Lý do chọn đề tài Phật giáo là tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và thực sự đã trởthành một góc trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.. Với nội dung cơ bản của giá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN – XÃ HỘI
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Mã sinh viên Tên sinh viên Ngày sinh
1 DTZ1156140052 Dương Thị Huê 04/05/1993
2 DTZ1156140033 Ngô Thị Hiền 14/12/1993
3 DTZ1156140030 Nguyễn Thị Hoài 13/03/1993
4 DTZ1156140048 Nguyễn Thị Lựu 20/05/1992
5 DTZ0956130088 Giá Thị Loan 26/02/1991
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013
MỤC LỤC
Trang 2MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Đóng góp của đề tài 2
7 Ý nghĩa của đề tài 2
8 Bố cục của đề tài 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM 2
1.1 Vài nét về Phật giáo 2
1.1.1 Sự ra đời của Phật Giáo 2
1.1.2 Tiểu sử Phật Thích Ca 2
1.1.3 Giáo lý cơ bản của Phật Giáo 2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam 2
1.2.1 Quá trình Phật Giáo du nhập vào Việt Nam 2
1.2.2 Quá trình phát triển của Phật giáo ở Việt Nam 2
1.2.3 Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam 2
Tiểu kết chương 1 2
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT NHÂN QUẢ, NGHIỆP BÁO CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI QUAN NIỆM, THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 2
2.1 Nội dung cơ bản của thuyết nhân quả của Phật giáo 2
2.1.1 Khái niệm thuyết nhân quả 2
2.1.2 Nội dung của thuyết nhân quả 2
2.1.3 Biểu hiện của thuyết nhân quả 2
2.2 Nội dung cơ bản của thuyết nghiệp báo 2
2.2.1 Khái niệm thuyết nghiệp báo 2
Trang 32.2.2 Nội dung thuyết nghiệp báo 2
2.2.3 Biểu hiện của nghiệp báo 2
2.3 Những tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam 2
2.3.1 Tác động đến quan niệm ứng xử nhân sinh 2
2.3.2 Thể hiện qua phong tục tín ngưỡng 2
2.3.3 Thể hiện qua đời sống, lời ăn tiếng nói hàng ngày 2
2.3.4 Thể hiện qua các loại hình văn hóa nghệ thuật 2
2.4 Vai trò của thuyết nhân quả, nghiệp báo đối với thái độ sống của con người hiện nay 2
Tiểu kết chương 2 2
KẾT LUẬN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phật giáo là tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và thực sự đã trởthành một góc trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam Phật giáo đượcbiết đến như một tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam đồng thời ở cả một số nướcchâu Á khác Với nội dung cơ bản của giáo lý đạo Phật là lý giải nguyên nhânnỗi khổ của con người và con đường giải thoát nó, cùng những tư tưởng củalòng nhân ái và chia sẻ; tinh thần nhân văn, hướng thiện; lòng vị tha và khoandung; tinh thần đoàn kết, hợp tác trong lao động… Hơn nữa, Phật giáo đã để lạinhững dấu ấn, ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tâm linh, văn hóa, đạo đức củangười Việt Đó là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của Phật giáo có nhữngnét tương đồng với những quy tắc, chuẩn mực nền đạo đức mới và được nhiềungười tin theo, phát huy Họ lấy niềm tin vào Phật giáo làm lẽ sống của mình,lấy triết lý Phật giáo làm một trong những chỗ dựa để điều chỉnh hành vi, hoànthiện nhân cách, lành mạnh hóa cách ứng xử trong các mối quan hệ giữa cá nhânvới cá nhân, giữa cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội Một trong nhữngnội dung thể hiện rõ ảnh hưởng Phật giáo là Thuyết Nhân Quả, Nghiệp Báo
Vì vậy, chúng em chọn đề tài: “Sự tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam”.
Trang 5Cuốn “Đạo đức học Phật giáo” do hòa thượng Thích Minh Châu giới
thiệu và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995 là những bàitham luận của nhiều tác giả Các tác giả đã nêu những cơ sở và nhiều phạmtrù đạo đức của Phật giáo và phân tích rõ them một số nội dung của chúng.Ngoài ra còn một số bài viết :
- “Nghiệp hay định luật đạo đức nhân quả” của Thích Phước Sơn
- “Nhận thức về Nhân quả và Nghiệp” của tác giả Thích Giác Khang.
- “Nghiệp là một định luật luân lý của đạo đức” của Ni Sinh: Thích nữ
Diệu Minh
Nhìn chung các bài viết đều có khai thác một cách khái quát, hoặc là mộtkhía cạnh về các vấn đề liên quan đến Phật giáo Ở từng góc độ thì họ lạitiếp cận và có quan điểm khác nhau cũng như hướng đi khác nhau
Hiện, chúng tôi chưa thấy một công trình hay bài viết nào có tính hệ thốngvề công việc mà chúng tôi tiến hành Xuất phát từ những suy nghĩ và pháthiện như trên, đã chỉ cho chúng tôi những công việc cần phải làm
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu được nội dung cơ bản của thuyết nhân quả, nghiệp
báo của Phật giáo, qua đó tìm ra những ảnh hưởng, tác động của nó
đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam
- Nghiên cứu đề tài này nhóm còn góp phần làm tư liệu cho việc
nghiên cứu sau này và nhóm cũng muốn được đóng góp một phần nhỏ
bé của mình vào việc nghiên cứu những ảnh hưởng của Phật giáo đối
với người Việt Nam
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tiếp cận cơ sở, đặc điểm, những phạm trù cơ bản của Phật giáo
- Tiếp cận những tín ngưỡng, tâm lý, quan niệm sống của người
Việt Nam
Trang 6- Góp phần lý giải sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, đặc
biệt là những tác động, ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đối với người
Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: Thu thập thông tin,
tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài thông qua: sách, báo, internet…
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tiến hành phân chia vấn
đề nghiên cứu thành các bộ phận nhỏ để thuận lợi hơn trong việc tìm
hiểu và đảm bảo tính sâu sắc của từng bộ phận Sau khi phân tích
xong, sử dụng phương pháp tổng hợp để hoàn thành bài báo
6 Đóng góp của đề tài
Thông qua việc giải quyết nhiệm vụ để đạt được mục đích như
trên, chúng tôi đã khái quát nội dung nghiên cứu để xây dựng chúng
theo một hệ thống riêng của mình Từ đó lý giải sự ảnh hưởng của
giáo lý Phật giáo tới người dân Việt Nam
7 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài làm sáng tỏ những tác động, ảnh hưởng của thuyết nhân
quả, nghiệp báo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam
8 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội
dung của đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về Phật giáo và quá trình phát triển
của Phật giáo ở Việt Nam
Chương 2: Tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật Giáo đối với quan niệm, thái độ sống của người Việt Nam
Trang 7CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
1.1 Vài nét về Phật giáo
1.1.1 Sự ra đời của Phật Giáo
Tôn giáo là một nhu cầu của bộ phận văn hóa tinh thần của từng con người,từng cộng đồng xã hội Trong đó Phật giáo là một trào lưu tôn giáo với cái đích
là hướng con người tới sự giải thoát khỏi nỗi thống khổ Nó xuất hiện vào cuốithế kỉ thứ VI trước công nguyên ở Ấn Độ thuộc vùng đất Nêpan ngày nay
Đạo Phật ra đời trên nền tảng của một nền văn hóa, văn minh lớn – Văn minhVêđa với người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni Sự ra đời của đạo Phật thể hiệntinh thần phản kháng của những người nghèo chống lại thuyết bốn đẳng cấp củađạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi thống khổ triềnmiên trong xã hội nô lệ Ấn Độ
Theo đạo Bà la môn, mỗi người thuộc một đẳng cấp nhất định: Bà la môn,quý tộc, bình dân gồm người buôn bán, thợ thủ công, nông dân và nô lệ… tức là
có bốn đẳng cấp là Tăng lữ - đẳng cấp cao quý nhất là Bà la môn sinh ra từmiệng của đấng tối cao là thần Sáng Tạo Brahmâ và thấp hèn nhất là nô lệ.Người đẳng cấp nào sẽ mãi mãi thuộc đẳng cấp ấy, không thể thay đổi
Đạo Bà la môn chủ trương đại sát sinh và hiến tế nên gia súc bị giết chết rấtnhiều để hiến tế, thậm chí tế cả người Đối với phụ nữ, chồng chết phải hỏathiêu và vợ cũng phải hỏa thiêu theo… Chính từ những bất bình đẳng của việcphân chia đẳng cấp này đã dẫn đến những mâu thuẫn lớn trong xã hội, nó đã trởthành một trong những cơ sở để Phật giáo ra đời
Là một đạo giáo hòa bình tràn đầy đức tính từ bi, trí tuệ dũng cảm, bìnhđẳng, vô ngã, vị tha,…hiện nay Phật giáo lan khắp ra năm châu bốn biển Khôngchỉ thu hẹp trong vùng Châu Á như trước đây, mà nó còn được truyền đi khắpcác xứ lân cận với số tín đồ chính thức khoảng trên 300 triệu người
Trang 81.1.2 Tiểu sử Phật Thích Ca
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ở miền Trung Ấn Độ mà nay gọi là nướcNepal, một nước ở ven sườn dãy Himalaya dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giápvới nước Tây Tạng Thích ca là họ của ngài, theo tục lệ của Ấn Độ thì người conphải lấy họ của mẹ là Thích ca Mâu ni có nghĩa là bậc thánh, Thích Ca Mâu Ni
có nghĩa là bậc thánh của dòng họ Thích Ca
Đức Phật Thích Ca xuất thân từ đẳng cấp thứ hai của xã hội Ngài là thía
tử con vua Tịnh Phạn ở thành Ca tì la vệ (Kapilavastu), mẹ ngài là Hoàng hậu
Ma da Nước Ca tỳ la vệ tức là xứ Pipaova ở phía Bắc thành Ba la nại (Bénares)ngày nay Thái tử sinh lúc mặt trời vừa mọc, nhằm ngày trăng tròn tháng hai Ấn
Độ, tức là ngày mồng tám tháng tư lịch Tàu Ngài sinh vào khoảng 563 nămtrước Tây lịch Hoàng hậu Ma da trên đường về ở về ngang qua vườn Lâm tỳ nicủa vua Thiện Giác thì sinh ngài dưới cây vô ưu Khi mới sinh, ngài đứng trên
hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, miệng nói: “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn” (Trên trời, dưới trời ta là bậc tôn quý hơn cả) Trước khi sinh
Hoàng Hậu mộng thấy con voi trắng sáu ngà chui qua hông phải Khi sinh ra,ngài có 32 tướng tốt và 80 vẽ đẹp Một đạo sĩ danh tiếng thời đó là A Tư Ðà đã
đoán tướng ngài: “Nếu sau này làm vua, thì trị vì thiên hạ, nếu xuất gia thì chứng quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác” Vua cha rất mừng vì đã có
người nối nghiệp Khi lớn lên ngài tỏ ra xuất chúng, học một biết mười, văn võsong tài Ngài thường trầm tỉnh suy tư và có một tình thương rộng lớn đối vớimuôn loài
Một ngày nọ, Thái tử đi ra ngoài thành dạo chơi và lần đầu tiên trong đờiđược tiếp xúc với những sự thật đen tối và đáng sợ: Thái tử lần lượt gặp mộtngười già yếu, một người bệnh tật, một xác chết và cuối cùng là một vị tu sĩ vớidung sắc giải thoát, khoan thai đi trên đường Thái tử nghiệm thấy mình dù làThái tử con vua, cũng không thể thoát khỏi cảnh già, đau, và chết; những hìnhảnh siêu thoát của vị Tu sĩ đã giúp Thái tử sớm thấy được con đường dẫn đếngiác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người, con
Trang 9đường dẫn tới cõi Niết bàn Vua cha sợ ngài xuất gia không ai nối nghiệp trị vì,nên tìm cách giữ chân ngài bằng thú vui ngũ dục và cưới vợ sớm lúc ngài 16tuổi Vợ ngài là công chúa Da Du Ðà La, con gái của vua Thiện Giác, một nướcláng giềng và sinh một con trai đặt tên là La Hầu La (có nghĩa một sợi giây tróibuộc) Tuy nhiên, trên mặt Thái tử luôn luôn lộ nét buồn kín đáo và, ngài đã nóivới vua cha xin đi xuất gia để tìm phương cứu mình, cứu đời nhưng không đượcchấp thuận, sau đó đang đêm ngài bỏ hoàng cung với ngôi vị cao quý, bỏ cảngười vợ đẹp và con trai, một mình tầm sư học đạo Bấy giờ, thái tử vừa tròn haimươi chín tuổi
Đi sâu vào rừng đến bờ sông Anoma, ngài cắt tóc và thay đổi y phục traolại bảo Xa nặc đem về dâng Phụ hoàng và tỏ rõ sự tình Từ đây, Thái tử đã trởthành một đạo sĩ và dấn thân trên đường tìm đạo Ngài đi đến thành Vương xá(RajagrÌha) xứ Ma kiệt đà, tìm đến các vị Đạo sĩ Bà la môn mà tham khảophương pháp tu hành Sau một thời gian tu luyện, Ngài không thỏa mãn Ngàiliền vào rừng Ưu lâu tần loa xứ Phật đà già da (Bouddhagaya) tu hạnh ép xác,một ngày chỉ ăn một hạt mè, hạt gạo và suy nghĩ trong sáu năm, song vẫn thấy
vô hiệu Ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh ấy không phải là lối tu giải thoát Và saukhi nhận bát sữa của nàng Tu xà đề dâng cúng, thân thể bình phục, tâm hồn sảng
khoái, ngài đến dưới gốc cây bồ đề ngồi trên thảm tọa và nói rằng: "Nếu không tìm ra chân lý thì thà chết ta không rời thảm tọa này" Sau khi thiền định dưới
gốc cây Bồ đề 49 ngày, ngài chứng đắc quả vị Phật thấy rõ chân lý cuộc đời.Khi đó ngài tròn 35 tuổi
Từ khi thành đạo, ngài du hóa khắp nơi, thuyết pháp, giáo hóa độ sinh,đem lại lợi ích cho rất nhiều người tin theo đạo ngài Qua bốn mươi chín nămtrải thân hành đạo không ngừng nghỉ, ngài nhập diệt tại rừng Sala song thọ, khi
ấy ngài tám mươi tuổi
1.1.3 Giáo lý cơ bản của Phật Giáo
Giáo lý cơ bản của Phật giáo thể hiện ở: Luật Nhân Quả, Luân Hồi, VôThường, Vô Ngã và Tứ Diệu Đế
Trang 10Luật Nhân Quả: Đạo Phật chủ trương rằng, đời sống con người cũng như
của tất cả sự vật hiện tượng đều không phải do một đấng sáng thế nào sinh ra màtất cả đều do nhân duyên Con người sở dĩ có sai khác trong hình hài, dáng vẻ,hoàn cảnh sống là do đã gieo “nhân” thiện ác khác nhau
Lý Luân Hồi: là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của
những kiếp sống và sự chuyển sinh liên tục đó thường biểu thị bằng bánh xeđược gọi là bánh xe luân hồi Từ chỗ luận giải về Luật Nhân Quả, Đạo Phật chủtrương con người do nghiệp sinh ra, sinh ra lại tạo nghiệp nên cứ trôi lăn mãitrong vòng luẩn quẩn không thoát ra được
Vô Thường: Soi xét cuộc đời, đạo Phật cho rằng tất cả mọi sự vật, sự việc,
hiện tượng không có gì tồn tại vĩnh viễn, bất biến mà tuân theo quy luật vôthường: Có sinh ra, có tồn tại, có biến đổi và có diệt mất Tất cả những sự sinh
ra, tồn tại, biến hoại, và mất đi đó đều do Nhân Duyên mà ra
Vô Ngã là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định Con
người cũng chỉ là sự tập hợp của 5 uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức chứ khôngphải là một thực thể lâu dài
Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế, là cốt lõi giáo pháp của đạoPhật và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo Bốn chân lí này chính làcâu trả lời cho câu hỏi của thời đại đó là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trongluân hồi và liệu con người có hội thoát khỏi nó hay không?
Tứ diệu đế là : Bốn chân lí mà Đạo Phật khẳng định là tuyệt đối đúng khi
nhận thức về cuộc đời
1 Khổ đế : Chân lí về các nỗi khổ Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng đang
tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn Sinh, lão, bệnh, tử, xalìa người mình yêu quý, ở gần người mình ghét bỏ, không đạt sở nguyện,
là 8 điều khổ Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm Ngũ uẩn làcác điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ
Trang 112 Tập đế là chân lý về nguyên nhân của các nỗi khổ Nguyên nhân chủ yếu
là luân hồi, mà nguyên nhân của luân hồi là nghiệp, sở dĩ có nghiệp là dolong ham muốn như ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…
3 Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ Đạo Phật cho rằng, con
người có khả năng thoát khỏi sự khổ đau, ràng buộc của thế gian để đạttới sự giải thoát rốt ráo, tuyệt đối (Niết Bàn) Muốn đạt đến Niết Bàn thìphải chấm dứt luân hồi
4 Đạo đế: chân lý về con đường dẫn đến bất diệt khổ Phương pháp để đạt
sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo Không thấuhiểu Tứ diệu đế được gọi là vô minh
Phật xác nhận ba đắc tướng của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy màcon người phải chịu khổ Nhận thức ba dấu ấn, đặc trưng này của sự vật đồngnghĩa bước đầu đi vào đạo Phật
Khổ được giải thích là xuất phát từ ái và vô minh và một khi dứt đượcnhững nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử hữu luân Cơ chếlàm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thíchbằng thuyết Duyên khởi pi Chấm dứt luôn hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việcchứng ngộ Niết bàn Theo con đường dẫn đến Niết-bàn là Bát chính đạo
Bát chính đạo bao gồm:
1 Chính kiến: Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
2 Chính tư duy: Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về úy
nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm
3 Chính nghĩa: Không nói dối hay không nói phù phiếm.
4 Chính nghiệp: Tránh phạm giới luật.
5 Chính mệnh: Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh
vật) như đồ tể Thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện
6 Chính tinh tiến: Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
7 Chính niệm: Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý.
8 Chính định: Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gia.
Trang 12Con đường tám nhánh này có thể phân loại thành ba loại gọi là: Tam học tức
là tu học Giới và Huệ Những tư tưởng cơ bản cuả Phật - đà đều được nhắc lạitrong các kinh sách, nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và
vì vậy ngày nay có nhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết líhết sức phức tạp
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam
1.2.1 Quá trình Phật Giáo du nhập vào Việt Nam
Phật Giáo du nhập vào Viêt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên.Phật Giáo đến với Việt Nam qua hai con đường:
Con đường trực tiếp là qua đường biển, lợi dụng được luồng gió thổi định
kì vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở Đông nam Á, nhữngthương nhân Ấn Độ đã tới các vùng này để buôn bán Trong các chuyến đi nàycác thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho đoàn
và các vị tăng này nhờ đó mà truyền bá đạo Phật vào Đông Nam Á Giao Châutiêu biểu bấy giờ là Luy Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trungtâm phật giáo quan trọng vì là nơi nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền Dotiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên
âm trực tiếp thành "Bụt", từ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian Phật
giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu Thừa, Bụt được coi như một vịthần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5,
do ảnh hưởng của Đại Thừa đến từ Trung Quốc mà từ "Bụt" bị mất đi và được thay thế bởi từ "Phật" Trong tiếng Hán , từ Buddha được phiên âm thành "Phật đà", "Phật đồ" rồi được rút gọn thành "Phật"
Con đường gián tiếp: Qua các vị cao tăng Trung Quốc trong quá trìnhhành hương về đất Phật qua đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa con đườngnày nối liền Đông Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ hoặc phía Trung Á,một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng samạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà Cũng có thể các thươngnhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông
Trang 13Đà mà vào Việt Nam Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói
rõ: "Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An".
1.2.2 Quá trình phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm Nó đã ăn sâu bám rễ trongđời sống nhân dân Việt Nam
Giai đoạn từ cuối thế kỷ I đến thế kỷ X, đạo Phật đã từng bước hình thành
và khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Đếnthời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành Quốc giáoảnh hưởng tới mọi vấn đề trong cuộc sống Đến đời Hậu Lê, Nho giáo nổi lênvới vai trò Quốc giáo giữ địa vị chính yếu về tư tưởng, chính trị, đạo đức khiếnPhật giáo đi vào suy thoái
Đến đầu thế kỷ XVII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật,chỉnh đốn xây chùa mang lại nhưng bước tiến mới cho đạo Phật nhưng vì một
số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên phong trào không đạt được nhưngbước tiến quan trọng dần đi vào thoái trào
Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa nhưng Phậtgiáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam vớinhững đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu
Hiện nay, Phật giáo Việt Nam tuy có một số khác biệt giữa Đại Thừa ởmiền Bắc và Tiểu Thừa ở Miền Nam về giáo lý, giáo luật nhưng đều thóng nhất
ở phương châm “ đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội ” góp phần giáo dục
Trang 14đạo đức con người, xây dựng đất nước hòa bình, phát triển.Phật giáo có khoảng
8 tín đồ Phật Tử - là tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam hiện nay
1.2.3 Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống
Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờthần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứpháp: Mây, Mưa, Sấm, Chớp Tuy nhiên bốn vị thần này đã được “Phật hóa”.Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, PhậtPháp Lôi, Phật Pháp Điện Trên thực tế, các tượng này hoàn toàn điêu khắc theotiêu chuẩn của một pho tượng Phật Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẽđẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn,khuôn mặt đầy long từ mẫn.v.v.v Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhautạo nên các ngôi chùa “tiền Phật, hậu thần” hay “ tiền Phật, hậu Mẫu” NgườiViệt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc,
… vào thờ trong chùa Đa số các chùa còn để cả bát bia hậu, bát nhang cho cáclinh hồn đã khuất Điều này đã giải thích tại sao Phật giáo đã hưng thịnh cùngđất nước
Phật giáo Việt Nam có sự dung hòa giữa các tôn giáo
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Côngnguyên Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo Rồi
tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên “Tam giáo đồng nguyên” (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và “Tam giáo đồng quy” (cả ba tôn giáo có cùng mục
đích) Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thểxác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người Trong nhiều thế
kỷ, hình ảnh “Tam giáo tổ sư” với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái,Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào trong tâm tức mọi người Việt
Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáokhác để hình thành Đạo Cao Đài vào tháng 10 năm 1926 với quan điểm là
“Thiên tân hợp nhất” và “Vạn giáo nhất lý”.
Trang 15Phật giáo Việt Nam có sự dung hòa giữa các tông phái
Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam đã trộnlẫn với nhau Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo Nhiều vịthiền sư đời Lý Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,… đều giỏipháp thuật và có tài thần nông biến hóa Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độtông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát
Các điện thờ ở chùa miền Bắc vô cùng phong phú các loại tượng Phật, BồTát, La Hán của các tông phái khác nhau Các chùa miền Nam còn có xu hướngkết hợp Tiểu thừa với Đại thừa Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ PhậtThích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnhPhật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn cóáo nâu, áo lam
Phật giáo Việt Nam mang tính hài hòa âm dương
Sau tính tổng hợp thì hài hòa âm dương là một trong những đặc tính kháccủa lối tư duy nông nhiệp, nó ảnh hưởng đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phậtgiáo Việt Nam thiên về nữ tính
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành
“Phật ông – Phật bà” Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) làvị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên còn được gọi là Quan Âm Nam Hải.Ngoài ra, người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như Man Nương PhậtMẫu, (tên khác là Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện ( tênkhác là Phật Bà Chùa Hương, Bà Chúa Ba)
Phật giáo Việt Nam mang tính linh hoạt
Phật giáo Việt Nam còn một đặc điểm đó là rất linh hoạt, mà các nhà Phật
thường gọi là “tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên” Điều này
có nghĩa là tùy vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáotheo các cách khác nhau Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật
Ngoài ra, Phật ở Việt Nam còn mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ôngBụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),…
Trang 16Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ
nữ Việt Nam
Ngoài những đặc điểm cơ bản trên thì Phật giáo Việt Nam còn có đặcđiểm sau: Phật giáo Việt Nam có thể dung hòa với các thể chế chính trị xã hội,Phật giáo Việt Nam dung hòa tín ngưỡng đa thần trong thờ Phật
Tiểu kết chương 1
Tôn giáo là một nhu cầu của bộ phận văn hóa tinh thần của từng conngười, từng cộng đồng xã hội Trong đó Phật giáo ra đời là một trào lưu tôn giáotràn đầy đức tính từ bi, trí tuệ dũng cảm, bình đẳng, vô ngã, vị tha…
Với giáo lí cơ bản của Phật giáo thể hiện ở: Luật Nhân Quả, Luân Hồi, VôThường, Vô Ngã và Tứ Diệu Đế Phật giáo đã được truyền bá vào Việt Nam vàđã dần đi sâu vào tiềm thức của mỗi một người con dân đất Việt
Trang 17CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT NHÂN QUẢ, NGHIỆP BÁO CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI QUAN NIỆM,
THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
2.1 Nội dung cơ bản của thuyết nhân quả của Phật giáo
2.1.1 Khái niệm thuyết nhân quả
Giáo lý Phật giáo cho rằng: “Nhân” là nguyên nhân, “Quả” là kết quả.
Nhân là cái mầm Quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh Nhân là năng lựcphát động, Quả là sự hìnhthành của năng lực phát động ấy Nhân và quả là haitrạng thái nối tiếp nhau mà có Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không
có quả thì không có nhân
Trong thế giới tương quan của hiện tượng, mỗi hiện hữu đều có nguyêncủa nó Nguyên nhân của sự có mặt của các hiện hữu gọi là nhân và hiện hữu gọ
là quả Mỗi hiện tượng vừa là kết quả vừa là nguyên nhân Tương quan nhânthành quả ấy gọi là tương quan duyên sinh
2.1.2 Nội dung của thuyết nhân quả
Nhân thế nào thì quả thế ấy: Một người chủ nông trại nọ muốn mình thu
hoạch được nhiều đậu thì tất nhiên phải gieo trồng hạt giống đậu
Một nhân không thể sinh ra quả: sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp
của nhiều nhân duyên Cho nên không có một nhân nào, có thể tự tác thành kếtquả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác
Trong nhân có quả, trong quả có nhân: trong nhân đã có sẵn mầm mống
của quả Mỗi vật, vì thế, đều có thể gọi là nhân hay quả được: đối với quá khứthì nó là quả nhưng đối với tương lai thì nó là nhân Nhân và quả là sự tiếp nối
và đắp đổi cho nhau
Sự chuyển biến từ nhân thành quả có lúc nhanh nhưng cũng có lúc chậm,chứ không phải bao giờ cũng đồng nhất trong một khoảng thời gian nhất định
Vì thế các nhà nghiên cứu đã phân loại nhân quả thành nhân quả đồng thời vànhân quả khác thời
Trang 18Theo thuyết này, con người sở dĩ có thân hình ngày nay đều là do trướcđây đã gieo “nhân” Gieo nhân tốt đẹp thì đượchlà do trước đây đã gieo “Nhân”.Gieo Nhân tốt đẹp thì được hưởng quả tốt, gieo nhân xấu thì được quả xấu.
2.1.3 Biểu hiện của thuyết nhân quả
Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sanh báo vàhậu báo Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp, có thể ngay tức khắc,hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một đời này Sanh báo
là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới Vì vậy, có những ngườitạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhơn ác đã tạo từ kiếp trước.Hậu báo là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này, quả không trổ liền ởkiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp về sau mới trổ, vì duyên chưa đủ Y
cứ về lý nhân quả mà nói ba thời, ba khía cạnh của nhân quả
Nhà Phật có nói: “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến kết quả của nó” Con
người chúng ta làm việc đôi khi do bản năng, tính háo thắng hoặc thiếu suy nghĩ
mà không lường trước những hậu quả của nó Phần lớn những sự thất bại trongcông việc đều do những yếu tố chủ quan trên mà ra Vì vậy, áp dụng đạo lý nhânquả vào các công việc xã hội, chúng ta sẽ có được những thành công trong laođộng Người hiểu luật nhân quả sẽ không cho phép mình suy nghĩ, nói năng vàlàm việc xấu Nếu mọi người ai cũng được vậy thì đất nước sẽ văn minh, xã hội
có văn hoá, gia đình sẽ hạnh phúc Vì thế, giáo dục con người biết suy nghĩ tốt,làm việc lành là một nhiệm vụ cao cả và thiết yếu
Những ai có niềm tin xác tín về nhân quả, thiện ác, dĩ nhiên khi suy nghĩ,nói năng hay hành động gì đều phải có thái độ thận trọng Một tách nước trà lỡ
đổ xuống đất, muốn lấy lên lại không dễ Một ý nghĩ, lời nói, hành động xấu ácbuông ra lỡ lầm, mang lại một hậu quả ghê gớm khôn lường Một bài kệ nói vềnhân quả như sau:
“Dục tri tiền thế nhân Kim sanh thọ giả thị
Trang 19Dục tri lai thế quả Kim sanh tác giả thị.”
Tạm dịch:
“Muốn biết nhân đời trước Xem thọ nhận đời này Muốn biết quả đời sau Xem tạo tác đời này.”
Cái thông dụng trong cuộc sống này, chánh báo và y báo của mình, xemthử mình mang thân như thế nào, con người có hạnh phúc hay không, nghèo haygiàu, ngu hay trí… cứ nghiệm lại mà biết rằng nhân đời trước mình tạo là nhân
gì Một cái ăn, một cái uống, một cái mặc cũng đều do tạo nhơn lành hay dữ ởkiếp trước Muốn biết kết quả kiếp sau ra sao, nơi kiếp này hãy suy xét sự tạotác của thân - khẩu - ý của mình ra sao Nếu chúng ta có chánh kiến về nhân quả
sẽ có thể biết được quá khứ, hiện tại, vị lai của mình và người như thế nào, từ đóquyết chí tiến tu để mỗi ngày được thăng hoa hơn trên lộ trình tu tập
Qua thuyết nhân quả của Đạo Phật cho chúng ta thấy có sự tái sanh, luânhồi, có quả báo khổ vui trong các kiếp sống Các vị Đạt Lai Lạt Ma bên TâyTạng đã nói đến thuyết tái sinh, đi tìm hậu thân và các cõi sống Thân ngũ uẩncủa chúng ta đều do nghiệp lực mỗi người vẽ ra mà có sự sai biệt về hình dáng,tính cách, hoàn cảnh Cho nên, mình là Thượng đế của chính mình, tự tạo rahoàn cảnh chánh báo và y báo cho chính mình Người hiểu đạo lý, niềm tin nàylàm cho họ tự ý thức dè dặt, thận trọng trong mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm củamình, chuyên tu ba nghiệp cho được thanh tịnh, ngõ hầu chuyển hóa bản thân,gia đình và xã hội đều dứt ác hành thiện
2.2 Nội dung cơ bản của thuyết nghiệp báo
2.2.1 Khái niệm thuyết nghiệp báo
Cơ sở trực tiếp của đạo đức Phật giáo là thuyết Nghiệp báo Đây là luậtNhân quả của đạo Phật được học thuyết này triển khai, áp dụng để nghiên cứusâu vào lĩnh vực của đời sống của con người