Chương 1: Cơ sở lí luận về lí thuyết giá trần và giá sàn trong một thời kìnhất định.1.1.Khái niệm:- Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định.- Giá sà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-BÀI THẢO LUẬN NHÓM 12 – LỚP 2274MIEC0111
MÔN: KINH TẾ VI MÔ Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Huyền
Đề tài: Trình bày lý thuyết về giá trần và giá sàn trong một thời kì nhất định Lấy ví dụ thực tiễn chính sách giá trần, giá sàn trên thị trường Việt Nam ở
thời gian gần đây
DANH SÁCH NHÓM:
PHẠM THỊ THANH THẢO
ĐỖ THANH THẢO TRẦN THANH THẢO LƯƠNG THỊ ANH THƠ MAI ĐỨC TOÀN NGUYỄN BẢO TRÂM
ĐỖ LINH TRANG
ĐỖ THỊ QUỲNH TRANG HOÀNG THỊ THANH TRÚC NGUYỄN NGỌC TRUNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM Lớp: 2274MIEC0111 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2022.
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 12 MÔN: KINH TẾ VI MÔ Chủ đề: Trình bày lý thuyết về giá trần và giá sàn trong một thời kì nhất định Lấy ví dụ thực tiễn chính sách giá trần, giá sàn trên thị trường Việt Nam
ở thời gian gần đây
1 Quá trình làm việc nhóm:
1.1 Buổi thảo luận lần thứ nhất:
- Thời gian: 9h20, ngày 02 tháng 11 năm 2022
- Hình thức: Trực tiếp
- Địa điểm: Thư viện Trường Đại học Thương mại
- Nội dung công việc: Phổ biến nội dung công việc và phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên
1.2 Buổi thảo luận lần thứ hai:
- Thời gian: 9h20, ngày 04 tháng 11 năm 2022
- Địa điểm: Thư viện Trường Đại học Thương mại
- Nội dung công việc: Trình bày kết quả tìm hiểu của mình, thảo luận các vấn
đề đang gặp khó khăn, hoàn thiện bản đề cương
1.3 Buổi thảo luận lần thứ ba:
- Thời gian: 20h, ngày 20 tháng 11 năm 2022
- Hình thức: Online
Trang 3- Nội dung công việc: Trình bày kết quả làm bài thảo luận, thảo luận các vấn đề đang gặp khó khăn
1.4 Buổi thảo luận lần thứ tư:
- Thời gian: 20h, ngày 25 tháng 11 năm 2022
- Hình thức: Online
- Nội dung công việc: Hoàn thiện bài thảo luận nhóm, tổng kết hoạt động làm việc nhóm
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
1 Đỗ Thanh Thảo K58H2 Cơ sở lí luận, tổng kết nội dung
2 Phạm Thị Thanh Thảo K58H1 Làm word, phần mở đầu, cơ sở
lí luận, tổng kết nội dung
4 Lương Thị Anh Thơ K58H2 Làm word, tổng kết nội dung
5 Mai Đức Toàn K58H2 Định hướng, giải pháp, tìm
hình ảnh
8 Đỗ Thị Quỳnh Trang K58H2 Định hướng, giải pháp
10 Nguyễn Ngọc Trung K58H1 Định hướng, giải pháp, tìm
hình ảnh
2 Tổng hợp kết quả làm việc nhóm:
- Công việc đã hoàn thành
- Các thành viên đều tham gia tích cực, nghiêm túc trong quá trình làm việc nhóm
3 Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Trang 4Thư ký Nhóm trưởng
Trang 5MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU
II NỘI DUNG
1 Chương 1: Cơ sở lí luận về lí thuyết giá trần và giá sàn trong một thời kì nhất định
1.1 Khái niệm
1.2 Tác dụng
1.3 Phân loại
1.4 Tính chất
1.5 Tác động
1.6 Ví dụ
2 Chương 2: Thực trạng/ thực tiễn về giá trần và giá sàn trên thị trường Việt Nam
2.1 Giá trần: Giá xăng dầu
2.2 Giá sàn: Mức lương cơ bản của người lao động
3 Chương 3: Định hướng, giải pháp
3.1 Định hướng, giải pháp về giá xăng dầu
3.2 Định hướng, giải pháp cho mức lương của sinh viên đi làm thêm
III Tài liệu tham khảo
Trang 6NỘI DUNG CHÍNH
I PHẦN MỞ ĐẦU
- Vấn đề nghiên cứu: Lý thuyết về giá trần và giá sàn trong một thời kì nhất
định
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Thị trường Việt Nam.
+ Thời gian: Trong thời gian gần đây.
II NỘI DUNG
1 Chương 1: Cơ sở lí luận về lí thuyết giá trần và giá sàn trong một thời kì nhất định.
1.1.Khái niệm:
- Giá trần là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định
- Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó do chính phủ quy định
1.2.Tác dụng:
- Giá trần nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
- Giá sàn nhằm bảo vệ lợi ích nhà sản xuất
1.3.Phân loại:
- Giá trần gồm 2 loại:
+ Mức giá trần cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường (mức giá không ràng buộc, ít khi xảy ra)
+ Mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường (mức giá có ràng buộc
=> thiếu hụt trên thị trường)
- Giá sàn gồm 2 loại:
+ Mức giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường (mức giá có ràng buộc
=> dư thừa trên thị)
+ Mức giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường (mức giá không ràng buộc, ít khi xảy ra)
1.4.Tính chất:
Trang 7Discover more
from:
KTVM 01
Document continues below
kinh tế vĩ mô
Trường Đại học…
766 documents
Go to course
Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá…
kinh tế vĩ
29
DH BAI TAP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1
kinh tế vĩ
127
Phân tích khái quát tình hình tăng trưở…
kinh tế vĩ
21
KINH TE VI MO-TRAC- Nghiem
kinh tế vĩ
62
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA
KÌ KINH TẾ VĨ MÔ
6
Trang 8- Giá trần chỉ có hiệu lực khi giá trần thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường
- Khi áp giá trần:
+ Các nhà sản xuất không thể cung ứng nhiều dẫn đến lượng cung giảm
+ Người mua lại muốn mua lượng lớn hơn dẫn đến lượng cầu tăng
=> Lượng cung tăng, lượng cầu giảm gây tình trạng thiếu hụt trên thị trường
- Giá sàn chỉ có hiệu lực khi giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường
- Khi áp giá sàn:
+ Lượng cung nhiều
+ Lượng cầu lại giảm
=> Dẫn đến dư thừa hàng hóa
1.5.Tác động:
- Giá trần:
+ Người sản xuất chịu thiệt, nhận được mức giá thấp hơn trước
+ Người mua được lợi vì mua hàng với giá thấp
- Giá sàn
+ Người sản xuất nhận được mức giá cao hơn trước nhưng giảm số lượng bán vì cầu không còn nhiều
+ Người mua phải mua với mức giá cao hơn trong điều kiện thị trường tự do
1.6.Ví dụ:
- Giá trần: Giá xăng dầu, giá thuê nhà cho sinh viên,
- Giá sàn: Giá thu mua nông sản phẩm, giá thuê lao động,
2 Chương 2: Thực trạng/ thực tiễn về giá trần và giá sàn trên thị trường Việt Nam
2.1 Giá trần: Giá xăng dầu
* Đối tượng nghiên cứu: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex
a) Thực trạng:
- Giá xăng dầu thế giới trong những ngày qua diễn biến tăng giảm trái chiều
song xu hướng chung là tăng, có thể gây áp lực đến giá bán lẻ trong nước
kinh tế vĩ
ĐÀM-PHÁN-THƯƠNG-MẠI-…
kinh tế vĩ
46
Trang 9Nguồn cung thiếu hụt song lượng cầu thì vẫn không ngừng tăng lên Xăng dầu thiếu hụt trên thế giới cũng tác động không nhỏ tới thị trường xăng dầu Việt Nam
- Gần đây nhất, ngày 21.11.2022, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán:PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:
( Nguồn: Petrolimex)
Việc điều chỉnh giá xăng dầu lần này thực hiện theo Nghị quyết số
20/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực thi hành từ ngày 11.7.2022 đến hết ngày 31.12.2022 và xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01.11.2021 của Chính phủ (Nghị định 95) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03.09.2014 kinh doanh xăng dầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 95 của Liên
Bộ Công Thương - Tài chính
Quyết định về giá bán xăng dầu số 701/PLX-QĐ-TGĐ ngày 21.11.2022 đã được gửi đến tất cả các đơn vị thành viên Petrolimex và báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính
Trước đó, theo Nghị định 95/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu sẽ có hiệu lực từ ngày 2/1/2022, giá xăng dầu được điều chỉnh mỗi tháng 3 lần vào các ngày 1,11 và ngày 21 hàng tháng (tức là 10 ngày một lần, thay vì 15 ngày một lần) Tính từ nửa năm trở lại đây tính đến thời điểm hiện tại, giá xăng đã có 17 lần điều chỉnh
Trang 10Một số đợt giá xăng RON95-V được điều chỉnh đáng chú ý từ giữa năm 2022 trở lại đây:
