1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày và nêu nhận xét về tính thế giới của các cuộc phát kiến địa lý lớn của người châu âu cuối thế kỉ xv đầu thế kỷ xvi

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày và nêu nhận xét về tính thế giới của các cuộc phát kiến địa lý lớn của người Châu Âu cuối thế kỉ XV đầu thế kỷ XVI
Tác giả Lớp Ttqt48a1-Tc (27)
Người hướng dẫn Ts. Lý Tường Vân
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Lịch sử Văn minh Thế giới
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 796,29 KB

Nội dung

Mục lụcChương I: Giới thiệu về phát kiến địa lý1Chương II: Nguyên nhân, điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý2Điều kiện thực hiện các cuộc phát kiến địa lý 4 Điều kiện về kiến thức địa

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

bài : Trình bày và nêu nhận xét về tính thế giới của các

cuộc phát kiến địa lý lớn của người Châu Âu cuối thế kỉ XV -đầu thế kỷ XVI

Sinh viên thực hiện: Lớp:

Mã sinh viên:

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Cao Kỳ Dương TTQT48A1-TC (27) TTQT48A1-1310 TS Lý Tường Vân

Hà Nội, tháng 1 năm 2022

Trang 2

Mục lục

Chương I: Giới thiệu về phát kiến địa lý1Chương II: Nguyên nhân, điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý2

Điều kiện thực hiện các cuộc phát kiến địa lý 4 Điều kiện về kiến thức địa lý 4 Điều kiện về khoa học - kĩ thuật 4

Chương III: Diễn tiến cơ bản của các cuộc phát kiến địa lý lớn (Cuối thế kỷ XV -

Các cuộc phát kiến của người Bồ Đào Nha 6 Cuộc phát kiến ra Châu Mỹ của Christopher Columbus 7 Hành trình vòng quanh thế giới của Magellan 8

Chương IV: Tính thế giới của các cuộc phát kiến địa lý10

Trang 3

Chương I: Giới thiệu về phát kiến địa lý

Theo từ điển Tiếng Việt, “phát kiến địa lý” là thuật ngữ dùng để chỉ những phát hiện mới về mặt địa lý của các nhà thám hiểm Châu Âu vào thế kỷ XV - XVI Trong 1 thời kỳ này, các quốc gia ở Châu Âu không chỉ giữ gìn và phát huy những truyền thống sẵn có của đất nước và dân tộc, mà còn muốn vươn ra ngoài, giao lưu với các thế lực khác nhau, học hỏi những tinh hoa của thế giới Xét về bản chất vĩ mô, đây là công cuộc truyền bá và lan tỏa sự ảnh hưởng của nền văn minh, văn hoá của quốc gia đó ra thế giới, từ đó góp phần mở rộng và bành trướng thế lực của mình trên một phạm vi rộng lớn

Để có thể thực hiện được điều này, con đường thám hiểm đóng vai trò quan trọng trong các cuộc phát kiến địa lý Bản chất của những cuộc phát kiến địa lý chính là tìm ra những vùng đất chưa có dấu chân người bước tới, phục vụ cho nhu cầu khám phá, mở rộng thị trường và tăng cường giao lưu quốc tế, để từ đó có cơ sở bổ sung, hoàn thiện bản đồ thế giới Những công cuộc khám phá các miền đất mới trong thời kỳ này chính là tiền đề cho sự phát triển nhảy vọt của nền văn minh nhân loại

1 Từ điển tiếng Việt, “Phát kiến địa lý” là gì?, truy cập ngày 05/01/2022 Truy cập đường dẫn: Từ điển Tiếng Việt "phát kiến địa lí" - là gì?

1

Trang 4

Chương II: Nguyên nhân, điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý

I Nguyên nhân

Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất chính là để giải quyết sự khủng hoảng trong quan hệ buôn bán với phương Đông Từ thời cổ đại đến thế kỷ XV, người phương Tây đã có quan hệ buôn bán thường xuyên với các quốc gia ở phương Đông, chủ yếu là các loại hàng hoá đặc trưng của phương Đông, như hương liệu, gia vị, trang sức bằng đá quý, tơ lụa, Các mặt hàng này được người phương Tây, đặc biệt là tầng lớp quý tộc thượng lưu cực kỳ ưa chuộng và sử dụng rộng rãi Điều đó đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ buôn bán giữa phương Đông và phương Tây, khiến cho số lượng hàng hoá từ phương Đông tăng vọt, đáp ứng nhu cầu của giới thượng lưu.

