tế.Một người( nam, nữ hoặc người đồng tính) sẽ được coi là hoạt động mại dâmkhi anh ta/ chị ta đồng ý quan hệ tình dục với khách hàng để đổi lại một số tiềnhoặc bất kỳ phần thưởng nào đó theo thỏa thuận của 2 bên.
+ Mại dâm nữ (Hay còn được gọi là gái làm tiền, gái đứng đường): Lànhững người phụ nữ phục vụ đàn ông thỏa mãn nhu cầu tình dục ngoài hônnhân để được trả tiền, thưởng hoặc được hưởng hoặc hứa hẹn sẽ được hưởngcác lợi ích vật chất khác Họ coi đó là một nghề để kiếm sống hoặc tăng thêmthu nhập
+ Mại dâm nam chỉ việc người đàn ông hành nghề mại dâm kiếm sống,nghề tương tự như gái mại dâm ở nữ giới
+ Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trảtiền hoặc lợi ích vật chất khác
+ Mua dâm là hành vi giao cấu của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chấtkhác trả cho người bán dâm để được giao cấu
+ Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mươn địa điểm,phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm
+ Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí sắp xếp để thực hiện việcmua dâm, bán dâm
+Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trunggian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm
+ Cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặcthủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm
+ Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặcdùng vũ lực đe dọa để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm
1.2.2 Đặc điểm tâm lý của gái mại dâm
- Mại dâm là một nghề nhọc nhằn, tàn phá và hủy diệt tâm hồn conngười Cô gái mại dâm đã giao hợp với nhiều người đàn ông mà không hề cómột cảm xúc yêu thương Họ đáp ứng tốt mọi yêu cầu khách hàng tùy theo sốtiền anh bỏ ra Trong cuộc chơi mà khách hàng tự cho mình là thắng, thực sựgái mại dâm đóng vai cuồng nhiệt rất đạt, dẫn dắt và chủ động chấm dứt cuộcchơi mà không một ấn tượng nhỏ về anh đàn ông dại khờ
Trang 16- Bởi đặc điểm của nghề nghiệp những cô gái mại dâm trong thâm tâmđều coi thường đàn ông Nếu tỉnh táo và hiểu biết sự việc; người đàn ông sengồi dậy, mặc quần áo và trở về nhà lập tức Nhưng anh ta ngộ nhận và bị đánhlừa, dấn thân vào cuộc chơi từ lần này đến lần khác Không giống như gái mạidâm, anh ta có thể phát sinh tình cảm với bạn tình, nhưng anh ta không biếtmình chỉ có giá trị khi còn tiếp tục thuể mướn cô ta;
- Do kiếm được nhiều tiền, một cách dễ dàng, các cô gái mại dâm tiêupha hoang phí, ít suy nghĩ về ngày mai Hơn nữa, số tiền các cô không phảiđược hưởng tất cả Phải chia cho tú bà, maco, bảo kê Các cô thích đánh bài ănthua đậm, phần nhiều sử dụng ma túy;
- Nhiều cô đổ thừa cho hoàn cảnh nên phải tiếp tục hành nghề, thực sựphần lớn các cô chỉ giải nghệ khi không còn hành nghề được nữa hoặc do bệnhtật hoặc do tuổi tác; chỉ một số ít các cô tự bỏ nghề khi còn trẻ đẹp và có một sốvốn Số còn lại sống hết cuộc đời dưới dạng tú bà Vậy hoàn cảnh không phải làtất cả, yếu tố tâm lý có vai trò to lớn của nó;
- Cũng do ảnh hưởng của nghề nghiệp, sự coi thường đàn ông, nhữngtính hư tật xấu vướng phải trong thời gian hành nghề, các cô khó trở thành mộtngười vợ bình thường, cho dù những kinh nghiệm chăn gối của các cô đủ đưaông chồng lên đến tận may xanh Khi còn hành nghề, các cô không hạnh phúc,cho đến khi lập gia đình các cô tiếp tục không hạnh phú;
- Các cô gái mại dâm hầu như không hưởng khoái lạc tình dục, sự thỏamãn tình dục nơi các cô là điều khó xảy ra, mặc dù hành động các cô với kháchhàng giống như cao độ, hoặc do ảo tưởng, hoặc do giả vờ Tình trạng lãnh cảm
sẽ tìm lối thoát, gây những hậu quả giống như các hoạn quan thời xưa: khikhông còn khả năng tình dục, các ông ăn uống vô độ, thèm khát quyền lực, tiềnbạc… tính hư tật xấu nhiều hơn người bình thường
1.2.3 Nguyên nhân phát sinh, hậu quả và những vấn đề gái mại dâm phải đối mặt.
1.2.3.1 Nguyên nhân phát sinh:
* Nguyên nhân khách quan:
Phần lớn gái mại dâm đều xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh đặcbiệt, đó là:
Trang 17- Những gia đình nghèo khó, đông con, thiếu việc làm hoặc có việc làmnhưng thu nhập thấp hoặc không ổn định, thậm chí trong gia đình “người làmthì ít, người ăn thì nhiều” Từ cảnh túng quẫn đó lại không có nguồn sống nàokhác, cộng thêm những áp lực khác của cuộc sống như nợ nần vây hãm, rủi ro,bệnh tật, sự khuyến dụ của bọn săn lùng gái… vì vậy buộc người phụ nữ hoặc
là con em trong gia đình họ phải bước vào con đường mại dâm để kiếm tiềnmột cách nhanh nhất mà không cần vốn để tồn tại cho bản thân và gia đình họ
- Những gia đình bị đỗ vỡ, xung đột, rạn nứt… như bố mẹ ly hôn, đi tù,trẻ em sống trong những gia đình này thường là sống với bố dượng, dì ghẻ, ông
bà già yếu…với tuổi đời còn non nớt, gia đình lại nhiều cảnh ngang trái, không
co sự quan tâm, giúp đỡ của người thân thì việc các em tham gia vào hoạt độngmại dâm rất dễ xảy ra
- Gia đình của một số gái mại dâm đã có người hoạt động mại dâm hoặc
là chủ chứa, cò mồi… đây là môi trường thuận lợi cho việc hình thành nhậnthức lối sống lệch lạc trong các thành viên của gia đình họ nói chung và việcquyết định thực hiện bán dâm của người phụ nữ nói riêng
Bên cạnh đó, môi trường xã hội cũng tác động rất lớn đến các cô gái đivào con đường mại dâm, đó là:
- Sự buông lỏng của các cấp chính quyền không quản lý được số lượngdân cư trú và dòng người chuyển từ nơi khác, các hoạt động văn hóa trá hình…
- Sự giáo dục lỏng lẻo, không thống nhất giữa gia đình và nhà trường, bố
mẹ trong gia đình do bận rộn với công việc kiếm tiền, không có thời gian quantâm đến con cái, bên cạnh đó lại bị bạn bè xấu lôi kéo thì dễ dàng đẩy các emvào con đường mại dâm
- Văn hóa phẩm đồi trụy tầm thường, lối sống ngoại lai đã thấm vào một
bộ phận thanh niên nam nữ bằng nhiều con đường, đã có ảnh hưởng rất lớn khi
mà mọi chuẩn mực chưa được định hình, nhất là đối với tuổi trẻ, lứa tuổi năngđộng nhất và cũng nhạy cảm đối với những cái mới lạ dẫn các em đến lối sốngngoại nhập không còn chọn lọc, thử làm liều ngay với chính mình
* Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ văn hóa thấp, nhận thức về con người và xã hội thấp, dễ bị sangã trong những hoàn cảnh khó khăn và dễ bị sự lôi kéo của bạn xấu
Trang 18- Coi thường dư luận xã hội, có thái độ không tốt với những người xungquanh, không nghe những lời khuyên bảo đúng, có thái độ lười lao động.
