1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bao cao nckh bao cao nghien cuu khoa hocđề tài nghiên cứu khoa học kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KỸ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

Trang 2

KỸ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Thời gian là thuật ngữ dùng phổ biến trong đời sống Hiểu một cách đơn giản,thời gian là tài sản của mỗi người trong cuộc sống mà con người có được từ khi bắtđầu tồn tại Thời gian tác động đến mọi sự sống trên trái đất này Thời gian vẫn luôntrôi qua, ngày nối tiếp ngày, tháng nối tiếp tháng,… Dựa vào thời gian, con người sẽtrải qua vô vàn những chuyện khác nhau, thu được những thành quả khác nhau.

Trong xu thế mới của thế giới hiện nay, thời gian đang dần trở thành tài nguyênvô giá Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng coi trọng và sử dụng thời gian mộtcách khoa học Vì vậy, quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng nhấtmà con người cần rèn luyện càng sớm càng tốt, đặc biệt là thế hệ sinh viên hiện nay.Nó là kĩ năng giúp sinh viên có thể cân bằng giữa học tập và cuộc sống, là kĩ năng vôcùng cần thiết của một sinh viên Việc quản lí thời gian của sinh viên đang là một vấnđề được dư luận đề cập khá nhiều trong thời gian gần đây

Là sinh viên của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, ngành Giáodục Tiểu học, hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng quản lí thời gian trong lĩnh vựchọc tập cũng như trong lĩnh vực đời sống hằng ngày cùng với đó chúng tôi nhận thấykĩ năng quản lí thời gian của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ ChíMinh còn hạn chế nên chúng tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Kĩ năngquản lí thời gian của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”.

2.Tổng quan nghiên cứu

Kĩ năng quản lí thời gian là một kĩ năng rất quan trọng và đang nhận đượcnhiều sự quan tâm, tìm hiểu Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này, sau đây làmột số bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu về kĩ năng quản lí thời gian.

Trang 4

2.1.Nghiên cứu trong nước

Bài nghiên cứu “Thực trạng quản lí thời gian của sinh viên trường đại học Giáodục” của Lê Ngọc Hà và Nguyễn Phương Nhung cũng là một trong những bài nghiêncứu tiêu biểu về vấn đề này Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bùng nổ thông tin cùngvới sự phát triển đa dạng các mối quan hệ, các dạng thức hoạt động dẫn đến sinh viêngặp khó khăn, mâu thuẫn giữa mục tiêu hoạt động với việc thiếu hợp lý trong quản lýthời gian thực hiện hoạt động đó Khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên đã nhận thứcvề tầm quan trọng của việc quản lý thời gian, nhưng bên cạnh đó một bộ phận sinhviên chưa sử dụng hiệu quả thời gian do kỹ năng quản lý thời gian còn nhiều điểm hạnchế Một số sinh viên vẫn còn chưa thể cân bằng giữa học tập và các công việc khác,chưa kiên định với kế hoạch mình lập ra và cũng chưa rèn luyện được kĩ năng quản líthời gian.

Bài nghiên cứu “Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên một sốtrường Đại học ở TP Hồ Chí Minh hiện nay” của Huỳnh Văn Sơn và Nguyễn HoàngKhắc Hiếu được đăng trên tạp chí khoa học giáo dục cũng cho thấy các thực trạng còntồn tại của vấn đề nghiên cứu này Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ năng quản lý thờigian của sinh viên chỉ ở mức trung bình Một số thói quen trong kỹ năng quản lí thờigian của sinh viên đạt ở mức trên trung bình nhưng không đáng kể Sinh viên vẫn cònkhó khăn trong việc duy trì các thói quen tích cực và không kiềm chế được trước cácthói quen tiêu cực Thói quen tích cực là cơ sở quan trọng để nâng cao kĩ năng quản líthời gian ở sinh viên.

Các bài viết, công trình nghiên cứu này đã cho thấy được tầm quan trọng của kĩnăng quản lí thời gian Trong đề tài này, với việc kế thừa nội dung trong các công trìnhnghiên cứu trước đây, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về kĩ năng quản lí thời gian, từ đóđưa ra phương pháp để nâng cao kĩ năng quản lí thời gian cho sinh viên trường Đạihọc Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Trang 5

2.2.Nghiên cứu nước ngoài

Bài nghiên cứu cắt ngang “Impact of Time-Management on the Student’sAcademic Performance (Tác động của việc quản lí thời gian đối với kết quả học tậpcủa sinh viên)” của một nhóm sinh viên trường Đại học King Abdulaziz là một bàinghiên cứu tiêu biểu về việc quản lí thời gian Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hếtsinh viên đều nhận thức được rằng lợi ích của việc quản lí thời gian Tuy nhiên, chưađến một nửa số sinh viên có thể quản lí được thời gian của mình Phần lớn nhữngngười có thành tích học tập tốt điều có thể lên kế hoạch, lập danh sách cho những việcquan trọng của họ Nghiên cứu này còn hạn chế bởi vì nó là nghiên cứu cắt ngang Dođó, điều quan trọng là phải có một nghiên cứu triển vọng với sự theo dõi lâu dài trongsuốt các năm học để phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa thời gian và thành tích họctập.

Bài nghiên cứu “Improving students’ performance with time management skills(Cải thiện hiệu suất của sinh viên với các kĩ năng quản lí thời gian)” của RobertWilson, Keith Joiner, Alireza Abbas được đăng trên tạp chí dạy và học Đại học năm2021 Bài nghiên cứu này mở rộng đáng kể hơn các nghiên cứu trước đây, củng cốthêm các kĩ năng quan trọng trong việc quản lí thời gian đối với sự thành công của quátrình học Đại học Qua câu hỏi khảo sát, nghiên cứu thu được kết quả: Những sinhviên tham gia hội thảo quản lí thời gian sẽ đạt điểm cao hơn những sinh viên khôngtham gia, trượt ít môn hơn và đánh giá khả năng lập kế hoạch ngắn hạn tốt hơn Bàinghiên cứu hy vọng sẽ cải thiện sự hiểu biết của mọi người về tầm quan trọng của việcquản lý thời gian, đầu tiên là tại Học viện, sau đó rộng rãi hơn.

3.Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trạng kĩ năng quản lí thời gian của sinh viên trường Đại học Sưphạm thành phố Hồ Chí Minh.

Phân tích, đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến kĩ năng quản lí thời giancủa sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 6

Từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao phù hợp về kĩ năng quản lí thời gian chosinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

4.Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: từ ngày 8/5/2023 đến ngày 25/5/2023

Không gian: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

5.Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng quản lý thời gian

6.Câu hỏi nghiên cứu

Trong xã hội ngày nay, thời gian chiếm vị trí rất quan trọng đối với cuộc sốngmỗi con người Khi thời gian đã trôi đi thì không bao giờ quay trở lại, cũng như lynước khi đã đổ đi rồi thì không thể nào lấy lại được Tuy nhiên sinh viên thường lãngphí thời gian vào mạng xã hội Facebook, chơi game, lướt web Như vậy, sinh viên sửdụng thời gian thiếu hiệu quả là minh chứng cho thấy kỹ năng quản lý thời gian củasinh viên còn hạn chế Đó chính là vấn đề các nhà nghiên cứu, các nhà trường cầnquan tâm giáo dục, phát triển kỹ năng cho sinh viên Vậy, thực trạng kỹ năng quản lýthời gian của sinh viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?Giải pháp nào giúp cải thiện và nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên hiệnnay?

Từ các câu hỏi nghiên cứu trên, bài viết nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá thựctrạng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,phân tích nguyên nhân của thực trạng đó Thông qua xử lý, phân tích, thống kê các dữliệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu, bài viết đưa ra những khuyến nghịđối nhà trường, giảng viên và sinh viên nhằm phát triển kỹ năng, giúp sinh viên cóđịnh hướng, kế hoạch quản lý phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong việc quản lý, sửdụng thời gian của mình

Trang 7

7.Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Sư phạmTP Hồ Chí Minh còn hạn chế, hầu hết chưa sử dụng hợp lý thời gian của mình.

Giả thuyết 2: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Sư phạmTP Hồ Chí Minh còn hạn chế là do chưa có ý thức về việc hành động theo kế hoạch.

Giả thuyết 3: Để nâng cao kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trường Đạihọc Sư phạm TP Hồ Chí Minh, cần đưa ra giải pháp phân chia và sắp xếp thời gian củasinh viên trong một ngày theo cách hợp lý để đạt được hiệu quả cao.

8.Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và phương pháp cho việc nghiên cứu thực trạngkỹ năng quản lý thời gian của sinh viên.

