1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Tiến Đạt
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Đăng Dung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 317,55 KB

Nội dung

Trong sách “Nhập môn khoa học chính trị” của Werner J.Patzelt, xuất bản năm 1992 định nghĩa về văn hoá chính trị như sau:Văn hoá chính trị là một khái niệm tập hợp dùng để chỉ những giá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN Môn: CHÍNH TRỊ HỌC

Đề tài: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

Giảng viên: GS.TS Nguyễn Đăng Dung Sinh viên: Nguyễn Tiến Đạt

Lớp: K44A1/QH-2017-L-TC1

Khóa học: 2017 - 2021

Ngày sinh: 24/09/1994 MSV: 17065007

Hệ: Vừa làm vừa học

Hà Nội – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu……… 3

Phần I: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị……… … 4

1.1 Khái niệm văn hóa chính trị, hoạt động chính trị……… 4

1.2 Tác động của văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị……… 5

Phần II: Ưu điểm và những vấn đề đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay ……… 8

2.1 Ưu điểm của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay ……….……… 8

2.2 Những vấn đề đặt ra ……….… 9

Kết luận ……… …… 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Văn hoá là sản phẩm của con người, là sức mạnh trong cải tạo, chinh phục tự nhiên, xã hội, là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững cho mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia Khi xã hội loài người có sự phân hoá giai cấp, đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp đến một trình độ nhất định sẽ xuất hiện nhà nước, xuất hiện chính trị và văn hoá chính trị Văn hoá chính trị chỉ là một bộ phận, một phương diện của văn hoá, nhưng là bộ phận ra đời trong quá trình con người ứng xử với quyền lực nhà nước là hình thức tập trung của ý chí cộng đồng,

có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội

Văn hoá chính trị là nghệ thuật sử dụng quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của cả hệ thống chính trị và nền chính trị Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, nhà nước có vai trò rất lớn trong việc kiến tạo, tạo dựng và phát triển văn hoá chính trị Trong thực tiễn hiện nay, văn hoá chính trị tác động như thế nào trong hoạt động chính trị và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là điều cần làm rõ

Do vậy, em xin được chọn đề "Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị

Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay"

làm tiểu luận môn học

Trang 4

Phần I: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị

1.1 Khái niệm văn hoá chính trị

Hoạt động chính trị là một trong những nội dung mang tính sáng tạo và nghệ thuật điển hình Do đó, nói đến văn hóa chính trị là nói đến sự đoàn kết, sự tinh khiết của con người từ trên xuống dưới, từ to đến nhỏ, mọi thành tựu lý thuyết và thực tiễn do con người sáng tạo ra liên quan đến việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước đều thuộc về văn hoá chính trị Chính trị với cách nhìn như vậy, cùng với quá trình ra đời, phát triển các đảng chính trị, nhà nước, khái niệm văn hoá chính

đã hình thành và từng bước bổ sung, hoàn thiện

Trong sách “Nhập môn khoa học chính trị” của Werner J.Patzelt, xuất bản năm 1992 định nghĩa về văn hoá chính trị như sau:Văn hoá chính trị là một khái niệm tập hợp dùng để chỉ những giá trị chính trị quan trọng, tri thức, quan niệm và thái độ trong một xã hội; những dạng thức được bộc lộ thông qua hoạt động chính trị; những quy tắc công khai hay mặc nhiên được thừa nhận của quá trình chính trị

và những cơ sở thường nhật của các hệ thống chính trị

Trong cuốn “Từ điển chính trị”, xuất bản năm 2007 định nghĩa về văn hoá chính trị như sau: Văn hoá chính trị là khái niệm dùng để chỉ chiều cạnh chủ quan của những cơ sở xã hội của các hệ thống chính trị Văn hóa chính trị liên quan tới các bộ phận khác nhau của ý thức chính trị, những phong thái, những lối nghĩ và ứng

xử điển hình của những nhóm xã hội hoặc toàn xã hội Văn hoá chính trị bao gồm tất cả những đặc tính chính trị cá nhân của từng cá thể, tiềm ẩn trong những thái độ

và các giá trị, bắt rễ trong những động cơ bẩm sinh của hành vi chính trị và cả trong những hình thức bộc lộ có tính chất biểu tượng và những ứng xử chính trị cụ thể