Tuy nhiên, vào giữa và cuối thế kỷ XV, hàng hoá phương Đông ở khu vực Tây Âu dần trở nên khan hiếm, giá cả tăng vọt Lý do là vì các con đường giao lưu buôn bán đã gặp phải những cản trở lớn, không thể khắc phục được Trước đây, sự giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa phương Đông và phương Tây chủ yếu diễn ra thông qua ba con đường chính: Một đường bộ xuyên qua lục địa Châu Á, men theo Biển Đen tới Trung Quốc; một đường biển đi theo Địa Trung Hải, qua vịnh Ba Tư đến Ấn Độ và Trung Quốc; một đường biển khác vượt qua Địa Trung Hải,Ai Cập, Biển Đỏ và Ấn Độ Dương để tới Ấn Độ và Trung Quốc

Đường bộ xuyên lục địa Châu á, hay còn được các học giả gọi là “Con đường tơ lụa”, bị dân du mục Afghanistan thay nhau chiếm giữ Vào giữa thế kỷ XV, con đường này bị đế quốc Ottoman (sau này là Thổ Nhĩ Kỳ) chiếm giữ hoàn toàn Thời bấy giờ, đế quốc Ottoman đã trở nên cực kỳ hùng mạnh, chiếm giữ cả một khu vực rộng lớn, Biển Đen cũng trở thành biển của họ Với chính sách kinh tế tàn bạo, người Ottoman khống chế hoàn toàn những con đường giao thương, buôn bán giữa phương Đông và phương Tây nằm trên lãnh thổ mà họ đã chiếm lĩnh, cướp đoạt vô lý hàng hoá của các thương nhân, khiến cho con đường xuyên lục địa Châu Á và con đường đi qua Vịnh Ba Tư hoàn toàn rơi vào bế tắc, không còn hy vọng giao lưu, buôn bán

Con đường buôn bán thông qua Ai Cập và Biển Đỏ cũng rơi vào tình trạng tương tự, khi vấp phải hàng rào bất khả xâm phạm của người Ả Rập Tàu buôn không được phép neo đậu, thương nhân không được phép vượt qua Biển Đỏ, mọi hoạt động giao thương, buôn bán giữa phương Đông và phương Tây hoàn toàn bị nắm quyền kiểm soát bởi người Ả Rập với vai trò trung gian, khiến cho hàng hoá vận chuyển từ phương Đông bị bán với giá đắt gấp 8 đến 10 lần Với tình hình này, các nhà buôn phương Tây cần phải tìm ra những con đường giao lưu hàng hoá mới, thoát khỏi sự bế tắc và lũng đoạn do sự kiểm soát thương nghiệp của người Hồi Giáo Và những con đường giao lưu khả thi nhất là những con đường trên biển.

2

Trang 5

Nguyên nhân thứ hai dẫn tới các cuộc phát kiến địa lý, đó chính là lòng tham không đáy để tìm được vàng của tầng lớp quý tộc và các thương nhân Châu Âu Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV, nền kinh tế hàng hoá và tiền tệ ở Châu Âu, đặc biệt là Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về tiền tệ cũng trở nên lớn hơn Từ thế kỷ XV, vàng đã dần thay thế vị trí của bạc trước đây, trở thành bản vị của tiền tệ Từ đó, vàng đã trở thành phương tiện giao dịch chủ yếu trong nước cũng như giữa các nước với nhau.

Thế nhưng, lượng vàng khai thác được ở Tây Âu lúc ấy là cực kỳ ít ỏi, cộng với tình trạng nhập siêu của thương mại Tây Âu với phương Đông, khiến cho một lượng vàng không nhỏ tuôn chảy sang phương Đông, gây ra tình trạng khan hiếm vàng Tầng lớp tư sản mới ra đời cần vàng để mở các công trường thủ công và bắt đầu hoạt động, giới quý tộc cần vàng để thỏa mãn đời sống xa xỉ, sự thương mại hoá liên tục của nền kinh tế cần vàng để làm phương tiện lưu thông, tất cả những yếu tố trên đã dẫn tới “cơn khát vàng” nóng bỏng thời ấy, phản ánh sự mâu thuẫn và nhu cầu phát triển hơn nữa của quan hệ hàng hoá tiền tệ, thôi thúc các nhà thám hiểm Tây Âu lao vào những chuyến hải trình nguy hiểm nhất để tìm kiếm vàng ở những vùng đất xa xôi, đặc biệt là ở phương Đông.

Trong trí tưởng tượng của người Châu Âu khi ấy, phương Đông là không chỉ là xứ sở của các loại hương liệu và gia vị, mà còn là xứ sở của rất nhiều vàng Trong cuốn hồi ký của mình, Marco Polo - một nhà hàng hải người Ý đã đến Trung Quốc vào thế kỷ XIII - đã mô tả rằng: “Khắp mặt đất đều là vàng, còn các loại hương liệu thì ngoài đồng nội đâu đâu cũng có” Chính những người Châu Âu trong thời kỳ của các 2 cuộc Thập tự chinh sang phương Đông cũng đã chứng kiến sự huy hoàng, lộng lẫy của kinh thành Byzantine và sự giàu có của người Ả Rập Ấn Độ và Trung Quốc được coi 3 là thiên đường, vàng và gia vị được coi là ước vọng lớn nhất mà người Tây Âu muốn chạm tới Trong bức thư gửi con trai Ferdinand từ Jamaica vào năm 1503, Christopher Columbus đã viết: “Vàng là thứ quý giá nhất trong mọi loại hàng hoá Vàng là tài sản, và kẻ nào sở hữu vàng sẽ có mọi thứ trên thế giới Đồng thời, vàng là phương tiện để cứu vớt những linh hồn khỏi Địa ngục và trả chúng về với thiên đường cực lạc.” Đó là4 minh chứng rõ ràng nhất cho sự hấp dẫn của vàng đối với người Tây Âu, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các cuộc phát kiến địa lý.

2 Polo, Marco; Rustichello da Pisa, Marco Polo du ký (Les voyages de Marco Polo de Venise), 1350, Thư viện

Điện tử Thế giới, truy cập ngày 06/01/2022 Truy cập đường dẫn: https://www.loc.gov/item/2021668052

3 Đế quốc Byzantine, hay Đế quốc Đông La Mã, tồn tại gần một nghìn năm sau khi Đế quốc La Mã ở phía Tây sụp đổ Lãnh thổ của Byzantine là một vùng rộng lớn, bao quanh Địa Trung Hải, và chỉ sụp đổ sau cuộc tấn côngcủa đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay) Xem thêm: Nicol, D MacGillivray và Teall, John L., Đế quốc

Byzantine, Bách khoa Toàn thư Britannica, đăng ngày 21/09/2021, truy cập ngày 06/01/2022 Đường dẫn:

4 Robertson, David, Cơn khát vàng của Christopher Columbus trở lại ở Tân Thế Giới, Nhật báo Thời Đại, đăng

ngày 12/04/2008, truy cập ngày 06/01/2022 Đường dẫn: Christopher Columbus's lust for gold alive in New World | The Times

3

Trang 6

II Điều kiện thực hiện các cuộc phát kiến địa lý

1 Điều kiện về kiến thức địa lý

Ngay từ cuối thế kỷ XIII, quan niệm quả đất hình tròn, được học phái Pythagoras và Aristotle ở Hy Lạp cổ đại đề xướng, đã được lưu hành phổ biến Trong thế kỷ II, quan điểm này được Claudius Ptolemaeus trình bày rõ ràng hơn trong cuốn “Địa lý học”, sau này được dịch ra tiếng Latin và lưu hành rộng rãi trong thời trung đại Một tổng giám mục người Pháp đã phán đoán rằng, từ bờ biển Tây Ban Nha vượt qua Đại Tây Dương thì sẽ tới được Ấn Độ Nhà thiên văn học người Ý Toscanelli cũng có phán đoán tương tự, khi cho rằng có thể trực tiếp đi tới phương Đông bằng cách vượt qua Đại Tây Dương Dựa trên phán đoán của mình, ông đã lập ra một bản đồ thế giới, với Ấn Độ ở bờ bên kia của Đại Tây Dương, bên này là Châu Âu Dĩ nhiên, Châu Mỹ và Thái Bình Dương chưa xuất hiện trên bản đồ này, nhưng điều có thể khẳng định là, Columbus đã tìm ra Châu Mỹ trong quá trình vượt Đại Tây Dương để tới Ấn Độ là do sự ảnh hưởng của thuyết quả đất hình tròn và bản đồ của Toscanelli.

Ngoài ra, các thuỷ thủ Ý ở thế kỷ XIV đã lập ra những địa đồ chính xác, nhưng phần nhiều là địa đồ về vùng Địa Trung Hải, khu vực mà họ quen thuộc Năm 1502, một bình đồ địa cầu mới ra đời tại Bồ Đào Nha, sau được buôn lậu tới Ý, được gọi là Bản đồ Cantino Đây là bản đồ đầu tiên có vẽ đường xích đạo và hai chí tuyến Thang vĩ độ được thêm vào bản đồ Đại Tây Dương lần đầu tiên vào năm 1504, bởi nhà bản đồ học người Bồ Đào Nha Pedro Reinel.

2.Điều kiện về khoa học - kĩ thuật

Vào thời kỳ này, la bàn từ Trung Quốc được đưa vào Tây Âu, bắt đầu được sử dụng rộng rãi bởi các thuỷ thủ vào thế kỷ XV La bàn giúp họ xác định phương hướng trên biển khi không có điều kiện quan sát mặt trời, mặt trăng hay các vì sao Các nhà hàng hải bắt đầu nghiên cứu về đại dương, về các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu rõ hơn về địa lý của đại dương Các cách xác định hướng con tàu cũng phát triển, có thể xác định mà không cần sử dụng vật chuẩn, chiều gió, dòng hải lưu hay chim biển Những sự phát triển này đã đảm bảo điều kiện cho những chuyến hải trình kéo dài.

Kỹ thuật đóng tàu cũng có những bước tiến mới, góp phần quan trọng cho việc phát triển những chuyến hải trình dài ngày Trong đó, không thể không nhắc tới con tàu vượt đại dương đầu tiên - tàu Caraven Đây là mẫu thiết kế của người Bồ Đào Nha dưới thời vua Henrique, khoảng năm 1450, được kết hợp giữa mẫu thuyền đánh cá địa phương và thuyền Carabus ngày xưa, với trọng tải hơn 150 tấn, cắm ba cột buồm, sử dụng buồm hình tam giác, nên dễ điều khiển hơn, có khả năng đi ngược hướng gió Tàu Caraven có boong tàu đặt được đại bác, có thể di chuyển vào vùng nước cạn và chịu được sóng lớn Vì thế, loại tàu này dần được ưa chuộng hơn trong các chuyến thám hiểm của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sang phương Đông

4

Trang 7

3 Điều kiện về vật chất

Sự phát triển của chủ nghĩa chuyên chế tại Tây Âu vào cuối thế kỷ XV đã tạo ra những điều kiện quan trọng về vật chất cho việc thực hiện những cuộc thám hiểm như:

+ Nhà nước chuyên chế trang trải kinh phí cho các chuyến hải trình, do việc trang bị cơ sở vật chất là rất lớn, vượt xa khả năng kinh tế của các lãnh chúa phong kiến bình thường, cũng như các công tước, bá tước

+ Các chuyến thám hiểm trên biển được xem là một trong những nhiệm vụ trong chính sách của Nhà nước chuyên chế để phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị, cũng chính là củng cố sức mạnh quyền lực của Nhà nước.

+ Giai cấp thống trị của các nước Tây Âu ủng hộ những chuyến đi tìm miền đất mới để mong chiếm được nhiều của cải và trở nên giàu có, nên họ đưa ra lời hứa phong vương và ban thưởng cho những ai lập nhiều công trạng trong các chuyến hải trình

5

Trang 8

Chương III: Diễn tiến cơ bản của các cuộc phát kiến địa lý lớn (Cuối thế kỷ XV - Đầu thế kỷ XVI)

I Các cuộc phát kiến của người Bồ Đào Nha

Ngay từ đầu thế kỷ XV, sau khi đánh đuổi được người Hồi giáo ra khỏi đất nước, người Bồ Đào Nha đã bắt đầu công cuộc thám hiểm bờ biển Châu Phi Hoàng tử Henry (1394-1460), được mệnh danh là Henrique “Nhà hàng hải”, con trai của vua John 1, là người tiên phong trong các cuộc thám hiểm đó Dưới thời ông, người Bồ Đào Nha đã có một số phát kiến địa lý nhỏ: Phát hiện ra quần đảo Azores (1427), quần đảo Cape Verde (1455), quần đảo Sierra Leone (1462).

Ngày 10/10/1486, Bartholomeu Dias (1450-1500), một nhà hàng hải đến từ một gia đình quý tộc, nhận lệnh của vua John II, chỉ huy một chuyến hành trình với hai chiếc thuyền, vượt qua cực Nam của Châu Phi để tìm ra một tuyến đường mới tới Ấn Độ Trong chuyến đi, đoàn thuyền của Dias gặp phải một cơn bão lớn, đẩy họ ra xa khỏi đất liền và xuống phía Nam của biển cả Sau khi cơn bão qua đi, Dias tiếp tục dong buồm về phía Đông, nhưng nhiều ngày trời không phát hiện đất liền Ông muốn tiếp tục đi nhưng thuỷ thủ đoàn phản đối, nên đành quay về Bồ Đào Nha Trên đường về, đoàn thuyền thả neo tại một mũi đất nhô ra biển của cực Nam Châu Phi, dựng lên một thánh giá để làm dấu mốc Đảo đá đó chính là Kwaiihoek, thuộc Nam Phi hiện nay, và mũi đất nhô ra đó được Dias đặt tên là Mũi Bão Táp, nhưng vua John II đổi tên thành Mũi Hảo Vọng Cơn bão tình cờ ấy đã giúp Dias và thuỷ thủ đoàn tìm ra con 5 đường vòng qua Châu Phi, mở ra một tuyến đường thương mại mới để giao thương với Ấn Độ, nhưng ông lại không có vinh dự trở thành người đầu tiên tới Ấn Độ bằng con đường này, mà danh hiệu đó thuộc về Vasco da Gama.

Xuất thân từ một gia đình quý tộc, Vasco da Gama (1469-1524) được theo học tại trường hàng hải do Hoàng tử Henry lập ra Với những thành tích nổi bật trong lĩnh vực hàng hải, Gama được vua Manuel I giao nhiệm vụ kết nối con đường thương mại giữa Châu Âu và Ấn Độ Ông khởi hành từ cảng Lisbon, Bồ Đào Nha vào ngày 8/7/1497 với một hạm đội gồm bốn con tàu và 160 thuỷ thủ, đi theo lộ trình mà Dias đã đi 11 năm trước Ngày 16/12/1447, hạm đội của Gama vượt qua Mũi Hảo Vọng, tiến vào vùng nước mà người Châu Âu chưa từng biết tới Vì gần tới lễ Giáng Sinh, nên họ đặt tên vùng nước đó là Natal, có nghĩa là “Giáng Sinh” trong tiếng Bồ Đào Nha Hạm đội tiếp tục đi dọc bờ biển phía Đông Châu Phi và cập cảng Malindi vào tháng 2/1498 Được sự giúp đỡ và chỉ dẫn của một nhà hoa tiêu người Ả Rập, Gama và thuỷ thủ đoàn tiếp tục dong buồm trên Ấn Độ Dương cho tới ngày 20/05/1498, ba con tàu của Gama (Một chiếc mất tích do bão biển) đã cập cảng Calicut, Ấn Độ, hiện thực hoá giấc

5 Alchin, L.K , Bartholomeu Dias, Kỷ Nguyên Elizabeth, truy cập ngày 06/01/2022 Đường dẫn: Bartholomeu Dias

6

Trang 9

mơ giao thương giữa Châu Âu và Ấn Độ qua đường biển Sau chuyến hải trình kéo dài hai năm, Vasco da Gama trở về cảng Lisbon với phần thưởng hậu hĩnh là chức danh “Đô đốc Ấn Độ Dương”, nhờ việc hoàn thành tấm bản đồ mà những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đã vẽ trong 80 năm Từ đó, con đường giao thương này bị Bồ Đào Nha 6 độc chiếm suốt 18 năm trời.

Pedro Alvares Cabral (1467-1520) được coi là người Châu Âu đầu tiên khám phá ra Brazil trong chuyến hải trình của mình Năm 1500, ông được bổ nhiệm làm thuyền trưởng của một hạm đội tới Ấn Độ lần thứ hai theo con đường tiên phong của Vasco da Gama Mục đích của chuyến đi này là trở về với gia vị có giá trị và thiết lập quan hệ thương mại gia vị với Ấn Độ, bỏ qua sự độc quyền của các thương gia Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý Xuất phát với 13 tàu từ cảng Lisbon vào ngày 9/3/1500, Cabral không đi theo lộ trình cũ, mà lệch về hướng Tây Nam của Đại Tây Dương, tránh vùng vịnh Guinea Ngày 22/04/1500, Cabral đổ bộ lên một vùng đất mà ông giả định là một hòn đảo lớn, được ông đặt tên là Đảo Thập Tự Sau khi khám phá bờ biển, ông phát hiện ra rằng khu vực rộng lớn này có khả năng là một lục địa Do đây là vùng đất mới thuộc phạm vi của Bồ Đào Nha theo Hiệp ước Tordesillas , nên Cabral tuyên bố chủ quyền 7 Bồ Đào Nha và gửi một tàu về để báo tin cho vua Manuel I về các lãnh thổ mới Sau 10 ngày ở Brazil, Cabral tiếp tục dong buồm tới Ấn Độ, và đặt chân tại cảng Calicut vào ngày 13/09, sau khi mất 4 tàu tại Mũi Hảo Vọng Cabral đã thiết lập được quan hệ thương mại về gia vị với Ấn Độ, nhưng bị các thương nhân Ả Rập tấn công, do gây ảnh hưởng tới sự độc quyền gia vị của họ Hầu hết các cận vệ người Bồ Đào Nha đã bị lực lượng Hồi Giáo tàn sát, nên Cabral trả thù bằng cách nã đại bác vào thành phố, hành quyết toàn bộ thuỷ thủ đoàn của 10 chiếc xà lan của người Hồi Giáo, rồi đưa hạm đội tới cảng Kochi, chất đầy gia vị quý lên những chiếc tàu còn lại và trở về Bồ Đào Nha vào ngày 23/06/1501 8

II Cuộc phát kiến ra Châu Mỹ của Christopher Columbus

Ngược lại với Bồ Đào Nha, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha quyết định đi về hướng Tây để đến phương Đông, do ảnh hưởng của giả thuyết trái đất hình tròn Christopher Columbus (1451-1506) là người đầu tiên mở ra thời kỳ thám hiểm của người Tây Ban Nha, khởi đầu cho thời kỳ thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu Ông là người Ý, đã từng tham gia nhiều cuộc hải trình ở

6 Campbell, Elia M.J và Fernandez-Armesto, Felipe., Vasco da Gama, Bách khoa Toàn thư Britannica, truy cập

ngày 07/01/2022 Đường dẫn: Vasco da Gama | Biography, Achievements, Route, Map, Significance, & Facts | Britannica

7 Hiệp ước này chia quyền sở hữu các vùng đất mới được phát hiện bên ngoài Châu Âu giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha theo một kinh tuyến ở phía Tây quần đảo Cape Verde, phân giới cắm mốc khoảng giữa quần đảo Cape Verde (thuộc chủ quyền Bồ Đào Nha) và các quần đảo mà Christopher Columbus đã đổ bộ lên trong

chuyến hải trình đầu tiên (thuộc chủ quyền Tây Ban Nha) Xem thêm: Hiệp ước Tordesillas, Bách khoa Toàn thư

Britannica, truy cập ngày 07/01/2022 Đường dẫn: Treaty of Tordesillas | Summary, Definition, Map, & Facts | Britannica

8 Calmon, Pedro, Pedro Alvares Cabral, Bách khoa Toàn thư Britannica, truy cập ngày 07/01/2022 Đường dẫn:

Pedro Alvares Cabral | Accomplishments, Route, & Facts | Britannica

7

Trang 10

Địa Trung Hải từ khi còn trẻ Năm 1476, Columbus gia nhập hội các nhà thuỷ thủ tại Bồ Đào Nha, tham gia các cuộc thám hiểm và vẽ bản đồ Ông đã xây dựng kế hoạch đi tới Ấn Độ qua Đại Tây Dương và đệ trình lên Quốc vương Bồ Đào Nha John II năm 1485, nhưng bị từ chối Sau đó, Columbus nhận được nguồn tài trợ và sự bảo trợ từ Quốc vương Tây Ban Nha Ferdinand II và nữ hoàng Isabella I, được phong chức Đô đốc và làm chỉ huy của một hạm đội gồm 3 tàu và 90 thuỷ thủ, xuất phát vào ngày 03/08/1492 từ cảng Palos của Tây Ban Nha, đi về phía Tây của Đại Tây Dương Đoàn thuyền dừng lại tại quần đảo Canary để sửa chữa tàu và chất thêm lương thực dự trữ Ngày 06/09, hạm đội nhổ neo, bắt đầu chuyến hải trình kéo dài năm tuần.

Sau 29 ngày lênh đênh trên biển và không có một dấu hiệu của đất liền, các thuỷ thủ đoàn đã phát hiện những con chim sống tại bờ biển bay về hướng tây Ngày 12/10/1492, một thuỷ thủ đã phát hiện ra đất liền lúc 2 giờ sáng Đoàn thuyền của Columbus đã tới quần đảo Bahamas nằm trong vịnh Caribbean Thuỷ thủ đoàn đã đổ bộ và đặt tên cho các hòn đảo ở đây, như El Salvador, Isabella, Cuba, Columbus tin rằng mình đã đặt chân lên miền Đông Châu Á, chủ yếu là Ấn Độ, nên ông đặt tên cho vùng đất mới là Tây Ấn Độ, thổ dân được gọi là người Ấn Độ Ngày 15/03/1493, Columbus trở về Tây Ban Nha với vàng, gia vị và nô lệ trong sự đón tiếp nồng hậu sau nhiều biến cố, bao gồm cả sự mắc cạn của tàu chính Santa Maria, cơn bão tháng 2 trên Đại Tây Dương và sự tra hỏi của Quốc vương Bồ Đào Nha

Sự thành công của chuyến hải trình đầu tiên đã sớm đưa Columbus lên đỉnh cao danh vọng, và ông ngay lập tức bắt đầu các chuyến hải trình tiếp theo, lần lượt vào năm 1493, 1498 và 1502, với kỳ vọng cao hơn Tuy nhiên, sau mỗi chuyến hải trình, lượng sản vật mà Columbus đem về ngày càng ít, các biến cố ngày càng xảy ra nhiều, khiến cho hành trình của ông gặp không ít sóng gió và trở ngại Đồng thời, người Bồ Đào Nha cũng đã chiến thắng trong cuộc đua tìm đường giao thương với Ấn Độ, bằng cuộc hành trình vòng qua Mũi Hảo Vọng của Vasco da Gama Đến tận trước khi từ giã cõi đời vào năm 1506, Columbus vẫn một mực tin rằng lục địa mà ông đã tìm ra là Ấn Độ Vì vậy, tên của ông không được đặt cho lục địa mới, mà theo tên của Amerigo Vespucci, một nhà hàng hải người Ý, người đặt chân tới và khẳng định đại lục mới.9

III Hành trình vòng quanh thế giới của Magellan

Sau những cuộc phát kiến địa lý của Columbus, cơn sốt vàng không có dấu hiệu dừng lại, thậm chí còn nóng lên trong lòng người Tây Ban Nha Những cuộc phát kiến địa lý ngày càng được thực hiện nhiều hơn, với quy mô lớn hơn trước nhiều lần Từ năm 1519 đến năm 1522, cuộc phát kiến địa lý lớn nhất được thực hiện, đó là hành trình vòng quanh thế giới của Magellan.

Ferdinand Magellan (1480-1521) sinh ra trong một gia đình quý tộc người Bồ Đào Nha Từ khi còn trẻ, Magellan đã tham gia nhiều chuyến hải trình và đặt chân tới Ấn Độ, Malacca (Malaysia ngày nay) và Bắc Phi, giúp ông tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hàng hải và kiến thức địa lý cần thiết Năm 1517, ông tới Tây Ban Nha sinh

9 Flint, Valerie F.J., Christopher Columbus, Bách khoa Toàn thư Britannica, truy cập ngày 07/01/2022 Đường dẫn: Christopher Columbus | Biography, Nationality, Voyages, Ships, Route, & Facts | Britannica

8

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w