1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nghiên cứu về dịch vụ xe công nghệ grab tại việt nam

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo nghiên cứu về dịch vụ xe công nghệ Grab tại Việt Nam
Tác giả Ngô Thùy Kim Ngân, Nguyễn Kim Ngân, Lê Hương Trang, Nguyễn Ái Trang
Người hướng dẫn Lưu Hoàng Thiệu Minh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại Bài báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 298,36 KB

Nội dung

Một bài báo không thể tạo đủ sức lan tỏa bằng dòng status facebook, khách hàng mua sắm mọi thứ qua website thương mại điện tử thay vì đi đến siêu thị, taxi truyền thống đứng trước nguy c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM

BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH VỤ

XE CÔNG NGHỆ GRAB TẠI VIỆT NAM

Môn học: Kinh tế vi mô Khoa: Kinh tế

Giáo viên hướng dẫn: Lưu Hoàng Thiệu Minh

Danh sách thành viên nhóm 6:

1 Ngô Thùy Kim Ngân 3 Lê Hương Trang

2 Nguyễn Kim Ngân 4 Nguyễn Ái Trang

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, 2020

GIỚI THIỆU CHUNG

 Thế giới đang trải qua những thay đổi lớn nhất trong 100 năm qua của ngành công nghiệp, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống và đang giết chết hàng loạt ngành nghề truyền thống Một bài báo không thể tạo đủ sức lan tỏa bằng dòng status facebook, khách hàng mua sắm mọi thứ qua website thương mại điện tử thay vì đi đến siêu thị, taxi truyền thống đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì ứng dụng xe ôm công nghệ,

 Ý tưởng mang tên “đặt xe trực tuyến” đến từ Travis Kalanick – một doanh nhân Mỹ trong chuyến công tác đến California dự hội thảo, ông cảm thấy khó chịu với việc gọi một chiếc taxi để di chuyển Kalanick nghĩ mình sẽ giải quyết triệt để vấn đề này bằng một ứng dụng có

tích hợp định vị để kết nối trực tiếp khách hàng và tài xế mà không cần thông qua tổng đài

điều phối, đó chính là ứng dụng Uber, cũng chính là phát súng đầu tiến đánh dấu sự ra đời của hàng loạt tên tuổi đình đám trong lĩnh vực này trên toàn cầu

 Sau khi Uber rời bỏ thị trường Việt Nam bằng việc bán mình, Grab gần như “một mình một

giang sơn” ở thị trường gần 100 triệu dân: họ chiếm 70% thị phần, sở hữu hàng loạt tiện ích

Trang 3

đi kèm – họ đơn giản là không có đối thủ tại đất nước hình chữ S và là đại kỳ lân trong

làng start up toàn cầu.

PHẦN 1 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XE CÔNG NGHỆ GRAB:

1 Khái quát về “Xe công nghệ Grab” và lịch sử ra đời tại Việt Nam:

- Xe ôm công nghệ chỉ những người làm dịch vụ giống như nghề xe ôm truyền thống: đó là chở

người có nhu cầu đến nơi họ muốn và sẽ nhận lại 1 khoản chi phí cho công sức người đó bỏ

ra Điểm khác biệt lớn nhất là xe ôm công nghệ sẽ không phải tự tìm khách hàng, khách hàng

sẽ kết nối với tài xế thông qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh

- Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore, ra đời tại

Malaysia với tên khai sinh MyTeksi, nổi bật với màu xanh lá chủ đạo, Grab đang có tốc độ tăng trưởng nhanh đến chóng mặt tại khu vực Đông Nam Á, tiếp cận được bảy thị trường tại

Trang 4

khu vực này bao gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 5 năm

- Ý tưởng tạo ra Grab thành hình từ năm 2011, khi người sáng lập Anthony Tan – theo học

Trường Kinh doanh Harvard – cùng cộng sự lập nên thương hiệu MyTeksi tại Kuala

Lumpur Tháng 6/2012 đánh dấu thời điểm MyTeksi chính thức được ra mắt tại thị trường Malaysia với các “kình địch” là Uber và Easy Taxi, thu về thành công ban đầu là 11.000 lượt tải ứng dụng trong ngày đầu ra mắt

- Chỉ một năm sau đó, vào tháng 6/2013, Grab đã lập kỷ

lục cứ 8 giây có một lệnh đặt xe, tương đương 10.000

lệnh đặt xe/ngày Tháng Tám trong cùng năm, MyTeksi

đổ bộ vào thị trường Philippines dưới tên GrabTaxi

- Tháng 10/2013, GrabTaxi có thêm thị trường Singapore

và Thái Lan và bốn tháng sau đó là thị trường Việt Nam và Indonesia Ngày 28/1/2016, GrabTaxi chính thức đổi thương hiệu thành Grab để khẳng định vị trí của hãng tại thị trường Đông Nam Á

Trang 5

Vào ngày 27/02/2014, ứng dụng đã có mặt tại Việt Nam với tên gọi GrabTaxi Và sau gần

2 năm hoạt động tại Việt Nam với hàng loạt dịch vụ, như: GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress và rất nhiều dịch vụ khác ra đời phục vụ cho mọi nhu cầu di chuyển của người dân Việt Nam.

2 Công dụng của xe công nghệ Grab:

- Đối với người dùng:

 Có thể gọi xe nhanh hơn, đặt xe 24/24 và được đưa rước tận nơi

 Giá cả rất phải chăng, đi lại an tâm hơn vì tài xế được quản lý rất chặt chẽ

 Được đánh giá dịch vụ, tài xế chở mình

 Biết trước giá, lộ trình di chuyển, có thể thay đổi lộ trình,

 Đối với người chạy xe công nghệ:

 Có thể tận dụng thời gian nhàn kiếm thêm thu nhập (nếu chạy toàn thời gian thì thu nhập khá ổn)

 Lượng khách hàng nhiều, phủ khắp các quận huyện và khách hàng được nhận qua ứng dụng nên không phải đi tìm khách

Trang 6

 Có thể chủ động thời gian, thủ tục không quá phức tạp

- Bên cạnh đó, ứng dụng Grab còn có một số điểm nổi bật như:

 Đặt đồ ăn nhanh, dễ dàng

 Thanh toán các dịch vụ tiện ích

 Tích hợp bản đồ theo dõi tuyến đường

 Chuyển tiền đơn giản với Moca

- Không giống với các ứng dụng chỉ dành riêng cho một hãng taxi, Grab làm việc với tất cả các

hãng này Chính vì lẽ đó, các lái xe được hưởng lợi nhiều hơn bởi thông qua Grab, họ tiếp cận được thêm nhiều lệnh đặt xe và hoạch định lộ trình ở mức hiệu quả nhất

3 Quy mô thị trường:

- Grab hiện đang cung cấp các dịch vụ ở tám quốc gia và 195 thành phố ở Đông Nam Á Theo công bố của Grab, ứng dụng di động của công ty công nghệ này đã được tải xuống trên 90 triệu thiết bị di động Nền tảng của Grab hiện có hơn năm triệu người sử dụng hằng ngày và cũng có hơn năm triệu đối tác là tài xế và đại lý Cuối năm 2017 Grab công bố đã có hơn 1.1 triêu tài xế và rằng mình đã chiếm 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới

Trang 7

- Thống kê của ABI cho biết 6 tháng đầu năm, trong 200 triệu chuyến xe ở Việt Nam được đặt qua các ứng dụng, Grab chiếm tới 146 triệu chuyến, tương đương 73% thị phần.

II NHÀ SẢN XUẤT CHÍNH – LOẠI HÌNH DỊCH VỤ VÀ MỨC GIÁ TRUNG BÌNH:

1 Nhà sản xuất chính:

Trang 8

- Thị trường Việt Nam: Grab Việt Nam được sáng lập bởi ông Nguyễn Anh Tuấn và hiện tại tại

được điều hành bởi bà Nguyễn Thái Hải Vân - Giám đốc Điều hành của Grab tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 01/02/2020

- Thị trường quốc tế:

2 Loại hình dịch vụ:

a GrabCar:

- Là dịch vụ xe hơi 4 bánh kết nối giữa cá nhân có xe hơi rảnh và khách hàng muốn đi bằng xe

4 bánh Cước phí chuyến đi đều được công khai trên app Grab Và các khách hàng cũng không phải quan tâm đến việc trả thêm khoảng phí nào

- Dịch vụ này được xem là có giá thành rẻ hơn dịch vụ taxi truyền thống do Mai Linh,

Vinasun… cung cấp

b Grab đi tỉnh:

- Là dịch vụ GrabCar 2 chiều Có nghĩa là bạn sẽ được thực hiện những chuyến đi xa có lượt đi

và lượt về trong ngày Nhưng mức phí lại rẻ hơn so với GrabCar thông thường

Trang 9

- Đây là dịch vụ hữu ích để di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác mà Grab cung cấp cho các

khách hàng đi xa

c GrabFood:

- GrabFood là dịch vụ giao thức ăn/nước uống được Grab triển khai trong thời gian gần Và

đây cũng là một trong các dịch vụ của Grab nhận được sự yêu thích từ khách hàng Các cửa hàng đồ ăn, đồ uống sẽ trở thành đối tác của Grab Và danh mục thức ăn của họ sẽ được hiển thị lên ứng dụng với thực đơn đã đăng ký

- Khách hàng đặt món ăn ưa thích trên ứng dụng Và các tài xế GrabBike sẽ đi mua và giao đến

tận nơi

d GrabExpress:

- GrabExpress ra đời như một dịch vụ giao hàng nhanh trong nội thành Grab là khôn khéo tận

dụng lượng tài xế GrabBike dồi dào của mình để hoạt động dịch vụ này

thể nói, đây

Trang 10

là một dịch vụ nhằm làm tăng thu nhập cho tài xế nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu xã hội – giao hàng tận nơi và phải nhanh

GrabExpress

e GrabHour:

- Là dịch vụ đặt xe riêng và tính phí theo giờ Bạn có thể di chuyển linh động giữa các điểm

Nhưng vẫn biết trước giá tiền – giá cố định tuỳ vào gói thời gian mà bạn đặt

f GrabShare:

- Cùng quãng đường, nhưng hai người khác nhau đi Và cùng share chi phí chuyến đi Một đòn

tâm lý khá tốt mà Grab dành cho khách hàng của mình Hiện dịch vụ này chỉ dành cho xe 4 bánh

g GrabPay:

- Ứng dụng triệt để công nghệ vào các dịch vụ GrabPay ra đời như một cách để khách hàng

của Grab không phải dùng đến tiền mặt Không phải trả các chi phí tiền lẻ mà đơn giản chỉ là các thao tác trên điện thoại thông minh

- Tuy nhiên dịch vụ này đã bị thay thế bằng ví GrabPay by Moca từ ngày 16/10/2018.

Trang 11

h GrabBike:

- Là chức năng cơ bản ban đầu tại Việt Nam trên ứng dụng Grab Cho phép kết nối trực tiếp

giữa khách hàng

có nhu cầu đi lại và tài xế xe ôm 2 bánh (xe máy)

GrabBike

3 Giá thành trung bình:

Trang 12

III ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CHÍNH VÀ THỊ HIẾU:

1 Đối tượng khách hàng chính:

Trang 13

i. Sinh viên, nhân viên văn phòng, nội trợ, công nhân, (nhưng đối tượng sinh viên và nhân viên văn phòng sẽ chiếm phần lớn vì số lượng người sử dụng smartphone ở 2 đối tượng này đang ở mức rất cao)

j. Tuổi: từ 18-50

k. Bận rộn, có nhu cầu đi lại, không muốn tự lái xe

l. Tâm lý: Thích sự tiện lợi, an toàn, nhanh chóng

m.Khu vực: Ở các thành phố lớn (HCM,ĐN,HN,…)

2 Thị hiếu của khách hàng:

n. Thị hiếu là sự ưa thích, là cảm giác mong muốn tiếp cận và sở hữu một loại hàng hóa, dịch

vụ của một người hay một nhóm người

o. Thị hiếu của khách hàng biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh sống Càng hiện đại thì con người càng đề cao tính thẩm mỹ, tiện dụng, hoàn thiện

p. Chính vì vậy nên thị trường xe công nghệ nói chung phải nắm bắt được thị hiếu, tâm lý của khách hàng:

 Luôn đặt khách hàng ở vị trí trọng tâm

 Chất lượng và an toàn phải được đặt lên hàng đầu

 Đặt xe với cước phí tiết kiệm nhất

Trang 14

 Phục vụ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

 Áp dụng nhiều loại hình thanh toán

 Yêu cầu thái độ của người lái với khách hàng

IV XU HƯỚNG: Theo gót sự phát triển của thời đại công nghệ, các hãng xe đang dần

hướng tới sự tiện nghi, nhanh chóng nên đã có những bước cải tiến trong dịch vụ của mình:

 Thực hiện các giải pháp công nghệ tài chính: thanh toán qua thẻ, ví điện tử, và tiền mặt

 Mở rộng thêm một số dịch vụ: giao thức ăn nhanh, giao hàng nhanh

 Ứng dụng mã giảm và khuyến mãi cho khách hàng

 Áp dụng hình thức truyền thông để gia tăng độ tin cậy của người dùng

Trang 15

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG - CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG

1 CẦU:

- Mức thu nhập của người tiêu dùng:

Những người có mức thu nhập từ 5tr/tháng đến 10tr/tháng có mức sử dụng grab cao nhất chiếm 65%

Tiếp đến là người có thu nhập 10tr/tháng đến 18tr/tháng có mức độ sử dụng grab đứng thứ 2 chiếm 20%

Trang 16

Theo thông tin trên có thể thấy lượng khách hàng sử dụng grab nhiều nhất nằm ở mức

5tr/tháng đến 18tr/tháng

- Giá cả hàng hóa liên quan:

Hàng hóa bổ sung của xe ôm cung nghệ, liên quan đến thu nhập

Ví dụ: Tàu điện ngầm, trong vài năm nữa nếu có tàu điện ngầm thì người tiêu dùng sẽ di chuyển bằng tàu điện ngầm nhiều hơn vì nhanh chóng, giá nằm trong mức ổn định phù hợp với thu nhập, sạch sẽ, không ảnh hưởng đến môi trường

Qua đó sẽ giảm mạnh lượng khách hàng và thu nhập của grab Và có thể dẫn đến số lượng lớn tài xế bỏ việc

- Giá hàng hóa dịch vụ:

Khi phí dịch vụ tăng sẽ khiến cho cầu giảm Nghĩa là khách hàng sẽ tìm đến những dịch vụ có phí rẻ hơn

Nhưng vấn đề này có lẽ không đáng quan ngại vì giá cả grab hiện nay vẫn theo thu nhập của lượng khách hàng chính

- Thị hiếu:

+ Chất lượng của từng cuốc xe, thái độ của tài xế, chương trình khuyến mãi, giá cả hợp lý,

Trang 17

- Số lượng người tiêu dùng:

Ngày 11/9/2019, hãng nghiên cứu ABI cho biết Grab đang chiếm 73% thị phần gọi xe tại Việt Nam với 146 triệu chuyến Tính trung bình, mỗi ngày, Grab có hơn 800.000 chuyến xe tại Việt Nam

2 CUNG:

- Công nghệ:

Với siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á – Grab với Microsoft chính thức công bố triển khai dự

án nâng cao kĩ năng và phổ biến kiến thức công nghệ dành cho toàn bộ đối tác tài xế tại Việt Nam

Dự án sẽ góp phần xây dựng lực lượng đối tác tài xế có kỹ năng công nghệ, ủng hộ mục tiêu nâng cao hiểu biết cho người dân về tài chính và kỹ thuật số, qua đó đóng góp một phần vào mục tiêu quốc gia là có được 65-70% dân số hiểu biết về hai lĩnh vực này

- Chính sách của chính phủ:

Trang 18

+ Grab phải đăng kí là đơn vị kinh doanh vận tải

+ Giá chở khách không do ứng dụng kết nối quyết định ( Theo Điều 35 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải chỉ được cung cấp phần mềm, không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải, Muốn quyết định giá sẽ phải kết nối với phần mềm của doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh vận tải nơi lái xe đăng ký để doanh nghiệp/hợp tác xã quyết định giá theo phần mềm Hoặc tự các đơn vị cung cấp phần mềm phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô)

+ 12/5/2020: chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho các nền tảng đặt xe và Đối tác tài xế công nghệ sẽ thay đổi như sau:

 Grab sẽ tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ

ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế suất 10% hoặc theo hướng dẫn khác của cơ quan thuế tùy

thời điểm) cho toàn bộ cuốc xe vận tải trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho Đối tác với tỷ lệ KHÔNG ĐỔI (80%).

có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm

- Kì vọng của người bán:

Trang 19

Grab kì vọng đem lại cơ hội việc làm với doanh thu ổn định, tổ chức nâng cao kĩ năng cho những “tài xế công nghệ” từ đó có cơ hội tăng doanh thu và góp phần hoàn thiện chất lượng của giao thông đô thị hiện đại

Bên cạnh việc nâng cao kĩ năng, Grab còn thường xuyên tổ chức các chương trình vì cộng đồng, gắn kết các đối tác tài xế

- Số lượng người bán trên thị trường:

Grab mới đây tiết lộ hãng có 4,5 triệu tài xế tại 8 thị trường Đông Nam Á mà mình đang hoạt động đồng thời Việt Nam có thể đang đứng thứ ba hoặc thứ 4 trong số những thị trường lớn nhất của Grab Grab đang có khoảng 175.000 tài xế (oto và xe máy) ở Việt Nam vài năm gần đây và con số này có thể tăng đến 200.000 trong năm 2020

Ngày đăng: 25/04/2024, 09:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w