Ngày 13/6: Giá xăng RON95-V tăng từ 32.170 đồng đến 32.970 đồng
Ngày 21/6: Tiếp tục leo thang với mức giá 33.470 đồng
Ngày 1/7: Bắt đầu có chiều hướng giảm, xuống còn 33.360 đồng
Ngày 21/7: Giá xăng RON95-V là 26.750 đồng
Ngày 3/10: Sau 7 kì giảm liên tiếp, giá xăng RON95-V lúc này là 22.120 đồng
Ngày 11/10: Giá xăng RON95-V lại có chiều hướng tăng lên đến 23.130 đồng
Ngày 1/12: đã giảm mạnh 1.083 đồng xuống còn 22.704 đồng/lít cũng nhờ vào giá dầu thô suy yếu giúp giá xăng nhập giảm mạnh theo
b) Sự cần thiết của chính sách giá trần lên mặt hàng xăng dầu
Mục đích của việc thay đổi mức giá trần xăng dầu là để hài hòa lợi ích giữa chủ thể tham gia thị trường xăng dầu, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn giá thị trường, hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất và kinh doanh
c) Hệ quả chính sách:
Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan liên quan thực hiện tổng thể các giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn và bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, bao gồm cả những giải pháp trước mắt và lâu dài
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ vẫn tiếp tục diễn ra, gây bức xúc trong dư luận và người dân Nhiều cửa hàng xăng dầu vẫn ‘hết hàng’ hoặc bán 'nhỏ giọt’ Thậm chí nhiều cửa hàng còn đặt ra mức mua tối đa là 30.000-50.000 đồng cho một lần đổ để duy trì nguồn hàng khan hiếm Bên cạnh nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới gồm đứt gãy nguồn cung, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao thì nguyên nhân chủ quan là nước ta chưa chú trọng mở rộng thị trường nhập khẩu, mới chỉ tập trung ở các thị trường có thuế suất ưu đãi, việc điều phối nhập khẩu xăng dầu chưa tốt Theo
Trang 11con số Bộ Tài chính đưa ra, trong quý 3, nhập khẩu xăng dầu của chúng ta thiếu 40-50% so với quý trước
Ngoài ra, trong bối cảnh khan hàng, nhiều chi phí phát sinh, nhiều định mức lỗi thời nhưng chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ; chưa được phản ánh trong tính giá cơ sở xăng dầu nên doanh nghiệp càng làm thì càng lỗ Nhiều nguyên nhân được Bộ Công Thương đưa ra giải thích, như chi phí kinh doanh xăng dầu đã
bị chậm điều chỉnh trong cơ cấu tính giá cơ sở khiến doanh nghiệp đầu mối bị
lỗ, cắt chiết khấu với thương nhân phân phối, đại lý
Còn hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu do chiết khấu quá thấp, 0 đồng,
họ cũng lỗ trên mỗi lít xăng dầu bán ra Nhiều cửa hàng bán lẻ tư nhân không trụ nổi do lỗ triền miên, buộc tạm đóng cửa
*Đánh giá:
Phương án giá trần được đưa ra để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng lên tối
ưu nhưng vẫn có ý kiến cho rằng nó chỉ mang tính chất tạm thời
Xăng dầu là hàng hóa đặc thù, liên quan đến an ninh năng lượng Đặt giá trần tức là doanh nghiệp phải tự tính được chi phí nhưng nếu có biến động bất thường, doanh nghiệp không chủ động được mức chi phí đó và họ không nhập nữa thì sao ? Tiếp đó, nếu giá trần được tính bằng giá sàn cộng các khoản về thuế, phí; trong đó giá sàn gồm giá thế giới cộng với các chi phí của doanh nghiệp (giá cứng) đủ để doanh nghiệp không lỗ thì cũng chưa giải quyết được vấn đề vì chúng ta chưa kiểm soát được các chi phí của doanh nghiệp Và trong
cơ chế thị trường, không ai ngoài quy luật cung cầu, quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận quyết định được hành động của doanh nghiệp
Cho nên nếu Nhà nước còn can thiệp giá trần, giá sàn, định giá vẫn không giải quyết được gì, còn phát sinh thêm hàng loạt vấn đề Chúng ta cứ tưởng đó là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng đặt ra giá trần mà doanh nghiệp đó vẫn chi phối phần cơ cấu giá của họ thì chẳng bảo vệ được Chúng ta vẫn loay hoay với cơ chế quản lý mặt hàng này và chưa đưa ra được phương án quản trị văn minh
Các chính sách giá cả được ban hành đều vì mục đích đưa hàng hóa về mức giá cân bằng, giải quyết bài toán mất cân đối thị trường, đảm bảo nhu cầu và lợi ích tiêu dùng cho người dân Trước mắt,các chính sách của cơ quan quản lý chủ yếu là đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Cụ thể, khi các khoản chi phí của doanh nghiệp bị đội lên, cơ quan quản lý nhà nước đã điều chỉnh tăng chi phí định mức liên quan đến nguồn xăng dầu nhập khẩu kể
từ kỳ điều hành giá ngày 11/10/2022 Theo đó tại kỳ điều hành này, do giá
Trang 12xăng dầu thế giới tăng mạnh cùng với việc tỷ giá USD/VND tăng, một số chi phí kinh doanh xăng dầu đã được Bộ Tài chính công bố điều chỉnh tăng nhẹ nên giá cơ sở các mặt hàng xăng, dầu đã tăng thêm từ 560 - 1.979 đồng/lít tùy loại
Trong đó, để hỗ trợ cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng dầu, chi Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng dầu diesel để hạn chế mức tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước
Tuy vậy đến nay, Bộ Công Thương vẫn chưa tìm ra được giải pháp ổn thỏa nhất cho bài toán thiếu hụt nguồn cung Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, nói nguyên nhân dẫn đến đứt gãy nguồn cung, thiếu hụt xăng dầu là do chiến tranh của Nga và Ukraine cộng với ứng xử của các nước dầu mỏ chưa phải nguyên nhân chính dẫn đến chúng ta không nhập khẩu được xăng dầu Vấn đề là chúng ta có chấp nhận mở rộng thị trường nhập khẩu của mình hay không, tìm đến cả những thị trường không có thuế suất ưu đãi, có những chính sách thiết thực hơn trong việc điều phối xăng dầu trong nước Hoặc thay vì tìm kiếm những nguồn cung nhập khẩu, chúng ta có thể chủ động tạo ra nguồn cung cho mình: ngày 13/10/2022, Bộ Công Thương yêu cầu hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn điều chỉnh cơ cấu sản xuất và tăng lượng xăng thay vì ưu tiên dầu diesel để cung ứng cho thị trường trong nước Hai đơn vị cũng cần tăng công suất sản xuất lên mức tối đa
Trang 132.2 Giá sàn: Mức lương cơ bản của người lao động
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh, sinh viên đi làm thêm
a) Thực trạng:
Sinh viên đi làm thêm đã trở thành một hiện tượng phổ biến hiện nay Với những công việc phổ biến như nhân viên phục vụ bàn, thu ngân, nhân viên bán hàng, thì những người lao động yếu thế như học sinh, sinh viên nhận được mức lương tối thiểu là bao nhiêu cũng trở thành một mối quan tâm khi đa số sinh viên đều nhận công việc làm bán thời gian
Theo khảo sát của nhóm phóng viên VTV trong một phóng sự gần đây, nhiều học sinh, sinh viên hiện đang làm thêm với mức lương quá rẻ, không hợp đồng lao động
Trong những năm học THPT, quỹ thời gian của Hùng phần lớn dành cho gia đình và nhà trường Kết thúc chương trình học, Hồ Hữu Hùng (20 tuổi, Nam
Từ Liêm, Hà Nội) trở về Hà Nội để theo học tại một trường cao đẳng Với mong muốn tìm một công việc làm thêm để vừa có kinh nghiệm vừa có thu nhập phụ giúp gia đình, Hùng tham gia nhiều hội nhóm tìm việc trên mạng xã hội Em "may mắn" gặp được một bài đăng tuyển dụng nhân viên phục vụ cho một quán sữa chua trân châu trên địa bàn quận Nam Từ Liêm và được nhận vào làm với mức thù lao 18.000 đồng/giờ
Khác với Hùng, em T.P.H (19 tuổi) là một sinh viên đang sinh sống và học tập
xa nhà Em chia sẻ, đi làm với mong muốn có thêm kinh nghiệm, không để thời gian trống và có thêm một khoản chi tiêu nho nhỏ Hiện em là nhân viên cho một cửa hàng bán đồ ăn healthy trên địa bàn quận Cầu Giấy với mức lương 17.000 đồng/giờ 3 triệu đồng là số tiền H kiếm được trong 1 tháng lao động
Số tiền ấy được H chia sẻ đủ để em trả các khoản sinh hoạt phí và nuôi mèo, còn chi phí phòng trọ vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ
Trên đây chỉ là hai trong số nhiều trường hợp sinh viên đi làm thêm mới mức lương bèo bọt, thấp hơn so với mức lương tối thiểu quy định Quy định tại Công văn 294/LĐLĐ của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thì quy định mức lương tối thiểu giờ cho các vùng thuộc vùng 1 trên địa bàn Hà Nội là 22.500 đồng/giờ từ 1/7/2022 Như vậy, các cơ sở kinh doanh giữ nguyên mức lương 15.000 – 18.000 đồng/giờ trên địa bàn quận Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm – nơi mà Hùng và T.P.H đang làm việc là hành vi vi phạm pháp luật
b) Sự cần thiết của chính sách quy định mức lương cơ sở: