16. Khi đăng ký vào trường và vào ngành học thì bạn thấy năng lực của mình
2.5. Phân tích ảnh hưởng của việc lựa chọn ngành học đến nền kinh tế xã hội.
kinh tế xã hội.
Việc lựa chọn ngành học có tác động không nhỏ đến nền kinh tế, lựa chọn được ngành học đúng với sở trường và năng lực của bản thân đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội sẽ góp phần phát huy đầy đủ thế mạnh của bản thân, nâng cao hiệu quả làm việc đồng thời tiến tới sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp, tránh lãng phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Trước hết, để có sự lựa chọn đúng đắn, chính xác thì cần phải có sử hiểu biết rõ về bản thân cũng như chuyên ngành mà mình muốn theo học. Thông qua rất nhiều kênh thông tin như đã phân tích ở trên, nếu sử dụng hiệu quả thì lượng thông tin thu được sẽ rất lớn và bổ ích, đảm bảo có thể hiểu rõ về chuyên ngành mong muốn.
Dưới đây là biểu đồ kết quả điều tra về mức độ hiểu biết về ngành học sau khi tìm hiểu thông tin:
Biểu 2.7: Mức độ hiểu biết về ngành học sau khi sử dụng các kênh thông tin
Đơn vị: %
Nguồn : Số liệu điều tra bằng bảng hỏi sinh viên trường ĐHLĐXH
62,57
37,4 3
Biểu này cho thấy tỷ lệ sinh viên hiểu rõ và hiểu sơ qua về chuyên ngành mà mình theo học trước khi đăng ký chênh lệch nhau khá lớn, mới chỉ có 37,43% hiểu rõ về chuyên ngành, còn lại 62,57% mới chỉ hiểu sơ qua.
Hiện nay số lượng các chuyên ngành đào tạo ở các trường rất lớn, bên cạnh đó lại có nhiều ngành nghe tên thì khá giống nhau nhưng thực chất nội dung đào tạo lại khác nhau như chuyên ngành Quản lý lao động, Quản lý kinh tế, Khoa học quản lý,… nên nếu chỉ hiểu sơ qua về ngành học thì rất khó tránh khỏi việc nhầm lẫn khi lựa chọn ngành học mong muốn.
Bên cạnh đó, với câu hỏi điều tra về ý định làm việc khi đăng ký ngành học thu được kết quả có đến 42% số sinh viên cho rằng có thể sẽ làm việc không đúng chuyên ngành sau khi ra trường, chỉ có 58% xác định sẽ làm việc đúng chuyên ngành được đào tạo.
Hơn nữa, sau khi ra trường, tất cả sinh viên đều sẽ tham gia vào thị trường lao động, làm việc trong một cơ quan, tổ chức nào đó để cống hiến cho xã hội. Theo kết quả điều tra về khu vực kinh tế sinh viên muốn làm việc thu được như sau:
Bảng 2.10 : Khu vực kinh tế sinh viên muốn làm việc
Đơn vị: sinh viên;%
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ %
Cơ quan nhà nước 136 38,86
Doanh nghiệp nhà nước 63 18
Doanh nghiệp tư nhân 72 20,57 Doanh nghiệp nước ngoài 45 12,86
Tổ chức quốc tế 29 8,29
Khác 5 1,42
Tổng 350 100
Nguồn : Số liệu điều tra bằng bảng hỏi sinh viên trường ĐHLĐXH
Kết quả này thể hiện khu vực kinh tế sinh viên mong muốn được làm việc chủ yếu là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, điều này được thể hiện thông qua tỉ lệ là 38,86% sinh viên khi ra trường muốn làm việc ở cơ quan nhà nước, tương tự là 18% sinh viên khi ra trường muốn làm việc ở doanh nghiệp nhà nước và 20,57% sinh viên ra trường muốn làm việc ở
các doanh nghiệp tư nhân. Tỉ lệ này lớn hơn hẳn so với tỉ lệ sinh viên muốn vào làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức quốc tế và các khu vực kinh tế khác.
Có thể nói việc chọn ngành học của sinh viên Đại học Lao động Xã hội chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, các yếu tố này có ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi sinh viên. Việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội nhìn chung là phù hợp với bản thân điều đó góp phần quan trọng vào tạo động lực cho sinh viên đạt kết quả học tập ngày càng cao. Tuy nhiên ,vẫn còn không ít sinh viên trong trường do chưa tìm hiểu kỹ về bản thân về chuyên ngành học nên sau một thời gian học cảm thấy không phù hợp và có tâm lý chán trường làm cho kết quả học tập không được tốt và gây ra tác động xấu đến bản thân sinh viên đó và xã hội.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ LỰA CHỌN NGÀNH HỌC PHÙ HỢP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG XÃ HỘI