Báo cáo thực hành tâm lý học lao động chủ đề khả năng làm việc của người cao tuổi

25 166 3
Báo cáo thực hành tâm lý học lao động chủ đề  khả năng làm việc của người cao tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để phân tích sâu hơn về vấn đề này cùng với đó là có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức cho bản thân về môn học cũng như kiến thức về tâm lý người cao tuổi, đặc biệt làm tâm lý người cao

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

Khoa công tác xã hộiGiảng viên hướng dẫn

: Nguyễn Văn Thiện

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo thực hành này trước tiên em xin gửi đến các quý thầy, cô giáo trường Đại học Lao động - Xã hội lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất

Đặc biệt, em xin gửi đến cô Vũ Thúy Ngọc - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực hành này lời cảm ơn sâu sắc nhất

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ, nhân viên của Viện dưỡng lão Diên Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực hành tại viện Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị điều dưỡng ở Viện dưỡng lão Diện Hồng và Chị Thanh Hải đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu những tài liệu để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực hành này

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo của Trường Đại học Lao động – Xã hội và các Khoa Phòng ban chức năng đã tạo cho em có cơ hội được thực hành nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy Qua công việc thực hành này em nhận ra nhiều hơn về vấn đề mà người cao tuổi đang gặp phải cũng như cánh chăm sóc người cao tuổi của anh chị điều dưỡng điều này sẽ giúp ích cho công việc sau này của bản thân em

Vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực hành, hoàn thiện bài báo cáo này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô để em có thể bổ sung và hoàn thiện hơn trong những lần sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam được đánh giá là một nước có số người cao tuổi ngày càng gia tăng nhanh Điều đó tạo áp lực cho hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống dịch vụ sức khỏe, hệ thống phúc lợi xã hội cho người cao tuổi, đảm bảo về quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống, chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…

Đó là những áp lực và có thể gây ra nhiều biến động không thể lường trước Từ đó, gây ra các khó khăn, thách thức đối với nhà nước, xã hội, gia đình và chính bản thân người cao tuổi

Một số vấn đề tâm lý mà nhiều người cho là quan trọng nhất đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam, đó là việc làm, thu nhập và nhu cầu lao động, sức khỏe và nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, quan hệ xã hội và nhu cầu được quan tâm, tôn trọng

Theo tổ chức Y tế thế giới (WTO) số lượng người cao tuổi ( 60 tuổi) đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển, làm thay đổi cấu trúc dân số Tại Việt Nam trước năm 1945, tuổi thọ trung bình của con người rất thấp

Một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là sức khỏe của nhóm người cao tuổi hiện nay từ yếu tố này mà dẫn đến việc khả năng làm việc của người cao tuổi bị giảm sút xuống Để phân tích sâu hơn về vấn đề này cùng với đó là có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức cho bản thân về môn học cũng như kiến thức về tâm lý người cao tuổi, đặc biệt làm tâm lý người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1, em quyết định chọn đề này để trình bày báo cáo thực hành cho môn tâm lý học lao động.

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH1 Lịch sử hình thành và phát triển của viện dưỡng lão Diên Hồng.

Thành lập từ Tháng 9 năm 2014, hiện nay Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã trở thành địa chỉ tin cậy của các gia đình có người cao tuổi, người bị tai biến, tai nạn lao động… tại Hà Nội và các tỉnh từ Quảng Bình trở ra.

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng thể hiện khát vọng của người sáng lập muốn xây dựng một Viện dưỡng lão kiểu mẫu theo đuổi các giá trị: Tận tâm chăm sóc người cao tuổi, Đồng cảm với cảm xúc và hoàn cảnh của người cao tuổi cùng gia đình và mang tới môi trường sống Vui vẻ giúp người cao tuổi sống tại đây yêu đời hơn, tìm lại được những sở thích và đam mê đang dần bị lãng quên

Hình 1 Logo của Viện dưỡng lão Diên Hồng

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng được lập ra với mong muốn chia sẻ trách nhiệm với các gia đình, là giải pháp tối ưu để con cháu vẫn có điều kiện quan tâm, vẫn duy trì công việc, học tập trong khi bố mẹ, ông bà được vui sống bên những người bạn cùng lứa tuổi, được chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần Diên Hồng luôn mong muốn giúp người cao tuổi tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn, khoẻ hơn, phong phú hơn Hạnh phúc, an nhàn và bình yên trong tâm hồn của người cao tuổi và gia đình chính là mục tiêu của Diên Hồng.

Sau 9 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng đã tiếp nhận hàng nghìn“vị khách” đến để nội trú tại Diên Hồng Được sự tin tưởng và ghi nhận từ người cao tuổi, người thân, con cháu của các cụ và các bạn đồng nghiệp Hiện nay do nhu cầu của xã hội và định hướng phát triển trung tâm đã có 4 cơ sở để tiếp tục phục vụ cho sứ mệnh của mình.

Trang 5

Với khẩu hiệu “Sẻ chia trách nhiệm, vẹn tình yêu thương”, đội ngũ cán bộ nhân viên tại đây luôn hết mình với công việc và đặt tình yêu thương lên hàng đầu Dưỡng lão Diên Hồng: Thay đổi cách nghĩ và cách sống của tuổi già, được làm những việc chưa từng làm.

Hình 2 Hình ảnh cơ sở Diên Hồng

2 Một số hoạt động tại cơ cở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Trong thời gian thực hành, em may mắn được đến và làm việc tại cơ sở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng, có địa chỉ: U07-L16, Khu đô thị Đô Nghĩa, Đường Nguyễn Văn Trác, P Yên Nghĩa, Hà Đông, HN

Trang 6

Hình 3 Ngày đầu đến Viện Dưỡng lão Diên Hồng

Một số hoạt động dịch vụ chính có thể kể đến chính tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng Tại trung tâm có nhiều người cùng lứa tuổi để giao lưu, tâm sự, bầu bạn giúp các cụ vơi bớt nỗi cô đơn tuổi xế chiều Dịch vụ chăm sóc dài ngày (chăm sóc nội trú) hoặc bán trú (sáng đến, chiều về) tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cùng các chuyên gia y tế, điều dưỡng và nhân viên chăm sóc giàu kinh nghiệm và tận tâm sẽ giúp bạn “vuông tròn chữ hiếu” đối với bố mẹ, ông bà mình

- Hoạt động kiểm tra huyết áp, mạch hàng ngày và đường huyết định kỳ Từ đó xây dựng, duy trì một chế độ ăn uống hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa cho quá trình hồi phục cũng như phòng chống tái phát tai biến

- Hỗ trợ bệnh nhân tập phản xạ và cảm giác bằng các biện pháp khác nhau

- Luôn khích lệ tinh thần bệnh nhân, tạo tâm lý lạc quan, yêu đời Từ đó, tạo động lực rất lớn để người bệnh vượt qua những khó khăn trong quá trình tập luyện, hồi phục

- Bác sĩ và y sỹ đông y luôn hướng dẫn, động viên người bệnh tập luyện trên hệ thống trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng, đặc biệt chú trọng tới những nhóm cơ bị liệt, yếu.

Trang 7

Hoạt động của nhóm sinh viên khi đến thực hành tại cơ sở 1 trung tâm dưỡng lão Diên Hồng Dưới sự hướng dẫn và tạo điều kiện của các anh chị hướng dẫn ở trung tâm, chúng em đã có rất nhiều hoạt động trong thời gian thực hành Các hoạt động chủ yếu có thể kể đến như: tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, thông qua các trò chơi để tạo bầu không khí tích cực trong tập thể cán bộ nhân viên và người cao tuổi sinh sống và làm việc tại trung tâm dưỡng lão, hỗ trợ anh chị điều dưỡng về các hoạt động của ông bà,… Có thể nói đến những trò như: Tô tranh, Xếp gỗ, Ném bóng và hơn thể nữa một chương trình mà cá nhân em và nhóm cho là lớn nhất đó là Chương trình chia tay sinh viên nhóm sinh viên trường đại học Lao động – Xã hội.

Hình 4,5 Trò chuyện cũng người cao tuổi(cụ Xuân Hồng)

Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1 luôn tạo điều kiện hết mức cho các hoạt động cũng như các chương trình, thu hút được đông đảo các cụ, các anh chị cán bộ công nhân viên đang sinh sống và làm việc tại đây tham gia nhiệt tình Tạo được niềm tin với các cụ và các anh chị, thuận lợi cho việc tìm hiểu bầu không khí tâm lý của người cao tuổi cũng như bầu không khí trong lao động của cán bộ công nhân viên tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng.

Thật may mắn, nhóm em đã luôn nhận được những lời nhắc nhở và những lời động viên kịp thời của các anh chị hướng dẫn nhóm tại trung tâm và các cô giáo hướng dẫn, bên cạnh đó nhờ có sự tự giác, ý thức cao từ phía các thành viên trong nhóm nên các hoạt động luôn đạt kết quả cao.

Trang 8

3 Mục tiêu thực hành tại cơ sở

Hoạt động thực hành tại cơ sở do nhà trường tổ chức đã giúp em phần nào hình dung ra được một số các hoạt động nghề nghiệp của mình Từ các kiến thức ở trên lớp và các hoạt động xã hội của mình trước khi đến trung tâm dưỡng lão Diên Hồng em cũng đã chuẩn bị cho mình một số mục tiêu cơ bản như

Tìm hiểu tình hình tổ chức hoạt động của đơn vị thực hành dưới góc nhìn của lý thuyết tâm lý học, để làm rõ những ưu điểm và hạn chế về các hoạt động xã hội cho người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Diên Hồng cơ sở 1.

Tìm kiếm phương án khắc phục các hạn chế đối với các hoạt động ảnh hưởng tới tâm lý của nhóm người cao tuổi sống tại Diên Hồng.

Vận dụng kiến thức, kỹ năng cơ bản về tâm lý học xã hội và thực hành tại cơ sở Sinh viên vận dụng những kiến thức chung về tâm lý xã hội, những đặc trưng của xã hội, các loại hình xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội và sự hình thành, phát triển xã hội.

Tìm hiểu về công việc tương lai cho bản thân, học hỏi các kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm nghề nghiệp, các kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc trong một tổ chức chuyên nghiệp,…

3.1 Về kiến thức môn học tâm lý học lao động.

Thông qua hoạt động thực hành môn học giúp củng cố và làm phong phú thêm về về mặt lý thuyết, bước đầu hình thành kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện chuẩn đầu ra của môn học, ngành học và biết khái quát về hoạt động thực tiễn thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành và chuyên ngành tại cơ sở thực hành

Đồng thời hệ thống hóa kiến thức lý thuyết về tâm lý học lao động bao gồm những vấn đề chung về tâm lý học lao động, một số vấn đề trong tổ chức tập thể lao động và tâm lý học quản lý tập thể lao động Khái niệm chung về tập thể lao động: Bầu không khí tâm lý tập thể; Xung đột trong tập thể lao động; Khái niệm quản lý lãnh đạo; Nhân cách người lãnh đạo; Phong cách lãnh đạo;

Trang 9

Các phương pháp quản lý tập thể lao động… vào quá trình nghiên cứu, tổ chức các hoạt động thực hành nghề nghiệp tại cơ sở thực hành.

Phân tích được các nguyên tắc hành động, tiêu chuẩn đạo đức hành nghề và các phẩm chất năng lực cần có của nhà tâm lý học; Ứng dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế tại cơ sở thực hành;

Trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản về tiếp cận cơ sở thực hành và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn Từ các hoạt động thực hành rèn luyện và trau dồi kỹ năng cơ bản của nghề như: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ, lắng nghe, tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề, hợp tác, làm việc nhóm… nhằm đạt được mục tiêu đào tạo chuyên gia.

3.2 Về kỹ năng

- Thông qua thực hành môn học giúp vận dụng và rèn luyện các nhóm kỹ năng thiết yếu khi làm việc trực tiếp với đối tượng, giải quyết những nhiệm vụ cụ thể được giao tại cơ sở thực hành

- Hình thành các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe, thuyết trình, tiếp cận cơ sở, cơ quan, tổ chức, kỹ năng giải quyết xung đột trong tập thể lao động, tạo bầu không khí tâm lý tốt cho tập thể lao động.

- Lập kế hoạch khoa học cụ thể, chi tiết các hoạt động tìm hiểu tâm lý lao động

- Tổ chức được các hoạt động để nghiên cứu tâm lý lao động - Trình bày được báo cáo và sản phẩm thực hành

3.3 Về thái độ

Thông qua hoạt động thực hành môn học giúp cá nhân có được trải nghiệm thực tế, nhận thức được tầm quan trọng của môn học về các hoạt động có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai, có thái độ tự tin, nghiêm túc, tham gia tích cực chủ động, cầu thị trong quá trình thực hành học phần tại cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ học tập và góp phần hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp.

Trang 10

Sinh viên luôn có thái độ đúng mực trong quan hệ với cơ sở thực hành; hợp tác, trợ giúp giữa các sinh viên tham gia thực hành cùng tiến bộ; yêu ngành nghề, tận tụy với công việc được phân công; có ý thức rèn nghề để chuẩn bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu môn học, chuẩn đầu ra sau khi hoàn thành nội dung chương trình đào tạo khóa học Nghiêm túc, đúng đắn, tuân thủ nguyên tắc, quy định thực hành trường suốt quá trình thực hành và làm việc sau khi ra trường.

Trang 11

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG1 Khái niệm Tâm lý lao động.

Tâm lý học Lao động là một môn Tâm lý học chuyên ngành nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong các loại hoạt động lao động nhằm góp phần phát triển con người toàn diện, đồng thời góp phần cải tiến quá trình lao động và nâng cao

hiệu quả lao động của con người

2 Đối tượng của Tâm lý học lao động

Tâm lý học lao động đề cập tới hoạt động lao động nói chung, mà hoạt động của con người diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên tâm lý học lao động cũng bao hàm một phạm vi rộng lớn, gồm tâm lý học kinh doanh, tâm lý học hành chính, tâm lý học quản lý, trường học

Dù ở lĩnh vực hoạt động nào thì đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lao động bao gồm:

 Các hoạt động lao động

 Những đặc điểm nhân cách của người lao động, đặc điểm về nghề nghiệp của họ.

 Môi trường xã hội.

 Lịch sử và môi trường lao động cụ thể mà trong đó hoạt động lao động được thực hiện.

 Các mối quan hệ giữa các cá nhân trong lao động

 Các công cụ lao động, các sản phẩm lao động và các phương pháp dạy lao động.

3 Nhiệm vụ của Tâm lý học lao động

Tâm lý học lao động là một khoa học cung cấp các kiến thức về tâm lý người lao động nhằm hợp lý hóa quá trình lao động, đào tạo nghề, bằng cách sử dụng các nhân tố tâm lý tích cực để lao động của con người được thực hiện có

Trang 12

hiệu quả cao nhất, tiêu hao năng lượng thần kinh, tâm lý, cơ bắp ít nhất và tiết kiệm tối đa các phương tiện vật chất

Tâm lý học lao động đặt ra cho mình nhiệm vụ trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận và nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tâm lý học về nghề nghiệp (nghiên cứu các yêu cầu của nghề đối với người lao động, giúp cho việc định hướng nghề, vấn đề đào tạo, tuyển chọn, thích ứng nghề nghiệp )

Nghiên cứu nguyên nhân làm nảy sinh các trạng thái tâm lý trong lao động, trên cơ sở đó tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực và thúc đẩy ảnh hưởng tích cực

Nghiên cứu bản chất của các thao tác, hành động trong lao động, phân tích các yêu cầu của các chức năng tâm lý trong việc thực hiện nhiệm vụ lao động để xác định được khả năng và sai sót có thể xảy ra trong lao động, giúp tìm ra các biện pháp ngăn ngừa và khắc phục sự cố, tai nạn lao động

Nghiên cứu quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong lao động để phục vụ công tác đào tạo, luyện tập nâng cao tay nghề

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lao động tới các chức năng tâm lý của người lao động để tổ chức lao động khoa học

Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong lao động để phục vụ công tác quản lý nhóm, tập thể lao động

3.2 Nhiệm vụ trong nghiên cứu ứng dụng

Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, tâm lý học lao động nhằm thực hiện hai mục tiêu chính, đó là nhân bản hóa và tăng năng suất lao động

Nhân bản hóa là phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạ thấp sự mệt mỏi, tăng tính súc tích cho nội dung lao động, tạo mọi điều kiện để người lao động phát triển năng lực và hoàn thiện nhân cách

Trang 13

Tăng năng suất lao động có thể đạt được bằng nhiều con đường khác nhau Ngày nay, người ta khuyến khích sử dụng các nhân tố tâm lý tích cực như màu sắc, âm nhạc, các phương thức tác động tới tâm lý, giúp người lao động vui vẻ, phấn chấn hơn, từ đó làm việc hiệu quả tốt hơn.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan