3Lý do chọn đề tài...3Đối tượng nghiên cứu...4Phương pháp nghiên cứu...4Giải nghĩa các khái niệm...4Nội dung...5Giới thiệu tổng quan về Bhutan:...5Lịch sử Bhutan...7Tổng quan nền chính t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
🙡🕮🙣
Hệ thống chính trị của vương quốc Bhutan
TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Sinh viên thực hiện
Triệu Chí Phong – 2357060075
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Trần Nam Tiến
1
Trang 2Mục lục TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ
QUỐC TẾ 1
TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG 1
Mở đầu 3
Lý do chọn đề tài 3
Đối tượng nghiên cứu 4
Phương pháp nghiên cứu 4
Giải nghĩa các khái niệm 4
Nội dung 5
Giới thiệu tổng quan về Bhutan: 5
Lịch sử Bhutan 7
Tổng quan nền chính trị Bhutan 11
Hiến pháp Bhutan 12
Vai trò của nhà vua trong hệ thống chính trị Bhutan 14
Nhánh hành pháp của Bhutan 21
Nhánh lập pháp 24
Hệ thống tư pháp Bhutan 27
Đảng phái chính trị tại Bhutan 30
Hệ thống bầu cử của Bhutan 38
Các Tổ chức xã hội dân sự 41
Quá trình dân chủ hóa tại Bhutan 43
Thể chế Cho-sid-nyi trong lịch sử Bhutan 45
Ảnh hưởng của Phật giáo lên nền chính trị Bhutan 48
Các nhóm dân tộc thiểu số trong chính trị Bhutan 52
Kết luận 55
Tài liệu tham khảo 57
Trang 3Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Trong cuốn tiểu thuyết tiểu thuyết “Lost Horizon”, nhà văn người Anh James Hilton1 đãnhắc đến địa danh giả tưởng Shangri-La2, một thung lũng bất tử nằm trong các rặng núi,nơi được xem là thiên đường nơi hạ giới, nơi mà lòng nhân từ và đạo lý khôn ngoan trị vì
và nơi con người không phải chịu đau khổ, nghèo túng hay tuổi già Những điều nàytưởng như viễn tưởng nhưng trong thế giới ngày nay chúng ta vẫn có một vùng đất đượcxem là “Shangri-La” cuối cùng trên Trái đất với nhiều điểm tương đồng Vùng đất nàynằm nép mình bên dãy Himalaya hùng vĩ với những ngọn núi tuyết quanh năm bao phủ,những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn chạy dọc trên các triền núi ngỡ như vô tận Xa xatrên những dốc đá cao vút kia là những tu viện sừng sững uy nghiêm qua hàng trăm năm,những ngọn tháp kinh luân3 mang theo lời kinh cầu của những tu sĩ ẩn dật chốn linhthiêng như đang trấn giữ cả một góc trời Đó cũng chính là nơi mà người dân tin rằngnhững ngài “Rồng Sấm” đang ngự trị trên dãy núi cao kia ngày đêm ban phát cho nơi đâynhững cơn cuồng phong khắc nghiệt và dữ dội Nơi đó chính là Bhutan, một quốc giaNam Á nằm giữa hai cường quốc Ấn Độ và Trung Quốc, nơi được mệnh danh là quốc giahạnh phúc nhất thế giới với một nền văn hóa đa dạng Đất nước này khép kín với thế giớikhông chỉ bởi vị trí địa lý mà còn cả ở chính sách thận trọng của mình Phải đến tận thế
1 James Hilton (9 tháng 9 năm 1900 – 20 tháng 12 năm 1954) là một tiểu thuyết gia người Anh đã viết một số tiểu thuyết bán chạy nhất, bao gồm Lost Horizon (1933) và Goodbye, Mr Chips (1934), Random Harvest (1941).
2 Trong tiểu thuyết thì Shangri-La được miêu tả như thiên đường nơi hạ giới, nằm ở phía Tây của dãy núi Côn Lôn hùng vĩ, vốn là nơi rất linh thiêng trong quan niệm người Trung Quốc Trong ngôn ngữ Tây Tạng, “Shangri-La” có nghĩa là “mặt trời và mặt trăng trong trái tim” Trong tiếng Anh, nó có nghĩa là
“nơi xa xôi và hấp dẫn”; trong tiếng Pháp nghĩa là “thiên đường trần gian”; trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung, nó được hiểu là “thiên đường” Chính vị vậy Shangri-La được mệnh danh là nơi “gần thiên đường nhất”
3 Kinh Luân là một vật không thể tách rời văn hóa tâm linh Phật giáo Tây Tạng Ban đầu, Kinh Luân của truyền thống Phật giáo Tây Tạng là xoa dịu mọi chúng sanh đang đau khổ Kinh Luân hay còn gọi là bánh
xe Mani, bánh xe cầu nguyê ̣n được giáo đồ Phật giáo sử dụng trong tụng niệm Kinh Luân có hình trụ tròn, có thể quay quanh một trục ở chính giữa Trong hình trụ này dán các tấm giấy chép kinh văn Người cầu nguyện vừa xoay kinh luân vừa niệm:”Om mani padme hum (Án ma ni bát di hồng )” Câu tụng này
có ý nghĩa ca tụng các vị chư Phật Bánh xe mani cần phải xoay theo chiều đồng hồ, xoay được một vòng tượng trưng cho đọc một lượt thần chú.
3
Trang 4kỷ XX, Bhutan mới tiếp xúc nhiều hơn với các quốc gia bên ngoài, cũng từ đó mà nhữnggiá trị của văn minh phương Tây mới được truyền bá rộng rãi vào quốc gia này Tuynhiên quốc gia này cũng không bị hòa tan mà vẫn duy trì và gìn giữ những giá trị văn hóatruyền thống độc đáo đặc biệt là những giá trị của Phật giáo bên cạnh tiếp thu một cáchtích cực những giá trị hiện đại Cũng vì vậy mà hệ thống chính trị của quốc gia này cũng
có nhiều điểm rất thú vị khi có sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, giữa những giátrị văn hóa bản địa và những giá trị tiến bộ đến từ những quốc gia phương Tây Tuy nhiênhiện nay ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn rất ít những nghiên cứu về hệ thống chínhtrị nói riêng và cả nền chính trị của Bhutan nói chung vì những thông tin từ quốc gia nàyvẫn còn khá hạn chế và việc truy cập vào các nguồn dữ liệu tại chính quốc gia này cũngcòn gặp nhiều khó khăn Thế nhưng tác giả vẫn nhận thấy đây là một chủ đề rất hay vàđáng để tìm hiểu vì quốc gia này vẫn đang trong quá trình dân chủ hóa, chuyển đổi từ thểchế quân chủ chuyên chế sang thể chế quân chủ lập hiến và có nhiều điều cần phải phântích để làm sáng tỏ tình hình chính trị tại quốc gia Nam Á này
Đối tượng nghiên cứu
Tác giả tập trung phân tích các đặc điểm của hệ thống chính trị Bhutan thông qua các quyđịnh trong Hiến pháp nước này năm 2008 cũng như các bài báo về tình hình chính trị củaquốc gia này hiện nay, đặc biệt là trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2023 Ngoài ra tác giảcũng nghiên cứu các trang web của các cơ quan chính phủ quốc gia này cũng như cácnghiên cứu khoa học về quá trình dân chủ hóa
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng phương pháp luận và phương pháp tổng hợp và phân tích trong bàiluận về Bhutan lần này Nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học cũng như các nguồn thôngtin sơ cấp trên các website của Chính phủ Bhutan sẽ được khai thác và phân tích để làm
rõ các đặc điểm của hệ thống chính trị Bhutan
Giải nghĩa các khái niệm
Trang 5Về định nghĩa: “Chính trị” ở đây có thể được hiểu là quan hệ giữa các giai cấp, các quốcgia, các dân tộc, các lực lượng xã hội trong việc tranh giành, giữ và thực thi quyền lựcnhà nước (Tập bài đọc Chính trị học Đại cương, trang 3) Còn “Thể chế chính trị” mộtmặt là những quy định, quy chế, chuẩn mực, quy phạm, nguyên tắc, luật lệ, nhằm điềuchỉnh và xác lập các quan hệ chính trị Mặt khác, nó là những dạng cấu trúc tổ chức, các
bộ phận chức năng cấu thành của một chủ thể chính trị, hay hệ thống chính trị “Hệ thốngchính trị” ở đây chính là tổ hợp có tính chính thể các thể chế chế chính trị (các cơ quanquyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các tổ chức và các phong trào xã hội, ) được xâydựng dựa trên các quyền và chuẩn mực xã hội, phân bố theo một kết cấu chức năng nhấtđịnh, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế là quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực(Tập bài đọc Chính trị học Đại cương, trang 86)
Nội dung
Giới thiệu tổng quan về Bhutan:
Bhutan hay Vương quốc Bhutan là quốc gia nằm ở triền nam dãy núi Himalaya, giữaTrung Quốc và Ấn Độ Có vị trí chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ, kiểm soát một sốcon đường quan trọng
qua dãy Himalaya với
diện tích 47.000 km2
Thimphu là thủ đô và
cũng chính là thành
phố lớn nhất của
Bhutan Nước này
cũng có khí hậu rất đa dạng với khí hậu nhiệt đới ở đồng bằng phía nam; mùa đông mát
và mùa hè nóng ở các thung lũng miền trung; mùa đông khắc nghiệt và mùa hè nóng ởHimalaya Bhutan có dân số vào khoảng 789.000 người vào năm 2023 (Worldometers,2023), trong đó thành phần dân cư bao
5
Trang 6gồm người Bhote4 (50%), người Nepal (35%), người bản xứ hoặc các bộ lạc di trú (15%).Cũng chính vì vậy mà ngôn ngữ được sử dụng tại quốc gia này rất đa dạng từ TiếngDzongkha cho đến các thổ ngữ Tây Tạng và Nepal cũng được sử dụng Đây là một quốcgia theo chế độ quân chủ lập hiến với nhà vua là nguyên thủ quốc gia theo chế độ chatruyền con nối và mới ban hành bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 2008 (Báo Điện tử ĐảngCộng sản Việt Nam, 2017) Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Bhutan còn làmột đất nước với một nền văn hóa khác biệt và để lại ấn tượng sâu đậm cho du khách đếnthăm Truyền thống của Bhutan là một thể liên kết chặt chẽ với vương quốc và tách biệt
rõ ràng với các nước láng giềng bên cạnh Bhutan là quốc gia mà Phật giáo Kim Cươngthừa5 là quốc giáo duy nhất trên thế giới với hơn 75% dân số theo Phật giáo và gần 100%thực hành đạo Phật hằng ngày (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2017) Nhữngtruyền thống Phật giáo vẫn được duy trì và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân Bhutantrong cuộc sống Bhutan còn được mệnh danh là ‘Thiên đường hạ giới cuối cùng’ (TheLast Shangri-la) với môi trường tự nhiên nguyên sơ và một xã hội phát triển hài hòa.Bhutan cũng là thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc và có quan hệ ngoại giao với
52 quốc gia và Liên minh Châu Âu (EU) Nền kinh tế quốc gia này phụ thuộc rất lớn vào
du lịch và xuất khẩu thủy điện với thu nhập bình quân đầu người cao thứ 2 tại khu vựcNam Á chỉ sau Maldives Tuy vẫn chưa phải là một quốc gia phát triển về kinh tế nhưngBhutan lại có hệ thống phúc lợi xã hội rất tốt khi y tế và giáo dục tại quốc gia này là miễnphí Bên cạnh đó người dân cũng không lấy GDP làm thước đo của sự phát triển mà thayvào đó, chỉ số hạnh phúc quốc gia (GNH) rất được chú trọng và đây là cách họ theo dõimức độ hài lòng của dân chúng với cuộc sống Nhà vua và chính phủ Bhutan chú trọngcân bằng phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và văn hóa
4
Người Bhote hay người Ngalop là những người gốc Tây Tạng đã di cư đến Bhutan ngay từ thế kỷ thứ 9 Người Ngalop đã giới thiệu văn hóa Tây Tạng và Phật giáo tới Bhutan và bao gồm yếu tố chính trị và văn hóa thống trị ở Bhutan hiện đại Người Ngalop tập trung ở các thung lũng phía tây và trung tâm của Bhutan.
5
Mật tông là một trong những tông phái của Phật giáo, xuất phát từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VII, rồi sau đó được truyền bá sang Trung Hoa, Nhật Bản và đặc biệt là phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng Ở Tây Tạng, Mật tông còn được gọi là Kim cương thừa, sau khi Tây Tạng mất độc lập vào năm 1950 thì Bhutan
là quốc gia duy nhất trên thế giới xem Kim Cương Thừa như quốc giáo.
Trang 7Lịch sử Bhutan
Đối với quốc gia mà bản Hiến pháp đầu tiên mới được ra đời năm 2008, nơi mà nhữnggiá trị truyền thống vẫn còn hiện diện và có sức ảnh hưởng rất lớn bên cạnh những giá trịphương Tây hiện đại như Bhutan thì việc tìm hiểu rõ về lịch sử sẽ rất cần thiết trong việcnghiên cứu về chính trị cũng như nhiều những mặt khác Nhìn chung trong suốt quá trìnhlịch sử lâu dài của mình, do những đặc thù về địa lý với những dãy núi cao bao bọc vànhững cánh rừng già trải rộng khắp đất nước cũng như các nhà lãnh đạo Bhutan đềukhông có ý định mở cửa giao lưu nhiều với thế giới bên ngoài mà vùng đất này vẫn còn
bí ẩn và khép kín với thế giới bên ngoài cho đến tận thế kỷ XX (EncyclopædiaBritannica)
Theo một số nhà nghiên cứu thì con người có thể đã định cư ở vùng đất Bhutan từkhoảng 4000 năm trước Tuy nhiên, không rõ người dân Bhutan sống trong thời đại đónhư thế nào vì lịch sử Bhutan vẫn rất
mờ mịt và có ít thông tin được ghi
chép lại cho đến thế kỷ VII, một dấu
mốc quan trọng trong suốt quá trình
lịch sử của nước này Đây chính là
thời kỳ mà người Tây Tạng đã xây
dựng nên đế chế Thổ Phồn hùng
mạnh trên vùng Cao nguyên
Thanh-Tạng ngày nay Văn hóa của người
Tây Tạng cũng được lan truyền ra khắp các khu vực xung quanh, trong đó có Bhutan.Một trong những điểm đáng chú ý chính là sự truyền bá của Phật giáo Tây Tạng vào vùngđất Bhutan, đặc biệt là dưới thời trị vì của vị Tán phổ Songtsen Gampo6 (Tùng Tán Cán
6 Tùng Tán Cán Bố là vị vua triều thứ 33 và cũng là bậc minh quân vĩ đại nhất trong dặm dài lịch sử Thổ Phồn Từng được các học giả phương Tây gọi là đế quốc Tây Tạng (Tibetan Empire), Thổ Phồn của hơn 1.300 năm trước từng khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa huyền thoại (silk road) trong suốt quãng thời gian dài, từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX Được người dân tôn sùng, yêu kính bởi tài năng trị quốc
và tinh thông văn võ, Tùng Tán Cán Bố được coi là người có công đầu dựng xây Thổ Phồn thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh.
7
H椃
Trang 8Bố) vĩ đại của người Tạng Chính ông cũng là người đã
cho xây dựng nên nhiều tu viện trải dọc khắp miền đất
cực Nam Tây Tạng lúc đó mà ngày nay là đất nước
Bhutan, tiêu biểu là tu viện Kyichu Lhakhang7 ở Paro
có tuổi đời hơn 1000 năm tuổi Cũng vì những ảnh
hưởng của văn hóa Tây Tạng mà trong suốt quá trình
lịch sử, Bhutan có một mối quan hệ mật thiết với vùng
đất này về cả chính trị, văn hóa xã hội, kinh tế, Các
giáo phái Phật giáo Tây Tạng cũng đẩy mạnh truyền bá
tín ngưỡng của họ ở vùng đất Bhutan xa hơn về phía
nam của Cao nguyên Thanh-Tạng Tuy nhiên xuyên
suốt thời kỳ trung đại, Bhutan vẫn là chưa là một quốc gia thống nhất mà vẫn còn sự caitrị của các lãnh chúa địa phương cùng giới tăng lữ Phật giáo đến từ nhiều các dòng khácnhau của Phật giáo Tây Tạng Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái khác nhau ởBhutan trong suốt một khoảng thời gian dài này đã dẫn tới sự vươn lên của một dòngtruyền thừa Phật giáo, đó chính là dòng Drukpa hay còn được gọi là Drukpa Kagyu8, mộttrường phái Phật giáo Tây Tạng được truyền vào Bhutan từ thế kỷ thứ XIII (Kumagai).Vào đầu thế kỷ XVII, Zhabs Drung Ngawang Namgyal9, một trong những người đứng
7 Chùa Kyichu Lhakhang của Bhutan vẫn còn lưu giữ nhiều nghi lễ truyền thống hàng năm Luân xa cầu nguyện, bảo tháp và những ngôi đền chính nằm ở trung tâm núi Có một bức tượng khổng lồ của Padmasambhava trong sân chùa Khi tham quan, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy bánh xe cầu nguyện, nơi ở của các nhà sư, bảo tháp Naga và cung điện thờ cúng Naga.
8
"Druk" theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là “Rồng”, cũng có nghĩa là tiếng sấm Vào năm 1206, đúng tròn
800 năm trước, Pháp Vương Tsangpa Gyare Yeshe Dorje nhìn thấy điềm lành chín rồng thiêng bay thẳng lên trời từ thánh địa Namdruk liền quyết định đặt tên dòng truyền thừa mệnh danh là “Drukpa” hay
“Thiên Long Truyền Thừa”.
9
Zhabdrung Ngawang Namgyal sinh tại Ralung (Wylie : rwa lung) Tu viện, Tây Tạng là con trai
của Drukpa người nắm giữ dòng truyền thừa Mipham Tenpa'i Nyima (Wylie (1161 –1211), người sáng lập Dòng truyền thừa Drukpa.
H椃
Trang 9Bhutan và biến nơi chỉ là một phần của dãy Himalaya, một vùng ảnh hưởng của văn hóaTây Tạng, lần đầu tiên trở thành quốc gia thống nhất Cũng từ đó mà người dân Bhutancũng tự gọi quốc gia của mình là “Druk Yul” tức có nghĩa là “Vùng đất của Rồng Sấm”.Văn hóa Bhutan cũng từ đây mà có những bước chuyển mình quan trọng, dần có nhữnggiá trị riêng mà tách khỏi nền văn hóa Tây Tạng lâu đời Không chỉ vậy, chính ZhabsDrung còn là người đã đặt nền móng cho hệ thống tổ chức chính quyền của Bhutan Ông
đã cho thiết lập hệ thống Cho-sid-nyi (hệ thống lưỡng đầu chế theo kiểu Tây Tạng) với sựphân chia quyền lực giữa nhánh thần quyền và thế tục Đây cũng cũng chính là hệ thốngchính trị độc đáo đã chi phối nền chính trị Bhutan xuyên suốt từ thế kỷ XVII và thậm chí
là còn ảnh hưởng lớn đến hệ thống chính trị quốc gia này hiện tại (Kumagai)
9
Trang 10và toàn cầu hóa tiến triển trong thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai Dưới thời cai trịcủa vị vua thứ 4, Jigme Singye Wangchuck (1955-), quá trình hiện đại hóa và quốc tế hóađược đẩy mạnh hơn nữa, chính sách Tổng Hạnh phúc Quốc gia (GNH) được đưa ra, đưaVương quốc Bhutan trở thành quốc gia dẫn đầu về chính sách hạnh phúc toàn cầu Quátrình dân chủ hóa tại quốc gia này còn được đẩy mạnh hơn nữa sau khi Jigme KhesarNamgyel Wangchuck (1980-) lên nối ngôi và trở thành vị vua thứ 5 của nhà Wangchuck,đặc biệt là vào năm 2008, Hiến pháp của Vương quốc Bhutan được ban hành, các cuộcbầu cử quốc gia bắt đầu và chế độ quân chủ chuyên chế chuyển sang chế độ quân chủ lậphiến, đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của Bhutan (Kumagai)
Tổng quan nền chính trị Bhutan.
Bhutan hiện nay là một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến theo bản Hiến pháp đầutiên được đưa ra năm 2008 (The Constitution of The Kingdom of Bhutan, 2008) Bhutancũng có thể được xem là một nền dân chủ đa đảng còn non trẻ với sự tham gia của nhiềucác đảng phái chính trị khác nhau kể từ khi Hiến pháp được ra đời Trước đó, quốc gianày theo chế độ quân chủ chuyên chế với sự cai trị của dòng họ Wangchuck từ năm 1907.Các vị vua của dòng họ Wangchuck đều tự xưng mình là “Druk Gyalpo” có nghĩa là vịvua rồng Vua cũng chính là nguyên thủ quốc gia và theo chế độ cha truyền con nối Vị
Trang 11vua hiện nay của Bhutan là Jigme Khesar Namgyal Wangchuk, người kế vị thứ 5 củadòng họ Wangchuck Theo Hiến pháp thì nhà vua là người có vị trí cao nhất và các nhánhlập pháp, hành pháp, tư pháp cùng cả nhánh tôn giáo đều được thống nhất dưới quyền củanhà vua (The Constitution of The Kingdom of Bhutan, 2008)
Tuy nhiên thì quyền lực của nhà vua cũng phần nhiều là trên danh nghĩa vì quyền hànhpháp được thực hiện bởi Lhengye Zhungtshog - tức Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầubởi Thủ tướng thường là lãnh đạo của đảng chiếm được đa số trong quốc hội Trong khi
đó cơ quan lập pháp lại theo chế độ lưỡng viện bao gồm: Hội đồng quốc gia tức Thượngviện và Quốc hội tương đương với Hạ viện Một điểm đặc biệt là nhánh lập pháp còn cónhiệm vụ phải theo sát và quản lý chính quyền các địa phương Hệ thống tư pháp củaBhutan chịu ảnh hưởng lớn từ các giá trị Phật giáo truyền thống và hệ thống thông luậtAnh-Ấn Hệ thống này bao gồm Tòa án Tối cao, Toà án Cấp cao, và 20 tòa án cấp huyện(Dzongkhag) Trong đó các quan tòa của Tòa án Cấp cao và Tòa án Tối cao được bổnhiệm bởi nhà vua (The Constitution of The Kingdom of Bhutan, 2008)
Hiến pháp Bhutan.
Bản Hiến pháp đầu tiên của vương quốc Bhutan được thông qua và ban hành vào năm
2008 bởi đức vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck Đây là một dấu mốc rất lớn trongtiến trình lịch sử của quốc gia này, một bước phát triển trong quá trình xây dựng chínhquyền cũng như quá trình dân chủ hóa tại quốc gia này Việc soạn thảo Hiến pháp đãđược đề xuất từ năm 2001 bởi Đức vua thứ 4 của vương triều Wangchuck, Jigme SingyeWangchuck, người đã có những cải cách tiến bộ về mặt dân chủ trong nền chính trị đấtnước xuyên suốt thời gian trị vì của mình Tuy
nhiên thì những cải cách đó cũng chưa mang
tính hệ thống và tiến bộ quá lớn vì Bhutan cơ
bản vẫn là một quốc gia quân chủ chuyên chế
với nhà vua nắm nhiều quyền hành trong tay,
cùng với một điểm hạn chế khác là vẫn chưa
11
Trang 12có một bản Hiến pháp chính thức làm nền tảng của quốc gia Chính điều này đã gây cảntrở không nhỏ đến quá trình dân chủ hóa ở quốc gia này Vì lẽ đó mà Đức vua JigmeSingye Wangchuck nhận thấy cần phải có một bản Hiến pháp nhằm đưa đất nước theokịp sự phát triển của thời đại, đảm bảo đất nước không chỉ vượt qua các vấn đề bên trong
và bên ngoài mà còn tiếp tục phát triển thịnh vượng trong bầu không khí hòa bình và ổnđịnh Một Ủy ban soạn thảo hiến pháp gồm 39 thành viên gồm sự tham gia của các quanchức chính phủ, đại biểu Hạ viện, công dân am hiểu về luật pháp Bhutan và các cá nhânsẵn sàng đóng góp trong việc thành lập Dự thảo Hiến pháp đã được thành lập Việc quốchội được bầu cử dân chủ đầu tiên thông qua Hiến pháp vào ngày 18 tháng 7 năm 2008 đã
mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của Bhutan Nó đánh dấu sự chuyển đổi của đấtnước từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến dân chủ Theo nhưcựu Chánh án Lyonpo Sonam Tobgye, người đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp thìbản Hiến pháp này đã “cho phép hoặc trao quyền cho người dân Bhutan nhằm bày tỏ ýchí của họ thông qua bầu cử bỏ phiếu kín Người dân có thể bầu ra một chính phủ mà họlựa chọn để đại diện cho ý chí của họ hoặc cho tập thể” (Bhutan Broadcasting Service,2017) Nền tảng của bản Hiến pháp này được soạn thảo dựa trên những giá tri văn hóaPhật giáo cố truyền của người dân Bhutan, các văn kiện về nhân quyền và quyền conngười trên thế giới, các văn bản luật và án lệ được đưa ra tại Bhutan trước đó cũng như
có sự tham khảo các bản Hiến pháp của nhiều quốc gia khác nhau và đặc biệt là sự đónggóp của người dân11 Cũng vì vậy mà bản Hiến pháp có sự kết hợp hài hòa giữa nhữnggiá trị truyền thống và những giá trị tiến bộ của thời đại
Bản Hiến pháp gồm 35 điều và 4 phụ lục nhỏ quy định về Quốc kỳ, Quốc huy; Quốc ca,Lời tuyên thệ Trong đó 35 điều chủ yếu quy định về chủ quyền, thể chế chính trị, tổ chức
bộ máy nhà nước, quyền con người, các vấn đề liên quan đến văn hóa xã hội, môitrường, Ở điều thứ 9 của Hiến pháp cũng đã ghi rất rõ rằng Hiến pháp Bhutan chính làvăn bản pháp luật có giá trị cao nhất tại quốc gia này Ở điều thứ 10 cũng ghi rằng tất cả
11
Bản Hiến pháp của Bhutan được cho là đã được tham khảo dựa trên Hiến pháp của Ấn Độ, Anh và đặc biệt là của Nam Phi, nhất là những nội dung nói về quyền con người.
Trang 13các văn bản luật được ban hành tại quốc gia này kể từ khi Hiến pháp ra đời phải nằmdưới và không được trái với Hiến pháp, chỉ trừ những văn bản luật được ban hành trướcnăm 2008 thì vẫn được giữ nguyên hiệu lực thi hành Trong bản Hiến pháp thì vị trí củanhà vua và hoàng gia vẫn được bảo vệ dù cho đã bị hạn chế khá nhiều so với trước.Những giá trị dân chủ và nhân quyền tiến bộ cũng đã được đưa vào Hiến pháp mở đườngcho quá trình dân chủ hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ Bên cạnh đó Hiến phápBhutan còn có những khẳng định mạnh mẽ về việc tuân thủ và tôn trọng truyền thống vănhóa và tôn giáo của đất nước bên cạnh những giá trị hiện đại (The Constitution of TheKingdom of Bhutan, 2008) Có thể nói rằng bản Hiến pháp thành văn đã góp phần củng
cố vị thế của Bhutan trên trường quốc tế, ngày càng giúp quốc gia này hội nhập tốt hơnvới thế giới bên ngoài và thoát khỏi cảnh bị khép kín bởi hai ông lớn là Ấn Độ và TrungQuốc
Vai trò của nhà vua trong hệ thống chính trị Bhutan.
Nhà vua Bhutan còn được gọi với cái tên Druk Gyalpo (Vua rồng), trong tiếngDzongkha, ngôn ngữ địa phương của
Bhutan thì Drukyul , có nghĩa là "Vùng đất
của Rồng Sấm" Vì vậy, trong khi các vị vua
của Bhutan được gọi là Druk Gyalpo thì
người dân Bhutan tự gọi mình là Drukpa ,
nghĩa là "người dân Druk (Bhutan)" Thể
chế quân chủ của vương triều Wangchuck
cai trị Bhutan hiện nay mới chỉ được thiết
lập khoảng 1 thế kỷ về trước vào năm 1907
sau khi vị thủ lĩnh Ugyen Wangchuck
Trang 14quyền của Nhật Hoàng thì Nhà vua Bhutan cũng có một từ tương tự như thế, đó chính là
“Vương miện quạ đen (Raven)”, bắt nguồn từ chiếc vương miện mà Nhà vua Bhutan sửdụng trong các buổi lẽ quan trọng trong triều đình Chiếc vương miện khắc hình con quạđen tượng trưng cho thần Mahakala13, vị thần bảo hộ của Bhutan, tượng trưng cho sứcmạnh và quyền lực của chủ nhân vùng đất dưới chân dãy Himalaya hùng vĩ (MandalaVirginia University)
Theo Hiến pháp năm 2008 thì Bhutan là một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến Nhàvua là nguyên thủ quốc gia và cũng chính là biểu tượng cho sự đoàn kết và thống nhấtcủa người dân Bhutan Tất cả các nhánh quyền lực tôn giáo hay thế tục (lập pháp, hànhpháp, tư pháp) đều được thống nhất dưới danh nghĩa quốc vương Nhà vua cũng là tổng
tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang của Vương quốc Bhutan Nhà vua gần như cũngkhông phải chịu trách nhiệm trước tòa án về hành động của mình và bản thân nhà vua làgần như bất khả xâm phạm Một điểm đáng chú ý chính là việc nhà vua bắt buộc phải làmột Phật tử, cũng vì vậy mà nhà vua cũng phải có trách nhiệm bảo vệ Phật giáo, vốnđược xem là quốc giáo của đất nước cùng những giá trị truyền thống khác Nhà vua trêncương vị là người đứng đầu đất nước cũng phải có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp "vì lợiích và phúc lợi của người dân Bhutan" (The Constitution of The Kingdom of Bhutan,2008)
Các Druk Gyalpo còn có một số quyền nhất định, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao vàhành chính Nhà vua có quyền thực hiện các chuyến thăm cấp nhà nước cũng như đóntiếp các phái đoàn nước ngoài để thúc đẩy tình hữu nghị giữa Bhutan với các quốc giakhác Bên cạnh đó còn là quyền
được ân xá, miễn tội và quyền
gọi Takamikura Các hoàng đế sẽ ngồi lên nó trong lễ đăng quang.
13 Đại Hắc Thiên Mahakala là một vị thần được biết đến trong Ấn Độ giáo và Phật giáo Mật tông Trong
cả hai tôn giáo, Mahākāla là một biểu hiện khốc liệt của Shiva và là sự phối ngẫu của nữ thần Mahākālī; Mahākāla cũng xuất hiện với tư cách là một vị thần bảo vệ được gọi là Dharmapala (Hộ Pháp) ở
Vajrayana, bí truyền Trung Quốc và Phật giáo Tây Tạng, và cũng ở Truyền thống Chàn và Shingon.
Trang 15giảm án cho các tù nhân Người đứng đầu hoàng gia Bhutan cũng có quyền bổ nhiệm các
vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị của đất nước Các quan tòa ở Tòa án Tối cao vàTòa án Cấp cao đều do nhà vua bổ nhiệm, bao gồm các Chánh án và phó thẩm phán(drangpons) Ngoài ra nhà vua còn bổ nhiệm hàng loạt các quan chức khác dựa trên danhsách đề xuất của thủ tướng, Chánh án Bhutan, chủ tịch Hạ viện, chủ tịch Hội đồng quốcgia và lãnh đạo đảng đối lập Trong số này bao gồm thành viên của các cơ quan quantrọng trong chính quyền Bhutan như Ủy ban bầu cử quốc gia, Cơ quan Kiểm toán Hoànggia, Ủy ban dịch vụ dân sự Hoàng gia, Ủy ban phòng chống tham nhũng Tại địa phươngthì bên cạnh các chính phủ dân cử riêng với quyền hành pháp phi lập pháp tức các Hộiđồng quận (dzongkhag tshogdu) thì nhà vua cũng bổ nhiệm các quan chức đứng đầu mỗiđịa phương nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quận, những người đó còn được gọi là “dzongdag”(The Constitution of The Kingdom of Bhutan, 2008)
Tuy nhiên ở Bhutan thì nhà vua cũng không được trị vì suốt đời mà thay vào đó nhằmtránh tình trạng tại vị quá lâu dẫn đến lũng đoạn về chính trị thì nhà vua Bhutan buộcphải thoái vị và nhường ngôi trước độ tuổi 6514 Điều này còn giúp cho vị vua mới củaBhutan có thời gian để điều hành đất nước tốt hơn và có khả năng thể hiện được năng lựccủa mình Trong trường hợp các vị vua Bhutan “cố tình” ở ngôi quá lâu và không muốnthoái vị thì Quốc hội hoàn toàn có thể buộc nhà vua thoái vị Ngoài ra thì trong trườnghợp vi phạm Hiến pháp hoặc có những vấn đề liên quan đến thiểu năng trí tuệ vĩnh viễnthì Quốc hội cũng có thể buộc nhà vua phải thoái vị Quy trình nhà vua thoái vị phải bắtđầu từ Quốc hội, đề xuất đó phải được đệ trình và thảo luận ngay tại phiên họp chung củaQuốc hội Nếu ít nhất 2/3 tổng số thành viên đệ trình đề nghị nêu rõ cơ sở và căn cứ của
đề xuất đó, nhà vua hoàn toàn có thể trả lời kiến nghị bằng văn bản hoặc bằng cách trựctiếp phát biểu trước phiên họp chung của Nghị viện hoặc thông qua một người đại diện.Còn nếu trên 3/4 thành viên Quốc hội thông qua đề xuất thoái vị thì sẽ có một cuộc trưng
14
Người Bhutan cho rằng việc nắm giữ ngai vàng quá lâu sẽ cướp đi cơ hội thể hiện bản thân của các thế
hệ tiếp theo, nên các quan chức cũng sẽ đều tuân theo nguyên tắc nghỉ hưu trước tuổi 65.
15
Trang 16cầu dân ý diễn ra trên toàn quốc về vấn đề này (The Constitution of The Kingdom ofBhutan, 2008)
Ngoài ra thì để đảm trách các vấn đề về liên quan đến đặc quyền và hành vi của Nhà vua
và vương thất, cố vấn cho nhà vua đối với các vấn đề liên quan đến vương vị và vươngthất, tất cả các vấn đề về tài sản thuộc sở hữu của Nhà vua và các vấn đề khác do Nhà vua
đề xuất Hiến pháp còn quy định một cơ quan khác là Cơ mật viện bao gồm 2 thành việnđược đề cử bởi Nhà vua, 1 thành viên được đề cử bởi Chính phủ và 1 thành viên được đề
cử bởi Hội đồng Quốc gia tức Thượng viện (The Constitution of The Kingdom ofBhutan, 2008)
Theo Hiến pháp của Bhutan, Hội đồng Nhiếp chính cũng có thể được thành lập trong cácđiều kiện sau:
Nhà vua truyền đi tuyên ngôn từ bỏ việc thực hiện các Đặc quyền của Quốcvương;
Hai viện của Quốc hội thống nhất chung với ít nhất ¾ tổng số thành viên đồng tìnhrằng nhà vua không thể tiếp tục thực hiện Đặc quyền của Quốc vương do tạm thờimắc bệnh về thể chất hoặc mắc các chứng rối loạn về tâm thần;
Nhà vua đã băng hà nhưng người kế vị vẫn chưa đủ 21 tuổi
Hội đồng Nhiếp chính sẽ bao gồm một thành viên chủ chốt trong vương thất do Cơ mậtviện đề cử, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Chủ tịch Hạ viện, Chủtịch Thượng viện và Lãnh đạo đảng đối lập (là đại biểu Hạ viện) Hội đồng này sẽ cùngnhau thi hành quyền lực của Nhà vua cho đến khi người kế vị đủ 21 tuổi và lên ngôi (TheConstitution of The Kingdom of Bhutan, 2008)
Nhà vua Bhutan còn có sự cố vấn và giúp đỡ đến từ Je Khenpo, quan chức tôn giáo caonhất của Bhutan và là người đứng đầu Dratshang Lhentshog (Ủy ban các vấn đề tu viện).Đây cũng chính là vị trí được nhà vua bổ nhiệm và có nhiệm vụ như một cố vấn cao cấp
và thân tín nhất của nhà vua trong các vấn đề tôn giáo và thế tục (The Treasury of Lives)
Trang 17Trong lịch sử Bhutan thì kể từ lúc chế độ quân chủ xuất hiện và dòng họ Wangchuck lênnắm quyền năm 1907 thì quốc gia này đã trải qua 5 đời vua, vị vua hiện tại là JigmeKhesar Namgyel Wangchuck, lên ngôi từ năm 2006 và là vị vua trẻ nhất thế giới tại thờiđiểm lên ngôi vua Thông tin cụ thể về 5 vị vua nhà Wangchuck như sau:
1 Ugyen Wangchuck (1862-1926): Trị vì đất
nước từ 1907 đến 1926, ông là vị vua đầu tiên
của nhà Wangchuck, lãnh chúa của vùng
Trongsa, người đã thống nhất các vùng đất ở
Bhutan và lên ngôi vua năm 1907 Ông đã có
đóng góp to lớn trong việc phát triển mối
quan hệ chặt chẽ với người Anh bằng cách
làm trung gian đàm phán giữa Anh và Tây
Tạng Ông được phong tước hiệp sĩ và được
phong tước hiệu Chỉ huy Hiệp sĩ của Đế quốc
Ấn Độ vào năm 1904 Kể cả sau khi làm vua
thì ông vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ chặt chẽ với Anh và Ấn Độ nhằm đảm bảorằng Bhutan sẽ được an toàn trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ởTây Tạng Trong thời trị vì của Ugyen Wangchuck, Bhutan nhìn chung vẫn bị côlập với thế giới bên ngoài (Druk Asia, 2021)
2 Jigme Wangchuck (1905-1952): Trị vì đất
nước từ 1926 đến 1952, ông là vị vua thứ hai của
nhà Wangchuck, lên ngôi khi mới chỉ 21 tuổi
Ông từng được học tiếng Anh, Hindi cũng như
những giáo lý Phật giáo ngay khi còn bé Trong
suốt thời gian trị vì của mình, nhà vua đã có
những cải cách và thay đổi về pháp lý và cơ sở
hạ tầng ở Bhutan cũng như duy trí mối quan hệ
17
H椃
H椃
Trang 18thân thiết với chính quyền Anh ở Ấn Độ, tuy nhiên nhìn chung thì Bhutan thời kỳnày vẫn còn cô lập với thế giới bên ngoài (Druk Asia, 2021).
3 Jigme Dorji Wangchuck (1929 – 1972): Trị vì
đất nước từ 1952 đến 1972, ông là vị vua thứ ba
của nhà Wangchuck, lên ngôi khi chỉ mới 23
tuổi Ông cũng là vị vua được mệnh danh là cha
đẻ của Bhutan hiện đại khi có đóng góp to lớn
trong việc thiết lập các mối quan hệ quốc tế để
thế giới công nhận Bhutan là một quốc gia độc
lập và bảo vệ chủ quyền của mình Thời gian trị
vì của ông được ghi dấu bởi nhiều sự kiện đáng
chú ý Năm 1971, Bhutan chính thức trở thành
thành viên của Liên hợp quốc Năm 1961,
Jigme Dorji Wangchuck soạn thảo kế hoạch
phát triển kinh tế đầu tiên của đất nước và được
thực hiện cho đến ngày nay Chính tầm nhìn và
những bài học ông học được từ tổ tiên đã cho ông biết rằng quyền lực tập trungkhông phải là cách giúp Bhutan tiếp tục có được sự ổn định và hòa bình Vì vậy,Nhà vua đã thiết lập một hệ thống tư pháp hiện đại và Hội đồng Bộ trưởng đầutiên của Bhutan Quốc hội đơn viện đầu tiên trong lịch sử Bhutan (tshogdu) đãđược thành lập và cơ quan này có thể phế truất Nhà vua hoặc những người kế vịông với 2/3 số phiếu tán thành (Druk Asia, 2021)
4 Jigme Singye Wangchuck (1955-): Trị vì đất nước từ 1972 đến 2006, ông là vị
vua thứ tư của nhà Wangchuck, lên ngôi khi mới 17 tuổi và trở thành vị vua trẻnhất thế giới lúc bấy giờ Giống như cha mình, ông nhận được một nền giáo dụchiện đại khi đi du học ở cả Ấn Độ và Anh Trong thời gian trị vì của mình, ôngtiếp tục giai đoạn hiện đại hóa và kinh tế xã hội do cha ông khởi xướng Có 2 cột
H椃
Trang 19mốc quan trọng khi ông cai trị đất nước, đưa Bhutan tiến lên phía trước Đó chính
là việc vua Jigme Singye Wangchuck dần dần bắt đầu phân cấp quyền lực củamình và vai trò Thủ tướng (Thủ tướng) được thành lập vào năm 1998 Cùng với
đó là đề xuất nhằm soạn thảo một bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sửBhutan Ông cũng chính là người đã đề ra triết lý Tổng Hạnh phúc Quốc gia(GNH), trong đó nhấn mạnh tư tưởng rằng sự phát triển của đất nước phải đi đôivới hạnh phúc của người dân (Druk Asia, 2021)
5 Jigme Khesar Namgyel Wangchuck (1980-): Trị
vì đất nước từ 2006 đến nay, ông là vị vua thứ năm
của nhà Wangchuck, lên ngôi khi mới 26 tuổi và
cũng là vị vua trẻ nhất thế giới Từng theo học tại
các trường Trung học và Đại học tại Mỹ15, vị vua
thứ năm của nhà Wangchuck có phong cách cởi
mở hơn so với các vị vua tiền nhiệm của mình
Ông thường tháp tùng cha mình trong các chuyến
công du nước ngoài khi còn là thái tử của Bhutan
Ông cũng theo duổi những cải cách tiến bộ được
khởi xướng từ thời cha của ông và đẩy mạnh quá
trình dân chủ hóa tại Bhutan tiêu biểu bằng việc
công bố bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước năm 2008 Thời gian trị vì của ôngcũng đánh dấu sự gia tăng về vị thế và hình ảnh quốc gia của Bhutan trên trườngquốc tế thông qua các hoạt động ngoại giao16 (Druk Asia, 2021)
15 Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở tại trường trung học Yangchenphug (Thimphu, Bhutan), ông theo học bậc trung học phổ thông tại Học viện Phillips và tốt nghiệp phổ thông tại Học viện Cushing Ông từng học tại trường Wheaton, bang Massachusetts trước khi hoàn thành chương trình nghiên cứu ngoại giao tại trường Magdalen, Đại học Oxford.
16 Việt Nam và Bhutan thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 1/2012 dưới thời gian trị vì của Đức vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck Hai nước có quan hệ hữu nghị tốt đẹp Lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên trao đổi điện nhân các ngày lễ quan trọng của nhau Việt Nam hiện đang có hai dự án đầu
19
H椃
Wangchuck
Trang 20Nhánh hành pháp của Bhutan
Chính phủ của Bhutan còn được gọi với cái tên Lhengye Zhungtsoose hay Hội đồng Bộtrưởng là cơ quan được trao quyền hành pháp theo bản Hiến pháp năm 2008 Người đứngđầu chính phủ Bhutan là Thủ tướng và thường được chọn từ lãnh đạo của chính đảngthắng cử trong Quốc hội, người được chọn sau đó sẽ được Nhà vua trao nhiệm vụ trởthành người đứng đầu chính phủ Nhà vua cũng sẽ bổ nhiệm các bộ trưởng dựa trên đềxuất của Thủ tường và chính
Thủ tướng cũng có thể đề xuất
nhà vua bãi nhiệm các bộ
trưởng khi cần thiết Cả Thủ
tướng và bộ trưởng đều làm
việc theo nhiệm kỳ 5 năm và
đối với Thủ tướng cũng bị giới
hạn giữ chức vụ trong tối đa 2
nhiệm kỳ Số lượng các bộ
trưởng cũng không cố định mà
có thể thay đổi tùy thuộc vào
tình hình thực tế của đất nước và phải được nhánh lập pháp thông qua (The Constitution
of The Kingdom of Bhutan, 2008) Hiện nay Hội đồng Bộ trưởng gồm có 10 thành viênđứng đầu bởi Thủ tướng được gọi là Lyonpos và họ phải đeo chiếc khăn màu cam theotruyền thống của Bhutan17
tư tại Bhutan với tổng số vốn đăng ký là 937.000 USD Cùng với lượng khách du lịch giữa hai nước ngày càng tăng, thương mại song phương cũng đang từng bước được thúc đẩy sau đại dịch COVID-19.