Các định nghĩa trên cho thấy, văn hoá chính trị không chỉ là các giá trị tri

Trang 5

thức chính trị, thái độ chính trị mà còn bao gồm những dạng thức của hành vi và sự tham dự chính trị

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển làm rõ hơn về văn hoá chính trị Theo sách

“Văn hoá chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay” của GS.TS Phạm Ngọc Quang (chủ biên), xuất bản năm 1995 định nghĩa như sau:Văn hoá chính trị là một phương diện của văn hoá; nó nói lên tri thức, năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên sự nhận thức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực cùng những thiết chế chính trị tiến bộ được lập ra để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển của lịch sử Văn hoá chính trị nói lên phẩm chất và hình thức hoạt động chính trị của con người cùng những thiết chế chính trị mà họ lập ra để thực hiện những lợi ích giai cấp cơ bản của chủ thể tương ứng

Tựu chung lại, văn hóa chính trị là một bộ phận của văn hoá, kết tinh những giá trị chính trị mà cộng đồng chia sẻ, theo đuổi từ đó hình thành các chuẩn mực, quy tắc ứng xử, phương thức hành động chính trị và các biểu tượng chính trị, nhờ vậy nó có vai trò điều chỉnh hành vi giáo dục và trao truyền Do đó, có thể quan niệm

về văn hóa chính trị như sau: "Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, một biểu hiện đặc biệt của văn hóa loại người trong xã hội có giai cấp, là trình độ phát triển của con người thể hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, tình độ tổ chức hệ thống quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định nhằm điều hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp và bảo vệ lợi ích của giia cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội"

1.2 Tác động của văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị

Chính trị là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó quyết định vận mệnh của đất nước và sự phát triển của xã hội và con người Trình độ xử

Trang 6

lý các tình huống chính trị một cách khoa học và nghệ thuật không chỉ đem lại sự độc lập và ổn định chính trị mà còn là điều kiện cho việc phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, phát triển con người, xây dựng và phát triển đất nước Bản chất chính trị,

lý tưởng chính trị, trình độ hoạt động chính trị, những giá trị, nhân cách trong chính trị hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội và con người, nói lên văn hóa chính trị của một nền chính trị

Văn hóa chính trị được biểu hiện thông qua những giá trị văn hóa trong đời sống chính trị như trình độ, tri thức sự hiểu biết của các chủ thể chính trị; nghệ thuật, phong cách, thái độ ứng xử của các chủ thể; lý tưởng, niềm tin, giá trị đạo đức của

vấn đề được quan tâm trong mọi thời đại của xã hội loài người từ khi có giai cấp và nhà nước cho tới nay Đặc biệt trong quá trình giữ nước và xây dựng đất nước, văn hóa chính trị còn góp phần xây dựng hình ảnh của một quốc gia trên trường quốc tế

Văn hoá chính trị có 4 chức năng, cụ thể: Chức năng giáo dục: Thông qua quá trình xã hội hoá chính trị, văn hoá chính trị trang bị cho người dân những tri thức, năng lực cần thiết cho hoạt động chính trị; Chức năng giao tiếp và liên kết cộng đồng: Văn hoá chính trị giúp gìn giữ và trao truyền các giá trị chính trị từ các thế hệ

đi trước cho thế hệ sau Văn hoá chính trị cũng là nền tảng của hệ thống chính trị, là

cơ sở để liên kết các công dân trong xã hội với nhau; Chức năng điều chỉnh hành

vi của các công dân, các nhà chính trị khi họ tham gia vào đời sống chính trị; Chức năng dự báo hành vi chính trị: Từ nghiên cứu văn hóa chính trị của một cộng đồng, một quốc gia, người ta có thể dự báo hành vi của các nhà chính trị, của cộng đồng trong những tình huống cụ thể

Văn hóa trong chính trị, trong hoạt động chính trị của con người, của từng

tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là trong Đảng, trong Nhà nước biểu hiện thành văn hóa trong Đảng - văn hóa lãnh đạo và cầm quyền, thành văn hóa trong

Trang 7

Nhà nước - văn hóa quản lý và quản trị Đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng, đội ngũ công chức của Nhà nước, của chính quyền các cấp trong hệ thống công quyền được giáo dục và thực hành văn hóa trong chính trị phải tỏ ra là những chủ thể của văn hóa chính trị, tận tụy, trách nhiệm, gương mẫu trong công việc, trong quan hệ, trong ứng xử với dân theo yêu cầu trọng dân và trọng pháp

Trong văn hóa chính trị có văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý, như một học giả trong nước đã xác định: “Văn hóa lãnh đạo là đạo trị nước”, trong đó bao gồm một số tiêu chí cho người lãnh đạo, nhất là lãnh đạo cấp cao, như: Đạo cao, đức trọng, gương mẫu trong hành xử, trong lối sống, trong quan hệ, trung thực với chính mình Khả năng lãnh đạo được tỏa sáng ở tầm nhìn, biết phát hiện và sử dụng người tài Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện tốt lời dạy

“Dĩ công vi thượng” Từ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 đến các Đại hội đại biểu toàn quốc sau đó, Đảng ta nêu lên những đặc trưng chủ nghĩa xã hội là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do dân làm chủ Dân chủ là một sức mạnh có ý nghĩa động lực cho sự phát triển của đất nước

Văn hóa của cả loài người nói chung mang tính năng động và sáng tạo, nghĩa là đổi mới không ngừng Tuy có sự khác nhau trên con đường phát triển của các nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, thậm chí có nền văn hóa trong một thời gian nhất định bị ngừng trệ, thoái lui, nhưng ở tầm lịch sử và mang tính thời đại thì văn hóa của các dân tộc và của loài người luôn trong xu thế vươn lên từ thấp đến cao, từ lạc hậu tới văn minh, hiện đại Chính vì vậy, văn hóa là đổi mới và văn hóa chính trị đổi mới cũng là tất yếu và sự đổi mới ấy luôn gắn với đặc điểm, yêu cầu của từng thời kỳ

Trang 8

Phần II: Ưu điểm và những vấn đề đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

2.1 Ưu điểm của văn hóa chính trị ở Việt Nam

Văn hóa là hệ thống các giá trị và chuẩn mực chung được cộng đồng chia

sẻ và thừa nhận Trong văn hóa (khác với văn minh) không có sự phân biệt cao - thấp Do vậy khó có thể nói, văn hóa của dân tộc này cao hơn dân tộc kia Nhân loại

có thể cùng chia sẻ những hệ thống giá trị chung, nhưng ở mỗi quốc gia, mức độ ưu tiên trong xếp loại các giá trị có thể là khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước Các giá trị ưu tiên làm nên đặc trưng văn hóa nói chung, văn hóa chính trị nói riêng của từng quốc gia Việt Nam cũng chia sẻ hệ thống các giá trị chung của văn hóa thế giới, và ở Việt Nam, một số giá trị dưới đây được cho là đặc trưng của văn hóa chính trị quốc gia, đó là:

+ Chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc: Chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam

được định hình trong hoàn cảnh rất đặc thù của dân tộc là luôn phải đấu tranh chống thiên tai và chống ngoại xâm Yêu nước biểu hiện ở việc luôn đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên, sẵn sàng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc

+ Tính cộng đồng: (Mối quan hệ giữa cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ

quốc) Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước Chính trong hoàn cảnh luôn phải chống lại giặc ngoại xâm với tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn mình gấp nhiều lần mà truyền thống này được hình thành và củng cố Bởi

vì trong thử thách đầy cam go, khắc nghiệt, chỉ có đoàn kết một lòng nhân dân ta mới có đủ sức mạnh để bảo tồn dân tộc, phát triển sản xuất

Trang 9

+ Trọng lão: Từ góc độ hành vi, có thể thấy, trọng lão trở thành một chuẩn

mực quan trọng trong các ứng xử xã hội nói chung và trong ứng xử chính trị nói riêng Chuẩn mực này tương đối nhất quán, được thể hiện trong suốt chiều dài lịch

sử của dân tộc

Văn hóa chính trị là một hình thái mang tính tập thể, là sự chia sẻ niểm tin

và giá trị của cộng đồng, được truyền thụ giữa các thế hệ, Nhìn chung, văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay có một số đặc trưng tiêu biểu:

Văn hóa chính trị Việt Nam được hình thành dựa trên nền tảng của văn hóa chính trị truyền thống Các giá trị như: tinh thần yêu nước, tính cố kết cộng đồng, ý thức dân tộc, vốn đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa chính trị Việt Nam, vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy trong giai đoạn hiện nay

Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành một bộ phận quan trọng của văn hóa chính trị Việt Nam hiện đại Nền chính trị Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, với định hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa Nếu coi hệ tư tưởng là yếu tố cốt lõi của văn hóa chính trị,m thì hệ tư tưởng này có tác động tới mọi mặt của đời sống chính trị, từ cách thức tổ chức, vận hành đến nội dung giáo dục chính trị

Văn hóa chính trị Việt Nam bị chi phối bởi văn hóa chính trị của Đảng Trong điều kiện nước ta chỉ có một Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo toàn diện, thì văn hóa của Đảng, với tư cách là văn hóa của một tổ chức, sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội Lý tưởng và niềm tin của Đảng sẽ trở thành lý tưởng, niềm tin của toàn dân tộc Các nguyên tắc tổ chức và vận hành của Đảng cũng ảnh hưởng quan trọng đến sinh hoạt xã hội

Mức độ tham gia của người dân vào đời sống chính trị ngày càng sâu rộng,

sự tham gia này cho thấy thái độ của người dân đối với hệ thống chính trị và nó được

Trang 10

thể hiện ở những hành động cụ thể như tham gia thảo luận về các vấn đề chính sách;

tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến địa phương tại cơ sở

2.2 Những vấn đề đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn chính trị Việt Nam hiện nay cho thấy đang tồn tại một khoảng cách khá lớn giữa các mẫu hình và giá trị văn hóa chính trị chuẩn mực với các hành

vi chính trị thực tế

Thứ nhất, sự tồn tại của hệ giá trị kép: Trong đời sống chính trị ở nước ta

hiện nay dường như đang tồn tại song song hai hệ giá trị và chuẩn mực Một hệ giá trị và chuẩn mực mang tính hệ tư tưởng gắn với những vấn đề của lý luận mác xít

và một hệ giá trị và chuẩn mực mới đang hình thành từ chính thực tiễn cuộc sống gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" được xem là sáng tạo trong cách thức vận hành nền chính trị Việt Nam, nhưng nó cũng bộc lộ những điểm bất cập khi được áp dụng trên thực

tế Phạm vi thẩm quyền và cách thức sử dụng quyền lực của ba chủ thể vẫn còn nhiều tranh luận Vấn đề dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra còn chưa có cơ chế thực hiện thực sự hiệu quả.Nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa của dân, do dân và

vì dân còn đang trong quá trình xây dựng, thiếu đồng bộ và chưa thực sự phát huy được tính tích cực

Thứ hai, sự phổ biến của các chuẩn mực chính trị mang tính hình thức: Quan sát đời sống xã hội nói chung, đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam

nói riêng cho thấy, đang xuất hiện một thực tế là các chuẩn mực mang tính hình

thức đang ngày càng trở nên phổ biến Các chuẩn mực này gồm cả chính thức và phi

chính thức, được thể hiện ở việc đánh giá, phán xét các cá nhân, tổ chức chủ yếu dựa vào các yếu tố mang tính hình thức, bề ngoài như: thành tích, bằng cấp, danh hiệu,

số lượng… Trong khi đó, các chuẩn mực để đánh giá những giá trị nội tâm - những

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN