Tiểu Luận - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Đề Tài - Quan Niệm Về Phong Thủy Trong Việc Xây Dựng Lăng Tẩm Của Các Vị Vua Triều Nguyễn

29 0 0
Tiểu Luận - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Đề Tài - Quan Niệm Về Phong Thủy Trong Việc Xây Dựng Lăng Tẩm Của Các Vị Vua Triều Nguyễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Bộ Giáo Dục & Đào TạoTrường Đại Học Phú Xuân

Khoa Xã Hội Nhân Văn

BÀI BÁO CÁO THỰC TẾ

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Đề tài:

QUAN NIỆM VỀ PHONG THỦY TRONG VIỆC XÂY DỰNG LĂNG TẨM CỦA CÁC VỊ VUA TRIỀU NGUYỄN.

LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Trong thời gian thực tế dưới sự chỉ dẩn của thầy cô, em đã hiểu rõ hơn về các công trình lăng tẩm triều nguyễn, đại nội cũng như các chùa ở cố đô huế Điều đó thật sự bổ ích đối với chúng em và giúp chúng em củng cố lại kiến thức cũng như học hỏi được nhiều điều hơn so với những gì chúng em biết qua sách vở Em xin chân thành cảm ơn khoa XHNV- trường ĐH Phú Xuân đã tạo điều kiện về thủ tục hành chính cung như kinh phí để chúng em có một chuyến đi thực tế thật là ý nghĩa Em xin cảm ơn cô

Nguyễn Thị lệ Thủy đã hết lòng dẫn dắt chúng em, cung cấp cho chúng em rất nhiều thông tin ở những nơi chúng em đến, em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Trọng Tiến đã giám sát và quản lý lớp chúng em hết lòng, đem lại cho chúng em nhiều niềm vui và tiếng cười sảng khoái sau những giờ thực tế mệt mỏi Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn cô Lệ Thanh, giáo viên chủ nhiệm đồng thời đã giúp chúng em biết thêm nhiều thông tin để chuẩn bị tốt cho chuyến đi thực địa này và cũng xin cám ơn tất cả các quý thầy cô đã giúp em làm bài báo cáo một cách tốt nhất Cuốn báo cáo thực tế này là kết quả của chuyến đi mà em học hỏi được, đồng thời dựa trên khuôn mẫu đề tài mà quý thầy cô đã cho trước Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế và sai sót, mong quý thầy cô tham khảo và cho ý kiến để lần sau em có thể hoàn thành tốt hơn Rất mong nhận được ý kiến của quý thầy cô.

A)Mở đầu

I) Lý do chọn đề tài.

Trang 3

Trong đời sống xã hội, thuật phong thủy đã dần dần đi vào đời sống con người và dường như là một thứ không thể thiếu trong mọi hoạt động của một con người Từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi mọi thứ hầu như liên quan đến phong thủy( tên tuổi, nhà cửa, vợ con, nghề nghiệp,lăng mộ…) Và tất cả mọi người đều muốn

hướng đến điểm cao nhất của phong thủy là thiên-địa-nhân hợp nhất

Từ xa xưa, phong thủy ra đời rất sớm, có trường phái cho rằng nguồn gốc của phong thủy là của người trung hoa, cũng có trường phái cho rằng là của người việt cổ, nhưng cho đến nay chính những nhà phong thủy lỗi lạc của trung quốc như Thiệu Vĩ Hoa vẫn

không lý giải đươc thuật phong thủy có từ đâu Nhưng cũng không thể phủ nhận một điều đó là thuật phong thủy đã ăn sâu và đời sống con người, đặc biệt là châu Á.

Cũng xuất phát từ đó, những con người học cao hiểu rộng như các vị vua của nước việt nam ta trước đây cũng rất chú trọng thuật phong thủy Từ các sinh hoạt binh thường đến xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ Nhưng nổi bậc nhất vẫn được thể hiện qua 13 đời vua nhà nguyễn, họ không chỉ coi trong phong thủy trong đời sống, các công trình kiến trúc lớn mà còn cả lăng mộ của họ mặc dù họ vẫn đang ngự trị đât nước, bởi lẽ họ quan niệm rằng “ thứ nhất dương cơ, thứ hai âm phần”, việc xây cất quan trong sau cung điện là lăng mộ Còn từ thời lý về trước, lăng mộ của các vua rất đơn giản, nay chỉ còn dấu vết ít ỏi.

Là một sinh viên khoa XHNV- nghành ĐLDLl, sau chuyến đi thực tế thăm lăng khải định, minh mạng, tự đức, em nhận thấy rằng đây là một đề tài cấp thiết và thật sự bổ ích và thú vị cho kiến thức của mỗi người, nó làm tăng tính ly kỳ và hấp dẫn cho du khách mỗi khi thăm viếng lăng tẩm triều nguyễn

Với những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “ quan niệm về phong thủy trong việc xây dựng lăng tẩm của các vị vua triều nguyễn” để thực hiện bài báo cáo thưc tập của mình Từ việc tìm hiểu quan niệm phong thủy của các vị vua triều nguyễn để hiểm thêm cá tính của mỗi vị vua, giúp cho kiến thức mỗi ngày một lớn hơn để phuc vụ cho quá trình học tập và công việc sau này.

Trang 4

II) Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, nhằm làm sáng tỏ quan niệm phong thủy trong việc xây dựng lăng tẩm của các vị vua triều

nguyễn, đồng thời giúp mọi người thấy được sự cần thiết của thuật phong thủy trong việc xây dựng lăng tẩm của các vị vua triều

nguyễn và cả trong đời sống của mọi người.

III) Nhiệm vụ nghiên cứu.

Khái quát các quan niệm về phong thủy trong việc xây dựng lăng tẩm của các vị vua triều nguyễn, từ đó đi sâu phân tích phong thủy các lăng tẩm đã được đi thực tế.

Làm rõ vai trò của phong thủy trong các lăng tẩm triều nguyễn và ảnh hướng của nó cho tới nay.

Nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức để phục vụ cho quá trình học tập và công việc sau này.

IV) Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài chỉ chú trọng đến nội dung “quan niệm phong thủy trong việc xây dựng lăng tẩm của các vị vua triều nguyễn”, đặc biệt là ba lăng Khải Định, Minh Mạnh, Tự Đức đã được đi thực tế.

V) Lịch sử nghiên cứu.

Bài sử dụng các tài liệu, giáo trình, các bài viết qua báo điện tử về phong thủy lăng tẩm của triều nguyễn, về thuật phong thủy trong đời sống con người và lịch sử hình thành phong thủy.

VI) Phương pháp nghiên cứu.

Khi nghiên cứu đề tài em sử dụng các phương pháp sau: + phương pháp lịch sử

+ phương pháp luận khoa học

+ phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa + phương pháp chọn lọc tài liệu

B)Nội dung

Trang 5

Chương 1) Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quan niệm phong thủy trong việc xây dựng lăng tẩm của các vị vua triều nguyễn trước đây.

1.1) Các khái niệm có trong đề tài.1.1.1) Khái niệm về quan niệm.

Ta hiểu rằng “quan” là nhìn,xem còn “niệm” là suy nghĩ Như vậy quan niệm chính là sự suy nghĩ của mỗi người sau khi quan sát sự vật, hiện tượng trong đời sống Chẳng hạn như quan niệm về phong thuỷ, tức là thông qua sư quan sát, tìm tòi từ hướng gió, sông suối… để đưa lên những hệ thống lập luận về phong thuỷ mà ngày nay ai cung biết và áp dụng trong đời sống.

1.1.2) Khái niệm về phong thủy.

Về cơ bản, phong thuỷ là một môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người trung quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng nên một hệ thống canh tác hiệu quả Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn, phong thuỷ còn chứa đựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà người trung quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời gian Qua nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch này ngày càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền tới ngày nay Và bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về phong thuỷ, chúng ta có thể chọn ra những mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hổ trợ đời sống tinh thần của dân tộc đó.

Ngày nay về mặt thực hành, phong thuỷ cho ta những lời

khuyên về cách kiến tạo nên một không gian sống thoã mái và tích cực Những yếu tố bất thường trong cuộc sống hiện đại ngày nay đang gia tăng sự huỷ hoại vì vậy có nhiều người đang tìm đến cách sống khác, mong rằng có thể lấy lại thế quân bình cho bản thân và cả người thân của họ.

Các kiến thức phong thuỷ chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của phong thuỷ là giữ gìn và duy trì cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta Hiểu biết về phong thuỷ có thể giúp chúng

Trang 6

ta đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đến chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Thuật phong thuỷ không những giúp chúng ta biết được vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hổ trợ chúng ta trong cuộc sống Việc thể hiện lý thuyết của thuật phong thuỷ vào cuộc sống chắc chắn sẽ mạng lại nhiều lợi ích cho chúng ta, cho dù chúng ta chỉ biết sơ qua về chúng.

