1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng

60 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty TNHH TM&DV GNHH FDI Tại Đà Nẵng
Tác giả Trần Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Nhật
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Chuyên Ngành Ngoại Thương
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 7,45 MB

Nội dung

Nguyễn Minh NhậtLỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành tốt đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH TM&DV GNHH FDI tại Đà Nẵng”, đầu tiên em

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH NGOẠI THƯƠNG

-

-CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY

TNHH TM&DV GNHH FDI TẠI ĐÀ NẴNG”

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Minh Nhật

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Như Quỳnh

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Bố cục đề tài 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 4

1.1 Khái niệm chung về hoạt động giao nhận hàng hóa 4

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận 4

1.1.2 Khái niệm về người giao nhận 4

1.1.3 Đặc điểm và vai trò giao nhận 5

1.2 Mô hình và quy trình giao nhận bằng đường biển 7

1.2.1 Đặc điểm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển 7

1.2.2 Cơ sở pháp lý và các nguyên tắc cơ bản trong giao nhận bằng đường biển 8

1.3 Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 9

1.3.1 Hàng nguyên container (FCL) 9

1.3.2 Hàng lẻ (LCL) 14

1.3.3 Lập các chứng từ để bảo vệ khách hàng 14

1.3.4 Quyết toán 14

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu15 1.4.1 Các yếu tố bên ngoài 15

1.4.2 Các yếu tố bên trong 15

Trang 3

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA

NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY FDI TẠI ĐÀ NẴNG 16

2.1 Giới thiệu về công ty TNHH TM&DV giao nhận hàng hóa FDI 16

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 18

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 19

2.1.4 Tình hình hoạt động trong ba năm gần đây từ 2020 - 2022 tại công ty FDI chi nhánh Đà Nẵng 21

2.1.5 Tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty từ 2020 - 2022 tại công ty FDI chi nhánh Đà Nẵng 25

2.2 Quy trình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty FDI 28

2.3 Đánh giá thực trạng của hoạt động nhập khẩu bằng đường biển tại công ty FDI chi nhánh Đà Nẵng 38

2.3.1 Ưu điểm 38

2.3.2 Hạn chế 39

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY FDI ĐÀ NẴNG 42

3.1 Định hướng phát triển của công ty 42

3.2 Đánh giá xu hướng của thị trường giao nhận hàng hóa 43

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty FDI Đà Nẵng 45

3.3.1 Giải pháp tiếp cận thị trường và khách hàng 45

3.3.2 Giải pháp trong khâu thanh toán 46

3.3.3 Giải pháp xử lí chứng từ 47

3.3.4 Giải pháp vận chuyển hàng hóa từ cảng đến kho của khách hàng.48 3.3.5 Giải pháp cho mô hình Logistics “xanh” 49

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 4

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóanhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH TM&DV GNHH FDI tại Đà Nẵng”

do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Minh Nhật Mọi số liệu vàkết quả trong bài báo cáo được thực hiện trong quá trình thực tập và tham khảo tạiCông ty TNHH TM&DV GNHH FDI tại Đà Nẵng, ngoài ra còn có một số tài liệukhác được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc Em xin chịu trách nhiệm trước nhàtrường về sự cam đoan này

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Như Quỳnh

Trang 5

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóanhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH TM&DV GNHH FDI tại Đà Nẵng”,đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trườngĐại học Duy Tân, nhất là thầy cô khoa Quản trị Kinh doanh đã quan tâm giảng dạy,truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm sống quý báu trong suốt quá trình

em học tập dưới mái trường Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc cũngnhư các anh chị trong Công ty TNHH TM&DV GNHH FDI đã tạo điều kiện, hỗ trợ

và hướng dẫn quan tâm em trong quá trình thực tập tại quý công ty

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Minh Nhật là giảngviên hướng dẫn trực tiếp trong quá trình em làm chuyên đề tốt nghiệp này Thầy đãgiành thời gian để tận tình chỉ bảo và thẳng thắn đưa ra nhận xét giúp bài báo cáongày càng hoàn thiện hơn Nhờ có sự giúp đỡ của thầy mà em có thể hoàn thành nộidung lẫn hình thức bài báo cáo tốt nhất có thể

Vì sự hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bài viết sẽ khôngtránh khỏi những sai sót Do đó mong sẽ nhận được sự hướng dẫn và đóng góp củaquý thầy cô cùng các bạn để em có thể bổ sung kiến thức chuyên môn và phục vụtốt hơn cho công việc sau này

Cuối cùng xin chúc quý thầy cô trường Đại học Duy Tân, Ban lãnh đạo cùnganh chị trong Công ty FDI dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trongcông việc cũng như trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Như Quỳnh

Trang 6

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A/N Arrival Notice: giấy báo hàng đến

B/L Bill of Lading: Vận đơn

cc Carbon copy: bản sao

C/O Certificate of Origin: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóaCFS Container Freight Station: Kho hàng lẻ

CGLN China Global Logistics Network: network của Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế Trung QuốcCOC Carrier Owned Container: vỏ container của người vận chuyểnCOR Cargo Outturn Report: Biên bản hư hỏng đổ vỡ

ROROC Report on receipt of cargo: Biên bản quyết toán nhận hàng với tàu

CY Container Yard: Rút ruột tại bãi container của cảng

D/O Delivery Order: Lệnh giao hàng

ESCAP Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình DươngEconomic and Social Commission for Asia and the Pacific: Ủy ban ETA Estimated Time of Arrival: Ngày giờ dự kiến tàu cập cảngETD Estimated Time of Departure: Ngày giờ dự kiến khởi hànhFCL Full Container Loading: Hàng nguyên container

FIATA đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tếInternational Federation of Freight Forwarders Associations: Liên GNHH Giao nhận hàng hóa

HBL House Bill of Lading: vận đơn nhà (từ Forwarder)

HS The Harmonized Commodity Description and Coding System: Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóaIATA International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tếL/C Letter of Credit: Tín dụng thư

LCL Less than Container Loading: Hàng lẻ

LOR Letter of Reservation: Thư dự kháng

MBL Master Bill of Lading: vận đơn chủ (từ Lines)

POD Port of Discharge: Cảng dỡ hàng

POL Port of Loading: Cảng đóng hàng, xếp hàng

Pre-alert Bộ chứng từ đầy đủ được gửi qua email

S/A Shipping Advice: Thông báo giao hàng

SOC Shipper Owned Container: vỏ container của người gửi hàngTHC Terminal Handling Charge: phụ phí xếp dỡ tại cảng

VLA Vietnam Logistics Business Association: Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt NamWCA World Cargo Alliance: Liên minh hàng hóa thế giới

Trang 7

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 10

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự Công ty FDI 20

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty FDI từ 2020 - 2022 22

Biểu đồ 2.1: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty FDI từ 2020 - 2022 23

Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động giao nhận của Công ty FDI từ 2020 - 2022 26

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu của hoạt động giao nhận tại Công ty FDI lần lượt qua từng năm 2020, 2021 và 2022 27

Hình 2.2: Quy trình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại FDI 28

Hình 2.3: Vận đơn chủ (MBL) 31

Hình 2.4: Vận đơn đường biển (B/L) 32

Hình 2.5: Cổng thông tin một cửa quốc gia 33

Hình 2.6: D/O của hãng tàu 35

Hình 2.7: D/O của Forwarder 36

Hình 2.8: Giấy báo hàng đến (A/N) 37

Trang 8

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

rong thế kỉ XXI hiện nay, chúng ta đang đứng trước những thời cơ mới - thời

kỳ mà hội nhập quốc tế là xu thế lớn của thế giới hiện đại và tác động sâu sắcđến đời sống, quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia, dù là lớn hay nhỏ hoặc bất kỳ hệthống kinh tế xã hội nào Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu và rất quan trọng

Nó ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, từ chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, và đương nhiên không thể không kể đến lĩnh vực kinh tế Nền kinh tếdần chuyển đổi sang cơ chế mở cửa, vì vậy hoạt động ngoại thương đóng vai tròquan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển cũng như quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước Song hành với sự phát triển kinh tế ngoại thương, ngành giaonhận đang có nhiều cơ hội phát triển Với vị trí địa lý thuận lợi và hơn 40 cảng biểnlớn nhỏ, Việt Nam có tiềm năng phát triển vận tải biển như một phương thức hiệuquả để vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia Do đó, ngành giao nhận vận tảiquốc tế đang ngày càng được hoàn thiện và phát triển để hỗ trợ cho lĩnh vực xuấtnhập khẩu Giao nhận hàng hóa bằng đường biển xuất hiện từ khá sớm và dần trởthành yếu tố chủ chốt trong tăng trưởng kinh tế của nước ta Đương nhiên, vận tảibiển đóng một vai trò không thể thay thế trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là khi

-có nhiều tàu hàng siêu tải trọng hoạt động trên biển Tuy nhiên, vận tải đường biểngiữa các quốc gia không phải lúc nào cũng đơn giản, vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếuchưa phát huy được hết khả năng sẵn có

T

Hiện nay xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp vận tải đang hoạt động tại Việt Namvới quy mô khác nhau Mặc dù ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam còn non trẻ sovới ngành trên thế giới, nhưng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã chứng tỏ sựphát triển nhanh và ổn định của mình Công ty FDI là một trong những công ty uytín trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Với gần 20năm kinh nghiệm, công ty đã xây dựng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu chuyên nghiệp và chặt chẽ Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những yếu tố cản trở làmcho quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bị gián đoạn hoặc chậm lại Nếu khắc

Trang 9

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

phục được những tồn tại đó, hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đườngbiển của công ty sẽ ngày càng tốt hơn để có thể vươn cao và xa hơn nữa trong tươnglai

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, dựa trên kiến thức và kinh nghiệmtích lũy từ quá trình học tập và thực tập tại công ty FDI, đề tài "Giải pháp hoànthiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công tyTNHH TM&DV giao nhận hàng hóa FDI tại Đà Nẵng" rất cần thiết để đánh giáchất lượng của hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển và đưa ra các giảipháp và kiến nghị phù hợp nhất

2 Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đườngbiển và nghiên cứu thực tiễn tại Công ty TNHH TM&DV giao nhận hàng hóa FDItại Đà Nẵng về hoạt động liên quan để đánh giá thực trạng, đưa ra các ưu điểm cũngnhư những hạn chế cần khắc phục Đồng thời từ đó có thể đóng góp ý kiến cá nhân

để hoàn thiện hoạt động này tại công ty nhằm giúp công ty phát triển, lớn mạnh hơntrong thị trường trong nước lẫn quốc tế

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp được công ty FDI cung cấp Bên cạnh đó

dữ liệu còn thu thập được từ các đề tài luận văn liên quan đến lĩnh vực giao nhậnhàng hóa xuất nhập khẩu thông qua việc tìm kiếm thông tin trên internet Bằng cơ

sở lý thuyết, kiến thức tích lũy trong quá trình học tập cũng như những kiến thứcthực tế được các anh chị trong công ty hướng dẫn, đề tài áp dụng phương pháp sosánh, thống kê, phân tích và thu thập tổng hợp dữ liệu Từ đó đưa ra nhận xét, đánhgiá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của FDI để đề ra giảipháp và kiến nghị phù hợp

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằngđường biển tại công ty

Trang 10

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

– Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH TM&DV GNHH FDI tại Đà Nẵngtrong vòng 3 năm trở lại đây (2019 - 2021)

5 Bố cục đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty FDI chi nhánh Đà Nẵng.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty FDI chi nhánh Đà Nẵng.

Trang 11

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG

HÓA NHẬP KHẨU 1.1 Khái niệm chung về hoạt động giao nhận hàng hóa

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận

Trong nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu của ngườitiêu dùng ngày càng tăng cao và có xu hướng sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóanhiều hơn bao giờ hết Do đó, dịch vụ giao nhận hàng hóa trở thành lĩnh vực vôcùng quan trọng

Giao nhận hàng hóa (Freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ nơigửi hàng đến nơi nhận hàng, đây là hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phốisau khi các thủ tục thương mại đã hoàn thành

Theo quan điểm chuyên ngành, quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận làbất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đónggói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến dịch vụtrên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng

từ liên quan đến hàng hóa

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa rằng giao nhận hàng hóa làhành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từngười gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch

vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, củangười vận tải hoặc của người giao nhận khác

Tóm lại, hiểu một cách đơn giản nhất, giao nhận hàng hóa là hoạt động kinh tếbao gồm các nghiệp vụ, thủ tục liên quan đến quá trình vận tải nhằm vận chuyểnhàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)

1.1.2 Khái niệm về người giao nhận

Trong hoạt động thương mại, dịch vụ vận tải là vô cùng quan trọng quyết địnhnên quá trình lưu thông hàng hóa Việc dịch chuyển hàng hóa đến đúng nơi đúnghạn thì phải trải qua rất nhiều quá trình bao gồm khâu vận chuyển, khâu làm giấy tờxuất nhập khẩu và các thủ tục liên quan khác Do đó cần phải có người giao nhận

Trang 12

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ, là người vận chuyển hàng hóa và pháthành các chứng từ vận tải liên quan, hơn nữa cần phải đảm bảo thực hiện các dịch

vụ đó một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận FIATA khái niệm rằng: “Người giao nhận(Forwarder, Freight forwarder hay Forwarding agent) là người thu xếp chuyên chởtoàn bộ hàng hóa theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác

mà bản thân họ không phải là người chuyên chở Người giao nhận cũng đảm bảothực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như đảm bảo lưu kho,trung chuyển, làm thủ tục hải quan kiểm hóa…”

Theo Ủy ban kinh tế, xã hội châu Á Thái Bình Dương ESCAP định nghĩa ngườigiao nhận vận tải là đại lý ủy thác thay mặt nhà xuất nhập khẩu thực hiện nhữngnhiệm vụ từ đơn giản như lưu cước, làm thủ tục thuế quan cho đến làm trọn gói cácdịch vụ của toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng

Theo Điều 233 - Mục 4 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì: “Thươngnhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển,lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng,đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đếnhàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Có thể khái quát rằng người giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng ủythác với chủ hàng và bảo vệ lợi ích của chủ hàng, tuy nhiên, mặc dù người giaonhận lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải Ngoài ra, người giao nhận cònphải làm một số việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng

1.1.3 Đặc điểm và vai trò giao nhận

1.1.3.1 Đặc điểm

Giao nhận là bước trung gian giữa người mua hay người bán tiến hành mua bánhàng hóa Hoạt động giao nhận bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:

– Mang tính thời vụ: vì phụ thuộc nhiều vào tình hình hoạt động xuất nhập khẩu

mà hoạt động xuất nhập khẩu vốn mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhậncũng vậy

Trang 13

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

– Mang tính thụ động: hoạt động giao nhận phụ thuộc vào nhu của khách hàng,quy định người vận chuyển cũng như các ràng buộc về mặt pháp luật, tập quáncủa cả nước người xuất khẩu lẫn nhập khẩu và nước thứ ba

– Không tạo ra sản phẩm vật chất: giao nhận chỉ tác động vào sản phẩm, hàng hóalàm thay đổi vị trí về địa lý, không gian chứ không làm thay đổi bản chất vốn cócủa sản phẩm, hàng hóa đó

– Phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của người giao nhận.1.1.3.2 Vai trò

Do quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay thì thị trường ngày càngđược mở rộng kéo theo nhu cầu người tiêu dùng tăng cao Cùng với sự phát triểnkhông ngừng nghỉ của các phương thức vận tải, là cầu nối trên thị trường của nhiềuquốc gia, dịch vụ giao nhận ngày càng được đề cao và chú trọng, không thể phủnhận vai trò quan trọng của hoạt động này trong dòng chảy lưu thông hàng hóa, nóđược thể hiện như sau:

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Giao nhận tạo điều kiện hàng hóa đượclưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm hơn Điều này giúp doanh nghiệp tiếtkiệm thời gian, công sức và giúp họ tập trung vào hoạt động kinh doanh tạo điềukiện cho hoạt động sản xuất được phát triển góp phần giảm giá thành hàng hóa xuấtnhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của thị trường Bên cạnh đó, giao nhận cũnggiúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết như chiphí xây dựng kho cảng, bến bãi, chi phí đào tạo nhân công

Đối với nền kinh tế quốc dân: Giao nhận giúp đẩy nhanh quá trình hội nhậpgiao thương giữa các quốc gia, tăng tình hữu nghị Từ đó, đóng góp tích cực vào sựtăng trưởng kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho chính phủ có thêm nguồn thu ngoại tệ.Ngoài ra, các công ty giao nhận trong nước cũng có thêm nguồn thu, tạo điều kiệnứng dụng nhanh công nghệ vận tải hiện đại, cơ sở hạ tầng vận tải ngày càng đượcchú trọng đầu tư xây dựng hơn Kết quả là hiện nay có rất nhiều bến cảng, kho bãichuyên dụng và các tuyến đường vận tải mới ra đời kéo theo sự ra đời của các loại

Trang 14

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

hình bảo hiểm góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phục vụ tốt hơn cho hoạtđộng giao nhận vận tải

Một vai trò quan trọng khác không thể không kể đến là hoạt động giao nhận vậntải tạo ra nhiều ngành nghề dịch vụ mới góp phần tạo công ăn việc làm cho ngườilao động, giải quyết một khối lượng lớn việc làm cho xã hội, góp phần nâng cao đờisống nhân dân

1.2 Mô hình và quy trình giao nhận bằng đường biển

1.2.1 Đặc điểm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Trong thương mại quốc tế, giao nhận bằng đường biển là phương thức vận tảiđược sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay Đây là phương thức giao hàngxuất nhập khẩu sử dụng tàu biển để vận chuyển, hàng hóa sẽ được đóng vàocontainer sau đó xếp gọn lên boong tàu, tàu sẽ chở hàng trên biển đến các quốc giangười nhận hàng

Với đặc điểm dòng hàng hóa dịch chuyển theo tuyến đường biển nên dịch vụcũng có một số đặc điểm cơ bản như sau:

– Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển mang tính thụ động.Hoạt động vận chuyển hàng hóa trên đường biển phụ thuộc rất nhiều vàoyếu tố bên ngoài như sự chuẩn bị của người gửi hàng, phương tiện vận tải củangười chuyên chở, điều kiện tự nhiên, pháp luật thương mại đặc biệt là luật hảiquan, hàng hải của các nước,… Do đó quá trình giao nhận hàng hóa bằngđường biển không thể hoàn toàn chủ động được

– Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có tính thời vụ

Đây là thuộc tính cơ bản của dịch vụ giao nhận do đây là hoạt động phục vụquá trình xuất nhập khẩu Khi nào hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽthì hoạt động này mới có điều kiện phát triển Mà xuất nhập khẩu lại mang nặngtính thời vụ, lúc thì diễn ra mạnh mẽ song lúc thì hoạt động ít

– Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển không tạo ra cơ sở vật chất

Trang 15

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Sản phẩm, hàng hóa sẽ được dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc giakhác bằng đường biển, vốn dĩ không thay đổi cả về chất và lượng của sản phẩm,hàng hóa đó nên sẽ không tạo ra bất kì cơ sở vật chất nào

– Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển phụ thuộc vào cơ sở vật chất

và trình độ chuyên môn của người giao nhận

Bên giao nhận đều phải có mô hình phân chia công việc qua từng giai đoạnsao cho hợp lý từ phương tiện chuyên chở, đội tàu, phương tiện liên lạc, phươngtiện lưu giữ hàng hóa để tiến hành kinh doanh các thủ tục, nghiệp vụ liên quan

Do đó đòi hỏi dịch vụ giao nhận phải có trình độ, bản lĩnh kinh doanh vàkinh nghiệm

1.2.2 Cơ sở pháp lý và các nguyên tắc cơ bản trong giao nhận bằng đường biển 1.2.2.1 Các cơ sở pháp lý

Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý quy phạm phápluật Việt Nam như Luật, bộ luật, nghị định, thông tư, các văn bản quy phạm phápluật của nhà nước về giao nhận vận tải, ví dụ như là Bộ luật hàng hải 1990, LuậtThương mại 2005, Nghị định 25CP, 200CP, 330CP, Quyết định của bộ trưởng bộgiao thông vận tải: Quyết định số 2106 (23/08/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giaonhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam,…

Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng phải dựa trên cơ sở pháp lý quyphạm pháp luật của Quốc tế, cụ thể là các Công ước về vận đơn, vận tải, Công ướcquốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa,… như Công ước Vienne 1980 về buôn bánquốc tế hay Công ước Brussels 1924 các quy tắc về vận đơn đường biển.Bên cạnh đó, các hợp đồng kinh tế (các loại hợp đồng và L/C) cũng là mộttrong những cơ sở pháp lý

Trang 16

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Đối với hàng không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì do các chủ hàng hoặcngười được chủ hàng ủy thác có thể giao nhận trực tiếp với người vận tải (quy địnhmới từ 1991)

Trường hợp hàng hóa phải lưu kho bãi của cảng thì chủ hàng hoặc người được

ủy thác phải giao nhận trực tiếp với người vận chuyển đồng thời giao nhận với cảngkhối lượng hàng hóa lưu kho bãi của cảng

Với việc giao nhận hàng hoá, đôi bên được quyền lựa chọn phương thức có lợinhất và thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng Nguyên tắc chung về giao nhận hàng hoá

là nhận bằng phương thức nào thì giao bằng phương thức ấy

Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện Trườnghợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng vàphải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng

Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình nhữngchứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liêntục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ

Việc giao nhận hàng hóa có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trựctiếp đứng ra làm

1.3 Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

1.3.1 Hàng nguyên container (FCL)

FCL là xếp hàng hóa trong nguyên một container Khi người gửi hàng có khốilượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người tathuê một hoặc nhiều container để gửi hàng Chủ hàng có thể mượn vỏ container củahãng tàu (COC) hoặc sử dụng chính vỏ container của mình (SOC) Hàng FCL tùytheo từng loại vỏ container sẽ được tính cước riêng và phụ thuộc vào lộ trình từcảng xuất POL đến cảng nhập POD

Các bước cơ bản của quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển như sau:

Trang 17

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Hình 1.1: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

1.3.1.1 Nhận chứng từ từ đại lý

Sau khi giao hàng cho bên chuyên chở, đại lý công ty Forwarder ở nước ngoàigửi thông báo lô hàng nhập (Shipping advice - S/A) kèm bộ chứng từ bằng fax,email,… Nội dung S/A là thông báo cho Forwarder những chi tiết liên quan đến lôhàng nhập như:

– Tên và địa chỉ người gửi

– Tên và địa chỉ người nhận

– Tên hàng, tên tàu, số container

– Ngày đi (ETD), ngày dự kiến đến (ETA)

– Số MBL và HBL

Forwarder nhận bộ chứng từ và tiến hành kiểm tra nếu thấy phát hiện sai lệchthì sẽ báo bên cung cấp chỉnh sửa thay đổi cho đến khi đạt yêu cầu, bên cạnh đó nếuthấy consignee ở HBL là người giao nhận thì phải yêu cầu consignee gửi attachedfile và kẹp theo thứ tự

Trang 18

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

1.3.1.2 Trình HBL cho hãng tàu

Hãng tàu sau khi chuyển phát nhanh MBL đến Forwarder sẽ yêu cầu trình HBL

để khai báo hải quan trước khi tàu cập cảng Khi có đầy đủ chứng từ trong tay, nhânviên hàng nhập sẽ lập tức chuyển phát nhanh HBL kèm số MBL cho hàng tàu.Trong quá trình chờ giấy báo hãng tàu, Forwarder thường xuyên chủ động liênlạc với hãng tàu để nắm bắt được ngày tàu đến Trường hợp sơ suất, hàng tàu khôngkịp thời gửi giấy báo và bộ chứng từ chính chưa về đến hoặc chưa đủ, khi đó nếukhách hàng ủy quyền làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng thì có thể giải quyết nhưsau:

– Chờ chứng từ: Giải pháp này có thể tốn nhiều chi phí cho việc lưu kho bãitại cảng, chưa kể đến việc khó bảo quản chất lượng hàng hóa hay tính cấpthiết của kinh doanh tuy nhiên giải pháp này mang tính thận trọng và chắcchắn

– Linh động trong trường hợp cụ thể: Nếu thấy cần thiết và tính chắc chắn của

bộ chứng từ bản chính thì có thể làm công văn xin nợ chứng từ bản chínhtrong hồ sơ đăng ký thủ tục hải quan nhập khẩu Giải pháp này mang lạihiệu quả về thời gian và chi phí

– Thực hiện những cam kết trong hợp đồng ngoại thương: Từ chối nhận hànghay nhận hàng có điều kiện

1.3.1.3 Nhận thông báo hàng

Khi cập cảng, hãng tàu sẽ gửi giấy báo hàng đến (Arrival Notice) Trên đó thểhiện đầy đủ các chi tiết liên quan của lô hàng như số kiện, số KGS, CBM, loại tàu,tên tàu vì đôi khi có trường hợp chuyển tải và sẽ đóng thêm phí khi tàu ghi trên vậnđơn khác với tàu cập cảng đến

1.3.1.4 Lấy D/O từ hãng tàu

Forwarder sẽ mang B/L và giấy giới thiệu đến hãng tàu đổi lấy lệnh giao hàngD/O Trường hợp MBL là Surrender hoặc Seaway Bill chỉ cần mang giấy giới thiệu.Nếu cước trên MBL là “Collect” thì phải đóng tiền cước và phí D/O Nếu cước trênMBL là “Prepaid” thì chỉ đóng phí D/O

Trang 19

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

1.3.1.5 Làm thủ tục hải quan

Trường hợp khách hàng có yêu cầu công ty về dịch vụ khai báo hải quan Công

ty sẽ tiến hành các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị các chứng từ

Ngoài các chứng từ cơ bản nhận được từ khách hàng và đại lý cung cấp, tùytheo mặt hàng nhập khẩu mà phải bổ sung thêm những giấy chứng nhận và giấyphép do các cơ quan nhà nước cấp

Bước 2: Đăng ký tờ khai

Hồ sơ đăng ký gồm:

– Tờ khai hải quan điện tử: 2 bản chính

– Giấy giới thiệu: 1 bản chính

– Phiếu tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục hải quan: 2 bản chính (1 dành cho hảiquan, 1 dành cho người khai hải quan)

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản sao

– Hợp đồng ngoại thương: 1 bản chính

– HBL: 1 bản chính, 2 bản sao

– MBL: 1 bản chính

– D/O: 1 bản chính

– Bản kê chi tiết hàng hóa: 1 bản chính, 1 bản sao

– Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có): 1 bản chính

Nếu doanh nghiệp lần đầu tiên nhập khẩu thì kèm theo 1 bản sao giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã sốkinh doanh nhập khẩu

Riêng đối với hàng nhập từ Mỹ và ASEAN tùy trường hợp thì cần phải khaitrên tờ khai giá trị tính thuế hàng nhập khẩu

Bước 3: Kiểm hóa

Nhìn vào bảng phân công kiểm hóa dò theo số tờ khai để biết được cán bộhải quan nào xuống kiểm hóa Quy định gồm 2 cán bộ hải quan kiểm hóa

Trang 20

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Tuỳ theo danh mục hàng khai báo mà lãnh đạo hải quan sẽ ghi kiểm hoátoàn bộ hay theo phần trăm và tờ khai Một số mặt hàng sẽ được miễn kiểm.Mời cán bộ hải quan được phân công kiểm tra hàng Sau khi kiểm hoá xong

sẽ có kết quả và ký xác nhận với tờ khai

Bước 4: Đóng thuế và lệ phí hải quan

Người giao nhận nhận Giấy báo nộp lệ phí hải quan từ nhân viên hải quankiểm hoá và nộp giấy này tại Nơi đóng lệ phí hải quan hàng mậu dịch để lậpbiên lai thu lệ phí hải quan Biên lai có 2 bản:

– Bản màu trắng dành cho hải quan

– Bản màu đỏ dành cho doanh nghiệp

Tùy theo từng loại hàng mà phải nộp thuế ngay hay nộp thuế trong thời hạnnhất định

Bước 5: Nhận lại tờ khai

Tại nơi trả tờ khai người giao nhận nộp:

– Giấy báo nộp lệ phí hải quan

– Biên lai thu lệ phí hải quan (Bảng màu trắng)

– Phiếu tiếp nhận hồ sơ

Sau khi tờ khai được đóng dấu đã hoàn tất thủ tục, nhân viên hải quan sẽ trảlại thông báo thuế và tờ khai hải quan (dành cho người khai hải quan).Bước 6: Lấy hàng ra khỏi cổng cửa khẩu

Khi lấy hàng, người giao nhận trình nhân viên tờ khai hải quan đã hoàn tấtthủ tục đề ghi vào sổ theo dõi và kiểm tra lượng hàng thực tế lấy ra đúng với tờkhai hay không

Bước 7: Giao hàng

Người giao nhận chuẩn bị phương tiện tiến hành chở hàng đến cho kháchhàng và yêu cầu khách hàng trình giấy giao hàng

Trang 21

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Quy trình thủ tục cũng giống FCL nhưng hải quan sẽ kiểm hoá hàng tại khothay vì bãi container như hàng nguyên container

1.3.3 Lập các chứng từ để bảo vệ khách hàng

– Thư dự kháng (LOR) thay thế cho Notice of Claim

– Biên bản giám định (Survey Report/ Certificate of Survey)

– Biên bản hư hỏng đổ vỡ (COR)

– Lập biên bản kiểm tra sơ bộ (Survey Record)

– Biên bản quyết toán nhận hàng với tàu (ROROC)

Khi nhận hàng xong, chủ hàng tiến hành giám định toàn bộ lô hàng mục đích làxác định rõ số lượng hàng hoá bị tổn thất nếu có, từ đó làm cơ sở cho việc khiếu nại

và bồi thường thiệt hại Chứng từ này sẽ được cơ quan giám định có thẩm quyềncấp ngay sau khi giám định xong trong vòng 30 ngày kể từ ngày có hồ sơ yêu cầugiám định

1.3.4 Quyết toán

Thanh toán tất cả các khoản đã chi trong công tác giao nhận hàng hoá Tập hợplại các chứng từ cần thiết để tiến hành khiếu nại các bên có liên quan về tổn thất của

lô hàng (nếu có) và theo dõi kết quả khiếu nại

Cuối cùng chuyển cho bộ phận kế toán để nhập số liệu, chuẩn bị cho việc tổnghợp lập báo cáo tài chính vào cuối năm

Trang 22

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.4.1 Các yếu tố bên ngoài

– Các quy định, thông tư ban hành về thủ tục hải quan thay đổi liên tục và thủ tụchành chính ở các cơ quan còn khá phức tạp

– Tình hình giao thông, cơ sở hạ tầng của các cụm cảng còn kém nên chưa thực

sự đáp ứng được khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng Bên cạnh

đó chưa được nâng cấp kịp thời nên vẫn còn tình trạng đường xá xuống cấp,nhiều tuyến đường hẹp chưa được mở rộng, sơ-mi rơ-mooc đã cũ, hay bị hưhỏng,… gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa

– Một vài quy định nhà nước về các tuyến đường vận chuyển và thời gian lưuthông, đặc biệt đối với xe có trọng tải lớn như container vẫn còn hạn hẹp Vìvậy vẫn còn tình trạng gây trở ngại cho việc sắp xếp thời gian và giảm cước vậnchuyển

1.4.2 Các yếu tố bên trong

– Phân bố công việc chưa hợp lí, nhân viên phải làm cùng lúc nhiều lô hàng haynhiều khách hàng

– Tính chủ quan của nhân viên trong quá trình thực hiện các bước giao nhận hànghóa

– Không nắm rõ tình hình thực tế của lô hàng và chủ quan trong việc vận chuyển,không theo dõi hay giám sát kỹ càng trong quá tình xếp dỡ hàng dẫn đến trườnghợp xấu không xử lý kịp thời

Trang 23

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY FDI TẠI ĐÀ NẴNG 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH TM&DV giao nhận hàng hóa FDI

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH TM&DV GNHH FDI được thành lập vào ngày 16/4/2003 vớimục đích duy nhất là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tảihàng hóa tại Việt Nam Với phương châm “Chúng tôi luôn đồng hành cùng cácbạn”, doanh nghiệp luôn luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đối tác bằng dịch

vụ giao nhận vận tải chuyên nghiệp Bên cạnh đó, với hệ thống các văn phòng trảitại hầu hết các sân bay, cảng biển quốc tế chính của Việt Nam như Thành phố HồChí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, doanh nghiệp cam kết sẽ mang đến dịch

vụ tốt nhất cho khách hàng trên mọi miền đất nước

Từ năm 2003, doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động như một đại lý môigiới hải quan và có thể phục vụ khách hàng dịch vụ khai thuê tất cả các loại hình hảiquan hiện có

Một số thông tin cơ bản về Công ty TNHH TM&DV GNHH FDI như sau:– Tên giao dịch: F.D.I CO.,LTD

– Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên– Đại diện pháp lí: Trần Hữu Nghĩa

– Trụ sở chính: 39B Lầu 9 Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, Thànhphố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trang 24

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Sau 1 năm thành lập, trong năm 2004 Công ty FDI đã tham gia vào liên minhhàng hóa thế giới (WCA) ngày 2/7/2004 và cũng trong tháng 7 này doanh nghiệptham gia CGLN

Không dừng lại đó, vào ngày 16/3/2005, công ty là thành viên hiệp hội vận tảihàng không quốc tế (IATA), tháng 8/2005 trở thành viên của hiệp hội những nhàvận chuyển giao nhận quốc tế (FIATA) và còn là thành viên tích cực của VLA -hiệp hội kho vận Việt Nam vào ngày 14/7/2005

Để thuận tiện hơn trong việc kinh doanh, công ty đã thành lập chi nhánh tại HàNội vào ngày 17/9/2007, thông tin cơ bản như sau:

– Địa chỉ: Tầng 22 tòa nhà PVI, lô VP2 đường Phạm Văn Bạch, Phường YênHoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

– Người đại diện: Trần Thị Phượng Liên

– Địa chỉ: Phòng 602, tầng 6, tòa nhà EIC, số 1/10B đường Lê Hồng Phong,Phường Đằng Hải, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam– Người đại diện: Trần Thị Phượng Liên

Trang 25

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

– Địa chỉ: Khu A Tầng 5 số 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận HảiChâu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

– Người đại diện: Trần Hữu Nghĩa

Trong thời gian 6/2017 đến nay, Công ty FDI không ngừng lớn mạnh, phát triển

để trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa tại ViệtNam theo mục đích đã đề ra từ trước, từng bước trở thành đối tác đáng tin cậy, đồnghành cùng với sự phát triển của khách hàng

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

Với vai trò là công ty thương mại và dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế, công

ty đứng ra với tư cách đại điện cho nhà xuất nhập khẩu hoàn tất quá trình vậnchuyển hàng hóa từ người gửi hàng đến tận tay nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.Các dịch vụ mà công ty thực hiện bao gồm:

– Dịch vụ hàng không: FDI làm việc trực tiếp với hầu hết các hãng bay đanghoạt động tại Việt Nam Ngoài ra, FDI hoạt động dưới hình thức là TổngĐại Lý cho các hãng hàng không (GSA) tại Việt Nam Công ty còn cungcấp dịch vụ khai báo hàng tươi sống, hàng nguy hiểm bao gồm hóa chất, khínén, chất lỏng dễ cháy và độc hại, hơn nữa bao gồm cả hàng giá trị và dễ hưhỏng

– Vận tải đường biển: là đối tác và đại lý của nhiều hãng tàu nổi tiếng, FDIchuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container (FCL) và lẻ(LCL) đến tất cả cảng biển trên khắp thế giới

Trang 26

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

– Dịch vụ thông quan: Được cấp giấy phép từ 2003, FDI có thể xử lý tất cảcác thủ tục hải quan cho hàng hóa đường hàng không, đường biển cả ngàyđêm và nội địa từ đầu đến cuối

– Dịch vụ chuỗi cung ứng: là nhà cung cấp dịch vụ kho bãi và vận chuyểnchuyên nghiệp, FDI mang đến dịch vụ kho bãi ở một tầm vóc mới bằngcách quản lý toàn bộ quy trình dịch vụ với hệ thống và mạng lưới vậnchuyển để thực hiện công việc chuỗi cung ứng rộng khắp thế giới.– Vận chuyển hàng hóa: FDI ngày càng cải tiến dịch vụ thông quan và vậnchuyển hàng hóa qua biên giới đường bộ/ đường sắt, mở rộng nhiều tuyếnđường liên lục địa Bên cạnh đó còn có thực hiện dịch vụ giao nhận hànghóa cho dự án, giao nhận hàng hóa cho triển lãm và hội chợ

– Dịch vụ nội địa: cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ tốt nhất với camkết hàng hóa sẽ được giao trong thời gian nhanh nhất và giá cả cạnh tranh.Ngoài ra cung cấp hệ thống nhà kho, bãi chất lượng cao gồm kho ngoạiquan, kho hàng thông thường và kho hàng lẻ

– Tổng đại lý cho hãng hàng không Amerijet

2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức

Công ty hoạt động theo mô hình kết hợp trực tuyến - chức năng Mô hìnhnày giúp nhân sự công ty thực hiện phân chia nhiệm vụ rõ ràng và phù hợp vớilĩnh vực từng cá nhân đã được đào tạo

Sơ đồ tổ chức nhân sự công ty gồm:

Trang 27

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự Công ty FDI

(Nguồn: Nội bộ Công ty FDI) 2.1.3.2 Chức năng của các bộ phận

– Giám đốc: là người đứng đầu công ty, điều hành quản lý hoạt động giaonhận của công ty Bên cạnh đó định hướng phát triển, hoạch định chiến lược

và chịu toàn bộ trách nhiệm về công ty trước pháp luật và ra các quyết định:phân công, bổ nhiệm cấp dưới, khen thưởng, kỷ luật các nhân viên trongcông ty

– Phó Giám đốc: là người được Giám đốc ủy quyền trực tiếp điều hành cáchoạt động của công ty theo đúng chức năng nhiệm vụ và các mục tiêu chiếnlược mà Giám đốc đã đề ra

– Bộ phận kế toán:

 Giải quyết các hoạt động tài chính kế toán trong quá trình luân chuyểnvốn và kinh doanh dịch vụ, mối quan hệ trong nội bộ công ty và giữacác công ty với các đơn vị trong ngoài nước

 Xử lý, theo dõi các số liệu, lưu trữ sổ sách của công ty,ghi chép đầy đủcác nghiệp vụ kinh tế phái sinh, và báo cáo lên cho ban Giám đốc theotừng tháng, quý, năm

Trang 28

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

 Thanh toán các phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh củacông ty đồng thời lên kế hoạch tài vụ trên cơ sở lưu chuyển hàng hóacủa phòng kinh doanh XNK

 Tổ chức công tác kế toán, lập kế hoạch các nguồn vốn, chi phí từ đótham mưu cho ban giám đốc để sử dụng nguồn vốn kinh doanh sao cho

có hiệu quả nhất

– Bộ phận chứng từ : liên hệ với khách hàng để biết chi tiết hàng hóa, đặt chỗvới hãng tàu, chuẩn bị mọi chứng từ liên quan đến hàng hoá, quản lý và lưutrữ hồ sơ Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo giấy tờ phải hợp lệ,đúng pháp luật Kiểm tra và phân luồng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa hợppháp Thực hiện các hoạt động khai báo trên phần mềm hải quan Hướngdẫn nhân viên hiện trường làm những thủ tục cần thiết để thông quan hànghóa

– Bộ phận hiện trường: làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng và kiểm hàng.– Bộ phận kinh doanh: Đây là bộ phận trung tâm đầu não quan trọng nhấttrong công ty, bộ phận kinh doanh gồm có các mảng: mua bán cước vận tảinội địa, quốc tế Nhân viên kinh doanh tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhucầu xuất nhập khẩu của đại lý hoặc khách hàng có nhu cầu, chào giá dịch vụcủa công ty đến đại lý, khách hàng, đàm phán với các hãng tàu, hãng hàngkhông để có giá cước tốt nhất cho khách hàng Sau đó tiến hành xem xét

và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao nhận

2.1.4 Tình hình hoạt động trong ba năm gần đây từ 2020 - 2022 tại công ty FDI chi nhánh Đà Nẵng

Trong giai đoạn 2020 - 2022, thế giới đã phải trải qua diễn biến nặng nề của đạidịch Covid - 19, điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến nhiều khía cạnh trong cuộcsống và thị trường xuất nhập khẩu cũng không ngoại lệ Với tình hình kinh tế trongnước và quốc tế luôn biến động, FDI đã không ngừng phấn đấu bằng những nỗ lực,kiến thức và kinh nghiệm của mình Dưới đây là thành quả cũng như tình hình hoạtđộng cụ thể của công ty FDI chi nhánh Đà Nẵng:

Trang 29

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty FDI từ 2020 - 2022

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 106,793,575,846 191,753,314,214 202,467,617,406 84,959,738,368 79.56 10,714,303,192 5

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - -

-3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 106,793,575,846 191,753,314,214 202,467,617,406 84,959,738,368 79.56 10,714,303,192 5

4 Giá vốn hàng bán 89,070,912,058 169,098,346,534 175,060,547,120 80,027,434,476 89.85 5,962,200,586 3

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 17,722,663,788 22,654,967,680 27,407,070,286 4,932,303,892 27.83 4,752,102,606 2

6 Doanh thu hoạt động tài chính 6,149,748 5,978,104 7,622,345 (171,644) (2.79) 1,644,241 2

7 Chi phí tài chính 16,342,122 19,372,145 22,425,962 3,030,023 18.54 3,053,817 1

8 Chi phí bán hàng 3,013,004,375 5,005,175,386 7,468,519,851 1,992,171,011 66.12 2,463,344,465 4

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7,690,478,950 9,005,379,547 10,367,695,739 1,314,900,597 17.10 1,362,316,192 1

10 Lợi nhuận thuần từ kinh doanh 7,008,988,089 8,631,018,706 9,556,051,079 1,622,030,617 23.14 925,032,373 1

11 Thu nhập khác 87,660,298 98,413,080 101,412,046 10,752,782 12.27 2,998,966 3

12 Chi phí khác 15,965,866 13,424,976 12,435,397 (2,540,890) (15.91) (989,579) (7

13 Lợi nhuận khác 71,694,432 84,988,104 88,976,649 13,293,672 18.54 3,988,545 4

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7,080,682,521 8,716,006,810 9,645,027,728 1,635,324,289 23.10 929,020,918 1

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,416,136,504 1,743,201,362 1,929,005,546 327,064,858 23.10 185,804,184 1

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -

-17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5,664,546,017 6,972,805,448 7,716,022,182 1,308,259,431 23.10 743,216,734 1

Trang 30

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật

Biểu đồ 2.1: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty FDI từ 2020 - 2022

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty FDI)

Đánh giá:

Nhìn chung ta thấy công ty có nhiều biến động qua từng năm lí do là vào thời điểm này, dịch bệnh Covid hoành hành ảnh hưởng mạnh đến thị trường xuất nhập khẩu, cụ thể là:

– Về doanh thu:

Tổng doanh thu năm 2020 đạt 106,887,385,892 VND Đến năm 2021 doanh thuchuyển biến mạnh mẽ, tăng đến 79.56% tương đương với 191,857,705,398 VND.Năm 2022, doanh thu tiếp tục tăng và kết quả nhận được là 202,576,651,797 VND,tốc độ tăng 5.59% so với năm 2021

Nguyên nhân: Trong năm 2021, thay vì theo xu hướng các nước sử dụng sảnphẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện đóng cửa biên giới thìChính phủ đưa ra mục tiêu “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịchCOVID-19” trong Nghị quyết 128/NQ-CP, Chính phủ đã tranh thủ được cơ hội thịtrường khan hiếm về hàng hóa, xác định thời điểm để mở cửa nền kinh tế, tạo tiền

đề cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vững trong sự đứtgãy thương mại quốc tế trên toàn cầu, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo cho cả

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Cổng thông tin điện tử cục Hàng hải Việt Nam: https://vinamarine.gov.vn/vi 8. Cổng thông tin một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/ Link
9. Trang web của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam: https://www.vla.com.vn/ Link
10. Trang web của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế: https://fiata.org/ Link
1. Dũng, P. T. V. A. (2015). Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp Khác
2. Maida, J. (2020). Payment Gateways Market by End-user and Geographic Landscape-Forecast and Analysis 2020-2024. Technavio Research Khác
3. Nam, B. C. T. V. (2022). Báo cáo Logistics Việt Nam Năm 2022 Khác
4. Nguyễn, T. H. (2022). Phát triển bền vững logistics Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí điện tử Khoa học và Công nghệ Giao thông, 35-46 Khác
5. Phạm, M. H. (2005). Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương. Tái bản lần 1 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Hình 1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển (Trang 17)
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự Công ty FDI - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự Công ty FDI (Trang 27)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty FDI từ 2020 - 2022 - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty FDI từ 2020 - 2022 (Trang 29)
Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động giao nhận của Công ty FDI từ 2020 - 2022 - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Bảng 2.2 Doanh thu hoạt động giao nhận của Công ty FDI từ 2020 - 2022 (Trang 33)
Hình 2.2: Quy trình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại FDI - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Hình 2.2 Quy trình hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại FDI (Trang 35)
Hình 2.3: Vận đơn chủ (MBL) - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Hình 2.3 Vận đơn chủ (MBL) (Trang 38)
Hình 2.4: Vận đơn đường biển (B/L) - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Hình 2.4 Vận đơn đường biển (B/L) (Trang 39)
Hình 2.5: Cổng thông tin một cửa quốc gia - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Hình 2.5 Cổng thông tin một cửa quốc gia (Trang 40)
Hình 2.6: D/O của hãng tàu - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Hình 2.6 D/O của hãng tàu (Trang 42)
Hình 2.7: D/O của Forwarder - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Hình 2.7 D/O của Forwarder (Trang 43)
Hình 2.8: Giấy báo hàng đến (A/N) - giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tmdv gnhh fdi tại đà nẵng
Hình 2.8 Giấy báo hàng đến (A/N) (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w