tiểu luận cơ sở văn hóa việt nam phong tục cưới hỏi

23 0 0
tiểu luận cơ sở văn hóa việt nam phong tục cưới hỏi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về phong tục cưới hỏi:*Đặc điểm của hôn nhân truyền thống Việt Nam: Cưới hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đời người, đánh dấu sự khởi đầu của một gia đình

Trang 1

-NHÓM 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TIỂU LUẬN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM PHONG TỤC CƯỚI HỎI

Trang 2

Đà Nẵng, tháng 03 năm 2024 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1.1 Khái niệm phong tục 1

1.2 Khái quát hệ thống các phong tục Việt Nam 1

1.3 Giới thiệu về phong tục cưới hỏi 1

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

2.1 Lễ nghi trong phong tục cưới hỏi 6

CHƯƠNG 3: SO SÁNH PHONG TỤC CƯỚI HỎI XƯA VÀ NAY GIẢI PHÁP

Trang 3

3.3 Hủ tục “Ăn cơm trước kẻng – vào nhà chồng bằng cửa sau” 18

Thành viênPhân công nhiệm vụPhần trămđóng góp

Trần Ngọc Anh Thi Nội dung, Word, Slides, cô dâu 100% Huỳnh Như Quỳnh Nội dung, thuyết trình 100%

Phan Thị Thu Trang Nội dung, ba mẹ chú rể 100%

Lê Thị Tuyết Nội dung, ba mẹ chú rể 100% Nguyễn Thị Diệu Nội dung, thuyết trình, ba mẹ côdâu 100% Nguyễn Bảo Khánh Ngân Nội dung, Slides, ba mẹ cô dâu 100% Trần Thị Thanh Thảo Nội dung, thuyết trình, Slides 100%

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm phong tục:

*Định nghĩa:

- “Phong”: gió, nề nếp đã lan truyền rộng rãi - “Tục”: thói quen lâu đời

=> Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo Phong tục có trong mọi mặt đời sống thể hiện quan niệm, giá trị văn hóa và đạo đức của một xã hội.

*Đặc tính:

- Chỉ những tập tục ổn định của cộng đồng

- Chỉ những tập tục chuẩn mực, thể hiện bản sắc văn hóa riêng - Chỉ những quy ước (nét đẹp trong đời sống xã hội) => Cộng đồng lập ra, tuân theo

=> Luật bất thành văn

*Phân loại:

- Hủ tục: tục xấu (tập tục – thói quen xấu)

- Mỹ tục: thuần phong mỹ tục (tập tục – thói quen tốt đẹp)

1.2 Khái quát hệ thống các phong tục Việt Nam:

Hệ thống phong tục Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm:

Phong tục tập quán trong đời sống: Lễ Tết, cúng giỗ, ma chay, hiếu hỉ

Phong tục tập quán trong lao động sản xuất: Cấy lúa, trồng trọt, đánh bắt

Phong tục tập quán tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên, Phật giáo, Nho giáo

1.3 Giới thiệu về phong tục cưới hỏi:

*Đặc điểm của hôn nhân truyền thống Việt Nam:

Cưới hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong đời người, đánh dấu sự khởi đầu của một gia đình mới Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam

Trang 5

thể hiện quan niệm về hôn nhân, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, và mong ước về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.

Như ta đã biết, một trong hai đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau mà là việc "hai họ" dựng vợ gả chồng cho con cái Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của tập thể.

- Trước hết là quyền lợi của gia tộc: Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc Vì vậy, điều cần làm đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể, mà là lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem cửa nhà hai bên có tương xứng không, có môn đăng hộ đối không

Kén dâu, lấy vợ thì phải chọn người “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”, phải là đàn bà thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chồng, vừa khéo nuôi con Năng lực sinh đẻ của người phụ nữ còn có thể nhìn thấy qua gia đình họ: “Mua heo chọn nái, lấy gái chọn dòng”; “ăn mày nơi cả thể, lâm rể nơi nhiều con”; “lấy con xem nạ” (nạ = mẹ) Hướng tới mục đích sinh đẻ là tục “giã cối đón dâu” và tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn: gia đình nhờ một người phụ nữ đứng tuổi, đông con, phúc hậu, vợ chồng song toàn vào trải chiếu cho cô dâu chú rể: chiếu trải phải một đôi - một ngửa, một sấp (một âm một dương) úp vào nhau

Không chỉ duy trì dòng dõi, đôi trẻ còn có trách nhiệm làm lợi cho gia đình Con gái phải đảm đang tháo vát, đem lại nguồn lợi vật chất cho gia đình nhà chồng Con trai phải giỏi giang, đem lại vẻ vang (nguồn lợi tinh thần) cho gia đình nhà vợ.

- Hôn nhân còn phải đáp ứng các quyền lợi của làng: Như đã nói, mối

quan tâm hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định của làng xã, vì vậy mà có truyền thống khinh rẻ dân ngụ cư Cũng nhằm tạo nên sự ổn định, đã hình thành

Trang 6

quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng: “ruộng đầu chợ, vợ giữa làng”; “ruộng giữa đồng, chồng giữa làng”; “lấy chồng khó giữa làng, hơn lấy chồng sang thiên hạ”; “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”; … Nếu việc phân biệt "dân chính cư - dân ngụ cư" là phương tiện hành chính để duy trì sự ổn định; cách nói "gắn bó với quê cha đất tổ", với nơi "chôn nhau cắt rốn", quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng là phương tiện tâm lí; thì tục nộp cheo đóng vai trò phương tiện kinh tế Khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản "lệ phí" gọi là "cheo" thì đám cưới mới được công nhận là hợp pháp Người cùng làng lấy nhau thì nộp ít (có tính tượng trưng), gọi là cheo nội; lấy vợ ngoài làng thì cheo rất nặng, gấp đôi gấp ba cheo nội, gọi là cheo ngoại Năm Cảnh Trị thứ nhất (1663), vua Lê Huyền Tông phải nhắc nhở trong 47 điều giáo hóa của mình rằng “Quan viên và binh lính ở xã thôn nhà gái không được viện cớ người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm” Từ năm Gia Long thứ ba (1804) có quy định: “Về tiền cheo thì nhà giàu phải nộp một quan năm tiền, nhà bậc trung nộp sáu tiền, nhà nghèo nộp ba tiền Nếu lấy người làng khác thì phải nộp gặp đôi” Nhìn chung, lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì lợi ích của cộng đồng, tập thể Từ các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân đến những cuộc hôn nhân nổi danh như Mị Châu với Trọng Thủy, công chúa Huyền Trân với vua Chăm Chế Mân, công chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ, … rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua cháu chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia tất cả đều là làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng xã, đất nước.

Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái xét một cách trừu tượng bằng việc hỏi tuổi xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, nếu xung khắc thì thôi Để cho quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương có tục trao cho nhau nắm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất đai - làng xóm;

Trang 7

gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn mà thủy chung (Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau) Sau này, thay cho đất và muối, trong lễ vật dẫn cưới luôn có một loại bánh đặc biệt rất có ý nghĩa là hành su sê (tên đọc chệch đi của phu thê): Bánh “phu thê” (vợ chồng) hình tròn bọc bằng hai khuôn hình vuông úp khít vào nhau Đó chính là biểu tượng của triết lí âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ), biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp - hòa hợp của đất trời và của con người Khi làm lễ hợp cẩn, còn có tục hai vợ chồng ăn chung một đĩa cơm nếp, uống chung một chén rượu: ý nghĩa của tục này cũng là cầu chúc cho hai vợ chồng luôn gắn bó với nhau: đính nhau như cơm nếp và say nhau như say rượu Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng rất được chú ý Mẹ chồng, nàng dâu vốn hay mâu thuẫn vì những chuyện không đâu, chẳng qua là do cả hai đều cảm thấy tình cảm của người con - người chồng đã không dành trọn cho mình Vì vậy mà khi cô dâu mới bước vào nhà, có tục mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm Trong gia đình nông nghiệp Việt Nam, người phụ nữ được xem là nội tướng Người mẹ chồng lánh đi là có ý nhượng quyền "nội tướng" tương lai cho con dâu để cho trong gia đình trên thuận dưới hòa Nhưng đó là trong tương lai, còn hiện tại thì chưa, cho nên mẹ chồng mới ôm theo chiếc bình vôi - biểu tượng quyền lực của người phụ nữ.

- Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt, nhiều thuần phong mĩ tục rất cần thiết cho đạo lý làm người và kỷ cương xã hội Cũng như mọi lễ tục lễ nghi khác, tập tục cưới hỏi cũng có tính kế thừa những giá trị tốt đẹp của nếp sống xưa và biến hóa, phát triển theo nhịp sống hiện đại Trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử nó cũng chịu sự ảnh hưởng ít nhiều của văn hoá, kinh tế và chính trị Các lễ nghi, tập tục này có khi rất đơn đơn giản nhưng có khi lại rất phức tạp theo tập quán của từng vùng, từng dân dân tộc.

- Phong tục cưới hỏi ở các vùng miền của Việt Nam có những đặc điểm riêng, tuy nhiên, chúng đều chia thành ba nghi lễ chính: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và

Trang 8

lễ thành hôn Các nghi lễ này tạo nên bức tranh độc đáo về tình yêu và sự kết nối gia đình trong văn hóa Việt Nam.

Lễ dạm ngõ - Bước đầu trong cuộc hôn nhân.

Lễ ăn hỏi - Sự kết nối gia đình trong cuộc hôn nhân.

Lễ thành hôn - Buổi lễ trọng đại trong cuộc hôn nhân.

Trang 9

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Từ xưa đến nay, người Việt Nam thường có quan niệm rằng “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” Điều này được coi là quy luật của cuộc sống Vì thế, con người ai cũng sẽ trải qua nghi lễ này một lần trong đời Hơn nữa, nghi lễ này không chỉ đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời mà còn là ngày đại lễ của một đời người Và cùng với sự củng cố bền vững của hình thức hôn nhân một vợ một chồng thì hôn lễ càng ngày càng phức tạp hơn Tuy nhiên không phải nghi thức cưới hỏi đều có sự giống nhau tuyệt đối Mỗi nghi lễ cưới hỏi sẽ bị tác động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dân tộc, văn hoá, vùng miền, tôn giáo, quốc gia,… từ đó sẽ được thay đổi sau cho phù hợp với môi trường đó Tuy nhiên, nghi lễ cưới hỏi là nghi lễ của gia đình, dòng họ đồng thời là sự kết nối giữa hai gia đình, dòng họ của đôi nam nữ Do đó, hôn lễ ở Việt Nam sẽ có nét tương đồng giữa các dân tộc,văn hoa, vùng miền, tôn giáo,… Điều đầu tiên, hôn lễ nào cũng phải chọn ngày lành tháng tốt theo lịch âm với nhiều tiêu chính: hoàng đạo, ngày có 28 cung, ngày tốt theo Lục Diêu, ngũ hành thiên can, ngày tháng năm sinh,… với mục đích kết duyên trăm năm bền vững, đầu bạc răng long đồng thời kiêng tránh ngày xấu, ngày khắc để tránh ảnh hưởng đến hôn lễ cũng như đời sống sau này của đôi lứa Điều thứ hai, nghi thức cưới hỏi so với các nghi lễ vòng đời có sự khác biệt khi cưới hỏi là sự đánh dấu kết nối về mặt xã hội chứ không phải sự sự thay đổi về mặt sinh lý Cưới hỏi thể hiện sự quan tâm, gắn kết và thừa nhận của xã hội Cuối cùng, tuy có sự khác biệt bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng nhìn chung phong tục cưới hỏi có 3 nghi thức chính: dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới.

2.1 Lễ nghi trong phong tục cưới hỏi:

Miền Bắc

Lễ dạm ngõ là nghi lễ khởi đầu cho phong tục cưới hỏi của người miền Bắc Mục đích của lễ chạm ngõ này là “người lớn” bên gia đình nhà trai sang nhà gái thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái, để chú rể có thể chính thức qua lại với

Trang 10

cô dâu Những người tham gia chỉ trong gia đình 2 họ như ông bà, bố mẹ và anh chị em ruột.

Những thủ tục và lễ vật trong lễ dạm ngõ khá đơn giản nhưng cần sự ấm cúng và thân thiết của gia đình hai bên Tuy nhiên, lễ vật nhất thiết phải có trong lễ dạm ngõ gồm chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo và tất cả phải là số lượng chẵn Việc đón tiếp nhà trai cũng hết sức đơn giản và thân thiện Nhà gái chuẩn bị sẵn trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây… mời khách bên gia đình chú rể Sau khi nhà trai trao sính lễ, nhà gái nhận và đặt lên bàn thờ gia tiên để thắp hương Sau đó, cả 2 bên gia đình ngồi xuống nói chuyện, để bàn các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới và thống nhất ngày, giờ để thực hiện các thủ tục đó Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ nạp tài Nghi lễ này như một lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái Nếu như trước đây, phong tục cưới hỏi của người miền Bắc sẽ tách riêng lễ ăn hỏi, xin cưới và nạp tài thì ngày nay để tiết kiệm thời gian cả 2 bên, lễ ăn hỏi sẽ bao gồm cả 3 nghi lễ trên Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đến nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi Sau khi bố chú rể và bố cô dâu giới thiệu thành phần tham dự thì mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu này Chục trầu thứ nhất là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu thứ hai cho nghi thức xin cưới, chục trầu thứ 3 cho lễ nạp tài Nhận xong 30 chục trầu trên từ nhà trai thì nhà gái sẽ nhận tiếp các tráp ăn hỏi Tráp ăn hỏi phải là số lẻ và lễ vật trong tráp phải là bộ số của 2 nhưng số lượng tuy vào gia đình Đồ lễ ăn hỏi trong mỗi tráp bắt buộc phải có mâm xôi, lợn quay, bánh cốm, bánh xu xê, chè, rượu, trầu cau và thuốc lá.

Đồ lễ ăn hỏi được nhà gái lấy một ít lên thắp hương trên bàn thờ gia tiên Sau đó, nhà gái thường sẽ chia cho nhà trai 1 phần và giữ lại 2 phần Phần lễ giữ lại này sẽ được nhà gái dùng để mời cưới Nhà trai cần chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền Một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ tổ tiên nhà cô dâu Số tiền này tuy thuộc vào gia đình nhà trai Cuối cùng, cô dâu và chú rể sẽ ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách 2 bên gia đình Ngoài ra tại miền Bắc trong

Trang 11

phong tục cưới hỏi cũng có phong tục thách cưới Tục thách cưới được cho là có nguồn gốc từ thời Vua Hùng, khi một đôi trai gái được hai gia đình chấp thuận kết duyên, nhà trai và nhà gái sẽ ngồi lại và bàn bạc về hôn sự của hai con Lúc này, nhà gái có quyền đòi hỏi nhà trai sắm sửa các lễ vật như: tráp trầu, tráp quả, tráp bánh, tiền thách cưới,…đưa tới nhà gái vào hôm ăn hỏi Mục đích của tục lệ này là để xem chàng trai có thực sự xứng đôi và chấp nhận hy sinh để cưới được cô gái hay không Thời xưa tiền thách cưới chính là một gánh nặng đối với những gia đình không có điều kiện nhưng lại có con trai Có rất nhiều gia đình không thể cưới được vợ cho con vì không đủ khả năng chi trả khoản tiền này Tuy nhiên, tục lệ thách cưới ngày nay đã có thay đổi đáng kể Rất nhiều gia đình vẫn coi trọng khoản tiền thách cưới này, ngược lại đối với nhiều gia đình thì đây cũng chỉ là một bước tương trưng và không đặt quá nặng vấn đề giá trị của số tiền thách cưới Lễ cưới thường sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt đã lựa chọn trước đó, sau lễ ăn hỏi từ 3 ngày đến 1 tuần Lễ cưới là nghi lễ chính thức rước cô dâu về nhà Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái, mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà Cô dâu sẽ được trang điểm, mặc váy cưới và chú rể mặc vest Nhà trai và nhà gái giới thiệu thành phần tham dự, rồi nhà trai trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái Sau cùng nhà trai xin phép được đưa cô dâu mới về nhà chồng Đại diện nhà gái cũng phát biểu đồng ý cho nhà trai đón cô dâu Lễ gia tiên cũng được thực hiện ở nhà trai Sau đó, lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà trai với các bài phát biểu của hai bên đại diện gia đình, trao quà và tiệc mặn hoặc ngọt cùng các chương trình biểu diễn văn nghệ góp vui

Sau lễ cưới, cô dâu chú rể phải thực hiện lễ lại mặt Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về lại mặt nhà gái thường là ngay sau ngày cưới Tuy nhiên, thời gian này còn tuỳ thuộc vào điều kiện công việc của cô dâu chú rể và khoảng cách địa lý giữa hai nhà Thông thường, cô dâu chú rể về nhà ngoại tiến hành nghi lễ này vào buổi sáng Đồ lễ gia đình nhà trai chuẩn bị là gà trống và gạo nếp hoặc đơn

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan