Khuyến nghị từ phía nhà trường

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội (Trang 35)

16. Khi đăng ký vào trường và vào ngành học thì bạn thấy năng lực của mình

3.2Khuyến nghị từ phía nhà trường

Việc lựa chọn ngành học liên quan trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên tại nhà trường, cũng như trình độ và khả năng đáp ứng của sinh viên khi ra trường. Chính vì vậy, nhà trường có trách nhiệm không nhỏ không những đối với sinh viên mà còn đối với cả xã hội.

Do vậy, bên cạnh việc phải đảm bảo khả năng, chất lượng giảng dạy, nhà trường cần phải hướng dẫn và định hướng cho sinh viên hiểu và nắm rõ khả năng, năng lực và trình độ để họ có thể chọn cho mình một chuyên ngành học thật sự phù hợp.

Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số khuyến nghị:

Thứ nhất, nhà trường nên hỗ trợ thông tin cho các thí sinh ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông để có thời gian tiếp cận cũng như nghiên cứu những thông tin cần thiết. Để thực hiện điều này, nhà trường có thể kết hợp với

các chương trình hướng nghiệp, xây dựng trang web trao đổi các thông tin về ngành học cũng như trả lời các câu hỏi từ phía học sinh, sinh viên.

Thứ hai, nên phân chuyên ngành sau khi sinh viên học hết năm thứ nhất. Kết quả điều tra về việc phân chuyên ngành nên được thực hiện vào thời điểm nào thu được như sau:

Biểu 3.1: Kết quả lựa chọn thời điểm phân chuyên ngành học

Đơn vị: %

Nguồn : Số liệu điều tra bằng bảng hỏi sinh viên trường ĐHLĐXH

Trước tiên, ngay năm đầu tiên khi sinh viên vào trường, nhà trường nên tổ chức buổi giới thiệu về các chuyên ngành để sinh viên nắm được những thông tin về các chuyên ngành học như nội dung đào tạo của ngành học. Sau khi học được một năm, nhà trường căn cứ vào điểm đầu vào của sinh viên và điểm học tập năm thứ nhất đồng thời cũng nên xem xét cả nguyện vọng của sinh viên để tiến hành phân chia chuyên ngành. Với thời gian một năm, sinh viên có đủ thời gian để tìm hiểu cũng như xác định được ngành học phù hợp với bản thân. Khi được học tập theo đúng chuyên ngành mong muốn thì sinh viên thường có động lực học tập hơn, còn những sinh viên không được vào học những chuyên ngành mà họ mong muốn thì nỗ lực học tập có thể bị giảm đi và ảnh hưởng đến kết quả học tập trong thời gian tiếp theo.

Thứ ba, trong quá trình học nên tạo điều kiện cho sinh viên phát huy được khả năng cũng như sở thích của họ trong đúng chuyên ngành. Điều đó có thể được thực hiện nếu với một cơ chế mềm dẻo và linh hoạt trong việc luân chuyển sinh viên dựa trên kết quả học tập cũng như sở thích của sinh viên.

Thứ tư, nhà trường nên phát động các khoa, bộ môn tổ chức những buổi giao lưu giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên các khoá trên để từ đó những sinh viên mới có thể tự tìm hiểu và hiểu rõ hơn về các chuyên ngành mà họ có như cầu thông qua chính những người học trước.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên trường đại học lao động – xã hội (Trang 35)