MỤC LỤC
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa rằng giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Theo Điều 233 - Mục 4 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì: “Thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
– Xác định loại hàng hóa nhập khẩu: đây là công tác chuẩn bị cho việc khai báo hải quan thuận lợi, mục đích là xem lại mô tả hàng hóa trong hợp đồng để xác định mặt hàng và mã HS của hàng hóa đồng thời kết hợp tra cứu biểu thuế hiện hành. – Song song với các công việc trên thì người giao nhận sẽ phải đăng ký giám định hàng hóa cho lô hàng nhập này tại cửa khẩu làm thủ tục hải quan, kết quả giám định sẽ được xác nhận và ghi vào biên bản giám định để có thể làm bằng chứng cho những thiếu sót nếu có sau này. Trước khi tàu cập 3 - 4 ngày, hãng tàu/ co-loading sẽ gửi nhân viên Seafreight email phân quyền khai Manifest, từ đó tiến hành điền thông tin vào mẫu file Excel khai Manifest theo yêu cầu của cơ quan hải quan dựa trên HBL.
Thời gian vừa qua do tác động của dịch bệnh COVID - 19 nên nhiều hãng tàu tiến hành gửi lệnh giao hàng điện tử (e - D/O) thông qua email và đóng Local charges theo hình thức chuyển khoản mà không cần đến hãng tàu trực tiếp như trước đây. Sau khi nhận được thông báo hàng đến của hãng tàu/ co-loading, nhân viên bộ phận chứng từ sẽ tiến hành sắp xếp lại các chứng từ hoàn chỉnh, đồng thời bộ phận kế toán của FDI cũng sẽ lập một Debit Note gồm các khoản phí như handling, phí. Song song đó, nhân viên kinh doanh sắp xếp lại hoàn chỉnh và lập file thống kê bao gồm các thông tin về khách hàng, ngày thực hiện giao nhận lô hàng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… chuyển cho trưởng bộ phận.
Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại FDI được thực hiện chặt chẽ và phõn chia rừ ràng nhiệm vụ, trỏch nhiệm của từng bộ phận nờn cỏc nhân viên đều tập trung vào chuyên môn cùng công việc mà mình được giao. Bên cạnh đó còn xuất hiện trường hợp khách hàng thanh toán chậm trễ sau khi các thủ tục tiếp nhận hàng hóa hoàn tất sẽ làm cho khoản phải thu khách hàng của công ty tăng lên và công ty phải mất một lượng tiền mặt dự trữ trong thời gian đợi. Ở bộ phận chứng từ, mỗi nhân viên phải thực hiện cùng lúc nhiều hợp đồng của các công ty khách hàng khác nhau, bên cạnh đó mỗi mặt hàng thì vừa phải đảm nhận và phụ trách cả mảng nhập khẩu và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra thông tin trên MBL và HBL nếu phát hiện sai sót thì nhân viên phải liên lạc với đại lý và tiến hành chỉnh sửa cho đến khi phù hợp, nếu không kịp thời nhanh chóng chỉnh sửa thì thời gian tiến hành nhận hàng hóa của khách hàng dễ bị kéo dài và chậm trễ. Hơn nữa, cú trường hợp nhõn viờn khụng nắm rừ lịch làm việc hàng ngày hoặc lịch nghỉ lễ của các cơ quan nhà nước hay các đối tác, hãng tàu cũng sẽ gây ra sự chậm trễ cho quá trình cung cấp dịch vụ dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng, thậm chí ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của công ty trên thị trường bị sụt giảm. Đối với những ngày lễ hay hàng hóa về nhiều hoặc với những lô hàng lớn cần nhiều container mà bên đội vận chuyển của công ty không đủ số lượng thì buộc phải thuê dịch vụ vận chuyển, và tất nhiên sẽ phụ thuộc vào đối phương rất nhiều.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã diễn ra và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cùng mạng lưới kết nối Internet vạn vật (loT) và xuất hiện Logistics bên thứ tư (4PL) và bên thứ năm (5PL) góp phần thúc đẩy thị trường Logistics toàn cầu phát triển. Trong diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 được tổ chức tại Hải Phòng ngày 26/11, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định rằng: “Thị trường Logistics Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid - 19 được kiểm soát và các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, tăng trưởng trở lại.” Cụ thể giai đoạn 2022 - 2027, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của thị trường Việt Nam được dự báo đạt mức 5.5% với tổng ngân sách quốc nội (GDP) sau 9 tháng 2022 đạt 8.83%. Theo đó quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đối số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã đặt mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu”.
Đặc biệt trong xu hướng phát triển ngành Logistics tại Việt Nam, nền tảng hệ sinh thái số và hệ thống ePort đã được nhiều doanh nghiệp chủ động ứng dụng, công ty FDI cũng đã áp dụng hệ thống này nhằm giúp giải quyết nhanh chóng các hoạt động Logistics hơn. Bên cạnh đó, yếu tố khiến sự cạnh tranh giữa các nền tảng thương mại điện tử trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết đó chính là mua sắm trực tuyến và đây cũng chính là yếu tố gắn liền với xu hướng phát triển ngành Logistics hiện nay ở Việt Nam. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, gần 90% số doanh4 nghiệp cho rằng việc triển khai chiến lược phát triển bền vững có thể nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp; 84,2% số doanh nghiệp có thể xác định các rủi ro và cơ hội bằng cách thực hiện chiến lược phát triển bền vững; 52,6% cho rằng khách hàng coi trọng các hành động phát triển bền vững mà doanh nghiệp có thể đạt được.
Hơn nữa, công ty cần đẩy mạnh đầu tư công tác vào PR, quảng cáo chất lượng hình ảnh dịch vụ ở các trang mạng xã hội, đặc biệt là cập nhật website của công ty liên tục để có thể làm mới hình ảnh công ty và bắt kịp xu hướng thị trường. Ban giám đốc công ty cũng cần tiến hành mở lớp mời chuyên gia đào tạo nhân viên kinh doanh để nâng cao trình độ ngoại ngữ và trình độ chuyên môn về marketing nhằm tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng cho công ty và phát huy mọi biện pháp tăng cường hợp tác kinh doanh với các mối quan hệ làm ăn lâu dài bền vững. Bên cạnh đó, công ty cần chủ động tìm kiếm thêm nhiều đối tác là các nhà xe mới ngoài việc để đáp ứng kịp thời các vấn đề phát sinh thì còn để tránh tình huống độc quyền của một nhà xe nào đó và còn có được giá vận chuyển cạnh tranh hơn.
Hơn nữa việc sử dụng phần mềm quản lý góp phần tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của phương tiện vận tải giúp công ty cũng như khỏch hàng chủ động hơn trong việc theo dừi, đảm bảo quỏ trỡnh kinh doanh sản xuất của khách hàng. Với xu hướng phát triển công nghệ, công ty cũng cần triển khai công nghệ và công nghệ thông tin tiên tiến như đầu tư vào sử dụng các phương tiện cũng như các nguồn năng lượng mới để bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy sự phát triển sạch và hiệu quả như công nghệ GPS quản lý thông tin và định vị trong vận tải. Việc triển khai các ứng dụng công nghệ GPS giúp tăng cường phát triển trong quản lý kho bãi, giải quyết được các vấn đề kỹ thuật, thiết bị liên quan đến bảo quản nhiệt, lạnh, hơn nữa giúp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống kho bãi.