1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam.pdf

13 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở văn hóa làng xã Việt Nam
Tác giả Dương Vũ Hồng Phúc, Hạ Mão, Hồ Thị Vi Thảo, Nguyễn Thị Kim Ngân, RomaH Cao Thị Khanh Huyện
Người hướng dẫn PHẠM THỊ TƯ TRINH
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Chuyên ngành Giao Giục Nghệ Thuật
Thể loại Bài Tiểu Luận
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Nhà nước chỉ can thiệp vào làng xã trong việc thu thuế, bắt lính; xử lý những vụ án hình sự, hay những vụ tranh chấp dân sự làng không hòa giải được; can thiệp khi có dịch bệnh lớn...còn

Trang 1

TRƯỜNG DAI HOC SU PHAM ĐÀ NẴNG KHOA GIAO GIUC NGHE THUAT

BAI TIEU LUAN

CO SO VAN HOA VIET NAM

Giang vién : PHAM THI TU TRINH

Sinh viên : Dương Võ Hồng Phúc; H-Hạ

Mjâo; Hồ Thị Vi Thảo; Nguyên

Thi Kim Ngan; RoMah H Lua; Cao Thi Khanh Huyén

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ LÀNG XÃ VIỆT NAM 2

HÏỆN, e «se nen nen nen nen nh nan ha na na na ka Kay Xa Say Say Sa nh như nhu man n s2

1.2.Lich sử hình thành văn hoá làng X ¡on sen nen san nen mg nen nh nan cm như san nh uy san Ã

1.3.Quá trình phát triển văn hoá làng xã từ xưa đến

Trang 3

CHUONG 1: LY LUAN VE VAN HOA LANG XA VIET NAM

1.1.Các khái niệm:

*Làng: Làng là một khái niệm hết sức quen thuộc, mọi người đều dùng nhưng khi cần phải định nghĩa về “làng” thì lại có những quan niệm không giống nhau Có người coi làng như một cộng đồng, có người coi làng như một đơn vị cư trú trên một địa vực nhất định Nhiều chuyên gia phương Tây đã nêu lên 3 đặc trưng cơ bản của làng cổ truyền: Về mặt chính trị là sự tự quản; về mặt kinh tế là tự cấp tự túc và về mặt xã hội là thuần nhất, cộng đồng Và như thế có thể đồng nhất khái niệm làng cổ truyền với khái niệm “công xã nông thôn”

“Làng” là một từ thuần Việt, được sử dụng rất phổ biến trong dân gian, nhưng không thấy ghi chép trong thư tịch cổ hay trong địa bạ, hương ước cổ Có thể nêu ra mấy tiêu chí để nhận diện một làng truyền thống:

- Mỗi làng có một địa vực nhất định coi như không gian sinh tồn gồm khu cư trú, ruộng đất, đồi gò, núi sông, ao đầm do cộng đồng làng hay các thành viên của cộng đồng làng sử dụng

- Cự dân trong làng là thành viên của một cộng đồng gắn bó với nhau bằng nhiều mối quan hệ như quan hệ láng giềng (làng, xóm, ngõ ), quan hệ huyết thống (gia đình, dòng họ), quan hệ nghề nghiệp, quan hệ tín ngưỡng, quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau (phường, hội, họ )

- Về mặt văn hoá mỗi làng thường có đình làng thờ thành hoàng làng, có chùa, đền, miếu, am, quán, có cơ sở sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng và lễ hội chung (riêng các làng theo Thiên chúa giáo các sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng tập trung ở nhà thờ)

- Về mặt quản lý thời kỳ đầu có thể chỉ là hội đồng già làng, chủ yếu tổ chức, quản lý theo tục, sau đó đến Hội đồng kỳ mục rồi Hội đồng tộc biểu , quản lý thông qua hương ước

Làng Việt bắt đầu xuất hiện cùng với quá trình tan rã của công xã thị tộc hình thành công xã nông thôn, có lịch sử khoảng 4000 năm *Xã: Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ VII dưới thời thống trị của nhà Đường Tuy nhiên phải đến khi họ Khúc giành được quyền tự chủ vào đầu thế kỷ thứ X, ý tưởng biến làng Việt cổ truyền thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của Nhà nước trước đây mới được khẳng định và chính thống hoá Mặc dầu vậy, vai trò của cấp xã thời kỳ này cũng chưa thật rõ Thời kỳ đầu một xã chỉ có một làng, nhưng dần dần trong quá trình phát triển, một xã có khi bao gồm vài ba làng, thậm chí nhiều hơn nữa Khi ấy sự khác nhau giữa xã và làng còn ở cả quy mô nữa

Trang 4

*Van hoa lang xa: Văn hóa làng xã Việt Nammhaymvăn hóa làngmilà tổng hợp các giá trị và nét văn hóa đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam Văn hóa làng xã phản ánh những yếu tố cơ bản và tiêu biểu cho tính cáchmecon người Việt Nam, nó có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt đời sống xã hội ở quốc gia này cũng như công đồng người

Việt ở hải ngoại

1.2.Lịch sử hình thành văn hoá làng xã:

Làng xã Việt Nam ra đời vào giai đoạn tan rã của công xã Nguyên thuỷ,tức là vào khoảng thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên,Lúc này,ở các cùng trung du và đồng bằng bắc bộ,người Việt đã quân tụ lai,dinh cư theo từng điểm cư dân trông nom đồng ruộng Trong các làng này,tồn tại rất đậm tính cộng đôngfchủ nghĩa trọng lão và trọng

nữ Thời Bắc thuộc,làng xã Việt Nam đã co mình lại để tự vệ bảo tồn cơ cầu lỗi sống cố truyền,chống lại sự đô hộ chính trị và đồng hoá văn hoá các thế lực phương _ Bắc Dưới các vương Triều phong kiến dân tộc,làng xã trở thành đơn vị hành chính quốc gia Làng xã là đơn vị xã hội mà ở đó,người nông dân Việt Nam đã cô kết để tạo nên sức mạnh cộng đồng trong khai phá đất hoang đắp đê,đào kênh làm thuỷ lợi Đấy là những công trình lao động rất bức thiết trong yêu cầu phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước ở một xứ nhiệt đới gió mùa thường bị lũ lụt đe doạ,nhưng đơn vị sản

xuất nhỏ là gia đình không thế đảm đương nỗi

Thời Lý-Trần,làng xã Việt còn giữ nhiều nét cổ truyền về kinh tế-xã hội ,có vai trò tự trị tương đối lớn,nhà nước ít can thiệp vào đời sống xã.Từ thời Lê Sơ,sự can thiệp của nhà nước vào làng xã diễn ra mạnh hơn, làng xã từng bước bị phong kiến hoá và sẽ phân hoá xã hội,kinh tế nội bộ cũng diễn ra sâu sắc

Về không gian,các làng xã miền Bắc-mà điển hình là các làng xã vùng đồng bằng Bắc bộ thường có kết cấu kinh tế xã hội chặt và khép kín hơn là các làng xã miền Nam,sự phân hoá đẳng cấp cũng sâu sắc hơn.Làng xã miền Bắc cũng có nhiều dạng khác nhau về loại hình kinh tế:làng thuần nông,làng chài,

Tuy có nhiều sắc thái khác nhau về các phương diện nói trên ,nhìn một cách tổng quát,làng xã Việt Nam truyềở những làng thuần nông là kinh tế bán tự t thống vẫn mang nhiều đặc điểm chung Nó vừa là một cộng đồng cố kết chặt,vừa là một cấu trúc phân tầng sâu sắc.Làng xã là một cộng đồng xã hội có kết chặt về nhiều mặt,có tính tự quản

Về cảnh quan, địa thế,một làng thường được bao bọc ,phòng vệ sau một luỹ tre xanh,thông thương với bên ngoài bằng một cổng làng,đó là một không gian cư trú khép kín.Kinh tế ở những làng thuần nông là kinh tế bán tự túc.Mối liên hệ ngoài thường ít ỏi và ở cự ly gần,qua mạng lưới chợ luân phiên,phần lớn các hoạt động kinh tế thực hiện ở quy mô làng.Tính cộng đồng tự quản về mặt chính trị của làng xã

Trang 5

thể hiện ở sự tồn tại song song hai hình thức quyền lực.Làng xã còn là cổng đồng cố kết tự quản về văn hoá tinh thần Có một thứ tôn giáo là tục thờ cúng thành hoàng,được coi là vị thân bảo trợ cho toàn thể dân làng.Không gian thiêng của làng gồm các đình ,chùa chiền,miếu mạo, Việc giáo dục trẻ em được giao cho mot thay đồ ,thầy đồ được làng chu cấp.Trong năm người ta tổ chức những đám rước tế,lễ hội,các bữa cỗ tập thể đình đám,tục hương ẩm,các dịp khao vọng,cheo cưới, nhân cơ hộ I này thu hút đông đảo mọi tầng lớp dân làng vừa nghiêm trang ,vừa vui về nhưng có khi lãng phí hình thức ,biến thành hũ tục

1.3.Quá trình phát triển văn hoá làng xã từ xưa đến nay: Làng là một đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt ở nông thôn, có địa vực, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, phong tục, tập quán, tâm lý, quan niệm, tính cách và cả “hương âm”, "thổ ngữ" tức "giọng lang" riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử Đặc biệt, để duy trì trật tự, nền nếp, mỗi làng đều có hương ước, được coi như bộ luật của làng.Hương ước là lệ làng được văn bản hóa, quy định chặt chẽ về cơ cấu tổ chức; yêu cầu công khai, minh bạch về bầu bán, bãi miễn các chức vị trong làng; phân bổ thuế, phân chia ruộng đất công; về tuần phòng; về lễ nghi, tín ngưỡng; về lệ hôn thú, tang ma; về tương trợ, cứu tế; về khai sinh, khai tử, học hành và xử phạt vi phạm Có thể nói mọi quan hệ trong làng xã đều được quy định trong hương ước Hương ước do chính dân làng soạn thảo, nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương; hằng năm hương ước đều được tuyên đọc một lần tại đình làng, để ai cũng nhớ, cũng thuộc và những điều khoản không còn phù hợp cũng thường được sửa đổi

Đặc điểm của làng xã cổ truyền là tự trị, tự quản Nhà nước chỉ can thiệp vào làng xã trong việc thu thuế, bắt lính; xử lý những vụ án hình sự, hay những vụ tranh chấp dân sự làng không hòa giải được; can thiệp khi có dịch bệnh lớn còn lại thuộc quyền tự trị, tự quản của các làng xã.Cơ cấu tổ chức làng xã xưa đơn giản nhưng chặt chẽ, hệ thống tổ chức gồm Hội đồng hương chính và Lý trưởng do dân làng tự bầu, Nhà nước phê chuẩn, nếu vị chức sắc nào thực hiện trách nhiệm kém cỏi hay có sai phạm, dân làng sẽ bầu người khác thay thế Làng có đội ngũ tuân phiên, có trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự trong làng và ngoài đồng Hầu hết hương ước các làng đều quy định, nếu tuần phiên lơ là để trộm đục tường, khoét vách ăn trộm hay gặt trộm lúa ngoài đồng, tuần phiên bị phạt và đền cho gia đình mất trộm 100% số tài sản thiệt hại.Hương ước nhiều làng quy định, khi họp Hội đồng ở đình làng, dân làng có quyền đến dự, ai có điều gì thắc mắc có quyền chất vấn, Hội đồng có trách nhiệm giải trình rõ ràng Tuy nhiên, hương ước cũng quy định người chất vấn phải có thái độ đúng mực, ai say rượu nói càn có thể bị phạt.Có

Trang 6

hương ước còn quy định, ai mất gà, mất buồng cau, buồng chuối mà đi chửi rong trong làng, làm “mất phong thể của làng” thì bị xử phạt Nói về xử phạt, điều đặc biệt là ai vi phạm cũng bị phạt, nhưng những người dân thường bị phạt nhẹ, còn những người có chức sắc, có chữ nghĩa thì bị phạt nặng hơn nhiều lần

Do tính chất tự trị, tự quản cao như thế nên người ta đánh giá làng xã cổ truyền Việt Nam “như một nước cộng hòa thu nhỏ”, với những thiết chếm chặt chẽ, những quy định bảo đảm “dân chủ làng xã” và cố kết cộng đồng rất cao.Điều đáng quan tâm nữa là nhìn chung dân trí trước đây còn thấp, đại đa số không biết chữ nhưng “nếp sống văn hóa lại khá cao”, những người có chữ nghĩa trong làng rất được tin cậy và tôn trọng Người có chữ nghĩa tham gia Hội đồng, được bầu làm chức dịch Và cũng vì thế mà người dân rất hiếu học, mong con cháu được học hành, đỗ đạt thành tài.Những giá trị đó khiến làng xã xưa bình yên, vững vàng trước các yếu tố ngoại lai suốt quá trình dựng nước và giữ nước.m

Ngày nay, làng xã cổ truyền đã thay đổi, không còn bao bọc khép kín trong lũy tre làng mà là một đơn vị dân cư mở, mỗi xã là một đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp hiện nay Đây là điều kiện để các làng xã phát triển, nhất là phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng làng nghề hay nông nghiệp sạch để nâng cao đời sống nhân dân

Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh những thành tựu to lớn là những mặt tiêu cực tác động đến nông dân, nông thôn rất khốc liệt Có nhận định cho rằng tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang công nghiệp là một bước ngoặt mới chưa từng có, đã làm biến dạng không ít làng xã cổ truyền, biến nhiều nông dân thành thị dân, nhiều người hoàn toàn không có tư liệu sản xuất và tay nghề bị lạc lõng trước thời cuộc, khiến họ phải ra đô thị, chợ biên giới, xuất khẩu lao động, kết hôn với người nước ngoài, hay phá hủy chính môi trường sống của mình để kiếm ăn Có ý kiến cho rằng những tiêu cực của cơ chế thị trường khiến người nông dân lao vào cuộc tranh đoạt, dẫn đến sự suy thoái đạo đức văn hóa nông thôn ở mức độ trầm trọng, hiện tượng lấn chiếm đất công, tranh chấp từ đường không còn là chuyện hiếm

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, làng xã phải tháo gỡ những nếp cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp của làng xã truyền thống như co cụm, khép kín “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” hay chỉ trong lệ làng, coi thường pháp luật kiểu “Phép vua thua lệ làng” nhưng cũng đồng thời phải bảo lưu được những giá trị quý báu của văn hóa làng xã như ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng; tôn trọng trật tự, kỷ cương; tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc

Trang 7

“tắt lửa tối đèn có nhau” là một bài toán khó, nhưng không thể không tìm ra giải pháp

Chúng ta xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó bản sắc dân tộc phải chăng một phần quan trọng nằm ở văn minh làng xã cổ truyền Những giá trị mang tính bản sắc ấy ở nông thôn đang đứng trước những thách thức rất lớn

Để giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài này, Nhà nước cần có những giải pháp vĩ mô, nhưng vai trò rất quan trọng của mỗi cộng đồng dân cư, làng xã, dòng họ và mỗi cá nhân phải được phát huy, khơi lại những giá trị truyền thống trong trẻo, nâng cao lòng tự hào về truyền thống để thích nghi với xã hội hiện đại mà không mất gốc, mất đi bản sắc văn hóa Việt được đúc kết qua ngàn năm lịch sử đáng tự hào của tổ tiên ta

1.4.Phân loại làng xã: mDựa vào đặc điểm quần cư, làng xã Việt Nam được chia làm 3 loại hình cơ bản như dưới đây:

- Làng xã theo huyết thống: Toàn bộ dân làng sinh ra từ một dòng họ (một gia đình) trải qua nhiều đời nối tiếp

- Làng xã theo địa bàn cư trú: Những người sống trên một khu vực, khác dòng họ, hợp lại thành một làng Cộng đồng có tính dân chủ nhưng khuyết điểm là dựa dam, ỷ lại Theo địa bàn cư trú thì làng xã được chia thành một số loại hình là làng trung du - đồi núi, làng đồng bằng, làng ven biển

- Tổ chức làng nghề, phường và hội: không tính nghề làm nông là trồng lúa, những người cùng làm một nghề như nghề đánh cá (làng chài), nghề thủ công (làng gốm, làng rèn, đan nón), mỹ nghệ (làng đúc đồng, làng chạm bạc) về sau đều được gọi là “phường” Những phường này sẽ là hạt nhân của thành thị

Làng Việt Nam không chỉ là một khu vực cư trú đơn thuần của gia đình tiểu nông, mà chính bản thân nó còn là một tổ chức sản xuất, quân sự, xã hội Làng là tích hợp của những thành tố nói trên

CHUONG 2: DAC DIEM VAN HOA LANG XA VIET NAM TRUYEN THONG 2.1 Van héa vat chat

mVănmhóa vật chấtmlà những sản phẩm vật chất do con người tạo ra trong quá trình lịch sử phát triển, thể hiện ý thức, giá trị, tư tưởng, tín ngưỡng và đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc Văn hóa vật chất

Trang 8

bao gồm nhiều lĩnh vực, từ kiến trúc, nghệ thuật, đồ dùng hàng ngày, trang phục, ẩm thực cho đến các di tích lịch sử và danh lam thăng cảnh

2.2 Văn hoá tỉnh thần Viêt Nam Là tổng hợp các giá trị và nét văn hóa đặc trưng tạo nên bản sắc văn hoá VN.m Văn hóa làng xã phản ánh những yếu tố cơ bản và tiêu biểu cho tính cách con nguoi VN, nó có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt đời sống xã hội ở quốc gia nàym

Tuy nhiên bên cạnh đó, văn hóa làng xã cũng tồn tại nhiều hạn chế, bao gồm: lối suy nghĩ vụn vặt, tự trói mình trong lũy tre làng, lối sống khép kín, tự cấp, tự túc, bảo thủ của người nông dân

2.3 Đặc trưng văn hoá làng xã Việt Nam + Văn hóa làng quê là cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam.m +Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa làng quê đã tạo dựng những giá trị riêng, đặc sắc, làm nên hồn cốt của dân tộc.m

+Dưới tác động và ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đất nước và con người Việt Nam đang biến đổi hàng ngày trong đó có văn hóa làng quê Việt Nam

+Điều đó đặt ra yêu cầu phải nhận thức sâu sắc và những hành động cụ thể để gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu của văn hóa làng quê vốn đã được các thế hệ người Việt chọn lọc qua thăng trầm thời gian, chính là giữ hồn cốt của người Việt, của tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam rất quan trọng

2.4.Vài nét về văn hóa làng quê Việt Nam truyền thống +Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với bao biến đổi và thăng trầm, văn hóa Việt Nam đã hình thành, phát triển và tạo dựng nên những giá trị riêng, đặc sắc, làm nên hồn cốt của dân tộc.m

+Cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam chính là văn hóa làng quê Đó là chiếc nôi hình thành, phát triển, nuôi dưỡng, trao truyền những giá trị văn hóa Việt Nam và nhân cách con người Việt Nam Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, những giá trị tốt đẹp của văn hóa làng quê Việt Nam vẫn được gìn giữ, vui đắp, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc +Làng quê Việt Nam từ xa xưa đã được xây dựng thành những tổ chức xã hội nhất định Diện mạo của các tổ chức xã hội này được hình thành theo nhiệm vụ, được quy định trong hương ước, phong tục của làng.m

+Hương ước của làng là một di sản văn hóa quý giá, có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của làng quê Việt Nam Làng là vùng đất do các nhóm người đầu tiên của làng đến khai phá, sinh sống và lập nghiệp Vì vậy, làng là nơi cộng đồng dân cư được tập

Trang 9

hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực và quan hệ nghề nghiệp.m

+Làng quê Việt Nam chủ yếu là cộng đồng của những người tiểu nông trồng lúa nước và là nơi sản xuất tự cung, tự cấp là chính Ở mỗi vùng miền của đất nước, làng có những đặc trưng riêng Từ đó hình thành nên văn hóa gia đình và nhân cách con người ở mỗi vùng miền, với những nét khác biệt

+Ngay từ lúc còn sơ khai, làng quê Việt Nam đã là một cộng đồng văn hóa Do nhu cầu sống, tổ chức sản xuất, chống chọi với thiên tai, địch họa mà cư dân trong làng đã cố kết lại với nhau thành cộng đồng bền chặt Làng quê Việt Nam từ bao đời nay là nơi người dân cư trú, sinh sống, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa đồng thời là nơi cố kết mối quan hệ dòng tộc, xóm giềng Văn hóa làng chính là hệ thống những giá trị hình thành qua bao đời, là công cụ, phương tiện tổ chức và duy trì toàn bộ hoạt động của cư dân Người dân trong làng sống nặng tình nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn Tình làng nghĩa xóm, quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp song, ky Cương của làng

+Làng quê ở mỗi vùng miền có những yếu tố văn hóa khác nhau, làng quê ở Nam Bộ khác với làng quê ở Bắc Bộ, nhưng về tổng thể thì cấu trúc của làng quê có nhiều điểm giống

CHUONG 3: BAO TON VA PHAT HUY GIA TRI VAN HOA LANG XA VIET

NAM HIỆN NAY 3.1 Giá trị văn hoá làng xã

Theo nghiên cứu của các nhà dân tộc học, làng Việt được hình thành trước khi có nhà nước, ban đầu là nơi tụ cư của những người cùng huyết thống, sau đó là những người cùng nghề Làng là một tổ chức tự quản quân sự, văn hóa khá hoàn chỉnh.Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển làng Việt có những đặc điểm như: làng là nơi có ý thức cộng đồng cao, tính đồng nhất thuần chủng; làng là nơi có ý thức tự trị, tự quản thông qua lệ làng và hương ước; làng là nơi có diện mạo văn hóa riêng được thể hiện qua phong tục, tập quán, lối sống, nếp sống và cuối cùng, làng là nơi thờ đa thần: vừa thờ thành hoàng, vừa thờ Phật, vừa thờ những người có công với nước Với người Việt Nam, làng mang nhiều ý nghĩa, là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mà mỗi khi trở về ta thấy bình yên

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, mặc dù bị đô hộ bởi những thế lực đến từ nhiều nước khác nhau với thời gian thống trị dài ngắn khác nhau nhưng chúng ta vẫn giữ được những nét văn hóa riêng của người Việt bởi chúng ta mất nước chứ không mất làng,mất đất chứ không mất lòng dân.Do tính cố kết bền chặt của làng xã Việt Nam nên những kẻ thống trị ngoại bang đã không thể “đồng hóa” người Việt theo chính sách của kẻ nô dịch Phía sau cổng làng là một

Trang 10

xã hội riêng biệt với các mối quan hệ đan xen, ràng buộc mà nhiều khi chính quyền trung ương không thể điều chỉnh được nên nhiều nơi “phép vua thua lệ làng”

Ngày nay, trong xu thế hội nhập sâu, rộng, việc kế thừa và phát huy những giá trị bền vững của văn hóa làng xã là kế thừa những giá trị tốt đẹp được biểu hiện thông qua lệ làng, hương ước, phong tục, tập quán, nếp sống, lối sống được truyền từ đời này sang đời khác trở thành bền chặt, ổn định, ăn sâu vào cách nghĩ của người dân, làm nên cốt cách, bản sắc con người Việt Nam trong suốt quá trình hình thành, ổn định, gìn giữ và phát triển dân tộc

Trên tỉnh thần đó, tại nhiều làng quê của Việt Nam hiện nay vẫn duy trì nhiều phong tục, tập quán, lối sống, nếp sống tốt đẹp như: coi trọng quan hệ họ tộc, xóm làng, tôn tỉ trật tự trong làng, coi trọng người cao tuổi, coi trọng học hành, đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, trong cuộc sống Đặc biệt, những nét văn hóa truyền thống rất nhân văn, nhân ái đã được tổng kết thành ca dao, tục ngữ, thành ngữ, làn điệu dân ca như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng” “Uống nước nhớ nguồn”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Tôn sư trọng đạo”, “Kính già yêu trẻ”, “Thương nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, đất lề quê thói Đây chính là những yếu tố văn hóa quan trọng, là sức mạnh nội sinh góp phần bồi đắp, khơi gợi tỉnh thần, ý thức tự giác, tự cường và sự đồng lòng của người dân trong dựng nước, giữ nước

3.2 Thục trạng hiện nay

Những năm gần đây, cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã được gắn kết với phong trào xây dựng văn hóa nông thôn mới Hưởng ứng cuộc vận động này, người dân ở nhiều làng quê đã bổ sung thêm nhiều quy định nếp sống văn hóa mới trên cơ sở những điểm tích cực của hương ước truyền thống Nhiều quy định về cưới xin, mừng thọ, ma chay, giỗ chạp, lễ hội theo nếp sống mới đã được toàn dân hưởng ứng Nhiều địa phương còn xây dựng các làng văn hóa, các khu dân cư kiểu mới, thống nhất quy định cụ thể về nhà ở, vườn, hàng rào, cây xanh, cảnh quan làng quê sạch sẽ,

ngăn nắp, giao tiếp văn minh, giữ vững an ninh trật tự Trong quá

trình thực hiện, nhiều địa phương cố gắng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo dựng môi trường văn hóa hài hòa, qua đó thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới một cách bền vững

Việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa làng vàocông cuộc xây dựng và phát triển đất nước là tất yếu Song để quá trình đó đạt được hiệu quả cao, bền vững, phải xuất phát từ nguyên tắc lựa chọn và duy trì nguyên vẹn những giá trị văn hóa tốt đẹp của làng xã như: tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn bó cố kết cộng đồng, tình làng,

Ngày đăng: 23/09/2024, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w