- Do có định hướng giá trị sai lệch dẫn đến quan niệm sống không theođạo đức truyền thống của dân tộc Sống gấp, thích hưởng thụ, thích ăn chơi, đuađòi, thích chạy theo mốt
- Tác động của toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân khiến cho tệ nạnmại dâm ngày càng phát triển
1.2.3.2 Hậu quả:
- Về sức khỏe:
Hoạt động mại dâm thường dẫn đến suy kiệt về sức khỏe của đối tượng,100% gái mại dâm bị bệnh xã hội như giang mai, lậu, các bệnh viêm nhiễmđường tình dục… dẫn đến ảnh hưởng tới sự phát triển giống nòi do bị bệnh tật,ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, và hơn nữa mại dâm gắn liền với nhiễm HIV
là con đường nhanh nhất, dễ nhất dẫn đến AIDS – một căn bệnh thế kỷ đang trởthành đại dịch, hủy hoại sự sống của mỗi con người, của cả nhân loại không xaxôi mà đang là sự thật bày ra trước mắt
- Về xã hội:
Làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc, làm thahóa một bộ phận dân cư và một số cán bộ, đảng viên, viên chức Nhà nước Conngười đã sa vào tệ nạn mại dâm, với tinh thần bệnh hoạn, thích ăn chơi trụy lạc,trước hết đời sống gia đình lục đục, con cái mất cha mẹ, vợ lìa chồng, tan vỡhạnh phúc… làm xói mòn đạo đức xã hội, mất đi thuần phong mỹ tục của ngườiViệt Nam
Trang 19Làm mất an toàn xã hội vì có liên quan đến những hành vi vi phạm phápluật và là điều kiện làm nảy sinh các sai phạm khác; đồng hành với mại dâm lànghiện hút, cờ bạc, tội phạm hình sự (bảo kê, ma – cô), trộm cắp, bạo hành, ảnhhưởng nặng nề đến an toàn xã hội Người ta cũng ví von rằng “mại dâm là bạnđồng hành với tội phạm và là hình bóng của AIDS”.
Bởi vậy, việc ngăn chặn, bài trừ tệ nạn mại dâm đã và đang trở thành mộttrong những ưu tiên hàng đầu không chỉ của riêng Đảng và Nhà nước ta mà còn
là của toàn xã hội, của tất cả mọi người
1.2.3.3 Những vấn đề gái mại dâm phải đối mặt
Hoạt động mại dâm không chỉ làm cho những người con gái này bị ngườiđời khinh rẻ, bị xã hội lên án mà bản thân họ cũng gặp không ít những khó khănkhi phải đối mặt như nguy cơ bị bạo hành tình dục hay bị khách quỵt tiền và bịgiết Chưa hết họ còn có thể bị chủ chứa bạo hành vì không chịu nghe lời vànhiễm các căn bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS, lậu, giang mai
Bị bạo hành tình dục, bạo hành thể chất là điểu không thể tránh khỏi đốivới những người bán dâm bởi họ chỉ là công cụ thỏa mãn nhu cầu dục vọng củakhách mua dâm chứ không phải là quan hệ bằng tình yêu, và họ phcuj vụ chorất nhiều người đàn ông thì có người như thế này, người thế kia là bình thường.Thực tế có rất nhiều người đàn ông bệnh hoạn thích khi quan hệ phải dùngnhững biện pháp mạnh như đánh, đạp, véo và chỉ sung mãn khi thấy người tìnhcủa mình đau đớn Hay cũng có rất nhiều người quá khỏe, nhu cầu của họ rấtcao khi bản thân những cô gái này không thể đáp ứng được thì cũng sẽ bị đánh
Và việc bạo hành gái mại dâm còn đáng sợ hơn rất nhiều với những bạo hànhkhác bởi họ không thể lên tiếng, không được bảo vệ mà chỉ có thể im lặng chấpnhận, chịu đựng Nghiên cứu của Th.S Đỗ Văn Quân trong nghiên cứu “ bạolực với gái mại dâm ở Việt Nam” chỉ ra rằng, 100% gái mại dâm bị bạo hành,hầu hết trong số họ xuất thân từ những vùng nông thôn nghèo khó, thiếu kiếnthức để tự bảo vệ mình nên buộc phải chấp nhận bị bạo hành, và họ phải cầuxin khi được tha họ cảm thấy mình vẫn còn may mắn vì thoát được và cũngkhông ít gái mại dâm bị bắt phải phục vụ hiếp dâm tập thể
Nguy cơ thứ hai mà gái mại dâm thường phải đối mặt đó chính là bị kháchquỵt tiền và bị giết Trên báo chí có rất nhiều vụ đăng tin gái mại dâm bị giết ởkhách sạn này, nhà nghỉ nọ Có rất nhiều khách mua dâm khi thỏa mãn nhu cầu
Trang 20của bản thân lại không muốn trả tiền hoặc không có tiền để trả nên tìm bàichuồn Đây không chỉ xảy ra với một người mà hầu hết các cô gái này đều bịrơi vào hoàn cảnh này và không phải chỉ một lần bởi đàn ông nhiều ngườikhông phải ai cũng tốt Nếu không cẩn thận thì nếu cứ đòi thì họ còn bị đánhthậm tệ Bởi khi chấp nhận bước vào con đường này bản thân họ đã bị xemthường, họ không còn được xem là con người mà chỉ là những món hàng,những con rối mua vui cho đàn ông Vậy họ làm gì được cảm thông, được trântrọng, và có nhiều người còn bị giết một cách dã man.
Không phải bất cứ người bán dâm nào cũng đều là tự nguyện đi theo conđường này mà không ít cô gái là vì bị bán, bị lừa bắt phải bán dâm Rất nhiềungười khi chống cự không bán dâm thì bị chủ chứa đánh tới thừa sống thiếuchết, đánh không thương tiếc để làm gương cho người khác vì có hành vi chốngđối hay muốn bỏ trốn, đánh xong thì nhốt, bỏ đói cho tới lúc nào chấp nhận làmtheo yêu cầu của chúng
Họ không còn được xem là con người mà chỉ là những món hàng trong tayngười khác, họ không có quyền được lên tiếng và môi trường của họ lại gặpkhông ít những nguy cơ, rủi ro Những người bán dâm đều mang trong mìnhnhững căn bệnh tình dục khác nhau Hơn 80% trong số hoạt động mại dâm đềumắc bệnh giang mai, lậu hay HIV/AIDS Bản thân họ không thể tự bảo vệ được
họ vì nếu khách không muốn dùng các biện pháp bảo vệ thì họ không thể épđược Họ biết nhưng đành buông xuôi, bất cần chịu đựng Chấp nhận mangtrong mình những căn bệnh và sống chung với nó thậm chí là HIV/AIDS
Đồng tiền mà họ kiếm được là không trong sạch bởi bán đi thứ vốn có củamình để nuôi sống bản thân và dẫu biết rằng làm gái mại dâm là không đángđược cảm thông, được chia sẻ nhưng họ cũng là con người, họ cũng cần đượcbảo vệ
1.2.4 Nhu cầu của gái mại dâm:
Mặc dù bị xã hội khinh thường và bị xem như một món hàng hóa nhưng
họ cũng là con người cũng có tình cảm và cảm xúc nên nhu cầu của gái mạidâm là những đòi hỏi tất yếu khách quan, được họ phản ánh trong những điềukiện cụ thể, cần được thỏa mãn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
Nhu cầu của gái mại dâm là mong muốn, nguyện vọng của họ Đó lànhững thứ thiết yếu nhất để tồn tại như ăn, mặc ở hay đi lại và những nhu cầu
Trang 21cao hơn khó có thể nhìn thấy được để giúp những cô gái này có đủ nghị lực đểtồn tại Họ là con người nên mỗi người cũng có những nhu cầu khác nhau nhưđược chia sẻ, được lắng nghe, được học tập hay được cảm thông của người đời
và cho họ có cơ hội được làm lại cuộc đời lầm lỡ Đặc biệt họ cần sự cảm thông
và cởi mở trái tim của những người thân, có không ít gái mại dâm không phảibản thân họ tự nguyện đi theo con đường này mà là do sựu đưa đẩy của sốphận, bị ép buộc nên chăng xã hội cần nhìn nhận họ một cách thoáng hơn, đừngquá khắt khe mà hãy động viên cho họ Và cũng chính vì những định kiếnnhững rào cản như thế nên gái mại dâm lại càng khép mình lại và không dámtiếp cận với các dịch vụ xã hội, không dám chia sẻ những vấn đề khó khăn bảnthân mình đang phải đối mặt Đó chính là lý do khiến không ít gái mại dâm cótâm lý bất ổn, luôn luôn lo lắng và hoảng sợ
Như vậy so với người bình thường trong xã hội thì nhu cầu của mại dâm
có thể nói còn cao hơn
1.3 Tham vấn, tham vấn tâm lý và nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm trong Trung tâm GDLĐXH
1.3.1 Định nghĩa tham vấn
Tham vấn là một ngành được biết đến từ lâu ở nhiều nước trên thế giới.Nhưng vói Việt Nam đây vẫn là ngành khá mới mẻ Và không ít người khônghiểu được bản chất của nó và hiểu nó giống với tư vấn hay cố vấn
Theo các chuyên gia của hiệp hội tâm lý học Mỹ thì : “ Tham vấn tâm lý làquá trình trợ giúp cá nhân khắc phục những trở ngại tâm lý có thể gặp trong quátrình trưởng thành, khiến người ta phát triển một cách lý tưởng”
Tổ chức tham vấn Thể giới lại định nghĩa các khả năng: “ Tham vấn làmột quá trình trợ giúp dựa trên các khả năng Trong đó một người dành thờigian, sử dụng quan tâm và sử dụng thời gian một cách có mục đích để giúp đỡthân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai giải pháp khả thi trongthời gian cho phép”
Theo tiến sỹ Đỗ Thị Xuân Mai tham vấn thuộc lĩnh vực CTXH thì thamvấn được hiểu với tư cách là: “ một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà thamvấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lậpmối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàncảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, tìm kiếm giải pháp chovấn đề của mình”
Trang 22Trong bài khóa luận của mình Tôi xin được sử dụng khái niệm của TS.Bùi Thị Xuân Mai làm khái niệm công cụ để tiến hành nghiên cứu.
1.3.2 Các hình thức tham vấn
Có nhiều hình thức tham vấn: có thể chia theo cách thức can thiệp thamvấn hay theo số lượng người tham gia Trong bài khóa luận của mình tôi xin lựachọn cách phân theo hình thức can thiệp của tham vấn và tham vấn theo sốlượng người tham gia
Tham vấn trực tiếp: Là hình thức tham vấn diễn ra trong sự tương táctrực tiếp giữa nhà tham vấn với đối tượng cần tham vấn Ví dụ như gặp gỡ trựctiếp tại phòng tham vấn trong Trung tâm GDLĐXH
Tham vấn gián tiếp thông qua hệ thống trợ giúp như mạng, điện thoại.Hình thức tham vấn này do có hạn chế về thời gian và sự trao đổi gián tiếp nênthường diễn ra với thời gian ngắn vì sự tương tác giữa hai phía không được sâusắc như tham vấn trực tiếp
Tham vấn từng cá nhân đối tượng
Tham vấn theo gia đình
Tham vấn theo nhóm
1.3.3 Nhu cầu tham vấn tâm lý
Tham vấn tâm lý là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn- người cóchuyên môn và kỹ năng tham vấn, có phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn-với khách hàng là người đang gặp khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ Thôngqua đó nhằm được sự giải tỏa, đồng cảm và sự trợ giúp cần thiết để họ nhậnthức đúng đắn, thái độ tích cực và hành vi phù hợp để tháo gỡ vấn đề
Nhu cầu tham vấn tâm lý là nhu cầu mong muốn được những nhà thamvấn giúp đỡ, chia sẻ và tháo gỡ những bế tắc trong cuộc sống mà chính bản thân
cá nhân không tự mình giải quyết được do cái tôi cá nhân không vững vàng đểđối mặt với những vướng mắc của bản thân trong cuộc sống
Nhu cầu tham vấn tâm lý là loại nhu cầu tinh thần của con người Nó cóthể được biểu hiện ở mức độ thấp thông qua các hình thức tâm sự của cá nhânvới những mà họ tin cậy, người đó có thể người thân trong gia đình, bạn bè hayngười họ cho rằng có thể giúp được họ Đây là hình thức phổ biến trong cuộcsống Tuy nhiên những cuộc hỏi ý kiến như vậy thường mang tính chủ quan rấtcao cả về phía người hỏi và người được hỏi Do yêu cầu thực tiễn của xã hội,
Trang 23nhu cầu tham vấn đã được đáp ứng bởi một dạng hoạt động xã hội mang tínhchuyên nghiệp, đó là hoạt động tham vấn do các nhà tâm lý, các nhân viên côngtác xã hội được đào tạo chuyên sâu đảm nhiệm lúc này nhu cầu về đời sống tnhthần càng được quan tâm đồng nghĩa với nhu cầu tham vấn trong xã hội sẽ ngàycàng phát triển.
Nhu cầu tham vấn tâm lý là một thành tố quan trọng giúp cá nhân hìnhthành xu hướng tâm lý tích cực Đứng trước những khó khăn tâm lý mà cuộcsống đặt ra và yêu cầu buộc phải vượt qua nó để tồn tại và phát triển, từ việcnhận thức được những băn khoăn cần sự chia sẻ và trợ giúp của người kháccũng như quá trình nhận được sự trợ giúp chuyên nghiệp, tích cực của nhà thamvấn sẽ giúp thân chủ khai thác được những tiềm năng của bản thân, ứng phó cóhiệu quả trước những khó khăn tâm lý mà họ gặp phải, góp phần cân bằng ổnđịnh tâm lý và phát triển nhân cách
Như vậy có thể nói rằng tham vấn tâm lý là một nhu cầu khách quan màbất cứ cá nhân nào trong quá trình phát triển cũng cần được và nên tiếp cận Bởikhi ai đó gặp khó khăn vướng mắc trong cuộc sống mà bản thân họ không thểnào vượt qua được mà cần sự giúp đỡ hay trợ giúp của ai đó thì các chuyên giatham vấn tâm lý sẽ cùng tháo gỡ hay cùng họ tìm ra vấn đề và biện pháp khả thi
để ứng phó Đây là điều kiện thiết yếu đối với quá trình cân bằng tâm lý, giúpcon người có cảm xúc tích cực và niềm tin vào cuộc sống
1.3.4 Nhu cầu tham vấn tâm lý và mức độ nhu cầu tham vấn tâm lý của gái mại dâm.
GMD là những cô gái không được xã hội và cộng đồng tôn trọng Họ bịxem là con sâu phá hoại hạnh phúc gia đình và hình ảnh những cô gái mại dâmlàm băng hoại đạo đức lối sống Chính vì thế họ luôn sống khép kín và khôngmuốn ai biết về mình Nhưng bản thân họ cũng là những con người, cũng cóhoặc đã từng có một gia đình và họ cũng có lương tâm nên với môi trường nhưthế họ lại càng nhạy cảm hơn Những khó khăn trong cuộc sống, những nguy cơ
có thể gặp phải trong quá trình hành nghề là những nỗi đe dọa lớn đối với họ,Hơn hết ánh mắt kỳ thị, xa lánh của mọi người chính là rào cản khó có thể giúpnhững cô gái này sống bình thường được Bởi chính bản thân họ cũng ghê tởmchính mình đã khiến cho đời sống tâm lý của họ càng trở nên phức tạp Đặcbiệt là những cô gái bị ép bán dâm thì càng bị khủng hoảng hơn và không biết
Trang 24cầu cứu ai, chỉ biết âm thầm chịu đựng Những chia sẻ hay giãi bày thì với họnhững người cùng cảnh ngộ là người bạn duy nhất, có khi những người kháchmua dâm tử tế cũng là người bạn để họ tâm sự, trút lòng Bởi cái quan niệm tất
cả những cô gái mại dâm trong xã hội này đều không đáng được cảm thông haygiúp đỡ nên họ càng thu mình lại, sống bất cần với tất cả Như vậy có thể nóigái mại dâm gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc trong cuộc sống nhưng vấn đề
là ai sẽ chấp nhận và nghe họ nói?
Như vậy, là người bình thường trong xã hội khi gặp một vấn đề gì đó khókhăn, vướng mắc mà bản thân mình không thể giải quyết cần sự giúp đỡ củangười khác thật sự dễ dàng hơn rất nhiều so với những cô gái bán dâm bởi
người ta thường nói “ đừng nghe cave kẻ chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày” đã khiến cho người đời luôn có cái nhìn định kiến về những cô gái này.
Nhưng thực tế họ đâu phải tất cả là người xấu, muốn đi vào con đường mà ngay
cả bản thân họ cũng ghê tởm Họ cũng cần những chia sẻ, những lúc muốnđược ai đó lắng nghe họ nói và giúp họ vượt qua những khó khăn, bế tắc trongcuộc sống Tham vấn tâm lý sẽ là cầu nối giúp đỡ họ bởi mục đích của thamvấn là luôn luôn lắng nghe, chia sẻ và cùng thân chủ của mình tìm kiếm giảipháp và đặc biệt không có cái nhìn định kiến về thân chủ của mình và mọithông tin đều được giữ bí mật, không tiết lộ cho bất cứ ai Chỉ có dịch vụ thamvấn tâm lý là người bạn có thể giúp đỡ những cô gái lầm lỡ có thể tìm thấyđược niềm tin và hơn hết là ổn định tâm lý luôn lo âu, bất mãn và mặc cảm vềbản thân của mình Ở đó họ không bị coi thường, không bị khinh rẻ hay miệt thịcông việc mình đang làm Như vậy, nhu cầu tham vấn tâm lý là một yếu tố cầnthiết và thực sự quan trọng cần có để giải quyết những khó khăn trong cuộcsống của gái mại dâm
Cũng là con người nên mức độ tham vấn tâm lý của GMD cũng khácnhau, tùy thuộc vào từng thời điểm, từng sự việc họ gặp phải mà nhu cầu muốnđược tham vấn cũng không giống nhau:
Ý hướng nhu cầu tham vấn tâm lý: Đây là mức độ thấp nhất trong nhu cầutham vấn tâm lý của gái mại dâm Ở múc độ này, gái mại dâm chưa có ý thứcđược đối tượng thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý và phương thức để chiếm lĩnhđược đối tượng này Nhu cầu tham vấn tâm lý chỉ xuất hiện với dấu hiệu gái mạidâm cảm thấy mong muốn và cần thiết phải chia sẻ những khó khăn, lo lắng với
Trang 25một người khác không phải bản thân mình Đối tượng này thường là bạn cùngnghề, hoặc một trung tâm tham vấn tâm lý nào đó mà họ biết.
Ý muốn nhu cầu tham vấn tâm lý: Khi xuất hiện ý muốn được tham vấntâm lý sẽ khuyến khích gái mại dâm có nhu cầu được thỏa mãn giải tỏa tâm lý.Mức độ này cao hơn so với mức đọ trước bởi khi họ có ý muốn tham vấn tâm lýnghĩa là họ đã nhận thức được đối tượng thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý.Song họ lại gặp phải vấn đề là làm thế nào để có thể nhận được sự trợ giúp vềmặt tâm lý? Ở mức đọ này gái mại dâm đã xác định được đối tượng của nhu cầutham vấn tâm lý và tiếp tục thúc đẩy nó tìm kiếm cách thức điều kiện nhằm thỏamãn nhu cầu tham vấn tâm lý nào đó Vì vậy, trong những trường hợp này thìcác chuyên gia tham vấn tâm lý phải vừa giúp cho gái mại dâm giải tỏa đượcnhững khó khăn, vướng mắc và giúp họ hình thành được cảm xúc tích cực haygiải quyết được những khó khăn đó
Ý định nhu câu tham vấn tâm lý: Đây là mức đọ cao nhất của nhu cầutham vấn tâm lý, ý định tham vấn đã được ý thức đầy đủ cả về mặt đối tượng vàphương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý
Như vậy có thể nói nhu cầu tham vấn tâm lý dành cho gái mại dâm cónhiều mức độ và cung bậc khác nhau tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt làbản thân của mỗi người Việc nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý dành cho gáimại dâm trong các Trung tâm GDLĐXH sẽ giúp cho những đối tượng này tìmđược đối tượng phù hợp để thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của mình
1.4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tệ nạn mại dâm
Là một quốc gia coi mại dâm là một tệ nạn thì Đảng và Chính phủ đã đưa
ra nhiều chủ trương, chính sách và các giải pháp kịp thời nhằm đẩy mạnh, tăngcường công tác phòng chống mại dâm Các quan điểm phòng chống mại dâmđược thể hiện trong Nghị quyết của các Đại hội của Đảng:
Trong những năm 1986- 1990, khi đất nước bắt đầu thực hiện đường lốiđổi mới kinh tế, mặt trái của thị trường đã tác động đến sự phát sinh tệ nạn xãhội Vì vậy trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã xác định rõ chủtrương chính là phát động phong trảo toàn dân tham gia phòng ngừa và đấutranh với các loại tệ nạn xã hội
Ở giai đoạn 1991- 1995, khi tình hình tệ nạn mại dâm có nhiều diễn biếnphức tạp và có xu hướng gia tăng, Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm của mình
Trang 26trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII về công tác phòng chống tệ nạn xã hội
là phải có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma túy ở các địabàn phúc tạp và bức xúc nhất
Đến thời kỳ 1996- 2000, thực hiện theo hướng của Nghị quyết Đại hộiĐảng, lần thứ VIII, Đảng đã đưa ra chủ trương kết hợp hài hòa giưa tăng trưởngkinh tế và thực hiện công bằng xã hội, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trongviệc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và các tệnạn xã hội, nhất là trộm cắp, cờ bạc và mua bán dâm, mâ túy
Cho tới Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã chỉ rõ vấn đề mấu chốt là phải “Ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội, nhất là các tệ nạn mại dâm, ma túy và HIV/AIDS”
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thể hiện rõ trong các văn bản quyphạm pháp luật, pháp lệnh phòng chống tệ nạn mại dâm đã dần từng bước đivào cuộc sống
Tiếp theo là chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giaiđoạn 2001- 2005, chương trình phối hợp liên ngành, chống mại dâm gia đoạn2006- 2010, chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-
2015 (Quyết định 679/QĐ- TTg ngày 10/5/2011) đã đưa ra các quan điểm chỉđạo chủ yếu đó là:
- Lấy công tác phòng ngừa làm trọng tâm của Chương trình hành độngphòng, chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015, tập trung giải quyết tệ nạn mạidâm tại những tỉnh trọng điểm Tập trung và biện pháp tuyên truyền, giáo dục,nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, lối sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng,tạo sự đồng thuận của an toàn xã hội, phòng ngừa từ xa; tăng cường lồng ghépvới các chương trình an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội; quản lý chặt chẽ cácyếu tố dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ
có liên quan; gắn kết chặt chẽ với xây dựng môi trường lành mạnh, không cóTNXH, nhất là ở các địa bàn đông dân cư
- Nhà nước xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật vềphòng, chống tệ nạn mại dâm; đặt công tác phòng, chống mại dâm trong mốiquan hệ với phòng chống tội phạm về buôn bán người và bóc lột tình dục phụ
nữ, trẻ em
Trang 27- Chú trọng đến các hoạt động trợ giúp người bán dâm như phụ nữ, trẻ
em trong tiếp cận các dịch vụ xã hội ( giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe,thay đổi công việc) tại cộng đồng; tăng cường các giải pháp hỗ trợ tại gia đình
và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng, chống lây nhiềm HIV, tạocho họ các cơ hội thay đổi cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng xã hội
- Nhà nước đảm bảo và khuyến khích việc huy động các nguồn lực đầu tưcho công tác phòng, chống mại dâm phù hợp với khả năng và điều kiện pháttriển kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn Tập trung nguồn lực vàchỉ đạo công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm ở các địa bàn trọng điểm
- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, trên thế giới về phòng,chống mại dâm; phối hợp công tác phòng, chống mại dâm với phòng, chống buônbán phụ nữ, trẻ em vì mục đích bóc lột tình dục và phòng chống lây nhiễm HIV
- Nhìn chung, thông qua việc phác thảo sơ bộ một số quan điểm về vấn
đề tệ nạn mại dâm của các nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam cho thấyviệc nhận thức về tầm quan trọng của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội,nhất là tệ nạn mại dâm đã rõ ràng Việc giải quyết vấn đề mại dâm là vô cùngcấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay Muốn đất nước phát triển mạnh theocon đường CNH, HĐH thì phải dần từng bước ngăn ngừa và đẩy lùi tệ nạn xãhội, tạo sự an toàn, ổn định xã hội và phát triển bền vững
Trang 28KẾT LUẬN CHƯƠNG I:
Như vậy trong chương I, tôi đã trình bày một cách khái quát nhất về mạidâm và những vấn đề liên quan tới mại dâm như khái niệm, nguyên nhân, hậuquả, tác động cũng như những nguy cơ mà gái mại dâm có thể gặp phải trongquá trình hành hoạt động Ngoài ra tôi cũng trình bày những quan điểm của cácnước trên thế giới và Việt Nam về tệ nạn mại dâm, một số chính sách vàchương tình hành động của Đảng và Nhà nước ta cũng như các tổ chức liênquan như tạo một hành lang pháp lý để công cuộc phòng chống đạt được nhiềuthành quả tích cực
Qua chương I tôi cũng đã trình bày những khái niệm về tham vấn và nhucầu , nhu cầu tham vấn của gái mại dâm trong trung tâm, mức độ cần tham vấntrong mỗi hoàn cảnh.Và sự cần thiết của vai trò tham vấn trong cuộc sống củamỗi cá nhân trong đó có gái mại dâm
Như vây, với việc phân tích cơ sơ lý luận về mại dâm chúng ta sẽ có có sở
để tiến hành điều tra, đánh giá và phân tích nhu cầu tham vấn của gái mại dâmtrong trung tâm giáo dục lao động xã hội số II- Hà Nội
Trang 29CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA GÁI MẠI DÂM TRONG TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
XÃ HỘI SỐ II – HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
Trung tâm Giáo dục LĐ XH số II – Hà Nội được thành lập từ năm 1992theo quyết định số 178/QĐ-UB ngày 26 tháng 08 năm 1992 của Ủy Ban Nhândân thành phố Hà Nội Đây là một trong một số các Trung tâm được thành lậpvới mục đích là tập trung, giáo dục và phục hồi nhân phẩm cho những conngười lầm lỡ Tại đây những con người này đã tìm được sự đồng cảm, sẻ chia
và rất nhiều người trong số đó có thể quay về tái hòa nhập cộng đồng
Ngày 20/8/2001 một cơ sở khác của TT đã được thành lập với mục đíchhòan toàn khác, với nhiệm vụ có tính nhân đạo và nhân văn cao, đó là chăm sóccác trẻ em nhiễm HIV Hiện nay, các em nhỏ đang được chăm sóc tốt bằng tất
cả sự quan tâm và tình thương của mọi thành viên trong Trung tâm, nhất là củaBan lãnh đạo Trung tâm
Hiện nay số lượng cán bộ, nhân viên của Trung tâm là 106 người Trungtâm nằm trên địa bàn của Ba Vì trực thuộc Sở Lao động TBXH – Thành phố HàNội được giao nhiệm vụ : tiếp nhận, quản lý, giáo dục, chữa bệnh, phục hồihành vi nhân cách, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và tái hòa nhập cộngđồng cho các đối tượng là người nghiện ma túy( cả nam và nữ), nữ giới mạidâm, mại dâm nghiện ma túy, mại dâm nghiện ma túy nhiễm HIV và tiếp nhậnchăm sóc nuôi dưỡng trẻ mồ côi, bỏ rơi nhiễm HIV
Trung tâm GDLDXH thường xuyên nhận được sự chỉ đạo hướng dẫn trựctiếp về chuyên môn nghiệp vụ của lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xãhội va Chi cục PCTNXH Hà Nội, sự phối hợp giúp đỡ của Sở ban ngànhThành phố ban lãnh đạo các quận huyện đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
Trung tâm cũng có một đội ngũ cán bộ nhân viên luôn đoàn kết và có trình
độ chuyên môn nhiều kinh nghiệm trong công tác Quản lý giáo dục, chữa bệnh,dạy nghề và lao động sản xuất cho các đối tượng trong Trung tâm
Tuy nhiên đối tượng vào Trung tâm trong những năm gần đây ngày càngđông về số lượng, phức tạp về loại đối tượng và nhân thân Trung tâm thuộc
Trang 30kinh tế khó khăn, trên 90% không có nghề nghiệp, xuất thân từ nhiều thànhphần xã hội, trình độ văn hóa còn nhiều kém, ít hiểu biết về xã hội, thiếu sựquan tâm của gia đình, quen với lối sống tự do, buông thả lại lười lao động,thích hưởng thụ… Vào Trung tâm tư tưởng không ổn đinh Hành động bấtthường, bất mãn, trả thù đời, chống đối.
Đa số đối tượng không có người nhà hoàn chỉnh, kinh tế lại khó khăn, tên70% không có người thăm nuôi trong suốt thời gian ở Trung tâm Hơn nữa hồ sơvới địa chỉ thật cũng không nhiều nên rất khó khăn cho việc phối hợp với địaphương, gia đình để quản lý giáo dục và giúp đỡ học viên tái hòa nhập cộng đồng
Cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
2.1.2 Tình hình chung về đối tượng nghiên cứu
Trung tâm GDLĐXH số II – Hà Nội quản lý nhiều đối tượng khác nhautrong đó đối tượng chính là gái mại dâm Trong vòng 4 năm từ 2008- 2011 thìTrung tâm đã tiếp nhận, chữa trị, giáo dục, dạy nghề và tái hòa nhập cộng đồngcho rất nhiều chị em
(Nguồn khảo sát, nghiên cứu năm 2011)
Như vậy nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng số lượng gái bán dâm được đưavào Trung tâm có sự thay đổi theo từng năm Riêng năm 2008 là có số lượngcao nhất lên tới 688 người nhưng số ở lại chỉ có 370, ít nhất là năm 2010 với
541 và số lượng ở lại là 327 Sở dĩ số lượng được tiếp nhận thì nhiều nhưng số
ở Trung tâm lại giảm vì đa số những cô gái khi bị bắt lần đầu đều khai với cán
Trang 31bộ rằng đây là lần đầu bán dâm và chỉ cần có người bảo lãnh thì họ sẽ được thả.Hoặc những cô gái đang có “ sắc” thì cũng tìm cách để trốn chứ nhất quyếtkhông ở lại Trung tâm Những cô gái chấp nhận ở lại là không còn chỗ để đi về,hoặc bản thân đã bị bắt nhiều lần, hồ sơ được lưu lại trong Trung tâm nênkhông thể ra được Hiện nay đối tượng là gái mại dâm trong Trung tâm cókhoảng 630 người.
Về hoàn cảnh gia đình:
Theo như kết quả điều tra của chúng tôi thì có thể thấy rằng những cô gáibán dâm đang có mặt trong Trung tâm đều được sinh ra và lớn lên ở nhiều tỉnhthành khác nhau, nhưng đa số đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ lyhôn không quan tâm tới con cái hoặc những gia đình nghèo khó không thể chocon cái học hành tử tế Đa số những cô gái bước vào nghề này đều có một nỗibất hạnh bởi phía sau những hành vi bất cần, chán đời, đi dạt là những giấc mơ
bị bỏ dở, những tâm hồn bị chà đạp và xúc phạm cũng như sự thiếu thốn tìnhcảm của người thân trong gia đình Hơn 70% số học viên là gái mại dâm trongTrung tâm đều không có người thăm nuôi, không bạn bè hoặc có cũng chỉ lànhững người đồng nghiệp, Họ chán đời, trả thù đời và mặc kệ tương lai Họ đa
số là những cô gái từ nông thôn, thậm chí những đồng tiền mà các cô gái bándâm lại chính là nguồn thu nhập chính của gia đình, và cũng có một số là những
cô gái ngây thơ nhẹ dạ bị lừa vào các ổ bán dâm và bị ép bán dâm Phỏng vấnsâu em Nguyễn Thị H hiện đang vừa học việc vừa chữa bệnh trong Trung tâm
em tâm sự về hoàn cảnh của gia đình em: “ Nhà em ở mãi tận Cao Bằng, bố mẹ sinh được 5 chị em đều là con gái nên bố em thường xuyên đánh đập mấy mẹ con em một cách thậm tệ, em là con thứ 2 Chị của em hơn em 2 tuổi phải bỏ học khi mới lớp 5 vì bố bảo con gái không cần học nhiều, chỉ cần biết đẻ Lúc
em bị bố bắt bỏ học là lớp 7 vì không có tiền đóng học phí Nghỉ học ở nhà luôn nhìn thấy những cơn say nhem của bố, sự nhẫn nhục của mẹ và những trận đòn
vô tội vạ nên có bạn rủ em xuống Hà Nội làm thuê là em đi liền mà không cần suy nghĩ Đã hơn 2 năm em không trở về ngôi nhà mà em cho là địa ngục ấy.
Em không bằng cấp nhưng lại có ngoại hình ổn nên xin được vào làm trong một quán café và trở thành gái gọi từ lúc nào không hay Em kiếm cũng được nên hay gửi về nhà cho mẹ một phần, phần còn lại thì ăn tiêu Tới lúc bị bắt
Trang 32vào đây rồi em vẫn không muốn cho mẹ và các em biết vì em sợ mọi người sẽ dị nghị gia đình em có đứa con mất nết”
Biểu đồ 1: Hoàn cảnh gia đình của gái mại dâm trong Trung tâm
27%
3%
70%
Khó khăn Trung bình Khá
Nguồn khảo sát, nghiên cứu năm 2011
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy hơn 70% những cô gái này đều có hoàncảnh gia đình khó khăn, 27 % có hoàn cảnh gia đình trung bình và chỉ có 3%trong số đó có hoàn cảnh gia đình khá
Như vậy có thể nhận ra rằng những cô gái bán dâm đều có hoàn cảnhkinh tế gia đình khó khăn, không được học hành và đa số họ đều là nạn nhâncủa bạo hành, của những lần bị tổn thương tinh thần do người thân gây ra và vìkhông có lập trường ổn định nên bước vào con đường lầm lỗi với mục đích trảthù đời, cố số ít muốn được hưởng thụ và giàu nhanh Và sự phân biệt về giớitrong các gia đình cũng là một nguyên nhân để nhiều cô gái sa chân vào hoạtđộng này
Hơn 10 năm quản lý, giáo dục học viên ở Trung tâm số 2, chị Thìn một
cán bộ đúc kết: “ hầu hết trẻ vị thành niêm phải đưa vào đây đều có hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc như bố mẹ ly hôn, đi tù hoặc buông lỏng quản lý, không quan tâm con cái Do thiếu giáo dục, thiếu sự quan tâm nên chúng sớm
“ thoát” khỏi gia đình và sa vào tệ nạn”
Trang 33Về độ tuổi:
Một thực tế đáng lo ngại cho thấy hiện nay gái mại dâm đang ngày càngđược trẻ hóa về độ tuổi Thậm chí có nhiều gái bán dâm chưa qua tuổi 15.Những học viên trong Trung tâm hiện nay đều có độ tuổi khá trẻ
Biểu đồ 2: Độ tuổi của gái mại dâm trong Trung tâm
Nguồn khảo sát nghiên cứu năm 2011
Nhìn vào biểu đồ cho ta thấy rằng độ tuổi của học viên là gái mại dâmtrong Trung tâm là khá trẻ Dưới 18 tuổi chiếm 13% với 82 người, từ 18 – 25tuổi chiếm cao thứ nhì 36% với 227 người, từ 26 – 35 tuổi chiếm cao nhất tới
41 % với 258 người, trên 35 tuổi chỉ chiếm 10% với 63 người Trên thực tếtuổi của gái mại dâm còn trẻ hơn rất nhiều so với tuổi của gái mại dâm trongTrung tâm bởi những đa số học viên khi chấp nhận ở lại Trung tâm này là doquá già, không còn giá trị nữa, hoặc số ít do không thể xin ra được, không cóchỗ nào để đi, có không ít những cô gái sinh năm 1996, 1997 Đều là những cáituổi đang cắp sách tới trường nhưng lại có thâm niên nghề không dưới 2 năm,nhưng vì sự buông lỏng của gia đình và người thân khiến con cái của họ không
ý thức hết được những việc làm của mình
Về trình độ học vấn, nghề nghiệp
Hiện tại trong Trung tâm có 630 học viên là gái mại dâm đang học tập vàchữa trị cũng như phục hồi nhân phẩm.Tuy nhiên họ đến từ nhiều địa phươngkhác nhau, nhưng họ có cùng một đặc điểm chung là trình độ học vấn thấp,thậm chí có không ít người chưa biết viết, viết đọc Họ đều bỏ học giữa chừng
Trang 34do nhiều nguyên nhân khác nhau, đều là những cô gái không có nghề nghiệp
ổn định mà làm những nghề nhạy cảm như tiếp viên quán bia ôm hay quánkaraoke…Có không ít những cô gái này là học sinh đang học cấp II, cấp IIInhưng vì chán học, bỏ nhà đi dạt, không có tiền tiêu nên cũng trở thành gái bándâm…Và cũng không ít người do thiếu hiểu biết, không được tiếp cận về cácthông tin liên quan đến tệ nạn này nên bị lừa, bị ép trở thành gái bán dâm Họ bị
dỗ ngon, dỗ ngọt với những chiêu bài rất tinh vi đánh trúng vào tâm lý củanhững cô gái trẻ lười lao động nhưng thích mặc đẹp, chơi trội…
Biểu đồ 3 Trình độ học vấn của gái mại dâm trong Trung tâm
cấp I cấp II cấp III TC-CĐ-ĐH
Series1
Nguồn khảo sát nghiên cứu năm 2011
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng những học viên trong Trung tâm đa số chỉtốt nghiệp cấp I và cấp II Số học viên tốt nghiệp cấp I là 310 người chiếm49,21%, cấp II 260 người chiếm 41,27%, còn cấp III chỉ có 50 người chiếm7,9% và tỷ lệ chưa biết đọc, biết viết là 8 người chiếm 1,3% , trình độ TC- CĐ-
ĐH chỉ có 2 người chiếm 0,3% Như vậy nhìn vào trình độ học vấn của các họcviên như vậy thì chúng ta biết được rằng đa số họ không có nghề nghiệp ổnđịnh, đa số là làm nông, không có nghề hoặc làm các nghề dịch vụ nhạy cảmhoặc chỉ đang là học sinh, lười lao động bị lừa gạt, dụ dỗ bởi những lời ngônngọt của các tú bà, tú ông và bọn bảo kê…
Không phải 100% họ tự nguyện bước vào con đường lầm lỗi này nhưng
có thể thấy rằng đa số họ đều có trình độ học vấn thấp, lại không có nghềnghiệp nên dễ bị đưa đẩy bước vào con đường này Họ đa số là người từ các địaphương khác ra Thành phố làm thuê vì ga đình khó khăn không có điều kiệnhọc tiếp hoặc bị bố mẹ bỏ rơi vì ly hôn nên không có người quan tâm chăm sóc
Trang 35Ra Thành phố lại không có tay nghề, không hiểu biết, bị người xấu lừa gạt nên
bị đưa vào các ổ mại dâm
Và sức khỏe của những cô gái này xuống cấp một cách trầm trọng là hậuquả của những cuộc vui thâu đêm, tác dụng của những viên thuốc kích dục và
cả tần suất làm việc của họ khi phục vụ khách mua dâm Họ trong người đãmang nhiều mầm bệnh những không có cơ hội được chữa trị triệt để mà theothời gian nó ăn mòn con người họ Chỉ khi không thể hành hạ được thân xácnữa rồi bị bắt vào Trung tâm mới được chữa trị và quan tâm
Về tâm lý
Tất cả gái mại dâm khi vào Trung tâm đều có tâm lý không ổn định, luôn
có thái độ chống đối, không chấp hành các quy định của Trung tâm Thậm chí
có không ít những học viên còn tìm quấy rối học viên khác Học viên cũ bắt nặthọc viên mới Có một số học viên khác lại thể hiện thái độ chán chường, khôngmuốn giao tiếp, không muốn tiếp xúc hay nói chuyện với người khác Bất cầnđời, bất mãn với cuộc sống, tư tưởng không ổn định Thường xuyên lo lắng, bất
an, sợ hãi Có không ít học viên tỏ thái độ không hợp tác vì cho rằng mìnhkhông thể sống được lâu nữa Nói chung tất cả các học viên khi bước vào Trungtâm đều có tâm lý không chấp nhận với cuộc sống trong Trung tâm, hoặc khôngquan tâm với mọi thứ xung quanh Một số học viên trong Trung tâm lại bị xâmhại tình dục nên rất sợ khi tiếp xúc với người lạ và ở chỗ đông người, lại tự ti,mặc cảm về bản thân Họ lại có một khoảng thời gian khá dài luôn sống trong
ức chế nên tâm trạng lo âu, sợ sệt Họ lại không nhận được sự giúp đỡ chia sẻcủa người thân và gia đình nên tâm lý của họ càng trở nên trầm trọng hơn
Và trong khuôn khổ bài khóa luận của mình, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn
về đời sống tình cảm của các học viên trong Trung tâm Mà cụ thể là tìm hiểunhu cầu tham vấn tâm lý của 50 học viên là gái mại dâm và 10 cán bộ xã hộicủa Trung tâm để nghiên cứu xem họ thường gặp những khó khăn gì trong lĩnh
Trang 36vực nào, mức độ của các khó khăn đó, họ có những hiểu biết gì về tham vấntâm lý và sử dụng các dịch vụ đó như thế nào…từ đó nhằm đề ra các phươnghướng, giải pháp và hình thức tham vấn thích hợp – với vai trò là công cụ hỗ trợtâm lý một cách hữu hiệu đến gần với mọi người hơn, nhất là gái mại dâm.
2.2 Nhận thức của gái mại dâm về cuộc sống thực tại và những khó khăn tâm lý đang đối mặt
Nhu cầu của con người chỉ xuất hiện khi trong bản thân mỗi người cónhững đòi hỏi và những nhu cầu đó cần phải được đáp ứng để con người tồn tại
và phát triển Nhu cầu tham vấn tâm lý được xếp ở mức cao hơn so với nhữngnhu cầu khác và đối với gái mại dâm trong Trung tâm thì họ rất cần được đápứng để có thể giải quyết được những khó khăn, vướng mắc và có một tâm lý ổnđịnh hơn, tích cực hơn trong suy nghĩ và hành động của mình
2.2.1 Nhận thức của gái mại dâm về cuộc sống thực tại.
Để tìm hiểu về nhận thức của gái mại dâm về cuộc sống thực tại thì thông
qua câu hỏi : “Chị/ bạn cảm thấy cuộc sống hiện tại của mình như thế nào?”
và kết quả đã được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Nhận thức của gái mại dâm về cuộc sống hiện tại theo độ tuổi
1 Rất yên tâm và hài lòng
2 Nói chung là yên tâm
3 Có chút lo lắng, bất an
4 Thường xuyên lo lắng, bất an
Nhìn chung học viên là gái mại dâm trong Trung tâm khi được hỏi đều tồntại cảm giác lo lắng, bất an nhưng mức độ của họ thì không giống nhau Chỉ có
Trang 375, 8% học viên là gái bán dâm trả lời là hài lòng với cuộc sống hiện tại trongkhi đó có tới 47,61% người thường xuyên lo lắng, bất an và 35,88% người chorằng có chút bất an và lo lắng Đây quả thực là một thực trạng rất đáng lo ngại
về những khó khăn tâm lý mà gái mại dâm đang phải đối mặt Chính những khókhăn này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các học viên trong quá trình lao động học
tập cũng như học nghề Chị S tâm sự: “ Chị vào Trung tâm được 4 tháng rồi nhưng không có ngày nào chị được yên giấc dù các cán bộ thường xuyên động viên chị rất nhiều Những ám ảnh của quá khứ cứ hiện về trong mỗi giấc mơ, bị người ta bán vào ổ mại dâm rồi trở thành một món hàng cho người ta nhưng điều khiến chị càng đau đớn hơn, tủi nhục hơn là khi bố mẹ không quan tâm tới chị khi biết rằng chị đã từng là gái mại dâm, liệu chị còn có con đường nào
để đi không? Cuộc đời chị thế là chấm hết!” Hay Trang cũng chia sẻ : “ Không biết em trở thành gái gọi lúc nào chị ah! Không đêm nào em không đi khách và
em cứ sống như thế cho tới ngày bị bắt vào đây thì em mới biết rằng mình vẫn
là con người những mà em không biết khi ra khỏi Trung tâm rồi em sẽ làm gì, ở đâu khi cả làng biết em làm nghề này rồi! Ngay cả gia đình em cũng còn không chấp nhận thì ai có thể chấp nhận em, em rất sợ cái nhìn khinh miệt của mọi người lắm, em không dám về làng lâu rồi!”
Dựa theo lứa tuổi cho thấy, ở 2 lứa tuổi dưới 18 tuổi và dưới 25 tuổi đềuthường xuyên lo lắng và bất an trong khi với những người trên 25 tuổi lại chọn
có chút lo lắng bất an
Thực tế qua tìm hiểu cho thấy rằng những em ở lứa tuổi dưới 18 và dưởi
25 có rất nhiều khủng hoảng tâm lý hơn do đa số họ không thực sự muốn vàoTrung tâm, hơn nữa khi bước vào con đường mại dâm chúng không nghĩ nhiềunhưng lúc vào đây thì họ mới thấy ân hận với những hành vi sai trái của mìnhcũng như lo lắng cho một tương lai còn dài phía trước Trong khi đó các họcviên ở tuổi trên 25 lại có cái nhìn khác về cuộc sống thực tại của mình bởi với
họ đây giống như một ngôi nhà thứ hai của mình vậy Chị Giang chia sẻ: “ Đây
là lần thứ 2 chị vào Trung tâm, và chị thấy hài lòng với những gì hiện tại bởi khi ra khỏi Trung tâm khi người ta biết chị làm nghề bán dâm thì đều xa lánh
và khinh thường chị Muốn về quê thì cũng không thể vì bố mẹ đều đã mất, anh chị em thì miệt thị nên lần này nếu được chị xin được ở lại Trung tâm làm việc” Với tâm trạng bất an và thường xuyên lo lắng thì M tâm sự: “ Không biết
Trang 38bố mẹ có tha thứ cho em không nữa, em thấy hối hận lắm, chỉ vì những ham muốn nhất thời mà em đánh đổi cả tương lai phía trước, liệu bố mẹ em có chấp nhận em nữa không, khi em bị đưa vào đây em gọi muốn bố lên bảo lãnh chô
em nhưng mà tới giờ vẫn không thấy bố mẹ đâu”
Như vậy có thể thấy được rằng đa số những học viên đang ở tuổi dướituổi 25 đều có những tâm lý lo lắng về việc bị bố mẹ hay người thân khôngchấp nhận, trong khi đó với những người ở lứa tuổi trên 25 lại lo lắng về nghề
nghiệp, tương lai sau này và chồng con Chị T 27t tâm sự: “ ở cái tuổi mà mấy đứa trong xã đều đã có gia đình, con cái những chị vẫn ngồi đây, không đường
để về, không nghề nghiệp và danh dự thì chẳng còn gì., chị đang học nghề cắt may nhưng vẫn thấy lo lắng khi mà ai sẽ nhận chị vào làm và có ai tin tưởng một kẻ đã từng làm gái gọi”
Và chính những bất an đó khiến họ thường xuyên lo lắng, bất an trongcuộc sống của mình
2.2.2 Mức độ khó khăn tâm lý gái mại dâm đang phải đối mặt
Khi gái mại dâm nhận thức về cuộc sống của mình như vậy thì bản thân
họ đang gặp phải những khó khăn tâm lý gì?
Với câu hỏi “ trong cuộc sống có bao giờ chị/bạn gặp phải những khó khăn, vướng mắc chưa? và bản thân không thể tự giải quyết được cần sự giúp đỡ?” sẽ giúp chúng ta hiểu được một phần nào đó những khó khăn đó.
Qua tổng kết của bảng hỏi đã thu thập được thì trong số 50 người đượchỏi có tới 48/ 50 người đều có câu trả lời là có Đây là một con số đáng đểchúng ta phải suy nghĩ bởi qua con số này chúng ta biết được rằng đa số nhữnghọc viên ở đây đã và đang gặp phải những khó khăn trong tâm lý Chỉ có 4%/96% có câu trả lời là không và thông qua phỏng vấn sâu thì cho thấy rằng hiệntại họ đang hài lòng với cuộc sống hiện tại nhưng bản thân họ cũng đã từng trảiqua rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là khó khăn trong tâm
lý Chị Phùng Thị T tâm sự: “ Với chị mọi thứ như bây giờ là quá tốt, mới 25 tuổi nhưng 8 năm làm gái đứng đường, chị không xem mình là con người từ lâu lắm rồi và chị không xứng để được người ta gọi là chị Vậy mà khi vào Trung tâm này chị mới thấy rằng mình vẫn còn giá trị lắm, mình cũng có những năng khiếu mà người ta không thể có đó là kỹ thuật cắt tóc của chị Giờ chị trở thành một người chị được nhiều học viên mến, cán bộ quan tâm, chị quyết định đoạn
Trang 39tuyệt với quá khứ dơ bẩn của chị để viết lại một cuộc đời mới dù không mấy dễ dàng nhưng chị sẽ cố gắng và chị thực sự thầm cám ơn số phận vì cho chị một cuộc sống như hiện tại”.
Như vậy chị đã không phủ nhận những khó khăn của quá khứ nhưng bởi vì
nó quá xót xa và cay đắng nên chị muốn quên đi Còn với một học viên khác
khi trả lời là không có khó khăn gì cũng chia sẻ: “ Mình đã làm thì mình chịu, biết con đường mình đã chọn là không tốt đẹp gì đáng bị lên án nhưng mà cuộc sống bắt buộc thôi, ai mà chẳng muốn được người ta tôn trọng, được quan tâm chứ nhưng mà số phận không cho phép nên đành chấp nhận, mình đã gây ra thì không nên nhờ gì ai hết, tất cả sẽ qua thôi, hối hận hay lo lắng thì cũng chẳng giải quyết được gì.”
Như vậy, hầu hết học viên là gái mại dâm được khảo sát đểu gặp phảinhững khó khăn tâm lý và ở những mức độ khác nhau Có người nhìn nhận mộtcách thẳng thắn nhưng cũng không ít người né tránh hay phủ nhận sự ồn tại của
nó Có người sẵn sàng chia sẻ nhưng có người lại lo lắng không yên nhưng khihỏi thì lại lẩn tránh và không muốn trả lời Vậy những khó khăn tâm lý của họ ở
mức độ nào? Qua câu hỏi “ chị/bạn thấy những khó khăn đó ở mức độ nào?” Sẽ
trả lời được câu hỏi đó Và kết quả của nó được thể hiện ỏ bảng sau:
Bảng 3: Mức độ khó khăn tâm lý của gái mại dâm đang đối mặt theo
Trang 403 Ít nghiêm trọng
4 Không nghiêm trọng
Kết quả rất nghiêm trọng đứng ở vị trí cao nhất chiếm 40,29% và thứ hai
là ít nghiêm trọng chiếm 25,21%, nghiêm trọng chiếm 20,29% và thấp nhất làkhông nghiêm trọng chiếm 14,31% Như vậy nhìn vào kết quả cho chúng tathấy được rằng so với những người ở lứa tuổi dưới 18 thì mức độ rất nghiêmtrọng chỉ chiếm 18,18% trong khi đó với người trên 25 tuổi lại chiếm tới71,44% Và điều này khá mâu thuẫn với số liệu thống kê về nhận thức của cáchọc viên về cuộc sống thực tại vừa được phân tích ở trên Và kết quả điều tracho thấy rằng đa số những người ở trên tuổi 25 đã khá chín chắn trong suy nghĩcũng như nhận thức nên họ biết được vấn đề mình đang gặp phải ở mức độ nàocòn với lứa tuổi dưới 18 và dưới 25 thì ngược lại do vẫn còn bồng bột trong suynghĩ cũng như việc kiềm chế cảm xúc chưa tốt nên khi gặp vấn đề gì đó khácthường là tỏ ra lo lắng bất an nhưng lại quên rất nhanh bởi nhiều cám dỗ và hờihợt trong suy nghĩ Trong Trung tâm có rất nhiều học viên trẻ chỉ gặp một chútkhó khăn như lo sợ bị nhiễm HIV trong quá trình ăn uống tại Trung tâm nên đãnhất quyết không chịu ăn cùng, thậm chí nghi ngờ bạn cùng phòng bị HIV nên
đã đòi cán bộ phải đổi phòng Song chỉ ngay sau đó mấy ngày thấy mọi ngườivẫn ăn uống bình thường nên học viên đó đã chấp ăn chung như không có vấn
đề gì và cũng không còn kỳ thị với người cùng phòng kia nữa Hay có một sốhọc viên trẻ khác cũng vậy, thấy một số nốt mẩn đỏ trên người là luôn lo sợmình bị HIV nên tỏ thái độ chán chường, không chịu lao động mà cách ly hẳnvới mọi người nhưng khi nốt đó lặn thì họ lại trở lại bình thường như chưa cóviệc gì xảy ra Trong khi đó với lứa tuổi trên 25 thì không giống như vậy, bảnthân họ biết được mình đang gặp phải khó khăn gì và đa số những khó khăn đó
họ biết được nó ở mức độ nào Với những khó khăn nhỏ thì họ có thể bình tĩnh
để đối mặt và giải quyết được
Theo chị Mai- một cán bộ của Trung tâm đã làm việc 10 năm cũng chia
sẻ: “ Những học viên mới lúc vào Trung tâm đa số đều có thái độ chống đối và không chấp hành những nội quy của Trung tâm, luôn có những hành vi bất ổn định như lo lắng, không muốn giao tiếp với mọi người Thậm chí có không ít học viên còn đòi tự tử khi biết mình bị HIV, rồi học viên cũ bắt nạt học viên