Tóm lại, bất bình đẳng xã hội có thể được định nghĩa là sự khác biệt, chênh lệch hoặc khoảng cách trong lợi ích giữa các cá nhân, các gia đình, giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia và
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: TRÌNH BÀY LÝ THUYẾT VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI: KHÁI
NIỆM, PHÂN LOẠI, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, LIÊN HỆ THỰC TIỄN
VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Sinh viên thực hiện: Hoàng Tú Anh
Mã sinh viên: QHQT50C11213
Lớp tín chỉ: XHHĐC-QHQT50.7_LT Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Ngọc Anh STT: 04
Hà Nội, tháng 12 năm 2023
Trang 2I LỜI NÓI ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 K t c u ti u lu n 3ế ấ ể ậ
II N I DUNGỘ 5
PHẦN 1: KHÁI NI M CHUNG V BỆ Ề ẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI 5
1 Khái ni m bệ ất bình đẳng xã h i 5ộ
2 Phân lo i bạ ất bình đẳng xã h i 5ộ
3 M t s ộ ố quan điểm v bề ất bình đẳng xã h i 6ộ
4 Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội 8
PHẦ N 2: MỘT SỐ D NG B Ạ ẤT BÌNH ĐẲNG XÃ H IỘ 8
1 Bất bình đẳng gi i 8ớ
2 Bất bình đẳng ch ng t c 9ủ ộ
NAM VÀ TRÊN TH Ế GIỚ 10 I
1 Trên th gi i 10ế ớ
2 T i Vi t Nam 11ạ ệ III K T LUẾ ẬN 12
IV PH LỤ ỤC 13
Trang 3I LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được” – Đó là những gì Hồ Lãnh tụ đã nói về sự công bằng về quyền con người trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 Câu nói ấy để lại cho ta suy nghĩ và nhận thức về quyền bình đẳng giữa con người và con người trong
xã hội hôm nay Cũng trong bản Tuyên ngôn, Người có nhắc đến một đoạn thuộc bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người
ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi” Từ đây có thể thấy, vấn đề bình đẳng đã luôn được chú ý đến từ rất sớm, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới Nhưng liệu những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của ta có được như vậy không?
Thực tế, bất bình đẳng dường như mới là thứ hiện hữu xung quanh ta ngày một nhiều hơn Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được hình ảnh phân biệt đối xử giữa người và người ví như người da trắng và người da màu, hay những câu chuyện thiên vị đàn ông hơn đàn bà, người nghèo hơn người giàu, người ở thành phố hơn người ở nông thôn… Những điều đáng buồn như vậy đáng lẽ không nên xảy ra ở thời đại xã hội hiện đại và văn minh như ngày nay
Bản thân em rất quan tâm và sát sao đến các vấn đề xoay quanh bất bình đẳng xã hội
vì em luôn mong muốn nhìn thấy và luôn đấu tranh cho một thế giới chan hoà và tươi đẹp Chính vì những lí do trên, em đã chọn đề tài “Trình bày lý thuyết về bất bình đẳng xã hội: khái niệm, phân loại, các yếu tố tác động, liên hệ thực tiễn Việt Nam và thế giới”
2 K t c u ti u lu n ế ấ ể ậ
Với đề tài trên, kết cấu bài tiểu luận được chia thành ba phần chính:
Trang 4Phần 1: Khái niệm chung về bất bình đẳng xã hội
Phần 2: Một số dạng bất bình đẳng xã hội
Phần 3: Liên hệ thực tiễn bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam và trên thế giới
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, bài tiểu luận của em không tránh khỏi những sai sót Em mong cô giáo có thể đóng góp ý kiến để giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5II N I DUNG Ộ
1 Khái ni m bệ ất bình đẳng xã h i ộ
Các xã hội đều có sự khác biệt và điều đó làm nên đặc trưng riêng của từng xã hội Hiểu đơn giản, đó là quá trình con người tạo ra sự cách biệt về nhiều phương diện như vị thế, vai trò cùng những đặc điểm khác Quá trình đó chính là để chuẩn bị cho bất bình đẳng xã hội, là yếu tố cần để con người có cơ hội không ngang bằng nhau
về sử dụng của cái, quyền lực, và uy tín
Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề trung tâm của xã hội học Bất bình đẳng có tính
kế thừa ở mọi thời đại và là một hiện tượng tồn tại ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong
xã hội, do cơ cấu xã hội mang lại Như vậy, bất bình đẳng xã hội khác nhau khi tồn tại trong những xã hội khác nhau và nguyên nhân chính là do thể chế chính trị, bối cảnh lịch sử và điều kiện sinh sống của từng nơi quyết định
Tóm lại, bất bình đẳng xã hội có thể được định nghĩa là sự khác biệt, chênh lệch hoặc khoảng cách trong lợi ích giữa các cá nhân, các gia đình, giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia và giữa các quốc gia
2 Phân lo i bạ ất bình đẳng xã h i ộ
2.1 Bất bình đẳng mang tính tự nhiên
Bất bình đẳng mang tính tự nhiên là sự khác biệt giữa các cá nhân về những đặc điểm
có sẵn mà ta không thể thay đổi Ví dụ như đặc điểm ngoại hình, tuổi tác, chủng tộc, trí lực…
Trang 62.2 Bất bình đẳng mang tính xã hội
Bất bình đẳng mang tính xã hội là sự phân công xã hội làm cho các cá nhân phân tầng, từ đó các cá nhân sẽ nhận được mức độ đãi ngộ và lợi ích khác nhau trong xã hội Ví dụ như do xã hội có các nhóm, hộ gia đình ở nhiều tầng lớp khác nhau nên
sẽ chia thành giới thượng lưu, trung lưu và hạ lưu
3 M t s ộ ố quan điểm v bề ất bình đẳng xã h i ộ
Để chứng minh cho luận điểm bất bình đẳng xã hội không biến mất mà nó là hiện tượng xã hội bất biến, mang tính kế thừa từ xã hội này sang xã hội khác, các nhà xã hội học đã lần lượt đưa quan điểm của mình
3.1 Quan điểm dựa trên yếu tố sinh học của cá nhân
Quan điểm này cho rằng bất bình đẳng xã hội luôn có bởi vì sự khác biệt giữa mỗi người là luôn có Xã hội là một môi trường mở, trong đó giữa con người và con người luôn có sự khác nhau về tài năng và nhu cầu thì bất bình đẳng xảy ra chỉ là một lẽ tất yếu thường tình
Lấy ví dụ điển hình là về bất bình đẳng giới trong xã hội, tức là sự khác nhau về mặt bản giới trong sinh học Từ thời đại xưa, đã có nhiều nhà triết học khẳng định những khác biệt mang tính tự nhiên của các cá nhân Như C.Mác và Ăngghen đã từng nói:
“Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại là sự tồn tại một cách tự nhiên của những cá nhân con người” Tuy nhiên, vẫn có quá nhiều khác biệt trong phân chia giới như là kết quả không thể tránh được của bất bình đẳng xã hội Ngày xưa thì có Aristotle (384-322 TCN) cho rằng : “Đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị,
và đó là một luật lệ”, còn ngày nay có Steven Goldberg nêu quan điểm: “Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng không thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ”
Trang 73.2 Quan điểm của nhà xã hội học Karl Marx
C.Mác nghiên cứu dựa trên những học thuyết kinh tế mà ông cho là nền tảng của cơ cấu giai cấp Ông cho rằng mối quan hệ giai cấp chính là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề trong đời sống xã hội, kể cả bất bình đẳng Sở dĩ nói như vậy là vì lợi ích chính trị, kinh tế, ý kiến xã hội bắt nguồn và được phân chia từ sự phân tầng xã hội Vậy nên chừng nào ta còn sống trong xã hội có sự phân tầng thì chừng ấy bất bình đẳng là một lẽ tất yếu và không thể biến mất
3.3 Quan điểm của nhà xã hội học Max Weber
Weber cho rằng quyền lực kinh tế là kết quả của việc nắm giữ quyền lực đưa vào các lĩnh vực khác Max Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội sau Karl Max nửa thế kỷ nên ông đã kịp ghi nhận những thay đổi trong cấu trúc xã hội để đưa ra những quan điểm khác về sự phân tầng xã hội Theo ông, cấu trúc xã hội chịu tác động của yếu tố kinh
tế và phi kinh tế trong quá trình hình thành và biến đổi Thị trường mới chính là thứ quan trọng chứ không phải là tái sản xuất như cơ sở kinh tế của giai cấp Ông phân tích, nguyên nhân của bất bình đẳng trong xã hội trước hết là vì khả năng chiếm lĩnh thị trường của cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ thuật làm nghề
3.4 Đánh giá chung các quan điểm
Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề đa chiều, đi cùng với cấu trúc xã hội, phân tầng
xã hội, nó chính là vấn đề then chốt cần nghiên cứu của xã hội học Từ quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì bất bình đẳng trước hết được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội Thứ hai, bất bình đẳng là cơ sở để cho các quan hệ xã hội dựa vào điều chỉnh sao cho phù hợp với xã hội hiện đại Cuối cùng, bất bình đẳng là nhân tố đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội
Trang 84 Cơ sở tạo nên b ất bình đẳ ng xã hội
Bất bình đẳng xã hội xuất hiện thì do đa dạng các nguyên nhân ở nhiều phương diện, nhưng các nhà xã hội học đã quy chúng vào ba nhóm cơ bản
4.1 Những cơ hội trong cuộc sống
Những cơ hội trong cuộc sống có thể được hiểu là những thuận lợi vật chất mà cá nhân bị động hoặc chủ động có được nhưng mà dù là gì, chúng giúp cá nhân đó cải thiện cuộc sống, đem lại tài sản, thu nhập, sức khoẻ…
Trong một xã hội mở, những cơ hội trong cuộc sống được chia đều cho tất cả cá nhân, có một nhóm người đôi lúc sẽ có trong khi các nhóm khác lại không và ngược lại Đây chính là tính khách quan của bất bình đẳng
4.2 Địa vị xã hội
Sự khác nhau về địa vị xã hội là do một nhóm người trong xã hội xây dựng nên và thừa nhận chúng Cơ sở địa vị có thể là do quan niệm, thành tố mà nhóm xã hội đó cho là ưu việt và được nhóm xã hội đồng tình và thừa nhận Đó có thể là đặc điểm kinh tế, trình độ chuyên môn, gia đình, lứa tuổi, quốc tịch, cư trú…
4.3 Ảnh hưởng chính trị
Bất bình đăng trong ảnh hưởng chính trị cũng gần giống như trong địa vị xã hội Ảnh hưởng ấy có được là do có ưu thế về vật chất hoặc địa vị Trên thực tế, bản thân chức
vụ chính trị là cơ sở đạt được địa vị xã hội và những cơ hội trong cuộc sống
1 Bất bình đẳng gi i ớ
Bất bình đẳng giới là kết quả của sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính khiến cho một giới tính cụ thể thường xuyên được đặc quyền hoặc thiên vị, ưu tiên hơn giới
Trang 9tính khác Nó dựa trên nhận thức của xã hội về vai trò giới mà trong đó nam giới thường đường đánh giá cao hơn nữ giới nên bao giờ cũng có nhiều quyền hạn hơn phụ nữ Đây cũng chính là dạng bất bình đẳng giới phổ biến nhất
Một vấn đề ngày càng nhận được sự chú ý là sự khác biệt lớn trong giáo dục giữa nam giới và nữ giới, trong đó nữ ít được học tập trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, nhưng chiếm tỉ lệ cao trong các lĩnh vực liên quan đến khoa học xã hội Đặc biệt, phụ nữ dường như ít được trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) Tại Hoa Kỳ, vào năm 1970, chỉ có 9% số bằng tiến sỹ trong lĩnh vực nói trên, bao gồm cả khoa học xã hội là được trao cho phụ nữ, và sau gần 40 năm, đến năm 2018,
tỉ lệ đó mới gần một nửa là 47% Bất chấp sự tiến bộ, vẫn còn rất nhiều rào cản dai dẳng đối với phụ nữ theo đuổi bằng cấp trong lĩnh vực STEM
Cũng giống như lĩnh vực giáo dục, mặt kinh tế cũng có những bất công trong phân
bổ việc làm của nam nữ giới theo ngành Ở các nền kinh tế tiên tiến, phụ nữ được làm việc nhiều hơn ở lĩnh vực dịch vụ thay vì nông nghiệp và công nghiệp Nhưng
có sự chuyển dịch xu hướng trong năm 2018 từ khu vực dịch vụ sang công nghiệp
Ở các nước OECD1, việc làm của nữ giới trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 80% số phụ
nữ có việc làm, so với 60% ở nam giới Trong lĩnh vực này, phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong các công việc thuộc lĩnh vực y tế, dịch vụ cộng đồng và giáo dục ILO cho biết phụ nữ vẫn chiếm đa số trong các lĩnh vực có địa vị và mức lương thấp
2 Bất bình đẳng ch ng t c ủ ộ
Bất bình đẳng chủng tộc được hiểu là sự phân bổ không đồng đều các nguồn lực, quyền lực và cơ hội kinh tế giữa các chủng tộc trong một xã hội
1 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) Hiện tổ chức này có 38 thành viên quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới
Trang 10Dạng bất bình đẳng xã hội này xảy ra phổ biến hơn cả ở đất nước phát triển bậc nhất thế giới – Mỹ Giống như người da đen, người gốc Tây Ban Nha ở các bang sau khi được khảo sát thì đều cho ra kết quả được trả lương ít hơn người da trắng Chủ tịch
và giám đốc điều hành của NUL Marc H.Morial cho rằng: “Đây là vấn đề liên quan đến quyền công dân và công bằng kinh tế ở Mỹ Khoảng cách kinh tế giữa người da đen và người da trắng, vốn là một bộ phận cấu thành của khoảng cách giữa người giàu, người nghèo và người thuộc tầng lơp slao động tại Mỹ, là một thực tế đang tiếp diễn” Về cơ bản, sự cách biệt kinh tế giữa các chủng tộc đang sống tại Mỹ là một điều đáng quan ngại vì nó đóng góp vào sự chênh lêchj giàu nghèo vốn không ngừng gia tăng ở nước Mỹ trong khoảng 30 năm trở lại đây, gây nên sự chia rẽ và phân biệt chủng tộc
VÀ TRÊN TH Ế GIỚI
1 Trên th gi i ế ớ
Phần lớn các thảo luận về hiện trạng thế giới đều nhận định rằng thế giới càng phát triển, bất bình đẳng càng trở nên sâu sắc hơn
Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo với tựa đề “Tình hình xã hội thế giới: Tình trạng bất bình đẳng” để bàn về các vấn đề cấp bách trên thế giới Báo cáo này chỉ ra rằng thế giới bị phân cực hơn cách đây 10 năm, sự bất bình đẳng thường tỉ lệ thuận với tốc độ toàn cầu hoá Sự phân hoá giàu nghèo trở nên tệ hơn ở một số nước châu Á, châu Mỹ Latin và châu Phi khi chỉ tính riêng vùng Sahara châu Phi, số…… Đáng chú ý, 80% GDP của thế giới thuộc một tỷ người sống ở các nước công nghiệp phát triển, trong khi 5 tỷ người ở các nước đang phát triển chia nhau 20% còn lại
Trang 11Rõ ràng, khi không chú tâm đến tình trạng bất bình đẳng sẽ dẫn đến sự bất công trong
xã hội và không thể bảo đảm các điều kiện sống tốt hơn cho tất cả mọi người Điều
đó sẽ dẫn đến sự gia tăng trong bất bình đẳng xã hội và không ai khác, chính chúng
ta là người phải trả giá
2 T i Vi t Nam ạ ệ
Không phải là một vấn đề quá xa xôi chỉ xảy ra trên thế giới, bất bình đẳng xã hội xảy ra ở ngay cả đất nước nhỏ bé như Việt Nam chúng ta đây
Biểu hiện của bất bình đẳng xã hội rất đa dạng Ở Việt Nam, bất bình đẳng xã hội có thể là bất bình đẳng về vùng miền Ví như một số người sống ở các thành phố lớn thường có xu hướng dè bỉu hoặc khinh thường người ở các tỉnh khác nhỏ hơn hoặc trên vùng núi, tuy không phải tất cả đều như vậy nhưng nó vẫn diễn ra Bất bình đẳng
xã hội còn hiện hữu dưới dạng bất bình đẳng thu nhập Trong giai đoạn 2007 – 2018, thu nhập của các nhóm dân cư đều tăng lên nhưng thu nhập của nhóm nghèo luôn thấp hơn nhóm giàu, do vậy bất bình đẳng thu nhập ngày càng lớn Năm 2006 cả nước có 15,5% số hộ nghèo, con số này vào năm 2018 là 5,35% Trong đó, khu vực thành thị có tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh hơn ở khu vực nông thôn, điều này chứng tỏ bất bình đẳng thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị khá lớn
Để giảm thiểu tình trạng này, Việt Nam đã chủ động có nhiều biện pháp thay đổi tích cực Về phía Chính phủ, nhiều chính sách đã được ban hành giúp đảm bảo an sinh
xã hội, đề xuất các gói hỗ trợ để người lao động nghèo có thêm thu nhập Về phía các doanh nghiệp, cần phải tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng Về phía người lao động, họ tự ý thức về việc học tập, trau dồi, nâng cao kỹ năng để thích nghi với xã hội và thị trường lao động không ngừng thay đổi Những biện pháp trên cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các Bộ ban ngành, địa phương và cá nhân
Trang 12III K T LUẾ ẬN
Nhân loại đang sống trong một xã hội phát triển nên việc xảy ra bất bình đẳng xã hội
là điều không thể tránh khỏi Như cũng đã phân tích, hiện tượng xã hội này cũng mang tính bất biến và kế thừa, điều duy nhất chúng ta có thể thay đổi là nằm ở cách
ta nhìn nhận, đối diện và xử lý vấn đề
Trong các thập kỷ qua, đã có những nỗ lực tích cực nhằm cải thiện hiện trạng bất bình đẳng xã hội trên thế giới và cả ở Việt Nam mà ta không thể phủ nhận Sự tích cực đó trước hết đã giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng xã hội, đem lại một thế giới công bằng hơn cho các bộ phận bị đối xử thiệt thòi như nữ giới và người da màu và tác động đến các lĩnh vực khác như tăng trưởng kinh tế vì đã giảm thiểu được bất bình đẳng trong thu nhập giữa nam và nữ giới
Tuy nhiên, trong khi một bộ phận không nhỏ những người đang ra sức để giúp đỡ đòi lại quyền bình đẳng, quyền con người để đem lại một thế giới tốt đẹp hơn thì đâu
đó vẫn có những người còn thờ ơ, vô cảm và chúng ta cần phê phán nhóm người này Tóm lại, sống trong một thế giới 4.0 hiện đại về mọi mặt ta không thể không tránh khỏi bất bình đẳng xã hội nhưng đó không phải cái cớ để phớt lờ hiện tượng xã hội tiêu cực này, thay vì đó phải hành động để giảm thiểu nó Có được như thế, thế giới mới hoà bình và chan hoà khi những người có khác biệt về màu da, chủng tộc, giới tính, thu nhập… không bị phân biệt đối xử, ai ai cũng được hưởng quyền con người, quyền bình đẳng Có lẽ vì thế mà Liên hợp quốc mới chọn ra ngày 10 12 hằng năm
-là ngày Nhân quyền thế giới, đặc biệt vào năm 10-12-2012 để gửi gắm thông điệp
“Bình đẳng – Giảm bất bình đẳng – Thúc đẩy quyền con người” Điều này mang ý nghĩa thật lớn đối với những ai đã luôn phải chịu thiệt thòi, và để ta nhận ra những điều như vậy nên được bảo vệ và phát huy nhiều hơn