17 Kabney là một chiếc khăn lụa được đeo như một một phần của trang phục truyền thống của nam giới
ở Bhutan., có nghĩa là lụa hoang dã Nó chạy từ vai trái đến hông phải và được đeo trong những dịp đặc biệt Kabney làm từ là lụa thô, thường có kích thước 90 cm × 300 cm (35 in × 118 in) có tua rua Kabney được mặc bên ngoài chiếc áo khoác truyền thống Cấp bậc và tầng lớp xã hội của người mang quyết định màu sắc được phép của chiếc khăn Trong đó màu vàng chỉ được sử dụng bởi Nhà vua và các Đức pháp chủ, màu cam được sử dụng cho các quan chức cấp cao của chính phủ, màu đỏ được sử dụng bởi gia đình Hoàng gia, màu xanh được sử dụng bởi thành viên Quốc hội và các thẩm phán, màu trắng được sử dụng bởi thường dân và màu trắng có sọc đỏ được sử dụng bởi người đứng đầu các địa phương.
H椃
Trang 21Chính phủ và Thủ tướng Bhutan phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với các nhánh quyền lựckhác ở Bhutan cũng như với nhà vua Họ có nghĩa vụ phải thông tin và cố vấn cho nhàvua các vấn đề của đất nước, đặc biệt là trong đối ngoại Do được bầu lên từ đảng đa sốtrong Quốc hội và được nhà vua phê chuẩn nên Thủ tướng cũng phải chịu trách nhiệmtrước Quốc hội và nhà vua trong các quyết sách của mình Các chính sách của chính phủphải phù hợp với các luật và nghị định mà Quốc hội đã đưa ra, không được phép xung độthay đi ngược với những văn bản này Quốc hội cũng có thể đề xuất tổ chức các cuộc bỏphiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ, nếu chúng được thông qua với ít nhất 2/3 thànhviên đồng ý, chính phủ sẽ bị nhà vua bãi bỏ (The Constitution of The Kingdom ofBhutan, 2008)
Một điểm đáng chú ý là Hiến pháp Bhutan cũng quy định rất rõ về tiêu chuẩn của ngườitrở thành Thủ tướng và bộ trưởng Họ phải được sinh ra tại Bhutan và phải là công dâncủa Bhutan, đặc biệt là cũng không thể có nhiều hơn 2 người trong thành viên nội cácđược bầu chọn từ cùng một địa phương (dzongkhag) (The Constitution of The Kingdom
of Bhutan, 2008) Điều này có thể được hiểu là do về cơ bản trước đây Bhutan là mộtquốc gia mới chỉ thống nhất trong chưa đầy một thế kỷ và vẫn còn tình trạng cát cứ địaphương rất lớn, thế nên việc hạn chế số lượng thành viên sẽ giúp đảm bảo sự cân bằngquyền lực trong nền chính trị Bhutan, giúp quốc gia này có một chính quyền trung ươnghoạt động hiệu quả
Trong lịch sử thì quyền hành pháp đã được chuyển giao
từ nhà vua sang Hội đồng Bộ trưởng từ năm 1998, tuy
nhiên thì ở thời điểm này các ứng cử viên vào Hội đồng
Bộ trưởng được Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm cố
định và phải là thành viên của hội đồng lập pháp, bên
cạnh đó thì chức vụ Thủ tướng được luân phiên hàng
năm giữa năm ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất
Mọi chuyện chỉ thay đổi vào năm 2008 với bản Hiến
21
Trang 22pháp đầu tiên ra đời, khi mà Quốc hội dân cử đầu tiên được thành lập thì những quy định
về bầu chọn Thủ tướng và bổ nhiệm nội các mới ngày càng hoàn thiện hơn theo hướngtiếp cận gần hơn với nền chính trị các quốc gia phương Tây
Tính từ khi Hiến pháp năm 2008 ra đời thì đã có 3 đời Thủ tướng và họ cũng đến từnhiều đảng phái khác nhau chứ không đến từ cùng 1 đảng cầm quyền Vị thủ tướng đầutiên là Jigme Thinley đến từ Đảng hòa bình và thịnh vượng Bhutan, vị Thủ tướng thứ hai
là Tshering Tobgay đến từ Đảng Dân chủ Nhân dân và vị thủ tướng đương nhiệm hiệnnay là Lotay Tshering18 đến từ Đảng Liên hiệp Bhutan Tuy nhiên thì hiện nay Bhutanđang trong giai đoạn chuản bị cho cuộc tổng tuyển cử lần thứ 4 trong lịch sử nước nàynên người tạm quyền đứng đầu chính phủ là Chánh án Chogyal Dago Rigdzin, ông sẽ giữchức vụ này cho đến khi Quốc hội mới bầu Thủ tướng và thành lập được nội các(Sharma, Reuters, 2023)
Nhánh lập pháp
Cơ quan lập pháp của Bhutan theo quy định của Hiến pháp năm 2008 gồm có 2 viện: Hộiđồng Quốc gia tức Thượng viện và
Quốc hội tức Hạ viện của Bhutan (The
Constitution of The Kingdom of
Bhutan, 2008) Do có một mối quan hệ
thân thiết với Ấn Độ và trước đây là Đế
quốc Anh nên nhánh lập pháp của
Bhutan được xây dựng dựa trên khuôn
mẫu của Ấn Độ và xa hơn nữa là có nét
giống với hệ thống Westminster19 nổi
18 Thủ tướng Lotay Tshering từng là một bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn rất cao tại Bhutan Ông từng theo học các trường tại Mỹ, Singapore và Nhật Bản Có thời điểm ông từng là chuyên gia duy nhất của Bhutan về ngành nội tiết trước khi bước vào chính trường.
19 Hệ thống Westminster là hệ thống nhà nước dân chủ nghị viện theo mô hình chính trị của Vương quốc Anh Thuật ngữ này xuất phát từ Cung điện Westminster, nơi đặt Nghị viện Anh.
H椃
Trang 23tiếng của nước Anh Ngoài những quy định trong Hiến pháp ra thì khung thủ tục của mỗi
cơ quan được quy định độc lập trong các đạo luật được ban hành sau đó: Đạo luật Hộiđồng Quốc gia và Đạo luật Quốc hội
Hội đồng Quốc gia Bhutan là thượng viện trong cơ quan lập pháp lưỡng viện Nó baogồm 25 thành viên: một người được bầu trực tiếp từ mỗi trong số 20 dzongkhags (quận)
và 5 người sẽ được Nhà vua bổ nhiệm theo luật bầu cử Hội đồng quốc gia họp ít nhấthai lần một năm Các thành viên bầu
Chủ tịch và Phó Chủ tịch trong số các
thành viên trong Hội đồng, sau đó ứng
cử viên Chủ tịch Hội đồng Quốc gia
sẽ được đề xuất lên nhà vua bổ
nhiệm Một điểm đáng chú ý là trong
khi các thành viên của Hạ viện đến từ
nhiều đảng phái khác nhau thì thành
viên và ứng cử viên của Hội đồng
Quốc gia bị cấm tham gia đảng phái chính trị Điều này nhằm đảm bảo tính khách quantrong các quyết định của Hội đồng Quốc gia Ngoài ra các thành viên của Hội đồng Quốcgia cũng phải có bằng đại học theo quy định của điều 11 Hiến pháp Ngoài việc xem xétcác dự luật được Quốc hội đề xuất, Hội đồng Quốc gia còn đóng vai trò là cơ quan xemxét các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh, chủ quyền hoặc những vấn đề lợi ích quan trọngcủa Bhutan cần được Nhà vua, Thủ tướng và Quốc hội cho ý kiến Cả Hội đồng Quốc gia
và Quốc hội cũng sẽ đều có những phiên họp chung, đặc biệt là đối với việc trình bày vàsoạn thảo các dự luật (The Constitution of The Kingdom of Bhutan, 2008) Tiền thân củaHội đồng Quốc gia chính là Hội đồng Cố vấn Hoàng gia ( Lodey Tshogdey ) được thànhlập từ giữa thế kỷ XX có nhiệm vụ tư vấn cho Nhà vua và các bộ trưởng cũng như giámsát việc thực hiện các quyết định chính sách do Quốc hội đơn viện khi đó ban hành Ở
23
H椃
Trang 24thời điểm đó, đây là một tổ chức nhà nước quan trọng và có liên hệ trực tiếp nhất với cácchính sách của Quốc hội ban hành (National Council of Bhutan's )
Quốc hội Bhutan là hạ viện trong cơ quan lập pháp lưỡng viện có quyền lập pháp, giámsát và đại diện Bao gồm tối đa 55 thành viên được bầu trực tiếp bởi công dân của cáckhu vực bầu cử, số lượng đại biểu được bầu của các khu vực sẽ được chia dựa trên dân sốcủa từng khu vực bầu cử theo định kỳ 10 năm, hiện nay Bhutan có 47 khu vực bầu cửQuốc hội với mỗi Dzongkhag có từ 2 đến 5 khu vực bầu cử Tuy nhiên dù chia theo khuvực bầu cử nhưng điều đặc biệt là phải luôn đảm bảo mỗi trong số 20 Dzongkhag đượcđại diện bởi từ 2 đến 7 thành viên Cuộc bầu cử vào Quốc hội diễn ra theo hai cấp - sơ bộ
và tổng quát Các đảng chính trị có tổng số phiếu bầu cao nhất và cao thứ hai trong vòng
sơ bộ sẽ tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử (The Constitution of The Kingdom of Bhutan,2008) Như vậy trong Quốc hội cũng sẽ có các thành viên thuộc hai đảng chính trị cầmquyền hoặc đối lập Hai đảng chính trị trong Quốc hội hiện tại là Druk Nyamrup Tshogpa(cầm quyền) và Druk Phuensum Tshogpa (đối lập) Đảng cầm quyền có 30 thành viên vàphe đối lập có 17 thành viên và tất cả đều sẽ có nhiệm kỳ 5 năm Chủ tịch và phó Chủtịch Quốc hội sẽ được bầu từ thành viên của Quốc hội ngay trong kỳ họp đầu tiên củaQuốc hội ngay sau cuộc tổng tuyển cử Người trúng cử sau đó cũng sẽ được đề xuất lên
để Nhà vua bổ nhiệm Tương tự như Hội đồng Quốc gia thì Quốc hội cũng sẽ phải họp ítnhất 2 lần trong năm (The Constitution of The Kingdom of Bhutan, 2008) Tuy nhiên thìcác thành viên Quốc hội được phép giữ liên kết với các đảng chính trị thay vì buộc phảiphi chính trị như Hội đồng Quốc gia
Như trong quy định của bản Hiến pháp thì khi một dự luật đã được giới thiệu và thôngqua bởi một viện, thì dự luật đó phải được trình lên viện kia trong vòng 30 ngày kể từngày thông qua và dự luật đó có thể được thông qua trong phiên họp tiếp theo của Quốchội Trong trường hợp dự luật ngân sách và các vấn đề cấp bách, dự luật phải được thôngqua trong cùng một phiên họp của Quốc hội Các dự luật cuối cùng phải được Nhà vuaphủ quyết và sửa đổi, tuy nhiên Nhà vua phải đồng ý với các dự luật được đệ trình lại sau
Trang 25khi Hội đồng Quốc gia và Quốc hội cùng thảo luận và cho ý kiến (The Constitution ofThe Kingdom of Bhutan, 2008).
Trong Đạo luật chính quyền địa phương năm 2009 thì cơ quan lập pháp còn có mộtnhiệm vụ rất quan trọng là giám sát hoạt động của chính quyền địa phương cấp quậnhuyện thay vì là cơ quan hành pháp Điều này cho thấy lưỡng viện của Bhutan ngày càng
có nhiều quyền hơn trong quá trình dân chủ hóa của nước này Thậm chí cơ quan lậppháp còn có thể yêu cầu Nhà vua thoái vị hoặc yêu cầu giải tán chính phủ nếu đề xuấtnhận được đủ số phiếu tán thành và thông qua (Local Government Functionaries, 2009)
Tiền thân của 2 cơ quan lập pháp hiện nay ở Bhutan chính là Quốc hội đơn viện(Tshogdu) được Nhà vua thứ 3 của Bhutan Jigme Dorji Wangchuck thành lập vào năm
1953 Tại thời điểm đó Quốc hội đơn viện bắt đầu với 36 thành viên - năm đại diện từdratshang (Tổ chức Tu viện), 16 quan chức chính phủ được đề cử và 15 đại diện củangười dân Đây từng là cơ quan ra quyết định cao nhất trong cả nước cho đến khi Bhutanbắt đầu chuyển sang nền dân chủ lưỡng viện vào năm 2008 (National Assembly ofBhutan) Trong suốt thời gian trị vì của Nhà vua đời thứ 3 và thứ 4 của Bhutan, quyềnhạn của cơ quan lập pháp cũng ngày càng được mở rộng và thường những quyết định củaQuốc hội đã dần trở thành những quyết định cuối cùng của đất nước Đến năm 2007 thìQuốc hội đơn viện đã chính thức bị giải tán trước sự chuyển đổi lịch sử của Bhutan sangchế độ dân chủ nghị viện vào năm 2007 - đúng sau 100 năm cai trị của chế độ quân chủ
Hệ thống tư pháp Bhutan
Theo quy định của Hiến pháp năm 2008 thì các cơ quan tư pháp có trách nhiệm bảo vệ,duy trì và thục hiện công lý một cách công bằng và không thiên vị, không bị tác động bởibất kì một mối đe dọa nào và cũng tuân theo những quy định của pháp luật, nhằm mụcđích duy trì và gia tăng niềm tin của nhân dân cũng như khả năng tiếp cận đến các Phápluật của nhân dân (The Constitution of The Kingdom of Bhutan, 2008)
25
Trang 26Hệ thống tư pháp của Bhutan được đặt nền móng bởi Đức Zhabdrung Ngawang Namgyalvào thế kỷ XVII và bị ảnh hưởng bởi thông luật Anh-Ấn do những gắn bó mật thiết vềmặt lịch sử Hệ thống tư pháp Bhutan bao gồm Ủy ban Tư pháp, Tòa án, cảnh sát, bộ luậthình sự và những quy định liên quan tới ngành luật sư Ủy ban Tư pháp Quốc gia đượcthành lập vào năm 2001 theo Bộ luật tố tụng dân sự và hình sự của Bhutan Cơ quan này
có nhiệm vụ tư vấn về tư pháp cho Nhà vua và chính phủ Bhutan, được đứng đầu bởiChánh án Bhutan, là người cũng được Nhà vua bổ nhiệm Chánh án Bhutan hiện nay củaBhutan là Chogyal Dago Rigdzin, ông được bổ nhiệm làm Chánh án Bhutan lẫn của Tòa
án Tối cao từ năm 2020 Tuy nhiên cơ quan này đã được tái cấu trúc mạnh mẽ vào năm
2007 và năm 2008 với sự ra đời của Đạo luật Quốc gia về Dịch vụ Tư pháp và Hiến phápBhutan Hiện nay thì cơ quan này được quy định gồm 4 thành viên: Chánh án Bhutan làmChủ tịch Ủy ban, phó Thẩm phán của Tòa án Tối cao, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Quốchội và Tổng chưởng lý Đạo luật năm 2007 cũng cho thành lập Hội đồng Dịch vụ Tưpháp Hoàng gia, một cơ quan nhằm hỗ trợ cho Ủy ban Tư pháp Quốc gia và cũng có sựtham gia của Chánh án Bhutan
Hệ thống tòa án của Bhutan bao gồm Tòa án Tối cao, Toà án Cấp cao, 20 tòa ánDzongkhag (cấp quận huyện), các tòa án cấp thấp hơn bao gồm các tòa án Dungkhag vàcác tòa án bộ lạc địa phương Trong đó các tòa án Dzongkhag đóng vai trò là các tòa án
sơ thẩm còn các Tòa án Cấp cao là tòa án phúc thẩm đầu tiên của kháng cáo, và Toà ánTối cao là tòa phúc thẩm cuối cùng Ngoài ra thì Toà án Tối caocòn có thẩm quyền xem xét các quy định liên quan đến
Hiến pháp va những vấn đề hệ trọng của quốc gia được
Nhà vua đề xuất Người đứng đầu Tòa án Tối cao cũng
chính là Chánh án Bhutan và được chọn từ những thẩm
phán có thâm niên lâu năm trong Tòa án Tối cao Các
thẩm phán Tòa án Tối cao và Cấp cao được Quốc vương bổ
nhiệm Theo điều 21 Hiến pháp, Chánh án Công vụ phục
vụ nhiệm kỳ mười năm Tuy nhiên, giống với Nhà vua, độ tuổi nghỉ hưu của tất cả các
H椃
Trang 27Thẩm phán Tòa án Tối cao cũng là 65 tuổi Trong trường hợp cần thiết thì theo đề xuấtcủa Ủy ban Tư pháp Quốc gia, các Nhà vua có thể thành lập các Tòa án khác (TheConstitution of The Kingdom of Bhutan, 2008)
Có thể dễ nhận thấy rằng do chịu ảnh hưởng từ hệ thống Thông luật (Common Law) củacác nước Anh-Mỹ và đặc biệt là từ cả Ấn Độ nên hệ thống tư pháp của Bhutan có ảnhhưởng và vai trò khá lớn đến nền chính trị của Bhutan Nhất là vai trò của Chánh án vàThẩm phán khá lớn và có tiếng nói trong chính trường quốc gia này Chánh án ChogyalDago Rigdzin20 thậm chí còn là Cố vấn trưởng của Chính phủ, chức vụ được lập ra trongthời gian gần đây khi Bhutan mới giải tán chính phủ tiền nhiệm nhằm chuẩn bị cho cuộctổng tuyển cử sắp đến, có nhiệm vụ điều hành hoạt động của chính phủ cũng như cáccông tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử (Lamsang, 2023)
Quá trình tố tụng hình sự và dân sự tại Bhutan đã có những chuyển biến mạnh mẽ theoquá trình dân chủ hóa tại quốc gia này Đặc biệt là với sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân
sự và hình sự, quá trình tố tụng đã ngày càng được hoàn thiện và tiếp cận gần hơn với cácnước phương Tây Các vụ án
thường được xét xử công khai,
minh bạch với báo chí và phải
đảm bảo tính công bằng trong các
quyết định Các phiên tòa ở
Bhutan kể cả dân sự hay hình sự
đều do một hoặc nhiều hơn các
thẩm phán quyết định Quyết định
kháng cáo sẽ được gửi lên các cấp
Tòa án trước khi được trình lên Nhà vua xem xét Nhà vua cũng chính là người duy nhất
có quyền ân xá và giảm án cho các phạm nhân Những quy định trong luật dân sự và hình
20 Chogyal Dago Rigdzin là một luật gia người Bhutan , giữ chức vụ Chánh án Tòa án tối cao Bhutan kể
từ năm 2020 Năm 2023, Rigdzin bắt đầu giữ chức Người đứng đầu Chính phủ lâm thời của Bhutan , khi giữ chức vụ Cố vấn trưởng của Chính phủ lâm thời , sau khi Quốc hội Bhutan giải tán để chuẩn bị bầu cử.
27
H椃
Trang 28sự tại quốc gia này mang đậm ảnh hưởng từ hệ thống Thông luật (Common Law), đặcbiệt là luật dân sự có những khía cạnh đặc trưng của bộ luật dân sự Hoa Kỳ.
Trước năm 2008 thì trong hệ thống tư pháp Bhutan, Nhà vua là quan tòa cuối cùng, làngười đưa ra những quyết định tối cao về tư pháp Tòa án Cấp cao Hoàng gia Bhutan làtòa án cao nhất trong nước và có thẩm quyền đối với hai mươi quận của quốc gia Cácquan tòa bổ nhiệm được thực hiện bởi Nhà vua, và có thể được ông bãi nhiệm bất cứ lúcnào Tuy nhiên hệ thống tư pháp Bhutan luôn nằm trong tình trạng thiếu các cán bộ cókiến thức tư pháp sâu rộng vì chủ yếu là các cán bộ của chính phủ kiêm nhiệm Mọi việcchỉ thay đổi vào năm 2007 với Đạo luật Quốc gia về Dịch vụ Tư pháp, quy định chỉnhững người có bằng cử nhân luật mới có thể làm việc trong lĩnh vực tư pháp, kể cả làthẩm phán hay chỉ là thư ký
Đảng phái chính trị tại Bhutan.
Trước năm 2008 thì hoạt động của các đảng phái chính trị ở Bhutan bị cấm hoàn toàn,mọi chuyện chỉ thay đổi với sự ra đời của bản Hiến pháp đã chuyển quốc gia này thànhmột quốc gia theo chế độ đa đảng Tuy nhiên hoạt động của các đảng phái chính trị đượcquy định rõ ràng và nếu muốn hoạt động hợp pháp, các đảng phái chính trị phải thỏa mãnmột số yêu cầu nhất định Các đáng phái phải đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết, không
đi ngược với Hiến pháp và phải có những hoạt động nhằm hướng đến những giá trị tốtđẹp cho người dân Ngoài ra thì trong Hiến pháp cũng đề nghị các đáng phái phải gópphần vào việc duy trì tinh thần đoàn kết, sự phát triển thịnh vượng về mọi mặt của quốcgia Các đáng phái cũng không được phép sử dụng các chiêu bài liên quan đến tôn giáo
và sắc tộc nhằm thu hút các cử tri (The Constitution of The Kingdom of Bhutan, 2008)
Ủy ban Bầu cử sẽ là cơ quan quản lý các đảng phái chính trị, cũng chính vì vậy mà cácđảng phái cũng phải đáp ứng được những quy định do cơ quan này đặt ra Đặc biệt lànhững quy định liên quan đến tổ chức hoạt động và tài chính của các đảng phái này Theo
đó thì các đảng chính trị nếu muốn hoạt động thì phải công khai cơ cấu tổ chức, bộ máylãnh đạo và điều lệ của mình cũng như phải có biểu tượng, tên và logo cụ thể rõ ràng
Trang 29Nguồn thu duy nhất chỉ có thể là các khoản đóng góp đến từ thành viên trong đảng cũngnhư các khoản khác được Ủy ban Bầu cử cho phép và phải minh bạch, thường xuyên báocáo với Ủy ban Bầu cử về các khoản thu của mình Các đảng phái chính trị không đượcphép nhận tài trợ từ các tổ chức và chính phủ nước ngoài, kể cả các tổ chức phi chínhphủ Điều này nhằm tránh tình trạng các thế lực nước ngoài lợi dụng quy định lỏng lẻo đểxây dựng ảnh hưởng của mình ở Bhutan, gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia Trong một
số trường hợp đặc biệt thì Tòa án Tối cao là cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ hoạt động củacác đảng chính trị, cụ thể bao gồm 4 trường hợp: Vi phạm Hiến pháp, nhận tài trợ từ nướcngoài, gian lận bầu cử và những trường hợp khác được quy định bởi cơ quan lập pháp vàcác bộ luật liên quan (The Constitution of The Kingdom of Bhutan, 2008)
Southasian, 2018)Để được phép tiến hành chạy đua bầu cử vào Quốc hội, các đảng pháichính trị cũng cần phải đăng ký với Ủy ban Bầu cử Đây cũng chính là cuộc bầu cử duynhất mà các đảng phái chính trị được phép tham gia vì ở Hội đồng Quốc gia và các cơquan địa phương, các ứng viên phải độc lập và không được đại diện cho bất kì một đảngphái chính trị nào Tính đến tháng 11 năm 2023, thời điểm ngay trước cuộc tổng tuyển cửQuốc hội nhiệm kỳ mới, ở Bhutan có 5 đảng chính trị được đăng ký hợp pháp với Ủy banBầu cử Sự tham gia của nhiều đảng chính trị đã tạo ra một bầu không khí chính trị ngàycàng cởi mở và dân chủ hơn trong nền chính trị Bhutan Đây là một bước tiến mạnh mẽtrong quá trình dân chủ hóa ở Bhutan đầu thế kỷ XX, để so sánh thì vào năm 2008 lúcBhutan mới chuyển sang nền chính trị đa đảng thì chỉ có 2 đảng chính trị tham gia bầu cửvào Quốc hội (vừa đủ số lượng các đảng theo quy định để tổ chức bầu cử Quốc hội).Chính trường của Bhutan cũng ngày càng khó đoán định và cuộc đua vào Quốc hộinhiệm kỳ nào cũng rất hấp dẫn vì không có một đảng chính trị nào chiếm ưu thế về tổngthể trong suốt từ năm 2008 đến nay mà danh sách các đảng cầm quyền thay đổi liên tụctrong suốt các nhiệm kỳ đã qua Một ví dụ đơn giản là Đảng Dân chủ Nhân dân (PDP)thất bại và trở thành đảng đối lập trong Quốc hội trong nhiệm kỳ 2008-2013, nhưng tạinhiệm kỳ 2013-2018 đảng này đã chiến thắng vang dội và trở thành đảng cầm quyền tạiBhutan (Himal Southasian, 2018) Mặc dù có mỗi đảng đều có tầm nhìn, chương trình
29
Trang 30hành động và tuyên ngôn riêng nhưng đa số đều có điểm chung hướng tới sự đoàn kếtcủa người dân Bhutan, hướng tới những cải cách trong xã hội, phát triển bền vững và đặcbiệt là bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của Bhutan Cũng có nhiều chính đảng
đã tự đăng ký hủy các hoạt động với Ủy ban Bầu cử, chủ yếu do thành tích hoạt động yếukém cũng như những khó khăn về mặt tài chính Trong danh sách này bao gồm đảngBình dân Bhutan (DCT) và đảng Nhân dân Bình đẳng Bhutan (BKP) vì những khó khăntrong quá trình hoạt động Bên cạnh đó, cứ qua mỗi cuộc bầu cử Quốc hội lại có thêmnhiều những đảng mới ra đời Danh sách 5 đảng chính trị hiện nay bao gồm (TheBhutanese, 2023):
Đảng Dân chủ Nhân dân (PDP): Được thành
lập và đăng ký bầu cử vào năm 2007, đây là
đáng phải chính trị đầu tiên được đăng ký hợp
pháp tại Bhutan Chủ tịch cũng là người sáng
lập đảng này là Sangay Ngedup, nguyên thủ
tướng và Bộ trưởng Nông nghiệp của Bhutan
Lãnh đạo đảng hiện nay là Tshering Tobgay,
một người cũng từng nắm giữ vị trí Thủ tướng
của Bhutan từ năm 2013-2018 PDP là một
trong những đảng phái chính trị lớn và có
tầm ảnh hưởng tại quốc gia nằm ở phía Nam dãy Himalaya này với nhiều thànhviên là các chính trị gia có tầm cỡ và tài năng, có xu hướng trung dung và trung tảtheo tư tưởng cấp tiến, chính vì vậy mà PDP thường được các cử tri ở khu vựcphía Nam và phía Tây của Bhutan ủng hộ, những vùng có trình độ dân trí cao củaBhutan Biểu tượng của PDP là hình ảnh chú ngựa trắng với nền là bầu trời ở xa.Chú ngựa trắng thể hiện cho sự nhiệt huyết, cấp tiến và sự thanh khiết trong khinền bầu trời ở phía sau thể hiện cho hòa bình và sự thịnh vượng của Bhutan(Election Commission of Bhutan) Ở cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên vào năm
2008, PDP thất bại trước đảng Hòa Bình và Thịnh Vượng (DPT) khi chỉ giành
H椃