1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội hiện nay

145 356 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Phỏng vấn tạo động lực được sử dụnghiện nay như một phương pháp thực hành hiệu quả đã được kiểm chứng trong điều trị các cánhân có rối loạn sử dụng chất.Phỏng vấn tạo động lực tập trung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

BÀN THỊ HÀ

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ

CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

BÀN THỊ HÀ

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ

CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 60310401

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS Trần Thị Minh Đức, người đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua Sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô đã giúp em hoàn thành đề tài này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới các cán bộ, nhà tham vấn

và các học viên cai nghiện tại trung tâm Giáo dục lao động xã hội đã cho em những

ý kiến quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn

Do điều kiện và năng lực của bản thân nên luận văn của em chắc chắn không tránh khỏi những sai sót , rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của các thầy cô

và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Trần Thị Minh Đức - Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa học xã hội và Nhân văn Các số liệu , kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ mô ̣t công trình nào khác

Tác giả luận văn

Bàn Thị Hà

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Giả thuyết nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Đóng góp mới của luận văn 8

8 Cấu trúc của luận văn 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ CHO NGƯỜI NGHIỆN 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu về xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy 9

1.1.1 Một số hướng tiếp cận về người nghiện ma túy trên thế giới và một số nghiên cứu trên thế giới về quy trình tham vấn tâm lý 9

1.1.2 Các nghiên cứu về quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy ở Việt Nam 15

1.2 Lý luận nghiên cứu về tham vấn tâm lý và xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy 18

1.2.1 Tham vấn và khái niệm tham vấn 18

1.2.2 Khái niệm ma túy, nghiện ma túy, người nghiện ma túy và đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy 22

1.2.3 Khái niệm tham vấn cho người nghiện ma túy 32

1.3 Quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy 34

1.4 Các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy trình tham vấn tâm lý và xây dựng quy trình này cho người nghiện ma túy tại trung tâm 35

1.4.1 Sự quyết tâm cai nghiện của người nghiện ma túy 35

1.4.2 Vai trò của gia đình 36

1.4.3 Sự hỗ trợ của trung tâm cai nghiện ma túy 38

1.4.4 Vai trò của nhà tham vấn cho người nghiện ma túy 39

Tiểu kết chương 1 41

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

Trang 6

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 42

2.2 Tổ chức nghiên cứu 43

2.3 Nội dung nghiên cứu 44

2.3.1 Nội dung nghiên cứu lí luận 44

2.3.2 Nội dung nghiên cứu thực tiễn 45

2.4 Phương pháp nghiên cứu 46

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 46

2.4.2 Phương pháp phỏng vấn 46

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 47

2.4.4 Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến 47

2.4.5 Phương pháp thống kê toán học 49

2.4.6 Phương pháp tham vấn trực tiếp 49

2.5 Thang đánh giá 52

Tiểu kết chương 2 53

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

3.1 Thực trạng hoạt động tham vấn cho người nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục Lao động xã hội 54

3.1.1 Các nguyên nhân gây nghiện ma túy ở nhóm khách thể nghiên cứu báo cáo 54

3.1.2 Các hình thức tổ chức tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục Lao động xã hội 56

3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục Lao động xã hội 58

3.1.4 Nội dung tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm 62

3.2 Quy trình tham vấn cho người nghiện ma túy 67

3.2.1 Đánh giá về các bước tham vấn 67

3.2.2 Quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy 74

3.3 Những thay đổi của người nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục Lao động xã hội trước và sau khi tham vấn 101

KẾT LUẬN 106

KHUYẾN NGHỊ 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.2 Điểm trung bình các thang đo và điểm xếp hạng giá trị trung

Bảng 3.1 Đánh giá của cán bộ tham vấn và người nghiện ma túy về

Bảng 3.2 Đánh giá của cán bộ tham vấn và người nghiện ma túy về

Bảng 3.3 Đánh giá của cán bộ tham vấn và người NMT về các yếu tố

Bảng 3.4 Đánh giá của cán bộ tham vấn về nội dung tham vấn cho

Bảng 3.5 Đánh giá của người nghiện ma túy về những vấn đề người

Bảng 3.9 Đánh giá sự thay đổi cảm xúc của người nghiện ma túy trước

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ma túy được coi là hiểm họa đối với loài người và đã thực sự trở thành vấn đề nóng bỏng, vượt qua biên giới của mỗi quốc gia Ma túy gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội: Trực tiếp phá vỡ hạnh phúc gia đình của những người mắc nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách của người nghiện ma tuý, là mối hiểm hoạ đối với tương lai, nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau; đồng thời nó còn tác động xấu đến an ninh trật tự, sự ổn định và sự phát triển của xã hội Vì vậy, việc chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn nghiện ma tuý nói riêng hiện nay đã và đang trở thành các chương trình toàn cầu

Ý thức được tác hại của tệ nạn ma túy đến sức khỏe, kinh tế, văn hóa, xã hội, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống ma túy trên 3 lĩnh vực "giảm cung, giảm cầu và giảm hại", đặc biệt là công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy

Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali- nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đang trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác

mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế- xã hội, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển ”[21] Như vậy, việc buôn bán, sử dụng và lạm dụng ma túy đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe người sử dụng mà còn với gia đình và xã hội, đặc biệt khi nhu cầu dùng chất ma túy ngày càng tăng có thể

Trang 10

liên quan đến các hành vi bạo lực như trộm cắp, giết người để đáp ứng nhu cầu dùng chất ma túy

Theo thống kê chưa đầy đủ về tình hình sử dụng ma túy bất hợp pháp trên toàn thế giới năm 2011, có khoảng từ 149 triệu người đến 272 triệu người tức 3,3%- 6,1% dân số từ độ tuổi 15- 64 sử dụng ma túy bất hợp pháp ít nhất 1 lần/năm, khoảng 1/2 số đó là người nghiện thường xuyên, trong khi đó vào những năm 1990 chỉ khoảng từ 15 triệu người- 39 triệu người nghiện Có khoảng 125 triệu người- 203 triệu người sử dụng cần sa, tăng 2,8%- 4,5% so với năm 2009 Số người sử dụng cocain chiếm khoảng 0,3%- 0,5% dân số thế giới trong độ tuổi 15-

64 tuổi, tức là khoảng 14 triệu- 20 triệu người.[1, tr.13]

Tại Việt Nam, số liệu thống kê về sử dụng ma túy và nghiện ma túy cho thấy, tính trung bình mỗi năm, cơ quan Nhà nước tổ chức cai nghiện cho khoảng 50.000 người, ước tính có khoảng 30.000 người nghiện đang bị quản lý trong các nhà tù, trại giam do vi phạm pháp luật và do nhiều nguyên nhân khác nhau, ước tính có khoảng 70%- 80% số người sau cai nghiện khi trở về với gia đình, cộng đồng từ các trung tâm cai nghiện đã quay trở lại sử dụng ma túy thường xuyên trong vòng một năm sau [2]

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài "Xây dựng

quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục lao động

xã hội hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội Trên cơ sở đó, xây dựng quy trình tham vấn tâm lý và ứng dụng thử nghiệm cho người nghiện ma túy tại trung tâm

3 Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy

Trang 11

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Người nghiện đang tham gia cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động

ma túy

- Về khách thể nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu 47 học viên cai nghiện tại Trung tâm và 21 nhà tham vấn đang làm việc tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện

ma túy

- Nghiên cứu, tìm hiểu công tác hỗ trợ và tham vấn tâm lý cho người cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình tham vấn cho người nghiện ma túy

- Đề xuất và thử nghiệm quy trình tham vấn tâm lý cho người cai nghiện

ma túy

5 Giả thuyết nghiên cứu

Việc tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động

xã hội hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong muốn do chưa được áp dụng thao một quy trình chuẩn nào Nếu xây dựng và thử nghiệm các kỹ thuật tham vấn tâm lý theo một quy trình khoa học thì sẽ giúp người nghiện ma túy ổn định về tâm lý, tham gia tốt hơn vào quá trình cai nghiện và chống tái nghiện

Trang 12

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

6.2.2 Phương pháp tham vấn trực tiếp

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

6.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

6.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

7 Đóng góp mới của luận văn

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận và khuyến nghị, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 13

1.1.1.1 Một số hướng tiếp cận về người nghiện ma túy

Từ góc độ tâm lý học các nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề nghiện, nghiện ma túy và quy trình tham vấn hỗ trợ tâm lý cho người nghiện trên cơ sở các lý thuyết khác nhau của tâm lý học như Phân tâm học, tâm lý học xã hội, nhận thức hành vi cụ thể:

Tiếp cận phân tâm học:

Cách tiếp cận này rất được thịnh hành ở Pháp Theo thuyết này thì việc dùng

ma túy có liên quan tới các xung đột và các rối nhiễu trong quá trình phát triển O.F.Kernberg (1975) cho rằng khi xung đột Edipe còn tồn tại ở tuổi thanh thiếu niên, thì những người ở lứa tuổi này sẽ tìm kiếm sự giải thoát tội lỗi và các ức chế khác ở việc dùng ma túy [46.] Điều này lý giải tại sao thanh thiếu niên là lứa tuổi nhạy cảm với ma túy Người nghiện ma túy phản ánh thể thức phòng vệ chống lại sự lệ thuộc vào khách thể ( ở đây là bà mẹ ) của chủ thể và đe dọa ái kỷ mà nó quy định Ma túy sẽ là khách thể giả thay thế, tượng trưng cho bà mẹ thuộc tuổi ấu thơ Ma túy đã được khách thể hóa và lúc này thanh thiếu niên khép mình trong mối quan hệ với ma túy

Tiếp cận này tập trung vào quá trình phát triển, đặc biệt là thời thơ ấu của con người và cho rằng những lệch lạc của sự phát triển sẽ kéo theo những rối nhiễu hành

vi Quá trình trị liệu phân tâm nếu hóa giải được những xung đột vô thức này của người nghiện thì họ có thể trở nên không cần phụ thuộc vào ma túy nữa

Tiếp cận nhận thức xã hội:

Trong cách tiếp cận này mà A.Bandura là một đại diện thì theo ông nhận thức về khả năng của mình là khái niệm trung tâm của sự điều chỉnh hành vi của bản thân [44.] Khái niệm “cái tôi hiệu quả” (Self – efficacy ) do ông đưa ra được ứng dụng trong

Trang 14

nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực nghiện Theo ông “cái tôi hiệu quả” là khả năng thực sự có thể làm một việc gì đó, là sự đánh giá của con người

về khả năng của mình trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau

Chính cảm giác về cái tôi không hiệu quả, yếu đuối và bất lực của cá nhân trong cuộc sống làm phá hại niềm tin vào bản thân của chính họ Điều đó khiến họ dễ mắc vào mọi sự cám dỗ trong đó có ma túy

A.Bandura cho rằng cảm giác về “ cái tôi hiệu quả “ là chìa khóa trả lời cho sự tái nghiện của những bệnh nhân nghiện rượu và ma túy Những chương trình trị liệu làm nhằm tăng tính hiệu quả của cái tôi của ông đã giúp bệnh nhân vượt qua được nỗi

sợ hãi của đau đớn và bất lực cũng như ứng phó một cách hợp lý hơn với hoàn cảnh Nhờ đó mà quá trình cai nghiện diễn ra có hiệu quả hơn [44.]

Tiếp cận tâm lý trị liệu nhận thức:

Một trong những chuyên gia hàng đầu khác trong lĩnh vực tâm lý trị liệu nhận thức ở Mỹ là Callahan R.J [45] Ông có cách tiếp cận khác đến vấn đề nghiện Ông cho rằng nguyên nhân của nghiện ngập và thôi thúc một số người sử dụng các chất gây nghiện chính là những cảm xúc tiêu cực mà họ phải trải nghiệm

R.J.Callahan (1997) [45.] đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện và lo hãi Việc phát hiện này đã giúp ông tìm ra một phương pháp chữa trị cho hầu hết các loại nghiện Nội dung của phương pháp trị liệu này là tìm cách vượt qua được sự lo hãi Ông gọi đó là liệu pháp trường tư duy

Một nghiên cứu khác của Richardson, Myers, Bing ( 1997) [50.] chỉ ra rằng sự rối loạn tâm trạng, cảm giác lo âu dự báo khả năng nghiện ma túy nặng Gần gũi với thuyết nhận thức xã hội là cách tiếp cận lý thuyết về cái tôi Nếu như sự nhận thức về cái tôi hiệu quả là chìa khóa của các nghiên cứu ở trên thì quan điểm của thuyết hiện tượng ( phenomenological ) mà Rogers là đại diện thì “cái tôi” ở thuyết này còn cần một loại hiện tượng nữa đi kèm mới dẫn đến hiện tượng nghiện ngập Đó là những đau đớn về

sự thất bại của cá nhân Hull J.G, Young R.D và Jouriles E (1986) [47.] trong quá trình nghiên cứu ở nhiều đối tượng khác nhau đã thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa nghiện, tự nhận thức cao và sự trải nghiệm các thất bại cá nhân

Trang 15

Theo sự giải thích của cách tiếp cận này thì nhiều cá nhân đã dùng chất gây nghiện để làm giảm bớt mức độ nhận thức về nỗi đau cũng như những trải nghiệm âm tính trong cuộc sống của mình Việc phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện với tự nhận thức và tần suất của các thất bại cá nhân mở đường cho việc trị liệu người nghiện ở chính “ cái tôi “ của họ để họ có khả năng ứng phó với những khó khăn thất bại xảy ra trong cuộc sống

Tiếp cận hành vi:

Theo cách tiếp cận hành vi thì việc sử dụng ma túy có thể được quan niệm như hành vi giải quyết các vấn đề tạm thời trong việc thiếu thích nghi trước các nhiệm vụ phát triển, tự lập hóa, hòa nhập vào nhà trường và xã hội… Nguyên nhân của việc thiếu thích nghi được lý thuyết hành vi xác nhận là sự thiếu các kỹ năng xã hội, thiếu hụt quá trình làm chủ, loạn chức năng nhận thức, sự thiếu tự tin Silvis và Perry ( 1987 ) áp dụng cơ chế phản xạ tạo tác của B.F.Skinner giải thích rằng hành vi nghiện ma túy được củng cố âm tính bằng cách tránh các tình cảm âm tính và củng cố dương tính bằng cảm giác dễ chịu mà nó tìm được O.Brien và các cộng sự (1990 ) giải thích hiện tượng nghiện ma túy theo cơ chế phản xạ có điều kiện của Pavlov Theo thuyết này thì các kích thích thường liên kết với việc dùng ma túy ( sự tổn thương, sự ức chế … ) có thể trở thành có điều kiện, và khi tiếp xúc với những kích thích này thì sẽ gây cảm giác thiếu thuốc Và quá trình trị liệu cũng chú ý vào chính điểm này Sự học tập xã hội bằng cách tiếp xúc thường xuyên với các giá trị tích cực, sự nghỉ ngơi và trải nghiệm các cảm xúc dương tính sẽ củng cố các phản xạ có điều kiện mới cho người nghiện

Tiếp cận các yếu tố xã hội:

Cách tiếp cận này chú ý đến các yếu tố xã hội vĩ mô ảnh hưởng đến người nghiện ma túy Các tác giả theo cách tiếp cận này cho rằng cảm giác bị loại trừ

ra khỏi xã hội của thanh thiếu niên trong bối cảnh có tỷ lệ thất nghiệp cao là một yếu tố có ý nghĩa

Tiếp cận hệ thống gia đình:

Một loạt các công trình nghiên cứu về quan hệ trong gia đình cho thấy sự thiếu hụt giao tiếp, theo dõi con và kiểm soát một cách sai lầm… là những yếu tố dự báo

Trang 16

nguy cơ của việc lạm dụng chất gây nghiện Sự ảnh hưởng của cha mẹ đến việc sử dụng ma túy của con cái

Lối tiếp cận hệ thống quan niệm gia đình như một hệ thống mà việc loạn chức năng có ảnh hưởng quyết định đến các rối nhiễu tâm lý của các thành viên trong gia đình C.Madanes ( 1981 ) [48.] đã xác nhận rằng trong gia đình người nghiện heroin thì sự đảo lộn trật tự thứ bậc là một đặc trưng Một số tác giả theo lối này cũng phát hiện trong gia đình người nghiện ma túy nổi bật lên các hành vi vi phạm công khai hoặc tiềm ẩn và những lời phê phán về các nguyên tắc và điều cấm của xã hội

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về người nghiện ma túy trên thế giới đã được nhiều tác giả đề cập đến và được tiếp cận nhiều hướng khác nhau nhưng tất cả các tiếp cận trên đều di sâu vào tìm hiểu nguyên nhân khiến cho người nghiện sử dụng ma túy chưa thực sự đi sâu vào các hướng tham vấn tâm lý cho người nghiện

1.1.1.2 Các nghiên cứu về quy trình tham vấn tâm lý và quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trên thế giới

Những vấn đề về nghiện được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có phương pháp phỏng vấn tạo động lực là một cách tiếp cận để thay đổi hành vi Những mô tả ban đầu, do William R Miller đưa ra năm 1991, xuất phát từ kinh nghiệm của ông trong việc điều trị bệnh nhân nghiện rượu Thôngqua kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu thực nghiệm, các nguyên tắc cơ bản và phương pháp của phỏng vấn tạo động lực đã được áp dụng và thử nghiệm trong các môi trường khác nhau và kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của nó Phỏng vấn tạo động lực được sử dụnghiện nay như một phương pháp thực hành hiệu quả đã được kiểm chứng trong điều trị các cánhân có rối loạn sử dụng chất.Phỏng vấn tạo động lực tập trung vào việc khám phá và giải quyết mâu thuẫn nội tâm và tập trung vào việc phát triển động lực ở bên trong cá nhân - yếu tố thuận lợi để thay đổi diễn ra.Phương pháp khác với những biện pháp mang tính "cưỡng chế" hoặc theo hướng tác động từ bênngoài nhằm thúc đẩy thay đổi ở chỗ nó không cố tạo nên sự thay đổi (có thể không phù hợp với các giá trị riêng, niềm tin hay mong muốn của cá nhân)

Trang 17

mà hỗ trợ thay đổi theo cách phù hợp với những giá trị và mối quan tâm riêng của

1 Tạo một bầu không khí quan hệ có tính trị liệu;

2 Giải tỏa cảm xúc của thân chủ;

3 Tạo sự thấu hiểu nơi thân chủ;

4 Giúp thân chủ định hình lại cảm xúc;

5 Kết thúc trị liệu

Theo quy trình này thì tham vấn cho người nghiện tập trung nhiều về cảm xúc của thân chủ, như việc giải tỏa, định hình cảm xúc của bản thân Trong khi để đạt hiệu quả cao cho việc tham vấn, giải quyết vấn đề của thân chủ thì cần phải quan tâm tới cả nhận thức và hành vi của thân chủ, xác định vấn đề, khó khăn mà thân chủ đang gặp phải Qua đó, nhà tham vấn mới có thể hiểu được vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, đồng thời đưa ra các gợi ý để thân chủ lựa chọn phương án tối ưu nhất để giải quyết vấn đề, khó khăn Nếu thân chủ không thể đưa ra quyết định, nhà tham vấn cần khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn của thân chủ trong việc giải quyết nan đề của họ Cuối cùng là kết thúc quá trình tham vấn

Theo E.G Williamson (1930) tham vấn cần theo một quy trình bao gồm 5 bước sau:

1 Phân tích, xác định vấn đề đưa ra ghi chép có thể và trắc nghiệm đối thân chủ

2 Tổng hợp, phân tích thông tin để hiểu vấn đề

3 Chẩn đoán, giải thích vấn đề

4 Tham vấn hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề

5 Theo dõi khẳng định lại [3, tr 49]

Trang 18

Quy trình này chủ yếu đi sâu vào phân tích tìm hiểu vấn đề của thân chủ từ đó

hỗ trợ thân chủ giải quyết các vấn đề của họ, nhà tham vấn sẽ đồng hành cùng thân chủ trong suốt quá trình tham vấn tiếp nhận, đánh giá, xác định vấn đề, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề Đồng thời nhà tham vấn cùng thân chủ theo dõi quá trình thực hiện, giải quyết vấn đề, và xem xét kết quả thu được Ngay cả khi vấn đề được giải quyết, nhà tham vấn vẫn cùng thân chủ theo dõi sau quá trình tham vấn

Về quy trình làm việc với người nghiện trên thế giới có nhiều nghiên cứu cũng đưa ra được các quy trình tham vấn như mô hình thay đổi hành vi theo Cục Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần Trung tâm Điều trị Lạm dụng Chất gây nghiện, họ nghiên cứu và sử dụng mô hình thay đổi hành vi của người nghiện ma túy theo 12 bước:

Theo như mô hình này các giai đoạn được phân chia một cách rõ ràng theo từng bước thay đổi của người nghiện và có thể lặp lại hoặc quay lại bước ban đầu nếu người nghiện tái nghiện

Giai đoạn tiền dự định: Người nghiện ma túy không có ý định thay đổi

Giai đoạn dự định: Người nghiện ma túy bắt đầu nghĩ đến cần phải làm gì đó Giai đoạn hành động: Người nghiện cố gắng ngừng hoặc giảm sử dụng ma túy

Trang 19

Giai đoạn duy trì: Người nghiện thành công trong việc từ bỏ và muốn duy trì Giai đoạn tái nghiện: Người nghiện tái sử dụng (một phần bình thường của quá trình thay đổi) [51.]

Khi áp dụng quy trình này vào làm việc với từng ca thì việc sử dụng các kỹ năng tham vấn rất hiệu quả khi làm việc với người nghiện ma túy Cụ thể Tiền dự định: Cung cấp thông tin, chiến lược giảm thiểu tác hại và các vật dụng hỗ trợ (bao cao su, phát bơm kim tiêm sạch) ; Dự định: Đánh giá các vấn đề, giáo dục, nêu ra sự không nhất quán; Chuẩn bị: Đưa ra quyết định, xây dựng kế hoạch hành động; Hành động: Giải quyết vấn đề, đề ra mục tiêu, phản hồi và hỗ trợ; Duy trì: Xây dựng tính bền bỉ, tự kiểm soát, kết cấu lại nhận thức, xác định được các tình huống nguy cơ cao, phản hồi và hỗ trợ; Tái nghiện: Hỗ trợ, bình thường hóa tái nghiện, chia sẻ thông tin, học tập từ tái nghiện

Mô hình trên được áp dụng trong điều trị cho người nghiện chất khá phổ biến

ở các nước trên thế giới đặc biệt là người nghiện ma túy

Theo M Daignieault trong nhiều trường hợp quá trình tham vấn chỉ dừng lại ở giai đoạn 2 - Tự bộc lộ và thấu hiểu, do thân chủ không có nhu cầu khám phá cách giải quyết vấn đề mà họ chỉ cần đạt được sự giãi bày tâm sự để thấu hiểu vấn đề của mình Điều này phụ thuộc vào mục tiêu đặt ra của thân chủ khi đến tham vấn, và khả năng tự bộc lộ của thân chủ để đưa ra sự định hướng, khích lệ thân chủ trong việc tìm kiếm và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề của mình [10, tr.359 – 360] Như vậy, trên thế giới đã nhiều nhà khoa học nổi tiếng công bố các công trình nghiên cứu về vấn đề nghiện ma túy Trong đó, các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung như: nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy của các cá nhân; sự lệ thuộc vào ma túy; các yếu tố ảnh hưởng đến người nghiện ma túy, mô hình thay đổi hành vi cho người nghiện ma túy… từ đó tìm cách giúp cho các cá nhân giảm dần

sự lệ thuộc và cai nghiện ma túy

1.1.2 Các nghiên cứu về quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam vấn đề xây dựng quy trình tham vấn cho người nghiện

ma túy chưa có nhiều công trình nghiên cứu Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai

Trang 20

(2013), Quá trình tham vấn điều trị nghiện là một vòng tròn, bắt đầu với việc đánh giá thân chủ, tiến đến giải quyết vấn đề, sau đó là đề ra mục tiêu, rồi xây dựng kế hoạch thực hiện, sau đó tham vấn viên sẽ cần phải chỉnh sửa lại kế hoạch, tóm tắt các hoạt động và rồi lại bắt đầu một hoạt động đánh giá mới Quá trình này được thực hiện liên tục trong thời gian dài, nhưng không nhất thiết là buổi tham vấn nào cũng cần làm tất cả các bước Vì thế, đây là một quá trình diễn ra liên tục và trong quá trình đó, một số vấn đề sẽ được giải quyết và những vấn đề mới lại nảy sinh Quy trình tham vấn bao gồm:

1 Tạo lập mối quan hệ và giới thiệu ban đầu

2 Đánh giá

3 Xác định vấn đề cần giải quyết, giải pháp tối ưu và xây dựng mục tiêu

4 Lập kế hoạch hành động và triển khai kế hoạch

5 Kết thúc buổi tham vấn hay ca tham vấn

6 Một số lưu ý trong quá trình tham vấn [19, tr.118.]

Trong điều trị cho người nghiện ma túy, Trung tâm cứu và hỗ trợ tâm lý người

sử dụng ma túy nay là Viện nghiên cứu và hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy

đã đưa ra quy trình trị liệu tâm lý chống tái nghiện ma túy “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào

ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm” Đây là một phương pháp trị liệu tâm lý cá nhân nhằm mục đích giúp người nghiện xóa bỏ sự lệ thuộc tâm lý vào ma túy, giúp chống tái nghiện hiệu quả và mang tính bền vững

Phương pháp này gồm các đặc điểm sau:

 Đây là mô hình điều trị chống tái nghiện hoàn toàn mang tính tự nguyện và điều trị ngoại trú

 Được thực hiện sau khi người nghiện đã được điều trị các triệu chứng của hội chứng cai (nói cách khác đã qua cắt cơn và giải độc để loại bỏ chất ma túy trong người) Đồng thời sức khỏe thể chất cũng như tinh thần đã tương đối ổn định trở lại

 Không dùng thuốc tác động vào cơ thể người nghiện trong suốt quá trình trị liệu

Trang 21

 Người nghiện tham gia vào quy trình cần có động lực và quyết tâm cai nghiện ma túy rõ ràng Đây là một yếu tố nền tảng và có vai trò quyết định đến sự thành công của việc điều trị chống tái nghiện

Theo tác giả Trần Đình Tuấn (2014) thì tham vấn tâm lý gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Lượng Định (tìm hiểu vấn nạn của thân chủ; xác định ai là đối tượng cần thay đổi/giúp đỡ; những cách giải quyết cũ; những tài nguyên có thể huy động và những lỗi thông thường trong giai đoạn lượng định)

- Giai đoạn 2: Xác định giải pháp, thiết lập kế hoạch và ấn định mục tiêu (nhà tham vấn cùng thân chủ tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề, từ đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu cần đạt được)

- Giai đoạn 3: Thi hành kế hoạch (nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ thực hiện các kế hoạch đã đề ra)

- Giai đoạn 4: Đánh giá, kết thúc và theo dõi sau khi đóng hồ sơ (sau mỗi ca tham vấn nhà tham vấn cần đánh giá kết quả tham vấn, kết thúc ca tham vấn với thân chủ và thực hiện các công việc theo dõi sau khi tham vấn) [34, tr 73 – 88] Tác giả nhấn mạnh tới nhận thức và hành vi của chủ thể Trong đó, nhà tham vấn đã hướng sự quan tâm đến thân chủ, tìm hiểu rõ hơn về chủ thể để từ đó có những giải pháp cụ thể trong việc giúp thân chủ đạt được mục tiêu đề ra Tuy nhiên, quy trình này lại chưa quan tâm đến vấn đề tạo lập mối quan hệ bước đầu giữa thân chủ và nhà tham vấn làm cơ sở để thực hiện những bước tiếp theo nhằm giải quyết vấn đề của thân chủ

Dưới đây là quy trình trị liệu tâm lý chống tái nghiện ma túy “xóa bỏ sự lệ thuộc vào ngôn ngữ bằng tình cảm”:

- Bước 1: Tư vấn, đánh giá ban đầu

- Bước 2: Xây dựng mối quan hệ trị liệu tin tưởng giữa chuyên gia trị liệu và học viên

- Bước 3: Triển khai thực hiện giải quyết sự lệ thuộc tâm lý vào ma túy ở học viên

Trang 22

- Bước 4: Lượng giá và kết thúc

- Bước 5: Đồng hành, hỗ trợ sau trị liệu tâm lý

Các chuyên gia của Trung tâm tiến hành tổng kết tiến trình trên cơ sở đánh giá khách quan những thay đổi trong nhận thức, hành vi, cảm xúc liên quan đến hành vi

sử dụng ma túy trước đây và đưa ra các đề nghị với học viên về việc luyện tập và củng cố thường xuyên những điều đạt được trong quá trình trị liệu Đồng thời gắn những kỹ năng đạt được vào tình huống thực tế cuộc sống mình Bằng cách này người nghiện ma túy có thể củng cố một loạt các hành vi mới lành mạnh và loại bỏ hành vi sử dụng ma túy

Trên đây là một số cách tiếp cận về quy trình tham vấn tâm lý Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về quy trình tham vấn nói chung và tham vấn cho người nghiện nói riêng cho thấy các nghiên cứu đưa ra các bước, các quy trình hỗ trợ khác nhau Nhưng vẫn có thể nhận thấy những điểm chung trong quy trình tham vấn trong các công trình nghiên cứu bao gồm một số bước thống nhất đó là: Bước làm quen, tạo lập mối quan hệ với thân chủ; xác định vấn đề; lên kế hoạch hành động; đánh giá và kết thúc ca tham vấn

Như vậy, có thể thấy vấn đề xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy ma túy bước đầu đã được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp, trong đó một số tác giả đã đề cập đến các bước,các quy trình thực hiện trong tham vấn tâm lý cho người nghiện mà chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu cụ thể về việc xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy Chính vì vậy, việc xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy có ý nghĩa quan trọng và cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay

1.2 Lý luận nghiên cứu về tham vấn tâm lý và xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy

1.2.1 Tham vấn và khái niệm tham vấn

Trong đề tài này, chúng tôi coi thuật ngữ “Tham vấn” đồng nghĩa với thuật

Trang 23

ngữ “Tham vấn tâm lý” với cùng một nội hàm khái niệm

Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em Việt nam Unicef cho rằng: Tham vấn là một

quá trình trợ giúp dựa trên các kỹ năng, trong đó NTV dành thời gian, sự quan tâm

và sử dụng thời gian một cách có mục đích để giúp đỡ TC khai thác tình huống, xác định và triển khai các giải pháp khả thi trong một thời gian cho phép

Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: Tham vấn là sự áp

dụng các nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, cảm xúc, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý [Dẫn theo 10, tr 8]

Hiệp hội tham vấn học đường hoa kỳ (ASA, 2001) định nghĩa: Tham vấn như là

một mối quan hệ tin cậy, trong đó NTV hướng dẫn từng cá nhân TC và những nhóm nhỏ để giúp đỡ họ giải quyết hoặc là đối mặt một cách có xây dựng với những vấn

đề của họ và những quan tâm về sự phát triển tâm thần (Dẫn theo Debra C Cobia

& Donna A Henderson, 2003) [10]

Theo P.K Odhner hiểu: Tham vấn là quá trình giúp con người, có mục đích rõ

ràng và mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi NTV cần phải dành một thời gian nhất định và sử dụng các kỹ năng một cách thuần thục để giúp đỡ đối tượng (còn gọi là thân chủ) tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai những giải pháp trong điều kiện cho phép Ông cho rằng, đây là một khoa học thực hành nhằm giúp đỡ con người

vượt qua những khó khăn của họ, giúp họ có được khả năng hoạt động độc lập trong

xã hội bằng chính kỹ năng sống và năng lực của mình [Dẫn theo 29]

J.Mielke (1999) định nghĩa Tham vấn là một quá trình, một mối quan hệ nhằm giúp

đỡ TC cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của TC [Dẫn theo 35] Rõ ràng, để thực hiện hoạt động TV đòi hỏi người làm TV phải xác định được nhu cầu của TC, từ đó mới

có thể trợ giúp tốt nhất cho việc giải quyết vấn đề của họ

Hoạt động TV không chỉ dừng lại ở việc giúp đối tượng có lối thoát mà còn hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng tự nhận thức và tự giải quyết vấn đề Carl

Trang 24

Rogers (1952) mô tả Tham vấn như là quá trình NTV hay trị liệu sử dụng mối

quan hệ tích cực để tạo nên môi trường an toàn giúp đối tượng chia sẻ, chấp nhận

và hướng tới thay đổi [3]

Về phía các tác giả Việt Nam, định nghĩa tham vấn cũng được xem xét, phân tích từ nhiều khía cạnh khác nhau:

Tác giả Trần Thị Giồng định nghĩa Tham vấn là sự tương tác giữa NTV và TC,

trong quá trình này NTV sử dụng các kỹ năng chuyên môn giúp TC khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết được vấn đề đang gặp phải [20]

Trong từ điển tâm lý học, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cho rằng “Tham vấn là

quá trình các chuyên gia tâm lý chẩn đoán, tìm hiểu căn nguyên và thiết lập cách

xử lý đối với trẻ em có vấn đề về tâm lý” [37]

Trong quan niệm của mình về TV, tác giả Trần Thị Minh Đức định nghĩa: Tham

vấn là sự tương tác giữa NTV - người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo được của nghề tham vấn - với TC (còn được gọi là khách hàng) - người đang

có vấn đề khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ Thông qua sự trao đổi, chia sẻ tâm tình (dựa trên những nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), TC hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình [10.]

Điều này cho thấy, trong quá trình trợ giúp để hướng đến sự thay đổi từ phía TC, NTV phải xem xét cẩn thận nhu cầu muốn thay đổi của TC

Tác giả Trần Quốc Thành xem Tham vấn như là quá trình chuyên gia tham

vấn đặt mình vào vị trí của người đương sự, hiểu vấn đề của đương sự và cùng đương sự chia sẻ, định hướng cho đương sự cách giải quyết vấn đề của họ chứ không phải thay họ giải quyết vấn đề [31.]

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, TV được đánh giá như là một công cụ đắc lực trong trợ giúp cá nhân hoặc gia đình khi giải quyết những vấn đề về tâm lý -

xã hội nảy sinh Từ đó, tác giả định nghĩa khái niệm này như sau: "Tham vấn là

một hoạt động mà nhà chuyên môn, bằng kiến thức, hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp của mình, thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng (cá

Trang 25

nhân, gia đình hay nhóm), giúp họ khai thác nguồn lực, tiềm năng cho quá trình giải quyết" [17, tr 39]

Tác giả Bùi Ngọc Oánh cho rằng “Tham vấn là một trong những khái niệm

mới của tâm lý học hiện đại, là một quá trình trong đó NTV giúp đỡ cho TC (đối tượng) tham dự vào việc giải quyết các vấn đề của bản thân Tham vấn là một hoạt động giúp cho khách hàng tự tìm hiểu để tìm ra những giải pháp, cách thức giải quyết các vấn đề của mình, từ đó giúp cho nhân cách của họ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn Trong quá trình tham vấn có hoạt động tương tác giữa NTV với

TC Nói cách khác, đối tượng được tham vấn tham gia một cách chủ động vào việc giải quyết các vấn đề của mình trong sự gợi mở, trao đổi của NTV” [23, tr 352]

Ngoài ra còn rất nhiều các tác giả khác nhau đưa ra khái niệm về TV Tổng hợp và phân tích quan niệm của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu về TV trong và ngoài nước về đặc điểm, bản chất của hoạt động TV, chúng tôi xin đề xuất khái niệm TV như sau:

Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó NTV sử dụng kiến thức,

kỹ năng nhằm trợ giúp thân chủ nhận thức được bản thân, vấn đề và nguồn lực của mình để giải quyết vấn đề của mình theo hướng tích cực

Như vậy có thể hiểu, tham vấn là hoạt động mà nhà tham vấn sử dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết vấn

đề, tự đưa ra quyết định đúng đắn cho vấn đề của mình và thực hiện có hiệu quả Từ những cách hiểu trên có thể thấy, tham vấn có những đặc điểm sau:

Trang 26

- Tham vấn có các hình thức như tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm

Nếu như trong tư vấn, trung tâm của quá trình làm việc là nhân viên tư vấn thì trong tham vấn, thân chủ trở thành trung tâm trong việc giải quyết vấn đề của chính

họ Việc giải quyết những khó khăn mà thân chủ đang gặp phải trong tham vấn là xuất phát trên cơ sở giúp họ tự nhận thức những vấn đề của mình, trên cơ sở đó đưa

ra những biện pháp giải quyết khó khăn, lựa chọn và tự bản thân ra quyết định thay

vì nhân viên tư vấn đưa ra và áp đặt thân chủ thực hiện theo Hiệu quả của tham vấn mang lại cho thân chủ sẽ bền vững và hiệu quả hơn rất nhiều so với tư vấn mang lại

1.2.2 Khái niệm ma túy, nghiện ma túy, người nghiện ma túy và đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy

- Ma túy

Theo nghĩa rộng, ma túy được hiểu là bất kỳ chất gây nghiện nào khi đưa vào

cơ thể Bao gồm chất cấm và chất không bị cấm như cà phê, thuốc lá… Một số quan niệm về ma túy như sau:

Dưới góc nhìn khoa học, ma túy là các chất có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương, có tác dụng giảm đau, gây cảm giác hưng phấn, dễ chịu; dùng nhiều lần sẽ đưa đến tình trạng lệ thuộc vào ma túy

Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc, ma tuý được hiểu là “Các chất

có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”

Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra khái niệm như sau: “Ma túy là các chất độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng”

Bộ luật Hình sự Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý như sau: Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma tuý khác ở thể lỏng hay thể rắn Ngày nay, một số người xem ma túy là chất độc dược, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra một số phản ứng làm thay đổi một số chức năng thay đổi chất, gây

Trang 27

những tổn thất lên hệ thần kinh, tạo ra tâm lý con người thói quen, những khát khao đam mê, khó có thể bỏ hoặc gây nên những trạng thái tâm lý không bình thường, làm mất đi một số chức năng cơ bản vốn có của cơ thể, tạo ra những ảo giác, cảm giác mới lạ làm giảm cơn đau Gần đây, Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm có tính chất khái quát hơn, được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ủng hộ, đó là: “Ma túy là một chất tự nhiên hoặc tổng hợp (hóa học) khi đưa vào cơ thể người dưới bất

cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác”

Như vậy, nếu dùng đúng một số chất tự nhiên hoặc một số chất tổng hợp vào mục đích chữa bệnh, đúng liều lượng, đúng lúc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc thì có tác dụng tốt Ví dụ như mocphin, dolargan có tác dụng giảm đau Nhưng xếu

tự ý sử dụng chúng không có sự hướng dẫn của thầy thuốc mà chỉ dùng với mục đích giải trí với liều lượng và thời gian bừa bãi sẽ gây ra những thay đổi về các chức năng sinh lý và tâm lý trong cơ thể người Mọi sự sử dụng ma túy quá liều hoặc vào mục đích tiêu khiển được coi là lạm dụng ma túy

Ma túy bao gồm : Thuốc phiện (nhựa lấy từ quả cây thuốc phiện); morphine (là hoạt chất chính của thuốc phiện); heroin (còn gọi là hàng trắng, bạch phiến, được tổng hợp từ morphine); cocaine (lấy hoạt chất từ lá cây Coca dạng bột trắng, tới xốp, mượt mà, có tác dụng giống morphin nhưng không chế biến từ cây thuốc phiện, mà được tổng hợp thành Pethidine có tác dụng giảm đau, chống co giật, êm dịu thần kinh như các loại Demerol, Methadone…

Như vậy, có thể thấy ma túy tồn tại ở nhiều dạng khác nhau Tuy nhiên, trong

đề tài này, tác giả tập trung vào nghiên cứu những người nghiện heroin

Trang 28

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về “nghiện ma túy”, nhưng chưa

có một khái niệm đầy đủ và thống nhất Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính có hại cho cá nhân và xã hội do dùng lặp đi lặp lại một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp” [Dẫn theo 38]

Theo hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA): Nghiện là các hội chứng gồm tăng liều ma túy để có tác dụng mong muốn, sử dụng ma túy để giảm hội chứng thiếu thuốc, không có khả năng giảm liều hoặc dừng ngừng sử dụng ma túy, và tiếp tục

sử dụng ma túy dù biết nó có hại cho bản thân và cho những người khác [Dẫn theo 18]

Theo viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA): Nghiện

là một bệnh não mạn tính, tái phát làm cho người nghiện buộc phải tìm và sử dụng, bất chấp các hậu quả đối với họ và những người xung quanh [Dẫn theo]

Việc sử dụng nhiều lần một hoặc nhiều loại ma túy, dẫn đến tình trạng người

sử dụng ma túy bị lệ thuộc cả sinh lý và tâm lý vào ma túy Hay nói cách khác, khi nghiện ma túy, người sử dụng ma túy sẽ bị rối loạn cơ thể trên 3 mặt, gồm: sinh lý, tâm lý nhận thức và hành vi Khi không có ma túy sử dụng, người nghiện sẽ bị cơn hội chứng cai, cảm thấy rất khó chịu, đòi hỏi phải có ma túy sử dụng ngay lập tức

Như vậy, có thể hiểu nghiện ma túy là tình trạng rối loạn cơ thể con người về

các mặt sinh lý, tâm lý do cá nhân sử dụng lặp đi lặp lại một hoặc nhiều loại ma túy

từ tự nhiên hay tổng hợp

-Người nghiện ma túy

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau như hút, hít, tiêm chích và bị lệ thuộc vào các chất này [Dẫn theo 38]

Như vậy, có thể hiểu người nghiện ma túy theo các cách định nghĩa khác nhau, nhưng điểm cơ bản là người sử dụng lặp lại nhiều lần một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp và lệ thuộc vào nó cả thể chất và tâm lý người nghiện

Trang 29

Từ khái niệm nghiện ma túy trên có thể rút ra cách hiểu về người nghiện ma

túy như sau: Người nghiện ma túy là người bị lệ thuộc đối với các chất ma túy cả về

thể chất và tâm lý đối với các chất ma túy Nếu ngưng sử dụng cơ thể sẽ xuất hiện hội chứng cai và sự thèm muốn ma túy

Hội chứng cai1 là khi người nghiện không có ma túy để tiếp tục sử dụng sẽ lên cơn nghiện hay gọi là "vã thuốc" hay bị “hội chứng cai” Thời gian và mức độ trầm trọng của cơn nghiện hay vã thuốc tùy thuộc vào loại ma túy, thời gian xử dụng, liều lượng, cách xử dụng (hút, hít, chích v.v )

Những triệu chứng vã thuốc khác nhau tùy thuộc vào loại ma túy và thời gian bị ghiền Những triệu chứng này có thể bao gồm rùng mình, buồn nôn, ói mửa, lo âu, mất ngủ, tiêu chảy, đau dữ dội ở dạ dày, thay đổi tâm tính, toát mồ hôi, sốt, ớn lạnh, đau khớp xương và mê sảng

- Chẩn đoán lệ thuộc chất gây nghiện đối với người nghiện ma túy

Để chẩn đoán bệnh nghiện, Tổ chức Y tế Thế giới đã giới thiệu công cụ tiêu chuẩn phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10 Ngoài ra để chẩn đoán nghiện có thể sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tâm thần DSM IV Hai tiêu chuẩn này đều dựa vào các số liệu được thu thập và phân tích trên toàn thế giới, cả hai đều có các tiêu chí chẩn đoán tương tự nhau về nghiện/lệ thuộc

Nếu người sử dụng chất ma túy, có ít nhất 3 trong 6 tiêu chí sau trong 12 tháng thì có kết luận người đó mắc bệnh nghiện

+ Cảm giác buộc phải tìm kiếm sử dụng;

+ Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng ma túy;

+ Xuất hiện hội chứng cai thực thể;

+ Có bằng chứng về sự dung nạp;

+ Sao nhãng các thú vui, sở thích khác;

+ Tiếp tục sử dụng chất gây nghiện đó bất chấp mọi hậu quả

Sáu tiêu chí trên bao gồm hai tiêu chí về thực thể và bốn tiêu chí về tâm lí

Về thực thể:

1 http://vdap.org.au/index.php/ruou-ma-tuy/ma-tuy/khai-niem-va-dinh-nghia Truy cập 11h36’ 04/05/2017

Trang 30

Mức độ dung nạp chất gây nghiện đối với cơ thể ngày càng tăng và áp lực buộc người dùng phải tăng liều để có được cảm giác phê như cũ Ví dụ: ban đầu người sử dụng thuốc lắc chỉ cắn ¼ viên thuốc nhưng qua quá trình sử dụng lâu dài

họ dùng 1 viên

Về tâm lý: Cảm giác buộc phải tìm kiếm sử dụng khi người sử dụng chuyển qua giai đoạn nghiện thì suy nghĩ, nhớ và thèm muốn mãnh liệt cảm giác phê thuốc Điều này thôi thúc họ đi tìm kiếm sử dụng khi thời gian bán hủy của chất gây nghiện đã hết; Sao nhãng các thú vui, sở thích khác: Người nghiện lúc này không còn có thể kiểm soát được hành vi sử dụng ma túy của mình, nghĩa là bản thân họ nhiều khi muốn dừng nhưng cơ thể và tâm trí không còn điều khiển được nữa nên

họ muốn dừng mà không dừng được (khả năng ra quyết định suy giảm); Tiếp tục sử dụng bất chấp mọi hậu quả do ma túy gây ra: Tiếp theo một chuỗi các tiêu chí về tâm lý thì đây là một trong những tiêu chí dễ thấy ở người khi nghiện; Họ biết rõ nếu tiếp tục sử dụng thì sức khỏe, cuộc sống gia đình sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực,

có thể gặp vấn đề về pháp luật hoặc biết nếu sử dụng chung bơm kim tiêm sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc viêm gan B, C… nhưng ở giai đoạn này họ vẫn tiếp tục sử dụng mà không còn cân nhắc về hậu quả, việc đáp ứng cơ thể có thuốc là

ưu tiên số một

Vậy để chuẩn đoán một người nghiện thì yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng Nếu chỉ xuất hiện 2 yếu tố về mặt thực thể thì vẫn chưa đủ để chẩn đoán một người nghiện mà có ít thêm một yếu tố tâm lý Tuy nhiên, có thể chỉ cần 3 yếu tố tâm lý mà không có yếu tố thực thể vẫn chẩn đoán được một người có nghiện ma túy hay không

- Đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy

Trước khi xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện thì chúng ta cần hiểu đặc điểm tâm lý của người nghiện nói chung và người nghiện ma túy nói riêng Tùy thuộc vào từng chất gây nghiện khác nhau và thời điểm khác nhau như thiếu thuốc (hội chứng cai) hoặc lúc phê thuốc mà người sử dụng có những biểu hiện tâm lý khác nhau

Trang 31

Người sử dụng ma túy thường có những đặc điểm như bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại chất gây nghiện; khi lên cơn nghiện, người nghiện khó có thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình nên dễ dàng gây ra những tổn thương cho người khác hoặc gây ra những hành động làm ảnh hưởng xấu đến gia đình và người xung quanh Có rất nhiều đặc điểm tâm lý khác nhau nhưng tựu chung lại ở những người nghiện ma túy thường có một số đặc điểm tâm lý đặc trưng như sau [26]

+ Nếu mới nghiện: cảm xúc cô đơn, trống vắng; mặc cảm tội lỗi, cảm giác lo

sợ, mặc cảm mình bị ghét bỏ Từ đó có thể dẫn đến những hành vi như: tiếp tục sử dụng ma túy để tìm quên; che giấu, sống tách biệt với thế giới, ngại giao tiếp; lừa dối; phản kháng, bỏ nhà đi, tiếp tục sử dụng ma túy

+ Nếu nghiện lâu: Mặc cảm tự ti về bản thân vì nghĩ mình thua kém so với bạn

bè, anh em; mặc cảm mình bị ghét bỏ là thành phần xấu của xã hội; tự ái rằng mình thừa có khả năng, có thể thành đạt nhưng chỉ tại vì nghiện, tại vì hoàn cảnh

Theo tác giả Nguyễn Hồi Loan (2011), những người sử dụng trong thời gian dài có cảm giác chán chường, buông xuôi vì đã từng nỗ lực từ bỏ nhiều lần nhưng không thành công Họ muốn được làm người bình thường, muốn có hạnh phúc gia đình riêng, muốn nói chuyện và giao tiếp với người khác; có nhận thức về mình, đôi lúc có tính cách triết lý, nói chuyện cố gắng có đầu có đuôi [26]

Có thể khái quát đặc điểm tâm lý xã hội của người nghiện ma túy qua các mặt: nhận thức, cảm xúc và hành vi:

- Nhận thức của người nghiện ma túy

Người sử dụng chất gây nghiện có thể nhận thức về xung quanh khác đi Yếu

tố này liên quan đến cách chúng ta phân tích thông tin và áp dụng kiến thức Thay đổi về nhận thức gây ảnh hưởng đến trí nhớ, kĩ năng tổ chức và lập kế hoạch, khả năng tư duy trừu tượng và khả năng ra quyết định Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến suy nghĩ của người sử dụng Ví dụ, khi không “phê thuốc” (tức là khi họ không bị ảnh hưởng bởi chất gây nghiện) thì người đó ý thức được về nguy cơ, hiểu được dùng chung bơm kim tiêm là rất nguy hiểm, khiến họ có nguy cơ nhiễm bệnh

Trang 32

Tuy nhiên, khi phê người ta có thể nhìn nhận sự việc khác đi, không ý thức được việc dùng chung bơm kim tiêm là một hành vi nguy cơ hoặc bất chấp nguy cơ đó Người sử dụng chất gây nghiện thường sử dụng nhiều loại chất gây nghiện một lúc Một người lạm dụng rượu và heroin đồng thời càng không ý thức được yếu tố nguy

cơ trong việc dùng chung [26]

- Cảm xúc của người nghiện ma túy

Phần lớn người nghiện có sự biển đổi về nhân cách do sự lệ thuộc vào ma túy

về mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai Khi người nghiện có đủ

ma túy để dùng thì họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái Khi không có nó thì họ thường cau có, bực bội hoặc cô độc, u sầu Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái làm cho người nghiện giảm hứng thú, nhân cách bị thu hẹp, cách

cư xử trở nên thô lỗ Người nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ở với công tác, với những vui buồn trong cuộc sống

Ngoài những thay đổi về thể chất, nhận thức thì người nghiện ma túy có những thay đổi về cảm xúc Cảm xúc không ổn định, phản ứng thất thường nên khó đoán về tâm trạng và hành vi của người nghiện ma túy Một số người nghiện ma túy gặp khó khăn trong việc đối phó với sự căng thẳng và thất vọng hoặc gặp khó khăn khi nói về cảm giác của bản thân, trạng thái tâm lý dễ thay đổi [26.]

- Hành vi của người nghiện ma túy

Một người đang chịu tác động bởi chất gây nghiện sẽ có những sự khác biệt trong thể hiện hành động dễ nhận thấy Tùy từng loại chất gây nghiện khác nhau mà hình thức biểu hiện bề ngoài của người sử dụng có thể thay đổi khác nhau Ví dụ như đi đứng không vững, hoặc nói líu lưỡi khi uống nhiều rượu bia hoặc có hành vi bạo lực, một đặc điểm trước đây người đó không hề có [19.]

Như vậy, đối với những người sử dụng ma túy tâm lý của họ đặc trưng cho kiểu rối loạn tâm lý, rối loạn nhân cách, không nhất quán trong lời nói và hành động Họ không có hứng thú trong các sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt xã hội Trí nhớ giảm đi và đi kèm với nó còn là những tác dụng mà ma túy mang lại như tư duy kém, cuộc sống mất phương hướng, mất niểm tin và dễ dẫn đến những suy nghĩ và

Trang 33

hành động tiêu cực Việc nắm vững những đặc điểm tâm lý - xã hội của người nghiện ma túy sẽ cung cấp cho nhà tham vấn kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện tốt công tác hỗ trợ, tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy để họ có được hiệu quả cao trong quá trình cai nghiện ma túy của mình [26]

- Đặc điểm tâm lý của người nghiện trong quá trình cai nghiện2

Giai đoạn cắt cơn (từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 15):

Đây là giai đoạn đầu người nghiện ma túy bắt đầu ngừng sử dụng ma túy, họ

có những đặc điểm sau: Xuất hiện hội chứng cai (rối loạn sinh học) như: người mệt mỏi, ngáp chảy nước mắt, nước mũi, nổi da ga, vã mồ hôi, thèm ma túy, mất ngủ, dị cảm, đau mỏi cơ khớp buồn bực chân tay, chuột rút cơ, dãn đồng tử, tăng thân nhiệt… Trong đó người nghiện sợ nhất là triệu chứng dị cảm và mất ngủ người nghiện ma túy có thời gian nghiện lâu và sử dụng nhiều lần trong ngày thì các triệu chứng cai càng nặng

Những đặc điểm tâm lý: Chán nản, tính khí thay đổi thất thường: khó chịu, cáu gắt Lúc đầu họ sẵn sàng phối hợp với cán bộ để tham gia điều trị, sau họ lại thay đổi ý kiến không muốn cai nữa; uể oải, không tự chủ được bản thân, nhiều khi họ đi lại lung tung, nói năng thô tục bừa bãi.Do những đặc điểm này, người nghiện dễ bỏ

dở điều trị hoặc bỏ trốn khỏi nơi cai nghiện Vì vậy, giai đoạn này cần có biện pháp

tư vấn để họ yên tâm điều trị

Giai đoạn lạc quan tếu (từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 45):

Sau khi người nghiện vượt qua giai đoạn cắt, hội chứng cai giảm đáng kể, sức khoẻ bắt đầu hồi phục, họ có thể lên cân Người nghiện thường lầm tưởng đã chiến thắng và dễ dàng bỏ được ma túy, ở họ xuất hiện những đặc điểm tâm lý sau: Cảm giác lâng lâng như đi trên mây, hưng phấn, nói cười rất nhiều hay bộc lộ những lỗi lầm trong quá khứ, khẳng định không bao giờ nhắc lại những quá khứ đó

Cảm giác phấn khích mạnh mẽ, lạc quan quá đáng, họ lúc nào cũng nói rằng

họ đã bỏ được ma túy, chủ động trong việc sử dụng ma túy (thích thì dùng không dùng nữa thì thôi được ngay, không nghiện như người khác… Hình ảnh người

2Trang web Cục phòng chống tệ nạn xã hội: http://www.dsep.gov.vn.

Trang 34

nghiện ma túy phát biểu rất hay, hứa từ nay đoạn tuyệt với ma túy… tại các lễ tổng kết lớp “Cai nghiện” có rất nhiều, nhưng ngay ngày hôm sau họ lại quay lại sử dụng

ma túy Những đặc điểm tâm lý giai đoạn này đã đánh lừa nhiều cán bộ điều trị, họ tưởng đã cai nghiện cho một người thành công do tâm lý ngộ nhận về mình Giai đoạn này họ cho là không ai bằng họ, việc gì họ cũng có thể làm được, nhưng thực chất họ không làm được việc gì cả

Giai đoạn bế tắc (từ ngày thứ 46 đến ngày thứ 120):

Đây là giai đoạn người nghiện có những tâm lý xấu ảnh hưởng đến công tác điều trị phục hồi với một số tâm lý sau: Buồn chán, lười nhác, cáu kỉnh; thiếu tự tin, không thật thà; hay cô đơn; bi quan, chán nản, thấy cuộc đời đen tối, dễ kích động đánh nhau hoặc doạ tự sát; lo lắng, phủ nhận thực tế; hồi tưởng lại những hình ảnh,

âm thanh… về những ngày qua họ sử dụng ma túy; không có khoái cảm tình dục;

dễ bị bạn bè rủ rê hoặc muốn sử dụng lại ma túy; dễ bỏ dở điều trị, có nguy cơ tái nghiện; thiếu lòng tự trọng

Những đặc điểm tâm sinh lý phổ biến: Một số sinh lý bắt đầu ổn định như các triệu chứng của hội chứng cai dần dần hết, thường chỉ còn lại triệu chứng mất ngủ, đau nhức trong xương; tâm lý người nghiện muốn có thêm nhiều bạn mới; khả năng suy nghĩ rõ ràng hơn, họ có thể suy nghĩ theo chiều hướng tốt, cũng có thể theo chiều hướng xấu Do đó, cán bộ điều trị phục hồi phải nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của họ để định hướng phục hồi, sửa đổi hành vi, đưa họ tham gia các chương trình hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để họ tiếp xúc với gương tốt, học hỏi kinh nghiệm những người nghiện tiến bộ

Giai đoạn tự điều chỉnh (từ ngày thứ 121 đến ngày thứ 180):

Giai đoạn này người nghiện đang được phục hồi, họ sẽ xuất hiện một số hành

vi phổ biến và các đặc điểm tâm lý sau: Một số hành vi phổ biến: Hiện tượng buồn chán giảm, tích cực tham gia cai nghiện; có thể trở lại trạng thái nguy cơ cao, có hành vi muốn sử dụng lại ma túy nếu nguyên nhân về sang chấn tâm lý “stress”

Trang 35

trước kia chưa được giải quyết, hoặc trong quá trình cai nghiện, phục hồi họ gặp phải những thái độ không tốt của người phục vụ (gia đình, cán bộ điều trị…)

Một số đặc điểm về nhận thức: Mức độ thèm ma túy giảm; nhận thức được tác hại của ma túy và suy nghĩ đặt thành vấn đề cần phải giải quyết như thế nào Một số biểu hiện về tình cảm: buồn phiền giảm; lo lắng giảm, cáu kỉnh giảm; người nghiện thích lẻ loi, cô độc, không muốn tham gia các hoạt động

Do những đặc điểm tâm lý trên, cán bộ điều trị và người thân phải giám sát những hành vi của đối tượng chặt chẽ hơn đồng thời phải tăng cường tư vấn về tâm

lý nhóm, tâm lý cá nhân, làm việc nhiều và tư vấn cho gia đình họ giải quyết tận gốc những sang chấn tâm lý, lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội, hoạt động nhóm…

Giai đoạn bắt đầu phục hồi tâm sinh lý (trên 180 ngày):

Người nghiện đã trải qua một quá trình điều trị, đã tham gia sửa đổi những hành vi sai lệch, học tập được nhiều điều trong cuộc sống kể cả những điều hay, điều dở Do đó, họ xuất hiện một số hành vi, nhận thức sau:

Một số hành vi thông thường: hay đánh bạc, uống rượu, tham gia làm việc tốt, việc không tốt, hay muốn quan hệ tình dục

Biểu hiện tình cảm: trong họ xuất hiện sự mâu thuẫn, một bên thực hiện nhiều nguyên tắc, quy định trong quá trình cai nghiện phục hồi, những nguyên tắc xây dựng môi trường điều trị, cơ cấu điều trị… và một bên là những nhu cầu quan hệ xã hội của đối tượng như nhu cầu thích tự do, thích uống rượu, đánh bạc… Nếu người nghiện được điều trị, phục hồi với thời gian liên tục trên 6 tháng, cung cấp các dịch

vụ điều trị đầy đủ, họ sẽ ít có khả năng quay lại sử dụng ma túy

Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lý của người nghiện ma túy thay đổi theo từng giai đoạn của quá trình điều trị phục hồi, giống như tâm lý của người bị bệnh đái đường, cao huyết áp Lúc huyết áp cao, đường máu cao, họ lo lắng, kiêng khem… nhưng khi huyết áp, đường máu trở về bình thường họ lại sẵn sàng uống rượu, ăn uống không cần kiêng khem, thậm chí không cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ… Trong quá trình điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy, cán bộ điều trị cũng

Trang 36

như người thân hay người hỗ trợ (giám sát) cần phải nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của người nghiện ở các giai đoạn khác nhau để đưa ra biện pháp xử lý mới đạt hiệu quả cao

1.2.3 Khái niệm tham vấn cho người nghiện ma túy

Hoạt động tham vấn điều trị nghiện ma túy nhằm giúp thân chủ giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải trong quá trình nghiện và điều trị nghiện: đó là các vấn đề về sức khỏe, tâm lý, sự kỳ thị, việc làm, thu nhập, quan hệ xã hội với người xung quanh, vấn đề tái nghiện…

Tham vấn cho người nghiện ma túy cũng là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó NTV sử dụng kiến thức, kỹ năng, nguyên tắc nghề nghiệp, nhằm trợ giúp thân chủ là người nghiện ma túy nhận thức được bản thân, những khó khăn vấn đề

do nghiện ma túy và nguồn lực của họ để giải quyết tình trạng lệ thuộc vào các chất

ma túy về mặt tâm lý, giải quyết hội chứng cai và sự thèm muốn ma túy khi ngừng

sử dụng ma túy [19.]

Nhà tham vấn giúp thân chủ nâng cao khả năng thích nghi, hòa nhập với cuộc sống gia đình và cộng đồng Nếu như trước đây họ chỉ có những người bạn cùng sử dụng ma túy, thì tham vấn giúp họ xa rời nhóm người bạn cùng nghiện ma túy và hòa nhập với gia đình như: cha mẹ, vợ chồng… tiếp tục các công việc họ đã làm trước đó hoặc làm quen với những công việc mới Tham vấn giúp thân chủ ứng phó với sự kỳ thị của những người xung quanh, tháo bỏ sự mặc cảm tự kỳ thị và sống một cách tích cực

Các buổi tham vấn cho người nghiện ma túy có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, cá nhân hoặc theo nhóm Tham vấn cho người nghiện là hoạt động diễn ra lâu dài, đòi hỏi tính bền bỉ và kiên nhẫn, không thể là một buổi hay hai buổi gặp mặt mà nó có thể là hàng tuần, hàng tháng hay hàng năm

Mục đích của tham vấn cho người nghiện

Mục đích của việc tham vấn cho người nghiện ma túy nhằm giúp cho người nghiện: Giảm nguy cơ và ngừng sử dụng ma túy, phục hồi (lấy lại cân bằng trong cuộc sống về tâm lý cũng như xã hội), từ đó tổ chức cuộc sống hiệu quả hơn

Trang 37

Ngoài ra, hoạt động tham vấn điều trị nghiện ma túy còn giúp thân chủ giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải trong quá trình nghiện và điều trị nghiện: Đó là các vấn đề về sức khoẻ, tâm lý, sự kỳ thị của gia đình và xã hội, vấn đề về việc làm, thu nhập, quan hệ xã hội với người xung quanh, vấn đề tái nghiện…

Vậy, có thể khái quát mục đích cụ thể của tham vấn cho người nghiện ma túy như sau:

- Giúp người nghiện hiểu hơn về cuộc sống thực tại của họ, hiểu biết sâu hơn

về ma túy, cơ chế gây nghiện, các nguy cơ tái nghiện và những vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm lý do việc nghiên cứu gây ra

- Hiểu rõ và học được các thông tin, kiến thức và thực hành các kỹ năng, kỹ thuật để thân chủ có khả năng ra quyết định và xử lý tình huống nguy cơ một cách phù hợp và hiệu quả trong đối phó với việc sử dụng ma túy

- Xóa bỏ mặc cảm tự ti và tụ kỳ thị để hòa nhập với xã hội

- Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình

- Thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành vi không tích cực

- Tiếp cận với các dịch vụ can thiệp cho người nghiện ma túy

Giảm tác hại của ma túy, của lan truyền các bệnh do tiêm chích ma túy như HIV [26.]

Đối tượng được tham vấn không chỉ là người nghiện mà còn bao gồm cả người thân trong gia đình, vợ chồng, bố mẹ… Họ cũng là đối tượng rất quan trọng trong tham vấn điều trị nghiện Có rất nhiều hình thức can thiệp cho thân chủ thông qua các buổi tham vấn cá nhân hay các buổi sinh hoạt nhóm Ngoài ra, can thiệp gia đình dưới hình thức gặp mặt riêng từng cá nhân, họp mặt các thành viên trong gia đình và có thể là buổi giáo dục gia đình tại cơ sở tham vấn đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tham vấn điều trị nghiện [19, tr.17 – 18]

- Một số nội dung cần tham vấn cho người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội:

Một là: Tham vấn chăm sóc sức khỏe và y tế cho người nghiện ma túy Khi họ đến với trung tâm lao động xã hội, họ cần đựơc cắt cơn nghiện, hỗ trợ về cách chăm

Trang 38

sóc sức khỏe sau khi cắt cơn về kiến thức về HIV/AIDS, sức khỏe tâm thần để người nghiện tự chăm sóc bản thân

Hai là tham vấn tâm lý: Tại trung tâm lao động xã hội, người nghiện ma túy rất cần được tham vấn và trị liệu tâm lý, tham gia các hoạt động thư giãn, hoạt động sinh hoạt nhóm, vui chơi giải trí, các kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ với người thân và bạn bè, các mối quan hệ xã hội

Ba là tham vấn hỗ trợ phát triển kinh tế: hỗ trợ người nghiện ma túy có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu và điều kiện tham gia học nghề/ học văn hóa; giới thiệu

họ đến các trung tâm giới thiệu vịêc làm, các cơ sở đào tạo nghề

Bốn là nâng cao kỹ năng sống: người nghiện ma túy rất cần được nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng làm chủ cảm xúc và một số kỹ năng mềm khác… để họ có thể giao tiếp ứng xử với mọi nguời xung quanh, tự bảo vệ bảo thân trước những cám giỗ của bạn nghiện, cơn nghiện ma túy và làm chủ đựơc cảm xúc của bản thân hạn chế mặc cảm, tự tin [19]

1.3 Quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy

Trong nghiên cứu này, thuật ngữ quy trình cũng được sử dụng có nghĩa là thứ

tự để tiến hành công việc, để xác định rõ nhà tham vấn cần bao nhiêu bước (giai đoạn) cho công việc của mình, quy trình tham vấn được xác định từ điểm bắt đầu làm việc với người nghiện và điểm kết thúc một quy trình tham vấn

Có thể nói, quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy là trình tự các

bước tiến hành tham vấn cho đối tượng là người nghiện ma túy nhằm giúp họ giảm dần và hoàn toàn không còn lệ thuộc vào các chất gây nghiện của ma túy Trình tự này được xây dựng trên cơ sở các lý thuyết về quy trình tham vấn tâm lý đã được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau và được lựa chọn các bước tham vấn phù hợp với đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy

Căn cứ vào hệ thống lý thuyết trên thế giới yêu cầu về các giai đoạn (các bước) của một quy trình tham vấn cho khách hàng nói chung và người nghiện ma túy nói riêng, căn cứ vào kinh nghiệm làm việc của nhà tham vấn người nghiện, trên

