1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dạy học ở trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh sinh viên hải phòng trường đại học hải phòng

27 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 257 KB

Nội dung

Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì Trung tâm còn nhữngkhó khăn hạn chế nhất định trong quá trình đào tạo cũng như quản lý cáchoạt động của Trung tâm như chất lượng giảng dạy của g

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.Qua đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạođức và rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụchiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thực hiện Quyết định số 07/2003 QĐ – TTg ngày 09/1/2003 củaThủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống Trung tâmGDQP - AN giai đoạn 2001 – 2010, nhằm nâng cao chất lượng GDQP -

AN cho học sinh, sinh viên trong tình hình mới, ngày 09/10/2003, Chủ tịchUBND Thành phố Hải Phòng đã kỹ Quyết định 2471/ QĐ thành lập Trungtâm Giáo dục quốc phòng an ninh sinh viên Hải Phòng thuộc Trường Đạihọc Hải Phòng với nhiệm vụ: Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinhviên các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải phòng vàcác tỉnh Duyên hải Bắc bộ

Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì Trung tâm còn nhữngkhó khăn hạn chế nhất định trong quá trình đào tạo cũng như quản lý cáchoạt động của Trung tâm như chất lượng giảng dạy của giảng viên chưađáp ứng được yêu cầu; trình độ học vấn của một số giảng viên chưa đạtchuẩn theo quy định; quản lý chương trình đào tạo, mục tiêu, phươngpháp, phương tiện và thao trường bãi tập còn nhiều bất cập, chưa đảmbảo tốt cho việc thự hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học tại Trung tâmGiáo dục Quốc phòng An ninh sinh viên Hải Phòng - Trường Đại Học HảiPhòng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm, góp phần nâng caochất lượng đào tạo ở các trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

a Khách thể nghiên cứu

1

Trang 2

Hoạt động dạy học môn GDQP – AN cho sinh viên ĐH, CĐ vàquản lý dạy học môn GDQP - AN ở trường Đại học

b Đối tượng nghiên cứu

Quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninhsinh viên Hải phòng - Trường Đại học Hải Phòng

4 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện thời gian luận văn tập trung nghiên cứu biện phápquản lý dạy học môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên tạiTrung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh sinh viên Hải phòng -TrườngĐại học Hải phòng; Các số liệu khảo sát thực trạng lấy từ năm học2012-2013 đến nay

5 Giả thuyết khoa học

Quá trình quản lý dạy học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninhcho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh sinh viên HảiPhòng đã thực hiện được một số nội dung chủ yếu đó là: Tiếp nhận sinhviên đến học tập, quản lý sắp xếp chỗ ăn ở, quản lý hồ sơ sổ sách, cấpphát chứng chỉ, tổ chức các hoạt động dạy học của giảng viên, hoạt độnghọc tập của sinh viên, tổ chức thi và kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Tuy nhiên việc quản lý dạy học ở Trung tâm GDQPAN sinhviên Hải phòng còn bộc lộ những hạn chế nên dẫn đến kết quả học tậpcủa sinh viên chưa được cao Do đó nếu đề xuất và áp dụng một số biệnpháp quản lý dạy học phù hợp với cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễncủa Trung tâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường ĐH Hải Phòngthì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo của Trung tâm và gópphần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Giáo dục

Quốc phòng – An ninh ở trường đại học

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn học GDQP- AN

ở Trung tâm GDQP AN Sinh viên Hải phòng – Trường Đại học Hải phòng

- Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn học GDQP - AN ởTrung tâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường Đại học Hải Phòng

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã xácđịnh, trong quá trình nghiên cứu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu

cơ bản sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

2

Trang 3

- Đọc, tra cứu, phân tích, khái quát hóa, tổng hợp các loại sách,báo, tạp chí, bài viết khoa học liên quan đến quản lý dạy học và quản

lý dạy học môn GDQP – AN cho sinh viên

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động

- Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia

7.3 Phương pháp hỗ trợ khác

- Phương pháp toán thống kê

8 Cấu trúc luận văn

Gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến nghị, tài liệu thamkhảo và phụ lục

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Chương 1 được trình bày trong 24 trang, từ trang 6 đến trang 30,với những nội dung chính sau :

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề.

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Giáo dục quốc phòng – an ninh là vấn đề có ý nghĩa trọng yếucho sự tồn vong của các quốc gia Trên thế giới, nhiều nước tổ chức giáodục quốc phòng cho HS, SV tương đối tốt như: Liên Xô (trước đây),Trung Quốc, Malaixia, pháp, Mĩ

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu tổng quát về GDQP – AN nói chung và môn học GDQP– AN cho SV nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn ít, tuy nhiên cũng đã có một

số công trình của các nhà nghiên cứu như: Vũ Thanh Tùng, Trần Hồng Hải,

Hà Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Huân, Lê Minh Vụ

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài:

Được trình bày từ trang 14 đến trang 18 Phần này làm rõ cáckhái niệm cơ bản như: quản lý, dạy học, giáo dục quốc phòng – an ninh,dạy học GDQP – AN, quản lý dạy học GDQP – AN Trong đó: Quản lý

là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người

quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức –nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức Dạyhọc là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định

3

Trang 4

hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hànhđộng với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹnăng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó cókhả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc

sống của mỗi người học GDQP – AN là Giáo dục quốc phòng - an ninh

là hoạt động có kế hoạch, có nội dung chương trình phương pháp vàhình thức phù hợp với từng đối tượng, nhằm truyền thụ cho họ những trithức, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng quân sự và những vấn đề về QP –

AN cần thiết để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QP – AN bảo vệ Tổ quốctheo chức trách Dạy học GDQP – AN là hiểu là một quá trình gồm toàn

bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước

có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh tri

thức, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng quân sự và những vấn đề về QP –

AN cần thiết để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QP – AN bảo vệ Tổ quốctheo chức trách Quản lý dạy học GDQP-AN được hiểu là hoạt động có

ý thức của chủ thể quản lý nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng cácnguồn lực và phối hợp hành động của các thành viên trong việc triểnkhai thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn GDQP-

AN ở các đơn vị được giao nhiệm vụ GDQP-AN cho SV nhằm đạtđược các mục tiêu dạy học một cách hiệu quả nhất

1.3 Quản lý dạy học môn GDQP – AN ở trường đại học

Nội dung của quản lý dạy học môn GDQP – AN ở trường đạihọc được trình bày cụ thể từ trang 17 đến trang 21 trong luận văn và đềcập đến các nội dung sau:

1.3.1 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của dạy học môn GDQP – AN 1.3.2 Đặc thù của dạy học môn học GDQP – AN

1.3.3 Nội dung quản lý dạy học môn GDQP – AN cho sinh viên ở các trường đại học

Phần này được trình bày từ trang 21 đến trang 26 trong luận văn,theo tiếp cận quản lý hoạt động dạy học môn GDQP-AN Trong đó nhânmạnh các khía cạnh sau:

1.3.3.1 Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình của môn học GDQP – AN

Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn họcGDQP – AN là hoạt động của Ban giám hiệu, được tiến hành dựa trên

cơ sở mục tiêu, chương trình khung do Bộ GD&ĐT đã ban hành cho cácđối tượng, cho các học phần, các nội dung đào tạo Từ đó các trườngtiến hành xây dựng nội dung chương tŕnh môn học cho phù hợp với các

4

Trang 5

đối tượng và các yếu tố bảo đảm cho hoạt động dạy học của trường cũngnhư thực tế yêu cầu đòi hỏi của xã hội với các đối tượng được đào tạo,bồi dưỡng lượng môn học

- Quản lý thực hiện mục tiêu môn học là quản lý việc dạy học

của GV và SV đảm bảo thực hiện những yêu cầu trong giảng dạy mônhọc GDQP – AN đối với SV nhằm giáo dục những kiến thức cơ bản vềđường lối QP, AN của Đảng và công tác quản lý nhà nước về QP, AN;

về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, về nghệthuật quân sự Việt Nam trang bị kỹ năng QS, AN cần thiết đáp ứng yêucầu xây dựng, và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

- Quản lý thực hiện nội dung, chương trình là quản lý việc giảngdạy của các trường ĐH có đúng, đủ nội dung chương trình đã ban hànhtheo thông tư 31 của BGD&ĐT ban hành tháng 9/2012 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình môn học GDQP –

AN trình độ đại học, cao đẳng hay không Trong quản lý quá trình đàotạo thì quản lý việc thực hiện đúng, đủ nội dung, chương trình là quantrọng nhất, tránh tình trạng cắt xén trong giảng dạy, từ đó dẫn đến khôngbảo đảm chất lượng môn học

1.3.3.2 Quản lý đội ngũ giảng viên và hoạt động dạy của giảng viên

- Quản lý đội ngũ giảng viên: việc quản lý giảng viên GDQP –

AN được thực hiện theo thông tư liên tịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽquyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định, điều động, kéodài thời hạn biệt phái đối với giảng viên là SQBP; Quyết định giaonhiệm vụ cho các đơn vị thuộc quyền tuyển chọn, quản lý SQBP ở từng

cơ quan, tổ chức ngoài quân đội

- Bộ GD&ĐT có trách nhiệm quản lý số lượng, chất lượng đội ngũSQBP làm nhiệm vụ quản lý, giảng dạy môn học GDQP – AN Tham gia ýkiến với Bộ Quốc phòng về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ SQBP, sửdụng, bổ nhiệm SQBP giữ các chức danh chủ chốt trong hệ thống tổ chứcquản lý và giảng dạy môn học GDQP – AN

- Quản lý hoạt động dạy của giảng viên: là quản lý việc thựchiện các nhiệm vụ giảng dạy của GV bao gồm: việc thực hiện chươngtrình, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý việc dự giờ vàphân tích sư phạm bài học, quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quảhọc tập của SV, quản lý hồ sơ chuyên môn của GV, sử dụng và bồidưỡng giảng viên,

- Quản lý hoạt động giảng dạy môn GDQP-AN bao gồm: QL việclập kế hoạch công tác giảng dạy của giảng viên; QL việc thực hiện theo

5

Trang 6

tiến trình giảng dạy đã được phân công; QL việc thực hiện chương trìnhgiảng dạy và chuẩn bị lên lớp của giảng viên; QL nề nếp lên lớp giảngdạy của GV và việc vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học; QLviệc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên; QL việc tự học, tựbồi dưỡng của giảng viên.

1.3.3.3 Quản lý sinh viên và quản lý hoạt động học của sinh viên.

- Quản lý SV: Sinh viên học GDQP – AN tại các Trung tâmđược quản lý, rèn luyện và sống trong môi trường gần với mội trườngquân đội SV được quản lý theo mô hình phân cấp quân đội và biên chếtheo từng tiểu đội, trung đội, được ăn, ở và học tập tập trung như các

đơn vị quân đội; thực hiện 11 chế độ trong ngày (thể dục sáng, ăn cơm

sáng, kiểm tra trật tự nội vụ, học tập, ăn cơm trưa, nghỉ trưa, học tậpbuổi chiều, thể dục thể thao, ăn cơm tối, sinh hoạt: đọc báo, nghe tin tức;sinh hoạt tiểu đội hoặc trung đội - theo kế hoạch, điểm danh và ngủ tối)

và 3 chế độ trong tuần (chào cờ; duyệt đội ngũ và văn hóa văn nghệ).

- Quản lý hoạt động học tập của SV bao gồm: quản lý động cơhọc tập, huấn luyện phương pháp học tập cho SV, quản lý nền nếp, thái

độ học tập của SV( nền nếp học tập, kỷ luật học tập là những điều quyđịnh cụ thể về tinh thần, thái độ, hành vi ứng xử nhằm làm cho hoạtđộng học tập được nhịp nhàng và có hiệu quả) Quản lý các hoạt độnghọc tập trên lớp theo chương trình kế hoạch dạy học Nói cách khác QLhoạt động học tập bao gồm: QL hoạt động học trên lớp, QL hoạt động tựhọc, QL hoạt động ngoại khóa.QL hoạt động học tập môn GDQP – ANcủa sinh viên là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu,rèn luyện của người học trong suốt quá trình học tập, sinh viên vừa làđối tượng QL vừa là chủ thể QL của hoạt động học tập

1.3.3.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn GDQP – AN.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mônGDQP - AN ở các trường ĐH được thể hiện thông qua việc theo dõigiảng viên chấp hành các quy định và quy chế về giảng dạy, về coi,chấm thi và kiểm tra Việc công khai kết quả thi, kiểm tra của sinh viên;Việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của sinh viên đối với giảngviên Trên cơ sở đó có sự nghiên cứu, rút kinh nghiệm kịp thời trongquá trình dạy và học để có biện pháp chỉ đạo các bộ phận chuyên môn,các khoa cũng như các tổ bộ môn thực hiện việc dạy và học đạt đượcchất lượng và hiệu quả cao nhất

1.3.3.5 Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học khác.

6

Trang 7

QL các điều kiện phục vụ khác đó là: CSVC trang thiết bị, phươngtiện kỹ thuật, thao trường bãi tập phục vụ cho hoạt động DH môn GDQP –

AN Nội dung QL CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạtđộng DH môn GDQP – AN thực chất là QL những việc sau:

- Xây dựng nội dung và kế hoạch, nguồn kinh phí trang bị sửdụng CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động DHmôn GDQP – AN

- QL việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện

kỹ thuật phục vụ hoạt động DH môn GDQP – AN

- QL các trang thiết bị phục vụ hoạt động DH môn GDQP–AN(máy bắn tập, mô hình các vũ khí, tranh ảnh, máy chiếu,…) hệ thốngphòng bộ môn, phòng chức năng, sân bãi, thư viện với các sách báo tàiliệu tham khảo

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn GDQP –

Chương 2 được trình bày trong 40 trang, từ trang 32 đến trang

72, với những nội dung chính sau :

2.1 Khái quát hoạt động khảo sát

2.1.1 Mục đích khảo sát

Thu thập, xử lý số liệu, phân tích và đánh giá được thực trạngquản lý dạy học môn GDQP – AN, làm cơ sở cho việc đề xuất các biệnpháp quản lý dạy học ở TT GDQPAN Sinh viên Hải Phòng nhằm nângcao chất lượng dạy học của TT

2.1.2 Đối tượng khảo sát

Tác giả phát phiếu khảo sát đến 02 đối tượng:

7

Trang 8

- 194 sinh viên đang theo học khóa 99 tại TT là SV năm thứ haicủa Trường ĐHHP.

- 20 CBQL, GV trực tiếp QL và giảng dạy ở TT

Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn BGĐ TT, những SV đã học xong mônhọc GDQP – AN tại TT về thực trạng QL dạy học môn GDQP - AN ở TT

2.1.3 Phương pháp khảo sát

* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Tác giả xây dựng phiếu hỏi với nội dung: xin ý kiến nhận thức

về vai trò và ý nghĩa của môn học, đánh giá về nội dung chương trình,đội ngũ CBQL, GV môn học GDQP – AN, thực trạng phương phápgiảng dạy, điều kiện CSVC và điều kiện đảm bảo; đánh giá về thựctrạng quản lý dạy học môn GDQP – AN ở TT GDQPAN Sinh viên –Trường ĐHHP

+ Xây dựng được 2 mẫu phiếu khảo sát với nhiều nội dung khácnhau để có thể tiến hành điều tra một cách đầy đủ các vấn đề đã đặt ra

+ Cấu trúc phiếu hỏi gồm 2 phần: phần về thông tin bản thân

và phần về nội dung khảo sát Mẫu phiếu thứ nhất gồm 10 câu hỏitrong đó 8 câu hỏi đóng và 2 câu hỏi mở dành cho CBQL, GV Mẫuphiếu thứ hai gồm 7 câu hỏi trong đó có 6 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi

mở, dành cho SV Trong từng mẫu phiếu có nhiều nội dung cụ thể.Các câu hỏi và các nội dung hỏi được đặt ra một cách hệ thống, cóthể kiểm chứng lẫn nhau

Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình tham gia khảo sát

TT Đối tượng khảo sát

Tỷ lệ phản hồi

Số phiếu phát ra

Số phiếu trả lời 100%

số lượng câu hỏi

Tỷ lệ (%)

* Phương pháp quan sát

- Phương pháp quan sát được dùng chủ yếu để xem xét đánh giá

về thực tế việc GV giảng dạy, thái độ học tập, ý thức trách nhiệm của

SV trong việc học tập các môn GDQP – AN

* Phương pháp phỏng vấn

8

Trang 9

- Tiếp xúc trực tiếp với CBQL, GV của Trung tâm và SV, thực hiệnphỏng vấn sâu về thành tựu, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn và những vấn

đề đặt ra trong công tác dạy và học môn GDQP – AN ở TT hiện nay

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của sinh viên

- Tác giả tiến hành xem vở ghi chép các nội dung học tập, cácnguồn tài liệu học tập; các phương tiện, công cụ, đồ dùng cho hoạt độnghọc tập; các bài thi, bài kiểm tra, bảng điểm ghi kết quả học tập, ý kiếnnhận xét, đánh giá của GV, Qua những sản phẩm này mong muốn tìmhiểu rõ hơn tinh thần, thái độ tích cực học tập của SV, trình độ phát triểncủa SV trong quá trình học tập bộ môn GDQP – AN

* Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia

- Để có kết luận khách quan về thực trạng dạy học môn học GDQP– AN ở TT, tìm ra những nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến chất lượngdạy học bộ môn này và khẳng định tính khả thi của các biện pháp, tác giả đãtiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia

2.2 Một số nét về Trung tâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường ĐHHP

Một số nét chính về TT được trình bày từ trang 33 đến trang 35trong luận văn, đề cập đến các nội dung cơ bản sau sau:

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng

2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

2.3 Thực trạng dạy học môn GDQP – AN cho sinh viên ở Trung tâm GDQP – AN sinh viên Hải Phòng

Nội dung của phần này được trình bày từ trang 35 đến trang 45trong luận văn, bao gồm những nội dung cơ bản sau:

2.3.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên của Trung tâm

Tác giả tiến hành thống kê thực trạng đội ngũ GV, kết quả thống kêđược trình bày ở bảng 2.2 trang 36 trong bản chính của luận văn

2.3.2 Thực trạng dạy học của đội ngũ giảng viên

- Hiện nay TT tổ chức dạy học môn GDQP – AN theo hình thức tậptrung, mối khóa học của SV được học trong 4 tuần TT tổ chức học tập, huấnluyện, ăn, ở tập trung, quản lý toàn diện theo nề nếp chính quy của quân đội

- GV dạy học môn GDQP – AN tại TT phải bảo đảm số giờ tiêuchuẩn theo định mức quy định là 270 tiết/1 năm Định mức giời giảng

được thực hiện theo Quyết định số 196/QĐ-ĐHHP, ngày 15 tháng 5

9

Trang 10

năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng về chế độ làm

việc đối với GV Trường ĐHHP

- Tác giả tiến hành khảo sát mức độ phù hợp của hình thức tổ chức dạyhọc ở TT và được tổng hợp trong các bảng 2.3 và 2.4 trang 40 của luận văn

Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV và SV ở 2 bảng2.3 và 2.4 cho thấy Tất cả các ý kiến đánh giả đều cho rằng TT tổ chức dạyhọc theo hình thức học tập trung là phù hợp và rất phù hợp

- Về sử dụng các phương pháp dạy học: tác giả tiến hành khảosát về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của GV, kết quả khảosát được tổng hợp ở bảng 2.5

Bảng 2.5 Mức độ sử dụng phương pháp dạy học của giảng viên

10

Trang 11

- Một số PP ít được GV sử dụng theo ý kiến đánh giá của đốitượng khảo sát đó là: PP thảo luận nhóm với 25% ý kiến đánh giá củaCBQL, GV và 20% ý kiến đánh giá của SV là thường xuyên 70% ý kiếncủa CBQL, GV và 72% ý kiến đánh giá của SV là thỉnh thoảng Và có 5%

ý kiến đánh giá của CBQL, GV và 8% ý kiến đánh giá của SV là hiếm khi

sử dụng; PP đóng vai có 10% ý kiến đánh giá của CBQL, GV và 18% ýkiến đánh giá của SV là thường xuyên 15% ý kiến đánh giá của CBQL,

GV và 26.8% ý kiến đánh giá của SV là thỉnh thoảng 75% ý kiến đánh giácủa CBQL, GV và 55.2% ý kiến đánh giá của SV là hiếm khi

Như vậy qua khảo sát các ý kiến đánh giá của CBQL, GV và SV

về mức độ sử dụng phương pháp dạy học của GV hiện nay ở TT chothấy: cả 06 phương pháp trên đều được GV ở TT sử dụng, tuy nhiênmức độ sử dụng ở mỗi phương pháp có sự khác nhau, không có PP nào

là không được GV sử dụng Kết quả khảo sát cũng phản ánh đúng thựctrạng sử dụng các PP dạy học của GV hiện nay ở TT

2.3.3 Thực trạng học tập và rèn luyện của sinh viên tại Trung tâm

* Thực trạng học tập của SV tại TT

- Thời gian học buổi sáng là từ 7 giờ đến 11 giờ 15, buổi chiều là

từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 CBQL phải đưa SV lên giảng đường hoặcthao trường trước 15 phút Trong quá trình học tập SV phải tuân thủnghiêm những quy định của GV và của TT Khi học các nội dung liênquan đến các loại vũ khí, phương tiện dạy học, nếu không được sự chophép của GV thì SV không được tự ý sử dụng các phương tiện, vũ khí Đặc biệt khi học thực hành trên máy bắn tập MBT – 03, SV phải tuânthủ nghiêm các quy định của GV trong qua trình học

Sau mỗi buổi học ngoài thao trường kết thúc, SV phải lau chùi,bảo quản vũ khí trang bị, kiểm tra và chuyển về kho bảo quản vũ khí

* Thực trạng rèn luyện sinh viên tại Trung tâm:

Thông qua việc thực hiện các chế độ, nề nếp sinh hoạt tại TT đểrèn luyện cho SV cụ thể là:

- SV sẽ học tập tại TT sẽ phải thực hiện hành quân dã ngoạitrong khóa học ít nhất một lần vào buổi tối Quãng đường thực hiệnhành quân dài hay ngắn phụ thuộc vào SV của từng khoa, từng ngànhhọc và từng trường

- Thông qua việc gấp chăn màn, quần áo, để dày dép và dọn dẹp

về sinh sẽ giúp các em rèn luyện tính tỉ mỉ, gọn gàng, sạch sẽ

- Thông các hoạt động tập thể như VHVN, TDTT để rèn luyệntinh thần đồng đội, tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm

11

Trang 12

2.4 Thực trạng quản lý dạy học ở Trung tâm GDQPAN sinh viên Hải Phòng – Trường DHHP.

Nội dung của phần này được trình bày từ trang 46 đến 68 trongluận văn

Để đánh giá về thực trạng công tác QL dạy học ở TT, tác giả đãtiến hành khảo sát CBQL, GV và SV trên 21 nội dung được trình bày ởbảng 2.7 và 2.8 ở trang 48, 49, 50 và 51 của luận văn

* Về Thực hiện nội dung: 21 nội dung được hỏi thì 100% ý kiến

đánh giá của CBQL, GV và SV đều xác nhận là có thực hiện

* Về mức độ thực hiện nội dung:

- Ở một số nội dung như: quản lý việc thực hiện đúng theo mụctiêu, nội dung, chương trình của môn học; Xây dựng kế hoạch dạy học

cụ thể cho từng khóa học; Tổ chức biên chế theo từng lớp học cụ thể;Thông báo trước về tổ chức biên chế các đại đội và cán bộ quản lý; Thựchiện phân công giảng viên giảng dạy cụ thể cho từng đại đội; Xây dựngthời khóa biểu cụ thể cho từng học phần; Thực hiện kiểm tra quá trìnhhọc tập trên lớp của sinh viên theo quy định; Quản lý hoạt động học tậpngoại khóa; Công tác bảo đảm an toàn trong huấn luyện; Thực hiện lấy ýkiến phản hồi của SV về tổ chức dạy học GDQP – AN 100% ý kiếnđánh giá về mức độ thực hiện nội dung là tốt

Tuy nhiên một số nội dung mức độ thực hiện có sự đánh giákhác nhau giữa ý kiến CBQL, GV và ý kiến của SV cụ thể:

- Về giám sát giảng viên lên lớp theo đúng thời khóa biểu đượcphân công Thực tế việc giám sát của TT với GV lên lớp là khôngthường xuyên, việc giám sát được BGĐ giao cho lãnh đạo khoa thựchiện, nhưng có thời điểm cả 8 GV trong khoa đều đi giảng trong vàngoài TT nên việc giám sát là không thực hiện được Điều này được thểhiện ở ý kiến đánh giá của CBQL, GV

- Về quản lý hoạt động rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật của SV.Giữa ý kiến đánh giá của CBQL, GV và SV có sự chênh lệch là do mức

độ rèn luyện ở mỗi đại đội có sự khác nhau Điều này đã phản ánh thực

tế là việc quản lý hoạt động rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật của SV giữacác đại đội là chưa thống nhất

- Về Tổ chức sinh hoạt chuyên môn Qua kết quả khảo sát ý kiến vàthực tế cho thấy việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở TT hiện nay còn nặng

về hình thức, sinh hoạt qoa loa không đảm bảo chất lượng của nội dung

- Chế độ giao ban, báo cáo hàng ngày Có sự chênh lệch giữa ýkiến đánh giá của CBQL, GV và SV là do việc giao ban hàng ngày quy

12

Trang 13

định quy rõ thành phần chỉ có trực ban, lớp trưởng nên khi phát phiếuhỏi nhiều SV không nắm được nên mức độ đánh giá ở 2 đối tượng đượchỏi là khác nhau

- Quản lý sinh hoạt về các hoạt động VHVN, TDTT hàng tuầnthực tế nội này TT chỉ quản lý về mặt thời gian chứ không quản lý vềnội dung của hoạt động, SV tự do chọn nội dung mình thích

- Tiếp thu và triển khai điều chỉnh kịp thời hoạt động của TTtrên cơ sở các đề xuất của SV Đây là nội dung mà mức độ thực hiện ở

cả 2 phiếu hỏi đều ở mức TB và yếu Điều này cũng phản ánh thực tếhiện nay của TT Có những nội dung SV phản ánh đến BGĐ TT nhưngBGĐ không thể thực hiện điều chỉnh ngay được

- Về quản lý hoạt động tự học tập của sinh viên có sự khác biệt

về mức độ thực hiện với CBQL, GV 100% ý kiến đánh giá là khá, trongkhi ý kiến đánh giá của SV là 53.6% khá, 40.4% TB Thực tế việc quản

lý hoạt tự học được CBQL thực hiện nghiêm, đúng quy định, nhưng việcduy trì SV học thì còn hạn chế và chưa nghiêm nên trong giờ tự họcnhiều SV còn làm việc riêng nên dẫn đến ý kiến của CBQL, GV và SV

trình “khung” do BGD&ĐT ban hành cho các đối tượng, các học phần, các

đối tượng đào tạo Hiệu trưởng chỉ đạo Trung tâm tiến hành nghiên cứuthông tư 31 của BGD&ĐT ban hành tháng 9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo để tổ chức thực hiện dạy học theo chương trình đã quy định

Để đánh giá mức độ phù hợp của nội dung chương trình mônhọc GDQP – AN hiện nay tác giả tiến hành khảo sát, kết quả khảo sátđược trình bày trong bảng ở phụ lục 04,

Số liệu từ bảng thống kê cho thấy mức độ phù hợp của nội dung,chương trình của môn học GDQP – AN được đối tượng khảo sát đềuđánh giá là phù hợp và rất phù hợp.Thực tế nội dung của chương trìnhmôn học GDQP – AN được BGD&ĐT ban hành từ năm 2007, sau khiban hành vụ GDQP – AN đã tổ chức xin ý kiến các chuyên gia và GVtrực tiếp giảng dạy về nội dung, chương trình của môn học; đến năm

2010 được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp, đậy là nội dung chuẩn doBGD&ĐT biên soạn và ban hành để các cơ sở giáo dục thực hiện giảngdạy cho sinh viên

13

Ngày đăng: 19/06/2016, 20:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w