BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Một số tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển
Dịch vụ vận tải, hay bất kì ngành dịch vụ nào khác nói chung đều có những thước đo, tiêu chí riêng để đánh giá về chất lượng Thông qua những đánh giá này, khách hàng có thể dễ dàng biết được doanh nghiệp đó có uy tín, chuyên nghiệp hay không Còn doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để đề ra kế hoạch phù hợp cho tương lai
Chất lượng dịch vụ là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Khi doanh nghiệp đạt được mức độ chất lượng dịch vụ cao sẽ giúp nâng cao được sự trung thành của khách hàng từ đó vị thế của doanh nghiệp trên thị trường sẽ ngày càng tăng
Chất lượng dịch vụ của một công ty giao nhận sẽ thực hiện đánh giá qua các tiêu chí sau:
Chi phí giao nhận là toàn bộ các chi phí của các dịch vụ đóng gói, bốc xếp, lưu kho, làm thủ tục gửi hàng, dỡ hàng, giao hàng cho người nhận,… Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá lựa chọn nhà vận tải của khách hàng Một doanh nghiệp giao nhận có chi phí cạnh tranh trên thị trường sẽ thu hút được rất nhiều
11 khách hàng mới và giữ chân được khách hàng cũ Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu chi phí cạnh tranh phải đi kèm với chất lượng dịch vụ ổn định
Ngoài ra chi phí vận tải phải công khai minh bạch cho khách hàng, nó thể hiện ở đơn giá và công thức tính và các khoản phí liên quan khi thông báo cho khách hàng
Thể hiện trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ Phong cách và thái độ khi phục vụ khách hàng của nhân viên Nhân viên có niềm nở thân thiện và sẵn sàng phục vụ khi khách hàng có thắc mắc, đặc biệt là giải quyết nhanh các khiếu nại mỗi khi khách hàng có yêu cầu Năng lực phục vụ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp giữ chân được khách hàng cũ và tạo ra được nhiều khách hàng trung thành Đối với ngành dịch vụ, khách hàng thường sẽ dựa vào độ tin cậy như thông tin truyền miệng hoặc trải nghiệm đã có của bản thân để đưa ra quyết định có sử dụng dịch vụ hay không Do đó, các doanh nghiệp giao nhận cần chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời khi sửa dụng dịch vụ
Khả năng đáp ứng là sự cung cấp cho khách hàng những gì mà họ muốn, đúng lúc họ cần nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng Khi một khách hàng cần cung cấp thông tin nào đó thì nhân viên có sẵn sàng để cung cấp cho họ 24/7, khi khách hàng mong muốn sử dụng thêm dịch vụ trong mùa cao điểm thì công ty có thể đáp ứng cho khách hàng? Doanh nghiệp giao nhận càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì càng có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường và càng có nhiều hơn khách hàng trung thành
1.2.4 Cơ sở hạ tầng Đây là yếu tố mà khách hàng có thể nhìn thấy, quan sát được trong thực tế ở nhà cung cấp dịch vụ Nó bao gồm các tài sản hữu hình như phương tiện kĩ thuật, các máy móc thiết bị và hệ thống phần mềm của doanh nghiệp Dựa vào đây, khách hàng phần nào đã đánh giá được quy mô và năng lực phục vụ của doanh nghiệp Cơ sở vật chất có đầy đủ, hiện đại, chất lượng thì mới đảm bảo việc cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất
Là khả năng cung cấp dịch vụ như đã hứa một cách đáng tin cậy và chính xác Đó là việc giữ đúng lời hứa về những thông tin khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng như giá cả, chất lượng dịch vụ, vì đây là tiêu chí có ảnh hưởng cao nhất tới cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ [10]
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK
Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Logistics Vinalink
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Logistics Vinalink thành lập ngày 01/09/1999 theo Quyết định số 0776/1999/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ thương mại Trước đây, Vinalink là một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước Vinatrans, sau đó được cổ phần hoá và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phẩn Đến ngày 22/05/2014 đổi tên thành Công ty cổ phần Logistics Vinalink
