1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình tượng người phụ nữ thời hậu chiến trong truyện ngắn một chiều xa thành phố của nhà văn lê minh khuê

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Tượng Người Phụ Nữ Thời Hậu Chiến Trong Truyện Ngắn “Một Chiều Xa Thành Phố”
Tác giả Lê Minh Khuê
Trường học Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Thể loại bài luận
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 12,26 MB

Nội dung

- Là sinh viên đang học tại trường đại học sư phạm Hà Nội, chúng tôi chọn đề tài Thế giới hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của nhà văn Lê Minh Khuê, bởi số lượng tác phẩm của tác

Trang 1

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

I.

Trang 4

1.Lý do chọn đề

tài

o Trong những thập niên gần đây, cây bút viết văn xuôi Lê Minh Khuê xuất hiện đầy tài năng tô điểm cho sự phong phú của văn chương nước nhà

o Các nhà phê bình, nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận Lê Minh Khuê là một cây bút viết truyện ngắn sung sức, càng viết càng say, càng sâu sắc

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài

- Lê Minh Khuê dành những trang văn của để viết về người phụ nữ,

hướng ngòi bút của mình để bênh vực, thấu hiểu, sẻ chia sâu sắc và đồng cảm cho những con người ấy Bởi lẽ nữ văn sĩ cho rằng dù sống trong một xã hội hiện đại nhưng những người phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, áp bức

- Là sinh viên đang học tại trường đại học sư phạm Hà Nội, chúng tôi chọn đề tài Thế giới hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của nhà văn Lê Minh Khuê, bởi số lượng tác phẩm của tác giả này chưa được nghiên cứu và tìm hiểu chưa được tương xứng Đồng thời, chúng tôi muốn khám phá, đi sâu về một phong cách truyện ngắn vô cùng cá tính trong bức tranh chung của truyện ngắn đương đại

Trang 6

2 Lịch sử vấn

đề 2.1 Đánh giá về hình tượng người phụ nữ thời

hậu chiến trong Một chiều xa thành phố

- Tập Một chiều xa thành phố vừa ra đời, Hồ

Anh Thái đã nhận xét: "Đến tập thứ ba

này, Lê Minh Khuê đã thực sự thuyết phục người đọc bởi chị đã thoát ra khỏi cách nhìn nhận duy cảm, trở nên khách quan hơn, đa diện hơn nhưng không vì thế mà kém phần nồng hậu"

- Bùi Việt Thắng cho rằng: “phải đến tập

truyện này "Lê Minh Khuê mới thực sự là một cái tên dễ nhớ, một cây bút truyện ngắn chững chạc, có phong cách"

Trang 7

2.2 Những nhận xét đánh giá về truyện ngắn Lê Minh Khuê

- Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từng nói: “Lê Minh Khuê là

một trong những cây bút sung sức, nổi bật của văn học Việt Nam, người

đã từng có những tác phẩm không phải khuấy động dư luận, mà đã đặt

ra những vấn đề buộc chúng ta phải nhìn vào cuộc sống, nhìn vào quá khứ và hiện tại của đất nước, của dân tộc bằng một con mắt tỉnh táo

hơn”.

- Luận văn Thạc sĩ của Truyện ngắn Lê Minh Khuê của tác giả Mai Thị

Thúy Ninh đã chỉ ra những đặc điểm trong các sáng tác truyện ngắn của

Lê Minh Khuê giai đoạn sau, trong đó có đề cập đến cảm hứng phê phán- phê phán sự tha hóa và lối sống thực dụng, phê phán những bất ổn cơ

chế “ Nhưng rồi hiện thực biến động từng ngày có sức tác dộng mạnh

mẽ đến ý thức nhà văn Chị đã vạch ra tình trạng tha hóa xuống cấp về đạo đức, hầu hết của nữ trong hoàn cảnh hòa bình mà phổ biến nhất là lối sống thực dụng đang tràn lan dưới nhiều dạng vẻ”

Trang 8

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Phục vụ cho học tập cũng như giảng dạy sau này.

Tìm hiểu và khám phá lối viết văn của tác giả Lê Minh Khuê khi viết về giới mình.

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

II/

Trang 10

Lê Minh Khuê

và thế giới hình tượng

01

Cây bút nữ chuyên viết truyện

ngắn

Trang 11

Đề tài

Sự nghiệp sáng tác

1.1 Tác giả

Lê Minh Khuê tên thật là Lê Thị Minh Khuê, sinh ngày

6/12/1949 tại Lan Châu, Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

 Trong chiến tranh: đời sống chiến đấu, máu lửa nhưng vẫn lạc quan ở tuyến đường Trường Sơn

 Sau chiến tranh: những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới

Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia lực

lượng Thanh niên xung phong chống

Mỹ

Năm 1969 bắt đầu viết văn

Tác phẩm tiêu biểu

Truyện ngắn “Cao điểm mùa hạ”,

“Màu xanh man trá”, “Tôi đã không

quên”,“Bi kịch nhỏ”, “Cuộc chơi”,

“Một chiều xa thành phố”,

Trang 12

Phong cách

sáng tác

Trước 1975: Phản ánh hiện thực sinh động

và cuộc chiến tranh chống Mỹ hào hùng của dân tộc của những người trẻ

Sau 1975: Các khía cạnh đời sống, với cái

nhìn đa chiều và sắc bén bằng cả tâm hồn rộng mở và tươi mới Các nhân vật bị lôi vào vòng xoáy xã hội với sự tha hóa, chán trường

và tiêu cực

Giọng văn: giản dị, ấm áp sinh động

Trang 13

Hình tượng là phương thức phản ánh

thế giới đặc thù của văn học bằng

những hình thức đời sống, được sáng

tạo bằng hư cấu và tưởng tượng

Nó vừa cụ thể vừa khái quát, mang tính

điển hình, giàu ý nghĩa thẩm mĩ,

thểhiện tư tưởng và tình cảm con

hiện tượng có thật mà là tái hiện một

cách có chọn lọc, sáng tạo thông qua

tài năng và trí tưởng tượng của nghệ sĩ

Trang 14

Trước Cách mạng

+ Nhân vật lý tưởng

+ Nhân vật nữ trong mối quan

hệ với Cách mạng: con người

Trang 16

2.1 Hình tượng người phụ nữ trong chiến tranh

Là hai cô gái đang trong độ tuổi đôi

mươi, độ tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ cùng

với sự duyên dáng, xinh đẹp  cảm giác

lãng mạn, yêu đời của tuổi trẻ

Nhà văn viết về họ trong sự ngưỡng mộ với

tình cảm trân trọng, tha thiết, những con

người đã đóng góp to lớn cho hòa bình đất

nước

Những cô gái thanh niên xung

phong làm công việc truyền

thông tin như Tân và Viện.

Tinh thần yêu nước, lạc quan kiên

cường bất khuất, không bị khuất

phục trước những gian nan

Trang 17

2.2 Hình tượng người phụ nữ hậu

chiến

Số phận của những người phụ nữ khi bước ra từ khói lửa chiến tranh còn

khốc liệt hơn khi nhìn bên ngoài cuộc sống vốn có vẻ yên bình ấy là một cơn sóng ngầm đang cuộn trào dữ dội trước những thay đổi của xã hội Đứng

trước những thay đổi của thời đại đồng thời là sự tác động của cơ chế quan liêu bao cấp khiến cho những con người vừa mới thoát khỏi khó khăn thiếu thốn lại một lần nữa đương đầu với một cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ, với

sự chi phối của đồng tiền, vật chất kéo theo sự băng hoại về nhân cách và giá trị đạo đức

Ví dụ: Nhân vật Kim trong truyện ngắn “Dòng sông”; Nhân vật Sánh trong truyện ngắn “ Những ngày trở về”; Nhân vật Bích trong “ Những người đàn bà”,

 Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Lê Minh Khuê đã lách sâu vào từng kẽ

ngách của thời đại, bóc tách và phơi bày những ung nhọt, biến chất đang

từng ngày từng ngày hiện diện trong xã hội. 

2.2.1 Khái quát về hình tượng nhân vật

thời hậu chiến

Trang 18

- Nhân vật Tân được xây dựng thật day dứt khi vốn dĩ là một cô lính xinh

đẹp, trẻ trung được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ nhưng cũng không tránh khỏi những xô bồ của xã hội để rồi biến chất và tha hóa trở thành con người ích kỉ bạc tình, bạc nghĩa

- Lê Minh Khuê như nhấn mạnh vào sự thay đổi theo một chiều hướng xấu đi của Tân

• Có lẽ cuộc chơi với những người bạn “quý tộc” khiến Tân dần thay đổi, cô

chạy theo những thứ danh vọng hão huyền mà bỏ rơi người bạn cũ của

• Cô rũ bỏ Viện như một chiếc áo cánh nông thôn lấm lem bùn đất

2.2.2 Hình tượng người phụ nữ hậu chiến trong

truyện ngắn “Một chiều xa thành phố”

Trang 19

Bước ra từ cuộc chiến tranh khốc liệt

ấy, khi con người ta về với thời bình, choáng ngợp trước sự

thay đổi của cuộc sống, nhiều giá trị đạo đức đã bị phai nhạt đi Người ta

trở nên ích kỉ, bội bạc, họ chỉ nghĩ đến những mối quan hệ có lợi và phục

vụ cho lợi ích của chính bản thân mình mà tiêu biểu là nhân vật Tân.

Trang 20

b/Người phụ nữ thực dụng, coi trọng vật

chất hào nhoáng

• Họ bị yêu cầu hưởng thụ ngày càng cao chi phối khiến mọi suy nghĩ và

hành động của họ đều trở nên kệch cỡm, thực dụng

• Với nhân vật Tân, cô tham gia vào những nhóm bạn con ông nọ bà kia,

cô kết giao với những người bạn trông “vênh vang” và rồi thay đổi theo

họ, thậm chí nếu trước đây Tân được càng chàng trai yêu quý, mến mộ

thì bây giờ lại là người bị ngó lơ mỗi khi đi qua

- Lê Minh Khuê không chỉ dừng lại ở việc phản ánh sự ích kỷ mà bà còn trực tiếp

phản ánh tình trạng tha hóa, đánh mất chính bản thân mình trước một xã hội

coi trọng vật chất, đồng tiền, khiến những người phụ nữ chạy theo sự hào

nhoáng, những cám dỗ vật chất

Trang 21

b/Người phụ nữ thực dụng, coi trọng vật

chất hào nhoáng

- Với Tân, vật chất là một thứ gì đó rất quan trọng, và cô đã có một

cuộc sống thật sung sướng và nhàn nhã, cuộc sống mà trước đây cô

cũng không thể tưởng tượng được

+ Cô kết hôn với một người đàn ông đã luống tuổi lại có vẻ ngoài không mấy nổi bật nếu không muốn nói là xấu

+ Nhưng gia đình của anh ta lại rất giàu có, nghề nghiệp lại ổn định, có thể cho Tân một cuộc sống mà cô mong muốn, có thể giúp cô thoát khỏi cái “đời sinh viên”

Trang 22

c/Người phụ nữ bội bạc, lãng quên quá khứ

+ Sống ở thị thành với đầy đủ những tiện nghi, khi trở về với miền quê của mình, cô lại chê lấy chê để

+ Tự ngỡ ngàng trước suy nghĩ bội bạc của bản thân nhưng chẳng hề

thay đổi

“Tại sao thế? Cuộc sống hời hợt, cố che đậy những cái thực chất mà

Tân theo đuổi, những danh vọng, những niềm vui phù phiếm và vượt

lên tất cả, có lẽ là sự ích kỷ chăng? Không dám nhìn nhận những gian

khổ đã trải qua”

- Một điều dễ nhận thấy ở các nhân vật tha hóa giai đoạn hậu chiến đó chính là họ dần lãng quên đi chính quá khứ của mình, họ rũ bỏ nó như một thứ gì đó rất ghê tởm

- Nhân vật Tân chối bỏ quá khứ của quê nhà, của một thời tuổi trẻ, chiến

tranh và cả người bạn cũ

Trang 23

d/Người phụ nữ tự tha hóa, mang bi kịch của chính bản thân

Nhân vật Viện: Vốn là một cô gái thanh niên xung phong rất hoạt bát,

xinh đẹp, nhưng trải qua mối tình bồng bột và cuộc hôn nhân chóng vánh do trách nhiệm Đó là bước ngoặt lớn của cuộc đời cô, biến Viện dần trở thành một người đàn bà xồ xề, nhem nhuốc

- Lê Minh Khuê đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu, bất

ngờ để từ đó nhân vật phơi bày cảm xúc, bản chất, suy nghĩ của

mình

- Bi kịch của một cuộc hôn nhân do có thai ngoài ý muốn

Trang 24

d/Người phụ nữ tự tha hóa, mang bi kịch của chính bản thân

+ Cô thương con đến đứt ruột, thương đến điên dại, chỉ cần lũ trẻ có

một chút ốm đau là cô lập tức như phát điên lên

+ Ngay cả chính người chồng của cô không thể chịu đựng được mà dè

bỉu “đàn bà các mụ cứ có con là y như chó cái, cũng dữ như chó cái lúc

đẻ ấy”.

- Lê Minh Khuê đã hướng ngòi bút của mình vào xã hội Việt Nam những năm 80, đó là những năm tháng mà cuộc sống cơm áo hằng ngày đã bó hẹp ước mơ của con người

giai đoạn này

- Bi kịch của một tình mẫu tử thái quá và mù quáng

+ Dưới vòng xoáy của thời đại ấy, Viện trở thành một người đàn bà

chanh chua, đanh đá: “Câm mồm, con cái nhà! Ai bảo mày nói leo hả

Đồ mất dạy !”

Trang 25

Cuộc đời của Viện thật khiến cho người đọc

cảm thấy thương xót không chỉ cho cô mà

còn cho những người phụ nữ lúc bấy giờ.

Lê Minh Khuê đã đi sâu vào đời sống tâm hồn

người phụ nữ, cảm thông với những đau khổ, dằn vặt mà họ phải chịu đựng cũng như

thể hiện sự đồng cảm với những khát vọng hay ước mơ nhỏ bé của họ.

Trang 26

III/ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

Trang 27

3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

- Ngoại hình được hiểu là hình dáng bên ngoài, là những đặc điểm về hình thể như kiểu tóc, dáng người, chiều cao… Tuy chỉ phản ánh được phần nào nhưng ngoại hình đóng vai trò mở đầu để người đọc có những hình dung thực tế căn bản nhất về nhân vật

- Khi kể về những kí ức thời chiến, Lê Minh Khuê đã khắc họa hình tượng cô lính thông tin, một hình tượng quen thuộc đã ghi dấu ấn trong nhiều tác phẩm khác của bà

+ Bằng ngòi bút đậm tính nữ, bà đã làm nổi bật được nét đẹp đặc trưng

thiên phú của những người con gái trẻ tựa đóa hoa bừng nở dẫu ở giữa khói lửa chiến tranh - hai cô lính thông tin Tân và Viện

+ Nó hiện ra qua những đường nét rất điển hình: “da trắng, tóc dài”,“ bím tóc, móng tay, đôi khi thêu một cành hoa nhỏ vào cái khăn trắng buộc lên tóc làm duyên”

Trang 28

Có thể nói, nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê được bà thể hiện một cách đa dạng và sinh động Lê Minh Khuê đã khắc họa những màu sắc tâm trạng riêng biệt một cách sâu sắc và toàn diện , từ đó thành công làm nổi bật hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của mình.

Trang 29

3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

- Trái ngược với hình ảnh đẹp đẽ của quá khứ, càng nổi bật lên sự khác biệt trong ngoại hình của hai nhân vật nữ ở thời hậu chiến

Cô Viện ngày nào nay hiện lên trong ánh mắt của người bạn cũ với đầy vẻ khắc khổ, tàn tạ, nhếch nhác

“ Một người đàn bà tóc búi cao đang hí húi ở sân Cái áo của chị

ta mặc chỉ cài có hai khuy trên cổ Tà áo phanh ra phơi cả một mảng bụng trắng Quần xẻ từ gấu lên đến gối Ðôi guốc thì thật

kỳ cục, một chiếc rất cao quai xanh Chiếc kia mòn vẹt gót, quai vàng Chị ta đi lại trên sàn, dáng cà nhắc, cà nhắc vì đôi guốc.”

 Đem đến ấn tượng về một cô Viện đối lập hoàn toàn với cô lính trẻ từng khiến bao chàng trai phải ngoái nhìn

Trang 30

3.2 Nghệ thuật miêu tả nội tâm

nhân vật

- Khái niệm nội tâm: toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải

trong cuộc đờ Qua đó, bản chất và suy nghĩ của nhân vật được bộc lộ dần trong quá trình phát triển của mạch truyện, đặc biệt trong các phân đoạn cao trào của tác phẩm

- Nhà văn xử lý một cách gọn gàng và sâu sắc, cuốn hút người đọc vào

những trang văn đậm chất đời Trong “Một chiều xa thành phố”, ta có thể kể đến một số thủ pháp tiêu biểu được bà sử dụng: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại

Trang 31

3.2 Nghệ thuật miêu tả nội tâm

nhân vật

- Lê Minh Khuê đã thêm vào nhiều yếu tố ngôn ngữ đời thường, tạo nên

sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tinh tế và từ ngữ thông tục

Ví dụ: Khi Viện trò chuyện với đứa con, ẩn trong những lời thoại đầy

suồng sã, tự nhiên có phần thông tục: “- Thèm vào! Người đàn bà cười hể hả: - Con với cái! Tí tuổi đầu mà khôn như con ranh Lại đây cho mẹ

"xơm" một tí nào!” là tình mẫu tử nồng nàn không chút khoảng cách e

- Những chi tiết rườm rà được loại bỏ nhưng lời đối thoại vẫn tự nhiên,

gần gũi.

Trang 32

3.2 Nghệ thuật miêu tả nội tâm

nhân vật - Mặt khác, lấy điểm nhìn từ nhân vật Tân, thủ pháp độc thoại cũng được vận dụng một cách nhuần nhuyễn, từ đó bộc lộ rõ nét bản chất và thế giới nội tâm của Tân khi đặt trong mâu thuẫn với các nhân vật khác: với người chồng của cô và với Viện

+ Đi từ sự thương cảm pha lẫn cả ghê sợ, Tân lắng nghe câu chuyện của Viện, chứng kiến nỗi đau của người bạn cũ rồi dâng trào những suy nghĩ bất bình về cuộc sống thực tại của cả hai “Cái gì thế? Những ngày vui vẻ trong sáng xưa kia đâu rồi?”

+ Trong khoảng khắc kí ức của một thời tuổi trẻ rực rỡ quay lại, những cảm xúc thương xót, buồn bã và nôn nao ấy là thật, là chân thành, hai người đàn

bà đã từng thân thiết tựa thuở nào lại tràn đầy khát vọng vào tương lai phía trước

+ Nhưng cái vòng xoáy của danh vọng phù phiếm và chủ nghĩa vị kỉ đã

nhanh chóng cuốn trôi đi mọi ý niệm tốt đẹp thoáng qua trong tâm trí của Tân

Trang 33

3.3 Nghệ thuật xây dựng tình

huống truyện- Trong các sáng tác sau 1975, Lê Minh Khuê ưa tạo ra sự đan xen của

nhiều mạch truyện trong một tác phẩm Nói cách khác, tác giả tổ

chức các chi tiết, sự kiện theo kết cấu đa tuyến: diễn ra không

theo trình tự thời gian, không nhất thiết phải theo logic như kết cấu tuyến tính thông thường

- Các tình huống không chỉ trải dài từ quá khứ đến hiện tại mà còn khát quát và dự báo được số phận của các nhân vật

Trang 34

3.3 Nghệ thuật xây dựng tình

huống truyện

- Tình huống truyện của “Một chiều xa thành phố” chỉ đơn giản là

một chuyến đi rời xa thành phố rồi tình cờ ghé thăm người bạn cũ

+ Dòng thời gian vừa tuyến tính khi được kể theo góc nhìn của Tân, vừa xen lẫn những đoạn hồi cố về quá khứ của hai cô gái và cuộc đời

đầy trắc trở của Viện sau chiến tranh

+ Thời gian của tác phẩm được cô đọng lại, vừa đủ để người đọc cảm

nhận những biến chuyển của xã hội, của thời đại đã tác động đến các nhân vật như thế nào

Trang 35

TỔNG KẾT

IV.

Ngày đăng: 29/05/2024, 06:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w