Khảo sát suy nghĩ của sinh viên về vấn đề kỹ năng quản lý thời gian của sinhviên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Đề xuất và khuyến nghị một số giải pháp về vấn đề này.

9.Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, bài nghiên cứu này đã sử dụngnhững phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Một là, phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: nghiên cứu và khảo lược các tài liệu trên sách, báo, mạng.Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập, hệ thống hóa và xử lý các nguồn tài liệu đã có từsách, báo, tạp chí; các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước; báo cáo của các cơ quantrung ương và địa phương liên quan đến đề tài Trên cơ sở tài liệu thu thập được, nhómnghiên cứu phân tích, chọn lọc, tham khảo, vận dụng, kế thừa và vận dụng sáng tạocác kết quả đó để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu Các tài liệu sử dụng trong bài nghiêncứu đều được trích nguồn, liệt kê rõ ràng.

Trang 8

Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu về kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đạihọc Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện thông qua điều tra phỏng vấntrực tiếp sinh viên bằng bảng hỏi có sẵn nội dung.

Hai là, phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu sử dụng bản

câu hỏi đã soạn sẵn với hệ thống câu hỏi nhằm thu thập ý kiến về thực trạng kỹ năngquản lý thời gian của sinh viên Kích thước mẫu của nghiên cứu này là 100 sinh viên.Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và được thực hiện bằng phươngpháp phỏng vấn thông qua bản câu hỏi.

Xây dựng bảng câu hỏi: Tổng hợp các vấn đề liên quan đến kỹ năng quản lýthời gian của sinh viên Sau đó đưa ra những câu hỏi có liên quan đến đề tài, tiếp đếntổng hợp lại và đưa ra các câu hỏi cần thiết và gắn với mục tiêu nghiên cứu từ đó viếtnháp bản câu hỏi và hỏi giảng viên hướng dẫn, sau đó sửa đổi và bổ sung cho bản câuhỏi Tiến hành điều tra thử Đưa ra bản câu hỏi chính thức và tiến hành khảo sát thựctế.

Ba là, phương pháp thống kê toán học: Nhóm nghiên cứu sử dụng các phép

toán thống kê để xử lí số liệu thu thập từ phiếu điều tra khảo sát.

Bốn là, phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ các tư liệu thu thập được thông

qua các phương pháp nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích để làm rõcác nội dung của đề tài Qua phân tích giúp nhóm nghiên cứu luận giải các vấn đềnghiên cứu rõ ràng, đảm bảo tính khoa học, chính xác

10.Cấu trúc đề tài

Gồm có phần Mở đầu; phần Nội dung; Kết luận - kiến nghị; Tài liệu tham khảo;Phụ lục và đề tài nghiên cứu gồm 04 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thói quen sử dụng thời gian của sinh viên trường Đại Học SưPhạm Thành Phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Giải pháp rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên trườngĐại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 9

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÍ THỜI GIANCỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm sinh viên và đặc điểm của sinh viên sư phạm

Sinh viên thường là những người có độ tuổi từ 18 trở lên đã có bằng tốt nghiệptrung học phổ thông và đang học tại các trường đại học hoặc cao đẳng.Sinh viên khácvới học sinh ở bậc trung học phổ thông ở cách dạy và cách học Phần lớn các trườngĐại học và Cao đẳng sẽ sinh viên của mình được đào theo chế độ tín chỉ.Trong quátrình theo học , để có thể tốt nghiệp và ra trường sinh viên cần phải đăng kí học vàhoàn thành tín chỉ theo yêu cầu bắt buộc của chương trình Theo chế độ tín chỉ , cácgiảng viên chỉ có vai trò là người hướng dẫn , sinh viên phải tự học , tự nghiên cứu, tựtìm hiểu.

Sinh viên sư phạm thường được đánh giá là ngoan và chịu khó tìm tòi, nghiêncứu khoa học Không những thế, trong môi trường sư phạm, sinh viên thường có lốisống lành mạnh, khả năng giao tiếp tốt đặc biệt là rất chăm chỉ Tuy nhiên về khả năngnhanh nhẹn, năng động thì không được đánh giá cao hơn các trường khác.

1.1.2.Khái niệm thời gian

Trang 10

Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện nhất định,biến cố và thời gian kéo dài của chúng Thời gian được xác định bằng số lượng cácchuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm làm mốcgắn với một sự kiện nào đó.

Hiểu theo nghĩa khác thì thời gian là mỗi ngày có 24 giờ, mỗi tháng có 30 ngày,mỗi năm có 12 tháng Thời gian trên diễn ra theo chu kì lặp lại Con người sử dụng vàquản lí thời gian cho những hoạt động sống của bản thân.

1.1.3.Khái niệm quản lí thời gian

Quản lí thời gian2 ( Trích dẫn Huỳnh Văn Sơn (2009) , Nhập môn kĩ năng sống

NXB Giáo Dục )nghĩa là biết hoạch định thời gian của mình đang có cho những mụctiêu và nhiệm vụ thật cụ thể Quản lí thời gian không có nghĩa là luôn tiết kiệm thờigian mà là biết làm chủ thời gian của mình khi đặt những khoảng thời gian mình đangcó trong một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết Quản lí thời gian là quá trình làm chủ,sắp xếp, sử dụng thời gian một cách khoa học và nghệ thuật.

Quản lý thời gian là sự phân bổ thời gian hợp lý cho những công việc cụ thể,thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực, xây dựng các phương án sử dụng thời gian hợplý.

Kỹ năng quản lý thời gian là yếu tố quan trọng giúp sinh viên biết phân bổ vàkiểm soát thời gian của bản thân hợp lý, là điều kiện giúp sinh viên tổ chức, quản lý tốthoạt động học tập của mình ở trường đại học.

1.2.Các kỹ năng quản lí thời gian mà sinh viên cần phát triển

Các kỹ năng quản lý thời gian mà sinh viên cần phát triển được các nghiên cứuđã đề cập đến như:

Thiết lập và quản lý mục tiêu: Việc xác định rõ mục tiêu các hoạt động của cánhân giúp sinh viên sử dụng và quản lý thời gian của bản thân một cách hợp lý, tối ưuhóa Đây là yếu tố giúp sinh viên tự đánh giá trong việc sử dụng thời gian của bảnthân

Trang 11

Kỹ năng lập kế hoạch sử dụng thời gian cho các hoạt động cụ thể: chủ thể cầnxác định và nhận thức được mục tiêu cho từng hoạt động, thứ tự ưu tiên của các hoạtđộng, những công việc cần làm, xác định thời gian cho từng công việc, dự kiến sửdụng thời gian cho các công việc đó, dự kiến kết quả và mức độ khả thi có thể đạt củakế hoạch.

Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng thời gian cho các hoạt động.

Kỹ năng tự đánh giá và điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch các hoạtđộng để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng, phân bổ thời gian cho các hoạt động.Suy nghĩ lại, đối chiếu kết quả sau khi thực hiện kế hoạch hoạt động với những mụctiêu đề ra và những kết quả dự kiến trong quá trình lập kế hoạch là những cách gợi ýcho sinh viên trong việc tự đánh giá.

Để quản lý thời gian hiệu quả, sinh viên cần quan tâm thiết lập và quản lý mụctiêu, lập kế hoạch học tập và các hoạt động cá nhân hợp lý; tăng thời gian hữu ích,giảm bớt áp lực trong học tập và cuộc sống; chủ động lĩnh hội, làm chủ tri thức, nângcao sức sáng tạo và chủ động phát triển bản thân

Trang 12

CHƯƠNG 2

THÓI QUEN SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNGĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Thói quen sử dụng thời gian của sinh viên

Để tìm hiểu và đánh giá về thói quen sử dụng thời gian của sinh viên, nhómnghiên cứu đã khảo sát trên 100 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ ChíMinh , được kết quả như sau:

2.1.1 Sử dụng thời gian cho hoạt động học tập

Sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng thờigian cho nhiều hoạt động đa dạng khác nhau Thời gian cho hoạt động chủ yếu củasinh viên là học tập và đến lớp (chiếm 56%) Ở biểu đồ 2 ta thấy được thời gian dànhcho hoạt động tự học dưới 2h/ngày còn nhiều, ít sinh viên dành trên 3h/ngày cho hoạtđộng tự học.

Trang 13

Khảo sát thực trạng sử dụng thời gian cho các hoạt động chủ yếu của sinh viênTrường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 1 : Sinh viên tự đánh giá về thực trạng sử dụng thời gian tương ứng chocác hoạt động chủ yếu của sinh viên trong ngày

Biểu đồ 2 : Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng thời gian của sinh viên ĐH Sưphạm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

Khảo sát thêm cho thấy tần suất sinh viên sử dụng thời gian cho tự học vànghiên cứu kết quả chỉ 14% dành thời gian để học tập hàng ngày Trong khi, có tới36% sinh viên cho biết chỉ học khi có hứng và 50% chỉ học khi thi hoặc có bài kiểmtra.

Điều này cho thấy việc dành thời gian cho học chỉ khi thi hay khi có hứng sẽdẫn đến sinh viên gặp khó khăn trong việc nắm vững kiến thức hệ thống, từ đó, chấtlượng học tập không cao Đây là một hạn chế lớn trong thói quen sử dụng thời gian đểhọc tập của sinh viên.

Bên cạnh đó, trong khảo sát duy nhất một hoạt động được nhiều sinh viênthường xuyên thực hiện đó là: Đi học và làm bài tập về nhà (chiếm 56%)

Các hoạt động nhiều sinh viên thỉnh thoảng thực hiện đó là: Đọc sách và giáotrình , nghe giảng trên máy , tìm kiếm kiến thức mới , rèn chữ viết, đọc tin tức Vàtrong khảo sát hoạt động nhiều sinh viên chưa bao giờ thực hiện là: Học nhóm, traođổi bài tập với bạn bè ngoài giờ học chính, tham gia các câu lạc bộ phục vụ cho việchọc tập tìm hiểu đề thi những năm trước và hệ thống kiến thức; ôn tập và chuẩn bị thắcmắc để hỏi giảng viên trên lớp.

Đối với nhóm sinh viên năm nhất, cụ thể là khoa GDTH thời gian học tậpthường nhiều hơn so với sinh viên năm 3, năm 4 lý do là các môn học nhiều Vì vậy chiếm khoảng thời gian từ 2-8 giờ trong ngày Ngoài ra thì nhóm sinh viên năm 4thường có tỉ lệ học cũng tương đối ít hoặc thời gian học không đồng đều, do việc phânbổ thời gian cho các hoạt động thực tập, viết báo cáo…

Trang 15

Biểu đồ 3: Thực trạng lập kế hoạch của sinh viên Đại học Sư Phạm TP Hồ ChíMinh

Kết quả ở biểu đồ 3 cho thấy phần lớn sinh viên có lập kế hoạch quản lí thờigian (chiếm 64%) Không lập kế hoạch ( chiếm 36%), một số cho rằng “không có thờigian biểu , làm việc một cách tùy hứng”; ”có nhiều việc cần làm nhưng quỹ thời gianlại không đáp ứng đủ” (Sinh viên năm 2 -khoa GDTH) Khảo sát sinh viên về hiệu quảquản lý thời gian ngoài giờ học trên lớp của sinh viên, nhóm nghiên cứu thu được cácchia sẻ “Các bạn có quan tâm và thường lập kế hoạch cho các hoạt động theo ngày,nhưng hầu như không thực hiện được kế hoạch như đã lập ra”.

Kết quả khảo sát và phỏng vấn trên cho thấy kỹ năng quản lý thời gian củanhiều sinh viên chưa tốt dẫn đến thời gian chưa được sử dụng một cách hiệu quả chohoạt động học tập Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên cho rằng mình học quá nhiềunhưng lại không đạt kết quả tốt.

Trang 16

Mặc dù sinh viên quan tâm đến việc lập kế hoạch quản lí thời gian cho từngngày và dành nhiều cho việc học tập nhưng vẫn có nhiều vấn đề phát sinh gây ra “ vỡ”kế hoạch như : Lịch học bù đột xuất( chiếm 36%), ham chơi cùng bạn bè (chiếm39,6%), sức khoẻ bị ốm đột ngột ( chiếm 41,4%) ,sắp xếp đi làm thêm (chiếm 24,3%)và hoạt động khác (chiếm 18,9%).

Từ số liệu khảo sát ở biểu đồ 1 và 2 , nhận thấy được rằng sinh viên dành thờigian cho việc làm thêm chiếm 20% Đặc biệt là số lượng sinh viên làm với khung thờigian 2- 3h /1 ngày là nhiều nhất Tiếp đó là thời gian 1-2h và dưới 1h Bên cạnh đócũng có ít sinh viên không làm việc thêm.

Là sinh viên, nếu có thời gian đi làm thêm với công việc liên quan đến ngànhmình đang theo học để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, điều này sẽ giúp ích cho bảnthân trong tương lai Những tác động bên ngoài từ xã hội sẽ giúp sinh viên trưởng

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w