Khi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống của mình và bắt đầu có ý thức tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì đồng thời chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ chính bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn.

1.1.3) Khái niệm về lăng tẩm.

Nói đến lăng tẩm ta phải hiểu rằng, “Lăng” là nơi chôn cất thi hài nhà vua, còn “Tẩm” là nơi xây nhiều miếu điện, lầu, gác, đình, tạ để lúc còn sống nhà vua thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, ngắm cảnh làm thơ Có thể nói khu vực tẩm là hoàng cung thứ hai của ông vua đang tại vị.

Lăng tẩm được thiết kế xây dựng rất kỳ công trong những không gian hoàng tráng và hùng vĩ, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên một cách tuyệt vời, bố cục tạo hình gợi cảm tiết điệu, có giá trị thẩm mỹ cao, tùy thuộc tư tưởng từng cá tính mỗi vị vua Các lăng phản ánh tâm linh, quan niệm vĩnh cửu và huyền bí phương đông Theo quan niệm của người phương đông, khi lên ngôi các vị vua đều nghĩ tới chuyện xây dựng lăng tẩm, nơi an nghĩ cuối cùng “tức vị trị lăng” đấy là nguyên tắc của các vị đế vương.

1.2) Vai trò của việc xem phong thủy trong việc xây dựng lăng tẩm ở các giai đoạn trước.

Từ thời lý về trước, lăng mộ các vua còn đơn giản, nay chỉ còn dấu vết ít ỏi Từ đời trần, lê về sau, mỗi vua có một lăng riêng, còn tẩm thì thờ chung Nhưng đến đời nhà nguyễn, việc xây dựng lăng tẩm được khởi công xây dựng rất hoành tráng, và mỗi vua có một

Trang 7

lăng tẩm riêng Chính vì các vua luôn quan niệm rằng “ thứ nhất dương cơ, thứ hai âm phần”, việc xây cất quan trọng sau cung điện là lăng mộ Phong thủy trong các lăng, đặc biệt là lăng tẩm triều nguyễn rất quan trọng và phải tuân thủ triệt để trong kiến trúc của các lăng tẩm Với quan niệm “tức vị trị lăng”, ngay khi tại vị, vua đã cho tiến hành khảo sát địa thế, lập đồ án xây dựng lăng tẩm cho mình Các quan ở Khâm Thiên Giám, bộ Lễ, bộ Công đi tìm cuộc đất, ngày khởi công, trình đồ án kiến trúc cho vua ngự duyệt Các thầy địa lý nổi tiếng nhất phải mất hàng tháng hoặc hàng năm trời dò tìm long mạch để có địa cuộc đại cát hội đủ các yếu tố minh đường huyền thủy, tiền án hậu chẩm, sơn triều thuỷ tụ, tả thanh long hữu bạch hổ Huyền cung (nơi đặt quan tài) phải đúng long mạch Ngoài sông, núi, khe, hồ của tự nhiên là lầu, đài, đình, tạ hoặc đắp thêm núi đất làm án, chẩm hoặc đào thêm hào, khe làm huyền thủy để rồi từ đó nhà vua cho huy động hầu hết nhân lực, vật lực của nhà nước và năng lực của chính nhà vua nữa đều được đổ ra trong nhiều năm để thực hiện, hình thành nên những tòa lăng tẩm với kiến trúc độc đáo, cảnh quan hài hoà, hùng vĩ mà thơ mộng Hầu hết các lăng đều nằm trên những đồi cỏ mượt với ngút thông xanh, cổ thụ sum suê toả bóng xuống mặt hồ lặng biếc.

Như vậy có thể thấy được rằng việc xem xét địa hình, hướng gió, sông hồ,… rất được chú trọng trong việc xây dựng lăng tẩm Đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều tiền bạc và sức lực của nhà vua cũng như toàn dân mới có thể xây dựng nên một cong trình kiến trúc đồ sộ mang đậm tính chất phong thuỷ phương đông như thế.

1.3) Ý nghĩa của việc xem phong thủy.

Xem phong thuỷ không phải là tín ngưỡng hay là mê tín mà đó là một lĩnh vực khoa học Chính vì tính khoa học và thực dụng của nó nên việc xem phong thuỷ được áp dụng khá phổ biến trong đời sống con người Nó giúp cuộc sống con người vui tươi thoã mái hơn, cũng như tạo nên những linh vật an lành để làm dồi dào hơn cho đời sống tâm linh của mỗi người Trong việc xây dựng lăng tẩm của các vị vua cũng vậy, việc xem phong thuỷ ngoài tác dụng chọn một long mạch tốt, một nơi an nghĩ ngàn thu cho các vị vua

Trang 8

đã băng hà thì nó còn tạo nên một khu tẩm với phong cảnh hữu tình, hữu ý,… tuỳ theo sở thích và tính cách của mỗi ông vua để bộc lộ lên đó.

Phong thuỷ có vô vàn ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống, xong tất cả đều nhằm cải tạo môi trường sống, cải tạo con người, tạo nên những không gian thoáng đãng để cuộc sống thoã mái và tốt cho sức khoẻ hơn.

1.4) Các lĩnh vực được áp dụng về vấn đề phong thủy trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn thấy được vai trò của phong thuỷ trong đời sống, hầu hất mọi lĩnh vực đề có liên quan đến phong thuỷ Cụ thể như một số nghành tiêu biểu là xây dựng, kinh doanh,…nhưng tất cả đều phải tuân theo ngũ hành, tương sinh tương khắc Theo thuật ngũ hành, mỗi lĩnh vực, nghành nghề đều có một hệ riêng, nếu không tuân thủ đúng theo ngũ hành thì sẽ không tốt cho mọi người, thậm chí là hoạ sát thân.

Chương 2) Quan niệm về phong thủy trong việc xây dựng lăng tẩm của các vị vua triều nguyễn.

2.1) Khái quát chung về triều nguyễn ở việt nam.

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt

Nam trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt

là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.

Triều nhà Nguyễn có thể được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn Độc lập và Giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng và đô hộ Giai đoạn độc lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà

Nguyễn đang nắm toàn quyền quản lý đất nước, kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức Gia Long và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm kiểu Nho giáo Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu làNguyễn Trường Tộ) đã đặt

Trang 9

ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn

chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông

vi bản) và ngăn cản Thiên chúa giáo, tôn giáo từ phương Tây.

Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo

thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ) Sau khi củng

cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ Giai đoạn này kết thúc khi Bảo

Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.

Ở thời kỳ các chúa nguyễn, người khởi đầu cho sự nghiệp của nhà Nguyễn là Nguyễn Kim (1468 - 1545) Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi vào năm 1527, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa để chống lại nhà Mạc Sau đó Nguyễn Kim còn kiếm được một người con của vua Lê Chiêu Tông lập lên ngôi để nối tiếp nhà Lê, là vua Lê Trang Tông Nhờ công này, Nguyễn Kim được vua phong chức Quốc công, trông coi tất cả quân đội Nguyễn Kim sau bị người nhà Mạc dùng thuốc độc giết Nguyễn Kim có hai người con trai là: Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng đều được phong chức Quận công, nhưng binh quyền lọt vào tay người anh rể

là Trịnh Kiểm Trịnh Kiểm nắm quyền chỉ huy quân đội, trông coi tất cả mọi việc trong triều đình Để giảm bớt quyền lực của họ Nguyễn, Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông Lo sợ cho chính mình, Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa, về sau được Trịnh Kiểm giao quyền cai quản luôn cả Quảng Nam, tức là miền nam của Việt Nam lúc đó (phần đất thuộc các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam bây giờ), vào năm 1558 để tránh xa Chúa Trịnh.

Trang 10

Từ đó Nguyễn Hoàng lập nên căn cứ của mình tại phương nam, mở rộng ranh giới bằng cách xâm lấn đất đai của Chiêm

Thành, Lào, Chân Lạp, gây sức ép với các vua của Đế quốc Khmer để họ nhường đất của xứ Phù Nam cũ (tức là miền Nam Việt Nam bây giờ) Tuy nhiên, các chúa Nguyễn lúc đó về hình thức vẫn thần phục vua Lê và cũng chỉ xưng "Chúa" (Chúa

Nguyễn) Nguyễn Hoàng (sau được tôn là Chúa Tiên) là người mở đầu cho việc xây dựng cơ nghiệp họ Nguyễn ở phương nam.

Con Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên, hay Chúa Sãi, lên ngôi chúa năm 1613, là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc Từ đó con cháu trong giòng họ này đều mang họ này Sáu đời

sau, Nguyễn Phúc Khoát, lên ngôi vào năm 1738, là người đầu tiên xưng "vương" vì Chúa Trịnh tại phương bắc cũng đã xưng vương – vua Lê chỉ còn hư vị Nguyễn Phúc Khoát xưng mình là Vũ

Sau khi Vũ Vương chết, theo di chúc người nối ngôi phải

là Nguyễn Phúc Luân nhưng một vị quan trong triều là Trương Phúc Loan lậpNguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi, lên ngôi để dễ bề thao túng Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi năm 1765, tức là Định Vương Trương Phúc Loan là người độc ác, tàn bạo nên dân chúng nổi lên khởi nghĩa, trong số đó là anh em nhà Tây Sơn Nhà Tây Sơn được lòng dân nên thế lực rất mạnh khiến chúa Nguyễn phải toàn tâm đối phó, nhân dịp này chúa Trịnh đem quân vào lấy cớ là giúp chúa Nguyễn trị Trương Phúc Loan nhưng sau khi bắt được Trương Phúc Loan rồi, họ tiếp tục đánh và chiếm được Phú Xuân năm 1775 Do đó chúa Nguyễn phải vào Quảng Nam Đến năm 1777, Tây Sơn đánh bại quân chúa Nguyễn, bắt giết cả Thái

Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng rất nhiều người và thuộc tướng của họ Nguyễn Phúc Chỉ có một người con duy nhất của Nguyễn Phúc Luân là Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát.

Năm 1778, Nguyễn Ánh quay lại và tập hợp lực lượng chiếm được Gia Định và đến năm 1780, ông xưng vương Trong mùa hè năm 1781, quân đội của Nguyễn Ánh lên đến khoảng 3 vạn người

Trang 11

với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và 2 tàu Bồ Đào Nha do giám mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh mời được Ông tổ chức tấn công Tây Sơn đánh tới tận đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn Tức giận vì tốn kém nhưng không thu được kết quả, quan lại Gia Định để cho một người phụ việc của Bá Đa Lộc là cai cơ Manuel lập mưu giết chết các tay lính đánh thuê Bồ Đào Nha và cướp tàu của họ.

Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thuỷ bộ Nam tiến Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy, cửa Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm của mình, họ đã phá tan quân Nguyễn, buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực Nguyễn Ánh bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam bộ gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây khiến cho một thân tướng là Đô đốc Phạm Ngạn tử trận, binh lính thương vong nhiều, nên ông rất đau đớn rồi nổi giận ra lệnh tàn sát người Hoa ở Gia Định để trả thù Việc này đã cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ, một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng đụng Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy về Hậu Giang, Rạch Giá, Hà Tiên rồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc.

Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung đang chuẩn bị phối hợp với vua anh đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792), con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà, sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên tôn Lê Duy Cận làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc

Trang 12

Tuyên Từ đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy

Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuận thì tiến,

vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng".

Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn định cho sứ đi ngoại giao với Trung Quốc, lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống bên đó để khiến Trung Quốc giúp mình nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh làNgô Nhơn Tĩnh và Phạm Thận sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất.

Năm 1793, Nguyễn Ánh cùng các tướng Võ Duy Nguy, Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức, Lê Văn

Duyệt, Nguyễn Phước Hội, Philippe Vannier, Nguyễn Văn Hòa, Chưởng cơ Cố đem quân đánh Nha Trang, Diên Khánh, Phú Yên rồi tranh thủ đánh tới tận thànhQuy Nhơn của Nguyễn Nhạc Vua Thái Đức cầu cứu Phú Xuân Cảnh Thịnh sai Ngô Văn

Sở, Phạm Công Hưng, đô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm đem

17.000 quân, 80 thớt voi,và 30 chiếc thuyền chia nhiều đường tiến vào cứu, quân Nguyễn Ánh rút lui, trên đường về ông sai quân đắp thành Diên Khánh để lợi dụng địa thế nơi này làm bàn đạp chống Tây Sơn Cùng thời gian, quân Phú Xuân của Tây Sơn nhân dịp đánh chiếm luôn đất đai, kho tàng của vua Thái Đức Lúc đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin cơ nghiệp của con mình là Quang Bảo bị chiếm mất, uất quá thổ huyết mà qua

đời Quang Toản cho an trí Quang Bảo ra huyện Phù Ly và cai quản toàn bộ đất đai của vua bác

Từ năm 1794 đến năm 1795, Tây Sơn phản công, họ cho quân nhiều lần vào đánh Phú Yên, vây thành Diên Khánh, quân Nguyễn cũng ra sức chống cự, nhiều lần kìm hãm, thậm chí là đánh lại được quân Tây Sơn Tuy nhiên nội bộ Tây Sơn lại mâu thuẫn, các tướng tranh quyền Vũ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở, Quang Toản không làm gì được Trần Quang Diệu đang đi đánh Nguyễn Ánh, nghe tin đành rút quân về, suýt giao tranh với Vũ Văn Dũng may nhờ có Quang Toản sai quan ra khuyên giải Trần Quang Diệu mới đồng ý hòa Nhưng sau đó Quang Toản lại

Trang 13

nghe lời gièm pha tước mất binh quyền của Trần Quang Diệu, Tây Sơn từ đó cứ lục đục mãi, các quan nghi kị giết hại lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Ánh Năm 1797, Nguyễn Ánh cho quân ra đánh Phú Yên, riêng ông thì cùng Nguyễn Phúc Cảnh chỉ huy thủy quân ra tận Quy Nhơn giao chiến với tướng Tây Sơn là Lê Trung tại Thị Nại thu được nhiều khí giới, nhưng khi tới Quy Nhơn thấy thế lực Tây Sơn thủ mạnh quá đành vòng lên

đánh Quảng Nam nhưng được mấy tháng lại rút về vì thuyền chở quân lương từ Gia Định bị ngược gió không lên kịp

Nguyễn Ánh chiêu dụ Nguyễn Quang Bảo nhưng việc chưa thành vì Quang Toản ra tay trước, bắt và giết được Quang Bảo Nhưng Tây Sơn lại rơi vào lục đục, Quang Toản nghi ngờ giết hại nhiều triều thần, võ tướng, khiến cho sức chiến đấu suy giảm, thêm nhiều người sang hàng Nguyễn Ánh Năm 1799, Nguyễn Ánh cho sứ yêu cầu vuaXiêm La cho một đạo quân Chân Lạp và Vạn Tượng đi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm

theo Cũng trong năm 1799, Nguyễn Ánh tự cầm quân đi đánh thành Quy Nhơn, tướng giữ thành của Tây Sơn là Vũ Tuấn đầu hàng dù trước đó Quang Toản đã sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào cứu Sau đó, Nguyễn Ánh đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định, rồi cho quân tới trấn giữ thành Tây Sơn ngay lập tức tìm cách chiếm lại, tháng 1 năm 1800, hai danh tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng kéo đến vây thành Quy Nhơn Nguyễn Ánh cho quân ra cứu nhưng bị bộ binh Tây Sơn chặn lại, ông chia quân đi đánh các nơi và thắng nhiều trận, trong đó có một trận lớn ở Thị Nại Thấy thế Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh, Nguyễn Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là Võ Tánh mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh quyết tử thủ để tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, việc này khiến thời gian hai danh tướng Tây Sơn bị cầm chân lên hơn một năm Năm 1801, Nguyễn Ánh nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân Tháng 5 năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân giao chiến dữ dội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung; rồi đụng

Trang 14

Quang Toản ở cửa Eo, Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc và đến ngày 3 tháng 5 Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân.

Cùng thời gian nghe tin Phú Xuân bị tấn công, Trần Quang Diệu đang vây Quy Nhơn sai binh về cứu nhưng bị quân Nguyễn chặn đánh nên quân không về được, ông chỉ còn cách cố gắng đốc binh chiếm thành Đầu năm 1802, Tây Sơn mới chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn để xin tha mạng cho binh sĩ Trần Quang Diệu tha cho binh Nguyễn, an táng Võ Tánh và thuộc tướng rồi bỏ thành Quy Nhơn; cùng Vũ Văn Dũng mang quân cứu viện ra Nghệ An, bị quân Nguyễn chặn đường, phải vòng qua đường Vạn

Tượng(Lào) Lúc tới Nghệ An thì thấy thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân bị bắt, Vũ Văn Dũng không rõ số phận

Cũng trong thời gian này, sau khi chiến thắng quân Tây Sơn, hoàn toàn chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ngày 1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802) Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh

chọn niên hiệu là Gia Long, chữ Gia lấy từ Gia Định và Long lấy

từ Thăng Long Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách nhà Thanh trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn

Ngay từ sớm, Nguyễn Ánh đã phong vương, đặt quan lại cho những người theo phò tá mình Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành hoàng đế Gia Long, ông lại tiếp tục kiện toàn lại hệ thống hành chính và quan chế của chính quyền mới Nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại trước đó Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành trong tay Giúp vua giải quyết giấy tờ,

văn thư và ghi chép có Văn thư phòng (năm 1829 đổi là Nội các)

Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia.

Ngày đăng: 05/04/2024, 15:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan