Để hoàn thành được đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup” theo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP
Giảng viên hướng dẫn: TH.S PHẠM HÙNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU THẢO
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP
Giảng viên hướng dẫn: TH.S PHẠM HÙNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU THẢO
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa: Quý thầy cô giáo, kính thưa quý độc giả
Tác giả tên: Nguyễn Thị Thu Thảo MSSV: 2036205589
Là sinh viên trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả xin cam đoan toàn bài khóa luận tốt nghiệp đề tài “Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup” là bài nghiên cứu của riêng tác giả, tổng hợp và phân tích Các số liệu và nội dung sử dụng trong bài báo cáo có nguồn gốc rõ ràng, được sự cho phép của Công
ty Các kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo do tác giả tự tìm hiểu, phân tích đánh giá trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Các kết quả này chưa từng công
bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
Các nguồn tài liệu tham khảo sử dụng trong bài nghiên cứu được trích dẫn rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa và phát triển từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố của nhiều tác giả khác nhau Nếu phát hiện có bất kỳ
sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của bài khóa luận
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2023
(SV ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thu Thảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trải qua hơn ba năm ngồi trên giảng đường của Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều niềm vui và nỗi buồn Mỗi một thử thách, khó khăn đều là những bài học đắt giá mà tác giả nhận được để từ đó ngày một cải thiện hơn Để hoàn thành được đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup” theo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra, ngoài sự nổ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự
hỗ trợ nhiệt tình từ các tổ chức, tập thể, cá nhân Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến:
- Tập thể đội ngũ giảng viên khoa quản trị kinh doanh, đơn vị trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quý báu thông qua các môn học, các giờ giảng dạy trên lớp, để từ đó tác giả có được nền tảng kiến thức giúp hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất
- Đặc biệt, tác giả xin gửi đến Th.S Phạm Hùng lời cảm ơn sâu sắc nhất Người
đã nhiệt tình, hết mình hỗ trợ luôn theo sát và đưa ra những lời khuyên bổ ích để tác giả có thể hoàn thành tốt bài khóa luận một cách chỉnh chu nhất
- Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Công
ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được khóa luận ở đây Đặc biệt chị leader Trần Thị Hậu đã hướng dẫn em rất nhiệt tình trong suốt thời gian khóa luận tại Công ty
Tuy đã cố gắng hết sức để hoàn thành báo cáo khóa luận nghề nghiệp nhưng bản thân vẫn còn nhiều thiếu sót nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm bài Vì thế, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm từ Thầy/ Cô và nhận được những ý kiến đóng góp từ Thầy/Cô cũng như Quý Công ty
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2023
Tác giả thực hiện
Nguyễn Thị Thu Thảo
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
C/O Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
CS Customer Service Chăm sóc Khách hàng
DAP Delivered at Place Giao hàng tại nơi đến
GDP Gross Domestic Product Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
HS CODE
Harmonized System (HS) Codes Biểu thuế xuất nhập khẩu IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
LCL Less Than Container Load Hàng lẻ
Trang 8LPI Logistics performance index
Chỉ số năng lực quốc gia về Logistics
T/T Telegraphic Transfer Thanh toán bằng điện chuyển tiền
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên tham gia 12
Hình 2.1 Logo Công ty 33
Hình 2.2 Thông tin chữ ký số 59
Hình 2.3 Phòng đăng kí phương tiện 60
Hình 2.4 Phòng đăng kí kiểm dịch y tế 61
Hình 2.5 Danh sách khách hàng tiềm năng của Công ty 72
Hình 2.6 Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm (2011 – 2022) 74
Hình 2.7 Sự thay đổi tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua 76
Hình 2.8 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam - Campuchia (2010 - 7/2023) 78
Hình 2.9 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam - Lào (2011 - 7/2023) 79
Hình 2.10 Biến động xăng dầu năm 2023 80
DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự Công ty giai đoạn 2020 - 2022 41
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup giai đoạn (2020 - 2022) 43
Bảng 2.3 Doanh thu đối với loại hình dịch vụ của Công ty 45
Bảng 2.4 Thị trường nhập khẩu hàng hóa đường bộ của Công ty 47
Bảng 2.5 Nhân sự tham gia hoạt động giao nhận hàng hóa (2020 - 2022) 48
Bảng 2.6 So sánh nội dung giữa INV và PKL 57
Bảng 2.7 Doanh thu nhập khẩu đường bộ theo dịch vụ vận chuyển (2020-2022) 66
Bảng 2.8 Sản lượng vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đường bộ theo thị trường (2020 - 2022) 68
Bảng 2.9 Doanh thu theo mặt hàng nhập khẩu đường bộ (2020-2022) 68
Bảng 2.10 So sách chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa với Công ty đối thủ 85
Bảng 2.11 Chỉ tiêu đánh giá doanh thu và tiềm năng sinh lời 87
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Quy trình tổng quan giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ 18
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty 38
Sơ đồ 2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đường bộ50 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng doanh thu đối với từng loại hình dịch vụ (2020 - 2022) 45
Biểu đồ 2.2 Doanh thu nhập khẩu hàng đường bộ theo dịch vụ vận chuyển 66
Trang 10MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN 5
1.1.1 Khái niệm hoạt động giao nhận 5
1.1.2 Đặc điểm hoạt động giao nhận 5
1.1.3 Vai trò hoạt động giao nhận 6
1.2 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI GIAO NHẬN 7
1.2.1 Khái niệm người giao nhận 7
1.2.2 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 7
1.2.3 Phạm vi dịch vụ của người giao nhận 9
1.2.4 Những căn cứ pháp luật về địa vị pháp lý của người giao nhận 10
1.2.5 Mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên tham gia 12
1.3 HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ 13
1.3.1 Cơ sở pháp lý giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ 13
1.3.2 Nhiệm vụ các bên tham gia hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ 14
1.3.3 Các chứng từ quan trọng liên quan đến công tác giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ 15
1.3.4 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ 18
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ 20
1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
1.4.2 Các nhân tố vi mô 22
1.4.3 Các nhân tố vĩ mô 24
1.5 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ 26
1.5.1 Chỉ tiêu nhanh chóng, kịp thời 27
1.5.2 Chỉ tiêu đảm bảo an toàn 28
1.5.3 Chỉ tiêu độ tin cậy về thời gian 28
1.5.4 Chỉ tiêu linh hoạt 29
1.5.5 Chỉ tiêu đánh giá doanh thu và tiềm năng sinh lời 29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 32
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 32
2.1.1 Thông tin chung 32
2.1.2 Các loại hình dịch vụ của Công ty 34
2.1.3 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 38
2.1.4 Thông tin về tình hình hoạt động doanh nghiệp 43
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 46
Trang 112.2.1 Tổng quan về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup 46
2.2.2 Thực trạng nhân sự tham gia hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ tại Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup 48
2.2.3 Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup 50
2.2.4 Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup 65
2.3 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 70
2.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 70
2.3.2 Môi trường vi mô 71
2.3.3 Môi trường vĩ mô 74
2.4 THỰC TRẠNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 85
2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ 85
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá doanh thu và tiềm năng sinh lời 87
2.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 88
2.5.1 Ưu điểm 88
2.5.2 Nhược điểm 89
2.5.3 Cơ hội 90
2.5.4 Thách thức 91
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 94
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 95
3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 95
3.1.1 Mục tiêu của Công ty 95
3.1.2 Phương hướng nâng cao dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup 95
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH QUỐC TẾ FINGROUP 96
3.2.1 Cải thiện quy trình giao nhận 96
3.2.2 Nâng cao hiệu quả chính sách nguồn nhân lực 97
3.2.3 Cải thiện phương tiện hữu hình 98
3.2.4 Mở rộng và nâng cao chất lượng kênh phân phối 98
3.2.5 Hoàn thiện chính sách giá dịch vụ vận tải 98
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 101
KẾT LUẬN 102
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 107
Trang 13ta ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới đã đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp những câu hỏi lớn: mua nguyên vật liệu ở đâu? Mua năng lượng ở đâu? Bán sản phẩm sản xuất ra ở đâu? Việc vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy và sản phẩm sản xuất ra đến nơi tiêu thụ như thế nào? Dự trữ và lưu trữ hàng hóa như thế nào? Do vậy, hoạt động logistics đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thuận lợi hóa thương mại Việt Nam từ khâu sản xuất (sơ chế, nhà máy) biến đổi thành sản phẩm, dòng sản phẩm này lại tiếp tục dịch chuyển qua hệ thống kho bãi tới các điểm bán lẻ và kết thúc khi tới người tiêu dùng Chi phí logistics càng nhỏ, chất lượng dịch
vụ càng cao góp phần tích cực vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo ra giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu Trong dịch vụ logistics, vận tải hàng hóa là một khâu quan trọng chiếm 40 – 60% chi phí, vận tải cũng là một thị trường dịch vụ khổng lồ Theo thống kê của Tổng cục thống kê (2023), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2023 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước,
là tháng thứ hai liên tiếp ghi nhận tăng trưởng dương Trong tháng Mười, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 61,62 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước
và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu tăng 5,9%; nhập khẩu tăng 5,2%) Tính chung 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD Cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu kỷ lục 24,61 tỷ USD
Hiện nay, trên địa bàn cả nước có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh lĩnh vực vận tải hàng hóa, điều này làm cho môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup là một trong những công
ty kinh doanh dịch vụ logistics Do vậy để phát triển thì công ty cần phải đánh giá được sản phẩm của mình đang như thế nào, tìm ra vấn đề cần phải giải quyết, cần
Trang 14phải bổ sung thêm dịch vụ nào và từ đó có giải pháp để hoàn thiện dịch vụ vận tải của mình Hoàn thiện hệ thống dịch vụ giao nhận của công ty sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các tác động từ môi trường kinh doanh bên ngoài, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Công ty Cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup được thành lập vào tháng 7/2014 và đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics Năm
2021 bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, doanh thu Công ty giảm nhưng đến năm 2022 Fingroup đã khẳng định lại vị trí của mình trên thị trường khi doanh thu tăng từ 22.450 triệu đồng lên 28.529 triệu đồng Cùng với hơn 2000 lô hàng mỗi năm và hơn 570 khách hàng trải dài từ Bắc đến Nam, tỷ lệ khách hàng quay lại lên đến 98% Nhờ vậy
mà Công ty dần dần khẳng định được uy tín của mình trên thị trường giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Mặc dù doanh thu hoạt động giao nhận của Công ty chủ yếu đến
từ đường biển nhưng cũng không thể không nhắc đến hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ Là một thế mạnh của Công ty cho đến thời điểm hiện tại Với phương châm "Your cargo – Our responsibility" công ty cũng rất quan tâm đến viện làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận, dịch vụ khách hàng, tiết kiệm chi phí
và hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh dịch vụ giao nhận, đặc biệt là đối với hoạt động giao nhận hàng hóa nhận khẩu bằng đường bộ Đồng thời cần phải có giải pháp để nắm bắt cơ hội thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh Xuất phát từ thực
tế đó nên tác giả chọn đề tài “Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup” làm khóa luận tốt
2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung, tác giả khái quát thành các mục tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, định nghĩa và tính chất vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa đường bộ
Trang 15- Phát hiện ra những thuận lợi và hạn chế về thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup
- Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường bộ của của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ cho Công ty
Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup trong thời gian tới
3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup
Về thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ 14/08/2023 đến 20/11/2023 Nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng từ trong 3 năm (từ 2020 đến năm 2022)
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu được thu thập từ các đề tài luận văn đều thuộc lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, logistics
- Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh và các thủ tục chứng từ trong quá trình hoạt động tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup
- Các bài viết có liên quan được đăng trên báo, tạp chí
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Tác giả sử dụng dữ liệu lưu tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup bao gồm phiếu thăm dò ý kiến khách hàng thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với các dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại phòng kinh doanh của công
ty
4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê: được sử dụng để đánh giá thực trạng về dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup thông qua các tài liệu nội bộ mà công ty cung cấp từ năm 2020 đến nay
Trang 16Phương pháp phân tích: là cách thức sử dụng quá trình tư duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian phân tích nhằm đánh giá sự hợp lí và không hợp lí của các dữ liệu này
Phương pháp so sánh: so sánh sự biến động về các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, chi phí…, so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty, tình hình hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty trong giai đoạn
2020 – 2022, từ đó đánh giá hoạt động này làm cơ sở để đề xuất giải pháp cải tiến
5 Ý nghĩa của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup
Phân tích đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup, từ đó tìm ra những bất cập và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ của Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup trong tương lai
- Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
bộ tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ
tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Quốc tế Fingroup
Trang 17CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ
1.1 Tổng quan về hoạt động giao nhận
1.1.1 Khái niệm hoạt động giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA – Hiệp hội giao nhận quốc tế (Federation Internationale des Associations de Transitaries et Assimilaimes) thì dịch vụ giao nhận được định nghĩa như sau: “Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”
Theo luật Thương Mại Việt Nam 2005 “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, trong đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, sau đó
tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác
có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là khách hàng) để hưởng thù lao”
Như vậy, theo cách dễ hiểu giao nhận là thực hiện những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) – Forwarder (FWD) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) – Consignee (Cnee)
1.1.2 Đặc điểm hoạt động giao nhận
Theo Trịnh Thị Thu Hương (2011), hoạt động giao nhận hàng hóa cũng là một loại hình dịch vụ nên nó mang những đặc điểm chung của ngành dịch vụ, đó là: Nó
là hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất trữ trong kho, sản xuất và tiêu dùng được diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được hưởng dịch vụ đó Đồng thời cũng mang những đặc điểm riêng của ngành giao nhận hàng hóa:
- Thứ nhất, dịch vụ giao nhận hàng hóa không tạo ra sản phẩm vật chất, không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi đối tượng mà nó chỉ làm thay đổi vị trí của đối tượng về mặt không gian
- Thứ hai, dịch vụ giao nhận mang tính thụ động, do phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, hạn chế từ 5 các ràng
Trang 18buộc về mặt pháp lý, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hay nước thức ba, )
- Thứ ba, dịch vụ giao nhận mang tính thời vụ, dịch vụ này phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên phần lớn phụ thuộc vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng
bị ảnh hưởng theo
- Thứ tư, bên cạnh các công việc như làm các thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa cũng cung cấp các dịch vụ như gom hàng, phân chia, xếp dỡ, lưu kho, Vì vậy, công việc được thực hiện tốt như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm của người làm giao nhận
1.1.3 Vai trò hoạt động giao nhận
Theo Nguyễn Thanh Hùng (2013), vai trò của giao nhận quốc tế gồm:
- Giao nhận hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không cần người gửi hàng cũng như người nhận hàng phải có mặt Lưu thông, luân chuyển hàng hoá, giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế Nếu các hoạt động này thành công và hiệu quả, sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành sản xuất; người lại, nếu những hoạt động này bị ngưng trệ sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động sản xuất và đời sống
- Giao nhận hàng hóa giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích
và tải trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác
- Quá trình giao nhận hàng hóa làm giảm thời gian nhận hàng của khách hàng Bên cạnh đó, giao nhận hàng hóa cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay
do người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân lực
- Giao nhận hàng hóa góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế Các nhà sản xuất muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của 7 mình cần có sự hỗ trợ của dịch vụ giao nhận Dịch vụ này có tác dụng như cầu nối trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường đến các thị trường mới đúng yêu cầu về
Trang 19thời gian và địa điểm đặt ra Nên doanh nghiệp có thể khai thác và mở rộng thị trường nhanh và mạnh hơn
1.2 Tổng quan về người giao nhận
1.2.1 Khái niệm người giao nhận
Chưa có một một định nghĩa chuẩn tắc của quốc tế về thuật ngữ “Người giao nhận (NGN) hàng hóa quốc tế” Dù các nước khác nhau, người kinh doanh dịch vụ giao nhận (DVGN) được gọi tên khác nhau: ‘Đại lý Hải quan” (Customs House Agent), “Môi giới hải quan” (Customs Broker), “Đại lý gửi hàng và giao nhận” (Shipping and Forwarding Agent), một vài trường hợp là “Người ủy thác chuyên chở, tức Người Chuyên chở chính” (Principal Carrier),…
Theo quy tắc mẫu của FIATA thì: “Người giao nhận là người lo toan về hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác
mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở”
Theo điều 233 – mục 4: dịch vụ Logistics trong Luật thương mại năm 2005 của Việt Nam thì người giao nhận (thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics) là:
“Thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Tóm lại, NGN hàng hóa là người hoặc tổ chức có nhiệm vụ giao nhận hàng hóa từ nước ngoài và giao cho những bên liên quan Có trách nhiệm xác nhận tình trạng và số lượng hàng hóa, thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, lưu kho, đóng gói hàng hóa trong hoạt động giao nhận hàng hóa đúng theo thỏa thuận đã đưa ra trên hợp đồng
1.2.2 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
- Theo quy định Điều 167, Luật Thương mại Việt Nam quy định:
+ NGN được hưởng tiền công và các khoản thu hợp lý khác
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
+ Trong quá trình thực hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng phải thông báo cho khách hàng biết để xin được chỉ dẫn thêm
Trang 20+ Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghiã vụ với khách hàng
- Khi NGN là đại lý: sẽ phải chiụ trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiết sót như:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn + Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng sai nơi đến quy định
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế - Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình Nhưng không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại do người thứ ba gây
ra
- Khi NGN là người chuyên chở:
+ Chịu trách nhiệm cung cấp những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu
+ Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do người thứ ba gây ra - là người, anh
ta thuê để thực hiện hợp đồng với khách hàng
- Điều 170, Luật Thương mại Việt Nam giới hạn trách nhiệm của NGN: + Trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng;
+ Không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc mất mát,
hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải lỗi của mình gây ra
+ Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hóa ghi trên hoá đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ
- Người làm DVGN không phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
+ Không nhận được thông báo khiếu nại trong vòng 14 ngày làm việc, kể từ ngày giao hàng
+ Không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc toà án trong thời gian 9 tháng, kể từ ngày giao hàng
- Điều 169, Luật Thương mại Việt Nam quy định Người làm DVGN không chiụ trách nhiệm trong những trường hợp sau:
Trang 21+ Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác
+ Khách hàng đóng goí và ghi ký mã hiệu không phù hợp
+ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa
+ Do chiến tranh, đình công - do các trường hợp bất khả kháng
1.2.3 Phạm vi dịch vụ của người giao nhận
Công việc của người giao nhận trước đây đơn giản hơn rất nhiều so với ngày nay, họ thường chỉ hoạt động như những đại lý (Agent), thực hiện các công việc, nhiệm vụ do nhà sản xuất, nhà xuất nhập khẩu ủy thác như: xếp dỡ, lưu kho, làm các thủ tục giấy tờ, thủ tục hải quan, vận tải nội địa… Tuy nhiên ngày nay phạm vi hoạt động, vai trò của các nhà giao nhận ngày càng được nâng lên cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và vận tải quốc tế
Ngày nay ngoài các công việc truyền thống như lưu tàu (booking space), khai báo hải quan (customs clearance), các nhà giao nhận còn đưa ra các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ trọn gói toàn bộ quá trình vận chuyển và phân phối hàng Thông thường người giao nhận thay mặt người gửi hàng hoặc người nhận hàng đứng ra lo liệu quá trình vận chuyển qua các công đoạn khác nhau cho đến khi giao hàng đến tận tay người nhận cuối cùng Người giao nhận có thể tự mình thực hiện các công việc này hoặc thông qua các đại lý hay thuê dịch vụ của các bên thứ ba khác
Vì hoạt động giao nhận là việc tổ chức quá trình chuyên chở hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng nên nghiệp vụ này bao gồm nhiều công việc khác nhau, cụ thể là:
+ Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở
+ Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng…
+ Tổ chức xếp dỡ hàng hóa
+ Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa
+ Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước
+ Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng
+ Làm thủ tục Hải quan, Kiểm nghiệm, Kiểm dịch
+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa
+ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng
+ Thanh toán, thu đổi ngoại tệ
Trang 22+ Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người giao nhận
+ Thu xếp chuyển tải hàng hóa
+ Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận
+ Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp
+ Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa
+ Lưu kho, bảo quản hàng hóa
+ Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa
+ Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi…
+ Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải
+ Thông báo tổn thất với người chuyên chở
+ Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường
Hiện nay, người giao nhận cũng cung cấp thêm các dịch vụ đặc biệt khác theo yêu cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị đến các công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may sẵn trong các Container đến thẳng cửa hàng, vận chuyển hàng mang đi triển lãm ở nước ngoài… Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận còn cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là các MTO và phát hành cả chứng từ vận tải
1.2.4 Những căn cứ pháp luật về địa vị pháp lý của người giao nhận
Ở một số nước có luật tập tục (Common law):
- Địa vị pháp lý của NGN dựa trên khái niệm về đại lý NGN là đại lý của người ủy thác (tức là người gửi hàng hoặc người nhận hàng) trong việc thu xếp vận chuyển hàng hóa cho họ, và NGN phụ thuộc vào những quy tắc truyền thống về đại
lý, như việc phải mẫn cán thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trung thực với người
ủy thác, phải tuân theo những chỉdẫn hợp lý và phải có khả năng tính toán cho tòan
bộ quá trình giao dịch Mặt khác, NGN được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò đại lý
- Trong trường hợp, NGN đảm nhiệm vai trò của một người ủy thác (tức là bên chính – Principal), tự mình ký kết hợp đồng sử dụng những người chuyên chở và các đại lý, thì NGN không được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm
Trang 23nói trên, NGN phải chịu trách nhiệm cho cả quá trình vận chuyển hàng hóa kể cả khi hàng hóa ở trong tay người chuyên chở và các đại lý khác mà anh ta sử dụng
Ở các nước có luật dân sự (Civil law):
- Địa vị pháp lý của NGN theo thể chế đại lý hưởng hoa hồng: họ vừa là đại
lý của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng), vừa là người ủy thác (người chuyên chở hay đại lý khác) Như vậy, NGN có bổn phận của người đại lý và cũng có quyền hạn của một bên chính để đòi hỏi thực hiện các hợp đồng NGN ký kết
để chuyên chở hàng của khách hàng Tuy nhiên, luật dân sự của mỗi quốc gia có những điểm khác biệt, dẫn đến quyền và nghĩa vụ vủa NGN quy định ở mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau
Hiệp hội Giao nhận quốc tế – FIATA đã soạn thảo một mẫu Điều kiện kinh
doanh tiêu chuẩn để các nước tham khảo xây dựng điều kiện cho ngành giao nhận
của mình Bản mẫu có một số điểm chính sau:
- NGN phải thực hiện ủy thác với sự chăm lo cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng
- NGN điều hành và lo liệu vận chuyển hàng hóa được ủy thác theo sự chỉ dẫn của khách hàng và với cách thức thích hợp cho khách hàng
- NGN không đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất định, có quyền tự do chọn lựa người ký hợp đồng phụ, có quyền quyết định sử dụng những phương tiện vận tải
và tuyến đường vận tải thông thường, có quyền cầm giữ hàng để đảm bảo những khỏan nợ của khách hàng
- NGN chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm bản thân và người làm công của mình, không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là đã tỏ ra cần mẫn thích đáng cho việc lựa chọn bên thứ ba đó Trong trường hợp, NGN là bên ủy thác, thì phải chịu thêm trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba
Trang 241.2.5 Mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên tham gia
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên tham gia
Nguồn: Nguyễn Xuân Quyết, 2017
Chính phủ và các nhà quản lý đương cục bao gồm:
- Cơ quan cảng, săn bay, cửa khẩu
- Hải quan
- Bộ Y tế, Cơ quan kiểm dịch
- Cơ quan giám định hàng hóa
- Bộ Thương mại (Phòng Thương mại)
- Các Bộ, ban ngành có liên quan khác
- Chủ tàu, người kinh doanh vận tải bộ, đường sắt, hàng không
- Người kinh doanh vận tải nội địa
- Người bốc xếp, tổ chức đóng gói, lưu kho
- Đại lý của NGN, hay chi nhánh, đại diện của họ ở nước ngoài
Ngân hàng: thực hiện việc thanh tóan hợp đồng mua bán, cước phí
Trang 251.3 Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
1.3.1 Cơ sở pháp lý giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
Các cơ sở pháp lý trong nước:
- Luật 08/VBHN-VPQH ngày 02/08/2023 về giao thông đường bộ
- Nghị định 86/2014/NĐ-CP về Kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô
- Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
- Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Quyết định 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới
- Thông tư 09/2016/TT-BQP ngày 03/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
- Thông tư 46/2014/TT-BYT ngày 05/12/2014 Hướng dẫn Quy trình kiểm dịch
y tế biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xử lý y tế hàng hóa, hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng Không
- Thông tư 42/2015/TT-BTC ngày 27/03/2015 quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Trang 26ước đã có 77 Bên ký kết, bao gồm cả Liên minh Châu Âu; bao phủ toàn bộ châu Âu
và vươn ra Bắc Phi, Trung Đông
1.3.2 Nhiệm vụ các bên tham gia hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
1.3.2.1 Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới
Theo Điều 6 nghị định số 112/2014/NĐ-CP “Quy định về quản lý cửa khẩu
biên giới đất liền” và nghị định số 34/2023/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền” về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới như sau:
1 Bộ đội Biên phòng cửa khẩu
a) Tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;
b) Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới trong khu vực cửa khẩu, công trình cửa khẩu; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực cửa khẩu theo quy định pháp luật;
c) Kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; thực hiện thủ tục biên phòng, cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm trú theo quy định pháp luật về xuất nhập cảnh; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật
ở khu vực biên giới, cửa khẩu biên giới theo quy định pháp luật;
d) Phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới, đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu
và gian lận thương mại;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu xây dựng quy chế phối hợp hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu”
2 Cơ quan Hải quan cửa khẩu: chủ trì thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
Trang 27qua biên giới Phối hợp kiểm soát phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Hải quan
3 Cơ quan kiểm dịch: (y tế, động vật, thực vật) chủ trì, phối hợp với các cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm dịch, phòng dịch tại cửa khẩu biên giới
4 Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu: có trách nhiệm
thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia”
5 Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật, các cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu có thể thiết lập cơ chế trao đổi, hội đàm với cơ quan hữu quan cửa khẩu phía đối diện để phối hợp giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu”
1.3.2.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu
Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cửa khẩu (hàng không lưu kho bãi ở cửa khẩu) hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cửa khẩu và người vận tải trong trường hợp hàng qua cửa khẩu
Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cửa khẩu
Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và phương tiện vận chuyển Cung cấp các chứng từ cần thiết cho Hải quan để giao nhận hàng hoá
1.3.3 Các chứng từ quan trọng liên quan đến công tác giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
Phương tiện Việt Nam và nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới phải có các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Ngoài ra, đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa đường bộ thì cần phải có một số chứng từ về thủ tục hàng hóa như:
- Hợp đồng vận tải đường bộ quốc tế:
Trang 28+ Hợp đồng vận chuyển cũng là một trong những loại chứng từ vận tải đường
bộ không thể thiếu Văn bản này cam kết thực hiện những thỏa thuận của bên vận tải
và bên thuê vận tải bằng văn bản Hợp đồng vận tải là chứng từ có tính pháp lý dùng
để giải quyết vấn đề tranh chấp có thể xảy ra
+ Nội dung trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm: số lượng hàng hóa, thời gian, địa điểm nhận trả hàng, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán, cước phí, những thỏa thuận khác về nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hai bên
+ Ngoài những thông tin trên, trong hợp đồng cũng cần thể hiện thêm: cách xếp dỡ, chằng buộc, chèn lót hàng hóa Quy cách tính chất hàng hóa, cách phòng hộ dọc đường khi có sự cố, phương thức giao, nhận hàng hóa Các điều kiện khác về: quản lý thị trường, hải quan, kiểm dịch
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O):
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một trong những chứng từ vận chuyển quan trọng nhất Được sử dụng để xác định quốc gia sản xuất hàng hóa Điều
đó có nghĩa là rất quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu
+ Các ưu đãi về thuế và thủ tục thông quan cho nhà nhập khẩu khác nhau tùy thuộc vào nơi sản xuất Đặc biệt, giấy chứng nhận xuất xứ còn là cơ sở để các quốc gia kiểm tra, giám sát và áp dụng các quy định liên quan đến chống bán phá giá, trợ giá, duy trì hạn ngạch và thống kê thương mại
- Hóa đơn thương mại:
+ Hóa đơn thương mại là chứng từ giao nhận hàng hóa, là cơ sở cho quá trình thanh toán Hóa đơn thương mại chứa đầy đủ thông tin về mặt hàng, giá trị của mặt hàng, các điều khoản, phương thức thanh toán và nhiều thông tin khác
+ Người mua thanh toán đầy đủ, đúng hạn, đúng mẫu trên cơ sở yêu cầu của người bán trong hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói ( Packing List):
+ Phiếu đóng gói là một bản tóm tắt tất cả các thông tin hàng hóa có trong một container hoặc một thùng hàng lẻ Bạn có thể thấy rằng phiếu đóng gói có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm đếm hàng hóa Nếu Công ty không tạo phiếu đóng gói, việc đóng gói có thể gặp nhiều rắc rối trong quá trình làm thủ tục hải quan
+ Ngoài những giấy tờ quan trọng kế trên, tùy vào từng loại hàng hóa vận chuyển mà chúng ta sẽ có thêm một số chứng từ như:
Trang 29- Giấy đi đường vận tải đường bộ quốc tế:
+ Giấy đi đường sẽ dành có các loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa, được cấp cho từng chuyến hàng, từng xe, để làm chứng từ trong quá trình thực hiện vận chuyển
+ Đơn vị vận tải sẽ dùng giấy đi đường để giao công việc cho người lái xe Hoặc dùng để hạch toán các chi phí kinh tế, kỹ thuật và theo dõi các sự cố xảy ra trên đường
+ Giấy đi đường trong chứng từ vận tải đường bộ giúp cho người lái xe giao
và nhận hàng hóa trên phương tiện của mình phù hợp với giấy gửi hàng cho chủ hàng
- Phiếu thu cước vận tải đường bộ quốc tế:
+ Trong chứng từ vận tải đường bộ, phiếu thu cước cũng nắm một vai trò quan trọng Phiếu thu cước sẽ phản ánh kết quả kinh doanh vận tải, được dùng để: làm chứng từ thu, chi cước vận chuyển và dịch vụ, tính giá trị vận chuyển và dịch vụ thành tiền Kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành, hoặc toán kết quả quá trình vận chuyển hàng hóa
+ Phiếu thu cước do đơn vị vận tải lập, người lập phiếu thu cước cần phải có trách nhiệm ghi đúng, đủ và chính xác nội dung các mục, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về những ghi chép của mình
+ Chủ hàng sẽ sử dụng phiếu thu cước để làm chứng từ xuất tiền trả cho đơn
vị vận tải và xác nhận rằng công việc vận chuyển và dịch vụ đã hoàn tất
- Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q): đây là cơ sở để đo lường chất lượng
hàng hóa thực tế giao có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hợp đồng mua bán ngoại
thương hay không
- Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng hàng hóa: đây là chứng từ mà người
bán cung cấp cho người mua, giúp hai bên có thể thấy rõ số lượng và trọng lượng của kiện hàng Tuy nhiên, giấy chứng nhận số lượng và giấy chứng nhận trọng lượng không có trong danh sách bắt buộc Do đó, người bán và người mua có thể tự thỏa
thuận về vấn đề này
- Chứng từ bảo hiểm hàng hóa:
+ Theo thỏa thuận của các bên, nhà xuất hoặc nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm cho kiện hàng của mình Đây cũng không phải là một chứng từ bắt buộc Tuy nhiên, hầu hết các trao đổi vận chuyển hàng hóa quốc tế đều bao gồm bảo hiểm
Trang 30+ Vì vậy, trong trường hợp xảy ra sự cố, hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển hàng hóa thì đơn vị bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường , giảm thiểu tổn thất về tài chính
1.3.4 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
Sơ đồ 1.1 Quy trình tổng quan giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
Nguồn: Vũ Ngọc Hải, 2015
Bước 1: Nhận và kiểm tra chứng từ liên quan đến nhập khẩu
- Sau khi nhận được bộ chứng từ của đại lý, nhân viên chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra một cách cẩn thận nhưng nhanh chóng Bằng cách là kiểm tra sự trùng khớp
và đầy đủ thông tin của vận đơn về tên người nhận, người gửi; số xe; tên xe và ngày
xe đến; chi tiết hàng hóa
- Trong trường hợp các số liệu giữa các chứng từ với nhau không trùng khớp,
để kịp thời bổ sung nhân viên chứng từ có nhiệm vụ liên lạc với khách hàng của mình, đồng thời thông báo cho Công ty khi có sự điều chỉnh gấp Một số trường hợp do lỗi của khách hàng không bổ sung chứng từ cho Công ty kịp thời thì phải chịu trách nhiệm về các khoản chi phí điều chỉnh
Bước 2: Thông báo cho người gửi hàng để phối hợp đóng hàng
- Công ty cần theo dõi sát sao quá trình nhà xuất khẩu ở nước ngoài đóng hàng
và giao hàng như thời gian đóng gói hàng, chi phí, vận chuyển trong bao lâu… Việc theo dõi này có thể thực hiện thông qua các trang web mà hai bên thống nhất với nhau hoặc liên lạc trực tiếp bằng điện thoại, email và các hình thức khác Đồng thời cần phải sắp xếp phương tiện vận tải và bố trí hàng hóa phù hợp để đảm bảo hàng hóa được bảo vệ trong quá trình vận chuyển Đồng thời, đơn vị phải đảm bảo các sản phẩm được xếp đúng cách và giữa chúng không xảy ra va chạm trong quá trình di chuyển
Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ
Thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa
Vận chuyển hàng
về khoQuyết toán và
lưu trữ hồ sơ
Trang 31Bước 3: Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ
- Khi nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ về Việt Nam, Công ty cần chú ý các thông tin bao gồm: thông tin về hãng vận tải, lịch trình theo dõi hàng hóa, số lượng chuyến/thời gian/lịch trình cụ thể; vận chuyển bao lâu, giao hàng khi nào; thời gian vận chuyển; có hư hỏng, phát sinh gì không,… Không những thế trong quá trình lô hàng được vận chuyển về Việt nam, nhân viên giao nhận phải thường xuyên giữ liên lạc với chủ phương tiện vận tải để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh
Bước 4: Thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa
- Thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa thông thường bao gồm 5 bước cơ bản sau:
1 Khai thông tin nhập khẩu (Import Declaration – IDA): Bạn cần điền thông tin đầy đủ và chính xác trong tờ khai nhập khẩu
2 Đăng ký tờ khai nhập khẩu (Import Declaration Customs – IDC): Gửi tờ khai nhập khẩu đã điền đầy đủ thông tin đến cơ quan hải quan
3 Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra các thông tin trong tờ khai và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi nếu cần
4 Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Sau khi tờ khai được đăng ký, cơ quan hải quan sẽ tiến hành phân luồng, kiểm tra và thông quan hàng hóa Có ba luồng phân loại là xanh, vàng và đỏ tùy thuộc vào mức độ kiểm tra
5 Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan: Nếu có sai sót hoặc cần bổ sung thông tin trong quá trình kiểm tra và thông quan, bạn cần cung cấp các thông tin yêu cầu để hoàn tất thủ tục hải quan
- Trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ và giấy tờ liên quan, như hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch thực vật, certificate of analysis, health certificate, certificate of free sale, công bố chất lượng và giấy đăng ký kiểm tra chất lượng Điều này đảm bảo bạn thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa một cách chính xác và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cơ quan hải quan
Bước 5: Giao hàng và hoàn tất thủ tục vận chuyển
- Đơn vị vận chuyển phải giao hàng hóa đến địa điểm nhận hàng được chỉ định bởi khách hàng Sau khi giao hàng, đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành hoàn tất các thủ tục vận chuyển và hóa đơn thanh toán cho khách hàng
Trang 32Bước 6: Quyết toán và lưu trữ hồ sơ
- Sau khi thủ tục thông quan được hoàn thành xong và hàng hóa đã được chuyển về kho cho khách hàng xong thì người giao nhận phải: Kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, và trao trả chứng từ lại cho khách hàng; đồng thời sao lưu giữ lại cho Công ty một bản Kèm theo đó là quyết toán các khoản chi phí mà Công ty đã trả hộ cho khách hàng
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
1.4.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.4.1.1 Cơ sở vật chất và kỹ thuật
Cơ sở vật chất trang thiết bị của một công ty giao nhận bao gồm: văn phòng, các thiết bị dùng trong văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hóa
- Đầu tiên là môi trường, văn phòng làm việc của công ty Công ty có nhiều chi nhánh trên khắp cả nước không, các chi nhánh của công ty có gần các cảng, các kho ngoại quan, ICD hay không, nó ảnh hưởng đến thời gian nhanh chậm từ công ty đến hiện trường Văn phòng càng xa thì càng tốn kém cho việc di chuyển, thực hiện quy trình giao nhận khó khăn hơn và ngược lại
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp có kho hàng riêng hay không nhằm phục vụ cho việc tập kết hàng hóa, đóng hàng vào container, di chuyển hàng về kho của khách, Nếu công ty giao nhận có kho riêng thì sẽ giúp công ty giảm rất nhiều chi phí cho việc đóng hàng, lưu kho,… Trường hợp doanh nghiệp phải thuê kho bãi hoặc tập kết hàng tại cho của các hãng tàu thì tốn rất nhiều chi phí cho việc vận chuyển này
- Việc giao nhận hàng hóa không chỉ dừng lại ở việc nhận hàng hóa tại cảng, tại cửa khẩu mà còn đem hàng đến kho của khách (door to door) Vì thế, các công ty
có xe đầu kéo, xe chở hàng riêng thì việc giao nhận hàng hóa sẽ trở nên linh động và nhanh chóng hơn Đồng thời, tiết kiệm được chi phí thuê xe mà không cần phụ thuộc vào bên thứ ba
- Cuối cùng, điện thoại nội bộ doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không kém Điện thoại là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng Quan trọng hơn là sự liên lạc giữa
bộ phận chứng từ với nhân viên giao nhận hiện trường tại cảng,… Mạng điện thoại trong doanh nghiệp có vấn đề sẽ kéo theo sự tăng chi phí do phải sử dụng điện thoại
di động thay thế, khách hàng không liên lạc được,…
Trang 331.4.1.2 Tiềm lực tài chính
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng là tiêu chí để đánh giá quy mô của doanh nghiệp, có thể là: vốn từ các nguồn huy động được, vốn của chủ sở hữu hay vốn đầu tư… Nguồn tài chính không bao gồm các tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp mà có thể bao gồm các khoản thu nhập trong tương lai và những khoản vay mượn
Nguồn vốn kinh doanh của công ty giao nhận ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao nhận của công ty Nhân viên giao nhận thường phải ứng trước tiền của công
ty để thực hiện việc làm hàng, thông quan, lấy B/L, đóng phạt cho hải quan,… trước khi thu tiền khách hàng Chỉ khi nào quy trình kết thúc thì công ty mới làm công nợ
để thu tiền của khách hàng Nếu công ty giao nhận có nguồn tài chính hạn hẹp thì khả năng thực hiện nhiều đơn hàng cùng một lúc sẽ rất khó khăn và có thể thiếu hụt về vốn Ngược lại, nếu công ty có nguồn vốn dồi dào và khả năng thanh khoản cao thì tình trạng thiếu vốn là hiếm khi xảy ra
1.4.1.3 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong các công ty giao nhận vận tải chủ yếu là đội ngũ nhân viên chứng từ, nhân viên kinh doanh, nhân viên giao nhận hàng hóa,… Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ tiên tiến, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải thành thạo các nghiệp vụ, am hiểu chuyên sâu về nghiệp vụ của mình, thao tác sử dụng trên máy tính, khả năng ngoại ngữ, xử lí tình huống nhanh chóng, chính xác Các kỹ năng đó sẽ hỗ trợ công việc được nhanh chóng, chính xác hơn, giảm thời gian vận chuyển, tăng khả năng xử lí các tình huống bất ngờ
Đối với công ty logistics, nhân viên kinh doanh làm việc càng hiệu quả, khả năng thuyết phục khách hàng cao thì sẽ kiếm được nhiều khách hàng và đơn hàng mới cho doanh nghiệp cũng như duy trì các mối quan hệ cũ Bên cạnh đó, bộ phận chứng từ và giao nhận cần làm việc cẩn thận, linh hoạt trong từng tình huống và các loại hàng hóa khác nhau sẽ giúp giảm được chi phí hải quan Đồng thời nâng cao hiệu quả cạnh tranh đối với những công ty khác Ngược lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giao nhận của công ty
Trang 341.4.2 Các nhân tố vi mô
1.4.2.1 Khách hàng
Brewton (2009) trong nghiên cứu của mình về “Lợi ích của việc thu hút và duy trì khách hàng có giá trị” đã cho thấy rằng chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới luôn cao hơn chi phí để giữ chân một khách hàng cũ khoảng 5 đến 15 lần Theo nguyên tắc 80-20 (pareto), 80% doanh thu hay lợi nhuận của doanh nghiệp thường
do 20% số khách hàng thường xuyên tạo ra Nếu giữ chân được thêm khoảng 5% số lượng khách hàng ở lại 19 với công ty thì công ty có thể gia tăng được thêm 25% đến 100% lợi nhuận tùy ngành, tùy lĩnh vực kinh doanh Qua đó, cho thấy yếu tố khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nói riêng
Khách hàng trong dịch vụ vận tải thường phân thành hai loại: đó là khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng:
- Khách hàng hiện tại: là những khách hàng đang có nhu cầu bận chuyển bao gồm: các địa lý tàu biển, các công ty, khách hàng, các đối tác thân thuộc
- Khách hàng tiềm năng: đây là những khách hàng chưa có nhu cầu vận chuyển trong hiện tại nhưng trong tương lai có thể trở thành một khách hàng lớn đối với công
ty, cũng có thể là các công ty là khách hàng hiện tại của các công ty logistics đối thủ chưa được khai thác một cách triệt để
1.4.2.2 Đối thủ cạnh tranh
Theo Đặng Đình Đào (2012), vấn đề đối thủ cạnh tranh là một yếu tố ảnh hưởng cực kì mạnh mẽ tới sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics nói riêng do dịch vụ này liên quan tới nhiều bên (nhà cung cấp vận tải: hàng không, tàu thủy ; hải quan các nước; )
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp khác có mục đích phục vụ khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và do đó de dọa trực tiếp đến thị phần nghiệp Theo Poeter (1985, tr.), đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Trang 35- Trong đó đối thủ cạnh tranh hiện hữu là các doanh đang hoạt động chung lĩnh vực với doanh nghiệp với bề dày phát triển, tiềm lực và khách hàng sẵn có đã tạo nên
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ, chọn cách thức kinh doanh để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn đối thủ Phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp cho doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ, cơ hội và thách thức,
từ đó hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và ổn định trong tương lai Trong kinh doanh quốc
tế, đối thủ cạnh tranh càng nhiều, mức độ tranh càng quyết liệt hơn, do đó khả năng thâm nhập thị trường càng khó khăn và thi phần của doanh nghiệp càng có nguy cơ
bị thu hẹp
1.4.2.3 Nhà cung cấp
Trong thị trường thương mại hiện đại, có rất nhiều nhà cung cấp tham gia vào chuỗi cung ứng Nhà cung cấp tốt là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Để lựa chọn được nhà cung cấp tốt trước hết doanh nghiệp cần nắm được những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp Lima Junior et al (Lima, Osiro, & Carpinetti, 2014) đã xem xét các bài báo về tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp Họ liệt kê các tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất cho sự lựa chọn nhà cung cấp như sau: khả năng kỹ thuật, chất lượng, phản ứng để thay đổi, chi phí/giá, tình hình tài chính, danh tiếng, dễ giao tiếp, thời gian giao hàng, mối quan hệ, hiệu suất sản phẩm, bảo hành sau khi bán và vị trí địa lý Việc lựa chọn nhà cung cấp và quá trình đánh giá được coi là một trong những thành phần quan trọng nhất trong quản lý chuỗi cung ứng
1.4.2.4 Sản phẩm thay thế
Đó là các phương thức vận tải khác như: tàu lửa, xà lan, tàu hàng rời… có những thiết kế mới trong tương lao với tính vượt trội và có những ưu điểm giống như
Trang 36dịch vụ vận tải container cũng sẽ trở thành những đối thủ mạnh trong tương lai thay thế dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ
1.4.3 Các nhân tố vĩ mô
1.4.3.1 Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế chủ yếu bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu chi tiêu, sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách nhà nước Môi trường kinh tế thuận lợi
sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ trở lên thuận lợi, đạt doanh thu cao và ổn định trong khoảng thời gian dài ngược lại khi môi trường kinh tế có nhiều biến động và khó khăn đặc biệt là các vấn đề về khủng hoảng kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường logistics
1.4.3.2 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, sông biển… đều gây ảnh hưởng lớn và lâu dài đến quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hoá Ngoài
ra, quá trình chuyên chở đường bộ cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho hàng hóa hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường,… Việc vận chuyển đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe… và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
- Cơ sở hạ tầng: chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ như chiều rộng, độ bằng phẳng, độ an toàn của các tuyến đường cũng như khả năng chịu tải trọng của đường chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận tải của nền kinh tế Theo nghiên cứu của Annika
Knutsson (2008), The Future Development of Transportation Costs – A Study for
Volvo Logistics đã đánh giá cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi
phí vận tải Hệ thống đường bộ kém chất lượng ảnh hưởng đến thời gian di chuyển
và gây tiêu hao nhiên liệu vận hành máy móc
- Chi phí nhiên liệu: Annika Knutsson (2008), The Future Development of
Transportation Costs – A Study for Volvo Logistics: giá nhiên liệu có mối quan hệ
chặt chẽ và là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến chi phí vận chuyển Theo nghiên cứu,
ở Châu Âu, 40 – 50% chi phí vận tải hàng hóa đường bộ là bởi chi phí nhiên liệu
Trang 37Theo Gerard De Jong và công sự (2010), Price sensitivity of European road freight
transport – Towards a better understanding of of existing results A report for Transport & Environment, thay đổi về giá nhiên liệu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
số nhiên liệu tiêu thụ, số quãng đường xe đi và số tấn hàng xe chở
- Thời gian phải dừng xe để kiểm tra: “Sự chẫm trễ tại Beit Bridge và Chirindu tiêu tốn đến 3,5 triệu đô la Mỹ mỗi năm chỉ tính riêng các Công ty vận tải hàng hóa đường bộ, tương đương với khoảng 25 phần trăm phụ thu đối với chi phí vận chuyển dọc theo hành lang… Nếu tất cả những sự chậm trễ (tại cảng, biên giới) có thể giảm
đi đáng kể kể thì quãng đường đi xe hàng năm sẽ được cải thiện và giảm ít nhất 30000km đọc theo hành lang Bắc – Nam, trong đó sẽ giúp giảm chi phí vận hàng và
giá cả.” (Gael R., & Supee T., 2009 Transport Prices and Costs in Africa: A Review
of the International Corridors, World Bank Publications.) “Thủ tục bắt buộc thi hành
dọc đường đi và tại các điểm kiểm tra có thể trì hoãn việc vận chuyển của các xe tải
và áp đặt các khoản thanh toán không chính thức cao.” (World Bank, 2011, Measuring
Road Transport Performance)
- Vấn đề tội phạm và an toàn: World Bank, 2011, Measuring Road Transpost
Performance, “việc khai thác vận tải hàng hóa đường bộ dễ bị cướp và trộm cắp ở
nhiều nước” như vậy sẽ làm phát sinh các khoản chi phí vận chuyển đường bộ
1.4.3.3 Môi trường khoa học công nghệ
Vòng đời của các sản phẩm công nghệ bị rút ngắn do sự bùng nổ của khoa học công nghệ Hàng hoạt sản phẩm mới được tạo ra có tính năng và chất lượng vượt trội nhờ vào việc công nghệ liên tục đổi mới, nhưng đồng thời có thể làm giảm giá trị những sản phẩm truyền thống chỉ sau một đêm
Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của doanh nghiệp cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi những nhân tố về khoa học công nghệ trong vận tải, đòi hỏi việc liên tục đổi mới và cải tiến quy trình của các doanh nghiệp Đối với ngành logistics, khoa học công nghệ chính là trình độ khoa học công nghệ của các trang thiết bị bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa như: cầu đỡ container từ tàu vào bãi, xe nâng
hạ container, xe chuyên dụng đóng rút hàng hóa từ tàu vào bãi, tàu, xà lan, xe tải để vận chuyển hàng hóa… và các phần mềm công nghệ thông tin để quản lý, theo dõi tình trạng thiết bị vận chuyển Để không bị rơi vào trạng thái bị động trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay thì các doanh nghiệp cần nhạy bén nắm bắt thị trường
Trang 381.4.3.4 Môi trường chính trị - pháp luật
Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia phát triển mà còn là một yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường bộ Đây cũng là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở
Nếu các quốc gia này dành cho nhau những ưu đãi để thúc đẩy mối quan hệ
và thị trường dịch vụ giao nhận hàng hóa của các công ty giao nhận sẽ phát triển cả
về quy mô và chất lượng Nếu quan hệ chính trị của hai quốc gia hoặc khu vực không được tốt thì nó sẽ cản trở hoạt động buôn bán và thị trường dịch vụ giao nhận vận tải cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển
1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường bộ
Sản phẩm của dịch vụ vận tải hàng hóa là “hàng hóa đặc biệt”, sản phẩm này
có giá trị và giá trị sử dụng Giá trị của sản phẩm dịch vụ vận tải hàng hóa là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hóa đó Giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ vận tải hàng hóa là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng hóa Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tảia hàng hóa có những đặc điểm khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm hoàn thành và quá trình tiêu thụ sản phẩm Dịch vụ vận tải hàng hóa được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu:
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển (Q): là khối lượng hàng hóa được vận chuyển bởi các đơn vị có hoạt động kinh doanh vận tải, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng thực
tế của hàng hóa vận chuyển (kể cả bao bì hàng hóa) Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ được tính sau khi quá trình vận chuyển kết thúc, hàng hóa đã được vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng và các bên làm xong thủ tục giao nhận hàng hóa
- Lượng luân chuyển (P):
Trang 39+ Lượng luân chuyển hàng hóa (đơn vị tính là TKm) phản ánh bằng lượng hàng hóa vận chuyển trên một khoảng cách nhất định Chỉ tiêu này được tính bằng cách tính như sau: P = Q.Lpq
+ Trong đó: Lbq là cự ly vận chuyển bình quân
1.5.1 Chỉ tiêu nhanh chóng, kịp thời
Thời gian vận chuyển là tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ địa điểm giao nhận hàng đến địa điểm khách hàng yêu cầu (door to door), được xác định:
DCi kt
L t
- T VC: thời gian vận chuyển hàng từ điểm giao nhận hàng đến điểm giao trả hàng hóa Thời gian vận chuyển hàng hóa này được thống nhất và quy định trong hợp đồng giữa người bán/ người mua và công ty FWD
- T DC: là thời gian phương tiện di chuyển theo cách thức tổ chức vận tải của lô hàng, thời gian này có thể là tổng của thời gian dịch chuyển của các phương thức vận chuyển i (tDci)
- L i: khoảng cách vận tải của phương thức vận tải i (Km)
- V kt: tốc độ khai thác bình quân trên tuyến của phương thức vận tải i (km/ giờ (ngày))
- T XD: thời gian xếp dỡ hàng hóa lên xuống phương tiện vận tải, phụ thuộc vào
số các phương thức vận tải được tổ chức để vận chuyển lô hàng, thời gian xếp dỡ sẽ
là tổng của thời gian xếp dỡ tại các điểm giao nhận và giao trả hàng j (txdi)
- T K: thời gian không thực hiện vận chuyển hàng hóa do thời tiết, khí hậu,… không thuận lợi; sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải và các đầu mối thu gom, giao trả và xếp dỡ hàng hóa không liên tục; trục trặc trong khâu tổ chức vận chuyển hoặc xếp dỡ; thực hiện kiểm tra đối với lô hàng (do yêu cầu của công tác quản
lý nhà nước) …
Trang 40=> Với công thức trên cho thấy, để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, thời gian vận chuyển hàng hóa phải nhỏ nhất, do đó từng thành phần thời gian thấp nhất
có thể, đặc biệt thời gian không thực hiện việc vận chuyển hàng hóa
1.5.2 Chỉ tiêu đảm bảo an toàn
Độ an toàn hàng hóa là khả năng đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến nơi một cách nguyên vẹn và đầy đủ Như là: tỷ lệ hàng hóa hư hỏng trong quá trình vận chuyển, tỷ lệ hàng hóa bị khiếu nại, ỷ lệ hàng hóa bị trả về Một nhà cung cấp dịch
vụ uy tín cần đảm bảo được yếu tố an toàn đơn hàng cho khách hàng, chính vì vậy cần có những hợp đồng bảo hiểm rủi ro hàng hóa với những điều khoản chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng trong trường hợp hàng hóa bị thiệt hại trên đường vận chuyển, trừ trường hợp do yếu tố khách quan như thiên tai, chiến tranh,…
Hàng hóa giao nhận và vận chuyển rất đa dạng và phong phú, đặc biệt các lô hàng dễ bị tổn thất như: hàng dễ vỡ, hàng nguy hiểm (hóa chất), hàng khó bảo quản,
dễ ẩm mốc,… Chính vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ cần có các hình thức, phương thức vận chuyển phù hợp để mức tổn thất về hàng hóa là thấp nhất Đây cũng là một tiêu chí lựa chọn ưu tiên của khách hàng
Tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển
*100
VH VH
GN
H T
GN
H T
H
Trong đó:
- T VH: tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong khi vận chuyển
- H VH: khối lượng hàng hóa bị hư hỏng trong khi vận chuyển
- H GN: khối lượng hàng hóa giao nhận
- T VM: tỷ lệ hàng hóa bị mất mát trong khi vận chuyển
- H VN: khối lượng hàng hóa bị mất mát trong khi vận chuyển
1.5.3 Chỉ tiêu độ tin cậy về thời gian
Được thể hiện qua tính chính xác về thời gian giao nhận đơn hàng và chất lượng dịch vụ chuyên chở hàng hóa Các yếu tố tác động đến độ tin cậy về thời gian là: thời tiết, tình trạng giao thông, số lần dừng trên tuyến, thời gian tập hợp và giao