1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Logic học đại cương chủ đề nguỵ biện trong tư duy người việt

15 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguỵ Biện Trong Tư Duy Người Việt
Tác giả Phùng Thị Thư, Dương Thị Hoài Trang, Đinh Thị Thu Hồng
Người hướng dẫn TS. ...
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Logic Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 203,04 KB

Nội dung

Khái niệm và ý nghĩa của việc phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy ngườiViệt1.1 Khái niệmNgụy biện là lập luận sai về mặt logic để giành phần lợi trong tranh luận, trong đốithoại, từ đó

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ: NGUỴ BIỆN TRONG TƯ DUY NGƯỜI VIỆT

Giảng viên:

Nhóm:

Lớp:

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

I Khái niệm và ý nghĩa của việc phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy người Việt 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Ý nghĩa 5

II Lỗi nguỵ biện thường gặp của người Việt 5

2.1 Lỗi ngụy biện tấn công cá nhân 5

2.2 Lỗi ngụy biện “lợi dụng quyền lực” 6

2.3 Lỗi ngụy biện “Đặt nghĩa vụ chứng minh” (Burden of Proof) 7

2.4 Lỗi ngụy biện “Hai sai thành một đúng” (Two Wrongs make A Right) 8

2.5 Lỗi ngụy biện “Được nhiều người tin thì đúng” 9

2.6 Lỗi ngụy biện “Dựa vào số đông” 9

2.7 Lỗi ngụy biện “cái xảy ra sau” 10

2.8 Ngụy biện lợi dụng nặc danh 10

2.9 Ngụy biện người rơm 11

2.10 Ngụy biện khái quát vội vã 12

2.11 Đánh tráo khái niệm 13

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS… Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Logic học đại cương chúng em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp chúng

em tích luỹ thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn trong quá trình học luật cũng như trong cuộc sống sau này Thông qua bài tiểu luận này, chúng em xin phép được trình bày lại những vấn đề mà chúng em đã tìm hiểu với chủ đề “Nguỵ biện trong tư duy người Việt”

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của mỗi con người còn tồn tại nhiều hạn chế Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận của chúng em chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những góp ý từ cô đối với bài tiểu luận để thêm hoàn thiện Kính chúc cô nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy!

Trang 5

I Khái niệm và ý nghĩa của việc phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy người Việt

1.1 Khái niệm

Ngụy biện là lập luận sai về mặt logic để giành phần lợi trong tranh luận, trong đối thoại, từ đó có thể biến sai thành đúng, biến đúng thành sai

Các lỗi ngụy biện trong tranh luận tưởng chừng không đáng kể nhưng nếu không khắc phục, dần dần người thường ngụy biện sẽ quen tư duy theo lối mòn

1.2 Ý nghĩa

- Giao tiếp là hoạt động ta thực hiện hàng ngày Hiểu các thủ thuật ngụy biện ta sẽ biết cách thuyết phục người khác và biết nhận ra khi nào thì người đối diện đang

sử dụng ngụy biện

- Việc phát hiện ra một lỗi ngụy biện sẽ giúp ta tách các sự thực ra khỏi "hư cấu" được vẽ vời Nó không chỉ giúp ta có cái nhìn phê phán về những tranh luận của người khác, mà còn giúp đưa ra những lập luận xác đáng hơn của riêng mình

- Biết cách phát hiện những lỗi ngụy biện về mặt logic có thể giúp ta đưa ra quyết định sáng suốt hơn cả về chính trị và trong cuộc sống hàng ngày

=> Chúng ta đang sống trong một thế giới ô nhiễm thông tin, nếu chúng ta không biết chắt lọc thông tin thì chúng ta sẽ rất dễ hình thành những niềm tin sai lầm theo hướng không có lợi cho ta

II Lỗi nguỵ biện thường gặp của người Việt

7 lỗi nguỵ biện thường gặp của người Việt là: Tấn công cá nhân, Lợi dụng quyền lực, Đặt nghĩa vụ chứng minh, Hai sai thành một đúng, Được nhiều người tin là đúng, Lợi dụng nặc danh, Khái quát vội vã

Trang 6

2.1 Lỗi ngụy biện tấn công cá nhân

2.1.1 Khái niệm

Đây là kiểu ngụy biện tấn công vào đối thủ tranh luận thay vì tập trung vào vấn đề đang tranh luận, trong khi người tranh luận và vấn đề vốn dĩ không liên quan gì tới nhau

2.1.2 Dấu hiệu nhận biết

Thay vì bàn luận vào chủ đề, người tranh luận lại sỉ nhục, hạ bệ, công kích đối tượng tranh luận bằng ngôn từ để làm giảm uy tín của họ Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi này tấn công vào hoàn cảnh, thân phận, cử chỉ, ngôn từ không liên quan tới cách lập luận của đối phương và dựa vào điều đó để cho rằng đối phương đã sai

Thay vì bàn đến tính logic của trao đổi, người sử dụng ngụy biện này sẽ dùng các đặc tính thiếu sót, chưa hoàn thiện của người đối thoại, để từ đó phủ định

ý kiến của anh ta

2.1.3 Ví dụ

Với tình hình lũ tại miền trung, có rất nhiều các cá nhân người nổi tiếng lên mạng kêu gọi người dân ủng hộ Anh B có bình luận “Nhiều tiền sao không tự ủng hộ”, “Chắc gì tiền đã đến tay người dân” hay “Lại bỏ túi riêng rồi”

=> Ở đây anh B mắc lỗi ngụy biện tấn công cá nhân Thay vì bàn luận chủ

đề đang bàn, anh B lại quay qua công kích cá nhân để làm mất uy tín lời nói của người đăng bài

2.2 Lỗi ngụy biện “lợi dụng quyền lực”

2.2.1 Khái niệm

Trang 7

Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người

ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình

2.2.2 Dấu hiệu nhận biết

- Lợi dụng quyền lực dựa vào “giá trị" của người nói để thay những chứng cứ khách quan, xác đáng

- Lợi dụng quyền hạn ban hành chính sách có lợi cho nhóm lợi ích nào đó, làm giảm hiệu quả chung của nền kinh tế hoặc gây ra tình trạng không công bằng

2.2.3 Ví dụ

“Anh B là một người tốt nghiệp đại học Luật nên chắc chắn anh ta không bao giờ

có thể phát biểu sai khi nói về luật được”

2.3 Lỗi ngụy biện “Đặt nghĩa vụ chứng minh” (Burden of Proof)

2.3.1 Khái niệm

Ngụy biện nghĩa vụ chứng minh (burden of proof) là biểu hiện đuối lý của kẻ ngụy biện Ta hay gặp nó khá thường xuyên trong cuộc sống, và đôi lúc nó biến thành lỗi

tư duy khá ngô nghê của nhiều người mà họ không hề hay biết Lỗi ngụy biện này xảy ra mà bên cần phải chứng minh áp đặt nghĩa vụ chứng minh cho bên còn lại 2.3.2 Dấu hiệu nhận biết

Trong các cuộc tranh luận, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên khẳng định (là bên đưa luận điểm)

Lỗi ngụy biện xảy ra khi bên đưa luận điểm áp đặt nghĩa vụ cho bên phản bác chứng minh luận điểm của mình sai thay vì chứng minh mình đúng Lập luận sai vì đối phương không chứng minh được luận điểm A sai không có nghĩa A đúng

2.3.3 Ví dụ

Trang 8

A: “Tôi nghĩ trên đời này có ma”

B: “Bằng chứng đâu”

A: “Thế cậu có đưa được bằng chứng trên đời này không có ma không? Tức là trên đời này có ma!”

=> Đây là cách nguỵ biện của người phát biểu khi anh ta chuyển gánh nặng chứng minh hay tìm bằng chứng lời mình nói cho người đối diện, trong khi đáng ra anh ta phải chứng minh nó

2.4 Lỗi ngụy biện “Hai sai thành một đúng” (Two Wrongs make A Right)

2.4.1 Khái niệm

Đây là lỗi ngụy biện khi mà người phản biện, người trao đổi thay vì bàn về cái sai của sự vật, sự việc đang được xem xét thì lại đưa ra một sự vật, sự việc sai tương

tự để biện hộ, làm giảm nhẹ hay đánh lạc hướng cho cái sai của sự việc đang được xét đến

2.4.2 Dấu hiệu nhận biết

Dùng một hành động tương tự để biện hộ, giảm nhẹ hoặc đánh lạc hướng cho hành động đang được xét đến

Cụ thể:

- Người nói có xu hướng lập luận như: Đối tượng B làm một điều X với A thì A cũng có quyền làm điều X với B Hoặc đối tượng B làm một điều sai thì A cũng có quyền làm một điều sai tương tự, vậy nên hành động của A trở thành hành động đúng

Trang 9

- Lập luận sai vì: Nếu hành động đó là sai thì có nghĩa nó sai, dù ai làm hành động

đó cũng là sai, không phải vì người làm là ai, vì lý do gì mà hành động đó không còn sai nữa Lỗi ngụy biện này đã vi phạm quy luật đồng nhất trong tư duy

2.4.3 Ví dụ

A đang phóng nhanh trên đường cao tốc thì bị cảnh sát giao thông tuýt còi chặn lại Cảnh sát giao thông: Anh đã bị bắt vì chạy quá tốc độ, yêu cầu anh xuất trình giấy tờ!

A: Nhưng 2 người vừa rồi phóng nhanh hơn tôi mà!

=> Lỗi nguỵ biện này thể hiện rằng A làm điều sai vì người khác trước đó cũng làm một điều sai tương tự -> biện minh cho hành động của người nói là không sai,

là công bằng

2.5 Lỗi ngụy biện “Được nhiều người tin thì đúng”

2.5.1 Dấu hiệu

Người mắc lỗi tìm sự ủng hộ của đám đông Họ cho rằng những gì đám đông tin tưởng luôn đúng (mặc dù số đông vẫn có thể sai)

2.5.2 Ví dụ

A: Tao nghĩ rằng mày không nên mua hoa quả ở chỗ này đâu

B: Tại sao, tao thấy hoa quả ở đây vừa rẻ lại không bị dập nát, hình thức bên ngoài nhìn rất đẹp mà?

A: Vì nhiều người tin là nhà này nhập hoa quả từ Trung Quốc, toàn phun thuốc cả thôi!

Trang 10

2.6 Ngụy biện lợi dụng nặc danh

2.6.1 Khái niệm

Ngụy biện lợi dụng nặc danh là đưa ra một thông tin mà không chỉ rõ nguồn tin Trong trường hợp này, người ngụy biện đưa ra một thông tin mà không chỉ rõ nguồn tin từ đâu, do ai nghiên cứu, khi nào Cách nói này không khả tín không xác thực Nói cách khác, trong trường hợp này người được viện dẫn lại không được nêu tên cụ thể, từ đó đối thủ không thể kiểm chứng được tính đúng sai

2.6.2 Dấu hiệu

Ngụy biện lợi dụng nặc danh được dùng tương đối phổ biến trong báo chí và đời sống Chúng ta thường bắt gặp nó ở dạng các từ như "nghe nói là", "nghe đồn",

"theo một số thông tin", "một số nhà khoa học cho rằng", hoặc các bài viết không dẫn nguồn để chứng minh các luận điểm quan trọng

2.6.3 Ví dụ

Ví dụ 1: Một tài khoản facebook tên Huỳnh Phước Sang đã viết: “Có một thống kê trên toàn cầu cho biết rằng: hơn 97% người luôn mồm chửi chế độ là những kẻ thất bại trong công việc, sự nghiệp hay cảm thấy không hài lòng về cuộc sống hiện tại của mình”

=> Câu nói trên phạm lỗi ngụy biện lợi dụng nặc danh, đưa ra một thông tin mà không chỉ rõ nó nguồn tin từ đâu, ai nghiên cứu, khi nào Cách nói vậy không khả tín, không xác thực Thống kê toàn cầu đó do những ai đã nghiên cứu ra ? Thống

kê toàn cầu đó được xuất hiện ở trên tạp chí hay trang web chính của tổ chức hay viện nghiên cứu nào?

2.7 Ngụy biện khái quát vội vã

2.7.1 Khái niệm

Trang 11

Là ngụy biện đưa ra kết luận bằng cách khái quát hóa từ vài ví dụ lặt vặt và có thể không mang tính đại diện Đây là lỗi ngụy biện trong đó người nói chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để từ đó khái quát hóa cho số đông, trong khi thật ra các trường hợp nhỏ lẻ ấy không đủ sự đặc trưng và phổ quát để đại diện cho số đông đang xét

2.7.2 Dấu hiệu

Trong cuộc sống ta hay gặp lỗi ngụy biện khái quát hóa vội vã này Như khi người nào đó kể về một vài kinh nghiệm, quan sát nhỏ lẻ, rời rạc, không phổ quát của bản thân để rồi biến nó thành quy luật áp dụng vào số đông, áp đặt cho người đối thoại (người lớn hay xài chiêu này để áp đặt người trẻ) Các từ khóa để đánh hơi ngụy biện này như là trong các phát ngôn có những cụm từ như “Chỉ có những người

…”, hay “tất cả những người …”

2.7.3 Ví dụ

“Mấy con mèo nhà tôi đều có lông màu tam thể, chứng tỏ tất cả mèo trên thế giới đều có lông màu tam thể”

2.7.4 Kinh nghiệm rút ra

Cẩn thận khi đọc hay đưa ra nhận định mang tính quy luật về đám đông Nếu là người viết thì nên bảo đảm các ví dụ mình đưa ra đặc trưng và đủ phổ quát để đại diện cho đám đông mình muốn nói đến Nếu là người đọc khi nhận thấy một nhận định về đám đông của một ai đó, thì phải xét xem các ví dụ đơn lẻ đưa ra có đủ sự phổ quát và đặc trưng để đại diện cho đám đông đó hay không, có phạm vào ngụy biện khái quát hóa vội vã hay không

III Nhận xét

Nguỵ biện là thói quen xấu:

Trang 12

Nguỵ biện là thói quen rất nguy hiểm mà Người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp Thói quen này lây nhiễm một cách vô hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, và nhất là trong cộng đồng cư dân mạng… Ngụy biện có thể biến một vấn đề từ sai thành đúng, và từ đúng trở thành sai Ngụy biện có thể dẫn đến những cái nhìn sai lệch và tư duy sai lầm mà chính bản thân người nói cũng không nhận ra được

Như đã nói ở trên, ngụy biện thường sẽ sử dụng lời lẽ, lập luận của bản thân để đánh lạc hướng suy nghĩ của người khác Với nhiều người, họ sẽ lấy rất nhiều lý do khác nhau để bao biện, ngụy biện cho hành động không đúng của mình Và chính những điều đó đã gây nên rất nhiều tác hại như là:

Làm mất niềm tin từ mọi người: sẽ không ai cứ mãi tin tưởng hay thương hại cho bạn vì 1 lý do được lặp đi lặp lại nhiều lần Bạn ngụy biện rằng vì nhà nghèo nên mới làm chuyện xấu nhưng nếu sau đó vẫn không dừng lại thì chắc chắn không ai muốn giúp đỡ, cho qua nữa

Ngụy biện có thể sẽ khiến mọi người hiểu sai vấn đề từ những thông tin thiếu căn

cứ Điều này không chỉ biến mọi thứ sai càng trở nên sai mà còn là động cơ để xúi giục người khác làm điều không đúng

Ngụy biện khiến bản thân người nói không thể phát triển trong sự nghiệp Bởi khi

có người góp ý, chê trách, người ngụy biện thường không nhận ra bản thân sai trái,

cố ý đưa ra lời bao biện cho hành động của mình Những người như vậy thì sẽ khó

có thể thay đổi, không chịu tiếp thu và cứ mãi đứng im, thậm chí thụt lùi trong sự nghiệp

Trong phần nhiều các lỗi ngụy biện thường gặp của người Việt, có một tâm lý cơ bản hiện rõ ra khi tham gia thảo luận, đó chính là tâm lý tranh đấu, hiếu thắng, và không hề tôn trọng người đối diện Ngoài ra, chúng ta cũng hay bị ảnh hưởng của

Trang 13

tâm lý đám đông, lợi dụng tâm lý đám đông để che đi trách nhiệm của bản thân mình

háo thắng, do thói quen nói chuyện thông thường, hoặc do nhiễm cách lý luận của báo chí

IV Bài tập

Các ví dụ dưới đây mắc lỗi nguỵ biện nào?

Câu 1:

Steinhauss là nhà toán học Ba Lan nổi tiếng thế giới Ông cũng nổi tiếng về những giai thoại không thích đi họp của mình

Một lần, viên thư ký Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan nói với ông:

- Nếu ngài không đi họp thì cũng cần viết giải thích cho chúng tôi biết vì sao ngài không đi họp chứ?

Steinhauss hỏi lại:

- Thế những người đi họp có viết giải thích cho ông vì sao họ đi họp không?

Trong tình huống này, nhà toán học Steinhauss đã vi phạm lỗi ngụy biện nào ?

A Ngụy biện lợi dụng quyền lực

B Ngụy biện đặt nghĩa vụ chứng minh

C Ngụy biện hai sai thành một đúng

D Ngụy biện số đúng tin đúng thì là đúng

=> B - Giải thích: Nếu thông báo một điều gì không có gì đáng thông báo cả thì thường phải hiểu là điều đó thật ra là có cái gì đó không bình thường Như vậy,

Trang 14

những người đi họp thì đương nhiên không cần phải giải thích lí do, vì đó là điều bình thường Nhưng Steinhauss lại cố tình suy luận theo kiểu: Nếu những người đi họp không phải giải thích lí do thì tôi nghỉ họp cũng không cần phải giải thích Câu 2:

Sau khi bị chỉ trích về những phát ngôn tục tĩu về phụ nữ, Donald Trump

đã phát biểu: "Tôi đã nói và làm những điều tôi thấy hối hận, tôi xin lỗi, nhưng Bill Clinton còn từng lạm dụng phụ nữ và Hillary Clinton đã công kích họ dữ dội."

Theo bạn, Donald Trump đã mắc lỗi ngụy biện gì?

A Lỗi ngụy biện tấn công cá nhân

B Lỗi ngụy biện đặt nghĩa vụ chứng minh

C Lỗi ngụy biện hai sai thành một đúng

D Lỗi ngụy biện lợi dụng quyền lực

=> Đáp án: C Lỗi nguỵ biện hai sai thành một đúng Giải thích nếu ai chọn A: không phải A vì lỗi ngụy biện tấn công cá nhân là tấn công vào đối thủ tranh luận, trường hợp trên người được nhắc đến không phải đối thủ tranh luận

Câu 3:

F nói: "Đại đa số mọi người tin rằng việc uống cà phê vào buổi sáng sẽ

kích thích sự sáng tạo, vậy việc uống cà phê vào buổi sáng là vô cùng quan trọng."

F đã phạm vào lỗi ngụy biện gì?

A Lỗi ngụy biện dựa vào số đông

Trang 15

B Lỗi ngụy biện tấn công cá nhân

C Lỗi ngụy biện được nhiều người tin thì đúng

D Lỗi ngụy biện hai sai thành một đúng

=> Đáp án: C Lỗi nguỵ biện nhiều người tin thì đúng Giải thích: Đây là

sự ngụy biện, thay vì chỉ ra các yếu tố khoa học chứng minh rằng các chất ở bên trong cà phê giúp cho não thăng hoa hơn trong sáng tạo, A đã tìm sự ủng hộ của đám đông để làm luận cứ cho những gì mình nói, vì A cho rằng những gì đám đông tin tưởng luôn đúng

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w