Báo cáo thảo luận học phần pháp luật đại cương đề tài đề thảo luận 5

18 1 0
Báo cáo thảo luận học phần pháp luật đại cương đề tài đề thảo luận 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT1 Khái niệm về thừa kếThừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.Trong đó, thừa kế được chia thành 02 h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÁO CÁO THẢO LUẬN HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: Đề thảo luận 5

Giảng viên: Đinh Thị Ngọc HàNgười thực hiện: Nhóm 5Số lượng thành viên: 15Lớp HP: 232_TLAW0111_24

Trang 2

II GIẢI BÀI TẬP 11

1 Anh (chị) hãy chia thừa kế trong trường hợp trên 12

2 Giả sử Bình và Hoàng chết cùng thời điểm và đều không để lại di chúc thì việc chia thừa kế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em cũng như tập thể nhóm chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô gia đình và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Giảng viên Đinh Thị Ngọc Hà đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian qua Cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện thảo luận giải quyết các thắc mắc liên quan đến môn học của chúng em Nếu không có những sự chỉ bảo soi đường chỉ lỗi của cô bọn em nghĩ thật sự khó để có thể hoàn thiện được bài thảo luận.

Một lần nữa, em thay mặt nhóm chúng em cảm ơn cô!

Trang 4

I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 21h30-22h30 ngày 03/03/2024 Địa điểm: Google meet

II, Thành viên tham gia: (15/15)

58 Bùi Thị Ngân Giang 59 Bùi Hải Hà 60 Nguyễn Thị Thu Hà 61 Nguyễn Bích Hạnh 62 Lương Thanh Hoa 63 Cao Việt Hoàng 64 Phạm Thị Thanh Huyền 65 Trần Thị Mai Hương 66 Trương Nhật Lệ 67 Dương Thị Diệu Linh 68 Hoàng Trần Mai Linh 69 Nguyễn Thùy Linh 70 Trần Diệu Linh 71 Hoàng Thị Tuyết Mai 72 Đặng Thị Minh

III, Nội dung cuộc họp

Lên ý tưởng quay video Nhóm trưởng phân chia công việc bài tập cho từng thành viên.

IV, Kết thúc

Các thành viên trong nhóm nghiêm túc đóng góp tìm ra ý tưởng dựng video,tìm ra nội dung chính cần triển khai,phân chia công việc rõ ràng.

Nhóm trưởng

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 5 ( buổi 2)I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 21h30-22h15 ngày 07/03/2024 Địa điểm: Google meet

II, Thành viên tham gia: (15/15)

58 Bùi Thị Ngân Giang 59 Bùi Hải Hà 60 Nguyễn Thị Thu Hà 61 Nguyễn Bích Hạnh 62 Lương Thanh Hoa 63 Cao Việt Hoàng 64 Phạm Thị Thanh Huyền 65 Trần Thị Mai Hương 66 Trương Nhật Lệ 67 Dương Thị Diệu Linh 68 Hoàng Trần Mai Linh 69 Nguyễn Thùy Linh 70 Trần Diệu Linh 71 Hoàng Thị Tuyết Mai 72 Đặng Thị Minh

III, Nội dung cuộc họp

Chỉnh sửa lại kịch bản, chọn diễn viên đóng, lên lịch hẹn quay video, tìm kiếm địa điểm bối cảnh quay cụ thể.

IV, Kết thúc

Các thành viên trong nhóm đóng góp ý tưởng hoàn thiện kịch bản và nhận vai diễn.

Nhóm trưởng

Trang 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 5 ( buổi 3)I, Thời gian, địa điểm sinh hoạt:

Thời gian: 22h-23h ngày 12/03/2024 Địa điểm: Google meet

II, Thành viên tham gia: (15/15)

58 Bùi Thị Ngân Giang 59 Bùi Hải Hà 60 Nguyễn Thị Thu Hà 61 Nguyễn Bích Hạnh 62 Lương Thanh Hoa 63 Cao Việt Hoàng 64 Phạm Thị Thanh Huyền 65 Trần Thị Mai Hương 66 Trương Nhật Lệ 67 Dương Thị Diệu Linh 68 Hoàng Trần Mai Linh 69 Nguyễn Thùy Linh 70 Trần Diệu Linh 71 Hoàng Thị Tuyết Mai 72 Đặng Thị Minh

III, Nội dung cuộc họp

Xem lại video đã quay, tổng kết lại phần bài tập đã hoàn thành, giao nhiệm vụ edit video

IV, Kết thúc

Các thành viên trong nhóm hoàn thành cảnh quay, chốt lại video sau edit.

Nhóm trưởng

Trang 7

BẢNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 5

Chữ ký

58 Bùi Thị Ngân Giang 23D210056 - Diễn viên 59 Bùi Hải Hà 23D210057 - Thuyết trình 60 Nguyễn Thị Thu Hà 23D210058 - Bài tập 3 61 Nguyễn Bích Hạnh 23D210059 - Diễn viên 68 Hoàng Trần Mai Linh 23D210068 - Bài tập 3 69 Nguyễn Thùy Linh 23D210068 -Tổng hợp word,

Trang 8

BÀI TẬP THẢO LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG.(Nhóm 5)

BÀI TẬP:

Ông Bình và bà Minh là vợ chồng, có con là Hoàng (2000) và Hòa (2009) Hoàng có vợ là Hiền và có con là Loan và Toàn Năm 2022, Hoàng chết không để lại di chúc Năm 2023, Ông Bình chết Trước khi chết, ông Bình có di chúc hợp pháp là để lại cho Loan và Toàn mỗi cháu ½ tài sản của mình Biết:

Tài sản chung của Hoàng và Hiền là 800 triệu đồng Trước khi lấy Hiền, Hoàng có tài sản riêng là 500 triệu đồng Trước khi lấy Hoàng, Hiền có tài sản riêng là 200 triệu đồng Tài sản chung của ông Bình và bà Minh là 1,48 tỷ đồng Chi phí mai táng cho ông Bình hết 20tr

1 Anh (chị) hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.

2 Giả sử Bình và Hoàng chết cùng thời điểm và đều không để lại di chúc thì việc chia thừa kế có gì khác?

3 Chia thừa kế trong trường hợp Hoàng và Hiền chết cùng thời điểm do tai nạn vào năm 2022

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1) Khái niệm về thừa kế

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

Trang 9

- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

2) Điều 624 BLDS năm 2015 quy định về di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện

ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

3) Điều 612 BLDS năm 2015 quy định di sản “Di sản bao gồm tài sản riêng của

người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

4) Điều 630 Bộ Luật dân sự năm 2015: Di chúc hợp pháp

1 Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2 Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành

văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc 3 Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực 4 Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5 Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Trang 10

5) Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Người thừa kế không phụthuộc vào nội dung của di chúc

1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2 Quy định tại khoản 1 “Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”

Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định về điều này như sau: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

6) Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015: Những trường hợp thừa kế theo phápluật

1 Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

Trang 11

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

7) Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo phápluật như sau:

1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2 Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3 Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

8) Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân & gia đình năm 2014

2 Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Trang 12

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

9) Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế thế vị được quy định như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;

Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

10) Căn cứ theo Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc thừa kế củanhững người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm:

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật dân sự

II GIẢI BÀI TẬP

Hòa

Trang 13

1 Anh (chị) hãy chia thừa kế trong trường hợp trên

Năm 2022 anh Hoàng chết không để lại di chúc Tài sản chung của Hoàng và Hiền là 800 triệu.

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 luật hôn nhân & Gia đình năm 2014, tài sản chung của anh Hoàng và chị Hiền sẽ được chia đôi

Hiền = Hoàng = 8002 =400 (triệu)

Do trước khi lấy Hiền, anh Hoàng có tài sản riêng là 500 triệu Tổng di sản của anh Hoàng là: 400+500= 900 (triệu)

- Do anh Hoàng không để lại di chúc nên theo Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 trường hợp không có di chúc sẽ thừa kế theo pháp luật, chia thừa kế theo pháp luật như sau:

Tổng di sản của anh Hoàng là 900 triệu

- Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 thì ông Bình, bà Minh, chị Hiền, Loan, Toàn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Hoàng -Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 651 BLDS năm 2015 thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau nên di sản thừa kế của anh Hoàng được chia như sau:

ông Bình, bà Minh, chị Hiền, Loan, Toàn mỗi người được nhận: 9005 =180(triệu) Sau đó tới năm 2023, ông Bình chết Trước khi chết, ông Bình có di chúc hợp pháp là để lại cho Loan và Toàn mỗi cháu ½ tài sản của mình.

Trang 14

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 luật hôn nhân & Gia đình năm 2014, tài sản chung của ông Bình và bà Minh sẽ được chia đôi:

Ông Bình = bà Minh = 14802 =740¿)

Ông Bình, bà Minh mỗi người nhận được 180tr từ di sản của Hoàng, vậy Ông Bình = bà Minh = 740+180 = 920 (triệu)

Chi phí mai táng cho ông Bình hết 20 triệu, Vậy di sản của ông Hoàng là 920-20 = 900 (triệu)

- Vì Hoàng mất trước ông Bình nên khi ông Bình mất di sản để lại cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là Hoàng sẽ được chia cho cháu Loan, Toàn là người thừa kế thế vị căn cứ điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

- Căn cứ theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bà Minh, chị Hòa là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế.

Suất thừa kế mà một người được hưởng là: 9003 =300(triệu) Bà Minh, chị Hòa sẽ nhận được là: 23×300 200=(triệu) Số di sản còn lại: 900 – 400 = 500 (triệu)

Loan, Toàn mỗi người được hưởng: 5002 =250(triệu)

Bà Minh nhận được: 920+200= 1,12 (tỷ)

Loan, Toàn mỗi người nhận được: 180+250= 430( triệu)

Chị Hiền nhận được: 400 + 180 =580 (triệu), cả tài sản riêng 200 triệu chị Hiền có tổng: 580 + 200= 780 (triệu)

Trang 15

2 Giả sử Bình và Hoàng chết cùng thời điểm và đều không để lại di chúc thìviệc chia thừa kế có gì khác?

Vì ông Bình và anh Hoàng chết cùng thời điểm và không để lại di chức nên căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS năm 2015, chia thừa kế theo pháp luật như sau:

Tổng tài sản của ông Bình là 740 triệu (theo như câu 1)

Chi phí mai táng hết 20tr vậy ông Bình để lại di sản là: 720 (triệu)

- Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 thì bà Minh, anh Hoàng, chị Hòa thuộc hàng thừa kế thứ nhất của của ông Bình Tuy nhiên, anh Hoàng mất cùng lúc với ông Bình nên di sản của ông Bình sẽ được chia cho 2 cháu là Loan, Toàn thừa kế, căn cứ điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 651 BLDS năm 2015 thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau nên di sản thừa kế của ông Bình được chia như sau:

Bà Minh, Loan+Toàn ( chung 1 suất), chị Hòa mỗi người được nhận: 7203 =240 (triệu)

Loan, Toàn mỗi người nhận được là: 2402 =120 (triệu) Tổng số di sản của Hoàng là: 900 triệu (theo như câu 1)

-Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 thì bà Minh, chị Hiền, Loan, Toàn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Hoàng.

Trang 16

- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 651 BLDS năm 2015 thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau nên di sản thừa kế của anh Hoàng được chia như sau:

Bà Minh, chị Hiền, Loan, Toàn mỗi người được nhận: 9004 =225 (triệu)

Bà Minh được nhận: 740+240+225=1,205 (tỷ) Chị Hòa được nhận: 240 (triệu)

Chị Hiền được nhận: 400+200+225=825 (triệu) Loan, Toàn mỗi người được nhận: 120+225=345 (triệu)

3 Chia thừa kế trong trường hợp Hoàng và Hiền chết cùng thời điểm do tainạn vào năm 2022.

Năm 2022, Hoàng và Hiền chết cùng thời điểm do tai nạn

Căn cứ theo Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 Hoàng và Hiền chết cùng thời điểm họ sẽ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng

Tổng di sản của Hiền là: 600 (triệu)

-Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 thì Loan, Toàn, anh Hoàng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chị Hiền Tuy nhiên anh Hoàng chết cùng thời điểm với chị Hiền nên anh Hoàng sẽ không được thừa kế di sản của chị Hiền.

- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 651 BLDS năm 2015 thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau nên di sản thừa kế của chị Hiền được chia như sau:

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01