Thông tin chung về công ty:
Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK
Tên viết tắt của công ty: VINALINK
Hình 2.1 Logo của Công ty cổ phần Logistics Vinalink
Trụ sở chính: 226/2 Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Người đại diện pháp luật: Nguyễn Nam Tiến – Tổng Giám Đốc
Vốn điều lệ ban đầu: 8 000 000 000 VNĐ
Ngày bắt đầu hoạt động: 01/09/1999
Sứ mệnh và phương châm hoạt động:
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vận tải như hiện nay, Vinalink luôn tổ chức và thực hiện các hoạt động của mình trên cơ sở các bên cùng có lợi Bằng việc kinh doanh của mình, Vinalink muốn là người tổ chức và thực hiện việc kết nối những lợi ích của các bên tham gia thông qua việc kết nối nội bộ, với khách hàng và các đối tác của mình
VINALINK – CÙNG KẾT NỐI, CÙNG THÀNH CÔNG
CHUYÊN NGHIỆP - TẬN TÂM - TIN CẬY - HIỆU QUẢ
Công ty cổ phần Logistics Vinalink được thành lập năm 1999 Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, công ty luôn cố gắng thiết lập chặt các mối quan hệ bền lâu đối với các khách hàng mới, cũng như các khách hàng lâu năm Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng xây dựng đoàn kết nội bộ, uy tín đối với khách hàng, công ty luôn tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết và tài năng, luôn mở rộng lĩnh vực phạm vi hoạt động, với đội ngũ quản lý được đào tạo chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải Từ những yếu tố trên công ty đã tạo được sự tin tưởng tuyệt đối cho nhiều đối tác trong và ngoài nước và đặc biệt là những đối tác khó tính như: Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Italia, Hà Lan, Mỹ,
Tháng 9/2004 : Công ty được Chủ tịch nước trao tặng huân chương Lao động hạng ba về những thành tích đã đạt được trong 5 năm kể từ khi thành lập (1999-2003)
Ngày 31/10/2009 Công ty vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước về những thành tích xuất sắc trong 10 năm 1999 – 2009 Đến nay, nhờ sự cố gắng và nỗ lực của ban lãnh đạo cùng với toàn thể cán bộ còn nhân viên, Công Ty Cổ Phần Logistics Vinalink đã có những bước chuyển biến đáng kể Các dịch vụ của Vinalink đã đang và không ngừng phát triển để có thể mang đến cho khách hàng
15 những dịch vụ tốt nhất Là một công ty giao nhận, Vinalink luôn chú trọng đến chi phí thời gian và cả sự an toàn của hàng hoá, từ đó đề ra các giải pháp để ngày càng hoàn thiện dịch vụ nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường
Về giao nhận, Vinalink cung cấp đa dạng các dịch vụ tuỳ theo nhu cầu của khách hàng (airport-airport, door-airport, airport-door, door-door):
Dịch vụ gom hàng hàng không
Dịch vụ hàng xuất nhập trọn gói từ khi nhận hàng đến khi giao hàng cho khách hàng như: nhận hàng, đóng gói, vận chuyển, thực hiện các thủ tục hải quan,…
Dịch vụ hỗ trợ: Thay mặt khách hàng thực hiện các dịch vụ như thông quan hàng hoá, mua bảo hiểm, hay cung cấp các giấy tờ cần thiết khác cho việc xuất nhâp khẩu hàng hoá
Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gửi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại (hàng nguyên container FCL, hàng lẻ LCL) Các thị trường mạnh bao gồm: USA, EUs, JAPAN, ASIA
Dịch vụ giao nhận hàng tận nhà (door to door)
Dich vụ hàng lẻ (LCL) Vinaconsol
Dịch vụ vận tải đa phương thức Để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng, bên cạnh phương thức vận chuyển truyền thống, Vinalink còn cung cấp dịch vụ vận chuyển đa phương thức bằng việc kết hợp linh hoạt giữa các phương thức vận chuyển như : đường biển-đường hàng không, đường bộ - biển,… hoặc trung chuyển qua Singapore và Dubai, giúp khách có được những dịch vụ hiệu quả nhất với mức chi phí phải chăng
Dịch vụ Logistics cho hàng xuất nhập khẩu
Dịch vụ hàng quá cảnh: Hàng quá cảnh Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và các nước trong khu vực
Dich vụ phân phối hàng hóa thiết bi xuất nhập khẩu và nội địa [3]
Dich vụ Kho và Bãi container
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ phần Logistics Vinalink, cho ta thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng với nhau Đứng đầu là tổng giám đốc, người đưa ra quyết định, chỉ đạo gián tiếp cho các phòng ban thông qua phó giám đốc Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các phộ phận của công ty dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc thông qua các trưởng phòng Các trưởng phòng có trách nhiệm quản lý phòng của mình thông qua sự chỉ đạo của phó giám đốc
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
17 Đứng đầu là ông Nguyễn Nam Tiến – Tổng giám đốc công ty Vinalink là người đứng đầu và trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty
Giám đốc cũng là người đứng ra ký kết các hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư Là người đưa ra các phương án kinh doanh cho công ty trong thời gian trung hạn và dài hạn, có quyền đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty
Bên cạnh đó thì Giám đốc công ty còn lãnh đạo, quản lý nhân viên các phòng ban gián tiếp thông qua phó giám đốc
Tổ chức, kiểm tra toàn bộ bộ máy hoạt động ngày càng hoàn chỉnh, phù hợp với tình hình thực tiễn đáp ứng với nhu cầu Công ty
Chủ động tìm kiếm, giao dịch với khách hàng về các vấn đề nghiệp vụ như giá cước, sự biến động trong quá trình giao nhận hàng, tổ chức tiếp thị, tìm đối tác kinh doanh cho công ty
Phối hợp các phòng ban khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Tiếp xúc đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước để ký hợp đồng Nghiên cứu mở rộng thị trường, liên hệ, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược thích hợp
Tham khảo thị trường để có những chính sách khai thác giá cả hợp lý so với các đối thủ Đảm trách thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị kinh tế khác
Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020-2021
Bảng 2.6 Bảng đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2020-2021
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5 Doanh thu hoạt động tài chính
7 Chi phí quản lí doanh nghiệp
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
12 Chi phí thuế TNDN hiện hành
14 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2,197 4,110 1,913 187.07
Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn năm 2020- 2021 cho thấy rằng:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 đạt 1,464,037,245,332 VNĐ, tăng 270,942,302,146 VNĐ so với năm 2020 tương ứng với lượng tăng là 22.71 % Doanh thu tăng là do công ty đang mở rộng thị trường Với chiến lược kinh doanh hợp lý, đã giúp công ty tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý tốt các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc và các vấn đề khác nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn Các mục tiêu tổng thể là tìm kiếm, thu hút, giành niềm tin khách hàng mới, duy trì những đối tác đã có, thu hút them khách hàng mới Chính vì thế công ty ngày càng nhận được nhiều hợp đồng làm ăn lâu dài và lòng tin từ phía khách hàng
Doanh thu thuần năm 2021 đạt 1,464,037,245,332 VNĐ, tăng 270,942,302,146 VNĐ so với năm 2020 tương ứng với lượng tăng là 22.71% Năm 2021, tuy nền kinh tế có sự biến động do đại dịch Covid, nhưng với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, công ty đã tận dụng được cơ hội và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới Điều này làm cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, uy tín trong ngành ngày một nâng cao
Giá vốn hàng bán năm 2021 là 1,407,139,411,319 VNĐ, tăng 251,476,881,862 VNĐ so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 21.76% Sỡ dĩ có sự thay đổi này là do giá cước đường biển năm 2021 có sự biến động mạnh, cụ thể giá cước vận tải biển cao Điều này làm công ty phải bỏ ra nhiều chi phí hơn khi thực hiện dịch vụ của mình
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 đạt 56,897,834,013 VNĐ, tăng 19,465,420,284 VNĐ so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 52% Lợi nhuận gộp tăng thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty, tuy giá vốn hàng bán năm 2020 tăng nhiều so với năm 2021 nhưng doanh thu công ty đạt được cao hơn
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 đạt 11,671,781,260 VNĐ, tăng 12.93% so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 1,336,367,570 VNĐ Sở dĩ có sự thay đổi này là do sự tăng của lãi tiền gửi ngân hàng và lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái Điều này làm tăng uy tín của công ty, giúp cho các hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi hơn
Chi phí tài chính năm 2021 là 2,642,688,865 VNĐ, giảm 30.11% so với năm 2020, tương ứng với lượng giảm là 1,138,435,829 VNĐ Sở dĩ có lượng giảm này là do tiền lãi từ các chi phí vay và chi phí trả chậm giảm Doanh thu tăng, nhưng chi phí tài chính lại giảm, điều này cho thấy tiềm lực kinh tế của Vinalink đang ngày một tăng, tạo được uy tín trong lòng khách hàng
Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2021 là 19,063,053,615 VNĐ, tăng 3.57% so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 656,857,352 VNĐ Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng chủ yếu là do sự tăng của số lượng nhân viên làm chi phí lương thưởng và các khoản phúc lợi tăng theo Tuy nhiên, chi phí này rất hợp lí, đã giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2021 đạt 46,863,872,793 VNĐ so với năm 2020, tăng 83.2% tương ứng với lượng tăng là 21,283,366,331 VNĐ Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Có thể thấy, mặc dù năm
2021 khá nhiều biến động nhưng công ty đã vượt qua và và đạt được kết quả tốt
Thu nhập khác của công ty năm 2021 có sự giảm mạnh Cụ thể giảm 95.61% so với năm 2020, tương ứng với lượng giảm là 202,354,270 VNĐ
Chi phí khác của công ty năm 2021 không phát sinh, cùng với sự giảm của thu nhập khác làm cho lợi nhuận khác của công ty có sự giảm theo Cụ thể, năm 2021 lợi nhuận khác giảm 95.61% tương ứng với lượng giảm là 202,354,270 VNĐ Tuy nhiên, nó không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động của công ty
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2021 là 46,873,172,993 VNĐ, tăng 81.73% so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 21,081,012,061 VNĐ Công ty đã hoạt động rất hiệu quả trước sự biến động của thị trường năm 2021
Do doanh thu công ty năm 2021 tăng so với năm 2020 nên chi phí thuế TNDN hiện hành cũng tăng theo Cụ thể chi phí thuế TNDN hiện hành năm 2021 là 9,130,054,831 VNĐ, tăng 62.43% so với năm trước, tương ứng với lượng tăng là 3,509,300,665 VNĐ
Sau khi trừ đi phần chi phí thuế TNDN hiện hành thì lợi nhuận sau thuế là 37,743,118,162 VNĐ, tăng 87.11% so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 17,571,711,396 VNĐ
Lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2021 là 4,110 VNĐ, tăng 87.07% so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 1,913 VNĐ Sỡ dĩ lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng là do sự tăng lãi sau thuế của cổ đông
Nhìn chung, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Logistics Vinalink cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng đạt được một số thành công nhất đinh, trong đó công ty đã có một lượng khách hàng trung thành, tần suất sử dụng dịch vụ cao, khối lượng lớn, độ nhận biết của công ty so với đối thủ cạnh tranh trong ngành được nâng cao, với những giải pháp công ty vẫn đang hoạt động ổn định biểu hiện qua doanh thu tăng qua các năm Tuy nhiên trước tình hình kinh tế hiện nay cùng với mức độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt công ty cần nỗ lực và hoàn thiện quy trình kinh doanh hơn nữa, cũng như công tác quản lý để đem lại hiệu quả cao hơn.
Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần
2.3.1 Tình hình hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Logistics Vinalink
2.3.1.1 Doanh thu hàng nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh Vinalink tại thành phố
Bảng 2.7 Doanh thu hàng nhập khẩu của trụ sở tại Hồ Chí Minh năm 2021 Đơn vị tính: VNĐ
STT Quý Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch
Doanh thu hàng nhập khẩu từ dịch vụ đường biển năm 2021 là 183,357,002,816 VNĐ, tăng 111.7% so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 96,742,816,140 VNĐ Doanh thu hàng nhập khẩu tăng chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm giá cước vận chuyển quốc tế tăng cao, làm cho các chi phí dịch vụ Vinalink thu lại khách hàng tăng cao làm doanh thu tăng đáng kể cụ thể như sau
Trong năm 2021, doanh thu quý I đạt 45,839,250,704 VNĐ, tăng 23,781,917,561 VNĐ so với cùng kì năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 107.81 % Sỡ dĩ có sự tăng này là do đây là thời điểm sắm sửa cho tết Nguyên Đán của nước ta, nên nhu cầu nhập khẩu hàng lớn cùng với mức tăng giá cước vận chuyển từ năm 2020 vẫn chưa hạ nhiệt làm cho doanh thu quý này tăng theo
Trong quý II, doanh thu đạt 53,374,469,998 VNĐ tăng 33,534,077,188 VNĐ so với năm quý II năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 199.13 % Doanh thu trong quý III năm
2021 là 48,141,678,822 VNĐ, tăng 27,050,634,227 VNĐ so với cùng kì năm ngoái, tương ứng với lượng tăng là 128.26% Tỉ lệ tăng vượt trội về doanh thu chủ yếu là do cước phí vận tải tăng cao, cụ thể tăng từ 5 đến 7 lần so với năm 2020 Cùng với đó là sự đóng cửa thương
32 mại của nhiều nước do đại dịch Covid làm cho các dịch vụ vận tải đường biển trở nên khó khăn hơn, đẩy giá dịch vụ lên cao hơn
Trong quý IV, doanh thu đạt 39,001,603,293 VNĐ, tăng 12,376,187,141 VNĐ so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 46.48% Trong quý IV này, nước ta đã bắt đầu mở của trở lại, các hoạt động thương mại trên thế giới cũng dần ổn định Tuy nhiên mức tăng giá cước vẫn chưa hạ nhiệt làm cho chi phí vận tải đường biển vẫn còn cao giúp cho doanh thu quý IV tăng so với cùng kì năm trước
2.8.2.2 Sản lượng hàng nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh Vinalink tại thành phố
Bảng 2.8 Sản lượng hàng nhập khẩu bằng đường biển của trụ sở tại Hồ Chí
Minh năm 2021 Đơn vị tính: TEU
Khu vực Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch
Khối lượng hàng nhập từ Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm gần 50% trong năm 2020 và khoảng 44% trong năm 2021 Trong đó, năm 2021 lượng hàng nhập từ Trung Quốc đạt 846 TEU, tăng 66 TEU so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 8.46%
So với năm 2020, khối lượng hàng nhập từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều tăng đáng kể cụ thể Khối lượng hàng nhập từ Nhật Bản năm 2021 đạt 334
TEU, tăng 81 TEU so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 32.02% Số TEU nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2021 đạt 215 TEU, tăng so với năm 2020 là 76 TEU, tương ứng với lượng tăng là 54.67% Đối với Singapore, khối lượng hàng nhập khẩu từ nước này năm 2021 đạt 365 TEU, tăng 77 TEU so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 26.74% Đặc biệt, số lượng TEU nhập khẩu từ các khu vực khác đã có sự tăng đáng kể Cụ thể năm 2021 đạt 164 TEU, tăng 60 TEU so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 57.7% Các khu vực này chủ yếu là khu vực Châu Âu, số lượng TEU tăng chứng tỏ hoạt động xuất nhập khẩu của Vinalink đã, đang và ngày càng mở rộng
Nhìn chung, sản lượng hàng nhập khẩu bằng đường biển năm 2021 đạt 1924 TEU, tăng
360 TEU so với năm 2020, tương ứng với lượng tăng là 23,02 % Khối lượng hàng nhập tăng trong năm 2021 chủ yếu là do dịch covid, trong năm 2020, Trung Quốc đã phải đóng cửa và dừng việc giao thương với thế giới do sự lan rộng của đại dịch Covid-19 Và trong năm 2021, nước ta có nhu cầu nhập khẩu vật tư trang thiết bị y tế để phòng chống dịch tăng cao Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng hàng nhập khẩu của nước ta nói chung và của Vinalink nói riêng
2.3.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink
2.3.2.1 Quy trình giao nhận hàng hoá nguyên container nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Logistics Vinalink
STT Nội dung Bộ phận thực hiện Chứng từ
4 Bộ phận chứngg từ HBL
5 Bộ phận chứng từ AN
6 Bộ phận chứng từ DO
8 Bộ phận Logs Tờ khai, mã vạch
9 Bộ phận vận tải – giao nhận Biên bản bàn giao
Nhận thông tin từ khách hàng và báo giá
Nhận và kiểm tra chứng từ
Lấy E-DO và cược container
Khai báo hải quan điện từ
Làm thủ tục thông quan hàng hoá tại cảng
Nhận hàng và giao cho khách hàng
Quyết toán và lưu hồ sơ
Hình 2.5 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nguyên container nhập khẩu tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink
Quy trình giao nhận hàng hoá nguyên container nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink gồm 10 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận thông tin từ khách hàng và báo giá
Bộ phận kinh doanh tiếp nhận thông tin từ khách hàng về loại sản phẩm, cảng đi, cảng đến, có mua bảo hiểm hay không, thời gian ước tính hàng đến, loại tàu nào Từ đó, công ty có thể chọn ra phương thức vận tải phù hợp nhất, bảo hiểm loại nào tối ưu nhất đối với mặt hàng đó, cảng nào lúc đó có vào mùa cao điểm hay không để tư vấn cho khách hàng và tiến hành báo giá Hai bên khách hàng và doanh nghiệp thỏa thuận nếu khách hàng chấp nhận thuê dịch vụ của doanh nghiệp hai bên sẽ ký kết hợp đồng giao nhận Khách hàng gửi giấy giới thiệu và các thông tin liên quan để doanh nghiệp có thể đại diện cho khách hàng tiến hành làm thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng
Tùy thuộc vào từng loại hàng, từng vào phương thức vận chuyển đường biển hay đường hàng không, tùy tuyến vận chuyển ta sẽ liên hệ với nhà vận chuyển phù hợp để xin giá vận chuyển cho lô hàng Tốt nhất nên tập trung vào một số hãng cố định để được trở thành khách hàng quen thuộc để nhận được ưu đã về giá
Bước 2: Kí kết hợp đồng
Sau khi bên khách hàng chấp nhận giá cả và cách thức hoạt động dịch vụ thì nhân viên kinh doanh sẽ soạn thảo hợp đồng Hợp đồng là bằng chứng ràng buột pháp lý giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ Sau khi hợp đồng được soạn thảo xong sẽ gửi cho bên khách hàng xem xét có thiếu xót gì sẽ điều chỉnh bổ sung Sau khi cả hai bên đều thống nhất thì tiến hành ký kết
Về sau khi có phát sinh những thay đổi về những điều khoản của hợp đồng thì sẽ thực hiện thỏa thuận qua email Tuy nhiên sau đó vẫn được xác nhận bằng văn bản dưới hình thức phụ lục đi kèm hợp đồng để tránh những tranh chấp phát sinh không đáng có
Bước 3: Nhận và kiểm tra chứng từ
Sau khi đàm phán với đại lí của mình ở đầu xuất về chi phí, thời gian,… Gần đến ngày tàu chạy, đại lí sẽ gửi draft B/L (bao gồm MBL và HBL) để mình kiểm tra Cần phải kiểm tra thật kĩ các thông tin trên HBL như: tên consignee, tên hàng, các thông tin kiện, kí, khối… và các thông tin trên MBL phải khớp với HBL Sau khi kiểm tra xong thì phản hồi cho đại lí biết để chỉnh sửa những thông tin chưa đúng hoặc xác nhận B/L đúng Chú ý, cần phải phản hồi và chỉnh sửa B/L trước deadline sửa B/L để tránh phát sinh chi phí
Vào ngày tàu chạy, đại lí sẽ gửi Pre-alert Mình sẽ tiếp nhận chứng từ, lưu lại để thực hiện các bước tiếp theo
Trước ngày tàu cập (ETA) khoảng 2-3 ngày, hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến (Arrival Notice) Trên thông báo hàng đến này thể hiện các thông tin như trên MBL kèm theo thông tin về chi phí mình phải trả cho hãng tàu và thông tin để khai MNF
Khai Manifest là nhiệm vụ bắt để từ đó Hải Quan sẽ kiểm soát được thông tin hàng hóa, đối chiếu thông tin, từ đó làm căn cứ giao nhận hàng hóa cho người nhận hàng Khi các thông tin được khai sẽ trùng với thông tin khi người xuất khẩu gửi chi tiết bill cho hãng tàu thì hàng hóa đó sẽ được Hải quan thông qua và người nhận hàng đến lấy hàng Cần chú ý deadline khai MNF, nếu khai trễ hơn so với deadline của hãng tàu hoặc khai manifest chưa chính xác mà chưa kịp sửa trước deadline thì sẽ mất phí để bổ sung hoặc chỉnh manifest Để khai MNF, truy cập cổng thông tin một cửa quốc gia tại Link: https://vnsw.gov.vn, chọn mục Bộ Giao Thông Vận Tải Quản lí hồ sơ cấp phép Sau đó nhập mã hồ sơ mà hãng tàu cấp trong thông báo hàng đến sẽ hiện ra tàu mà mình sẽ khai Chọn khai điện tử vận đơn gom hàng và upload file MNF in ra từ hệ thống của công ty Sau khi khai xong nên kiểm tra lại các thông tin mình khai đã đúng chưa bằng cách chọn mục Bộ Giao Thông Vận tải Xem và in hồ sơ, sau đó nhập số HBL của mình và kiểm tra các thông tin trên đó Nếu có bất kì thông tin nào chưa chính xác thì vào mục Quản lí hồ sơ cấp phép để sửa lại
Hình 2.6 Cổng thông tin một cửa quốc gia
(Nguồn: Sinh viên tự chụp)
Bước 5: Gửi thông báo hàng đến cho khách hàng
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
Định hướng phát triển của công ty
3.1.1 Xu hướng phát triển chung của dịch vụ giao nhận hàng hoá trong tương lai
Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ giao nhận hàng hoá ở Việt Nam phát triển rất nhanh chóng Đặc biệt sau đại dịch Covid – 19, nền kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển, các hoạt động giao thương mở cửa trở lại là nguồn động lực lớn cho dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển
Song song với sự phát triển, chúng ta đang đối diện với một thực tế là các hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động vận tải đang là tác nhân chính gây ra các vấn đề như sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, tăng khí thải nhà kính… Ngày nay, cả thế giới đều đang hướng đến sự phát triển bền vững đó là xu hướng phát triển của Logistics xanh nhằm giảm thiểu khí thải Carbon, giảm tỉ trọng năng lượng không tái tạo như dầu mỏ, than đá để hạn chế ô nhiễm môi trường và tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên
Ngoài ra, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” ngày càng nở rộ đã mang lại lợi ích cho ngành kinh tế nói chung và dịch vụ giao nhận hàng hoá nói riêng Đó là việc áp dụng các công nghệ mã vạch (Bar code), nhận dạng vô tuyến tích hợp (RFID), hệ thống cảm biến, hay hệ thống định vị GPS,… vào hoạt động giao nhận hàng hoá Nhờ có “Công nghệ 4.0” mà các doanh nghiệp giao nhận rút ngắn được thời gian thực hiện đơn hàng, có thể cập nhật kịp thời các thông tin về hàng hoá bất kì lúc nào cho khách hàng Ngoài ra, nhờ có công nghệ thông tin, các thủ tục thông quan hàng hoá đã đơn giản đi rất nhiều [19]
3.1.2 Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Logistics Vinalink
Vinalink từ khi thành lập đến nay đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận hàng hoá, các dịch vụ ngày càng mở rộng cả trong nước và quốc tế Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp giao nhận xuất hiện ngày càng nhiều đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong
69 ngành Để có thể có được những bước tiến bền vững trong thời gian tới và sự ổn định lâu dài trong tương lai, ban lãnh đạo công ty đã đề ra những nhiệm vụ sau:
- Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, tổ chức kết hợp làm việc trực tiếp tại văn phòng và làm việc từ xa trong trường hợp có nhân viên mắc Covid nhằm bảo vệ được cán bộ nhân viên mà vẫn đảm bảo được công việc ổn định
- Tiếp tục triển khai các biện pháp để giữ ổn định và nâng cao hiệu quả dịch vụ như: tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý và nghiệp vụ Nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức kinh doanh tại chi nhánh Hồ Chí Minh, triển khai mở rộng các dịch vụ của Vinalink ra nước ngoài
- Về mặt kinh doanh, tiếp tục củng cố, giữ vững thị phẩn của các dịch vụ đường biển và đường hàng không quốc tế Chú trọng các dịch vụ Logistics của các dự án nhà máy lớn, dịch vụ vận chuyển và cung ứng nội địa Song song với việc giữ vững thị trường hiện có, cần đưa ra các biện pháp để mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, đặc biệt là dịch vụ giao nhận đường biển thông qua đó phát huy lợi thế, mở rộng thương hiệu doanh nghiệp
- Luôn đặt yêu cầu chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, bao gồm đảm bảo an toàn cho hàng hoá và sự hài lòng cho khách hàng Tiếp tục nâng cao công tác quản lý giao nhận vận tải, chuẩn hoá và cải thiện quy trình giao nhận hàng hoá cho phù hợp nhằm đơn giản hoá và tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng
- Hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty liên doanh
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink
Chất lượng dịch vụ được xem là yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và là yếu tố chính giúp tạo ra những khách hàng trung thành Nếu chất lượng không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá và thương hiệu của công ty trên thị trường Vì vậy, để có thể giữ chân được khách hàng, doanh nghiệp phải luôn tự cải tiến chính mình nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất Chỉ cần một trải nghiệm không tốt cũng có thể khiến khách hàng thân thiết trong nhiều năm ra đi Do đó,
70 từ những mặt còn hạn chế sau khi phân tích ở chương II, ta có một số giải pháp tương ứng như sau:
3.2.1 Giải pháp về chi phí
Như đã phân tích ở chương II, chi phí của Vinalink cao hơn so với đối thủ do các bên vận chuyển có sự thay đổi về cước vận chuyển và các phụ phí đi kèm, VNL vẫn chưa đàm phán được với bên vận chuyển, chi phí dịch vụ hải quan còn cao và các chi phí phát sinh liên quan đến hàng hoá còn nhiều Do đó, VNL đề xuất một số giải pháp sau nhằm cắt giảm chi phí:
Tiến hành đàm phán lại với các bên vận chuyển như hãng tàu, các đại lý mở container để có được một mức giá phù hợp và ổn định bởi vì Vinalink là khách hàng lớn và có lượng hàng nhập khẩu đều đặn và thường xuyên trong cả năm Ngoài ra, VNL còn cần phải đàm phán với khách hàng về việc trả container rỗng để tránh phát sinh thêm chi phí
Xem xét lại quy trình làm thủ tục hải quan tại sao mức giá của VNL lại cao hơn so với một vài đối thủ
Khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ trọn gói thay vì sử dụng những dịch vụ riêng lẻ để có được mức giá ưu đãi hơn
Với những quãng đường vận chuyển xa và hàng không cần gấp, VNL khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức vận tải biển và đường sắt bởi vì chi phí vận chuyển của hai loại hình này thấp hơn so với đường bộ Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận Bộ phận customer service và pricing cần quan tâm nhiều hơn đến việc thay đổi mức giá từ các đơn vị vận chuyển, có sự thoả thuận với họ để có một mức cước ổn định Bộ phận kinh doanh nên tìm hiểu kĩ hơn về nhu cầu của thị trường để có thể phối hợp với ban lãnh đạo công ty đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đồng thời tạo ra nhiều khách hàng trung thành
3.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực
Yêu cầu trình độ đối với nguồn nhân lực trong ngành này khá cao, đặc biệt trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi họ không những cần phải có kiến
71 thức chuyên môn mà còn phải có kĩ năng, trình độ tiếng anh phù hợp và có thể chịu được áp lực công việc Để có thể có được lợi thế dẫn trước trong ngành, Vinalink cần tập trung đầu tư đội ngũ quản lí có năng lực và nhạy bén hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất Để làm được điều này, Vinalink cần: