LỜI MỞ ĐẦU Vùng đất Nam Bộ là một không gian địa lý và địa bàn hành chính thân thuộc,thiêng liêng của người dân đất Việt đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển lâu dài..Nam Bộ
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ
Điều kiện tự nhiên
Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 26000 km2 gồm phần đất đồi núi thấp
( phần rìa của cao nguyên đất đỏ ) và phần thềm phù sa cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai.
Tây Nam Bộ có diện tích khoảng hơn 40000 km2 , chủ yếu là ĐBSCL, cùng một vài dãy núi thấp ở miền tây An Giang, Kiên Giang
Phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và phía đông bắc giáp với Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đồi núi trong vùng không nhiều và tập trung ở miền Đông
Phần lớn là đồng bằng phù sa
Lượng nước lớn, lòng sông rộng và sâu ảnh hưởng đến thủy triều mạnh.
Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11.
Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là cung cấp nguồn nước dồi dào Hai hệ thống sông lớn nhất đó chính là sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, ánh nắng nhiều, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt thấp.
Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
+ mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Lượng mưa khá lớn, phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía tây và Tây Nam Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất
Khi xuất hiện cường độ mưa lớn thường gây hiện tượng xói mòn ở những vùng gò cao Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng.
Đặc điểm xã hội
1.2.1.Khái quát dân cư vùng Nam bộ
Trong lịch sử và hiện tại đồng bằng Nam Bộ là vùng cư trú của nhiều dân tộc Đó là nơi sinh sống của nhiều lớp cư dân người Việt, người Khmer, người Hoa và người Chăm theo đạo Islam Cư dân Nam Bộ có nguồn gốc rất đa dạng, phong phú Đại diện cho lớp cư dân lâu đời là người Mạ, người Xtiêng, người Chơ Ro, tiếp theo sau là người Khmer, người Chăm, người Việt, người Hoa Các dân tộc ở miền Đông Nam Bộ do sống cùng một vùng sinh thái, môi trường địa lý, khí hậu giống nhau, thực hành các phương thức mưu sinh giống nhau cho nên đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc có rất nhiều điểm tương đồng Điều này được phản ánh đậm nét trong tri thức dân gian của mỗi dân tộc, đặc biệt trong lĩnh vực lao động sản xuất Ngoài những điểm tương đồng chung, sự thich nghi môi trường sinh thái và tri thức dân gian của các dân tộc còn thể hiện rõ đặc trưng tộc người, chẳng hạn như người Việt am hiểu, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, người Hoa có nhiều tri thức về các bài thuốc Bắc, người Khmer, người Stiêng, người Chơro… có nhiều tri thức về đời sống ở xứ có rừng qua việc bẫy thú rừng, làm rẫy, dệt thổ cẩm, đan lát…
1.2.2.Phân bố dân cư vùng Nam bộ
- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.
- Dân số đông, mật độ dân số cao
- Tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 18.719.266 người, trên một diện tích là 23.560,6 km², với mật độ dân số bình quân 795 người/km², chiếm 19,1% dân số cả nước.
- Gồm 13 tỉnh, thành: TP Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang.
- Tây Nam Bộ có tổng diện tích 40.577,6 km² và có tổng dân số là 17.330.900 người, chiếm 19% dân số cả nước
STT Tỉnh thành Thủ phủ Thành phố Thị xã Quận Huyện Dân số
Mật độ (km²) Đông Nam Bộ
2 Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa 2 1 5 1.148.313 1.980,8 580
3 Bình Dương Thủ Dầu Một 4 1 4 2.627.195 2.694,7 975
6 Tây Ninh Tây Ninh 1 2 6 1.178.320 4.041,4 292 Đồng bằng sông Cửu Long
10 Đồng Tháp Tp Cao Lãnh 3 9 1.693.300 3.383,8 500
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ TRANG PHỤC VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ
Ẩm thực
2.1.1.Đặc điểm chung của văn hóa ẩm thực vùng văn hóa Nam bộ.
Khẩu vị riêng biệt Điểm nổi bật trong khẩu vị của người miền Nam, với vị ngọt thì không phải sự ngọt nhẹ nhàng mà vị ngọt người miền Nam sử dụng phải là ngọt ngậy ngọt khé, vị chua cực và mặn cực gắt, vị đắng thì được ví như mật hay vị cay thì phải thật nồng.
- Một nét đặc biệt nữa trong các món ăn của người dân Nam Bộ là tiêu Tiêu đã trở thành loại gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn của người dân miền Nam.
- - Đa số món ăn của người Nam Bộ đơn giản trong cả thành phần nguyên liệu và cách chế biến Vị ngọt, béo trong nước cốt dừa chính là nét đặc trưng trong ẩm thực của người miền Nam Khẩu vị của người Nam Bộ khá rõ ràng vị nào ra vị nấy Điển hình như, món kho quẹt cũng sẽ mặn đến quéo lưỡi, hay vị cay thanh của nước chấm có gừng
Tính dân dã, phóng khoáng và đa dạng
Đối với các loại rau: người Nam Bộ ăn rất nhiều rau, thường là những loại rau có sẵn ở ao hồ, vườn ruộng.
Đối với thức ăn từ động vật: ngoài các loại cá, tôm bắt ở ao, đìa thì người dân Nam Bộ còn ăn còng, cua, ba khía, chuột, cóc, … hay một số loài côn trùng như: cào cào, dế…
-Về nơi ăn, người dân miền Nam rất dễ chịu, với những bữa cơm hàng ngày trong gia đình thì tùy điều kiện trong nhà rộng hay hẹp mà được bố trí nơi ăn sao cho hợp lí, có thể trên bàn thậm chí ngay trên sàn nhà Tuy nhiên, khi có đám tiệc, người miền Nam thường rất coi trọng lễ nghi, vì vậy sẽ bày biện ở những nơi trang trọng, ấm cúng thể hiện sự hiếu khách của gia chủ Đặc biệt, người dân Nam Bộ rất thích được ăn ngay nơi vừa chế biến
+ Ẩm thực miền Nam rất đa đạng và phong phú, không cầu kì trong khâu bày trí nhưng vẫn rất hấp dẫn bởi sự tươi ngon, dồi dào của nguyên liệu chế biến và mang một nét rất riêng không pha lẫn, điều đó làm nên những đặc trưng độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ.
Tính độc đáo và phá cách
-Ẩm thực có sự gia giảm táo bạo, sẵn sàng cho thêm các phụ gia mới mẻ để làm mới món ăn và làm mới khẩu vị.Đây cũng là một điểm khác biệt so với ẩm thực miền Bắc, nơi luôn bảo thủ, nghiêm ngặt trong cách chế biến, sử dụng gia vì Sự phá cách đã làm cho những món ăn ở Nam Bộ dù có nguồn gốc từ mọi miền tổ quốc nhưng lại mang những màu sắc mới Nếu con gà ở miền Bắc không chấp nhận thứ lá nào khác ngoài lá chanh thì con gà ở miền Nam sẵn sàng đón nhận những gia vị khác(lá giang, sả, đinh lăng, rau răm ) Món canh chua cũng có nhiều biến thể khác nhau, tùy vào điều kiện nguyên liệu cụ thể của từng địa phương Món canh chua (cá) của Nam Bộ: canh chua cá lóc, canh chua cá linh bông súng, canh chua cá rô bông điên điển, canh chua cá bông lau, bông so đũa, canh chua cá kèo lá giang, canh chua khô cá sặc, khô cá dứa Món bún riêu của người miền Bắc với nguyên liệu đơn giản chỉ là cà chua, cua đồng (có thể thêm đậu hũ chiên) thì bún riêu của người Nam bộ lại có thêm rất nhiều nguyên liệu như: huyết heo, chả, giò heo, ốc Nhìn chung, người Việt ở Nam Bộ luôn tìm cách đổi mới món ăn, từ nguyên liệu đến cách chế biến, cách dùng lơ phụ gia và ít khi đúc kết một món ăn nào đó thành công thức định sẵn như ẩm thực miền Bắc.
-Một món ăn, người ta có thể chế biến bằng nhiều loại động thực vật khác nhau Chỉ một món kho, người ta có thể kho với các loài động thực vật, hoặc thủy hải sản khác nhau để tạo ra các món ăn khác nhau, với các hương vị khác nhau Nào là: cá lóc kho, cá trê kho, cá hủn hỉn kho tiêu, cá sặc kho, cá chạch kho, cá rô kho, cá lòng ròng kho… còn có cả gà kho và dừa kho nữa Ngay chỉ có một món kho thôi, người ta cũng có nhiều cách kho khác nhau, như: kho tiêu, kho tộ, kho quẹt, kho khô, kho mẳn, kho riệu…
- Chỉ một loài sinh vật, người ta cũng có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, với cách làm khác nhau và hương vị cũng khác nhau Chỉ một loại cá lóc, mà người ta có thể chế biến ra nhiều món khác nhau: “khô lóc nướng, khô lóc xé phay trộn gỏi, khô lóc chưng tương gừng, khô lóc nấu choại bần, mắm lóc sống trộn gỏi, mắm lóc kho lỏng, mắm lóc chưng nguyên con, mắm lòng trộn gỏi đu đủ phơi se,…”
Tính dung hợp trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ thể hiện ở
- Người Nam Bộ rất sáng tạo trong ẩm thực, bắt nguồn từ sự dung hợp những đặc trưng văn hóa khác nhau của những cộng đồng người cùng sinh sông trên mảnh đât này Đó là cách xử lý hài hòa quan hệ giữa thiên nhiên và con người của cư dân nơi đây Dung hợp là sự hòa lẫn vào nhau để hợp thành một thê thống nhất Đặc điểm này thế hiện rất rõ trong văn hóa âm thực của vùng đất Nam Bộ Bởi đây là vùng đất khẩn hoang, đa số cư dân miền Nam có nguồn gốc từ miền Bắc hoặc miền Trung (vùng Ngũ Quảng), hòa nhập cùng cộng đồng người Khơme, Hoa, Chăm
- Tính dung hợp trong văn hóa âm thực Nam Bộ thê hiện trước hết ở sự pha trộn văn hóa ẩm thực các vùng miền Việt Nam Người dân Nam Bộ khi làm các món ăn cúng giỗ ông bà tổ tiên vẫn chú ý đến các món ăn truyền thống ở Bắc Bộ, Trung Bộ như:thịt hầm, thịt luộc, món xào, thịt kho Tuy nhiên, do lượng lương thực, thực phẩm nhiều, các món ăn từ các vùng miền khác khi du nhập đến đây được phát triến và cải biến mạnh mẽ Sợi bún từ miền Bắc, khi vào đến miền Nam, trở nên to hơn, đặc bột hơn, trở thành món bánh canh Chiếc bánh tráng của miền Trung vào đến miền Nam cũng được thay đổi, thêm nhiều mùi vị hơn, được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Món bánh xèo khi dừng chân ở vùng đất Nam Bộ cũng to hơn, nhân bánh đa dạng, phong phú hơn, thêm giá, đậu xanh, nước cốt dừa, nhiều tôm thịt, ăn kèm rất nhiều loại rau Đó chính là một phần ký ức văn hóa mà người dân Nam Bộ mang theo khi khai hoang, định cư ở vùng đất mới này.
- Bên cạnh sự phát triển từ văn hóa ẩm thực của người Việt ở Bắc Bộ và Trung Bộ, ẩm thực Nam Bộ còn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa ẩm thực của cộng đồng người Khơme, Hoa, Chăm Với tính cách hào hiệp, phóng khoáng, trên nền tảng của điều kiện thiên nhiên ưu đãi, người Nam Bộ tiếp tục thu nhận, cải biến những món ăn thức uống của các tộc người cộng cư, làm phong phú thêm kho tàng ẩm thực của mình.
- sự ảnh hưởng từ các nền ẩm thực khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Campuchia Đây là điêm khác biệt so với văn hóa âm thực của người Việt ở miền Bắc. Rất nhiều món ăn thức uống có nguôn gộc từ Trung Quốc như: hủ tiêu, phá lâu, chao, hoành thánh chỉ có mặt ở Nam Bộ, ít xuât hiện ở miên Bắc Người miên Băc cũng không sử dụng cà phê vôn là thức uông theo chân người Pháp vào Việt Nam một cách thường xuyên như người miền Nam, thay vào đó là các loại nước uống cổ truyền của dân tộc như: chè, nước vối.
- Các món ăn của Nam Bộ thường đặc trưng bởi vị ngọt của đường, nước dừa, nước cốt dừa du nhập từ văn hóa ẩm thực Ấn Độ, Thái Lan
→ KẾT LUẬN: Văn hóa Nam Bộ mang trong mình những nét văn hóa vừa truyền thống, vừa hiên đại, vừa thống nhất, vừa đa dạng, vừa thuân Việt, vừa không thuần Viêt Sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa ấm thực vùng đất này, xét vê một phương diẹn nao do, là sự tích luy của những giá trị âm thực truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được vun đắp qua hàng năm lịch sử, cộng với chất xúc tác là điều kiện thuận lợi về tự nhiên xã hội con người, Nam Bộ đã mang đến một diện mạo văn hóa ẩm thực đặc trưng trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam.
Đặc trưng của trang phục vùng văn hóa Nam bộ
2.2.1 Trang phục người Kinh: a, Áo bà ba:
* Nhân định về nguồn gốc áo bà ba:
- Chưa có tư liệu nào xác định rõ nguồn gốc của áo bà ba mà chỉ biết rằng vào đầu thế kỉ XX, áo được may phổ biến cả vùng Nam Bộ
- Nhận định, quan điểm khác:
+ Nhà văn Sơn Nam thì “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba”. + Quan niệm khác lại cho rằng: “Có thể áo bà ba ảnh hưởng, cách tân từ áo lá và áo xá xẩu may bằng vải buồm đen của người Hoa lao động, là kiểu áo cứng, xẻ giữa, cài nút thắt Phải chăng do thời tiết quanh năm nóng bức, họ bỏ luôn chiếc cổ thấp của áo lá và áo xá xẩu, mang thêm áo quanh chân cổ cho chắc Áo xẻ giữa thay vì cài nút thắt đã được làm khuy, cài nút nhựa do ảnh hưởng phương Tây”.
- Màu sắc: Màu sắc trong trang phục của người dân nơi đây ngày xưa thường có gam chủ đạo là đen, nâu sậm, màu trắng.
- Vải may: Là loại vải một, vải ú, vải sơn đầm rất mau khô sau khi giặt Ngày xưa, để nhuộm vải, người ta dùng lá bàng, vỏ trâm bầu, trái mặc nưa để nhuộm, rồi phủ bùn nhằm chống thôi màu.
+ 1960-1970: Áo bà ba truyền thống được phụ nữ thành thị cải tiến, vừa dân tộc, vừa đẹp và hiện đại hơn Áo dài bà ba hiện nay không thẳng và rộng như xưa, mà được may hẹp, nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình Ngoài ra, người ta còn sáng tạo các kiểu chắp vai, cổ tay, cửa tay, riêng các kiểu bâu (cổ) lá sen, cánh én, đan tôn là được tiếp thu từ kiểu y phục nước ngoài.
+ Hiện nay: chiếc áo bà ba được xẻ ở hai bên hông làm cho người mặc cảm thấy thoải mái, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc b, Chiếc khăn rằn:
* Nguồn gốc: Theo các nhà nghiên cứu thì chiếc khăn rằn có nguồn gốc từ người
Khmer và trong quá trình cộng cư của các dân tộc trên vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, nó đã được chuyển thành thứ trang phục đặc trưng của nhiều dân tộc khác
* Đặc điểm: Chiếc khăn rằn thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn và có lẽ các lằn ngang dọc ấy là gốc gác của tên gọi khăn rằn Chiếc khăn rằn có chiều dài khoảng 1,2m, rộng chừng 40-50cm, không cầu kỳ, sặc sỡ mà rất đỗi bình dị, giản đơn.
* Cách người Nam Bộ sử dụng:
- Phụ nữ vắt gọn khăn trên đầu, còn đàn ông cột ngang trán, chừa hai đuôi khăn nhô lên đầu, nút khăn nằm ở phía trước Khăn cũng được quàng trên cổ, một đầu thả trước ngực, một đầu thả sau lưng Đôi khi hai đầu được buông xuôi xuống phía trước, đi với bộ quần áo bà ba làm nên nét đặc trưng rất duyên của cư dân Nam Bộ
- Nam giới khi làm việc đồng thường lấy khăn buộc ngang trán, lật ngửa hai đầu khăn đưa lên trời để ngăn mồ hôi không chảy xuống mặt mà cản trở công việc Đến khi mệt, họ bước lên bờ đê, tìm gốc cây tựa lưng nghỉ mệt Lúc này khăn mới được lột xuống để lau mồ hôi ở trán, ở mặt, ở cổ
+ Các loại vải khác nhau như: vải trơn một màu, vải nổi hoa văn, vải có kèm sợi chỉ vàng, bạc…
+ Trước khi dệt vải, người Khmer Nam Bộ thường dùng màu tự nhiên từ các loại hoa, lá, quả, vỏ cây… hoặc phẩm màu nhuộm cho sợi tơ
- Người Khmer Nam Bộ còn thêu thêm hoa văn hoặc đính hạt cườm, hạt kim sa để làm nổi bật trang phục
* Phân loại: Tùy vào hoạt động, giới tính, độ tuổi, họ sử dụng trang phục khác nhau như:
- Trang phục lao động với áo ngắn hoặc dài tay, quần dài may đơn giản, ít họa tiết và không kết kim sa, kim tuyến
- Đi lễ chùa với trang phục kín đáo;
- Trang phục dành cho lễ hội có sắc màu sặc sỡ, nổi bật
- Trang phục cưới thường rực rỡ, lấp lánh ánh kim sa;
- Trang phục phục vụ các loại hình sân khấu truyền thống lại khá đa dạng và cầu kỳ…
* Một số trang phục phổ biến:
- Chiếc váy xampot của phụ nữ Khmer mặc theo cách quấn ngang hông và giắt về một phía, gấu váy cao trên cổ chân Váy xampot thường được làm bằng vải tơ tằm, dệt tay, có nhiều họa tiết và nhiều màu sắc
- Áo wên, áo srây hoặc áo tằm wong (tầm vong) là loại áo dài của người Khmer, làm bằng vải màu đen Áo được may bít tà, rộng và dài qua đầu gối, cổ xẻ trước ngực nên khi mặc phải chui đầu Tay áo thường bó chặt, sườn áo có ghép thêm bốn miếng vải dọc từ nách đến gấu Các loại áo này thường được mặc chung với quần đen như người Việt hoặc mặc với váy xampot
- Kama là loại khăn rằn của người Khmer nhưng nay cũng thường thấy được sử dụng trong cư dân người Chăm và người Việt ở Nam bộ Do kỷ thuật nhuộm vải bằng quả mạc nưa (maklưa) nên Kama có màu đen tuyền, bóng và lâu phai nhạt Loại Kama do người Khmer dệt có hoa văn hình karô, màu đỏ hoặc màu xanh nổi lên trên nền hình chữ nhật hoặc hình vuông màu trắng nên thường đẹp và bền Kama còn dùng làm khăn lau mặt, làm khăn choàng, khăn tắm, quấn đầu, thắt lưng, làm bao đựng vật dụng đi đường và làm võng cho em bé nằm.
- Phụ nữ thích đeo nhẫn bằng vàng hoặc bằng kim loại khác, tóc thích cài bằng các loại kẹp có bông hoa nhiều màu sắc sặc sỡ để tăng thêm duyên dáng Cả nam và nữ thanh niên người Khmer Nam bộ đều thích đeo đồng hồ.
2.2.3 Trang phục của người Chăm:
- Với nam giới, ngoài áo và xà rông, họ thường đội nón cả khi ra khỏi nhà lẫn ở trong nhà Thông dụng là nón kapeak làm bằng vải nỉ, nhung đen, hoặc chỉ trắng… trên nón có thể thêu thêm hoa văn.
- Người cao tuổi và trẻ em thường đội nón bằng chỉ trắng, vốn có nguồn gốc từ người Islam ở Malaysia
- Riêng những đàn ông đã hành hương sang thánh địa Mecque được tôn kính mang tước hiệu Hadji sẽ đội khăn vuông gọi là khăn hadji Các vị Imam (người điều hành các nghi lễ trong thánh đường) cũng được phép đội khăn này để tôn lên vẻ trang trọng.