1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

32 754 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 183,88 KB

Nội dung

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Từ khi tiến hành đổi mới nền kinh tế nước ta đang đạt những thành tựu hết sức to lớn và đang từng bước hội nhập và thích nghi với nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển về kinh tế thì các ngành nghề ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng hơn điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trong nước có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp đồng thời nó cũng đặt ra một thách thức mới không nhỏ đó là đứng trước quá nhiều ngành nghề như vậy thì làm sao có thể chọn cho mình một ngành nghề hợp lý. Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy một điều rằng đa số sinh viên chưa có sự hiểu biết rõ ràng về ngành mình học , sinh viên chọn ngành học còn theo cảm tính, theo trào lưu hay theo định hướng gia đình mà chưa cân nhắc kĩ xem ngành mình lựa chọn có phù hợp với bản thân không. Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu khoa học “ Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành khoa Marketing quản trị thương hiệu” tại trường Đại học Thương Mại , cho thấy có 40% sinh viên được khảo sát trả lời rằng họ vào trường theo nguyện vọng 1, còn lại 60% sinh viên vào trường theo nguyện vọng 2 và 3. Số lượng sinh viên vào trường theo nguyện vọng 2 và 3 khá lớn , vì vậy sau mỗi năm học số lượng sinh viên cũng có sự thay đổi do các bạn sinh viên thi lại và chuyển sang các trường, các cơ sở đào tạo khác. Điều này chứng tỏ rằng khâu định hướng ngành nghề của sinh viên trong trường chưa được tốt gây lãng phí thời gian và tiền bạc không nhỏ cho gia đình và xã hội đồng thời nó gây ra ảnh hưởng không tốt đến bản thân sinh viên. Để làm rõ hơn vấn đề này chúng em xin lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương Mại” làm báo cáo khoa học của mình nhằm mục đích tìm hiểu xem các nhân tố nào đang ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường Đại học Thương Mại và việc lựa chọn chuyên ngành như vậy có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của sinh viên không từ đó chúng em đưa ra các giải pháp , khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả của việc chọn ngành cho sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng và sinh viên cả nước nói chung. 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Khảo sát và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Thương Mại qua đó để đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho sinh viên có những lựa chọn đúng chuyên ngành mình sẽ học để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của nền kinh tế. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lực chọn ngành học cỉa sinh viên trường Đại học Thương Mại. 3. Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương Mại 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp định lượng kết hợp định tính. Sử dụng phương pháp định lượng để khảo sát sunh viên dựa trên những nhóm nhân tố cho trước với các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Sau khi có được những số liệu từ nghiên cứu định lượng, phát hiện ra những vấn đề mới, những khía cạnh mới thì tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm hiểu chuyên sâu, đề ra cá hướng đề tài tiếp tục nghiên cứu. 5.Phương pháp chọn mậu, khung chọn mẫu Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cụ thể là phương pháp phần tầng sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Lí do sử dụng phương pháp này là vì sinh viên Đại học Thương Mại thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau từ các nhóm nhân tố nên cần có sự phân tầng theo các chuyên ngành đào tạo, theo cơ cấu giới tính để thu được kết quả khách quan nhất KHUNG CHỌN MẪU  

Trang 1

tố nào đang ảnh hưởng đến việc chọn ngành của sinh viên trường Đại học Thương Mại và việclựa chọn chuyên ngành như vậy có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của sinh viên không từ đóchúng em đưa ra các giải pháp , khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả của việc chọn ngành chosinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.

1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Trang 2

Khảo sát và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viêntrường Đại học Thương Mại qua đó để đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho sinh viên cónhững lựa chọn đúng chuyên ngành mình sẽ học để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của nềnkinh tế.

2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lực chọn ngành học cỉa sinh viên trường Đại họcThương Mại

3 Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương Mại

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp định lượng kết hợp định tính Sử dụng phương pháp định lượng để khảo sátsunh viên dựa trên những nhóm nhân tố cho trước với các mức độ ảnh hưởng khác nhau.Sau khi có được những số liệu từ nghiên cứu định lượng, phát hiện ra những vấn đề mới,những khía cạnh mới thì tiếp tục sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm hiểuchuyên sâu, đề ra cá hướng đề tài tiếp tục nghiên cứu

5.Phương pháp chọn mậu, khung chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cụ thể là phương pháp phần tầngsau đó lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản Lí do sử dụng phương pháp này là vì sinh viên Đạihọc Thương Mại thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau từ cácnhóm nhân tố nên cần có sự phân tầng theo các chuyên ngành đào tạo, theo cơ cấu giới tính

để thu được kết quả khách quan nhất

KHUNG CHỌN MẪU

Trang 3

Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh

viên Đại học Thương Mại

 Tổng thể nghiên cứu: 15000 sinh viên

 Phần tử: Sinh viên chính quy của Đại học Thương Mại

 Tuổi 18-22

 Giới tính: Nam, nữ

 Năm học: Từ năm 1 đến năm 4

 Khoa: 13 chuyên ngành khác nhau

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN NGÀNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN

CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN 1.1 Tổng quan nghiên cứu.

1.1.1 Danh sách tài liệu tham khảo:

Lưu Thanh Đức Hải (2007): Marketing ứng dụng, NXB Giáo dục.

Lưu Thanh Đức Hải (2002): Nghiên cứu Marketing, NXB Thống kê.

Nguyễn Quốc Nghi (2008): Bài giảng Hành vi khách hàng.

Nguyễn Phi Yến (2006): Hành vi lựa chọn ngành thi đại học của học sinh lớp 12.

Cẩm nang tư vấn toàn cảnh mùa thi 2009, NXB Thanh niên.

Minh Trường (2007): Nhiều thay đổi trong lựa chọn ngành nghề.

Dương Diệu Hoa (2006): Giáo dục lao động và hướng nghiệp trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông.

Nguyễn Anh Việt (2008): Cẩm nang hướng nghiệp.

La Hồng Huy (2001): Thực trạng và giải pháp về công tác hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông tỉnh An Giang

Nguyễn Minh Ngọc (2008): Nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang.

Trương Thị Hoa (2014): Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông khu vực Hà Nội qua tham vấn nghề.

John C Maxwell: Trắc nghiệm ước mơ, NXB Lao động xã hội

GS.TS Dương Thiệu Tống (2002): Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý,

NXB Đại học Quốc gia TP HCM

Ngoc Thuy Bigham (2003): Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam tại Đại học Missouri, St Louis.

Michael Borchert (2002): Career choice factors of high school students, University of Wisconsin-Stout, USA.

Bromley H.Kniveton: The Influences and Motivations on Which Students Base Their Choice of Career.

Trang 5

Orison Swett Marden: How to choose your career; or round pegs in square holes

Richard N Bolles: Chiếc dù của bạn màu gì? Bí quyết chọn nghề, NXB Tổng hợp TP

HCM

Brendon Burchard: Nghề chia sẻ, NXB Khoa học xã hội.

Huỳnh Thị Thu Hằng: Bạn là triệu phú - công cụ chọn nghề, hành nghề, NXB Tổng hợp

TP HCM

Kim Rando: Chọn nghề bạn yêu, yêu nghề bạn chọn, NXB Lao động xã hội.

Lý Nhược Thần: Từ ghế nhà trường đến giảng đường đại học, NXB Lao động.

Shoya Zichy - Ann Bidou: Nghề nào cho bạn, nghề nào cho tôi, NXB Lao động xã hội.

Orison Swett Marden: Người chọn nghề hay nghề chọn người, NXB Lao động xã hội.

Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011): Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Bá Châu (2018): Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức

Lê Phước Lượng (2012): Định hướng, lựa chọn ngành nghề đào tạo, thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên thông qua chuẩn đầu ra ở các trường đại học, Tạp chí Giáo dục.

Sean Lim: Hạnh phúc do bạn lựa chọn, NXB Phụ nữ

Alpha Books biên soạn: Chọn nghề theo tính cách, NXB Công thương.

Arnold Toynbee và Daisaku Ikeda: Lựa chọn cuộc sống (đối thoại cho thế kỷ XXI), NXB

Chính trị quốc gia sự thật

Randall Stross: Hướng nghiệp trong thời đại 4.0, NXB Lao động.

1.1.2 Lược khảo một số tài liệu.

La Hồng Huy (2001), “Thực trạng và giải pháp về công tác hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông tỉnh An Giang”: Nghiên cứu của đề tài cho thấy một bức

tranh chung về thực trạng công tác hướng nghiệp, sự phân luồng học sinh THPT và cácnhân tố chi phối nó, tìm ra giải pháp hợp lý cho công tác hướng nghiệp, góp phần vàochiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh An Giang

Richard N Bolles, “Chiếc dù của bạn màu gì? Bí quyết chọn nghề”, NXB Tổng hợp TP

HCM: Cuốn sách giúp các bạn thanh thiếu niên định hướng nghề nghiệp cho tương lai

Trang 6

Trước khi quyết định nghề gì, bạn cần suy nghĩ về cuộc sống lý tưởng mà bạn muốn tạodựng.

Nguyễn Minh Ngọc (2008), “Nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT Dân tộc

nội trú tỉnh Bắc Giang”: Nội dung của đề tài đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng riêng của

ngành nghề và đối chiếu những yêu cầu đó với năng lực, thể chất, tâm lí của các em họcsinh THPT Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu về xu hướng lựa chọn ngành nghề của cácem

Trương Thị Hoa (2014), “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông khu vực

Hà Nội qua tham vấn nghề”: Nghiên cứu giúp xây dựng được quy trình hoạt động tham

vấn nghề trong giáo dục hướng nghiệp nhằm trợ giúp học sinh giải quyết những khó khăntrong quá trình chọn nghề góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong nhàtrường THPT hiện nay

Minh Trường (2007), “Nhiều thay đổi trong lựa chọn ngành nghề”, Báo Thanh niên giáo dục:

Cập nhật các xu hướng mới trong việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh qua các năm Từ

đó học sinh sẽ đưa ra các định hướng đúng đắn, phù hợp với đam mê, năng lực bản thân,điều kiện gia đình để quyết định lựa chọn ngành nghề học hay chọn con đường nào khácdẫn tới thành công, đảm bảo thuận lợi cho công việc của mình

Randall Stross, “Hướng nghiệp trong thời đại 4.0, NXB Lao động: Cuốn sách cung cấp cho

độc giả một hướng tư duy mới lạ trong việc lựa chọn phong cách học tập và phát triển nền giáo dục khai phóng – nền giáo dục hướng tới trang bị cho sinh viên những kiến thức

-và kỹ năng thỏa mãn mọi ngành nghề Và, mọi sinh viên đều có thể phát triển tối đa tiềmnăng và phát triển mạnh mẽ nếu được trao cơ hội, bất kể họ có theo đuổi một chuyênngành “cao cấp” hay không Điều đó chỉ có thể xảy ra nếu bạn tối ưu hóa những thángnăm đại học hết sức ý nghĩa của mình và cảm hứng là cuốn sách này đây

Alpha Books biên soạn, “Chọn nghề theo tính cách”, NXB Công thương: Cuốn sách là một

cẩm nang hướng dẫn, sẽ cung cấp cho bạn cách thức chọn nghề hữu hiệu nhằm giúp bạntìm được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân mình Chọn nghề là nhiệm vụ quan trọngđầu tiên mà các bạn trẻ cần làm trước khi rời ghế nhà trường phổ thông để vào học đạihọc hay cao đẳng Hãy bắt đầu bằng tính cách của bạn, liệu đây có phải là kim chỉ namgiúp bạn đạt được mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho bản thân?

Trang 7

Huỳnh Thị Thu Hằng, “Bạn là triệu phú - công cụ chọn nghề, hành nghề”, NXB Tổng hợp TP

HCM: Nghề nghiệp không những ảnh hưởng về sự nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tất cảmối quan hệ trong cuộc đời của chúng ta Vì vậy, bạn đang tìm kiếm những hướng dẫnthật hữu dụng về chọn nghề, hành nghề? Đọc cuốn sách này các chuyên gia với thu nhậptrên dưới 6000 USD/tháng sẽ mách cho bạn những công cụ chọn nghề, hành nghề hữudụng mà họ tạo ra Còn ai có thể tạo ra được công cụ chọn nghề, hành nghề hay hơn cácchuyên gia này?

1.2 Một số khái niệm cơ bản.

1.2.1 Khái niệm về nghề nghiệp.

Nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động

xã hội với những yêu cầu về kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng phù hợp đòi hỏi ở người lao động

để có khả năng thực hiện, phải qua đào tạo hoặc tích lũy kinh nghiệm trong công tác

Một cách tiếp cận khác, nghề là một việc làm có tính ổn định, không những đem lại thunhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người mà còn là con đường để mỗi chúng tathể hiện và khẳng định giá trị của bản thân Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong

đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sảnphẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội

Nghề bao gồm nhiều chuyên môn Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp

mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất(thực phẩm, lương thực, công cụ lao động,…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âmnhạc, tranh vẽ,…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội

Nghiệp là sự cống hiến hết mình cho nghề Và nghề nào thì nghiệp đó Có chuyên mônthì sẽ có nghề tương xứng, nhưng có nghề chưa hẳn đã có nghiệp và có nghề rồi mà không cónghiệp thì nghề cũng không tồn tại một cách suôn sẻ được

Như vậy, nghề nghiệp là việc mà một người sẽ phải cố gắng để làm tốt công việc củamình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lòng đam mê đối với nghề, đó là một lĩnh vựchoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những

Trang 8

kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhucầu của xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, khái niệm nghề có ý nghĩa rất to lớn, ảnhhưởng trực tiếp đến bản chất và hình thức của việc làm

1.2.2 Khái niệm định hướng nghề nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được thiết kế

để cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học các thông tin và kinh nghiệm cần thiết, từ đóchuẩn bị cho họ sống và làm việc trong sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và môi trường

Định hướng nghề nghiệp hay còn gọi là hướng nghiệp, là hệ thống những biện pháp dựatrên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học,… nhằm giúp học sinh, sinh viên cóthể đưa ra những quyết định một cách đúng đắn trong việc đưa ra lựa chọn nghề phù hợp vớinhu cầu xã hội, thỏa mãn tối đa nguyện vọng của bản thân, đồng thời thích hợp với năng lực, sởtrường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người để họ có thểphát triển đến đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội và tạo lập đượccuộc sống tốt đẹp hơn

Định hướng nghề nghiệp bao gồm các nội dung:

+ Tư vấn, giới thiệu về ngành, chuyên ngành đào tạo của nhà trường, cơ hội tìm việclàm sau khi tốt nghiệp cho đối tượng tuyển sinh của nhà trường

+ Tổ chức các hoạt động tư vấn về phương pháp học tập, nội dung, đặc điểm của ngànhnghề và trình độ đang được đào tạo; các vấn đề về chính sách, pháp luật của Nhà nước liênquan đến ngành, nghề được đào tạo cho người học của nhà trường

+ Tổ chức câu lạc bộ hướng nghiệp, hoạt động ngoại khóa giao lưu với các đơn vị sửdụng lao động, giúp người học bổ sung kiến thức thực tế và kỹ năng cần thiết để hòa nhập vớimôi trường làm việc sau khi tốt nghiệp

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kếhoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấunghề nghiệp của xã hội Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai,

Trang 9

sức lao động cũng là một thứ hàng hóa Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộcvào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động Xã hội đón nhận thứ hàng hóanày như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định Kháiniệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trường Con ngườiphải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi

tự tìm việc làm, tự tạo việc làm,…

Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậynên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp” Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước nàynhưng lại không thấy ở nước khác Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biếnđộng do sự phát triển của khoa học và công nghệ Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nộidung cũng như về phương pháp sản xuất Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng

đa dạng hóa Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải vàkhoảng 600 nghề mới xuất hiện Ở nước ta, mỗi năm ở cả ba hệ trường (dạy nghề, trung họcchuyên nghiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyênmôn khác nhau

Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2.000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn Ở Liên

Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới40.000

1.2.3 Khái niệm về ngành học.

Trong “Thuật ngữ trường đại học các nước Xã hội chủ nghĩa” của Ủy ban quốc gia Liên

Xô về giáo dục quốc dân năm 1998 thì “Ngành là một lĩnh vực khoa học kĩ thuật, cho phépngười học tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng mang tính hệ thống cần có để thực hiện cácchức năng lao động trong khuôn khổ của nghề cụ thể Ngành phải được ghi trong văn bằng tốtnghiệp đại học”

Theo “Bảng phân loại quốc gia của Cộng hòa Belarutxia - ngành đào tạo và trình độchuyên môn” của Bộ đào tạo Belarutxia năm 2000 thì “Ngành là một loại hình hoạt động laođộng đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng nhất định được thu nhận thông qua đào tạo hoặc kinhnghiệm thực tế”

Trang 10

Ở Việt Nam, theo công văn số 4831/ĐH ngày 24/12/1990 của Bộ giáo dục và đào tạo thì

“Ngành đào tạo được xác định thông qua việc phân tích tập hợp các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảocung cấp cho người học trong quá trình đào tạo để sử dụng chúng trong một lĩnh vực hoạt độngnghề nghiệp xác định, lĩnh vực đó đặc trưng bởi các đặc điểm của đối tượng, phương tiện laođộng và của công nghệ”

Chuyên ngành đào tạo của trường đại học được định nghĩa tại “Luật Giáo dục đại học2012” như sau: “Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức chuyên môn, chuyênsâu của một ngành đào tạo Trong đó, ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹnăng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiêp, khoa học nhất định Ngành đào tạobao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo”

1.2.4 Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng ngành học phù hợp.

1.2.4.1 Đối với bản thân sinh viên.

Theo quan điểm của nhóm chúng tôi, có 4 yếu tố làm nên thành công của chúng ta Đólà: định hướng, phương pháp, chăm chỉ, tài năng Trong đó, “định hướng” được liệt kê đầu tiênbởi nó đóng vai trò quan trọng nhất Hãy tưởng tượng: Chúng ta đang ở lưng chừng của mộtquả núi, có 2 con đường: một là đưa chúng ta nên đỉnh núi để thưởng thức cảnh đẹp, chinhphục giới hạn của bản thân; hai là đưa chúng ta xuống vực thẳm, nguy hiểm tới tính mạng Ởđây, “định hướng” là việc bạn chọn con đường nào cho mình; “phương pháp” là bạn sẽ dùngphương tiện gì để đi trên con đường bạn chọn: đi bộ, xe máy, ô tô, xe địa hình, máy bay,…;

“chăm chỉ” thể hiện ở chỗ bạn kiên trì, nỗ lực đi hết con đường đó, không màng đến khó khănthử thách, cố gắng hết sức có thể để vượt qua vì nó là con đường bạn chọn và “tài năng” là nóiđến sức khỏe, kinh nghiệm sinh tồn nơi rừng núi,… của bạn Vậy, nếu ngay ban đầu bạn đãchọn con đường mang tên “vực thẳm” thì sao? Bạn chọn sai rồi, đã vậy lại còn đi bằng máybay, cộng thêm sự nhiệt tình, kiên trì, cứ hùng hục đi mà không quan tâm đến điều khác, bạncòn có sức khỏe tốt phục vụ cho lựa chọn không đúng, kết quả là làm bạn đi tới vực thẳmnhanh hơn, tai nạn xảy ra khốc liệt hơn và khả năng bạn bị tử vong sẽ cao hơn Đọc câu chuyệntrên bạn đã nhận ra tầm quan trọng của yếu tố “định hướng” trong cuộc sống của mình chưa?

Trang 11

Định hướng nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với việc học củasinh viên mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai nghề nghiệp của họ.

Trước tiên, khi đã có một sự định hướng đúng đắn từ khi bước chân vào giảng đườngđại học, việc lựa chọn đúng chuyên ngành học phù hợp sẽ rất dễ dàng, không còn bị chi phốibởi các yếu tố khác Bên cạnh đó, khi đã có sự xác định và chuẩn bị từ trước, bản thân sinhviên sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn rất nhiều, điều này càng kích thích sự yêu thíchngành học, môn học và từ đó họ sẽ tự giác tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề của môn học.Không chỉ vậy, như ta đã biết, bất cứ điều gì xuất phát từ đam mê, niềm yêu thích thì bản thân

nó sẽ là động lực mạnh mẽ nhất để phấn đấu đạt kết quả cao và nó cũng là điểm tựa, là sự an ủi,

là giới hạn cuối cùng không cho phép bản thân gục ngã trước thất bại

Hơn nữa,với việc lựa chọn đúng ngành phù hợp, ta đã khắc họa tương lai nghề nghiệpcủa mình vô cùng rõ ràng, từ đó xác định rõ nghề nghiệp mà ta có thể sẽ đảm nhận trong tươnglai

1.2.4.2 Đối với xã hội.

Tác động của định hướng nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân sinh viên màcòn ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Sự ảnh hưởng này chính là tác động của cầu lao động đếncung lao động Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên phải theo định hướng của thị trường hayđịnh hướng của cầu lao động mà cầu lao động quyết định cung lao động về số lượng, chấtlượng và cơ cấu ngành nghề, khu vực, vùng miền Tuy nhiên, cung lao động cũng tác độngngược trở lại cầu lao động, tức là định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sẽ tác động trở lại thịtrường lao động Những tác động này được thể hiện chủ yếu trên các mặt:

+ Thị trường lao động hoạt động theo quy luật khách quan, là công cụ chủ yếu để phân

bố và xử lí hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế Các nguồn lực không phù hợp sẽ bị đàothải Vì vậy, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, phù hợpvới cơ cấu ngành nghề, khu vực kinh tế, vùng miền và bù đắp được những lực lượng thiếu hụt

Từ đó thị trường lao động sẽ thực hiện chức năng phân phối nguồn lực tốt hơn, đồng thời nângcao hiệu quả hoạt động

Trang 12

+ Mặt khác, với những trường hợp không có sự định hướng ban đầu đúng đắn, sau khi ratrường thường phải làm những công việc trái với ngành đào tạo Điều này gây lãng phí rất lớn,không chỉ lãng phí tiền của, thời gian của bản thân mà còn lãng phí tiền của và thời gian của xãhội.

+ Một vấn đề khác đó là thất nghiệp Việc làm luôn là mục tiêu cuối cùng của sinh viên,nếu ra trường không tìm được công việc thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, bởi vì xã hội sẽluôn phải có trách nhiệm đối với lực lượng không làm ra của cải, vật chất này Do đó, để hạnchế vấn đề, một trong những giải pháp hữu hiệu nhất chính là định hướng nghề nghiệp cho sinhviên

1.3 Mô hình nghiên cứu

Gia đình, người thân, bạn

Kỳ vọng nghề nghiệpĐặc điểm chuyên ngànhĐặc điểm cá nhân

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH LỰA

CHỌN CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN 2.1 Tổng quan về trường Đại học Thương Mại.

2.1.1 Lịch sử của trường Đại học Thương Mại.

 Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp TrungƯơng

 Năm 1979, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp

 Năm 1994, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương mại

 Năm 2015, Trường thành lập cơ sở Hà Nam

 Năm 2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ cho phép tự chủ, tự chịu tráchnhiệm

- Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng Mậu,phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích 380.000 m² Trường làmột trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên đẹp nhất trong các trường đóng tại HàNội

- Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Thương mại có tổng diện tích 500.000m², đóng tạiđường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý

2.1.2 Các chuyên nghành đang giảng dạy và điểm đầu vào 3 năm gần đây.

- Các chuyên ngành đang giảng dạy:

- Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vựckinh tế thương mại tại Việt Nam Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 14 ngành với 19 chuyênngành trình độ đại học, 5 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 4 chuyên ngành trình độ tiến sĩ

 Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Quản lý kinh tế (QLKT)

 Ngành Kế toán-Kiểm toán:

o Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp (KTDN)

Trang 14

o Chuyên ngành Kiểm toán (KiT).

o Chuyên ngành Kế toán công (KTC)

 Ngành Quản trị nhân lực: Chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp (QTNL)

 Ngành Thương mại điện tử: Chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử (TMĐT)

 Ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng

 Ngành Hệ thống thông tin quản lý: Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (HTTT)

 Ngành Quản trị kinh doanh:

o Chuyên ngành Quản trị kinh doanh (QTKD)

o Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (TPTM)

o Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại (TTTM)

 Ngành Quản trị khách sạn: Chuyên ngành Quản trị khách sạn (QTKS)

 Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữhành (DLLH)

 Ngành Marketing:

o Chuyên ngành Marketing thương mại (MAR)

o Chuyên ngành Quản trị thương hiệu (QTTH)

 Ngành Luật kinh tế: Chuyên ngành Luật Kinh tế (LKT)

 Ngành Tài chính - Ngân hàng:

o Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại (TCNH)

o Chuyên ngành Tài chính công (TCC)

 Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế (TMQT)

 Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (KTQT)

 Ngành Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại (NNA)

- Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:

 Chuyên ngành Quản lý kinh tế

 Chuyên ngành Thương mại

 Chuyên ngành Kế toán

Trang 15

 Chuyên ngành Tài chính Ngân Hàng

 Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

năm 2017

Điểm chuẩnnăm 2018

Điểm chuẩnnăm 2019

Trang 16

14 Tài chính công Chưa có 19.5 22

15 Quản trị thương mại điện

tử

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên ĐHTM.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CHUYÊN NGÀNH Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bảng 1.1 Số lượng sinh viên khảo sát

Giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Ngày đăng: 11/04/2020, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w