NỘI DUNGI, Khái niệm Quy phạm pháp luật, ví dụ và phân tích cơ cấu của 5 quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam:Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ba
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN GIỮA KÌPHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Thị Ngọc Anh Sinh viên thực hiện: Nhóm 2
Hà Nội., ngày 23 tháng 11 năm 2021
1
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM 2
16 Bùi Thùy Trang 21 Vũ Tiến Thắng 26 Dương Thị Phương Thảo
17 Cấn Thị Thùy Tiên 22 Trịnh Phương Thảo 27 Tạ Thị Thanh Tâm 18 Trương Huyền Thương 23 Nguyễn Trần Phương Thảo 28 Trần Như Quỳnh 19 Nguyễn Lê Anh Thư 24 Nguyễn Thị Thanh Thảo 29 Tạ Thị Ngọc Quỳnh 20 Nguyễn Thị Thùy
( Nhóm Trưởng)
25 Đào Phương Thảo 30 Hà Dương Thúy Quỳnh
2
Trang 3MỤC LỤC
Chương 1 : Khái niệm về quy phạm pháp luật và phân tích ví dụ……….…………01
1.1 khái niệm quy phạm pháp luật……… 04
1.2 ví dụ và phân tích cơ cấu của 5 quy phạm pháp luật……… 05
1.3 kết luận………07
Chương 2: Đặc trưng của Công pháp Quốc tế ……… 07
2.1 Khái niệm Công pháp Quốc tế ……… 07
2.2 Các đặc trưng của Công pháp Quốc Tế………07
2.2.1 Đối tượng điều chỉnh……….07
2.2.2 Chủ thể ban hành……… 07
2.2.2.1 Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng………07
2.2.2.2 Các loại chủ thể……….08
2.3 Cơ chế cưỡng chế thi hành……… 10
Chương 3: Điều ước quốc tế……….11
Giới thiệu về điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia……… 11
3.1 Khái niệm Điều ước Quốc tế……… 11
3.2 Đặc Điểm Điều ước Quốc tế……… 12
3.3 Giới thiệu về Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982………13
3.3.1 Mục tiêu………13
3.3.2 Nội Dung Chính………14
TÀI LIỆU THAM KHẢO………17
3
Trang 4NỘI DUNG
I, Khái niệm Quy phạm pháp luật, ví dụ và phân tích cơ cấu của 5 quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành( hoặc thừa nhận) để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện Có pháp luật mọi hoạt động trên phạm vi quốc gia cũng như quốc tế mới có thể diễn ra theo đúng trật tự Sau đây là một số định nghĩa và ví dụ về một số yếu tố thuộc về pháp luật:
1.1 Khái niệm quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tẳc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định 1
Một trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tính quy phạm phổ biến, bởi pháp luật được tạo nên chủ yếu là từ các quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật vừa mang những đặc tính của pháp luật vừa có những đặc tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó:
- Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy cũng như các quy phạm xã hội khác nó là quy tắc xử sự của con người Quy phạm pháp luật luôn là khuôn mẫu cho hành vi của con người, nó chỉ dẫn cho con người cách xử sự (được làm gì, không được làm gì, hoặc phải làm gì, làm như thế nào) trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định
- Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh Mọi tổ chức, cá nhân ở vào những hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định đều phải thực hiện hành vi thống nhất như nhau Đây là tính chất chung của quy phạm pháp luật
1 Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, ĐH Luật Hà Nội, NXB tư pháp
4
Trang 5- Quy phạm pháp luật có thể tác động rất nhiều lần và trong thời gian tưong đối dài cho đến khi nó bị thay đổi, hoặc bị mất hiệu lực Nó được sử dụng trong tất cả mọi trường hợp khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu.
- Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người Nghĩa là, thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi nào của các chủ thể có ý nghĩa pháp lí, hành vi nào không có ý nghĩa pháp lí, hành vi nào phù hợp với pháp luật, hành vi nào trái pháp luật
- Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện Thuộc tính do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
- Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc, nghĩa là, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong đó chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh
- Quy phạm còn xác định rõ những hoàn cảnh, điều kiện tác động của mình, đồng thời còn chỉ ra những hậu quả pháp lí đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã được thiết lập trong quy phạm.
- Quy phạm pháp luật là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của hệ thống pháp luật +Quy phạm xung đột thống nhất là quy phạm pháp luật có trong các điều ước quốc tế do các bên kết ước xây dựng nên.
+Quy phạm xung đột thông thường là quy phạm pháp luật có trong các đạo luật trong nước (do mỗi quốc gia tự ban hành) 2
Trang 6- Giả định : trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
- Quy định : không nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm trong trường hợp này đó là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
- Chế tài : ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật đó là bị phạt cảnh cáo,phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm Ví dụ 2:
“ Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.” (điều 3 Bộ luật dân sự 2015)
- Giả định: Mọi cá nhân, pháp nhân
- Quy định: đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
Ví dụ 3:
“ Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyên riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.” (điều 5 Bộ luật hôn nhân và gia đình 2014) - Giả định: Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên.
- Quy định: được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình
Ví dụ 4:
Sự kiện bất ngờ quy định: “ Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể lường trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.” ( Theo chương 4, điều 20 Bộ Luật hình sự)
- Giả định: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể lường trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó
6
Trang 7- Quy định: không phải chịu trách nhiệm hình sự Ví dụ 5:
“Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm” ( Theo Điều 24, khoản 1 Bộ Luật hình sự)
- Giả đinh: Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ
- Quy đinh: Không phải là tội phạm 1.3 kết luận:
Nghiên cứu lí luận về quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lí luận nhận thức mà còn phục vụ rất thiết thực cho các hoạt động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật được chính xác, khoa học Ngoài ra, nó còn phục vụ việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo kĩ năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội Vì những lẽ đó mà lí thuyết về quy phạm
pháp luật cần được nghiên cứu chi tiết, đầy đủ.
II, ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ:
2.1, Khái niệm công pháp quốc tế:
Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được
các quốc gia và chủ thể khác của công pháp quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa
2.2, Các đặc trưng của công pháp quốc tế: 2.2.1 Đối tượng điều chỉnh :
Đối tượng điều chỉnh của luật nói chung là quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, luật quốc tế chủ yếu điều chỉnh liên quốc gia phát sinh giữa các nước với nhau Điều chỉnh các quan hệ nhiều mặt (chủ yếu các quan hệ chính trị, các quan hệ mang tính chất liên quốc gia, phát sinh giữa các chủ thể quốc tế), trước tiên và chủ yếu giữa các quốc gia với nhau.
3 Trường Đại Học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội.
7
Trang 8Chính trị là cơ sở, nền tảng thiết lập các mối quan hệ quốc tế Bởi lẽ trong quan hệ quốc tế, việc xác lập các quan hệ về mặt chính trị là cơ sở và nền tảng giúp cho các chủ thể thiết lập các quan hệ còn lại Chỉ những quan hệ mà phát sinh giữa các chủ thể quốc tế với nhau thì mới được công pháp quốc tế điều chỉnh, là đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế.
Như vậy, từ những nét khái quát trên, ta có thể kết luận: Đối tượng điều
chỉnh của công pháp quốc tế là các quan hệ nhiều mặt phát sinh trong đời sốngquốc tế nhưng chủ yếu là các quan hệ chính trị hoặc các khía cạnh chính trị.
2.2.2 Chủ thể ban hành luật
2.2.2.1 Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của chủ thể luật quốc tế
Chủ thể của công pháp quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế, là thực thể tham gia vào quan hệ quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế, đồng thời có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi mà chính nó gây ra.4
Dấu hiệu đặc trưng của chủ thể công pháp quốc tế:
- Có khả năng độc lập chịu trách nhiệm về mặt pháp lý quốc tế đối với hành vi chính nó gây ra.
- Trực tiếp tham gia vào các quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh - Có quyền và nghĩa vụ một cách riêng biệt đối với các chủ thể khác.
- Có ý chí độc lập, không lệ thuộc vào các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế
2.2.2.2 Các loại chủ thể luật quốc tế Quốc gia
Quốc gia - chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế (vì đa số các quan hệquốc tế có sự tham gia của quốc gia và quốc gia là một thực thể có chủ quyền).
Theo quy định tại Điều 1 của Công ước Montevideo 1933 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia thì quốc gia bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Dân cư ổn định, lãnh thổ được xác định, chính phủ, khả năng tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác.5
- Về phương diện pháp lý quốc tế, lãnh thổ xác định được hiểu là quốc gia phải có đường biên giới đề phân định lãnh thổ, biên giới với các quốc gia khác Hay nói cách khác, quốc gia phải có lãnh thổ được xác định và được thể hiện trên bản đồ địa lý hành chính thế giới.
- Một quốc gia có dân cư ổn định có nghĩa là đại bộ phận dân cư sinh sống, cư trú ổn định lâu dài trên lãnh thổ quốc gia là công dân mang quốc tịch của quốc gia, đồng thời họ có đầy các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của quốc
Trang 9- Ngoài các yếu tố cấu thành quốc gia về lãnh thổ, dân cư và Chính phủ, một quốc gia chỉ có tư cách chủ thể của luật quốc tế khi quốc gia đó là một quốc gia có chủ quyền Trong các quan hệ quốc tế thời hiện đại, chủ quyền quốc gia được coi là quyền tối cao của các quốc gia Chủ quyền được thể hiện trong các vấn đề đối nội và đối ngoại Đối nội: quốc gia các quyền lập pháp hành pháp, tư
pháp và quyền quyết định mọi vấn đề chính trị và các quốc gia khác không có
quyền can thiệp Trong đối ngoại hoàn toàn độc lập không lệ thuộc vào quốc gia nào.
Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết là một chủ thể đặc biệt của luật quốc tế (đặc biệt ở chỗ nó là một chủ thể đang trong thời kỳ quá độ tiến lên
thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền).
Dân tộc là một cộng đồng nhiều người, khối ổn định chung, được hình thành
trong một quá trình lịch sử lâu dài, sinh ra trên cơ sở một ngôn ngữ chung, một lãnh thổ chung, và được biểu hiện trong một nền văn hóa chung.6
Đặc trưng:
- Bị nô dịch từ một quốc gia hay một dân tộc khác
- Tồn tại trên thực tế một cuộc đấu tranh với mục đích thành lập một quốc gia độc lập
- Có cơ quan lãnh đạo phong trào đại diện cho dân tộc đó trong quan hệ quốc
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ là một chủ thể hạn chế của luật quốc tế Bởi nó được hình thành do các quốc gia thỏa thuận, xây dựng lên Thêm vào đó, quyền và nghĩa vụ quốc tế của tổ chức liên chính phủ là do quốc gia trao cho nó thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế Những tổ chức quốc tế liên chính phủ phải kể đến như Liên Hợp Quốc, Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO),
Một số đặc điểm của chủ thể này:
- Thành lập và hoạt động trên cơ sở Điều ước quốc tế - Thành viên của tổ chức quốc tế chủ yếu là các quốc gia
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế nhằm thực hiện mục đích đã đề ra.
- Có quyền năng chủ thể riêng biệt.7
Chủ thể khác: Vatican, Hong Kong, Macao,
2.3 Cơ chế cưỡng chế thi hành
6 Trường Đại Học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội.
7 Khoa Luật - Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội (2020), Đề cương Công Pháp Quốc Tế.
9
Trang 10Khác với pháp luật quốc gia, luật quốc tế không có các cơ quan cưỡng chế thi hành hữu hiệu như tòa án hay cảnh sát Do vậy, việc thực thi các quy phạm luật quốc tế chủ yếu dựa vào sự tự nguyện của các quốc gia thông qua việc xác định nguyên tắc tuân thủ những cam kết quốc tế là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Trường hợp một quốc gia vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quốc tế quy định thì luật quốc tế sẽ ràng buộc các chủ thể vi phạm những trách nhiệm pháp lý quốc tế cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại.8
Các biện pháp chế tài hoặc cưỡng chế thi hành thường do chính quốc gia tự
thực hiện thông qua hai hình thức chính sau đây:
- Cưỡng chế riêng lẻ : Là biện pháp cưỡng chế do một chủ thể thực hiện, tiến
hành bởi chủ thể bị vi phạm đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.
Ví dụ, quốc gia bị xâm phạm dùng một số biện pháp như cắt đứt quan hệ ngoại giao, chấm dứt quan hệ kinh tế, hủy bỏ quan hệ điều ước Trong trường hợp cần thiết thì có thể sử dụng quyền tự vệ hợp pháp bằng chính lực lượng quân
sự của mình để đáp trả.
- Cưỡng chế tập thể: Là biện pháp cưỡng chế do nhiều chủ thể thực hiện đối
với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.
Quốc gia bị xâm phạm có quyền liên kết với một hoặc nhiều quốc gia khác để chống lại hành vi xâm phạm và được thực hiện như biện pháp cưỡng chế cá thể Trong trường hợp cần thiết vì mục đích bảo vệ hòa bình an ninh quốc tế thì Liên Hợp Quốc sẽ sử dụng các biện pháp trừng phạt (cô lập, cấm vận về kinh tế, quân sự) hoặc dùng vũ lực để chống lại hành vi xâm phạm (theo Điều 39, 41, 42 Hiến chương Liên Hợp Quốc)9
+ Điều 39: Hội đồng bảo an xác định thực tại mọi sự đe dọa hoà bình, phá
hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
+ Điều 41: Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp
nào phải được áp dụng mà không sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể
cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.
+ Điều 42: Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41
là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng
8 James Crawford (2012), Brownlie’s Principles of Public International Law, NXB Đại học Oxford.
9 Lê Minh Toàn - Sách nói: Pháp Luật Đại Cương (Chương XIII: Công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế) tại trang phatphapungdung.com
10