1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

164 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Sai Lệch Tỷ Giá Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Đính
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Công, TS. Lê Thanh Hà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 2,17 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Tổng quát về tỷ giá và sai lệch tỷ giá (16)
    • 1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương NBER (16)
    • 1.1.2 Khái niệm tỷ giá hối đoái thực song phương RBER (16)
    • 1.1.3 Khái niệm tỷ giá hối đoái danh nghĩa hữu hiệu NEER (17)
    • 1.1.4 Khái niệm tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu REER (17)
    • 1.1.5 Khái niệm sai lệch tỷ giá (17)
  • 1.2 Lý thuyết về xác định tỷ giá cân bằng và sai lệch tỷ giá (17)
    • 1.2.1 Lý thuyết ngang giá sức mua PPP (18)
    • 1.2.2 Tỷ giá cân bằng cơ bản FEER (19)
    • 1.2.3 Tỷ giá cân bằng tự nhiên NATREX (21)
    • 1.2.4 Tỷ giá cân bằng hành vi BEER (22)
    • 1.2.5 Các cách tiếp cận tỷ giá cân bằng khác (23)
  • 1.3 Tổng quát về tăng trưởng kinh tế (24)
    • 1.3.1 Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế (24)
    • 1.3.2 Các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế (24)
  • 1.4 Lý thuyết về tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế (31)
    • 1.4.1 Kênh lợi nhuận và phân bổ lại nguồn lực (31)
    • 1.4.2 Tác động đến tiết kiệm và đầu tư (33)
    • 1.4.3 Ràng buộc cán cân thanh toán đối với tăng trưởng (34)
    • 1.4.4 Bất đối xứng giữa các nước phát triển và đang phát triển (34)
  • 1.5 Kết luận Chương 1 (35)
  • 2.1 Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm xác định sai lệch tỷ giá (37)
    • 2.1.1 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (37)
    • 2.1.2 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian (38)
  • 2.2 Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm tác động sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng 29 (39)
    • 2.2.1 Nghiên cứu tác động sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng trên thế giới (40)
      • 2.2.1.1 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (40)
      • 2.2.1.2 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian (44)
    • 2.2.2 Nghiên cứu tác động sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng ở Việt Nam (46)
  • 2.3 Kết luận Chương 2 (47)
  • 3.1 Phương pháp nghiên cứu (48)
  • 3.2 Khung phân tích (49)
  • 3.3 Mô hình xác định sai lệch tỷ giá (49)
    • 3.3.1 Khung lý thuyết xác định tỷ giá cân bằng (49)
    • 3.3.2 Mô hình thực nghiệm (51)
    • 3.3.3 Dữ liệu (53)
    • 3.3.4 Biến số và thang đo (53)
    • 3.3.5 Quy trình ước lượng mô hình (57)
  • 3.4 Mô hình tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng (58)
    • 3.4.1 Khung lý thuyết về tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng (58)
    • 3.4.2 Mô hình thực nghiệm (62)
    • 3.4.3 Dữ liệu (64)
    • 3.4.4 Biến số và thang đo (64)
    • 3.4.5 Quy trình ước lượng mô hình (66)
  • 3.5 Kết luận chương 3 (67)
  • 4.1 Thực trạng tác động của sai lệch tỷ giá ở Việt Nam (68)
    • 4.1.1 Sự biến động của tỷ giá hối đoái (68)
    • 4.1.2 Thực trạng tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng (72)
  • 4.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (80)
    • 4.2.1 Chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam (80)
    • 4.2.2 Các thành tựu trong tăng trưởng (81)
    • 4.2.3 Các mặt hạn chế (84)
  • 4.3 Kết luận Chương 4 (87)
  • 5.1 Kết quả ước lượng sai lệch tỷ giá (88)
    • 5.1.1 Thống kê mô tả các biến (88)
    • 5.1.2 Kiểm định nghiệm đơn vị (89)
    • 5.1.3 Xác định tỷ giá thực cân bằng (90)
  • 5.2 Kết quả ước lượng tác động sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng (94)
    • 5.2.1 Thống kê mô tả (94)
    • 5.2.2 Kiểm định nghiệm đơn vị (96)
    • 5.2.3 Kết quả hồi quy mô hình tăng trưởng (98)
    • 5.2.4 Kiểm định mô hình (101)
  • 5.3 Bình luận kết quả mô hình thực nghiệm (102)
    • 5.3.1 Mô hình xác định sai lệch tỷ giá (102)
    • 5.3.2 Mô hình tác động của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế (107)
  • 5.4 Kết luận Chương 5 (108)
  • 6.1 Lựa chọn cách điều hành tỷ giá linh hoạt hơn (109)
  • 6.2 Tránh can thiệp tỷ giá để có lợi trong thương mại (110)
  • 6.3 Phát triển thị trường ngoại hối phái sinh (113)
  • 6.4 Chống hiện tượng Đô la hóa (114)
  • 6.5 Kết luận chương 6 (115)
  • KẾT LUẬN (116)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (118)
  • PHỤ LỤC (127)

Nội dung

Bởi vậy, các nghiên cứu chi tiết về cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam cần được thực hiện, chỉ ra được những thời điểm mà tỷ giá lệch ra so với mức cân bằng, có tác động xấu đến hoạt độTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt NamTác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tổng quát về tỷ giá và sai lệch tỷ giá

Khái niệm tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương NBER

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương NBER (Nominal Bilateral Exchange Rate) đơn giản được hiểu là tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa hai quốc gia Có hai cách biểu diễn, một là số nội tệ đổi một ngoại tệ và hai là số ngoại tệ đổi một nội tệ Nghiên cứu sẽ sử dụng cách ký hiệu là số nội tệ đổi lấy một ngoại tệ (ký hiệu: NBER) Khi NBER tăng lên đồng nghĩa với sự giảm giá của nội tệ và ngược lại khi NBER giảm thì nội tệ tăng giá trị.

Khái niệm tỷ giá hối đoái thực song phương RBER

RBER (Real Bilateral Exchange Rate) tỷ giá thực song phương là tỷ giá danh nghĩa song phương được điều chỉnh theo mức giá giữa hai nước Do đó, tỷ giá này phản ánh giá tương đối của hàng hoá và dịch vụ đối với hai nước Công thức sử dụng để tính tỷ giá thực song phương như sau:

𝑁𝐵𝐸𝑅 : là tỷ giá danh nghĩa song phương, số đơn vị nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ 𝐶𝑃𝐼 : là chỉ số giá tiêu dùng các đối tác thương mại

𝐶𝑃𝐼 : là chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam

Giá trị của RBER cho chúng ta dự đoán được sự thay đổi về xuất nhập khẩu của quốc gia Khi RBER tăng lên (nội tệ giảm giá thực) có thể do sự gia tăng của NBER hoặc mức giá các quốc gia đối tác tăng nhanh hơn mức giá trong nước, đồng nghĩa với hàng hoá dịch vụ trong nước sẽ trở nên rẻ hơn một cách tương đối, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Ngược lại, khi RBER giảm (nội tệ tăng giá thực) có thể do NBER giảm hoặc tốc độ tăng giá nước ngoài thấp hơn mức giá trong nước, làm cho hàng hoá trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn, kéo theo sự sụt giảm của xuất khẩu và gia tăng nhập khẩu.

Khái niệm tỷ giá hối đoái danh nghĩa hữu hiệu NEER

Là tỷ giá giữa đồng nội tệ với một giỏ tiền tệ các quốc gia khác, thường là các nước có tỷ trọng thương mại lớn, quyền số được sử dụng thường là tỷ trọng xuất nhập khẩu với quốc gia đối tác so với tổng xuất nhập khẩu của các quốc gia trong mẫu Tương tự như NBER, sự tăng lên NEER (Nominal Effective Exchange Rate) phản ánh sự giảm giá danh nghĩa, và giảm đi của NEER phản ánh sự tăng giá danh nghĩa tương ứng của nội tệ đối với một rổ ngoại tệ của các nước đối tác.

Khái niệm tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu REER

Theo định nghĩa của IMF tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu REER (Real Effective Exchange Rate) là giá trị trung bình gia quyền của tỷ giá thực song phương với các quốc gia có quan hệ thương mại, trong đó quyền số là tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu tương ứng với từng đối tác Tương tự như RBER, sự gia tăng của REER phản ánh sự giảm giá thực hay giá các hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn tương đối Ngược lại khi REER giảm, phản ánh sự tăng giá thực, đồng nghĩa với giá mặt hàng trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với giỏ hàng hoá của các đối tác.

Khái niệm sai lệch tỷ giá

Sai lệch tỷ giá hối đoái là mối quan tâm của cả các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách, bởi vì nó gây ra nhiều xung đột, mất cân bằng trong kinh tế vĩ mô Cụ thể, mức độ sai lệch được tính bằng chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu (REER) và giá trị cân bằng của nó Giá trị cân bằng được định nghĩa là giá trị của REER phù hợp với cả cân bằng kinh tế vĩ mô bên trong và bên ngoài, cả trong trung hạn và dài hạn (Edward, 1989)

Có rất nhiều phương pháp tiếp cận để có thể xác định mức tỷ giá cân bằng của nền kinh tế, mỗi một cách tiếp cận có thể cho ra các chỉ số cân bằng khác nhau và do đó sự sai lệch tỷ giá tính ra cũng khác nhau Ví dụ về một số cách xây dựng trạng thái cân bằng của tỷ giá thực như cách tiếp cận ngang giá sức mua (PPP), theo tỷ giá cân bằng cơ bản (FEER) của Williamson (1994), tỷ giá cân bằng tự nhiên (NATREX) và tỷ giá cân bằng hành vi (BEER) của MacDonald (1997).

Lý thuyết về xác định tỷ giá cân bằng và sai lệch tỷ giá

Lý thuyết ngang giá sức mua PPP

Lý thuyết PPP ngang giá sức mua đã xuất hiện từ lâu và được chấp nhận rộng rãi để ước tính mức cân bằng của tỷ giá do Gustav Cassell giới thiệu vào năm 1918 PPP được đề xuất từ quan điểm về giá cả hàng hóa thương mại ở mọi nơi đều như nhau, nếu không sẽ xuất hiện hoạt động kinh doanh chênh lệch giá, và dần sẽ kéo giá cả hai nơi về mức cân bằng Đôi khi PPP được gọi là quy luật một giá Ứng dụng một cách trực quan nhất từ quy luật một giá, tỷ giá sẽ được xác định bới mức giá giữa các quốc gia như sau:

Trong đó 𝐸 đại diện cho tỷ giá danh nghĩa theo phương pháp PPP, 𝑃 và 𝑃 ∗ thể hiện cho mức giá tương đối trong nước và ngoài nước Theo cách tiếp cận này, tỷ giá sẽ bị định giá thấp hay định giá cao khi tỷ lệ tỷ giá thực tế theo PPP lớn hơn hoặc bé hơn 1

Do đó, cách tiếp cận theo PPP giá trị cố định của tỷ giá cân bằng là 1

Các tiếp cận trên được gọi là PPP dạng tuyệt đối, từ công thức trên có thể rút ra PPP dạng tương đối như sau:

Lý thuyết ngang giá sức mua tương đối cho rằng tỷ lệ mất giá của đồng nội tệ sẽ bằng với hiệu của tỷ lệ lạm phát của nội tệ so với tỷ lệ lạm phát của ngoại tệ PPP tương đối hàm ý rằng nếu mức lạm phát ở trong nước lớn hơn so với mức lạm phát nước ngoài thì nội tệ sẽ mất giá để đảm bảo giá cả tương đối ở hai nơi vẫn như cũ

Bất chấp sự phủ nhận ban đầu về PPP, các kỹ thuật tính toán mạnh mẽ về trạng thái dừng bằng dữ liệu bảng đã chứng minh rằng PPP giữ vững, ít nhất là trong dài hạn Frankel & Rose (1996) và MacDonald (1996) Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến PPP có thể không còn hiệu lực, như sở thích của người tiêu dùng là khác nhau, các quốc gia có thể không sản xuất cùng một loại hàng hóa và không dễ dàng để vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác

Hiệu ứng Balassa (1964) và Samuelson (1964) cho rằng PPP có thể không được duy trì do chênh lệch về năng suất giữa khu vực phi thương mại và khu vực thương mại Các quốc gia phát triển thường có khu vực thương mại hiện đại và có năng suất cao, do sự cân bằng về thị trường lao động nên tiền lương trong khu vực phi thương mại cũng phải cao hơn Đối với các quốc gia đang phát triển, khu vực thương mại có năng suất kém hơn, dẫn đến mức giá sẽ thấp hơn ở khu vực phi thương mại Cuối cùng, mức giá tại các quốc gia có thu nhập cao sẽ cao hơn đáng kể đối với các nước có mức thu nhập thấp Thêm vào đó, các quốc gia đang phát triển có sự gia tăng năng suất nhanh hơn so với các nước phát triển trong khu vực hàng hóa thương mại Để duy trì tính bền vững với thị trường lao động, tiền lương của khu vực hàng hoá phi thương mại sẽ tăng nhanh hơn Điều này sẽ đẩy tiền lương và giá cả trong lĩnh vực hàng hóa phi thương mại lên cao (Couharde & Sallenave, 2013) Cuối cùng, mức giá chung tăng cao hơn ở quốc gia đang phát triển so với quốc gia phát triển

Việc sử dụng phương pháp PPP để xác định tỷ giá cân bằng, sẽ có những mặt hạn chế nhất định Đầu tiên, vì phương pháp này cung cấp thước đo cân bằng trong quãng thời gian rất dài (Rogoff, 1996), PPP chỉ giữ trong dài hạn nên việc tính toán của nó đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu và quãng thời gian trải dài Điều này có thể gây ra khó khăn về thu thập dữ liệu đối với các quốc gia nghèo và hệ thống thống kê chưa hoàn chỉnh Thứ hai, cách tiếp cận bỏ qua các biến số vĩ mô quan trọng, không cho thấy được thông tin chi tiết về việc thay đổi tỷ giá để khớp với sự mất cân bằng bên ngoài đang diễn ra (Béreau & cộng sự, 2012) Nhằm loại bỏ các điểm yếu theo cách tiếp cận PPP, một số cách tiếp cận khác sẽ được giới thiệu sau đây.

Tỷ giá cân bằng cơ bản FEER

Tỷ giá cân bằng cơ bản (FEER) của Williamson (1994) là một cách tiếp cận chuẩn tắc và bắt nguồn từ một khuôn khổ cân bằng chung Đó là mức tỷ giá hối đoái thực hữu hiệu đảm bảo cùng một lúc xảy ra cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài cho quốc gia Cân bằng bên trong đạt được khi quốc gia ở mức toàn dụng nhân công hoặc hoạt động ở mức thất nghiệp tự nhiên mà lạm phát không tăng Cân bằng bên ngoài liên quan đến cán cân vãng lai bền vững thể hiện dòng vốn ra ròng cơ bản theo mong muốn (Clark & MacDonald, 1999) Theo một nghĩa khác, FEER mô tả các mối quan hệ thương mại và liên quan đến sự dao động của tỷ giá hối đoái với sự mất cân bằng bên trong và bên ngoài (Jeong & cộng sự, 2010) So với phương pháp PPP được sử dụng trong nghiên cứu của Rodrik (2008), FEER cho phép mức tỷ giá cân bằng thay đổi linh hoạt Do đó, FEER là mức tỷ giá cân bằng khi kinh tế vĩ mô đạt được trạng thái cân bằng lý tưởng của nó (Siregar, 2011) FEER tính đến các biến số hoặc các quy luật kinh tế cơ bản được cho là vẫn tồn tại trong trung hạn và loại bỏ chu kỳ ngắn hạn và tạm thời (Clark & MacDonald, 1999)

Có nhiều cách khác nhau để ước tính mức cân bằng của tỷ giá theo cách tiếp cận FEER Clark & MacDonald (1999) chỉ ra rằng điểm bắt đầu là đồng nhất thức cán cân vãng lai (CA):

Trong đó tài khoản vãng lai và tài khoản vốn 2 được ký hiệu lần lượt là CA và KA FEER tập trung vào các yếu tố quyết định CA Trong đó, CA được giải thích bởi REER, sản lượng tiềm năng trong nước và nước ngoài Do đó, (1.4) được viết lại và thu được:

Các biến q, 𝑦 và 𝑦 thứ tự là tỷ giá thực cân bằng, sản lượng tiềm năng trong nước, sản lượng tiềm năng các quốc gia bên ngoài 𝐾𝐴 là cân bằng của tài khoản vốn Siregar

(2011) lưu ý những khó khăn của việc xác định mức sản lượng tiềm năng đi kèm mức lạm phát thấp, tài khoản vãng lai bền vững và sự nhất quán để đạt được những cân bằng này Để đơn giản hóa vấn đề, cân bằng bên trong được giả định là thỏa mãn khi đạt được cân bằng bên ngoài Clark & MacDonald (1999) cũng nhấn mạnh những thách thức về nhận diện sự cân bằng của tài khoản vốn trong trung hạn

Giải phương trình (1.5) cho q, ta có tỷ giá cân bằng FEER:

Có hai cách tiếp cận trong việc ước tính FEER Đầu tiên là phương pháp dựa trên mô hình kinh tế Theo đó, một mô hình kinh tế lượng được ước tính để thu được FEER sau khi áp đặt các cân bằng bên trong và bên ngoài Mô hình mô phỏng kinh tế vĩ mô đa phương trình với CA là mục tiêu và khoảng trống sản lượng được đặt bằng không Chiến lược này tính đến tất cả các kênh có thể có như tương tác xuyên biên giới và tác động từ phía cung (Bénassy-Quéré & cộng sự, 2008) Theo cách tiếp cận này, có thể ghi nhận công trình của Williamson (1985), Bayoumi & Symansky (1994) và Coudert & Couharde (2003) Cách tiếp cận thứ hai chỉ mô hình CA chứ không áp dụng cho cả cân bằng bên trong Điều này tương ứng với phương trình (1.5) và giải nghiệm phương trình (1.6) để thu được các tham số của phương trình cán cân thương mại liên quan đến chênh lệch sản lượng, cũng như mức giá tương đối hàng hóa thương mại Các biến bổ sung có thể được điều chỉnh cho mô hình như tỷ giá thương mại và biến đại diện cho hiệu ứng Balassa-Samuelson Cán cân đã được điều chỉnh này được so sánh như một yếu tố ngoại

2 Tài khoản vốn được hiểu là bao gồm tài khoản vốn và tài khoản tài chính theo IMF sinh quyết định đến CA mục tiêu FEER là mức tỷ giá hối đoái sẽ đưa CA điều chỉnh đến mục tiêu của nó (Bénassy-Quéré & cộng sự, 2008)

FEER cải thiện hơn so với PPP vì nó cho phép tỷ giá cân bằng có thể thay đổi với những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô theo thời gian, có nghĩa là FEER có thể tăng hoặc giảm theo thời gian Do đó, quỹ đạo của FEER bắt nguồn từ những thay đổi trong REER, đảm bảo rằng sản lượng cả trong nước và ngoài nước đều đạt được cán cân vãng lai mục tiêu Williamson (1994), Siregar (2011)

Tuy nhiên, phương pháp FEER vẫn bộc lộ những khoảng trống, Isard (2007) lưu ý rằng kết quả của phương pháp FEER nhạy cảm với độ co giãn thương mại được lấy làm giá trị trung bình trên một nhóm lớn các quốc gia Siregar (2011) ủng hộ quan điểm này và nhấn mạnh sự tác động của độ co giãn thương mại dẫn tới làm sai lệch xu hướng của FEER Coudert & Couharde (2003) giải thích rằng những thay đổi về năng suất, nguồn vốn và thị hiếu dẫn đến những thay đổi về độ co giãn thương mại Tuy nhiên, các biến nêu trên không được xem xét theo cách tiếp cận FEER Coudert & Couharde (2009) nhấn mạnh sự lúng túng trong việc đo lường sự mất cân bằng bên trong bằng cách sử dụng khoảng trống sản lượng với các quốc gia đang phát triển lẫn đang chuyển đổi, khi quá trình chuyển đổi kinh tế của các nước này vẫn đang diễn ra Bất chấp những hạn chế này, FEER là một trong phương pháp phổ biến mà IMF sử dụng tính toán ra mức cân bằng của tỷ giá

Nhóm tư vấn tỷ giá của IMF khi tính toán FEER sẽ loại bỏ khoảng trống giữa cán cân CA dự kiến trong trung hạn theo tỷ giá hiện hành và cán cân CA cân bằng ước tính Ban đầu phương pháp này áp dụng tại các nước phát triển Bước đầu tiên liên quan đến việc xác định mối quan hệ của CA và tập hợp các biến vĩ mô bằng cách sử dụng các kỹ thuật ước tính dữ liệu bảng Bước thứ hai tính toán CA cân bằng, bằng cách sử dụng các ước lượng của bước trước và các biến vĩ mô cơ bản được dự đoán sẽ xảy ra trong trung hạn cho mỗi quốc gia Bước cuối cùng ước lượng mức tỷ giá sẽ thu hẹp khoảng cách giữa CA thu được trong các bước trước đó (Lee và cộng sự, 2008).

Tỷ giá cân bằng tự nhiên NATREX

NATREX của Stein (1995) là phương pháp tiếp cận theo tỷ giá thực cân bằng, mô hình có hai cấu phần: yếu tố cân bằng dài hạn của mức tỷ giá thực và sự điều chỉnh từ trung hạn sang dài hạn của tỷ giá thực Trong trại thái cân bằng trung hạn, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP được cho trước, và tỷ giá thực có xuất phát từ trạng thái cân bằng bên ngoài và bên trong của quốc gia Tỷ lệ nợ và tỷ giá thực được xem như là biến ngoại sinh Khi nền kinh tế đạt được mức cân bằng trong dài hạn thì tỷ lệ nợ và tỷ giá thực phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô cơ bản theo thời gian, đó là năng suất và tiết kiệm trong nước so với các quốc gia khác Đây là mức tỷ giá thích hợp với cán cân danh mục đầu tư để lãi suất trong nước và thế giới bằng nhau (Driver & Westaway, 2005) You & Sarantis (2012) lưu ý rằng NATREX được hình thành để mô hình hóa trạng thái cân bằng của Mỹ và do đó phù hợp để nắm bắt các đặc điểm nền kinh tế tiên tiến

Việc ước tính NATREX bắt đầu bằng cách xác định các biến vĩ mô cơ bản khác nhau Những nhân tố phổ biến được sử dụng là đại diện năng suất, chẳng hạn như năng suất lao động; và một thước đo tiết kiệm được tính bằng tỷ lệ chi tiêu của chính phủ trên GDP Có nghiên cứu ước tính một phương trình dạng rút gọn duy nhất trong khi những nghiên cứu khác tiến hành ước tính cấu trúc của NATREX (Siregar, 2011) Ví dụ Rajan

& Siregar (2002) ước tính một phương trình rút gọn của NATREX cho Hồng Kông và Singapore Biến phụ thuộc được sử dụng là REER và các biến giải thích là chi tiêu thực tế của chính phủ, nhân tố năng suất tổng hợp tính theo GDP bình quân đầu người, lãi suất thế giới, tỷ giá thương mại và các biến giả khác

You & Sarantis (2012) sử dụng mô hình NATREX cho Trung Quốc từ năm 1982-

2010 để tính toán tỷ giá cân bằng của Nhân dân tệ REER của Trung Quốc được tính toán bằng trọng số theo thời gian của các đối tác về thương mại Họ nhận thấy rằng tỷ giá thương mại, ràng buộc thanh khoản, hoạt động đầu tư của chính phủ là những yếu tố quyết định đáng kể tới REER NATREX được tính toán bằng các áp dụng các ước tính về mối quan hệ dài hạn với các biến số vĩ mô cơ bản đã loại bỏ xu hướng Họ phát hiện ra rằng Trung Quốc định giá quá cao Nhân dân tệ khi so sánh với rổ 14 loại tiền tệ cho đến giữa những năm 1980 và sau khủng hoảng năm 1997 ở Châu Á Họ nhận thấy tình trạng định giá thấp liên tục từ năm 2004 và sụt giảm mạnh vào năm 2008 Tuy nhiên, mức độ sai lệch thấp hơn khá nhiều khi so sánh với các nghiên cứu diễn ra trước đó.

Tỷ giá cân bằng hành vi BEER

BEER của MacDonald (1997) và Clark & MacDonald (1999) thu được bằng cách hồi quy REER với một tập hợp các yếu tố vĩ mô cơ bản như: đại diện cho năng suất tương đối với các đối tác thương mại, tỷ giá thương mại, tài sản nước ngoài ròng, bằng cách sử dụng ước lượng đồng tích hợp để chỉ ra mối quan hệ dài hạn Các nhân tố vĩ mô cơ bản có tác động lên tỷ giá thực, có thể được loại bỏ xu hướng bằng cách sử dụng bộ lọc Hodrick-Prescott (HP) và điểm cân bằng được xác định bằng cách áp dụng hồi quy đồng tích hợp

Có những điểm tương đồng tồn tại giữa FEER và BEER Cả hai đều dựa trên trạng thái cân bằng bên ngoài của nền kinh tế nhưng với các giả thiết khác nhau dựa trên việc các biến giải thích có ở mức cân bằng của chúng hay không (Bénassy-Quéré & cộng sự, 2009) Hơn nữa, Lòpez-Villavicencio & cộng sự (2012) cho thấy rằng, sự khác biệt về không gian và thời gian có thể xảy ra giữa các phương pháp, cả FEER và BEER đều có liên quan chặt chẽ ngay cả trong dài hạn Do đó, nghiên cứu sử dụng BEER vì tính đơn giản của nó và ít giả định hơn được đưa ra để tính toán, trong khi FEER dựa vào ước tính các mục tiêu có thể không tính toán được

Có một lượng lớn nghiên cứu về việc tính toán cân bằng và sai lệch bằng cách sử dụng BEER Có thể ghi nhận công trình của Meleckỳ & Komárek (2007), Melecky & Komarek (2008), Bénassy-Quéré & cộng sự (2009) và Couharde & Sallenave (2013) và một số những nghiên cứu khác Melecky & Komarek (2008) ước lượng mức cân bằng cho tỷ giá thực đối với một mẫu gồm năm quốc gia, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Slovenia và Slovak Republik; sau khi gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) từ quý 1 năm

1994 đến quý 1 năm 2004 Họ cho vào mô hình các biến vĩ mô khác nhau như năng suất tương đối, tài sản nước ngoài ròng, tỷ giá thương mại, độ mở, đầu tư trực tiếp nước ngoài và chênh lệch lãi suất thực.

Các cách tiếp cận tỷ giá cân bằng khác

Còn một số phương pháp xác định tỷ giá cân bằng khác được sử dụng, những cách tiếp cận này thường là phiên bản mở rộng của các phương pháp ở trên Tỷ giá cân bằng lâu dài (PEER) là một phiên bản mở rộng của BEER Đối với cách tiếp cận này các nhân tố cơ bản được tách ra thành yếu tố có tính chu kỳ và yếu tố lâu dài sử dụng các biến đại diện như trong nghiên cứu của (Clark & MacDonald, 2004) Các yếu tố cơ bản có thể được loại bỏ xu hướng sử dụng các bộ lọc như HP để tính toán trạng thái cân bằng

Tỷ giá cân bằng gia tăng vốn (CHEER) kết hợp cả lý thuyết PPP và ngang bằng lãi suất không bảo hiểm (UIP) Nó giúp giải thích các đặc tính cố hữu của tỷ giá và tính toán mức cân bằng (MacDonald, 2000) Mặc dù lý thuyết PPP rất hiệu quả để chỉ ra xu hướng trong dài hạn của tỷ giá, sau đó nó có thể chệch khỏi trạng thái cân bằng do sự khác biệt về lãi suất (Driver & Westaway, 2005) MacDonald (2000) chỉ ra rằng tỷ giá thực và cán cân vãng lai có tương tác với nhau Từ ngang bằng lãi suất không bảo hiểm, tỷ giá thực được tính toán bởi mức giá tương đối, mô hình CHEER được thể hiện thông qua một vector của mức giá trong và ngoài nước, tỷ giá, và cả lãi suất trong và ngoài nước (MacDonald, 2000)

Phương pháp ước lượng tỷ giá cân bằng cuối cùng là mô hình trung hạn dựa trên tỷ giá cân bằng (ITMEER) Tương tự như CHEER, cách tiếp cận này sử dụng UIP cùng với mức bù rủi ro chứa đựng hai nhân tố Đầu tiên nó được liên kết với mức sinh lời của tài sản để giải thích cho biến động tỷ giá và thứ hai dựa vào giả định rằng rủi ro cũng là một hàm của sai lệch tỷ giá khỏi trạng thái cân bằng ITMEER là một hàm của cán cân vãng lai, thất nghiệp, tài sản nước ngoài ròng và tỷ lệ tương đối giá bán buôn so với giá tiêu dùng (Driver & Westaway, 2005).

Tổng quát về tăng trưởng kinh tế

Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng về lượng hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra theo thời gian, được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực hoặc GNI thực cũng như GDP thực bình quân đầu người và GNI thực bình quân đầu người Trong nghiên cứu này tốc độ tăng trưởng sẽ được tính toán bởi công thức sau: g =Y − Y

Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm t

Y: GDP thực đầu người của năm t

Y : GDP thực đầu người của năm t-1

Các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế

Nguồn gốc về thịnh vượng và giàu có của một quốc gia là đề tài tiêu biểu được các nhà kinh tế và chính trị quan tâm Vào nửa sau thể kỷ 18, những người theo trường phái trọng nông khẳng định rằng sự thịnh vượng của các quốc gia là đến từ các hoạt động sản xuất, nuôi trồng nông nghiệp Học thuyết này được hình thành ở một số quốc gia Châu Âu như Ba Lan, Thụy sĩ và Đức, trường phái này trở nên hoàn chỉnh và được phổ biến rộng rãi tại Pháp Các nhà kinh tế nổi trội trong trường phái trọng nông là Franỗois Quesnay, Victor de Mirabeau, Pierre Samuel du Pont de Nemours và Anne-Robert-Jacques Turgot Những tư tưởng kinh tế này là tiền thân, khởi nguồn cho lý thuyết về kinh tế học hiện đại đầu tiên hay còn được gọi là kinh tế học cổ điển với đại diện tiêu biểu là Adam Smith được biết đến thông qua tác phẩm The Wealth of Nations năm 1776

Kinh tế học cổ điển nở rộ vào thế kỷ 18 và 19, những nhà kinh tế học đại diện cho trường phái này là Adam Smith, David Ricardo, Malthus, Jean-Baptiste Say và John Stuart Mill Họ cho rằng nền kinh tế thị trường có thể tự điều chỉnh, dựa vào các quy luật tự nhiên về sản xuất và trao đổi hàng hóa hay còn được gọi là “bàn tay vô hình” Theo Adam Smith sự giàu có của quốc gia không phải từ số vàng trong ngân khố quốc gia mà từ nguồn thu nhập của chính đất nước đó Nguồn thu nhập được hình thành bởi quá trình lao động và sản xuất của cư dân, quá trình sản xuất này được sắp xếp hiệu quả thông qua phân công trong lao động và quá trình tích lũy vốn, đây là khái niệm chủ đạo trong trường phái kinh tế học cổ điển

Vào đầu thế kỷ 20, những cuộc khủng hoảng trầm trọng nổ ra trên thế giới, xuất hiện hiện tượng thất nghiệp kéo dài, các lý thuyết kinh tế học cổ điển không thể tìm được lời giải thích thỏa đáng đối với các biến động kinh tế nêu trên Trong bối cảnh đó học thuyết kinh tế mới của Keynes ra đời, trường phái của ông được coi là trường phái trọng cầu vì nó nhấn mạnh đến vai trò của tổng cầu đối với tăng trưởng và tạo việc làm cho nền kinh tế

Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar

Dựa vào những tư tưởng của Keynes, mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod-Domar được đưa ra bởi nhà kinh tế Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ vào những năm

1940 Mô hình thể hiện vai trò then chốt của tiết kiệm và đầu tư trong việc quyết định sản lượng Mô hình Harrod-Domar được xây dựng như sau:

(1) sản lượng là một hàm của trữ lượng vốn: 𝑌 = 𝑓(𝐾)

(2) sản phẩm biên của vốn cố định, hàm sản xuất được coi có hiệu suất không đổi theo quy mô:

= 𝑐 ⇒ (3) vốn là cần thiết cho tăng trưởng: 0 = 𝑓(0)

(4) tiết kiệm bằng tỷ lệ tiết kiệm nhân với sản lượng và bằng với đầu tư: 𝑠𝑌 = 𝑆 = 𝐼

(5) sự thay đổi trong trữ lượng vốn bằng với đầu tư trừ đi khấu hao của trữ lượng vốn:

Trong đó: 𝑌 là sản lượng, bằng với thu nhập, 𝐾 là trữ lượng vốn, 𝑆 là tổng tiết kiệm, 𝑠 là tỷ lệ tiết kiệm, I là đầu tư, 𝛿 tỷ lệ khấu hao của trữ lượng vốn, 𝑔 là tăng trưởng kinh tế Có thể suy ra nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế như sau:

ICOR là hệ số gia tăng vốn đầu ra, cho biết số vốn cần thiết để gia tăng 1 đơn vị sản lượng 𝐼𝐶𝑂𝑅 = 1/𝑐 Có thể thấy với ICOR và 𝛿 luôn ổn định thì tỷ lệ tăng của 𝑔 bằng với tỷ lệ tăng của 𝑠, nên tăng trưởng kinh tế xuất phát từ gia tăng tỷ lệ tiết kiệm Mô hình Harrod-Domar còn có một số khoảng trống như bỏ quên các yếu tố quan trọng như năng suất lao động, tiến bộ công nghệ, một số giả định nêu ra trong mô hình không sát với kinh tế thực như gia tăng trữ lượng vốn có thể dẫn tới năng suất cận biên giảm dần

Mô hình tăng trưởng Solow-Swan

Thừa kế những di sản của trường phái cổ điển, hai nhà kinh tế nổi tiếng là Robert Solow và Trevor Swan đề xuất một mô hình giải thích cho sự tăng trưởng phụ thuộc vào tích lũy vốn, gia tăng lao động và tiến bộ trong công nghệ vào năm 1956 Theo Solow

(1956) hàm sản xuất được đề xuất như sau:

Trong đó A là trạng thái công nghệ, Y được quyết định bởi lượng lao động L và trữ lượng vốn K Hàm Cobb-Douglas có dạng:

𝛼 và 1- 𝛼 lần lượt là đóng góp của K và L vào mức sản lượng Y, 0 < 𝛼 < 1 Tăng trưởng kinh tế được biểu diễn bằng phương trình:

Tăng trưởng kinh tế được đóng góp từ sự gia tăng của K và L và A là biến đại diện cho năng suất nhân tố tổng hợp TFP Sự mở rộng của K và L được coi là tăng trưởng theo chiều rộng, còn gia tăng của TFP được coi là phát triển theo chiều sâu

Mô hình đề xuất bởi Solow–Swan có tên gọi khác là mô hình tăng trưởng ngoại sinh bởi vì nó không lý giải được tỷ lệ đầu tư ở các quốc gia lại khác nhau hay sự gia tăng dần theo thời gian về yếu tố công nghệ Do vậy, hai yếu tố trên được xem là ngoại sinh Tuy nhiên, mô hình có thể dự đoán được tăng trưởng khi hai nhân tố nêu trên được xác định trước Điểm hạn chế của mô hình là do không thể làm sáng tỏ yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ đầu tư vào vốn và tiến bộ công nghệ

Mô hình tăng trưởng nội sinh

Không bằng lòng với các giả thuyết yếu tố công nghệ là ngoại sinh theo Solow– Swan, các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào nghiên cứu để “nội sinh hóa” sự gia tăng năng suất Kết quả là mô hình tăng trưởng nội sinh được phát triển bởi Robert Lucas và Paul Romer, đã bổ sung vào những giải thích về toán học đối với tiến bộ công nghệ Phương pháp này cũng tích hợp những thuật ngữ mới về vốn con người, kỹ năng cũng như trình độ làm cho công nhân trở nên năng suất hơn Không giống với vốn vật chất, vốn con người gia tăng tỷ lệ hoàn vốn

Nghiên cứu xem xét mô hình tăng trưởng được đề xuất bởi Mankiw, Romer và Weil (1992) Giả sử nền kinh tế có duy nhất một khu vực sản xuất, hàm sản lượng được viết dưới dạng như sau:

Trong đó, H là lượng vốn nhân lực, L là lực lượng lao động, K là trữ lượng vốn, 𝛼 và 𝛽 là đóng góp của các yếu tố vốn vào sản lượng, A là trạng thái công nghệ, 𝛼 > 0, 𝛽 >

0, 𝛼 + 𝛽 < 1, cả hai loại vốn đều có hàm có lợi ích cận biện giảm dần Tương tự như mô hình Solow, có các giả định sau:

(2) 𝐴 = 𝐴 𝑒 , lao động hiệu quả 𝐴 𝐿 tăng với tỷ lệ n+g

(3) 𝑠 đầu tư vào vốn vật chất chiếm một mức tỷ lệ cố định

(4) 𝑠 đầu tư vào vốn nhân lực chiếm một tỷ lệ cố định Đặt ℎ = ,𝑘 = , 𝑦 = , sự thay đổi của 𝑘 ( 𝑘̇ ) và sự thay đổi của ℎ (ℎ̇ ) trong nền kinh tế được xác định như sau:

Thay hai phương trình trên vào hàm sản lượng và lấy log hai vế, có phương trình sau:

Phương trình trên cho thấy rằng sản lượng bình quân mỗi người chịu tác động của tốc độ gia tăng dân số, quá trình gia tăng vốn con người cũng như vốn vật chất

Lý thuyết tăng trưởng của Oded Galor

Kế tiếp là lý thuyết được đề xuất bởi Oded Galor cùng cộng sự nhằm bổ sung những mặt hạn chế của mô hình tăng trưởng nội sinh trong lý giải sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nước Lý thuyết tăng trưởng của Oded Galor phản ánh một chuỗi các giai đoạn phát triển của xã hội từ (i) giai đoạn Malthus khi mà mức sống của loài người chỉ ở mức vừa đủ, (ii) phá vỡ bẫy Malthus, (iii) vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng, (iv) sự khởi đầu của sự suy giảm tỷ lệ sinh đẻ, (v) yếu tố giúp duy trì sự bền vững của tăng trưởng trong kỷ nguyên hiện đại, và (vi) nguyên nhân của sự khác biệt về thu nhập tính trên đầu người của các nước Các phân tích cho rằng trong phần lớn thời gian, tăng năng suất lao động do những đổi mới trong công nghệ đã bị bào mòn bởi dân số ngày càng đông lên và nhân loại chỉ ở mức đủ sống Tuy nhiên, sự tiến bộ công nghệ ngày càng phổ biến và thay đổi rất nhanh Hoạt động giáo dục làm tăng vốn con người cũng góp phần làm giảm tỷ lệ sinh Do đó sự gia tăng thu nhập được chuyển thành gia tăng mức sống cư dân một cách ổn định, thay vì tăng dân số như trước kia, tạo tiền đề phát triển bền vững Mô hình này cho rằng những sự khác nhau về vị trí địa lý, yếu tố văn hóa, yếu tố thể chế cũng góp phần tạo ra khác biệt về thu nhập giữa các quốc gia trong thời gian qua

Từ các mô hình tăng trưởng ở trên có thể đưa ra các nhân tố có tác động đến tăng trưởng, như sau:

(i) Năng suất nhân tố tổng hợp TFP:

Lý thuyết về tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế

Kênh lợi nhuận và phân bổ lại nguồn lực

Những thay đổi trong tỷ giá thực ảnh hưởng đến lợi nhuận tương đối của khu vực thương mại Khi đồng nội tệ giảm giá thực sẽ làm cho cho tiền lương thực giảm và khu vực thương mại trong nền kinh tế sẽ có tính cạnh tranh hơn Đổi lại, điều này sẽ giúp khu vực thương mại mở rộng theo thời gian nhờ đầu tư và bố trí lại nguồn lực, bao gồm cả việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp còn ở giai đoạn đầu non trẻ Việc tái phân bổ nguồn lực như vậy, đôi khi sẽ đưa quốc gia vào một quỹ đạo tăng trưởng cao hơn Đây là kênh phát triển cổ điển, khi cơ cấu nền kinh tế được thay đổi thông qua quá trình công nghiệp hóa và dịch chuyển nguồn lực sang hàng hóa thương mại có hàm lượng công nghệ và kỹ năng cao hơn (Prebisch, 1950; Kaldor, 1966; Kaldor, 1971; Balassa, 1971) Nếu chính sách về tỷ giá thực có thể giúp phân bổ lại nguồn lực cho các ngành cùng với tiếp thu sự lan tỏa công nghệ từ khu vực thương mại, thì nó có khả năng cải thiện phúc lợi cho nền kinh tế (Ros, 2015; Guzman & cộng sự, 2018)

Mối liên hệ giữa việc định giá thấp tỷ giá thực với lợi nhuận và tăng trưởng thể hiện thông qua các cơ chế khác nhau Nhiều quốc gia đang phát triển chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô và là người chấp nhận giá Lợi nhuận cao hơn ở các lĩnh vực này dẫn tới việc quốc gia tập trung vào các sản phẩm thô, làm chậm lại quá trình công nghiệp hóa, tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với sản xuất và tích lũy vốn dài hạn, một quá trình mà Ros (2013) gọi là “cơn ác mộng của Prebisch” Prebisch (1959), Ros (2013) và Guzman & cộng sự

(2018) thảo luận chi tiết về quá trình nêu trên và đề xuất rằng việc định giá thấp có thể phải đi kèm với thuế đối với hàng hóa Việc này có thể giúp cho chính phủ có thể trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất thông qua thuế thu được

Mắc kẹt giữa nguồn tài nguyên có sẵn và mong muốn công nghiệp hóa của quốc gia, là một chủ để được xem xét trong suốt giai đoạn chính sách thay thế nhập khẩu được áp dụng ở các quốc gia Rodrik (1986) đưa ra một mô hình lý thuyết theo đó tỷ giá hối đoái mất cân bằng, có thể nâng cao phúc lợi bằng cách thúc đẩy thay đổi cơ cấu và tăng trưởng công nghiệp Theo đó, những thay đổi về tỷ giá thương mại trong nước theo hướng có lợi cho ngành công nghiệp được coi là kênh phát triển chính cho sự chuyển đổi cấu trúc kinh tế Thời điểm đó các nước xuất hiện đồng thời khu vực công nghiệp hướng nội và một khu vực nông nghiệp hướng ra xuất khẩu Tỷ giá là yếu tố chủ chốt: một đồng tiền được định giá quá cao tương tự như đánh thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đi nhưng hoạt động như khoản trợ cấp cho ngành công nghiệp trong nước thông qua giảm chi phí đầu vào vào nhập khẩu Hiệu ứng ròng có thể là sự phân bổ lại nguồn lực, chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang công nghiệp

Với sự gia tăng ngày càng mạnh của xu hướng tự do hóa thương mại, các quốc gia đang phát triển chịu tác động của thị trường quốc tế Điều này tạo tiền đề cho sự xuất hiện lý thuyết coi giá hàng hóa thương mại được xác định trên thị trường quốc tế Ví dụ, Ros & Skott (1998) xây dựng mô hình hai khu vực với khu vực thương mại hiện đại (thâm dụng vốn và lợi tức tăng dần theo quy mô) và khu vực phi thương mại, và kiểm tra tác động của tỷ giá thực đối với tích lũy vốn Trong bối cảnh này, việc định giá quá cao tỷ giá thực gây ra sự sụt giảm lợi nhuận trong khu vực hiện đại và dẫn đến trạng thái cân bằng có vốn thấp hơn Ngược lại, đối với một nền kinh tế có thu nhập thấp, việc định giá thấp tỷ giá thực có thể dẫn đến một quỹ đạo tự duy trì hướng tới trạng thái cân bằng có vốn cao hơn

Rodrik (2008) thừa nhận rằng khu vực thương mại ở các nền kinh tế đang phát triển được đặc trưng bởi những thất bại của thị trường và sự yếu kém về thể chế ở mức độ lớn, điều đó có nghĩa là khu vực thương mại ở dưới quy mô tối ưu của nó, và điều này tạo cơ hội cho chính sách trong việc loại bỏ sự méo mó này Ông cho thấy, trong khuôn khổ mô hình tăng trưởng nội sinh, việc định giá thấp giúp giải quyết vấn đề bằng cách mở rộng khu vực thương mại Tương tự, Razmi & cộng sự (2012) nhấn mạnh gia tăng năng suất dựa trên sự dịch chuyển các nguồn lực từ các ngành nghề truyền thống sang công nghiệp hiện đại Nếu khu vực thương mại là khu vực hiện đại, thâm dụng vốn và năng suất cao, thì việc tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phá giá sẽ gia tăng tổng số việc làm và năng suất lao động

Cuối cùng, cần lưu ý rằng kênh lợi nhuận và phân bổ lại nguồn lực có liên quan đến hiện tượng căn bệnh Hà Lan 3 và các vấn đề về lời nguyền tài nguyên Hà Lan đã phát hiện ra mỏ khí tự nhiên có trữ lượng lớn vào những năm 1959, chính phủ Hà Lan đã bán nguồn tài nguyên khí đốt này và thu về rất nhiều ngoại tệ, điều này làm cho nội tệ tăng giá Dẫn đến giá cả hàng hóa thương mại của Hà Lan trở nên đắt đỏ và sức cạnh tranh giảm, xuất khẩu của quốc gia có xu hướng giảm và lĩnh vực sản xuất chế tạo bị ảnh hưởng Thất nghiệp ở Hà Lan gia tăng mạnh và đầu tư sụt giảm, hiện tượng này đã gây ra sự bất lợi cho khu vực chế tạo của nền kinh tế và làm giảm công nghiệp hóa Tương tự như trường hợp của các nước Mỹ La tinh và các quốc gia Châu phi cận Saharan trong suốt đầu những năm 2000, biểu hiện bằng hiện tượng giảm công nghiệp hóa do nội tệ tăng giá quá mức bắt nguồn từ cú sốc tích cực về tỷ giá thương mại (Ros, 2013).

Tác động đến tiết kiệm và đầu tư

Theo Diaz Alejandro (1965) tác động thu hẹp trong ngắn hạn của định giá thấp liên quan đến tái phân phối thu nhập từ lao động hưởng lương có xu hướng tiết kiệm cận biên thấp sang chủ doanh nghiệp nhận lợi nhuận có xu hướng tiết kiệm cận biên cao Điều này sẽ làm giảm tổng cầu và có ảnh hưởng thu hẹp trong ngắn hạn nhưng lại tăng tiết kiệm quốc dân và do đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Kaldor

(1971) nhấn mạnh tác động của tỷ giá hối đoái cạnh tranh thông qua tăng trưởng xuất khẩu, gia tăng năng suất của khu vực sản xuất, có tác động tích cực lên tăng trưởng trong dài hạn Razmi & cộng sự (2012) cũng nhấn mạnh tác động của việc định giá thấp và lợi nhuận cao hơn đối với đầu tư trong khung phân tích Keynes với hàm đầu tư độc lập Ngược lại, các nghiên cứu phát triển sau cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998 đã xác định những tác động tiêu cực của bảng cân đối tới đầu tư và sản lượng (Krugman, 1999;

3 là mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng phát triển kinh tế của một lĩnh vực cụ thể (ví dụ tài nguyên thiên nhiên) và sự suy giảm trong các lĩnh vực khác (như lĩnh vực sản xuất hoặc nông nghiệp) do sự tăng giá của nội tệ

Frankel, 2005) Với một tỷ lệ đáng kể các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, các công ty ở các nước đang phát triển có thể thấy mình mất khả năng thanh toán sau khi phá giá Điều này sau đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, hoạt động xuất khẩu, nghiên cứu triển khai, sản lượng và tăng trưởng dài hạn (Cespedes & cộng sự, 2004; Serena & Sousa, 2017).

Ràng buộc cán cân thanh toán đối với tăng trưởng

Có lẽ mối liên hệ rõ ràng nhất giữa tỷ giá thực và tăng trưởng là thông qua cán cân thanh toán Quá trình tăng trưởng của các nước đang phát triển thường liên quan đến việc gia tăng tư liệu sản xuất và nhập khẩu đầu vào trung gian Tính co giãn theo thu nhập cao của hàng nhập khẩu có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt ngoại hối, với chính sách tỷ giá hối đoái được quản lý cứng nhắc, có thể tạo ra áp lực đối với dự trữ ngoại hối, mà đỉnh điểm trong nhiều trường hợp là khủng hoảng cán cân thanh toán (Chenery

& Bruno, 1962) Theo mô hình tăng trưởng ràng buộc bởi cán cân thanh toán, không có quốc gia nào có thể tăng trưởng nhanh hơn một tỷ lệ mà tại đó cán cân thanh toán đạt được cân bằng ở tài khoản vãng lai, trừ khi nó có thể tài trợ cho sự gia tăng thâm hụt này (trên thực tế điều này khó xảy ra) (Thirlwall, 1979) Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải bài toán trên, quốc gia có thể gia tăng xuất khẩu thu về ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu, mở rộng sản lượng Một số chính sách cần được sử dụng để gia tăng độ co giãn của xuất khẩu theo thu nhập như thay đổi cấu trúc xuất khẩu, gia tăng hiệu quả hoạt động xuất khẩu Trong đó, tỷ giá thực là một trong những kênh quan trọng có thể mở rộng xuất khẩu, giải quyết bài toán thiếu hụt về ngoại tệ, qua đó nới lỏng sự ràng buộc của cán cân thanh toán, gia tăng tốc độ tăng trưởng Mô hình cán cân thanh toán ràng buộc tăng trưởng có ý nghĩa quan trọng khi giải thích các cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latinh trong những năm 1980, cuộc khủng hoảng ở Mexico năm

1994 và các cuộc khủng hoảng ở châu Á năm 1997-98 đều xảy ra do tỷ giá được định giá quá cao.

Bất đối xứng giữa các nước phát triển và đang phát triển

Sự khác biệt trong mô hình chuyên môn hóa và thành phần thương mại có khả năng tạo điều kiện cho các tác động của việc định giá thấp tỷ giá thực giữa các quốc gia Đặc biệt, sự khác biệt mang tính hệ thống về độ co giãn của cầu theo giá, những thay đổi của tỷ giá thực có thể có tác động nhỏ hơn trong ngắn hạn và trung hạn đối với khối lượng hàng hóa có kỹ năng cao hơn, phức tạp hơn và công nghệ mới hơn, chẳng hạn như hàng hóa do các nước phát triển xuất khẩu so với hàng hóa ít thâm dụng kỹ năng và ít đa dạng do các nước đang phát triển xuất khẩu Theo Vernon (1966), cũng có khả năng độ co giãn theo giá thấp hơn trong giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm đối với hàng hóa mới và sử dụng nhiều công nghệ, chủ yếu được phát minh và sản xuất ở nước phát triển Hơn nữa, các nhà sản xuất nước phát triển được hưởng tỷ lệ tăng giá cao hơn so với các nhà sản xuất nước đang phát triển do mức năng suất trung bình cao hơn Do sự hiện diện của một lượng lớn lao động thiếu việc làm, hiệu ứng sinh lợi của việc định giá thấp tỷ giá thực có thể sẽ cao hơn ở khu vực nước đang phát triển Các quốc gia đang phát triển cũng phải chịu nhiều thất bại của thị trường và chính phủ cũng như những hạn chế về cơ cấu đối với các chính sách kinh tế của họ, điều này có thể làm cho tỷ giá thực trở thành một công cụ chính sách tốt thứ hai để hỗ trợ khu vực thương mại và công nghiệp hóa Điều này có thể giải thích tại sao việc định giá thấp tỷ giá thực được phát hiện là có tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng và đầu tư chỉ trong số các mẫu quốc gia đang phát triển Caglayan & cộng sự (2013) và Caglayan & Demir (2019) cũng cung cấp bằng chứng cho thấy mức độ phát triển của các quốc gia và thành phần công nghệ trong hàng xuất khẩu của họ được hình thành do tác động của việc giảm giá thực đối với xuất khẩu Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nhiều nhà xuất khẩu hàng hóa sơ cấp có thể ít có khả năng được hưởng lợi thông qua kênh phát triển từ việc định giá thấp tỷ giá thực do họ phải đối mặt với sự cứng nhắc của phía cung.

Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm xác định sai lệch tỷ giá

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng

Sai lệch tỷ giá thực có thể là tín hiệu của sự thiếu chính xác trong giá cả tương đối giữa các quốc gia do những bất ổn kinh tế hoặc can thiệp vào tỷ giá quá mức Nếu sự sai lệch này duy trì trong thời gian đủ dài có thể dẫn đến nền kinh tế bị mất cân bằng vĩ mô, gây ra khủng hoảng kinh tế (Kubota, 2009) Do vậy, sự sai lệch tỷ giá có thể được áp dụng để dự báo những vấn đề kinh tế vĩ mô trong tương lai (Holtemoller & Mallick,

2013) Việc phân tích độ lệch ra khỏi trạng thái cân bằng có thể giúp nhận biết đồng tiền đó đang bị định giá thấp hay định giá cao, đây là thông tin quan trọng cho các cơ quan chính sách trong hoạt động điều tiết tỷ giá Để tính toán sai lệch tỷ giá trước tiên phải xây dựng mô hình xác định tỷ giá cân bằng Tuy nhiên, mức tỷ giá cân bằng này rất khó để nhận biết và không thể quan sát được Trong nghiên cứu của mình, Driver & Westaway (2005) đã nỗ lực phân biệt mức tỷ giá cân bằng trong các quãng thời gian khác nhau bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Driver & Westaway (2005) định nghĩa sự cân bằng trong ngắn hạn là tại đó các biến vĩ mô cơ bản đạt giá trị cân bằng của nó sau những biến động ngẫu nhiên Cân bằng trong trung hạn là mức tỷ giá mà tại đó nền kinh tế đạt cân bằng bên ngoài và cả bên trong nền kinh tế Brissimis & cộng sự (2012) giải thích rằng khi nền kinh tế tận dụng được hết nguồn lao động của nó mà không gây ra lạm phát thì sẽ tạo ra sự cân bằng bên trong Cân bằng bên ngoài xảy ra khi cán cân tài khoản vãng lai duy trì được tính ổn định và bền vững Sự cân bằng trong dài hạn của tỷ giá xảy ra khi tất cả các tác nhân trong nền kinh tế đều đạt đến sự cân bằng của nó

Có rất nhiều cách tiếp cận để xác định mức cân bằng của tỷ giá, một số phương pháp phổ biến có thể nêu ra như phương pháp PPP được Gala & Lucinda (2006); Yotopoulos & Sawada (2006); Rodrick (2008) sử dụng trong các nghiên cứu của mình Phương pháp tiếp theo là FEER của Williamson (1994) xem xét mức tỷ giá cân bằng là tại đó nền kinh tế duy trì được sự cân bằng bên ngoài lẫn bên trong, phương pháp này có cách tiếp cận tương tự như định nghĩa cân bằng trung hạn của Driver & Westaway

(2005) Áp dụng cách tiếp cận nêu trên có nghiên cứu của Jeong & Mazier (2003) áp dụng cho 8 quốc gia Đông Á chịu tác động của cuộc khủng tài chính năm 1997-1998 để xem xét sự sai lệch tỷ giá của các nước này trước khi khủng hoảng nổ ra

Phương pháp tiếp theo là BEER được đề xuất bởi MacDonald (1997) và Clark & MacDonald (1999) Đây là cách tiếp cận dựa trên những biến kinh tế vĩ mô cơ bản có tác động đến tỷ giá thực Phương pháp này dựa vào ước lượng mối quan hệ đồng tích hợp trong dài hạn giữa các biến vĩ mô cơ bản và tỷ giá thực Trước tiên nghiên cứu ước lượng mức cân bằng của tỷ giá bằng cách sử dụng các biến kinh tế vĩ mô cơ bản, tiếp theo ước lượng tỷ giá thực với các giá trị dài hạn của các biến cơ bản bằng cách sử dụng bộ lọc Hodrick-Prescot, và cuối cùng chỉ ra sai lệch với giá trị tỷ giá thực sau khi lọc nhiễu Các công trình tiêu biểu áp dụng BEER như nghiên cứu của Fidona & cộng sự

(2021) ước lượng sai lệch tỷ giá của khu vực 57 quốc gia Châu Âu sử dụng dữ diệu dạng quý từ năm 1999 Tiếp theo, Sallenave (2010) tính toán sai lệch tỷ giá của các nước G20 lấy số liệu từ năm 1980 đến 2006 để tìm hiểu ảnh hưởng của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng của các nước trong khối Nghiên cứu của Banerjee & Goyal (2021) thực hiện ước lượng sai lệch tỷ giá cho 8 quốc gia mới nổi có quy mô kinh tế lớn với số liệu từ

1995 đến 2017 nhằm tìm ra lời giải liệu tiền tệ được định giá thấp có phải là nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng thương mại và khơi mào sự suy giảm kinh tế vào năm

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian

Các nghiên cứu thực hiện tại các quốc gia riêng lẻ đa phần sử dụng cách tiếp cận phân tích chuỗi thời gian Cụ thể, nghiên cứu của Bui & cộng sự (2017) về sai lệch tỷ giá ở Việt Nam, nghiên cứu đã ước lược sai lệch tỷ giá theo phương pháp PPP và BEER cho tỷ giá thực ở Việt nam Các biến vĩ mô cơ bản đã được tác giả sử dụng để chỉ ra tỷ giá cân bằng bao gồm: độ mở nền kinh tế, cung tiền, tỷ giá thương mại và cuối cùng là tài sản nước ngoài ròng Cũng tại Việt Nam, nghiên cứu của Phuc (2019) tính toán tỷ giá thực cân bằng sử dụng những biến kinh tế vĩ mô là: năng suất lao động, mức sộ kiểm soát vốn của chính phủ, chi tiêu chính phủ, độ mở của nền kinh tế, tỷ giá thương mại, tỷ lệ đầu tư Tác giả sử dụng kỹ thuật Engle-Granger để chỉ ra mức cân bằng tỷ giá thực dựa vào số liệu thu thập từ 1992 đến 2017

Tại Trung Quốc, Zhang (2001) áp dụng mô hình BEER thực hiện ước lượng tỷ giá thực cân bằng với các biến số vĩ mô như: đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu và độ mở của nền kinh tế sử dụng số liệu từ 1954 đến 1997 Nghiên cứu chỉ ra rằng trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch, tỷ giá của Trung quốc đã bị định giá cao quá mức và sau khi áp dụng kinh tế thị trường thì tỷ giá đã trở về sát mức cân bằng Cui (2013) cũng sử dụng mô hình BEER để chỉ ra mức tỷ giá cân bằng của Trung quốc, tác giả sử dụng dữ liệu theo tháng từ 1997 đến 2012 với 20 nước là đối tác thương mại chính của Trung Quốc, nghiên cứu chỉ ra rằng khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 làm cho tỷ giá thực của Trung quốc bị sai lệch khỏi mức cân bằng đã đạt được những năm trước đó

Jongwanich (2008) thực hiện nghiên cứu về sai lệch tỷ giá tại Thái Lan sử dụng dữ liệu theo năm từ 1970-2000 và mô hình ARDL, phương pháp xác định sự cân bằng của tỷ giá bằng cách tiếp cận cân bằng bên trong và bên ngoài của nền kinh tế Tác giả đưa vào mô hình các biến có tác động đến mức cân bằng bao gồm: chênh lệch năng suất, độ mở của nền kinh tế, tỷ giá thương mại và chi tiêu chính phủ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ giá thực tại Thái Lan đã bị định giá quá cao bắt đầu vào 1991 cho đến khủng hoảng vào 1997, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do dòng vốn ngắn hạn ồ ạt đổ vào quốc gia và chính phủ mở rộng hoạt động chi tiêu của mình

Heriqbaldi & cộng sự (2020) thực hiện xác định sai lệch tỷ giá tại Indonesia theo cách tiếp cận BEER áp dụng số liệu dạng quý từ 1980 đến 2012 sử dụng các biến vĩ mô cơ bản là chênh lệch năng suất lao động và tỷ lệ tài sản nước ngoài ròng Mô hình ước lượng theo BEER đã dự đoán chính xác việc nội tệ bị định giá cao tại Indonesia trước khi khủng hoảng tài chính xảy ra ở Châu Á

Tại Ấn Độ, Iqbal & cộng sự (2023) sử dụng dữ liệu theo năm để ước lượng sai lệch tỷ giá giai đoạn 1984 đến 2019 Tỷ giá thực được hồi quy với một số các biến tiêu biểu gồm: tài sản nước ngoài ròng, dự trữ ngoại hối, tín dụng trong nước và tỷ giá thương mại Tác giả cho thấy sai lệch tỷ giá tại Ấn Độ có tác động làm chậm lại tăng trưởng kinh tế.

Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm tác động sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng 29

Nghiên cứu tác động sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng trên thế giới

2.2.1.1 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng

Các nghiên cứu gầy đây cho thấy việc định giá thấp có tác dụng khuyến khích tăng trưởng trong khi định giá cao lại cản trở tăng trưởng Dựa trên những nhận định trên, một số nước đã áp dụng việc định giá thấp nội tệ bằng cách tác động vào tỷ giá để làm giá hàng hóa rẻ hơn tương đối và thúc đẩy tăng trưởng Couharde & Sallenave

(2013) chỉ ra rằng Trung Quốc đã gia tăng tính cạnh tranh đối với hàng hóa trong nước bằng cách định giá thấp Nhân dân tệ Nhiều nghiên cứu đồng tình rằng giai đoạn nền kinh tế đạt tăng trưởng cao có liên quan đến việc nội tệ bị định giá thấp (Rodrik, 2008; Levy-Yeyati & Sturzenegger, 2003; MacDonald & Vieira, 2010) Tuy nhiên, những nghiên cứu trên còn thiếu sự đồng thuận về cách xác định tỷ giá thực cân bằng

Gala & Lucinda (2006) sử dụng dữ liệu bảng với 58 nước, để xem xét ảnh hưởng sai lệch tỷ giá thực lên tăng trưởng Tác giả chỉ ra sự cân bằng của tỷ giá thực bằng cách áp dụng phương pháp PPP sau khi điều chỉnh theo hiệu ứng Balassa & Samuelson Khi tỷ giá thực bị định giá cao thì sẽ có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế và kết quả này có ý nghĩa thống kê cao Hệ số của sai lệch tỷ giá thực (định giá cao) nằm vào khoảng từ 0,008 đến 0,0122 và ngược dấu với tăng trưởng

Nghiên cứu tiêu biểu của Rodrik (2008) phân tích ảnh hưởng sai lệch tỷ giá thực đến tăng trưởng từ 1950 đến 2004 sử dụng dữ liệu từ 184 nước Tác giả đã hiệu chỉnh tỷ giá thực của các quốc gia theo hiệu ứng Balassa và Samuelson trước khi ước lượng mô hình Tác giả kết luận rằng định giá cao không tốt cho tăng trưởng Nhưng định giá thấp lại có tác động tích cực lên nền kinh tế Những giai đoạn mà tỷ giá được định giá thấp thì tăng trưởng của nước đó lại có dấu hiệu tăng lên Tuy nhiên, tác giả chỉ tìm thấy mối quan hệ này ở các nước đang phát triển Khi thu hẹp mẫu chỉ bao gồm các nước phát triển thì không còn quan sát thấy mối quan hệ này

Nghiên cứu về sai lệch tỷ giá và chế độ tỷ giá được thực hiện bởi Dubas (2009) ở nước phát triển và đang phát triển Tác giả xác định tỷ giá cân bằng từ các biến vĩ mô phổ biến như: chi tiêu chính phủ, độ mở của nền kinh tế, sự luân chuyển của dòng vốn, chênh lệch năng suất lao động và cung tiền Do áp dụng tỷ giá cạnh tranh nên nhìn chung các nước phát triển có thể khắc phục được tình trạng sai lệch tỷ giá, khi sự mất cân bằng xảy ra, tỷ giá có thể nhanh chóng điểu chỉnh theo cung cầu trên thị trường Nghiên cứu cũng ủng hộ việc áp dụng thả nổi tỷ giá ở các nước đang phát triển Coudert & Couharde

(2009) tìm thấy rằng khi các quốc gia áp dụng việc cố định tỷ giá thì có thể làm cho việc định giá cao nội tệ diễn ra thường xuyên hơn, đồng tình với nhận định trên có trong nghiên cứu của Reinhart & Rogoff (2004) và Levy-Yeyati & Sturzenegger (2003)

Miao & Berg (2010) phân tích sai lệch tỷ giá thực và tăng trưởng nhằm kiểm tra quan điểm của Đồng thuận Washington và Rodrik (2008) Nghiên cứu của Miao & Berg

(2010) trùng với quan điểm của Rodrik (2008) đều kết luận định giá thấp có tác động thúc đẩy tăng trưởng, định giá cao cản trở tăng trưởng Nhận định trên trái ngược với quan điểm của Đồng thuận Washington

Một nhánh các nghiên cứu khác mới nổi lên gần đây, tìm hiểu liệu có mối quan hệ phi tuyến giữa sai lệch tỷ giá và tăng trưởng hay không Theo cách tiếp cận này, sai lệch tỷ giá và tăng trưởng có quan hệ bất đối xứng Mức độ định giá thấp và định giá cao của tỷ giá ảnh hưởng lên tăng trưởng là khác biệt nhau (Béreau và cộng sự, 2012; Couharde & Sallenave, 2013; Grekou, 2015) Cụ thể, Béreau và cộng sự (2012) phân tích mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá và tăng trưởng cho một nhóm nước phát triển và mới nổi sử dụng mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn dữ liệu bảng Trạng thái cân bằng của REER đựa trên mối quan hệ trong dài hạn với các biến cơ bản là chênh lệch năng suất, chi tiêu chính phủ, tài sản nước ngoài ròng, và tỷ giá thương mại Sai lệch tỷ giá là phần dư từ mối quan hệ trong dài hạn từ kết quả hồi quy Béreau và cộng sự (2012) đưa ra kết luận rằng: có mối quan hệ cùng chiều giữa sai lệch tỷ giá và tăng trưởng chỉ đối với định giá thấp đối với mức ngưỡng dưới 25,14%

Sử dụng mẫu của cả các nước công nghiệp và mới nổi từ năm 1980 tới 2009, Couharde & Sallenave (2013) phân tích tác động của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng sử dụng mô hình chuyển tiếp trơn dạng bảng Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận theo mô hình BEER và ước lượng mức tỷ giá cân bằng dựa trên mô hình của MacDonald & Vieira (2010) Họ thu được mức ngưỡng lần lượt là 18,69%, 7,05% và 26,45% cho toàn bộ mẫu, các quốc gia mới nổi và các quốc gia Châu Á Định giá thấp có tác động cùng chiều tăng trưởng cho đến mức ngưỡng, khi vượt ra ngoài mức này thì lại làm giảm tăng trưởng kinh tế Họ cũng nhận định mức tỷ giá là một công cụ mạnh mẽ và có tính chu kỳ tác động lên nền kinh tế

Grekou (2015) phân tích tác động của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế lên các quốc gia Châu Phi từng là thuộc địa cũ của Pháp từ 1985 tới 2011 Sử dụng cách tiếp cận tỷ giá cân bằng hành vi, tỷ giá cân bằng được ước lượng sử dụng mô hình OLS động và PMG Sai lệch tỷ giá được tính toán theo khung phân tích của Elbadawi & cộng sự (2009) Nghiên cứu tìm thấy bằng chứng của mối quan hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và sai lệch tỷ giá Đối với định giá thấp lớn hơn mức ngưỡng 7,3%, sai lệch tỷ giá có tác động cùng chiều lên tăng trưởng

Bảng 2.1 Các nghiên cứu áp dụng dữ liệu bảng

Tác giả Mô tả về số liệu Kết quả tác động lên tăng trưởng

IMF & WB - Định giá thấp tác động khuyến khích tăng trưởng ở mức độ vừa phải

- Định giá cao và định giá thấp ở mức cao tác động giảm tăng trưởng

Gala & Lucinda (2006) 56 quốc gia đang phát triển

- Tỷ giá thực được định giá thấp có tác động khuyến khích tăng trưởng

- Hồi quy dạng bảng; GMM

Rodrik (2008) 184 nước đang phát triển và phát triển, 1950-2004

- Tăng trưởng cao hơn khi định giá thấp ở các quốc gia đang phát triển

- Định giá cao làm giảm tăng trưởng,

- Hồi quy dạng bảng; OLS; GMM, tác động cố định

Béreau & cộng sự (2009) 32 nước đang phát triển và phát triển,

- Định giá thấp thúc đấy tăng trưởng,

- Định giá cao làm giảm tăng trưởng

- GMM, Hồi quy bảng chuyển tiếp trơn

Aghion & cộng sự (2009) PWT 6.1, tất cả các quốc gia

- Định giá thấp tác động khuyến khích tăng trưởng ở các quốc gia có mức độ phát triển tài chính thấp

MacDonal & Viera (2010) PWT 6.2 - Định giá thấp có tác động khuyến khích tăng trưởng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển

Miao & Berg (2010) Mẫu 181 quốc gia

- Tăng trưởng cao hơn khi định giá thấp Còn định giá cao sẽ làm giảm tăng trưởng

Di Nino & cộng sự (2011) PWT 7.0 - Định giá thấp tác động khuyến khích tăng trưởng, hiệu ứng mạnh hơn tại các nước đang phát triển

Rapetti & cộng sự (2012) PWT 6.2, tất cả các quốc gia

- Tác động khuyến khích tăng trưởng của định giá thấp ở các nước đang phát triển

Razmi & cộng sự (2012) PWT 6.2, tất cả các quốc gia

- Định giá thấp khuyến khích tăng trưởng ở các nước đang phát triển

PWT 6.3 - Các nước có can thiệp tỷ giá và định giá thấp có tác động khuyến khích tăng trưởng

Schroder (2013) PWT 7.0, IMF, các nước đang phát triển

- Cả định giá thấp và định giá cao đều cản trở tăng trưởng

Habib & cộng sự (2017) PWT 7.1 - Định giá thấp có tác động khuyến khích tăng trưởng, đặc biệt ở các nước đang phát triển

Alfaro & cộng sự (2018) WB, PWT 8.0, dữ liệu cấp độ doanh nghiệp

- Định giá thấp gia tăng hiệu quả doanh nghiệp ở các nước mới nổi tại Châu Á Tác động ngược chiều đối với các nước mới nổi phụ thuộc nhập khẩu tại Châu Á Không tác động ở các quốc gia công nghiệp

Libman & cộng sự (2019) PWT 9.0 - Định giá thấp có tác động cùng chiều lên đầu tư

Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2.1.2 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian

Các nghiên cứu tiêu biểu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian phạm vi quốc tế có nghiên cứu của Wong (2013) cho Malaysia giai đoạn 1971-2008 Mô hình tỷ giá cân bằng hành vi được áp dụng để xác định tỷ giá cân bằng và tác giả sử dụng mô hình ARDL để tìm hiểu ảnh hưởng của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế Kết quả cho thấy định giá thấp có tác động thúc đẩy tăng trưởng, ngược lại định giá cao cản trở tăng trưởng

Nghiên cứu của Ali & cộng sự (2015) thực hiện ở Nigeria sử dụng dữ liệu theo quý từ năm 2000-2014 tìm hiểu tác động của sai lệch tỷ giá thực lên tăng trưởng kinh tế Tác giả sử dụng mô hình tỷ giá cân bằng hành vi để tính ra sai lệch và thực hiện hồi quy với tăng trưởng kinh tế sử dụng mô hình ECM Kết quả cho thấy sai lệch tỷ giá có tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế

Tiếp theo là nghiên cứu của Akram & Rath (2017) ở Ấn Độ sử dụng số liệu theo năm giai đoạn từ 1980 đến 2014 Kết quả cho thấy sai lệch tỷ giá có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế Định giá thấp có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi định giá cao cản trở tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ

Trong nghiên cứu của Conrad & Jagessar (2018) thực hiện ở Trinidad & Tobago giai đoạn từ 1960 đến 2016, đánh giá tác động của sai lệch tỷ giá, định giá thấp và định giá cao lên tăng trưởng kinh tế Kết quả cho thấy rằng sai lệch tỷ giá có tác động ngược chiều lên tăng trưởng, cả định giá thấp và định giá cao đều cản trở tăng trưởng kinh tế, mô hình hồi quy Conrad & Jagessar (2018) sử dụng là ARDL Trong trường hợp của Trinidad & Tobago cũng phản ánh đúng quan điểm về sai lệch tỷ giá trong đồng thuận Washington sẽ có tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian

Tác giả Mô tả về số liệu

Kết quả tác động lên tăng trưởng & phương pháp hồi quy Các quốc gia riêng lẻ

- Tăng trưởng giảm khi định giá cao, định giá thấp làm tăng tốc độ tăng trưởng

- Sai lệch tỷ giá tác động ngược chiều đến tăng trưởng

- Định giá thấp thúc đẩy tăng trưởng, định giá cao cản trở tăng trưởng

- Cả định giá thấp và định giá cao đều có tác động xấu đến tăng trưởng Sai lệch tỷ giá cản trở tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nghiên cứu tác động sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng ở Việt Nam

Các nghiên cứu về sai lệch tỷ giá tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam tương đối hiếm hoi, chủ yếu là nghiên cứu tác động của chính bản thân tỷ giá đối với tăng trưởng kinh tế Một số công trình nghiên cứu phải kế đến Vũ Quốc Huy & cộng sự

(2012), xác định sai lệch tỷ giá dựa trên mô hình VECM và xem xét tác động của sai lệch lên cán cân thương mại Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn của sai lệch tỷ giá Tuy nhiên, dữ liệu chuỗi thời gian nghiên cứu của mô hình là không dài chỉ từ năm 2000 cho đến 2012

Tiếp theo là nghiên cứu của Hong Hanh Pham & Thinh Nguyen (2010) tìm hiểu mối quan hệ của các biến số vĩ mô tiêu biểu như tỷ giá thực, vốn đầu tư FDI, xuất khẩu và tác động của những biến này lên tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu tách ra làm hai phần riêng biệt, đầu tiên sẽ xác định tác động của tỷ giá thực đối với xuất khẩu và FDI, kế đến là tác động của FDI và xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, phương pháp kinh tế lượng được áp dụng là phân tích đồng tích hợp để chỉ ra mối quan hệ trong dài hạn Kết quả cho thấy rằng tỷ giá thực giảm làm tăng xuất khẩu và luồng vốn FDI chảy vào và sự gia tăng của FDI và xuất khẩu có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế Tổng kết lại, nghiên cứu chỉ ra rằng giảm giá thực có lợi tăng trưởng

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn & cộng sự (2014) áp dụng mô hình kinh tế lượng VECM xem xét tác động của các cú sốc tỷ giá đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Đồng thời nghiên cứu cũng tìm hiểu xem, liệu đường cong chữ J của cán cân thương mại Việt Nam có tồn tại hay không Mô hình thực nghiệm cho thấy không tồn tại hiệu ứng đường cong chữ J trong ngắn hạn giữa Việt Nam và các nước Mỹ, Liên minh Châu Âu Trong khi với Mỹ và Liên minh châu Âu, cán cân thương mại song phương có thể được cải thiện trong dài hạn nhờ vào phá giá

Một số nghiên cứu có liên quan như Nguyễn Minh Hải & cộng sự (2019) sử dụng dữ liệu tỷ giá giai đoạn 1995-2012, nghiên đã áp dụng mô hình chuyển tiếp trơn STR để để tiến hành xem xét phản ứng của tổng sản phẩm trong nước, đối với sự thay đổi của tỉ giá hối đoái Kết quả ước lượng theo mô hình tuyến tính và phi tuyến đều đều đưa ra kết luận rằng phá giá tiền tệ có hiệu ứng làm tăng sản lượng ở Việt Nam

Từ các nghiên cứu trên có thể thấy rằng, việc xác định sai lệch tỷ giá tại Việt Nam là một chủ đề đã có nhiều nghiên cứu thực hiện Tuy nhiên, xem xét tác động của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế là một ý tưởng mới, cần được phân tích và đánh giá, đặc biệt là tác động phi tuyến của sai lệch tỷ giá Đây chính là khoảng trống nghiên cứu mà luận án sẽ tập trung làm sáng rõ.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sẽ sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính, bao gồm phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng, cụ thể như sau:

(i) Phương pháp phân tích định tính:

Phân tích định tính bao gồm các công việc thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu tại bàn, quá trình này diễn ra trong các bước thực hiện của luận án Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn từ sách, tạp chí khoa học, các báo cáo thường niên của các bộ ban ngành cơ quan trong nước và quốc tế Hoạt động nghiên cứu tại bàn được áp dụng trong các phần của luận án như tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế, sắp xếp và hệ thống lại cơ sở lý thuyết cho luận án, phân tích định tính thực trạng và đề xuất một số các giải pháp

Trong phần tổng quan nghiên cứu, tác giả hệ thống lại các tài liệu được xuất bản trước đó, phân tích và tổng hợp, so sánh các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế để rút ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án Hệ thống cơ sở lý thuyết về sai lệch tỷ giá và tăng trưởng cũng được luận án nêu rõ, từ đó phân tích và chỉ ra các kênh tác động của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế Sử dụng kết quả từ mô hình nghiên cứu kết hợp với nghiên cứu tại bàn, luận án đề xuất một số giải pháp tiêu biểu để hạn chế sự sai lệch tỷ giá và tác động bất lợi của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (ii) Phương pháp phân tích định lượng:

Phân tích định lượng được thực hiện sau khi thực hiện các nghiên cứu tại bàn, nhằm mục đích lượng hóa và tìm bằng chứng cho tác động của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng Đồng thời, phân tích định lượng cũng giúp chỉ ra được các thời điểm sai lệch tỷ giá xuất hiện Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian, sử dụng các phương pháp kinh tế lượng bao gồm: Mô hình phân phối trễ tự hồi quy phi tuyến (NARDL), mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM), phương pháp kiểm tra đồng tích hợp Johansen.

Khung phân tích

Từ nội dung lý thuyết tổng quan, luận án sử dụng khung phân tích sau để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đề ra

Mô hình xác định sai lệch tỷ giá

Khung lý thuyết xác định tỷ giá cân bằng

Giả sử có hai quốc gia, mỗi một quốc gia sản xuất hai loại hàng hóa: thương mại (ký hiệu t) và phi thương mại (ký hiệu nt) Tỷ giá thực 𝑞 được định nghĩa là giá tương đối của hàng hóa trong nước đối với hàng hóa nước ngoài trong giỏ hàng tiêu dùng, được tính như sau: 𝑞 = 𝑒 + 𝑝 ∗ − 𝑝; trong đó 𝑒 là tỷ giá danh nghĩa được được tính bằng

Sai lệch tỷ giá Tăng trưởng

Sai lệch tỷ giá Thực trạng

Phân tích tác động trực tiếp bằng phương pháp định lượng Đánh giá tổng hợp Tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế

Kiến nghị, đề xuất giải pháp chính sách số nội tệ đổi lấy một đơn vị ngoại tệ, 𝑝 ∗ và 𝑝 lần lượt là mức giá nước ngoài và mức giá trong nước Theo Alberola (2003), có thể phân tách 4 tỷ giá thực 𝑞 thành:

Trong đó, 𝑝 và 𝑝 lần lượt là giá của khu vực thương mại và phi thương mại trong nước, 𝑝 ∗ và 𝑝 ∗ là giá của khu vực thương mại và phi thương mại ở nước ngoài (𝑒 +

𝑝 ∗ − 𝑝 ) biểu thị giá tương đối của hàng thương mại nước ngoài so với trong nước và

(1 − 𝛽)( 𝑝 − 𝑝 ) − (1 − 𝛽)(𝑝 ∗ − 𝑝 ∗ ) biểu thị giá tương đối của hàng phi thương mại so với hàng thương mại giữa hai quốc gia Tỷ giá sau đó được định nghĩa là kết hợp của cả hai mức giá tương đối, giả định rằng thị trường cân bằng cả khu vực thương mại và phi thương mại Sự cân bằng bên ngoài đạt được bởi cân bằng của hàng hóa thương mại tại một mức tài sản nước ngoài ròng theo mong muốn (NFA) Cán cân vãng lai thay đổi làm cho tỷ giá thực điều chỉnh theo để đạt được mức NFA theo mục tiêu Cán cân vãng lai được định nghĩa là tổng của cán cân thương mại và thu nhập ròng từ nắm giữ tài sản nước ngoài Nó có thể được viết lại thành:

Trong đó 𝑝𝑟𝑥 là mức giá quốc tế tương đối, dấu âm trước tham số thể hiện rằng một sự gia tăng trong giá tương đối của hàng hóa thương mại làm giảm mức tiêu dùng của hàng hóa trong nước và gia tăng tiêu dùng đối với hàng hóa nước ngoài, bởi vậy, dẫn tới sự sụt giảm của cán cân thương mại 𝑟 ∗ là tỷ giá thực bên ngoài, 𝑓 thể hiện tài sản bên ngoài ròng Mối quan hệ giữa cán cân vãng lai và cán cân vốn được thể hiện như sau:

Trong đó 𝑘𝑎 thể hiện cho cán cân tài khoản vốn và F là NFA mục tiêu Sự khác biệt về lãi suất (𝑖 − 𝑖 ∗ ) thể hiện sự giảm giá theo dự kiến của của tỷ giá thực, sự cân bằng bên trong được thể hiện bằng:

Với 𝜌 thể hiện tốc độ điều chỉnh giữa hàm cầu đối với hàng hóa phi thương mại trong nước 𝑑 và hàng phi thương mại quốc tế 𝑑 ∗ Cụ thể như sau:

4 Các biến trong phương trình được lấy dưới dạng logarit

Trong đó 𝑘 và 𝑘 ∗ là các biến đại diện cho sự khác biệt về năng suất, 𝜃 là độ co giãn theo giá của cầu, 𝑧 và 𝑧 ∗ là những cú sốc tương đối của cầu trong khu vực phi thương mại

−(1 − 𝛽)𝑡𝑏 thể hiện một phần của sản lượng, được biểu diễn thông qua hàng hóa phi thương mại của đối tác Vế sau của hai phương trình trên thể hiện cho hiệu ứng Balassa- Samuelson Tại trạng thái dừng 𝑝𝑟𝑖, 𝑝𝑟𝑥 và 𝑓 cố định, tỷ giá cân bằng có thể được viết lại thành:

Với mức giá tương đối bên ngoài 𝑝𝑟𝑥 được cho bởi:

Mức giá tương đối bên trong 𝑝𝑟𝚤

Do đó mức tỷ giá cân bằng được thể hiện bởi phương trình sau:

Từ phương trình trên có hai yếu tố tác động đến hành vi của tỷ giá thực trong dài hạn là tài sản nước ngoài ròng và chênh lệch năng suất Từ mô hình, có thể kỳ vọng rằng tỷ giá thực sẽ tăng lên khi cả hai biến này gia tăng.

Mô hình thực nghiệm

Nghiên cứu lựa chọn BEER làm phương pháp xác định tỷ giá cân bằng do một số ưu điểm như BEER có khả năng nắm bắt tất cả các thay đổi có hệ thống và cơ bản của tỷ giá hối đoái, có thể được kiểm tra bởi các kiểm định thống kê (Wren-Lewis & Driver,

1998) BEER cũng là một cách tiếp cận có kiểm soát cao để đánh giá tỷ giá hối đoái cân bằng, thường dựa trên một phương trình duy nhất, sử dụng chuỗi thời gian hoặc dữ liệu bảng Theo Thorstensen & cộng sự (2014) BEER giảm được tính chủ quan trong ước lượng tỷ giá cân bằng và sai lệch bằng một tập hợp các nhân tố cơ bản được sử dụng để giải thích cho hành vi của tỷ giá

Mô hình tỷ giá cân bằng hành vi được biểu diễn như sau:

Theo Clark & MacDonald (1999), 𝑍 là một tập hợp các nhân tố cơ bản được cho là sẽ có tác động lâu dài đến tỷ giá hối đoái thực trong dài hạn và 𝑍 là một tập hợp các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trong trung hạn 𝑇 là tập hợp các biến có tác động ngắn hạn và

𝜀 là sai số ngẫu nhiên Cần phân biệt giữa giá trị của tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái cân bằng hiện tại, 𝑞 Giá trị này được xác định là trạng thái trong đó các biến ngắn hạn và sai số ngẫu nhiên bằng 0:

Giá trị sai lệch hiện tại, cm, được tính toán như sau:

Vì vậy 𝑐𝑚 chỉ đơn giản là tổng của tác động ngắn hạn và sai số ngẫu nhiên Vì các giá trị hiện tại của các biến số kinh tế cơ bản có thể lệch khỏi mức dài hạn hoặc mong muốn, Clark và MacDonald (1999) cũng xác định tổng sai lệch, 𝑡𝑚, là sự khác biệt giữa tỷ giá thực thực tế và tỷ giá thực cân bằng có được từ giá trị trong dài hạn của các biến kinh tế cơ bản, được thể hiện như sau:

Việc hiệu chỉnh các biến số kinh tế cơ bản để đạt ở mức dài hạn của chúng, ta có thể sử dụng một số loại bộ lọc thống kê, chẳng hạn như bộ lọc HodrickPrescott Bằng cách cộng và trừ qt′ từ phía bên phải của (3.14), tổng sai số có thể được phân tách thành hai thành phần:

𝑡𝑚 = (𝑞 − 𝑞 ) + [𝛽 (𝑍 − 𝑍 ) + 𝛽 (𝑍 − 𝑍 )] (3.15) Kết hợp với (3.13) tổng sai lệch trong phương trình (3.15) có thể viết lại thành:

Phương trình (3.16) chỉ ra rằng tổng sai lệch tại bất kỳ thời điểm nào có thể được phân tách thành ảnh hưởng của các yếu tố ngắn hạn, các sai số ngẫu nhiên và mức độ mà các biến cơ bản kinh tế sai lệch với các giá trị trong dài hạn của chúng

Sự lựa chọn các biến kinh tế vĩ mô tác động lên tỷ giá thực phụ thuộc vào điều kiện cấu trúc của nền kinh tế đang nghiên cứu, thường bao gồm: tỷ giá thương mại, tài sản nước ngoài ròng, chênh lệch năng suất, nợ công, sự khác biệt lãi suất thực, chi tiêu công, độ mở nền kinh tế, lương thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá dầu thô, và giá tương đối giữa hàng hoá thương mại và phi thương mại (Maeso-Fernandez & cộng sự, 2006; Iossifov & Loukoianova, 2007; Wang, Hui & Soofi, 2007; Aliyu, 2009; Beza- Bojanowska, 2009)

Dựa trên những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là quốc gia đang phát triển, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, là quốc gia có độ mở kinh tế lớn, lạm phát tương đối cao so với các nước trong khu vực (Fan & cộng sự, 2019) Các biến đưa vào mô hình thực nghiệm bao gồm: tài sản nước ngoài ròng (NFA), độ mở nền kinh tế (OPEN) và chênh lệch năng suất (PROD) Mô hình thực nghiệm xác định tỷ giá thực cân bằng cho Việt Nam có dạng như sau:

Biến số và thang đo

(i) Tỷ giá thực hữu hiệu REER

Trong nghiên cứu này, REER là tỷ giá thực hữu hiệu Để tính toán REER, nghiên cứu sẽ phải xác định những yếu tố cần thiết sau: (i) số lượng các quốc gia được đề cập đến với tư cách là đối tác thương mại chính; (ii) trọng số tương đối của các đối tác thương mại; và (iii) các chỉ số giá được đưa vào công thức tính toán Cho nên tính toán REER có sự khác nhau giữa các nghiên cứu, do sự lựa chọn các tham số đầu vào, trọng số, chỉ số giá và đối tác khác nhau Các bước tính toán REER được thực hiện như sau:

1) Xác định các quốc gia đối tác thương mại chính của Việt Nam Nghiên cứu này chọn

50 quốc gia và vùng lãnh thổ có thương mại lớn nhất với Việt Nam theo tổng xuất khẩu và nhập khẩu vào năm 2021, để đảm bảo bao phủ hầu hết hoạt động thương mại của Việt Nam

2) Xác định tỷ trọng của các đối tác trong giỏ tính REER theo tổng thương mại

3) Xác định tỷ giá hối đoái thực song phương với các đối tác sử dụng tỷ giá danh nghĩa song phương và mức giá chung là CPI

4) Tính toán REER dựa trên tỷ giá thực song phương và tỷ trọng bằng phương pháp trung bình nhân

Các quốc gia và vùng lãnh thổ được lựa chọn để tính toán tỷ giá thực hữu hiệu được lựa chọn dựa trên tỷ trọng xuất nhập khẩu lớn với Việt Nam vào năm 2021, bao gồm các quốc gia sau:

Bảng 3.1 Các đối tác thương mại chính của Việt Nam

1 Australia 19 Ấn Độ 37 Bồ Đào Nha

7 Canada 25 Hàn quốc 43 Tây Ban Nha

9 Hong Kong 27 Malaysia 45 Đài Loan

10 Trung Quốc 28 Mexico 46 Thái Lan

11 Colombia 29 Myanmar 47 Thổ Nhĩ Kỳ

12 Czech 30 Hà Lan 48 United Arab Emirates

13 Ai Cập 31 New Zealand 49 Anh

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tỷ trọng của từng đồng tiền các quốc gia được tính dựa trên công thức sau:

𝑊 : Tỷ trọng của quốc gia i trong toàn bộ thương mại ∑ , 𝑊 = 1

𝑀 : Nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia i

𝑋 : Xuất khẩu của Việt Nam đến quốc gia i

∑ 𝑀 : Xuất khẩu của Việt Nam đến 50 đối tác thương mại chính (nP)

∑ 𝑋 : Nhập khẩu của Việt Nam từ 50 đối tác thương mại chính

Tỷ giá danh nghĩa song phương (NBER) được tính bằng số nội tệ đổi một đơn vị ngoại tệ Điều này có nghĩa nếu NBER tăng lên đồng nghĩa với VND giảm giá và NBER giảm đi thì VND tăng giá Tỷ giá thực song phương (RBER) được tính từ NBER sau khi điều chỉnh bằng chỉ số giá tiêu dùng ở hai quốc gia theo công thức:

𝑁𝐵𝐸𝑅 : là tỷ giá danh nghĩa song phương, tính bằng số nội tệ đổi lấy 1 đơn vị ngoại tệ 𝐶𝑃𝐼 : là chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia đối tác

𝐶𝑃𝐼 : là chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam

Tỷ giá danh nghĩa hữu hiệu và tỷ giá thực hữu hiệu được tính theo công thức sau:

𝑅𝐵𝐸𝑅 : là tỷ giá thực song phương

𝑁𝐸𝐸𝑅 : tỷ giá danh nghĩa hữu hiệu

𝑅𝐸𝐸𝑅 : tỷ giá thực hữu hiệu

𝑤 : tỷ trọng của cặp tỷ giá song phương

REER sẽ được tính theo phương pháp trung bình nhân bởi những ưu điểm như tính đối xứng và tính nhất quán của nó, phương pháp trung bình cộng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi năm gốc, việc phân tích độ lệch tương đối so với năm gốc và do đó bị hạn chế khi sử dụng phương pháp trung bình cộng Ngoài ra việc lựa chọn cách ký hiệu về tỷ giá danh nghĩa theo cách số nội tệ đổi lấy một ngoại tệ hay cách số ngoại tệ đổi lấy một nội tệ không ảnh hưởng đến phương pháp trung bình nhân Số liệu để tính toán REER sẽ được lấy từ dữ liệu về thương mại của IMF, biến REER sẽ được lấy logarit

(ii) Chênh lệch năng suất PROD

Biến số này phản ánh hiệu ứng Balassa–Samuelson, sự gia tăng năng suất trong khu vực thương mại sẽ dẫn đến giá cả lao động trong khu vực phi thương mại cũng tăng lên theo để thị trường cân bằng Điều này dẫn đến nội tệ của quốc gia cũng sẽ tăng giá thực do mức giá chung trong nền kinh tế cao hơn trước

Biến PROD được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa GDP thực bình quân mỗi lao động sau khi quy đổi theo PPP của các đối tác thương mại và giá trị GDP thực bình quân mỗi lao động của Việt Nam quy đổi PPP Tỷ trọng của từng quốc gia sẽ được lấy theo tỷ trọng khi tính REER Số liệu về GDP thực bình quân mỗi lao động được lấy từ World Bank theo giá năm 2017

(iii) Độ mở nền kinh tế OPEN Độ mở của nền kinh tế thể hiện sự tích hợp của nền kinh tế trong nước vào kinh tế thế giới Độ mở cao, hàng hoá nước ngoài có cơ hội được bán ở trong nước với mức giá cạnh tranh hơn làm cho mặt bằng giá có xu hướng giảm xuống Do đó, khi độ mở tăng lên sẽ làm cho nội tệ giảm giá thực và ngược lại Biến OPEN được tính bằng cách lấy xuất khẩu và nhập khẩu giá hiện hành chia cho GDP danh nghĩa và được hiệu chỉnh mùa vụ bằng phương pháp TRAMO/SEAT 5

(iv) Tài sản nước ngoài ròng NFA

Tài sản nước ngoài ròng NFA được lấy từ số liệu của Worldbank, biến đại diện cho tài sản nước ngoài ròng Sự gia tăng của tài sản nước ngoài hàm ý nhu cầu về nắm giữ nội tệ trong nước sẽ cao hơn, làm cho đồng nội tệ tăng giá, điều này dẫn đến nội

5 Đây là phương pháp hiệu chỉnh dựa trên ước lượng mô hình kinh tế lượng do Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha xây dựng, được sử dụng rộng rãi bởi các cơ quan thống kê các quốc gia để loại bỏ yếu tố mùa vụ tệ tăng giá thực Biến NFA sẽ được tính theo tỷ lệ tài sản nước ngoài ròng so với GDP danh nghĩa.

Quy trình ước lượng mô hình

Tính toán tỷ giá thực hữu hiệu trong nước sử dụng số liệu về xuất nhập khẩu và chỉ số giá với các đối tác thương mại lớn

Kiểm định bậc tích hợp của các biến trong mô hình thông qua kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian, luận án sử dụng phương pháp kiểm tra nghiệm đơn vị Augmented Dickey Fuller (ADF) Phương pháp kiểm tra nghiệm đơn vị ADF dựa cách tiếp cận của Dickey và Fuller (1979) và Dickey và Fuller (1981) Phương pháp kiểm tra có thể được nêu ngắn gọn như sau: chuỗi thời gian có thể được viết dưới dạng sai phân bao gồm thêm cả xu hướng (t) và hệ số chặn (𝛼):

𝑦 : chuỗi thời gian sẽ được kiểm tra nghiệm đơn vị

𝜈 : sai số ngẫu nhiên với trung bình bằng 0 và phương sai không thay đổi

Kiểm định giả thuyết là 𝐻 : 𝛾 = 0 và 𝐻 : 𝛾 < 0 ; nếu như bác bỏ giả thuyết 𝐻 hàm ý rằng chuỗi thời gian 𝑦 sẽ là một chuỗi dừng và ngược lại Phương pháp ADF mở rộng áp dụng cách tiếp cận nêu trên bằng cách thêm vào các độ trễ khác nhau của biến 𝑦 Bước 3:

Xác định mức tỷ giá thực cân bằng thông qua mô hình BEER bằng cách hồi quy tỷ giá thực hữu hiệu với các biến số kinh tế vĩ mô đã được chọn Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp Johansen để kiểm tra mối quan hệ đồng tích hợp của các biến Đây là phương pháp phổ biến áp dụng với các chuỗi thời gian không dừng để kiểm tra có hay không mối quan hệ đồng tích hợp giữa chúng, theo Johansen (1988) Tiếp theo nghiên cứu sẽ chỉ ra mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến dựa theo mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM)

Xác định các giá trị dài hạn cho tỷ giá thực hữu hiệu cân bằng (HPBEER) Điều này có thể đạt được bằng cách phân tách chuỗi thành các thành phần dài hạn và tạm thời sử dụng bộ lọc HP Có hai cách phổ biến để xác định giá trị dài hạn của một biến là là cách tiếp cận phân rã của Beveridge & Nelson (1981) và phương pháp lọc nhiễu của Hodrick và Prescott (1997) Bộ lọc HP được sử dụng phổ biến để loại bỏ xu hướng trong các nghiên cứu của (Berument & Pasaogullari, 2003; Akram & Rath, 2017; Conrad & Jagessar, 2018; Mamun & cộng sự, 2020; Iqbal & cộng sự, 2023)

Tính toán độ sai lệch là chênh lệch giữa giá trị theo mô hình ước lượng sau khi được lọc nhiễu bằng bộ lọc HP với tỷ giá trị thực tế của tỷ giá hối đoái thực được tính ở bước đầu tiên

Mô hình tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng

Khung lý thuyết về tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng

Cơ sở lý thuyết tác động của sai lệch tỷ giá hối đoái lên tăng trưởng kinh tế dựa trên mô hình của Rodrik (2008), tỷ giá thực được định nghĩa là giá tương đối của hàng hóa thương mại so với giá của hàng phi thương mại Mô hình chứa một hàng hóa cuối cùng được sản xuất sử dụng đầu vào từ khu vực thương mại và phi thương mại Hàm lợi ích liên thời gian có dạng như sau:

𝑐 : là tiêu dùng tại thời gian t

Tối đa hóa hàm trên với ràng buộc ngân sách liên thời gian được phương trình Euler:

Trong đó 𝑟 là giá trị sản phẩm cận biên của vốn hoặc lãi suất Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của 𝑟

Sản lượng của hàng hóa cuối cùng 𝑦 tuân theo hàm Cobb-Douglas với đầu vào hàng thương mại là 𝑦 và phi thương mại là 𝑦 Rodrik (2008) giả định rằng vốn tạo ra ngoại ứng kinh tế trong hàm sản xuất để đảm bảo tăng trưởng nội sinh

Hàm sản xuất có thể viết lại dưới dạng sau:

Trong đó 𝑘 là lượng vốn của nền kinh tế tại một điểm bất kỳ theo thời gian, 𝛼 và 1 − 𝛼 là đóng góp của hàng thương mại và phi thương mại trong chi phí sản xuất của hàng hóa cuối cùng Để đảm bảo tính đơn giản của mô hình số mũ của k được lựa chọn là (1 − 𝜑), điều này sẽ làm cho tổng sản lượng có quan hệ tuyến tính với vốn Hàm sản xuất thương mại và phi thương mại chỉ sử dụng vốn và có hiệu suất giảm theo quy mô, được biểu diễn như sau:

Trong đó 𝑘 và 𝑘 đại diện cho lượng vốn được sử dụng trong khu vực thương mại và phi thương mại 𝜃 tỷ lệ vốn được sử dụng trong khu vực thương mại Cả 𝜃 và 𝜑 đều dương và nhỏ hơn 1 Hàng hóa thương mại không trực tiếp tham gia vào tiêu dùng và sẵn có trong nước, cho nên:

Nền kinh tế được cho phép nhận chuyển giao hoặc chuyển giao tới phần còn lại của thế giới Cho rằng 𝑏 là độ lớn của nhận chuyển giao, phương trình cân bằng trong khu vực thương mại như sau:

Với 𝑏 được biểu diễn như tỷ lệ 𝛾 của tổng cầu trong nước cho hàng thương mại (𝑏 𝛾𝑦 ) Mối quan hệ giữ cầu và cung trong khu vực thương mại được biểu diễn như sau:

Rodrik (2008) sử dụng 𝛾 như một nhân tố dịch chuyển nhằm thay thế giá trị cân bằng của tỷ giá thực, 𝛾 mang giá trị âm hàm ý một sự chuyển giao ra bên ngoài Sử dụng các phương trình trên, hàm sản xuất có thể viết lại như sau:

Có sự khác biệt giữa tổng sản lượng và sản lượng ròng (𝑦) khi nền kinh tế thực hiện chuyển giao 𝑏 tới phần còn lại của thế giới, hoặc nhận chuyển giao từ phần còn lại của thế giới Cho rằng khoản chuyển giao này là một tỷ lệ σ tới tổng sản lượng, từ (3.32) có thể viết lại thành:

Sự đóng góp của chuyển giao tới sản lượng ròng được tối ưu hóa khi 𝜎 = 0 , sự đóng góp trở nên nhỏ hơn khi 𝜎 gia tăng

Hàm sản xuất có dạng tuyến tính theo vốn Đây là kết quả của mô hình tăng trưởng nội sinh mà không có chuyển đổi động Giá trị sản phẩm cận biên của vốn 𝑟 được viết lại như sau:

Phương trình (3.33) phụ thuộc vào phân bổ vốn giữa khu vực thương mại và phi thương mại, 𝜃 và vào giá trị ròng của chuyển giao từ phần còn lại của thế giới Khi tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào 𝑟, nghiên cứu log hóa sai phân của (3.33) theo 𝜃 , thu được

𝑑𝜃 = 0 ⟺ 𝜃 = 𝛼 Điều này hàm ý rằng mức sinh lời của vốn được tối ưu hóa khi khi tỷ lệ của trữ lượng vốn được phân bổ cho khu vực thương mại (𝜃 ) bằng chính xác với tỷ lệ của đầu vào thương mại trong hàng hóa cuối cùng (𝛼) Rodrik (2008) khẳng định rằng mức sinh lời hoặc tăng trưởng kinh tế sẽ không đạt được tối ưu khi khu vực thương mại nhận được tỷ lệ vốn nhỏ hơn

Vốn được phân bổ giữa khu vực thương mại và phi thương mại phụ thuộc vào cầu đối với hai hàng hóa trên và mức sinh lợi tương đối Rodrik (2008) giả sử rằng các nhà sản xuất tư nhân có thể giữ lại một tỷ lệ (1 − 𝜏) giá trị sản xuất của hai hàng hóa Do đó, 𝜏 và 𝜏 là tỷ lệ thuế hiệu quả đối với mỗi khu vực Cho rằng mức giá tương đối của khu vực thương mại được khí hiệu bởi 𝑅, sự cân bằng giữa hai khu vực có thể được thể hiện bởi phương trình sau:

Có thể đơn giản hóa lại thành

Phương trình trên thể hiện mối quan hệ về phía cung cho thấy rằng tỷ lệ phân bổ vốn tới khu vực thương mại gia tăng cùng với mức lợi nhuận tương đối của khu vực thương mại Mức lợi nhuận tương đối tới lượt nó gia tăng cùng R, chỉ số tỷ giá, cùng với 𝜏 và

Với hàm sản xuất cho hàng hóa cuối cùng, cầu đối với hàng hóa trung gian được miêu tả như sau:

(1 − 𝛼)𝑦 = 𝑝 𝑦 = 𝑝 𝑞 = 𝑝 𝐴 [(1 − 𝜃 )𝑘] (3.39) Lấy tỷ lệ hai phương trình trên và sắp xếp lại, được phương trình sau:

Phương trình trên thể hiện mối quan hệ về phía cầu giữa 𝜃 và 𝑅 Sự gia tăng của 𝑅 làm cho khu vực thương mại đắt đỏ hơn và giảm cầu về vốn trong khu vực này Rodrik

(2008) minh họa rằng tại điểm cân bằng khi 𝜏 > 𝜏 , điều này dẫn tới sự giảm trong tỷ lệ vốn phân bổ tới khu vực thương mại (𝜃 ) với bất kỳ giá trị cho trước nào của 𝑅, điều này được thể hiện bằng sự dịch chuyển của đường cung Kết quả sẽ dẫn tới trạng thái cân bằng mới 𝜃 thấp hơn và 𝑅 cao hơn Khi 𝜃 < 𝛼, khu vực thương mại rất nhỏ Với điểm cân bằng mới này Rodrik (2008) chỉ ra rằng sự chuyển giao ngược có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng Điều này được thể hiện bởi sự sụt giảm của 𝛾 dẫn tới sự gia tăng trong giá trị cân bằng mới của tỷ giá thực Sự sụt giảm 𝛾 sẽ gia tăng 𝜃 tại bất kỳ giá trị nào của 𝑅 thông qua sự dịch chuyển của đường cầu Điều này sẽ làm gia tăng cả 𝑅 và

Mô hình thực nghiệm

Theo Gala (2008), Rodrik (2008), Di Nino & cộng sự (2011), Freund & Pierola (2012); Razmi và cộng sự (2012); Rapetti & cộng sự (2012); Levi-Yeyati & cộng sự (2013); Missio & cộng sự (2015), Guzman & cộng sự (2018), để đảm bảo tính ổn định và tin cậy, mô hình sẽ đưa vào các biến có ảnh hưởng lên tăng trưởng bao gồm: INVEST đại diện cho vốn vật chất, HUMAN thể hiện đóng góp của vốn con người, và INT lãi suất cho vay trong nước và OPEN độ mở nền kinh tế

Như vậy mô hình ARDL tuyến tính phân tích thực nghiệm mối quan hệ của sai lệch tỷ giá với tăng trưởng kinh tế được viết dạng như sau:

Dạng hiệu chỉnh sai số của mô hình ARDL tuyến tính được viết như sau:

Mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag Model) hay còn gọi là mô hình phân phối trễ tự hồi quy được áp dụng để đánh giá tác động theo thời gian của các biến lên tăng trưởng kinh tế Do các biến trên đều có ảnh hưởng trễ lên tăng trưởng, có nghĩa là sai lệch tỷ giá ở quý này có thể tác động lên tăng trưởng sau nhiều quý kế tiếp Mô hình không chỉ phân tích tác động tức thời lên biến phụ thuộc mà còn xem xét đánh giá tác động tích lũy theo thời gian hay tác động trong dài hạn Mô hình ARDL được đánh giá là phù hợp cho phân tích tác động ngắn hạn và dài hạn của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng sử dụng số liệu chuỗi thời gian cho một quốc gia Ngoài ra, ước lượng ARDL có nhiều ưu điểm như: thích hợp khi áp dụng đối với các nghiên cứu có mẫu nhỏ, hay số quan sát bị giới hạn Mô hình ARDL chỉ yêu cầu một phương trình ước lượng một phương trình duy nhất thay vì sử dụng nhiều hệ phương trình như các phương pháp khác Ngoài ra, các chuỗi dữ liệu đưa vào mô hình ARDL có thể là hỗn hợp giữa tích hợp bậc I(1) hoặc bậc I(0), không có biến nào là tích hợp bậc I(2)

Trong mô hình ARDL biến phụ thuộc được giả định là một hàm của độ trễ chính bản thân nó và các giá hiện tại và trong quá khứ của các biến độc lập khác Dạng tổng quát của nó như sau:

𝑋 : là các biến giải thích

𝑝, 𝑞: là độ trễ tương ứng

Mô hình hiệu chỉnh sai số từ ARDL có thể được viết dưới dạng:

∆𝑦 = 𝛼 + 𝜆 ∆𝑦 + 𝛿 ∆𝑋 + 𝜑 𝑦 + 𝜑 𝑋 +𝜀 (3.44) Để phân tích tác động bất đối xứng của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế, tác giả dựa theo nghiên cứu của Shin & cộng sự (2014) đưa vào hai biến tách ra từ biến sai lệch tỷ giá là MIS_NEG và MIS_POS vào mô hình tăng trưởng, cách tính hai biến như sau:

Do đó, mô hình tăng trưởng phi tuyến sẽ có dạng như sau:

Nghiên cứu sẽ áp dụng mô hình NARDL (ARDL phi tuyến) để phân tích tác động bất đối xứng của biến MIS lên tăng trưởng trong dài hạn và ngắn hạn Kiểm định đường bao theo Pesaran & cộng sự (2001) sẽ được sử dụng để đánh giá mối quan hệ trong dài hạn Dạng hiệu chỉnh sai số của mô hình NARDL được viết lại thành:

Tính bất đối xứng đối với tác động của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng sẽ được kiểm tra như sau: (1) Hiệu ứng bất đối xứng trong ngắn hạn xảy ra khi độ trễ, độ lớn và dấu của biến ΔMIS_NEG và ΔMIS_POS thu được khi ước lượng là khác nhau (2) Tác động bất đối xứng trong ngắn hạn được nhận diện khi tổng hệ số ước lượng của ΔMIS_POS và ΔMIS_NEG khác nhau (𝛴 𝜗 # 𝛴 𝜗 ) (3) Sự bất đối xứng trong dài hạn được xác định khi giá trị ước lượng của MIS_NEG và MIS_POS khác nhau về mặt thống kê Kiểm định Wald được áp dụng để xem xét giả thuyết về bất đối xứng trong dài hạn (𝜏 /−𝜏 # 𝜏 /−𝜏 ).

Dữ liệu

Số liệu thu thập được sử dụng trong luận án đến từ các nguồn tin cậy như Tổng cục Thống kê, IMF, Worldbank, UNDP với tần suất theo quý Như vậy, chuỗi số liệu sẽ được lấy từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2021 khi nghiên cứu được thực hiện Ngoài ra, kết quả tính toán về sai lệch tỷ giá ở trên sẽ được sử dụng làm biến độc lập trong mô hình xác định tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng.

Biến số và thang đo

(i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GROWTH)

Là tốc độ tăng của GDP thực bình quân đầu người, số liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế được lấy từ WB

(ii) Tích lũy vốn của nền kinh tế (INVEST) Đầu tư là quá trình tích lũy vốn làm gia tăng vốn vật chất cho nền kinh tế Sự gia tăng vốn được tính theo công thưc sau:

Trong đó 𝛿 là tỷ lệ khấu hao của nền kinh tế Sự gia tăng GDP phụ thuộc vào tích lũy vốn của quốc gia Tích luỹ vốn càng lớn thì tăng trưởng GDP càng cao Với tỷ lệ khấu hao ổn định thì ∆𝑌/𝑌 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào 𝐼/𝑌 Nên nghiên cứu sẽ sử dụng tỷ lệ tổng đầu tư trong nước của Việt Nam từ WB để đại diện cho tích lỹ vốn (Sheehey, 1992) (iii) Vốn con người (HUMAN)

Theo các lý thuyết tăng trưởng nội sinh vốn con người đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của một quốc gia Nghiên cứu sẽ lựa chọn biến đại diện cho tăng trưởng vốn con người là tốc độ tăng của số năm đi học trung bình của người dân Việt Nam từ

25 tuổi trở lên Số liệu được lấy từ Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) (iv) Lãi suất (INT)

Lãi suất cho vay là biến danh nghĩa theo quý được lấy từ số liệu IFS, biến lãi suất được kỳ vọng có tác động ngược chiều đối với tăng trưởng kinh tế Lãi suất tăng lên sẽ làm cho hoạt động đầu tư và tiêu dùng chậm lại, đồng thời làm tăng chi phí sản xuất và do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế và ngược lại

(i) Độ mở nền kinh tế (OPEN) Độ mở của nền kinh tế thể hiện sự tương tác của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới Biến OPEN được tính bằng tỷ lệ giữa xuất nhập khẩu và GDP danh nghĩa của nền kinh tế Biến OPEN được kỳ vọng có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng, hàm ý gia tăng tương tác với kinh tế toàn cầu có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Biến OPEN được tính toán từ số liệu của TCTK

(ii) Sai lệch tỷ giá (MIS)

Biến này thể hiện sự sai lệch của tỷ giá hối đoái thực, MIS tăng lên hàm ý nội tệ giảm giá thực Ngược lại khi MIS giảm đi hàm ý nội tệ tăng giá thực Theo nghiên cứu của Rodrik (2008) MIS sẽ cùng dấu với tăng trưởng kinh tế, hàm ý khi nội tệ giảm giá thực sẽ có lợi đối với tăng trưởng kinh tế, ngược lại khi nội tệ tăng giá thực sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế Theo quan điểm của đồng thuận Washington thì khi MIS tăng lên hay MIS giảm đi đều không có lợi cho nền kinh tế, MIS phải nằm ở giá trị cân bằng của nó thì nền kinh tế mới đạt tăng trưởng tối ưu Do đó, đối với quan điểm của Washington biến MIS sẽ có tác động bất đối xứng lên tăng trưởng

Biến MIS_NEG là tổng các thay đổi của MIS theo chiều giảm, sẽ được tính như sau:

Biến MIS_POS là tổng các thay đổi của MIS theo chiều tăng, sẽ được tính như sau:

Quy trình ước lượng mô hình

Nghiên cứu sử dụng mô hình NARDL được đề xuất bởi Pesaran & cộng sự

(1996), Shin & cộng sự (2014) Trong đó các bước dùng để sử dụng mô hình và phân tích được thực hiện như sau:

Nghiên cứu kiểm tra nghiệm đơn vị đối với các biến dự kiến đưa vào mô hình để đảm bảo là các biến đều là chuỗi dữ liệu tích hợp ở bậc 0 hoặc bậc 1 Không có biến nào là tích hợp ở bậc 2

Chạy mô hình hồi quy NARDL Xác định mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến trong mô hình bằng kiểm tra đường bao (Bound test) Xác định các mối quan hệ ngắn hạn thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số Thực hiện các kiểm định Wald đối trong phân tích tác động bất đối xứng

Thực hiện các kiểm định mô hình để đảm bảo mô hình không có tương quan chuỗi, kiểm định về phương sai sai số thay đổi, kiểm định CUSUM về tính ổn định của mô hình Bước 4:

Thực hiện các phân tích và đánh giá đối với tác động của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn Phân tích tác động bất đối xứng của sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng.

Thực trạng tác động của sai lệch tỷ giá ở Việt Nam

Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam được xem là một cấu phần trong chính sách tiền tệ, bao gồm áp dụng các chế độ tỷ giá, tham gia vào hoạt động mua và bán ngoại tệ để điều chỉnh tỷ giá của NHNN (đặt ra biên độ biến động của tỷ giá, mua bán ngoại tệ, điều chỉnh mức lãi suất, bình ổn tỷ giá bằng dự trữ ngoại tệ, nâng giá hoặc thực hiện phá giá nội tệ) Mục tiêu của NHNN là nhằm kiểm soát tình hình kinh tế vĩ mô như: đảm bảo giá trị của nội tệ, quản lý mức lạm phát; ngoài ra còn ảnh hưởng lên hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng

Hình 4.1 Tỷ giá VND/USD giai đoạn 2000-2021

Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước thay đổi sâu rộng khi trở thành thành viên của WTO Những biến chuyển trong dòng vốn đầu tư, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đã ảnh hưởng và làm cho chính sách tỷ giá cũng phải thay đổi theo tình hình mới Luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày một nhiều hơn và đạt tới đỉnh điểm vào giai đoạn 2007-2008 dẫn tới xuất hiện tình trạng dư cung ngoại tệ trên thị trường, điều này khiến cho VND tăng giá mạnh, tỷ giá luôn ở mức biên độ sàn ở thị trường liên ngân hàng Sau đó, biến động kinh tế toàn cầu xảy ra, một loạt các quốc gia lâm vào suy thoái mạnh chưa từng thấy, bao gồm cả Hoa Kỳ Hiện tượng nhập khẩu lạm phát xuất hiện, dẫn tới mức lạm phát tại Việt Nam vọt lên trên hai con số, giá đầu vào vào tăng cao ở thị trường quốc tế, cộng thêm tâm lý sợ mất giá của tiền đồng đã làm cho VND rớt giá mạnh Năm 2009 tỷ giá ở các NHTM luôn ở biên độ trần, điều này đã bắt buộc NHNN nới lỏng biên độ và nâng tỷ giá giao dịch lên mức rất cao là 3% vào đầu năm Với áp lực mất giá quá lớn NHNN đã phải thay đổi lên 5,4% vào cuối năm 2009, đây là tỷ lệ điều chỉnh cao chưa từng có trong giai đoạn này

Vào đầu năm 2010, NHNN đã thực hiện các biện pháp như: dừng hoạt động giao dịch vàng ở các tài khoản nước ngoài của NHTM, hạn chế hoạt động của sàn vàng, tăng lãi suất, nới rộng việc cho vay bằng ngoại tệ và giảm dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ Lạm phát trong nước lại một lần nữa lên ở mức rất cao vào tháng 2 năm 2011, dẫn tới chính phủ đã thực thi một loạt các biện pháp thắt chặt để ổn định lại lạm phát NHNN đã phải điều chỉnh tỷ giá VND ở mức rất lớn là 9,3% và giảm biên độ thành 1% Những biện pháp đồng thời trên đã phần nào làm cho tỷ giá trở lại ổn định, tỷ giá giao dịch ở thị trường tự do và chính thức đã không còn cách biệt nhiều vào tháng 4 năm

2011 NHNN đã gia tăng lại được lượn lớn dự trữ ngoại tệ xấp xỉ 7 tỷ USD cho đến tháng 7 năm 2011

Hình 4.2 Tỷ giá NEER và giá USD giai đoạn 2000-2021

Nguồn: Tính toán của tác giả

Vào những năm tiếp theo, thị trường ngoại tệ trở lại ổn định ở cả thị trường chính thức và tự do Mức tỷ giá liên ngân hàng là 20.828 VND/USD vào đầu năm 2012, và được thay đổi thành 21.036 VND/USD vào giữa năm 2023 Giai đoạn này NHNN tích cực hơn trong công tác quản lý ngoại tệ, với vai trò là người bán và mua cuối cùng ở thị trường ngoại hối

Vào năm 2015, tỷ giá đã có những biến động lớn, VND mất giá tới 5,34% tính cho cả năm NHNN đã phải phá vỡ cam kết về tỷ giá (thay đổi không quá 2% trong năm) và điều chỉnh tăng tỷ giá 1% ngay vào đầu năm Sự thay đổi tỷ giá này đã gây ra sự lúng túng của doang nghiệp xuất khẩu trước cam kết của NHNN Đến giữa năm 2015, NHNN đã tiếp tục điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1%, sử dụng hết dư địa cam kết Trong khi đó trên thị trường quốc tế, Trung Quốc đã phá giá Nhân dân tệ và các đồng tiền khác cũng lần lượt mất giá theo NHNN đã quyết định nâng biên độ của tỷ giá lên +/- 2%, việc Nhân dân tệ tiếp tục mất giá mạnh, dẫn tới NHNN đã phải tăng tỷ giá thêm 1% và nới biên độ lên +/-3%

Do tình hình tỷ giá ngày càng biến động và cơ chế điều hành hiện tại không theo kịp sự biến động, bắt buộc NHNN phải thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá Vào cuối năm

2015, NHNN đã đưa ra mức tỷ giá trung tâm VND/USD, tỷ giá tính chéo so với các đồng tiền khác Thêm vào đó, NHNN áp dụng các hợp đồng phái sinh, hợp đồng kỳ hạn vào giao dịch tỷ giá Khi áp dụng cơ chế điều hành mới, sự thay đổi của tỷ giá cơ bản sẽ theo cung cầu trên thị trường ngoại hối, linh hoạt hơn, tránh để xảy ra những sự điều chỉnh lớn gây sốc cho thị trường

Từ 2015 trở đi, sự phát triển của kinh tế trong nước, đi lên của hoạt động xuất khẩu, việc quản lý tỷ giá đã trở nên thuận lợi với NHNN Xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ đã mang lại thặng dư liên tục cho cán cân thương mại, đạt 20 tỷ USD trong năm 2020 Hoạt động đầu tư vào Việt nam cũng gia tăng mạnh, luồn vốn FDI lên hơn 20 tỷ vào 2020, dự trữ ngoại tệ gia tăng mạnh lên tới 100 tỷ USD Vào 2019, cạnh tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa kỳ đã làm cho Nhân dân tệ giảm giá 5% so với USD Dẫn tới NHNN đã phải nâng tỷ giá trung tâm lên 1,5% vào cuối năm 2019, tuy nhiên tỷ giá trao đổi VND/USD không thay đổi nhiều so với năm 2018

I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV

2017 2018 2019 2020 2021 Ðô la Index vnd/usd

Hình 4.3 Tỷ giá VND/USD và Chỉ số Đô la 6 giai đoạn 2017-2021

Những năm tiếp theo tỷ giá đã có nhiều biến động do đại dịch Covid 19 diễn ra trên toàn cầu, có ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế Việt Nam và các nước Năm 2019, tỷ giá VND/USD có xu hướng ổn định, trong những tháng đầu và cuối năm Sang năm

2020, diễn biến tỷ giá không giống như các năm trước, vì VND có tăng giá nhẹ so với USD với tỷ lệ khoảng 0,2%, và thị trường ngoại hối ổn định cho đến hết năm Trong năm này lượng dự trữ ngoại hối liên tục tăng cao, NHNN vẫn quản lý tỷ giá theo cơ chế linh hoạt Đến cuối năm 2021, tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức được giao dịch tại 22.788 VND/USD, giảm gần 1,3% so với cùng kỳ năm trước VND là một trong những đồng tiền hiếm hoi tăng giá trước USD bất chấp sức mạnh của đồng USD liên tục tăng mạnh trên thị trường quốc tế ở mức 6,7% Nguyên nhân chủ yếu được nêu ra là do sự thay đổi cơ chế quản lý tỷ giá, sau khi Việt Nam đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ vào tháng 7 với nội dung về thao túng tỷ giá nhằm có lợi về mặt thương mại NHNN đã không còn tích cực can thiệp theo hướng một chiều trên thị trường ngoại tệ thể hiện bằng số liệu về khối lượng ngoại tệ mua vào giảm mạnh so với thời kỳ trước Điều này thể hiện về xu hướng điều hành tỷ giá tuân theo quy luật cung cầu hơn của NHNN Sang năm 2022, Cục dự trữ liên bang Mỹ và một số các Ngân hàng trung ương có ảnh hưởng

6 Chỉ số Đô la, là chỉ số đo lường sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với 6 loại tiền tệ khác, thường được gọi là rổ tiền tệ của những đối tác thương mại lớn của Mỹ liên lục nâng mức lãi suất điều hành, đứt gãy chuỗi cung ứng làm cho giá đầu vào tăng cao, gây ra lạm phát cao một số nước trên thế giới Trước những biến động lớn từ môi trường kinh doanh và sản xuất, NHNN đã chủ động điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá từ +/-3% lên +/-5% nhằm thích nghi với những diễn biến khó đoán của thị trường quốc tế.

Thực trạng tác động của sai lệch tỷ giá đến tăng trưởng

Là một nền kinh tế nhỏ và mở, dẫn dắt bởi xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Đồng thời Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa từ thế giới nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng Do đó những sự thay đổi cho dù là nhỏ nhất từ tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng lến đến hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế

Trong năm 2021, xuất khẩu hàng của Việt nam đạt mức 336,25 tỷ USD Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 73,6% Các hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt nam phần lớn vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài như: điện thoại các loại và linh kiện điện tử, máy tính Nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu chiếm 89,2%; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 7,1%; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,6% Đối với các nhóm hàng nhập khẩu năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 46,6%, nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 46,9% Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,5%

Hình 4.4 Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực 2021

Phương tiện vận tải và phụ tùng

Sắt thép các loại Hàng hoá khác

Gỗ và sản phẩm gỗ Giày dép các loại Hàng dệt may Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh liện Điện thoại các loại và linh kiện

Nguồn: số liệu từ TCTK

Hình 4.5 Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu 2021

Nguồn: số liệu từ TCTK

Trong suốt thời gian từ năm 2000 đến 2021 xuất nhập khẩu Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về quy mô và tốc độ tăng trưởng Năm 2007, xuất nhập khẩu cán mốc 100 tỷ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới Mười năm sau con số này tăng lên gấp bốn đạt 400 tỷ USD Và đạt mốc hơn 600 tỷ USD vào năm

2021 Sự phát triển nhanh của xuất khẩu cho thấy hiệu quả việc tận dụng triệt để các hiệp định thương mại tự do, và chính sách tỷ giá giúp tăng cao xuất khẩu Trong khối ASEAN, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã vượt qua nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia

Hình 4.6 Xuất, nhập khẩu của Việt nam giai đoạn 2000-2021

Sắt thép các loại Chất dẻo nguyên liệu

Vải các loại Hàng hoá khác Điện thoại các loại và linh kiện Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

Nguồn: số liệu từ IMF, đvt: triệu USD

Tỷ giá có quan hệ chặt chẽ với xuất nhập khẩu của một quốc gia, nội tệ tăng giá thực có thể làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa nước khác, điều này làm giảm xuất khẩu và gia tăng nhập khẩu Ngược lại, nội tệ làm giảm giá thực làm cho hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn tương đối có tác dụng làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu Qua đó tỷ giá có thể tác động đến tăng trưởng qua kênh xuất nhập khẩu, là tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ trong nước

Nhằm mục tiêu kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá với xuất nhập khẩu Kiểm định nhân quả Granger là phương pháp phổ biến trong kinh tế khi sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian (Granger,1969) Đây là phương pháp có tính trực quan, dễ giải thích khi sử dụng các thông tin trong quá khứ của chuỗi thời gian để dự báo cho tương lai Nếu các thông tin trong quá khứ của chuỗi thời gian 𝑋 là có ích, có thể sử dụng để giải thích và dự báo cho các giá trị trong tương lai của chuỗi 𝑌 thì có thể kết luận rằng 𝑋 có thể tác động 𝑌 Kiểm định này đòi hỏi chuỗi thời gian phải có tính dừng và kiểm định các mối quan hệ có dạng tuyến tính và có giả định rằng các yếu tố nguyên nhân phải xuất hiện trước hay xảy ra trước các yếu tố kết quả Kiểm định tác động Granger 𝑋 lên 𝑌 được thực hiện bằng giả thuyết 𝐻 : 𝛼 = ⋯ = 𝛼 = 0 dựa trên phương trình sau đây:

Nếu như giả thuyết 𝐻 : 𝛼 = ⋯ = 𝛼 = 0 bị bác bỏ, thì có bằng chứng cho thấy rằng 𝑋 có tác động Granger lên 𝑌 Ngược lại, để xem xét tác động Granger của 𝑌 lên

𝑋 được thực hiện như phương trình trên và đảo lại biến phụ thuộc sẽ là 𝑋

Bảng 4.1 Tác động của tỷ giá thực hữu hiệu đến xuất nhập khẩu

Giả thuyết Chi-sq P-value Kết luận

Tỷ giá thực hữu hiệu có tác động nhân quả đến xuất khẩu 11.003 0.0513 Có tác động

Tỷ giá thực hữu hiệu có tác động nhân quả đến nhập khẩu 5.144 0.272 Không tác động

Nguồn: Tác giả tính toán

Có thể thấy rằng xuất khẩu chịu tác động của tỷ giá thực hữu hiệu với mức ý nghĩa là 10% Tuy nhiên, nhập khẩu không chịu tác động của tỷ giá thực hữu hiệu theo kết quả kiểm định nhân quả Granger Lý giải cho điều này là do hoạt động kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào máy móc thiết bị, đầu vào sản xuất nhập từ nước ngoài, do vậy tỷ giá thực thay đổi ít có tác động lên nhập khẩu Đặc thù các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần nhập một lượng lớn các hàng hóa đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất Nội tệ mất giá làm cho giá nguyên nhiên vật liệu cùng các sản phẩm trung gian gia tăng, đẩy chi phi sản xuất cao hơn và làm giảm tổng cung trong ngắn hạn

Hình 4.7 So sánh chỉ số tỷ giá và chỉ số giá nhập khẩu, nguyên nhiên liệu

Chỉ số giá nguyên nhiên liệu Chỉ số tỷ giá

Trong dài hạn, sau thành công về mặt kinh tế của các nước Đông Á đã cho thấy rằng, tỷ giá có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở một mức độ nhất định Mô hình tăng trưởng dẫn dắt bởi xuất khẩu được các nước áp dụng với cơ chế định giá thấp nội tệ để hàng hóa nội địa có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới Levy-Yeyati & Sturzenegger (2003) cho rằng định giá thấp làm giảm chi phí lao động, cung cấp thêm nguồn vốn cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động tiết kiệm và đầu tư, có sự chuyển dịch vốn từ công nhân có thu nhập thấp và tiết kiệm cận biên thấp sang các nhà tư bản có thu nhập cao và tiết kiệm cận biên cao Điều này sẽ làm tăng tiết kiệm và giảm chi phí vốn vay Rodrik (2008) xem xét các kênh tác động khác và cho rằng khu vực thương mại ở các nước đang phát triển, do những yếu kém về thể chế nên không được phân bổ nguồn lực một cách chính xác để tạo môi trường phát triển Cụ thể, khu vực thương mại sẽ bị đánh thuế nhiều hơn so với khu vực phi thương mại, việc định giá thấp sẽ giảm tác động của việc này, giúp cho nguồn lực phân bổ đến khu vực thương mại chính xác hơn Do đó, tác động của việc định giá thấp sẽ liên quan đến tăng trưởng thông qua kích cỡ tương đối của khu vực thương mại so với phi thương mại Một kênh truyền dẫn khác tác động của tỷ giá lên tăng trưởng đó là thông qua năng suất nhân tố tổng hợp Khi nội tệ được định giá thấp sẽ dẫn đến sự gia tăng giá trong khu vực thương mại so với phi thương mại, gia tăng lợi nhuận Do vậy hoạt động sản xuất sẽ chuyển sang khu vực thương mại có trình độ kỹ năng cao hơn, năng suất cao hơn và làm gia tăng năng suất của cả nền kinh tế

Có thể thấy rằng khu vực thương mại của Việt Nam không ngừng được mở rộng trong thời gian qua, thông qua các hiệp định FTA được ký kết, độ mở của nền kinh tế liên tục gia tăng từ 100% vào đầu năm 2000 thì hiện tại đã tăng gấp đôi đạt mức 200%

Cụ thể, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện, 17 hiệp định tự do thương mại trong đó 15 đã ký kết và 2 đang đàm phán Nếu trong năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 84,7 tỷ USD thì con số này đã đạt mức 668,5 tỷ USD vào năm 2021, tăng xấp xỉ 8 lần

Bảng 4.2 Các hiệp định FTA của Việt Nam

TT FTA Hiện trạng Đối tác

FTAs đã có hiệu lực

1 AFTA Có hiệu lực từ 1993 ASEAN

2 ACFTA Có hiệu lực từ 2005 ASEAN, Trung Quốc

3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc

4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản

5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản

6 AIFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Ấn Độ

7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Australia, New

8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê

9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc

10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016 Việt Nam, Nga, Belarus,

11 CPTPP Có hiệu lực từ

30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ

Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia

12 AHKFTA Có hiệu lực tại Hong

Kong (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/06/2019

ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc)

13 EVFTA Có hiệu lực từ

Việt Nam, EU (27 thành viên)

14 UKVFTA Có hiệu lực tạm thời từ

01/01/2021, có hiệu lực chính thức từ

Việt Nam, Vương quốc Anh

15 RCEP Có hiệu lực từ

ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand

Khởi động đàm phán tháng 5/2012

Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein)

Khởi động đàm phán tháng 12/2015

Sự mở rộng ở khu vực thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua đã có những tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế Giúp chuyển nguồn lực từ khu vực phi thương mại ít công nghệ và năng suất thấp sang khu vực thương mại có hàm lượng công nghệ cao và năng suất lao động cao hơn Cụ thể, trong giai đoạn từ 2000 đến 2008 độ mở của nền kinh tế liên tục gia tăng từ xấp xỉ 100% lên đến gần 200%, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng đạt được sự gia tăng đều từ 6% đến xấp xỉ 8% mỗi năm Giai đoạn tiếp theo từ 2012 đến 2018 độ mở gia tăng từ 175% đến hơn 225%, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được gia tăng ấn tượng từ hơn 4% đến xấp xỉ 8%

Ngoài các kênh nêu trên, tỷ giá có thể có tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình tích lũy vốn Một hệ thống tỷ giá ổn định sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được diễn ra thuận lợi Ổn định tỷ giá góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong nước Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á năm 1997 cho thấy rằng quản lý tốt tỷ giá giúp cho quốc gia tránh được các hoạt động đầu cơ, tấn công vào hệ thống tỷ giá của quốc gia, ngăn chặn được sự rút vốn ồ ạt có thể dẫn đến sự mất giá trầm trọng của tỷ giá Số liệu về FDI chảy vào Việt Nam cho thấy dòng vốn liên tục gia tăng trong thời gian từ 1,3 tỷ USD 2000 đến xấp xỉ 16 tỷ USD vào năm 2021 Đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO năm 2007 thì vốn FDI đã có sự gia tăng đột biến từ hơn 2 tỷ vào năm 2006 đến xấp xỉ 7 tỷ vào năm 2007 Đơn vị: tỷ USD

Hình 4.8 FDI ròng vào Việt nam 2000-2021

Số liệu về cán cân tài khoản vãng lai cũng cho thấy rằng sự ổn định của tỷ giá góp phần làm cho cán cân tài khoản vãng lai đạt được mức ổn định, biên độ giao động của cán cân vãng lai nằm trong mức 11% so với GDP Đơn vị: % của GDP

Hình 4.9 Cán cân tài khoản vãng lai 2000-2021

Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam

(i) Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

Quan điểm về xây dựng nền kinh tế được đặt ra trong giai đoạn đổi mới là xây dựng nền kinh tế có nhiều chủ thể tham gia, nhằm mục tiêu tận dụng được toàn bộ nguồn lực phát triển kinh tế Để phát triển nhiều thành phần kinh tế các đạo luật lần lượt được ban hành như: Luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật hợp tác xã năm 1996 Các bộ luật góp phần tạo khung cơ sở pháp lý để cho các thành phần kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững Khi trở thành một mắt xích trong nền kinh tế toàn cầu, Luật đầu tư ra đời năm 2005 góp phần minh bạch thị trường đầu tư, thu hút vốn nước ngoài (ii) Phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa và công nghiệp hóa

Việt Nam với mục tiêu xây dựng trở thành quốc gia công nghiệp xu hướng hiện đại vào năm 2030, trở thành quốc gia dẫn đầu trong khối các nước Đông Nam Á, có những ngành mũi nhọn có thể cạnh tranh toàn cầu Và đến 2045 trở thành quốc gia công nghiệp ở mức cao, hiện đại Một số các chỉ tiêu quan trọng mà chính phủ đã đặt ra như:

Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao đạt tối thiểu 45% trong ngành chế biến, nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu về chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp ở Đông Nam Á, có những doanh nghiệp trong nước có sức cạnh tranh ở khu vực và tốc độ tăng năng suất trong công nghiệp đạt 7,5%

(iii) Hội nhập với kinh tế thế giới

Chính phủ chủ trương gia tăng đổi mới để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế và thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên đều có lợi Do đó, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành và có hiệu lực vào năm 1988, góp phần tạo khung pháp lý để thu hút vốn đầu tư, bộ luật này đã được trải qua nhiều lần sửa đổi và được thay thế bằng Luật Đầu tư năm 2005 được áp dụng cho cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước thể hiện sự công bằng và bình đẳng với các chủ thể tham gia nền kinh tế

Với quan điểm cùng phát triển, hội nhập với thế giới, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các đối tác thương mại và tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào năm 2007 Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào năm 2000, có hiệu lực vào năm 2001 Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sau đó là thành viên của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Là một phần của AFTA, các thành viên ASEAN (bao gồm Brunei, Philippines, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia) cam kết biến khu vực này thành một khu vực thương mại cạnh tranh Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định thương mại với Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, Ấn Độ, Chile và Nhật Bản Năm 2019, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với EU Hiệp định này có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 Hiện Việt Nam đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với các nước EFTA (Na Uy, Iceland, Liechtenstein và Thụy Sĩ) Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết Hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 10 nước: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm

Các thành tựu trong tăng trưởng

Xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo nhất vào giữa những năm 1980, Việt Nam đã đạt được tiến bộ phát triển nhanh chóng, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010 Công cuộc Đổi mới năm 1986 đã khởi xướng một quá trình chuyển đổi kinh tế trên diện rộng, loại bỏ kinh tế kế hoạch hóa, mở cửa cho nền kinh tế cho thị trường và thương mại quốc tế, và khởi xướng các cải cách hỗ trợ doanh nghiệp Những cải cách này đi kèm với một chương trình nghị sự xã hội rộng lớn, dẫn đầu là mở rộng hệ thống giáo dục và năng lượng điện, với mục tiêu rõ ràng là “không để ai bị bỏ lại phía sau” Nhờ những chính sách này, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đưa đất nước từ một trong những nước nghèo nhất trở thành nền kinh tế thị trường mới nổi trong vòng 25 năm GDP bình quân đầu người thực tế tăng gấp ba lần từ năm 1990 đến năm 2015, GDP bình quân đầu người tăng gấp 10 lần và tỷ lệ nghèo đói (mức sống từ dưới 1,9 USD/ngày) đã giảm từ hơn 60% trong những năm 1980 xuống dưới 5% dân số hiện nay

Từ năm 1995 đến năm 1999, việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Hoa Kỳ là một trong những dấu ấn nổi bật nhất đối với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác với các nền kinh tế phát triển trên thế giới và các tổ chức quốc tế xung quanh, trong đó có các nhà tài trợ đa phương như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương GDP của Việt Nam tăng trưởng lần lượt ở mức 9,5% và 9,3% hàng năm vào năm 1995 và 1996, mức cao nhất được ghi nhận trong thời kỳ hậu Đổi Mới Hội nhập thị trường quốc tế đã mang lại những cơ hội thị trường mới và giúp đất nước cải cách sâu rộng hơn, nhưng đồng thời cũng đặt đất nước trước những rủi ro có tính khu vực Mặc dù ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 hơn so với các nền kinh tế lớn khác ở châu Á do có thị trường non trẻ, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm xuống 4,77% vào năm 1998 và vốn FDI cam kết giảm một nửa trong giai đoạn 1997-1998 xuống còn khoảng 5 tỷ USD, và 10 tỷ USD năm 1996

Giai đoạn tiếp theo Việt Nam tiếp tục theo đuổi con đường hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ năm 2000 đến 2006, Việt Nam đã gia nhập WTO vào đầu năm 2007 Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sự thịnh vượng kinh tế, thị trường tài chính và GDP mở rộng nhanh chóng, lạm phát thấp, dòng vốn FDI tăng mạnh và tốc độ tư nhân hóa các DNNN nhanh hơn Thị trường chứng khoán – ra đời vào tháng 7 năm 2000 Tính đến cuối năm 2000, mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam xét về mặt kinh tế là không đáng kể, dưới 1% GDP Nhưng đến cuối năm 2006, con số này đã tăng lên 22,7% Năm 2006 VN-Index tăng 150% Tăng trưởng GDP trung bình 7,5% trong giai đoạn 2000-2005 và nền kinh tế đứng thứ 58 trên thế giới vào năm 2006 biến Việt Nam trở thành con hổ kinh tế ở Đông Nam Á Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc tiêu thụ quá mức tài nguyên và nguồn vốn trong khi đổi mới và năng suất không phải là trọng tâm chính, dẫn đến đến sự suy giảm năng lực cạnh tranh Tỷ lệ vốn đầu tư trên sản lượng (ICOR) cao của Việt Nam là 7-8 lần, so với các nền kinh tế Đông Nam Á khác là 3-4, và đầu tư trên GDP tăng qua các năm, tức là 4,9% (từ 1996 đến 2000) lên 39,1% (2001) -2005) lên mức đáng kinh ngạc là 43,5% (2006-

2010) Việt Nam đã thành công trong việc giảm tỷ lệ nghèo từ 28,9% năm 2002 xuống 18,1% năm 2004 và 15,5% năm 2006 Lạm phát được kiểm soát với CPI bình quân trong kỳ ở mức 4,5%

Sau hai thập kỷ tăng trưởng, nền kinh tế bắt đầu mất dần động lực, kinh tế vĩ mô lại trải qua thời kỳ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối suy giảm, chính sách tiền tệ và tài khóa điều hành yếu Nền kinh tế vĩ mô bất ổn với lạm phát hai con số năm

2008 cùng với tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đã khiến bong bóng chứng khoán vỡ vào năm 2009 Chỉ số VN-Index xuống dưới 250 vào tháng 2 năm 2009 từ mức đỉnh 1170 vào tháng 3 năm 2007 Gói kích cầu 8 tỷ USD của Chính phủ trong năm

2008 và 2009 đã tạm thời hỗ trợ tăng trưởng GDP 6,78% trong năm 2010 trước khi nguy cơ lạm phát cao trở thành hiện thực vào năm 2011 Tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống 5,03% trong năm 2012, mức thấp nhất trong vòng 13 năm Từ năm 2011 đến năm 2012, cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy khoảng 100.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.555 USD/năm vào năm 2012 và 1.700 USD vào năm 2013

Giai đoạn từ năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức 6,8%/năm Năm 2020, trải qua ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid 19, Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng 2,91%, đây là một kết quả đáng kể của quốc gia so với mức trung bình trong khu vực Năm 2020 Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của khu vực Đông Nam Á Năng suất lao động trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức 5,8%, cao hơn so với 4,3% trong giai đoạn 2011- 2015 Nền kinh tế dẫn chuyển sang phát triển theo chiều sâu, giảm sự phụ thuộc vào lao động giá thấp và xuất khẩu sản phẩm thô Kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định, lạm phát giảm từ 18,6% vào năm 2011 xuống 4% trong 2016 - 2020

Hình 4.10 Tăng trưởng kinh tế một số nước ở Đông Nam Á

Nguồn: Số liệu từ Worldbank

INDONESIA PPP PHILIPPINES PPP THAILAND PPP VIETNAM PPP

Hình 4.11 GDP bình quân đầu người một số nước Đông Nam Á theo PPP

Các mặt hạn chế

(i) Kinh tế vĩ mô còn nhiều biến động

Kể từ khi thực hiện cải cách cách đây 30 năm, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ Từ năm 1986 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người hàng năm là 5,3 %, nhanh hơn nhiều so với nhiều quốc gia châu Á láng giềng khác ngoại trừ Trung Quốc, nhưng không đạt mức tăng trưởng hai con số như Trung Quốc và những con hổ kinh tế của thế hệ thứ nhất (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông) trong quá trình cất cánh kinh tế của họ Từ năm 2011 đến năm 2014, tăng trưởng tổng thể chậm lại do việc thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng lớn như một phản ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Năm 2014 và 2015 kinh tế cả nước tăng trưởng trở lại mạnh mẽ (6,0 % và 6,7 %)

Tuy nhiên, bên cạnh bức tranh rất tích cực này, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn khá mong manh Ba lĩnh vực là ngoại thương, tài chính công và khu vực ngân hàng vẫn đang gây lo ngại về tăng trưởng kinh tế bền vững Cán cân thương mại xấu đi rõ rệt trong năm 2015 mặc dù xuất khẩu mở rộng mạnh mẽ, dòng vốn FDI chảy vào và tăng trưởng GDP thực Thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao và gánh nặng nợ công tăng lên Các ngân hàng Việt Nam đang vật lộn với một số lượng lớn các khoản nợ xấu và không đủ vốn nếu các khoản vay của họ không được xử lý

Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào khối ngoại khi 70 % xuất khẩu của Việt Nam được tạo ra bởi các công ty nước ngoài, cho thấy sự phụ thuộc cao vào các công ty nước ngoài Việt nam nhập khẩu lớn tư liệu sản xuất và linh kiện là cần thiết và do đó dễ làm xấu đi cán cân tài khoản vãng lai Năm 2015, cán cân vãng lai thặng dư chỉ đạt 0,5 % GDP Bên cạnh các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại di động và điện tử (chiếm

30 % giá trị xuất khẩu năm 2015), cơ cấu xuất khẩu vẫn dựa trên các mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng thấp, như dệt may và giày dép (25 % tổng giá trị xuất khẩu) Tài nguyên khoáng sản như dầu thô dầu mỏ và các mặt hàng nông nghiệp như gạo và cà phê, những mặt hàng này đã chịu sự biến động lớn về giá trong vài năm qua, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu chung

Trong lĩnh vực tài chính công, diễn biến nợ công là đáng lo ngại vào các giai đoạn trước Theo IMF (2016), nợ chính phủ đạt 59 % GDP vào năm 2015 và ước tính đạt

62 % vào năm 2016, cho thấy mức tăng mạnh so với mức dưới 40 % trước năm 2008

Do các biện pháp kích thích nhằm phản ứng với khủng hoảng kinh tế thế giới, doanh thu thuế giảm do cắt giảm thuế doanh nghiệp, giảm thuế quan và thu nhập từ dầu mỏ giảm Sự mất giá của tiền đồng cũng đã làm tăng nợ Ngoài ra, việc chính phủ Việt Nam tái cấp vốn cho các ngân hàng đã làm tăng nợ công Mức nợ công cao làm giảm khả năng của chính phủ trong việc đối phó với các cú sốc kinh tế và các khoản nợ tiềm tàng phát sinh từ các khoản nợ tích lũy của các DNNN và số lượng lớn các khoản nợ xấu Từ năm 2002 đến năm 2010, các khoản vay ngân hàng trong nước tăng trưởng mạnh (+26 %/năm theo giá trị thực), đặc biệt là đối với các DNNN và các lĩnh vực như xây dựng và bất động sản Hoạt động kém hiệu quả của các DNNN được đảm bảo bằng các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh, ước tính khoảng 11 % GDP vào năm 2015 (Peltier,

2016) Khi các DNNN gặp khó khăn trong việc trả nợ, áp lực đối với hệ thống ngân hàng tăng lên Trong đó tổng dư nợ của khu vực ngân hàng tính theo tỷ lệ phần trăm GDP đạt 120 % vào năm 2010 Do các DNNN tiếp tục là đối tượng nhận nhiều khoản vay ngân hàng và các bên liên quan nên rủi ro tín dụng vẫn ở mức cao Bên cạnh đó, các ngân hàng còn tham gia sở hữu chéo với DNNN nên nguồn vốn cần thiết cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đang bị thiếu hụt Tuy nhiên, tình hình nợ công cao đã được chính phủ kiểm soát trong giai đoạn gần đây, tính đến năm 2023 quy mô nợ công của Việt Nam khoảng 37% GDP, thấp hơn mức trần 60% mà Quốc hội đặt ra Cơ cấu nợ trở nên tích cực hơn khi nợ trong nước tăng lên chiếm khoảng 71% dư nợ Đây là một điểm sáng trong điều hành chính sách của chính phủ trong bối cảnh nợ công toàn cầu gia tăng nhanh chóng

(ii) Chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm

Thành công kinh tế cho đến nay là kết quả của sự dịch chuyển khỏi khu vực nông nghiệp và dựa trên trụ cột quan trọng: lực lượng lao động trẻ, dồi dào Việt Nam có dân số rất trẻ với độ tuổi trung bình là 27 Từ năm 1986 đến năm 2016, dân số Việt Nam đã tăng từ 62 triệu lên 93 triệu Kết quả là, lực lượng lao động từ năm 2000 đến 2010 đã tăng 2,8 % mỗi năm Với nguồn cung lao động cao, Việt Nam có mức lương trung bình tương đối thấp Theo Cơ sở dữ liệu tiền lương toàn cầu của ILO, mức lương trung bình hàng tháng vào khoảng 200 USD và do đó thấp hơn mức lương ở nhiều quốc gia châu Á lân cận (Trung Quốc 613 USD, Malaysia 651 USD, Thái Lan 391 USD) Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài mở các cơ sở sản xuất cho ngành chế tạo định hướng xuất khẩu Chi phí lao động thấp chắc chắn là lợi thế so sánh trung tâm của Việt Nam

Hiện tại Việt Nam có khoảng cách kỹ năng lao động tương đối cao Các công ty gặp khó khăn trong việc tuyển dụng các kỹ thuật viên, kỹ sư và nhà quản lý lành nghề Điểm yếu này còn thể hiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 93/139 quốc gia về giáo dục và đào tạo đại học Điều tra lao động việc làm mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố năm 2016 khẳng định trình độ chuyên môn của lao động là thấp Trong số khoảng 52 triệu người được tuyển dụng từ 15 tuổi trở lên, 42 triệu người không có bằng cấp chính thức

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cần được quan tâm mạnh mẽ hơn Trong năm

2014, đã có 61 % lực lượng lao động được tuyển dụng trong khu vực tư nhân do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm ưu thế, nhưng đóng góp chung cho GDP tương đối thấp ở mức 43 % do năng suất thấp Ngược lại, các doanh nghiệp nhà nước chỉ sử dụng 12 % lực lượng lao động nhưng tạo ra 29 % GDP Trong quá trình Đổi mới, chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách kinh tế mới nhằm đẩy nhanh sự hiện diện và tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên, do các chính sách trước cải cách vẫn còn hiệu lực và thời gian cần thiết để các tác nhân kinh tế làm quen với các điều kiện khung mới, quá trình chuyển đổi vẫn đang tiếp diễn (Murell, 2008) Trong nỗ lực thiết lập nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước vẫn có tiếng nói mạnh mẽ trong nền kinh tế (Pincus, 2015) Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng DNNN tụt hậu so với doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài về tạo việc làm và năng suất Thêm vào đó các hoạt động của DNNN ít tham gia sản xuất hàng công nghiệp để xuất khẩu (Tran, 2013; Malesky & London, 2014; Le & cộng sự, 2014) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và do đó cũng phải đối mặt với những rào cản trong việc tiếp cận với công nghệ, phương pháp và kỹ năng mới hơn Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước khó trở thành một phần trong chuỗi sản xuất toàn cầu do mối liên kết giữa FDI và các nhà cung cấp trong nước chưa chặt chẽ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tham gia vào các hoạt động sử dụng nhiều lao động và công nghệ thấp Bằng cách tăng cường đào tạo và tăng cường vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ có thể thúc đẩy quá trình phát triển của họ cho phép họ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu với tư cách là nhà cung cấp cho các doanh nghiệp đa quốc gia hoặc nhà sản xuất với thương hiệu riêng

(iii) Ô nhiễm môi trường và tác động của biến đổi khí hậu

Việt Nam đang ngày càng phải đối mặt với một số vấn đề về môi trường Một mặt, đất nước đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão và lũ lụt, sạt lở đất do mưa và hạn hán trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu Mặt khác, thâm canh nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng như công nghiệp hóa và khai khoáng đang đe dọa môi trường

Theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu 2015, Việt Nam đứng thứ 7 là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan Bản đồ các vùng nguy hiểm ở Việt Nam cho thấy tất cả các vùng đều bị ảnh hưởng Ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp hóa và khai thác mỏ cũng gia tăng nhanh chóng Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, giày dép, điện tử như điện thoại di động, khai thác tài nguyên khoáng sản thuộc những ngành tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Các khu công nghiệp, hoạt động thuộc da, khai thác và chế biến quặng, công nghiệp nhuộm và điện tử thuộc những hoạt động công nghiệp độc hại hàng đầu gây ô nhiễm đất và nước ngầm thông qua chất thải chưa được xử lý nước thải và ô nhiễm không khí.

Kết quả ước lượng sai lệch tỷ giá

Thống kê mô tả các biến

Tổng hợp đồ thị của các biến trong mô hình được thể hiện ở hình sau, biến REER được lấy log:

Hình 5.1 Tổng hợp các biến trong mô hình xác định sai lệch tỷ giá

Nguồn: Tính toán của tác giả và tổng hợp số liệu từ WB, IMF, TCTK Thống kê mô tả các biến trong mô hình được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình xác định sai lệch tỷ giá

Trung bình 4,496925 6,943821 1,551710 0,782379 Trung vị 4,493974 7,038134 1,598020 0,778550 Giá trị lớn nhất 4,740736 8,775796 2,205587 0,876036 Giá trị nhỏ nhất 4,274083 4,838472 0,896113 0,683378 Độ lệch chuẩn 0,135531 1,195527 0,343017 0,049113

Nguồn: Tính toán của tác giả

Cách tính các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5.2 Tổng hợp nguồn số liệu và phương pháp tính các biến

Biến Cách tính Nguồn Kỳ vọng dấu

Bình quân gia quyền GDP thực mỗi lao động (PPP) 50 đối tác / GDP thực mỗi lao động (PPP) Việt Nam

(Tỷ lệ tài sản nước ngoài ròng)

Tỷ lệ tài sản nước ngoài ròng so với

GDP theo giá nội tệ WB (-)

(Độ mở nền kinh tế)

Kiểm định nghiệm đơn vị

Trước khi xác định mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến, những chuỗi số liệu trên cần được kiểm tra tính dừng của chuỗi Kết quả kiểm định ADF được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5.3 Kiểm định nghiệm đơn vị tại mức giá trị

Có hệ số chặn Thống kê t -0,828 -0,357 -1,615 -2,182

Nguồn: Tính toán của tác giả

Từ kết quả kiểm định tính dừng có thể thấy rằng các biến không dừng ở mức giá trị Các biến không dừng tại mức giá trị sẽ được lấy sai phân bậc 1 để kiểm tra tính dừng Kết quả có được ở bảng sau

7 GDP danh nghĩa được quy đổi ra USD theo tỷ giá từ IMF

Bảng 5.4 Kiểm định nghiệm đơn vị cho chuỗi sai phân

Nguồn: Tính toán của tác giả

Sau khi lấy sai phân và kiểm định nghiệm đơn vị thì tất chuỗi đều dừng hay còn gọi là chuỗi tích hợp bậc 1 Từ kết quả kiểm tra tính dừng theo phương pháp ADF, có thể kết luận về tính dừng của các chuỗi số liệu như sau:

Bảng 5.5 Kết luận về tính dừng của chuỗi số liệu

Biến Giá trị ADF (độ trễ) Giá trị tới hạn

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị cho thấy rằng các chuỗi là chuỗi tích hợp bậc 1

Do đó có thể sử dụng phương pháp đồng tích hợp của Johansen (1988) để kiểm tra mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến.

Xác định tỷ giá thực cân bằng

Trước tiên nghiên cứu cần chỉ ra độ trễ thích hợp bằng cách sử dụng mô hình VAR và lựa chọn độ trễ bằng các tiêu chí như như Akaike Information Criterion (AIC), Modified likelihood ratio (LR), Final prediction error (FPE), Schwarz information criterion (SC), Hannan-Quinn information criterion (HQ) Từ kết quả tính toán độ trễ tối ưu cho mô hình là 2

Bảng 5.6 Lựa chọn độ trễ tối ưu

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tiếp theo, phương pháp đồng tích hợp của Johansen (1988) được sử dụng để xác định mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến với độ trễ lựa chọn là 2

Bảng 5.7 Kết quả kiểm định đồng tích hợp Johansen

Giá trị riêng của ma trận (Eigenvalue)

Giá trị thống kê Trace (Trace Statistic)

Giá trị riêng của ma trận (Eigenvalue)

Giá trị thống kê Max- Eigen (Max-Eigen Statistic)

* Bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm tra đồng tích hợp cho thấy rằng có mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến Kiểm định Trace cho thấy có 1 phương trình đồng tích hợp trong mô hình với mức ý nghĩa là 1% Kiểm định Max-Eigen cho thấy có 1 phương trình đồng tích hợp với mức ý nghĩa 1% Để xác định hệ số của các biến trong phương trình đồng tích hợp nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) Nghiên cứu sẽ chạy hồi quy với biến phụ thuộc là LREER, mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến được xác định theo phương trình sau:

Dấu của biến PROD đúng như kỳ vọng, có nghĩa là năng suất lao động của Việt Nam tăng nhanh hơn so với các đối tác (PROD giảm) sẽ làm cho VND tăng giá thực (REER giảm), điều này được giải thích bởi hiệu ứng Balassa và Samuelson Dấu của biến OPEN đúng như kỳ vọng: độ mở kinh tế tăng lên có tác động làm giảm mức giá trong nước do kết quả của trao đổi thương mại với các quốc gia khác làm cho nội tệ giảm giá thực (REER tăng) Dấu của biến NFA ngược chiều so với với kỳ vọng: nguyên nhân có thể do cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào luồng vốn đầu tư nước ngoài cũng như có những can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua mua bán ngoại tệ nên NFA có thể tác động ngược chiều lên tỷ giá thực Để xác định tỷ giá thực cân bằng trong dài hạn từ 𝐵𝐸𝐸𝑅 , nghiên cứu sẽ lọc nhiễu giá trị 𝐵𝐸𝐸𝑅 bằng phương pháp Hodrick-Prescott với giá trị λ00 Kết quả lọc nhiễu đã loại bỏ đi những biến động trong trung hạn của các biến vĩ mô cơ bản, kết quả cuối cùng là HPBEER thể hiện giá trị cân bằng của REER trong dài hạn

Hình 5.2 Kết quả lọc nhiễu BEER bằng phương pháp Hodrick-Prescott, λ00

Nguồn: Tính toán của tác giả

Giá trị REER thực và HPBEER cân bằng trong dài hạn theo mô hình BEER được thể hiện ở hình dưới:

Hình 5.3 Tỷ giá thực hữu hiệu và Tỷ giá thực cân bằng

Nguồn: Tính toán của tác giả

Sai lệch tỷ giá là chênh lệch giữa giá trị REER thực so với giá trị cân bằng HPBEER được tính như sau :

Sai lệch tỷ giá (MIS) =REER thực − HPBEER

HPBEER × 100% (5.2) Sai lệch tỷ giá thực được biểu diễn ở hình dưới:

Hình 5.4 Sai lệch Tỷ giá thực hữu hiệu

Nguồn: Tính toán của tác giả

Các giá trị REER nằm bên trên và bên dưới mức mức cân bằng được coi là có sai lệch, trong đó chênh lệch dương (phía trên) được coi là định giá thấp và chênh lệch âm (phía dưới) là định giá cao Mức độ sai lệch được thể hiện bằng độ chênh tính bằng phần trăm so với giá trị cân bằng Khi giá trị MIS tăng lên thể hiện nội tệ giảm giá thực và ngược lại.

Kết quả ước lượng tác động sai lệch tỷ giá lên tăng trưởng

Thống kê mô tả

Thống kê mô tả và đồ thị tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình được miêu tả dưới dạng bảng và đồ thị như sau:

Bảng 5.8 Thống kê mô tả các biến trong mô hình tăng trưởng

Trung bình Trung vị Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hình 5.5 Tổng hợp các biến thuộc mô hình tăng trưởng

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán Bảng dưới thể hiện phương pháp tính các biến và nguồn số liệu thu thập:

Bảng 5.9 Tổng hợp nguồn số liệu và phương pháp tính các biến

Ký hiệu Tên biến Cách tính Nguồn số liệu

GROWTH Tăng trưởng Tốc độ tăng GDP thực đầu người WDI, WB

INVEST Đầu tư Tỷ lệ tổng đầu tư trong nước so với GDP WDI, WB

HUMAN Vốn con người Tốc độ tăng của số năm đi học trung bình người trên 25 tuổi UNDP

INT Lãi suất Lãi suất cho vay IFS, IMF

OPEN Độ mở nền kinh tế

MIS_NEG Sai lệch tỷ giá

MIS_POS Sai lệch tỷ giá

Kiểm định nghiệm đơn vị

Các biến sẽ được kiểm tra tính dừng bằng các phương pháp ADF

Bảng 5.10 Kiểm định nghiệm đơn vị tại mức giá trị

Nguồn: Tính toán của tác giả

8 GDP danh nghĩa được quy đổi ra USD theo tỷ giá từ IMF

Từ kết quả kiểm định nghiệm đơn vị có thể thấy rằng các chuỗi đều không dừng ở mức giá trị Do đó tác giả sẽ tiếp tục lấy sai phân để kiểm tra nghiệm đơn vị của chuỗi số liệu không dừng

Bảng 5.11 Kiểm định nghiệm đơn vị với chuỗi sai phân

Nguồn: Tính toán của tác giả

Có thể thấy rằng, các chuỗi số liệu sau khi lấy sai phân đều là chuỗi dừng, hay các chuỗi số liệu trên là chuỗi tích hợp bậc 1 Từ kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị theo phương pháp ADF có thể kết luận về tính dừng của các chuỗi số liệu như sau:

Bảng 5.12 Kết luận về tính dừng của chuỗi số liệu

Biến Giá trị ADF (độ trễ) Giá trị tới hạn

D(MIS_NEG) ADF(0)= -8,276128 -3,509 Chuỗi dừng

D(MIS_POS) ADF(1)= -5,197137 -3,510 Chuỗi dừng

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả hồi quy mô hình tăng trưởng

Luận án sử dụng mô hình NARDL để hồi quy biến GROWTH với các biến độc lập INVEST, HUMAN, INT, OPEN, MIS_NEG, MIS_POS độ trễ cho mô hình lựa chọn tối đa là 6 để đảm bảo ổn định mô hình và phù hợp với số quan sát Từ kết quả kiểm định đường bao có thể thấy rằng giá trị F là 4,024 lớn hơn cận trên 3,99 ở mức ý nghĩa 1% Nên có thể kết luận tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến trong mô hình

Bảng 5.13 Kết quả kiểm định đường bao

Kiểm định thống kê Giá trị Ý nghĩa I(0) I(1)

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 5.14 Mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến mô hình tăng trưởng

Biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê t Giá trị P

Nguồn: Tính toán của tác giả

Các hệ số từ phương trình trong dài hạn cho thấy rằng biến MIS_NEG có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng, biến MIS_POS có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng và có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1% Nên có thể kết luận rằng khi MIS tăng lên hay nội tệ giảm giá thực sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm đi, và MIS giảm đi hay nội tệ tăng giá thực sẽ làm cho tăng trưởng giảm, kết luận này trùng với quan điểm của Đồng thuận Washington cho rằng định giá thấp hay định giá cao nội tệ đều không có lợi cho tăng trưởng Điều này thể hiện tính bất đối xứng của biến MIS khi xem xét tác động đối với tăng trưởng, nếu MIS_POS và MIS_NEG ngược dấu thì mối quan hệ là bất đối xứng

Biến INVEST có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng đúng như kỳ vọng, ý nghĩa thống kê ở mức 10% Biến HUMAN có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế Biến INT có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng với mức ý nghĩa 1%, thể hiện đúng tác động của lãi suất đối với tăng trưởng kinh tế Biến OPEN có dấu đúng như kỳ vọng ở mức ý nghĩa 1%, gia tăng độ mở kinh tế có tác động thúc đẩy tăng trưởng

Bảng 5.15 Mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến mô hình tăng trưởng

Biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê t Giá trị

D(INVEST(-1)) -0,142775 0,076206 -1,873546 0,0680 D(INVEST(-2)) -0,193643 0,074207 -2,609512 0,0125 D(INVEST(-3)) -0,185527 0,098112 -1,890972 0,0655 D(INVEST(-4)) -0,172260 0,105946 -1,625916 0,1114 D(INVEST(-5)) -0,106407 0,094591 -1,124911 0,2670

Biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê t Giá trị

D(OPEN(-1)) -2,117048 0,422044 -5,016184 0,0000 D(OPEN(-2)) -1,484971 0,351069 -4,229861 0,0001 D(OPEN(-3)) -1,101482 0,307530 -3,581705 0,0009 D(OPEN(-4)) -0,982540 0,270025 -3,638701 0,0007 D(OPEN(-5)) -0,781568 0,241766 -3,232744 0,0024

D(MIS_NEG(-1)) -0,025216 0,014849 -1,698128 0,0969 D(MIS_NEG(-2)) -0,003951 0,014622 -0,270192 0,7883 D(MIS_NEG(-3)) 0,025088 0,012555 1,998318 0,0522 D(MIS_POS) -0,058963 0,013915 -4,237273 0,0001 D(MIS_POS(-1)) 0,028225 0,013077 2,158430 0,0367 D(MIS_POS(-2)) 0,031189 0,013508 2,309004 0,0259 CointEq(-1)* -0,286441 0,046736 -6,128932 0,0000 *** p

Ngày đăng: 23/11/2024, 15:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w