Với những lí do trên, tôi đã chọn triển khai đề tài: “Tổng quan về chèo Việt Nam” 2 Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về hát c
Trang 1BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN CHÈO VIỆT NAM
Họ và tên: Khúc Thuỳ Lâm
Lớp: 10A4 Trường THPT Vinschool Times City
Hà Nội – Ngày 22/3/2024
Trang 2MỤC LỤC:
I Giới thiệu
1 Lý do lựa chọn đề tài 4
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Cơ cấu báo cáo 4
II Triển khai nội dung 1 Tổng quan về hát chèo Việt Nam 1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển 5
1.1.1 Nguồn gốc 5
1.1.2 Quá trình phát triển 6
1.2 Đặc điểm nghệ thuật 8
1.2.1 Âm nhạc 8
1.2.2 Múa 9
1.2.3 Trang phục 9
1.2.4 Đạo cụ 10
1.3 Nội dung và chủ đề 11
1.3.1 Nội dung 11
1.3.2 Chủ đề 11
1.4 Giá trị nghệ thuật và văn hóa 11
1.4.1 Giá trị nghệ thuật 11
1.4.2 Giá trị văn hóa 11
2 Thực trạng hát chèo hiện nay 12
2.1 Tình hình hoạt động 12
2.1.2 Hoạt động biểu diễn 12
2.1.3 Nỗ lực bảo tồn và phát huy 12
2.2 Khó khăn và thách thức 12
2.2.1 Thiếu nguồn nhân lực 12
2.2.2 Khó khăn trong công tác tuyên truyền 12
2.2.3 Ảnh hưởng của các loại hình nghệ thuật khác 13
3 Giải pháp phát huy giá trị hát chèo 13
3.1 Nâng cao chất lượng đào tạo 13
3.2 Đa dạng hóa hình thức biểu diễn 13
3.3 Tăng cường công tác tuyên truyền 13
3.4 Hỗ trợ các đoàn hát chèo 13
III Kết luận
IV Phụ lục 15
5.1 Danh sách các vở chèo tiêu biểu 15
Trang 35.2 Hình ảnh minh họa 16 5.3 Video 17 5.4 Tài liệu tham khảo 17
Trang 4PHẦN I: GIỚI THIỆU
1 Lý do chọn đề tài
- Giá trị văn hóa và lịch sử:
Hát chèo là một loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể thế giới Nghiên cứu về hát chèo góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo này
- Nhu cầu tìm hiểu và giáo dục:
Hát chèo ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, do sự đa dạng, phong phú về nội dung và nghệ thuật Nghiên cứu cung cấp thông tin tổng quan về hát chèo, giúp người đọc hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này, từ đó khơi dậy niềm đam mê và ý thức bảo tồn
Ngoài ra:
Chủ đề "Tổng quan về hát chèo Việt Nam" có tính khái quát, dễ tiếp cận cho nhiều đối tượng độc giả.Việc nghiên cứu cung cấp nền tảng kiến thức cho các nghiên cứu chuyên sâu về hát chèo sau này Với những lí do trên, tôi đã chọn triển khai đề tài: “Tổng quan về chèo Việt Nam”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về hát chèo, từ đó khơi dậy niềm đam mê và ý thức bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống này
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chủ đề "Tổng quan chèo Việt Nam" bao gồm lịch sử, đặc điểm nghệ thuật, nội dung, giá trị, thực trạng và giải pháp phát triển của loại hình nghệ thuật truyền thống này
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sẽ được nghiên cứu qua sử dụng qua việc Thu thập tài liệu Tham khảo sách, báo, tạp chí, tài liệu điện tử về lịch sử, nghệ thuật chèo Quan sát, tham gia các buổi biểu diễn chèo để thu thập thông tin trực tiếp
Không chỉ thế, tôi có áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: khảo sát, điều tra, so sánh đối chiếu,… Ngoài ra, sử dụng các phần mềm hỗ trợ để thu thập, phân tích dữ liệu uy tín
Với việc áp dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu, bài viết "Tổng quan về hát chèo Việt Nam" sẽ đảm bảo tính khoa học, chính xác và khách quan
5 Bố cục báo cáo
Bài báo cáo sẽ có 3 phần là: Giới thiệu, Triển khai nội dung, Kết luận và Phụ lục
Phần triển khai nội dung sẽ có 5 nội dung chính như sau:
1 Lịch sử hình thành và phát triển:
2 Đặc điểm nghệ thuật:
Trang 53 Nội dung và chủ đề:
4 Giá trị nghệ thuật và văn hóa
5 Thực trạng hoạt động của hát chèo hiện nay:
PHẦN II: TRIỂN KHAI NỘI DUNG
1 Tổng quan chèo Việt Nam
1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
1.1.1 Nguồn gốc
Dựa vào các nghiên cứu, Người ta đưa ra 2 giải thích về tên gọi và nguồn gốc của Chèo Có người cho rằng Chèo có nghĩa là “trào”- là cười, giễu cợt- í chỉ rằng thời xưa Chèo được sử dụng
để châm biếm nững thói xấu của người đời với lời văn khôi hài, bông lơn, khiến người xem thấy buồn cười Theo một nhánh nghiên cứu khác, Chèo có nguồn gốc tôn giáo, tế lễ, thể hiện động tác Chèo thuyền tiễn đưa người chết về cõi âm với những lời hát biệt ly trong các tang lễ xuất hiện từ thời văn hoá Đông Sơn Nhà văn Vũ Khắc Khoan cho rằng đây chính là hình thái nguyên sơ nhất
đã hình thành nên bộ môn nghệ thuật Chèo sau này
Còn có một số tài liệu cho rằng Chèo có nguồn gốc từ nước ngoài Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu đều công nhận Chèo là lối hát đặc biệt thuần túy của dân tộc Việt Nam, bắt nguồn từ rất xa xưa và không bị pha trộn một lối hát ngoại lai nào
Do đó, hai luồng ý kiến chính được đưa ra để giải thích cho sự khẳng định này: Chèo có nguồn gốc cung đình và từ cuộc sống sinh hoạt dân gian của người dân Bắc Bộ
1 Cung đình
Vũ Khắc Khoan cho rằng “Nguồn gốc của chèo là một nền ca vũ cổ sơ của dân tộc thường biểu diễn trong dịp tang lễ thời trước, lời ca than vãn là lời biệt ly và tiễn đưa người quá cố, điệu vũ hình dung những động tác chèo thuyền, chiếc thuyền thần thoại chở linh hồn người chết sang thế giới bên kia Chèo như một nghệ thuật sân khấu được phát triển trên cơ sở của nền ca vũ đó, bằng cách tiếp thu thêm nhiều điệu hát và điệu múa khác của những nguồn hát và múa khác của dân tộc.” Hình thức cầu siêu này được dùng nhiều trong đám tang vua chúa ngày xưa: sử sách đã ghi Chèo được sử dụng trong đám tang từ thời Trần, (trong đó có tang vua Trần Nhân Tông)
Vào thời nhà Đinh, Chèo được cho là phát triển bởi Nữ quan Phạm Thị Trân (nhiều tài liệu tôn xưng bà là tổ nghề của nghệ thuật hát Chèo), một người nổi tiếng với tài múa, trống, hát hay Danh tiếng của bà lừng lẫy khắp nơi Biết tin, vua Đinh Tiên Hoàng triệu kiến bà về kinh đô Hoa Lư giao nhiệm vụ dạy quân lính múa hát, đánh trống, gảy đàn, diễn các tích trò nhời hay còn gọi là hát Chèo Cách rước trống Chèo của bà có sức cổ vũ lớn đối với tinh thần chiến đấu của quân sĩ, vừa dùng khi biểu diễn, vừa dùng trong chiến trận mà vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay và góp phần hình thành nghệ thuật hát Chèo
Theo sử sách ghi lại, đến thời Lý, các phường Chèo đã được hình thành và thường được vua chúa mời vào cung đình múa hát trong các dịp đặc biệt
2 Cuộc sống sinh hoạt của người dân:
Nguồn gốc của chèo gắn liền với các hoạt động sinh hoạt văn hoá dân gian của người dân đồng bằng và trung du miền Bắc Sau các vụ mùa bội thu, người nông dân mở hội ăn mừng với các làn
Trang 6điệu dân ca, dân vũ, những làn hát nói kể chuyện xuất phát từ những hình thức ca múa nhạc cổ truyền trước thời Đinh, Lê, Lý Những bài diễn xướng và điệu múa hát này ban đầu phục vụ cho mục đích tế lễ mùa màng, sau đó được mang vào biểu diễn ở các sân đình, sân chùa trên các chiếu Chèo để phục vụ nhu cầu giải trí trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng Từ đây, người dân đã bắt đầu đưa các nhân vật, tích truyện, kịch bản dân gian vào Chèo nhằm phản ánh đời sống của con người
Một yếu tố quan trọng nữa cho sự hình thành của Chèo là trò nhại – ‘một hình thức ‘bắt chước’,
‘mô phỏng’ lại những sinh hoạt trong xã hội’ bằng cách huyền thoại hoá, lý tưởng hoá để ngợi ca, hoặc cường điệu hoá để phê phán, tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích Trò nhại cùng với các điệu múa hát dân gian có thể được coi là 2 nền tảng chính cho sự ra đời của Chèo
1.1.2 Quá trình phát triển
Sự phát triển của sân khấu Chèo: Trong cuốn tìm hiểu về Chèo, tác giả Vũ Khắc Khoan cho rằng sự phát triển của sân khấu Chèo được chia ra thành 3 giai đoạn:
Thời kỳ phôi thai
Tiền thân của Chèo được cho rằng chính là Chèo đưa linh, một nghi thức tế lễ mà trong đó những người hành lễ hát những bài hát có giọng điệu bi ai, kèm theo những động tác nhịp nhàng như những điệu múa sinh hoạt Động tác Chèo thuyền thể hiện mong muốn của người xưa đưa tiễn linh hồn đã khuất sang thế giới bên kia
Một gánh hát Chèo ngày xưa (Ảnh: Báo Pháp Luật)
Thời kỳ chuyển tiếp
Thời kỳ từ đầu công nguyên đến năm Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán:
• Chèo phát triển từ nghi thức tế lễ thành "Chèo bội", một hình thức hỗn hợp kết hợp ca vũ, diễn xuất và kịch nghệ
• Nghề diễn viên xuất hiện
Trang 7• Diễn viên chủ yếu là những người nông dân ca múa giỏi, quen với việc tế lễ
• Vốn ca hát truyền thống được "bội" thêm nhiều phần trình diễn mới, tiếp thu ca vũ trữ tình, trò giải trí, tích truyện dân gian, thần thoại, lịch sử
• Chèo dần hình thành sân khấu đặc biệt, thấm nhuần tinh thần dân tộc
• Mang tính ứng diễn, chưa soạn vở kỹ lưỡng nhưng đã có đầy đủ thành phần: diễn viên, tích truyện và khán giả
Đặc điểm:
• Chuyển từ nghi thức tế lễ sang hình thức nghệ thuật sân khấu
• Xuất hiện nghề diễn viên
• Kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật: ca vũ, kịch nghệ, trữ tình, giải trí
• Thấm nhuần tinh thần dân tộc
• Mang tính ứng diễn, vở chưa được soạn kỹ lưỡng
Ý nghĩa:
• Chèo trở thành hình thức nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam
• Đánh dấu bước phát triển quan trọng trong lịch sử nghệ thuật sân khấu Việt Nam
3.3 Thời kỳ hình thành
1, Phát triển:
+ Chèo được sử dụng trong tang lễ vua Trần Nhân Tông (1310), nâng cao vị thế
+ Chèo phổ biến từ nông thôn ra thị thành, trở thành thời thượng
2, Bị bài xích:
+ Chèo bị loại khỏi lễ triều đình, người hành nghề bị khinh rẻ
+ Luật lệ nghiêm khắc cấm cản Chèo
3, Vượt qua cấm đoán:
+ Chèo càng bị cấm càng phát triển mạnh mẽ
+ Chèo lan rộng ra cả thành thị
Đầu thế kỷ 20:
1, Chuyển biến:
+ Ảnh hưởng của Pháp, xã hội Việt Nam thay đổi
+ Chèo cổ cải tiến thành Chèo văn minh (1906), Chèo cải lương (1924)
2, Sáng tác:
+ Kịch bản Chèo chuyển từ khuyết danh, tập thể sang cá nhân, có bản quyền
+ Đặt nền tảng cho sáng tác Chèo hiện đại
Trang 8Đặc điểm:
• Chèo phát triển mạnh mẽ, có lúc bị cấm đoán nhưng vẫn vượt qua
• Chuyển biến từ Chèo cổ sang Chèo hiện đại
Ý nghĩa:
• Chèo là loại hình nghệ thuật độc đáo, có sức sống mãnh liệt
• Chèo luôn đổi mới, thích nghi với thời đại
1.2 Đặc điểm nghệ thuật
Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ
1.2.1 Âm nhạc ( Hát)
Lời ca trong các làn điệu Chèo hầu hết là các thể loại thơ như: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn, Tuy nhiên thể lục bát và song thất lục bát là phổ biến nhất Điều này ta thấy rõ ở một số làn
điệu Chèo tiêu biểu có thể kể đến như: “Đường trường duyên phận” Hay lời thơ trong bản dịch của
Ngô Thế Vinh, tự hiệu Trúc Đường, cũng hay được các nghệ nhân vận dụng vào hát Chèo
Chàng vâng chiếu ra ngoài biên thú
Thiếp tiễn chàng kiều lộ xa xa
Mấy lời tặng những châu sa
Tình ân ái ấy biết là nhớ không
Sao một phút tin hồng văng vẳng
Chốn bình vi xuân chẳng ấm nồng
Dưới thềm lỗ chỗ rêu phong
Trong màn ngang dọc(tơ nhện) bụi hồng sương che
Khi tống biệt hồn kia kinh hãi
Biết làm sao cho gặp lại cùng [1, tr.554]
Do yêu cầu về nội dung và phong cách, những luật thơ thường bị phá thể, thêm vào đó là những
từ như: dẫu mà, thời này, này a, ấy mấy được bắt nối với lời hát làm thuận miệng để giai điệu trở nên
chuẩn mực Trong điệu “Đường trường phải chiều” ta cũng thấy rõ điều này
Duyên phận i / ta phải í chiều ì / này ai ơi í đôi thời/
Đôi / lứa i i ta thời / này duyên i / ới / i phận đôi ta
Thời duyên / í phận / ta phải / i ì chiều i / i i i i i/ í i ì
Dây / tơ ì hồng thời / khéo í xe / mà vấn vít ì/ ì i i í / ì í i
Ấy / mấy i sợi ì / i í i i chỉ ỉ điều khéo i / khéo xe săn ơi/
Chứ ai ơi í cầm thời / cầm / lấy i í tay
Thời / này ì thời giao i/ ới / í mặt cầm tay thời giao / í mặt/
Ta dặn í / i ì rằng i / i i i i ỉ / í ỉ ì
Trang 9Ơi / chỉ thề thời / có í bên / mà nước biếc ì / ì i i i / ì í i
Ấy mấy i đạo ì / i í i i ỉ hằng xin i / ai chớ quên ơi/
Chứ ai ơi í ta thời / ta / rủ i nhau
Thời / cùng i lên i / ơi / i miếu rủ nhau cùng lên / i miếu/
Ta xuống / i ì đền i / i i i ỉ / ỉ í ì [5, tr.187]
Đặc biệt, ngoài lời hát có nội dung nhất định ta còn thấy có nhiều nguyên âm như: a, i, ư, ơ, ô được xuất hiện sau câu hát, được nhấn đi nhấn lại, luyến lên, vuốt xuống, ngắt, nẩy sinh động, tạo nên nét độc đáo riêng, mang đậm tính trữ tình, trong sáng của nghệ thuật Chèo
Hát Chèo là lối hát sân khấu, có thể một người, có thể nhiều người hát đồng ca Giai điệu của các làn điệu hát Chèo rất phù hợp với giọng tự nhiên và ngôn ngữ của người Việt Theo chúng tôi, hát Chèo chính là phương tiện biểu hiện cơ bản quan trọng nhất của nghệ thuật sân khấu Chèo Thông qua lời ca, ta hiểu được nội dung của các làn điệu, trích đoạn và các vở Chèo Hát Chèo được hình thành bắt nguồn từ các làn điệu dân ca, lời hát Chèo lấy trong các sáng tác văn học dân gian ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ là chủ yếu Ngoài ra các làn điệu Chèo còn chịu những ảnh hưởng từ Dân ca quan họ Bắc Ninh,
hát Xẩm, hát Ca trù, hát Chầu
1.2.2 Múa (Kỹ thuật kịch)
Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ
sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sỹ hay đòi hỏi của khán giả Không giống các vở opera buộc các nghệ sỹ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sỹ chèo được phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật Số làn điệu chèo theo ước tính có khoảng trên 200
1.2.3 Trang phục
Trang phục chèo là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc sắc của nghệ thuật chèo Trang phục chèo được thiết kế và may đo rất tinh xảo, đẹp mắt và phù hợp với từng nhân vật Trang phục chèo thường được làm từ các chất liệu cao cấp như lụa, gấm, thêu hoa văn tinh tế
Mỗi nhân vật chèo đều có một trang phục riêng biệt, thể hiện tính cách, địa vị xã hội và giai cấp của nhân vật đó Ví dụ, các nhân vật vua chúa, quan lại thường mặc những bộ trang phục lộng lẫy, sang trọng, còn các nhân vật nông dân, dân nghèo thường mặc những bộ
trang phục giản dị, mộc mạc
- Áo dài: Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, cũng
là trang phục phổ biến nhất trong nghệ thuật chèo Áo dài chèo thường
được làm từ lụa, gấm, thêu hoa văn tinh tế
- Áo tứ thân: Áo tứ thân là trang phục truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam, thường được mặc trong những dịp lễ tết, hội hè Áo tứ thân
chèo cũng được làm từ lụa, gấm, thêu hoa văn tinh tế
- Quần ống túm: Quần ống túm là trang phục truyền thống của người
Việt Nam, thường được mặc trong những dịp lễ tết, hội hè Quần ống
túm chèo cũng được làm từ lụa, gấm, thêu hoa văn tinh tế
- Mũ đội đầu: Mũ đội đầu là một phần quan trọng của trang phục chèo
Mũ đội đầu của các nhân vật chèo thường được làm từ các chất liệu cao cấp như lụa, gấm, thêu hoa văn tinh tế
è góp phần làm cho nghệ thuật chèo thêm sinh động, hấp dẫn và thu
Trang 10hút khán giả
1.2.4 Đạo cụ
Một dàn nhạc Chèo đầy đủ phải gồm có:
Bộ đập: trống đế, tiểu la, trống cơm
Bộ thổi: sáo
Bộ gảy: đàn nguyệt, đàn tam
Bộ kéo: nhị, hồ
Các nghệ sĩ hòa tấu từ nhạc cụ dân tộc trong chương trình “Năm cung chèo” – (Ảnh: Hội
nhạc sĩ Việt Nam)
Về dàn nhạc, giáo sư Vũ Huy Chấn trong phần giới thiệu vở Chèo Lưu Bình Dương Lễ có viết
như sau: “Người đi coi hát, cả hát bộ lẫn hát Chèo, nếu để ý, sẽ thấy hát bộ có loại nhạc khí gì thì hát Chèo cũng có loại nhạc khí ấy, chỉ khác một điều là nhạc khí của Chèo hơi nhỏ hơn mà thôi Nếu hát bộ có trống ban, loại trống khá lớn, âm thanh dồn dập như tiếng thác đổ, tiếng muôn quân reo hò, thì hát Chèo có trống đế, nhỏ, âm thanh nhẹ và trong, nghe xa như tiếng gió
vi vút ngàn thông Hát bộ có phá la âm thanh loảng xoảng như tiếng đổ vỡ, thì hát Chèo có tiểu
la âm thanh giòn tan và vui như tiếng reo mừng (…) Cho nên có người cho là Chèo mượn sân khấu của hát bộ, mượn tích của hát bộ, rồi mượn luôn cả nhạc khí của hát bộ, đem sửa đổi đi,
kể cũng không phải hoàn toàn vô lý.”
Nhạc của sân khấu Chèo chịu ảnh hưởng sâu rộng của nhạc Chàm Phải kể đến nguồn gốc Chàm của chiếc trống cơm (phạn sĩ) – một trong những nhạc khí thuộc về bộ đập của dàn nhạc Chèo Bất kỳ một dàn nhạc nào được tổ chức cũng phải gồm đầy đủ những bộ cố hữu như đập (trống), gảy (đàn), kéo (nhị, hồ) và thổi (kèn, sáo, tiêu…)
Tuy nhiên, trong một dàn nhạc Chèo, bên cạnh những nhạc khí vay mượn của nước ngoài và
đã được Chèo hóa còn hiện diện những nhạc khí đặc biệt của sân khấu Chèo
Theo giáo sư Vũ Huy Chấn: “Trong các nhạc khí của Chèo, quan trọng hơn cả là chiếc trống
đế và chiếc tiểu la Một ban Chèo lưu động có thể không có huyền cầm, không có mõ, không
có trống cơm, nhưng không thể không có trống đế và tiểu la Tiếng nhị huyền cầm và tiếng hồ gáo chỉ có công dụng đỡ giọng cho người hát Chèo, và làm cho điệu hát du dương thánh thót Còn tiếng trống đế và tiếng tiểu la phải đi kèm hòa hẳn với tiếng hát Chèo Chính nhạc công phụ trách trống đế đã giữ nhịp cho diễn viên khi hát cũng như khi múa (…) Không có tiếng trống đế và tiếng tiểu la, tiếng hát Chèo không còn là Chèo nữa Nhiều diễn viên Chèo không
có tiếng trống đế và tiểu la không hát được Chèo.”