Trang 39

đối tượng là người nghiện ma túy và dựa vào bối cảnh hoạt động của trung tâm cai nghiện, chúng tôi xây dựng một quy trình tham vấn có các yếu tố sau:

- Xác định cách thực hiện một nhiệm vụ để đạt kết quả đã định;

- Chuẩn hóa cách thực hiện một nhiệm vụ để hạn chế tối đa sự thay đổi;

- Là cơ sở để đào tạo những người thực hiện nhiệm vụ;

- Là công cụ thông tin hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động công việc

1.4 Các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy trình tham vấn tâm lý và xây dựng quy trình này cho người nghiện ma túy tại trung tâm

Nghiện ma túy hiện vẫn đang là vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình cai nghiện ma túy cho người nghiện Tuy nhiên, có thể khái quát thành 4 yếu tố sau: Sự hỗ trợ của gia đình; sự quyết tâm của chính người nghiện; sự hỗ trợ và sự can thiệp của các trung tâm cai nghiện cho người nghiện và cán bộ tham vấn cho người nghiện ma túy Đây được xem như là ba trụ cột quan trọng xuyên suốt quá trình cai nghiện của người nghiện

Theo Giáo sư Jon Currie (2012), Giám đốc viện nghiên cứu Y học về nghiện

và sự biến đổi thần kinh, Melbourne, Australia đã phát biểu tại Việt Nam

rằng: “Phần đông người ta đều coi lạm dụng ma túy và nghiện là các vấn đề xã hội,

cần giải quyết bằng các giải pháp mang tính xã hội, đặc biệt là hệ thống pháp luật hình sự Người ta cũng thường cho rằng, người nghiện ma túy là những người yếu

ớt, người xấu, không tự rèn luyện đạo đức hoặc không làm chủ được các hành vi của bản thân” Đúng như vậy, nếu chỉ coi nghiện là một vấn đề xã hội và giải quyết

bằng pháp luật thì người nghiện khó lòng vượt qua và cai nghiện thành công Họ cần được sự hỗ trợ từ nhiều phía

1.4.1 Sự quyết tâm cai nghiện của người nghiện ma túy

Có thể khẳng định rằng trong cuộc sống, ai cũng đều có những nan đề riêng của mình tuy nhiên bất cứ thay đổi nào diễn ra trong cuộc đời mỗi người thì đều phải bắt đầu từ chính họ, với những cố gắng của chính họ Những người nghiện ma túy cũng vậy, muốn cai nghiện thành công thì trước tiên phải bắt đầu từ những cố

Trang 40

gắng của chính họ mà không ai có thể làm thay họ Về điều này, nhà tâm lý học Raymond Lloyd Richmond từng đưa một cách ví von khá hình ảnh rằng: “Cần bao nhiêu nhà tâm lý học để có thể chuyển dời một củ hành? - Chỉ cần một người, nhưng củ hành phải thực sự muốn di chuyển”

Sự quyết tâm cai nghiện của người nghiện ma túy là rất cần thiết Bởi vì trong quá trình cai nghiện, từ cắt cơn cho đến điều trị tái nghiện ma túy, họ đều phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách - từ sự đau đớn về mặt thể chất do hội chứng cai trong quá trình cắt cơn cho đến những rào cản tâm lý trong quá trình chống tái nghiện (vượt qua được sự thèm nhớ ma túy, sự lôi kéo của bạn nghiện…) mà để vượt qua tất cả những vấn đề này đòi hỏi ở họ có sự quyết tâm lớn, đấu tranh bền bỉ hàng ngày Nếu người nghiện không quyết tâm thì gia đình, trung tâm cai nghiện có nỗ lực bao nhiêu cũng là vô ích [36]

1.4.2 Vai trò của gia đình

Do ảnh hưởng của sự giáo dục trong gia đình, đặc biệt nhiều gia đình hiện nay

ít quan tâm tới việc giáo dục và quản lý con cái (cha mẹ lo làm ăn buôn bán, kinh doanh, công tác xa, bất hòa, ly dị ) là những nguyên nhân có thể dẫn tới nghiện ma túy đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi Trong quá trình trị liệu cho người nghiện thì việc kết hợp với gia đình là một trong những yếu tố góp phần tác động lớn tới quá trình cai nghiện của người nghiện nói chung và nghiện ma túy nói riêng Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ bắt đầu tham gia điều trị nghiện ma tuý Thân chủ sẽ trở nên tự tin hơn khi họ nhận được sự hỗ trợ thân thiện và tích cực từ gia đình và cộng đồng Sự tham gia của gia đình góp phần mang lại thành công của quá trình điều trị nghiện: Làm tăng tỉ lệ tham gia điều trị, giảm tỉ lệ bỏ điều trị, nhỡ liều, quên liều và kết quả điều trị sẽ tốt hơn

Khi các thành viên trong gia đình hiểu về quá trình điều trị nghiện ma túy cho người nghiện, qua đó sẵn sàng hỗ trợ thân chủ thì khả năng phục hồi của họ sẽ sẽ được cải thiện và thành công Trọng tâm của điều trị có thể xoáy vào những vấn đề lớn của cả gia đình chứ không chỉ là vấn đề nghiện ma túy Sự quan tâm của gia đình có thể giúp hạn chế ảnh hưởng của nghiện ma túy và sự tái xuất hiện nghiện

Ngày đăng: 08/11/2017, 11:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. E.A. Capitonov, Xã hội học thế kỷ XX lịch sử và công nghệ (2000), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học thế kỷ XX lịch sử và công nghệ (2000)
Tác giả: E.A. Capitonov, Xã hội học thế kỷ XX lịch sử và công nghệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
3. Carl Rogers (1994), Tiến tình thành nhân (bản dịch) , NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tình thành nhân (bản dịch)
Tác giả: Carl Rogers
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1994
4. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tâm lý học
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
Năm: 2008
5. Trần Thị Minh Đức (2002), Một số vấn đề cơ bản của tâm lý học tư vấn, Đề tài nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản của tâm lý học tư vấn
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Năm: 2002
6. Trần Thị Minh Đức (2003), "Thực trạng tham vấn ở Việt Nam; Từ lý thuyết đến thực tế", Tạp chí tâm lý học. (số 2), tr. 15-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng tham vấn ở Việt Nam; Từ lý thuyết đến thực tế
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Năm: 2003
7. Trần Thị Minh Đức (2003), Tư vấn và tham vấn - thuật ngữ và cách tiếp cận, Hội thảo Tâm lý học, tháng 2/2003, tr. 293 - 299 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn và tham vấn - thuật ngữ và cách tiếp cận
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Năm: 2003
8. Trần Thị Minh Đức (2009), "Thực trạng đào tạo tham vấn tại các cơ sở cung ứng dịch vụ trợ giúp tâm lí", Tạp chí Tâm lí học. (số 3), tr. 10-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng đào tạo tham vấn tại các cơ sở cung ứng dịch vụ trợ giúp tâm lí
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Năm: 2009
9. Trần Thị Minh Đức (2009) Thực hành Tham vấn và trị liệu tâm lí - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành Tham vấn và trị liệu tâm lí - Thực trạng và giải pháp
10. Trần Thị Minh Đức (2011), Tham vấn tâm lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham vấn tâm lý
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
11. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động thương binh xã hội (2007), Luật Phòng chống ma túy và một số văn bản hướng dẫn thi hành về cai nghiện phục hồi, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Phòng chống ma túy và một số văn bản hướng dẫn thi hành về cai nghiện phục hồi
Tác giả: Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động thương binh xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
Năm: 2007
12. Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC) (2009), Tài liệu đào tạo nâng cao dành cho cán bộ làm công tác tư vấn ma túy.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo nâng cao dành cho cán bộ làm công tác tư vấn ma túy
Tác giả: Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC)
Năm: 2009
14. Bùi Thi ̣ Xuân Mai (2007), "Có nên đồng nhất tham vấn với tư vấn, trị liệu tâm lý", Tạp chí Tâm lý học, (số 4), tr. 59- 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có nên đồng nhất tham vấn với tư vấn, trị liệu tâm lý
Tác giả: Bùi Thi ̣ Xuân Mai
Năm: 2007
15. Bùi Thị Xuân Mai (2007), Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ xã hội, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Viện tâm lý học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Năm: 2007
16. Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên), Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui (2008), Giáo trình tham vấn tâm lý, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tham vấn tâm lý
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên), Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động Xã hội
Năm: 2008
17. Bùi Thị Xuân Mai (2003), "Bàn về thuật ngữ: Tư vấn, tham vấn, cố vấn", Tạp chí Tâm lý học, (số 4). tr. 26- 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thuật ngữ: Tư vấn, tham vấn, cố vấn
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Năm: 2003
18. Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên) (2013), Chất gây nghiện và xã hội, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hất gây nghiện và xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2013
19. Bùi Thị Xuân Mai - Nguyễn Tố Như (chủ biên), (2013), Tham vấn điều trị nghiện, Nhà xuất bản Đại học Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham vấn điều trị nghiện
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai - Nguyễn Tố Như (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Lao động - Xã hội
Năm: 2013
20. Trần Thị Giồng (1996), Tầm quan trọng của tham vấn, Tài liệu tập huấn trẻ em làm trái pháp luật, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển - Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tầm quan trọng của tham vấn
Tác giả: Trần Thị Giồng
Năm: 1996
21. Tô Thị Hạnh (2007), Xây dựng nguyên tắc đaọ đức cho hoạt động tham vấn qua internet, Luận văn Tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nguyên tắc đaọ đức cho hoạt động tham vấn qua internet
Tác giả: Tô Thị Hạnh
Năm: 2007
22. Lê Thị Mỹ Hiền (2013), Tài liệu thực hành quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy, Nhà xuất bản Đại học Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu thực hành quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy
Tác giả: Lê Thị Mỹ Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Lao động - Xã hội
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w