1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội

46 10,1K 87

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 736,5 KB

Nội dung

Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy một điềurằng đa số sinh viên chưa có sự hiểu biết rõ ràng về ngành mình học, sinh viênchọn ngành học còn theo cảm tính, theo trào lưu h

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi tiến hành đổi mới nền kinh tế nước ta đang đạt những thành tựuhết sức to lớn và đang từng bước hội nhập và thích nghi với nền kinh tế thế giới.Cùng với sự phát triển về kinh tế thì các ngành nghề ở Việt Nam cũng phongphú và đa dạng hơn điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trongnước có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp đồng thời nó cũng đặt

ra một thách thức không nhỏ đó là đứng trước quá nhiều ngành nghề như vậy thìlàm sao có thể chọn cho mình một ngành nghề hợp lý

Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy một điềurằng đa số sinh viên chưa có sự hiểu biết rõ ràng về ngành mình học, sinh viênchọn ngành học còn theo cảm tính, theo trào lưu hay theo định hướng gia đình

mà chưa cân nhăc kỹ xem ngành mình lựa chọn có phù hợp với bản thân không

Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành cho giảng viên trẻ khoa Quản lý lao động” tại trường Đại học Lao động Xã hội “có 45% sinh viên được khảo sát

trả lời rằng họ vào trường theo nguyện vọng 1, số còn lại 55% sinh viên vàotrường theo nguyện vọng 2 Số lượng sinh viên vào trường theo nguyên vọng 2

là khá lớn, vì vậy, sau mỗi năm học số lương sinh sinh viên cũng có sự thay đổi

do các bạn sinh viên thi lại và chuyển sang các trường, các cơ sở đào tạo khác”

Điều này chứng tỏ rằng khâu định hướng ngành nghề của sinh viên trong

trường chưa được tốt gây lãng phí thời gian và tiền bạc không nhỏ cho gia đình

và xã hội đồng thời nó gây ảnh hưởng không tốt đến bản thân sinh viên Để làm

rõ hơn vấn đề này chúng em xin lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội”

làm báo cáo khoa học của mình nhằm mục đích tìm hiểu xem các nhân tố nàođang ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường Đại học Lao Động xãhội và việc chọn ngành như vậy có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của sinhviên không từ đó chúng em đưa ra các giải pháp, khuyến nghị giúp nâng caohiệu quả của việc chọn ngành cho sinh viên trường Đại học Lao động xã hội nóiriêng và sinh viên cả nước nói chung

I Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Khảo sát và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành họccủa sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội

Đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho sinh viên có những lựa chọn đúngchuyên ngành mình sẽ học để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế

Trang 2

II Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựcchọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội

III Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội

IV Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG

CHỌN NGÀNH CHO SINH VIÊN

1.1.Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm về nghề nghiệp.

Nghề nghiệp là một khái niệm được nhắc đến thường xuyên trong đờisống lao động sản xuất của xã hội, cũng như trong quá trình đào tạo người laođộng

Nghề được định nghĩa là một dạng xác định của hoạt động lao động trong

hệ thống phân công lao động xã hội với những yêu cầu về kiến thức (hiểu biết)

và kỹ năng phù hợp đòi hỏi ở người lao động để có khả năng thực hiện phải quađào tạo hoặc tích lũy kinh nghiệm trong công tác

Như vậy theo định nghĩa trên nghề được hiểu là sự khác nhau về trình độ,

kỹ năng cũng như những hiểu biết để có thể thực hiện được những công việckhác nhau trong sản xuất

Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùngsức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đốitượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích,yêu cầu và lợi ích của con người

Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, khái niệm nghề có ý nghĩarất to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến bản chất và hình thức của việc làm

Trang 4

- Sách

- Sách giới thiệu

- Webside

- CD-ROM

- Phương tiệntruyền thông

Học tập trong công việc

Học tậpTập sự

Học tập ở trường

- Đại học

- Cao đẳng

- Phạm vi cả nước

- Ở địa phương

Trang 5

1.1.2 Khái niệm định hướng nghề nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp hay còn gọi là hướng nghiệp là hệ thống nhữngbiện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học vànhiều khoa học khác nhằm giúp học sinh, sinh viên định hướng nghề nghiệp mộtcách đứng đắn để có thể lựa chọn nghề một cách phù hợp với nhu cầu xã hội,đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường vàđiều kiện tâm sinh lý cá nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người để họ cóthể phát triển đến đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hộicũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp hơn cho bàn thân Định hướng nghiệpbao gồm các nội dung sau:

- Tư vấn, giới thiệu về ngành, chuyên ngành đào tạo của nhà trường, cơhội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp cho đối tượng tuyển sinh của nhà trường

- Tổ chức các hoạt động tư vấn về phương pháp học tập, nội dung, đặcđiểm của ngành, nghề và trình độ đang được đào tạo; các vấn đề về chính sách,pháp luật của Nhà nước liên quan đến ngành, nghề được đào tạo cho người họccủa nhà trường

- Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khoá, giao lưu vớiđơn vị sử dụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và các kỹnăng cần thiết để hoà nhập với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp

Trong phạm vi của đề tài chúng em chỉ tìm hiểu và nghiên cứu nội dunglựa chọn ngành học của sinh viên

1.1.3 Khái niệm về ngành học

Trong “Thuật ngữ trường đại học các nước Xã hội chủ nghĩa” của Ủy banquốc gia Liên Xô về giáo dục quốc dân năm 1998 thì “ngành là một lĩnh vựckhoa học, kỹ thuật cho phép người học tiếp nhận những kiến thức và kỹ năngmang tính hệ thống cần có để thực hiện các chức năng lao động trong khuôn khổcủa nghề cụ thể Ngành phải được ghi trong văn bằng tốt nghiệp đại học”

Theo “Bảng phân loại quốc gia của Cộng hòa Belarutxia – ngành đào tạo

và trình độ chuyên môn” của Bộ đào tạo Belarutxia năm 2000 thì “ngành là mộtloại hình hoạt động lao động đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng nhất định đượcthu nhận thông qua đào tạo hoặc kinh nghiệm thực tế

Ở Việt Nam, theo công văn số 4831/ĐH ngày 24/12/1990 của Bộ giáodục và đào tạo “Ngành đào tạo được xác định thông qua việc phân tích tập hợpcác kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cung cấp cho người học trong quá trình đào tạo

để sử dụng chúng trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xác định, lĩnh vực

đó đặc trưng bởi các đặc điểm của đối tượng, phương tiện lao động và của công

Trang 6

1.2 Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng ngành học phù hợp

1.2.1 Đối với bản thân sinh viên

Định hướng nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối vớiviệc học của sinh viên mà còn là lương tai nghề nghiệp của họ

Trước tiên, khi đã có một sự định hướng đúng đắn từ khi bước chân vàogiảng đường, việc lựa chọn đúng chuyên ngành học phù hợp sẽ rất dễ dàng,không còn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài Bên cạnh đó, khi đã có sự xácđịnh và chuẩn bị từ trước, bản thân sinh viên sẽ cảm thấy yêu thích ngành học,môn học, từ đó, sẽ tự giác tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề của môn học

Không chỉ vậy, như ta đã biết, bất cứ điều gì xuất phát từ niềm đam mê,yêu thích thì bản thân nó sẽ là động lực mạnh mẽ nhất để phấn đấu đạt kết quảcao nhất

Hơn nữa, với việc lựa chọn đúng ngành phù hợp, ta đã khắc họa ra tươnglai nghề nghiệp của mình vô cùng rõ ràng, từ đó xác định rõ những nghề nghiệp

mà ta có thể sẽ đảm nhận trong tương lai

1.2.2 Đối với xã hội

Tác động của hoạt động định hướng nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởngđến bản thân sinh viên mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Sự ảnh hưởngnày chính là tác động của cầu lao động đến cung lao động Định hướng nghềnghiệp cho sinh viên phải theo định hướng của thị trường hay định hướng củacầu lao động mà cầu lao động quyết định cung lao động về số lượng, chất lượng

và cơ cấu ngành nghề, khu vực, vùng, miền Tuy nhiên, cung lao động cũng tácđộng mạnh trở lại cầu lao động tức là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sẽtác động trở lại thị trường lao động rất lớn Những tác động này được thể hiệnchủ yếu trên các mặt:

Thị trường lao động hoạt động theo quy luật khách quan, là công cụ chủyếu để phân bố và xử lý hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế Các nguồnlực không phù hợp sẽ bị đào thải Vì vậy, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

sẽ tác động góp phần nâng cao chất lượng, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, khuvực kinh tế, vùng, miền và bù đắp được những lực lượng thiếu hụt Từ đó thịtrường lao động sẽ thực hiện chức năng phân phối nguồn lực tốt hơn đồng thờinâng cao hiệu quả hoạt động

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự cạnh tranh cũngngày càng gay gắt hơn, nếu người lao động không có được sự chuẩn bị tốt thì rất

Trang 7

khó đứng vững Định hướng nghề nghiệp sẽ thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị nàycho người lao động, có được công việc phù hợp với khả năng, thu nhập tốt sẽđảm bảo cuộc sống cho bản thân và góp phần phát triển xã hội

Mặt khác, với những trường hợp không có sự định hướng ban đầu đúngđắn, sau khi ra trường thường phải làm những công việc trái với ngành đào tạo.Điều này gây lãng phí rất lớn, không chỉ lãng phí tiền của, thời gian của bảnthân mà còn lãng phí tiền của và thời gian của xã hội

Một vấn đề khác đó là thất nghiệp Việc làm luôn là mục tiêu cuối cùngcủa sinh viên, nếu ra trường không tìm được công việc thì sẽ ảnh hưởng rất lớnđến xã hội bởi vì xã hội sẽ luôn phải có trách nhiệm đối với lực lượng khônglàm ra của cải vật chất này Chính vì vậy, để hạn chế vấn đề, một trong nhữnggiải pháp hữu hiệu nhất chính là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn ngành học của sinh viên.

1.3.1 Định hướng của gia đình.

Đối với sinh viên, ảnh hưởng của gia đình đến mọi quyết định đều khá lớn

và không ngoại trừ việc định hướng nghề nghiệp

Với lợi thế về mặt kiến thức xã hội, kinh nghiệm cuộc sống và đặc biệt làhiểu rõ khả năng cũng như tính cách của con cái, cha mẹ chính là người có tácđộng mạnh nhất tới việc lựa chọn ngành nghề học cũng như định hướng về việclàm sau này của con mình Tuy nhiên với cách nhìn nhận này, một số cha mẹvới kỳ vọng quá lớn vào con cái hoặc chỉ quan tâm đến danh tiếng của nhữngngành “hot” đã định hướng không đúng với khả năng cũng như mong muốn củacon cái họ

Bên cạnh đó, hầu như sinh viên đi học đều chưa tự trang trải chi phí họctập và sinh hoạt của bản thân bằng thu nhập riêng mà phải phụ thuộc vào giađình, chính vì vậy các quyết định riêng khác với định hướng của gia đình thườngkhông được coi trọng và bỏ qua Mặt khác, điều kiện kinh tế gia đình cũng tácđộng không nhỏ đến quyết định việc lựa chọn ngành học của sinh viên Nếumuốn theo đuổi những ngành như công nghệ thông tin, du lịch, thiết kế thờitrang đều đỏi hỏi phải trang bị một số thiết bị, dụng cụ ngay từ đầu, điều nàykhiến những gia đình điều kiện kinh tế không thoải mái sẽ định hướng cho concái những ngành phù hợp điều kiện hơn

Hơn nữa, người dân Việt Nam nói chung còn mang nặng tính truyềnthống gia đình, thường mong muốn con học theo những ngành mà gia đình có

Trang 8

người đang làm Ví dụ như một gia đình có bố mẹ, anh chị làm bác sĩ, giáo viênthì các thành viên khác đều bị “gò” phải học theo “khuôn” đó của gia đình.

Chính vì vậy, sinh viên nên tham khảo ý kiến từ phía gia đình để có cáinhìn toàn diện và tổng quát hơn nhưng phải tự đưa ra quyết định của bản thânmình vì ngành học mà mình lựa chọn sẽ là công việc mình gắn bó tương lai

1.3.2 Sự hiểu biết của bản thân sinh viên.

Quyết định lựa chọn cuối cùng thuộc về bản thân cá nhân sinh viên dovậy, sự hiểu biết của bản thân sinh viên đóng vai trò không thể thiếu được

Sự hiểu biết ở đây không chỉ bao gồm sự hiểu biết về năng lực, khả năng,

sở thích, đam mê của bản thân mà còn cần có sự tìm hiểu về những ngành nghề,công việc mình có khả năng đảm nhận

Không ai hiểu rõ bản thân hơn chính mình, vì vậy trước khi quyết địnhchọn hướng đi cho mình, cần phải biết được mình có những gì, những yếu tốnày có phù hợp với nghề mà mình lựa chọn hay không Những yếu tố căn bảncần phải nắm được đó là các yếu tố về sức khỏe, năng lực, tố chất, năng khiếu,

… Với một người có sức khỏe tốt, học lực luôn ở hạng đầu với chỉ số IQ trên

110 và đặc biệt có tố chất với nghề bác sĩ vậy thì không có lí do gì để khôngquyết định trở thành một bác sĩ trong tương lai

Ngược lại, với những tố chất trên nhưng bạn rất sợ mùi bệnh viện, không

có tính nhẫn nại thì quyết định trở thành bác sĩ chưa chắc đã là lựa chọn phù hợpnhất đối với bản thân

Bên cạnh đó, để đưa ra được quyết định hợp lý còn phải dựa trên nhữngthông tin về ngành nghề, công việc mà bạn lựa chọn Không nên chỉ dựa theonhu cầu ngành “hot” thời điểm này mà nên có sự phân tích hướng phát triển củangành đó khi mình ra trường Vào thời điểm năm 2007, 2008 thì ngành Tàichính ngân hàng, chứng khoán rất được ưa chuộng, số hồ sơ thi vào rất đôngnhưng hiện nay, thị trường công việc cho ngành này đã “hạ nhiệt”, nhiều sinhviên đã phải rất cố gắng để có được tấm bằng của ngành này ra trường khôngtìm được việc làm

Vì vậy, trước khi lựa chọn ngành nghề nào cũng cần phải có sự tìm hiểu

kỹ lưỡng, hiểu rõ về bản thân cũng như ngành học đó để có quyết định chính xác

và phù hợp nhất

1.3.3 Các yếu tố từ phía xã hội.

Trong một xã hội phát triển nhanh, thay đổi từng ngày đòi hỏi chúng taphải phát triển để bắt kịp tốc độ cũng khiến việc lựa chọn nghề gì để “tồn tại”không hề dễ dàng

Trang 9

Cách đây 10 năm đổ về trước, việc lựa chọn ngành nghề thường dựa vàotrường mình chọn để học, có câu: “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa” đểthể hiện mức độ “hot” nhưng trong xu hướng hiện nay, những ngành nghề mangtính kinh tế như: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin,

PR, chuyên viên quảng cáo,… lại đang thu hút lượng lớn hồ sơ đăng ký học.Điều này cho thấy, xu hướng phát triển của xã hội vô cùng đa dạng và ảnhhưởng trực tiếp đến sự lựa chọn ngành học của sinh viên Người nào nắm bắtđược hướng xoay chuyển của xã hội sẽ nắm chắc được thành công trong tươnglai

Trang 10

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SINH VIÊN Ở CÁC NHÓM NGÀNH HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO

ĐỘNG XÃ HỘI

2.1 Khái quát về Trường Đại học Lao động Xã hội.

Trường Đại học Lao động - Xã hội là được thành lập ngày 31/1/2005,theo Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg của Chính phủ, cơ sở chính của Trườngđược đặt tại số 43 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Trường Đại học Lao động - Xã hội tiền thân là trường Trung học Laođộng Tiền lương thuộc Bộ Lao động thành lập năm 1961, với nhiệm vụ ban đầu

là đào tạo cán bộ lao động tiền lương cho toàn miền bắc

Năm 1991, Trường hợp nhất với trường Quản lý Cán bộ Thương binh Xãhội, lấy tên là Trường Cán bộ Lao động – Xã hội Tháng 1/1997 trường đượcnâng cấp lên thành trường Cao đẳng Lao động Xã hội

Đến ngày 31/1/2005, Chính phủ đã ra Quyết định số 26/2005/QĐ-TTg,thành lập trường Đại học Lao động – Xã hội trên cơ sở nâng cấp trường Caođẳng Lao động Xã hội

 Huân chương lao động hạng 3 (1981)

 Huân chương lao động hạng nhì (1991)

 Huân chương lao động hạng nhất (1996)

 Huân chương độc lập hạng ba (2001)

 Huân chương độc lập hạng nhì (2006)

 Huân chương độc lập hạng nhất (2011)

Trang 11

2.2 Phân tích thực trạng sinh viên ở các ngành học qua số liệu điều tra các ngành học.

2.2.1 Phân tích việc lựa chọn ngành học của sinh viên theo giới tính.

Trên cơ sở thu thập và phân tích số liệu, nhóm nghiên cứu đưa ra đượcbiểu đồ sau:

Biểu 2.1 Cơ cấu sinh viên trong 4 ngành học được điều tra theo giới tính

Đơn vị : %

Nguồn : Số liệu điều tra bằng bảng hỏi sinh viên trường ĐHLĐXH

Dựa trên cơ sở phân tích số liệu từ 350 phiếu điều tra thu về cho thấy,nhìn chung trong tất cả các chuyên ngành thì số sinh viên nữ chiếm tỉ trọng khácao và giữa tỉ lệ sinh viên nam và tỉ lệ sinh viên nữ trong các ngành học cũng sựchênh lệch đáng kể, đặc biệt là sự mất cân đối về tỉ lệ sinh viên nam và sinh viên

nữ trong ngành Kế toán Ngành kế toán là ngành học có tỉ lệ sinh viên nữ caonhất chiếm 92,8% trong khi đó tỉ lệ sinh viên nam chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ là7,2% Như vậy cứ khoảng 12 sinh viên nữ mới có một sinh viên nam

Các chuyên ngành khác có tỉ lệ sinh viên nữ chiếm khoảng 3/5 tổng sốsinh viên Cụ thể chuyên ngành Quản lý lao động có tỉ lệ sinh viên nữ theo họccao, chiếm 64.7% còn tỉ lệ sinh viên nam chỉ chiếm 35,3% Ngành Bảo hiểm thì

tỉ lệ sinh viên nữ chiếm 65% còn tỉ lệ sinh viên nam là 35% Tỉ lệ sinh viên nữ

và tỉ lệ sinh viên nam của ngành Công tác xã hội tương ứng là 62,8% và 37,2%

Trang 12

Sự chênh lệch giữa tỷ lệ sinh viên nam và sinh viên nữ của cả bốn chuyênngành này là tương đối phù hợp vì thực tế, số sinh viên nam thường tập trung ởkhối kỹ thuật, khối kinh tế thường thu hút nữ sinh đăng ký hơn

Xét về sự chênh lệch quá lớn tại ngành Kế toán, có thể tìm hiểu đượcnguyên nhân xuất phát từ đặc tính của công việc Ngành kế toán là công việcliên quan đến các con số, yêu cầu ở người học tính cẩn thận và kiên nhẫn, ngoài

ra đây là một công việc “ngồi bàn giấy”, khả năng linh động thấp nên không cósức hút mạnh với sinh viên nam Nhưng ngược lại, sinh viên nữ với mong muốntìm được những công việc với tính ổn định cao, thì ngành học Kế toán lại kháphù hợp Chính vì vậy, kết quả tỷ lệ điều tra này không có điểm gì quá khác biệt

Một tình trạng phổ biến ở các vùng nông thôn hiện nay đó là khi lựa chọnngành học không có thông tin thêm nào quyển “Những điều cần biết về tuyểnsinh Đại học, cao đẳng”, đa phần thí sinh sẽ đọc và lựa chọn theo cảm tính

Mặt khác hiện nay ở các vùng nông thôn, tỷ lệ học sinh học tốt nghiệptrung học phổ thông xong quyết định thi Đại học là không lớn, năm 2008 mớichỉ đạt 62% tổng số học sinh tốt nghiệp

Trang 13

Biểu 2.2 Cơ cấu sinh viên trong các ngành học được điều tra

theo nơi ở hiện tại của gia đình

Đơn vị :%

Nguồn: Số liệu điều tra bằng bảng hỏi sinh viên trường ĐHLĐXH

Biểu trên có thể thấy rõ tỷ lệ sinh viên ở khu vực nông thôn chiếm tỷ khálớn so với số sinh viên ở khu vực thành thị Chuyên ngành Bảo hiểm có sựchênh lệch rõ nhất, tỷ lệ sinh viên ở khu vực thành thị chỉ chiếm hơn 1/4, cụ thể

là 28,75% tổng số sinh viên trong ngành còn tỷ lệ sinh viên ở khu vực nông thônchiếm 72,25%

Tỷ lệ cân đối giữa số sinh viên giữa hai khu vực thành thị và nông thôn là

ở ngành Kế toán, sinh viên ở khu vực thành thị chiếm 46,42% còn sinh viên ởkhu vực nông thôn chiếm 53,58%

Còn các chuyên ngành còn lại có tỉ lệ sinh viên ở khu vực nông thônchiếm tỉ lệ rất cao, trên 68%.Tỷ lệ điều tra này đã khẳng định xu hướng lựa chọnngành của sinh viên ở khu vực nông thôn là những ngành phù hợp với khả năng,không đòi hỏi cao về trình độ tin học, ngoại ngữ, là điểm yếu so với những sinhviên ở khu vực thành thị và quan trọng là dễ tìm được việc làm ngay khi ratrường

Trang 14

2.3 Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên.

2.3.1 Sự định hướng từ phía gia đình.

Gia đình có sức ảnh hưởng rất lớn trong mọi quyết định của sinh viên, đặcbiệt đối với quyết định công việc tương lai của con cái mình Dù ít hay nhiều thìkhi đưa ra quyết định của bản thân, sinh viên đều lắng nghe, tham khảo ý kiến từphía gia đình Khi điều tra về mức độ ảnh hưởng của gia đình đến việc lựa chọnnghành học của sinh viên thu được kết quả sau:

Bảng 2.1: Kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của gia đình đến việc

lựa chọn ngành học

Đơn vị : ngườiMức độ Chuyên

ảnh hưởng ngành

Quản lýlao động Kế toán Bảo hiểm

Trang 15

Đơn vị :%

Nguồn: Số liệu điều tra bằng bảng hỏi sinh viên trường ĐHLĐXH

Kết quả trên cho thấy ảnh hưởng chính của gia đình đối với quyết địnhlựa chọn ngành đang học của sinh viên là định hướng và gợi ý, chiếm 53,86%,những gia đình này giúp sinh viên hiểu được vấn đề và đưa ra các thông tintham khảo góp phần định hướng con đường sẽ đi cho con cái mình; 28% trườnghợp gia đình cho sinh viên toàn quyền quyết định, được lựa chọn theo sở thích,nguyện vọng của bản thân; còn 65 trong số 350 sinh viên được điều tra, chiếm17,71% thì lựa chọn ngành học theo sự quyết định của gia đình

Ngoài ra, theo kết quả điều tra thu được ở bảng 2.1, có thể thấy vai tròquyết định của gia đình thể hiện rõ nhất là đối với sinh viên chuyên ngành Kếtoán, chiếm 33,33% Vai trò định hướng và gợi ý của gia đình có tác dụng nhấtđối với sinh viên ngành Bảo hiểm, chiếm 33,75% Còn tỷ lệ sinh viên được toànquyền quyết định chuyên ngành đang học lớn nhất là sinh viên ngành Công tác

xã hội, chiếm 67,14% Kết quả này có thể thấy khá phù hợp vì ngành Kế toán làmột trong những ngành có đầu ra dễ tìm kiếm được việc làm nhất hiện nay nên

đa phần phụ huynh đều mong muốn con em mình học ngành này Ngành Bảohiểm không mới nhưng thời gian gần đây cũng phát triển đáng kể trên thị trườngviệc làm, thu hút một lượng lớn lao động, còn ngành Công tác xã hội được sinhviên tự quyết định khá đông vì môi trường và lĩnh vực hoạt động của ngành nàytrong tương lai là khá rộng, phù hợp với sự nhiệt tình và năng động của tuổi trẻ

Bên cạnh đó, trong số những sinh viên do gia đình quyết định ngành họcthì có 35,48% là lựa chọn theo truyền thống gia đình, còn lại 64,52% là do giađình đã chuẩn bị được chỗ làm sau khi ra trường nên muốn con cái học ngành

Trang 16

đó Như vậy, gia đình đóng vai trò khá lớn cho sinh viên khi họ lựa chọn chuyênngành mà họ đang theo học

Ngoài ra, khi điều tra sâu với những sinh viên được toàn quyền quyết địnhngành học về lý do lựa chọn ngành đang học thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2: Lý do lựa chọn ngành học của những sinh viên được toàn quyền

quyết định lựa chọn ngành học

Đơn vị: sinh viên; %

Ngành “hot” trên thị trường 115 32,86

Là ngành sẽ phát triển trong tương lai 56 16

Nguồn: Số liệu điều tra bằng bảng hỏi sinh viên trường ĐHLĐXH

Kết quả này cho thấy đa số sinh viên khi lựa chọn mới chỉ lựa chọn theo ýthích, thấy ngành nào hay hay, có vẻ thú vị thì đăng ký, số lượng này chiếm43,43% số sinh viên được điều tra Số sinh lựa chọn theo xu hướng ngành “hot”trên thị trường cũng không hề nhỏ, chiếm 32,86% còn số lượng sinh viên tìmhiểu để biết ngành nào sẽ có điều kiện phát triển trong tương lai để đăng ký thìmới chỉ chiếm 16%

2.3.2 Sự hiểu biết về chuyên ngành học của bản thân sinh viên.

Lựa chọn ngành học nào cuối cùng cũng do chính bản thân sinh viênquyết định và quyết định này là kết quả của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu cácnguồn thông tin thu thập được

Kết quả điều tra về sự hiểu biết của sinh viên về chuyên ngành đang họcthu được bảng kết quả sau:

Bảng 2.3 Số liệu về sự hiểu biết của sinh viên về chuyên ngành học

Đơn vị: sinh viên, %

Trang 17

Nguồn : Số liệu điều tra bằng bảng hỏi sinh viên trường ĐHLĐXH

Đối với những sinh viên mà bản thân họ đóng vai trò quyết định đến việclựa chọn ngành học thì có những sinh viên đã tìm hiểu về chuyên ngành màmình định theo học nhưng cũng có những sinh viên lựa chọn chuyên ngành chỉtheo cảm tính thấy ngành đó có vẻ hay hay nên đăng ký và họ không có hiểu biết

gì về chuyên ngành định đăng ký theo học

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy so với sinh viên chưa có sự hiểu biết vềchuyên ngành học thì tỷ lệ sinh viên có sự hiểu biết về ngành học chiếm tỷ lệkhá cao đặc biệt là nghành kế toán chiếm 90, 47%, tỷ lệ này ở ngành quản lý laođộng là 73,28%, ở ngành bảo hiểm là 72,5%, ngành công tác xã hội là 74,28%

Sự hiểu biết của sinh viên đối với việc chọn ngành chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ sinhviên đã có ý thức chủ động trong việc lựa chọn ngành học và ngày càng có tráchnhiệm hơn trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân điều này có tácdụng rất lớn đến bản thân của sinh viên và nhà trường, với sinh viên sự hiểu biếttrước khi lựa chọn chuyên ngành học giúp sinh viên có tâm lý ổn định khi theohọc, không có thái độ hoang mang, chán chuyên ngành mình học từ đó mà sinhviên có nhiều cố gắng theo đuổi chuyên ngành của mình lựa chọn Với nhàtrường điều này giúp nhà trường có thể nhanh chóng ổn định việc dạy và học do

Trang 18

Bên cạnh lượng lớn sinh viên có sự hiểu biết khi lựa chọn chuyên ngànhhọc thì số lượng sinh viên còn chưa có hiểu biết về chuyên ngành học vẫn cònkhá cao tỷ lệ sinh viên chưa có sự hiểu biết về chuyên ngành học ở khoa quản lýlao động là 26,72%, khoa bảo hiểm là 27,5%, khoa công tác xã hội là 25,72% và

ít nhất là khoa kế toán 9,53% Tỷ lệ sinh viên chưa có sự hiểu biết về chuyênngành học chiếm tỷ lệ còn cao điều này phản ánh khâu tuyên truyền giáo dục ýthức nghề nghiệp cho sinh viên chưa được tốt, nhiều sinh viên có có tâm lý thờ ơvới định hướng tương lai của mình Khoa kế toán là khoa có tỷ lệ sinh viênkhông có hiểu biết về chuyên ngành mình học chiếm tỷ lệ thấp nhất 9,53% vìđây là ngành đang rất phổ biến hiện nay và có nhiều trường đào tạo về ngànhnày cho nên việc tìm hiểu thông tin về ngành học này khá thuận lợi cho sinhviên

Tuy nhiên, khi điều tra sâu về sự hiểu biết của sinh viên về chuyên ngànhhọc thì tỷ lệ thu được giữa sinh viên hiểu biết về chuyên ngành học trước khihọc và sau khi học một thời gian có sự khác biệt rõ rệt

Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy ngành Quản lý lao động là ngành có sốsinh viên hiểu biết về ngành trước khi vào học thấp, chỉ đạt 31,76 % Đa số sinhviên thuộc chuyên ngành này đều bắt đầu học một thời gian rồi mới tìm hiểu vàbiết được ngành mình học là nghiên cứu những vấn đề gì, liên quan đến mảnglĩnh vực nào của xã hội, cũng như sau này sẽ làm những công việc gì Tỷ lệ sinhviên hiểu biết về chuyên ngành sau khi học một thời gian trong trường lên đến68,24%

Chuyên ngành Bảo hiểm có số sinh viên hiểu biết về chuyên ngành trước

và sau khi vào học một thời gian tương đương nhau, sự chênh lệch rất nhỏ, chỉđạt 3,46%, tương đương 2 sinh viên trong tổng số sinh viên điều tra Cụ thể sốsinh viên có sự hiểu biết về chuyên ngành trước khi vào trường chiếm 48,27%còn số sinh viên có hiểu biết về ngành học sau khi vào học một thời gian trongtrường đạt 51,73%

Còn hai chuyên ngành là Kế toán và Công tác xã hội, số sinh viên có sựhiểu biết về chuyên ngành trước khi vào học là khá lớn so với số sinh viên phảicần một thời gian vào học mới có được những hiểu biết cần thiết Cụ thể ởchuyên ngành Kế toán, tỷ lệ sinh viên có được sự hiểu biết về ngành học trướckhi lựa chọn là 69,74% còn tỷ lệ sinh viên hiểu biết về ngành học sau một thờigian chỉ là 30,26% Tỷ lệ này ở ngành Công tác xã hội là 71,15% và 28,85%

Nhìn chung sự chênh lệch giữa sinh viên hiểu biết về ngành học trước khilựa chọn ngành và sinh viên cần một thời gian sau khi vào học để hiểu đượcngành mình đang theo học của trường Đại học Lao động Xã hội là khá lớn, tỷ lệ

Trang 19

và sự phân loại khác nhau tùy vào chuyên ngành khác nhau Nguyên nhân có thể

là do chuyên ngành Kế toán là một chuyên ngành có đầu ra rộng, thông tin về

công việc được nói đến nhiều, chuyên ngành Công tác xã hội và Bảo hiểm có

thể tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin như báo chí, gia đinh, bạn bè,… còn

ngành Quản lý lao động thì kênh thông tin còn hạn chế

Biểu 2.4: Số liệu về tỷ lệ sinh viên hiểu biết về chuyên ngành học

Đơn vị: %, Sinh viên

Khoa

Hiểu biết về chuyên

Hiểu biết về chuyên

ngành sau khi học một thời

gian trong trường

Nguồn : Bảng điều tra thực tế sinh viên trưòng ĐHLĐXH

2.3.3 Các nhân tố từ phía xã hội.

Mục đích cuối cùng của bất kỳ sinh viên nào khi tham gia vào một quá

trình đào tạo đó là sau khi ra trường sẽ tìm được một công việc đúng nguyện

Trang 20

ngay từ khi quyết định lựa chọn ngành học, người sinh viên phải căn cứ vàonhững nhu cầu từ phía xã hội, phải biết xã hội đang cần gì, đang thiếu gì để cóquyết định đúng đắn trong việc lựa chọn chuyên ngành, nhờ đó khi ra trường cóthể có được công việc trong ngành nghể mong muốn khi tham gia vào thị trườnglao động.

Trong một xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều nhân tố ảnhhưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Điển hình có thể nhắctới đó là xu hướng phát triển của nền kinh tế, cung cầu trên thị trường lao động,

độ nóng của các ngành học trên biểu đồ giáo dục hay các kênh thông tin vềhướng nghiệp,…

Dựa trên các tác động từ nhân tố xã hội, việc lựa chọn ngành học nào phùhợp với bản thân và định hướng phát triển của xã hội để đảm bảo một tương laitốt đẹp sẽ dễ dàng hơn Nhờ đó, khi sinh viên bắt đầu bước vào quá trình đào tạotại trường đại học đã xác định được cho mình ngành nghề phù hợp để có thể đạtkết quả cao trong học tập, đồng thời tích luỹ được một vốn kiến thức đầy đủ,đảm bảo khi ra trường có thể tìm được những công việc đúng ngành nghề nhưmong muốn

Trước hết, muốn quyết định chọn một ngành học nào, ta cần phải biếtđược những thông tin tối thiểu như có bao nhiêu ngành học? Những ngành họcnào đang chiếm lĩnh trên thị trường lao động? Những trường nào tổ chức đào tạongành học đó?

Để có được những thông tin này, sinh viên đều phải tìm hiểu qua các kênhthông tin, từ thầy cô, từ những người thân trong gia đình, bạn bè đến các phươngtiện truyền thông như sách báo, tivi,…

Dưới đây là bảng kết quả điều tra thu được khi tìm hiểu về các nguồn thuthập thông tin trước khi lựa chọn ngành học của các bạn sinh viên:

Bảng 2.4: Số liệu về nguồn thu thập thông tin khi lựa chọn ngành học

Đơn vị: sinh viên; %

Trang 21

Truyền hình 337 96,28

Nguồn : Bảng điều tra thực tế sinh viên trưòng ĐHLĐXH

Kết quả trên cho thấy các kênh thông tin phổ biến với sinh viên chính làgia đình, bạn bè, sách, báo, tạp chí, truyền hình với tỷ lệ kết quả điều tra thuđược là 100% và 96,28% Gia đình là nguồn cung cấp thông tin rất hữu ích nhưnvẫn còn mang nặng ý kiến chủ quan, định hướng của gia đình Khi được hỏi cụthể sách, báo hay tạp chí thường được sinh viên sử dụng để tham khảo trước khilựa chọn ngành thì kết quả thu được đến 89% chỉ là quyển “Những điều cần biết

về tuyển sinh Đại học – Cao đảng” Mà như đã biết, sách này chỉ nêu nhữngđiểu cơ bản nhất về kỳ thi và danh sách các ngành học, chưa thể nêu đượcnhững điều đặc biệt, đặc thù của từng ngành

Mặt khác, nguồn thông tin từ thầy cô giáo, những người dạy dỗ và kèmcác bạn học sinh suốt những năm trung học phổ thông là người nắm rõ được họclực cũng như sở trường của học sinh để đưa ra những lời khuyên bổ ích vàchuẩn xác nhất thì lại chưa được khai thác đúng mức Theo kết quả điều tra, sốlượng sinh viên từng tham khảo ý kiến của thầy cô giáo để lựa chọn chuyênngành học cho phù hợp mới chỉ chiếm 68% Đây thật sự là một sự lãng phí bởi

lẽ thầy cô giáo không chỉ nắm được khả năng, trình độ, điểm mạnh, điểm yếucủa học sinh mà còn biết được học sinh đó có thiên hướng về khối nào, ngànhnào, từ đó có lời khuyên đúng đắn, không chỉ giúp sinh viên học được ngànhưng ý mà còn học được tại một trường phù hợp với trình độ của mình

Bên cạnh đó, một kênh thông tin đang ngày càng thu hút sự quan tâmcũng như tin tưởng của tất cả mọi người đó là mạng Internet Mạng Internet với

số lượng thông tin đa dạng, phong phú, được cập nhật liên tục và dễ dàng tracứu chính là ưu điểm dễ thấy nhất Tuy nhiên số sinh viên sử dụng kênh thôngtin này còn rất khá hạn chế, mới chỉ chiếm 56,57% Điều này cũng khá hợp lý vìnguyên nhân có thể xuất phát từ điều kiện để sử dụng mạng Internet là phải cómáy tính và đường dây mạng, cũng như là các kỹ năng sử dụng máy tính Vấn

đề này có thể dễ dàng với các tỉnh, thành phố phát triển nhưng với tỷ lệ sinhviên ở nông thôn, chiếm 65,14% thì điều này quả thật là một trở ngại Bên cạnh

đó, mạng Internet không chỉ có các thông tin về tuyển sinh, ngành học, cáctrường đại học hay các chương trình học mà còn có rất nhiều các thông tin khácthu hút học sinh sinh viên tìm hiểu mà quên đi nhiệm vụ học tập

Trang 22

Mặt khác, trung tâm tư vấn không chỉ tư vấn, cung cấp các thông tin cầnthiết về ngành học mà còn có thể kiểm tra năng lực, sở thích của người cần tưvấn thông qua bài trắc nghiệm hướng nghiệp, từ đó có lời khuyên chính xác,khoa học nhất Đây là một kênh thông tin vô cùng hữu ích là trung tâm tư vấnthì mới chỉ có 3,43% sinh viên sử dụng.

Ngoài ra, theo điều tra, các kênh thông tin khác chiếm 7,43% bao gồmthông tin tìm hiểu từ các tờ rơi, quảng cáo, thông tin tuyển dụng, nhưng thực

tế các nguồn thông tin này đều không chính xác, mà mang tính thời vụ

Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hộikhi quyết định ngành học của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội thuđược bảng số liệu sau:

Bảng 2.5 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến việc lựa chọn

ngành học của sinh viên Đơn vị: Sinh viên; %

Trang 23

Biểu 2.5: Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến quyết định ngành học

của sinh viên trường ĐHLĐXH

Đơn vị: %

Nguồn : Số liệu điều tra bằng bảng hỏi sinh viên trường ĐHLĐXH

Theo kết quả điều tra từ bốn chuyên ngành trong trường Đại học Laođộng Xã hội trên ta thấy trong tổng số 350 sinh viên được điều tra thì có đến46% số sinh viên đó quyết định ngành học với mong muốn là khi học xong ratrường có thể dễ dàng tìm được một công việc

Chuyên ngành Kế toán thể hiện rõ nhất kết quả này, số sinh viên cónguyện vọng chọn ngành kế toán theo học để ra trường dễ dàng tìm được việclàm chiếm 63,1% Tỷ lệ này ở các chuyên ngành còn lại cũng tương đối cao, tỷ

lệ sinh viện chọn ngành với mong muốn dễ dàng tìm việc sau khi ra trường ởcác chuyên ngành QLLĐ, Bảo hiểm và CTXH lần lượt là 44,83%, 33,75% và44,29%

Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa số sinh viên lựa chọn ngành học vớimong muốn ra trường tìm được một công việc ổn định, nhẹ nhàng với một côngviệc lương cao cũng không có sự cách biệt lớn Với mục đích là một công việc

ổn định, nhẹ nhàng, có 28% lựa chọn trong đó có 73,5% là nữ (tương đương vói

72 sinh viên) nên điều này cũng phù hợp với thực tế con gái thường chỉ mongtìm một công việc ổn định để còn tập trung chăm lo gia đình Giữa các chuyênngành thì tỷ lệ này cao nhất là ở chuyên ngành Bảo hiểm, chiếm 51,25% số sinhviên được điều tra

Với mục đích là một công việc lương cao thì có 24% số sinh viên lựachọn, tỷ lệ này ở các chuyên ngành có sự khác nhau rõ rệt, hai chuyên ngành là

46,57

27,7121,71

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của gia đình đến việc lựa chọn ngành học - các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội
Bảng 2.1 Kết quả điều tra mức độ ảnh hưởng của gia đình đến việc lựa chọn ngành học (Trang 14)
Bảng 2.2: Lý do lựa chọn ngành học của những sinh viên được toàn quyền quyết định lựa chọn ngành học - các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội
Bảng 2.2 Lý do lựa chọn ngành học của những sinh viên được toàn quyền quyết định lựa chọn ngành học (Trang 16)
Bảng 2.4: Số liệu về nguồn thu thập thông tin khi lựa chọn ngành học - các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội
Bảng 2.4 Số liệu về nguồn thu thập thông tin khi lựa chọn ngành học (Trang 20)
Bảng 2.5. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến việc lựa chọn  ngành học của sinh viên - các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội
Bảng 2.5. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên (Trang 22)
Bảng 2.7. Mối quan hệ giữa việc chọn ngành với kết quả học tập tăng - các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội
Bảng 2.7. Mối quan hệ giữa việc chọn ngành với kết quả học tập tăng (Trang 27)
Bảng 2.8. Mối quan hệ giữa việc chọn ngành với kết quả  học tập ít thay đổi - các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội
Bảng 2.8. Mối quan hệ giữa việc chọn ngành với kết quả học tập ít thay đổi (Trang 29)
Bảng 2.9 Mối quan hệ của việc chọn ngành với  kết quả học tập giảm xuống - các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội
Bảng 2.9 Mối quan hệ của việc chọn ngành với kết quả học tập giảm xuống (Trang 30)
Bảng 2.10 : Khu vực kinh tế sinh viên muốn làm việc - các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội
Bảng 2.10 Khu vực kinh tế sinh viên muốn làm việc (Trang 32)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w