1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận học phần kinh tế chính trị Đề tài “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa Ở việt nam”

17 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Dang Thăng, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phạm Minh Phương, Ngô Phương Linh, Hồ Ngọc Hà, Phạm Thị Khanh Linh, Lê Thanh Cúc
Người hướng dẫn Hoàng Thị Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Từ một quốc gia co nén kinh tế tập trung bao cấp, Việt Nam đã chuyên mình mạnh mẽ sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp giữa các quy luật của thị trường vớ

Trang 1

TRUONG DAI HOC THUONG MAI VIEN QUAN TRI KINH DOANH

BAI THAO LUAN

HOC PHAN KINH TE CHINH TRI

DE TAI “HOAN THIEN THE CHE KINH TE THI TRUONG DINH HUONG

XA HOI CHU NGHIA O VIET NAM”

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ` HOẢNG THỊ HÒNG HẠNH

Hà Nội, 2024

Trang 2

DANH SACH THANH VIEN

STT HO VA TEN MA SINH VIEN NHIEM VU ĐÁNH

GIÁ

1 | Nguyễn Dang Thăng 23D108141

2 | Nguyễn Thị Minh Nguyệt 23D108131

3| Phạm Minh Phương 23D108136

4 | Ngô Phương Linh 23D108124

5 | H6 Ngoc Ha 23D108112

6 | Pham Thi Khanh Linh 23D108123

7 | Lê Thanh Cúc 23D108109

Trang 3

MUC LUC

NOD DUNG oo +54 2

1 Khái niệm thể chế và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ở Việt Nam 2 1.1 Khái niệm thể chế và thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

nghĩa ch nh nh nén nh EE cọ UI OE EEO OEE EEE ki EEEkkkk ĐnĐ khá 3

1.2.1.Thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đồng bộ 5 1.2.2 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đây đủ 6 1.2.3 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn kém hiệu lực,, 6

hiệu quả, thiếu các yếu tổ thị trường và các loại thị trường 5 che 6

2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

2.2 Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường 9 2.2.1 Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tổ thị trường 9 2.2.2 Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường 10 2.3 Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, quốc phòng, an nỉnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu 10 2.4 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội 11 2.5 Toàn thiện thể chế đây mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế 11

¡x89 ằằ.ằ.ằ daa 13

Trang 4

MO DAU

Việt Nam, sau hơn ba thập kỷ tiến hành công cuộc đôi mới, đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, xã hội, và hội nhập quốc tế Từ một quốc gia co nén kinh tế tập trung bao cấp, Việt Nam đã chuyên mình mạnh mẽ sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp giữa các quy luật của thị trường với vai

trò điều tiết của nhà nước Quá trình này không chỉ giúp Việt Nam gia tăng quy mô kinh

tế, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, mà còn mở rộng vị thế quốc gia trên trường quốc tế thông qua quá trình hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế lớn Tuy nhiên, song hành với những thành tựu đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với không ít thách thức

Một trong những van dé nổi cộm hiện nay là việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Dù đã đạt được những bước tiễn quan trọng, nhưng nhiều yếu tố thi trường ở Việt Nam vẫn phát triển chậm, chưa hoàn chỉnh Các thê chế liên quan đến giá cả, cạnh tranh, hợp đồng, và kiểm soát còn thiếu sự đồng bộ và hiệu quả, trong khi quản lý nhà nước về giám sát, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập Những hạn chế này không chỉ làm giảm hiệu quả của chính sách kinh tế mà còn ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, khi nền kinh tế chưa đủ khả năng ứng phó chủ động với các biến động từ thị trường toàn câu

Đề tài “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam” trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Nó không chỉ giúp đánh giá một cách toàn diện thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay, mà còn đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai Việc hoàn thiện thể chế kinh tế sẽ góp phần thúc đây tính cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội — một đặc điểm quan trọng của

mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn

Trang 5

NOI DUNG

1 Khái niệm thế chế và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ở

Việt Nam

1.1 Khái niệm thể chế và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Thể chế là những quy tắc „ luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm

điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội

- Thể chế kinh tế : là hệ thông quy tắc , luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận

hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thê kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh

và các quan hệ kinh tế

-Thê chế Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thông đường lỗi, chủ trương chiến lược, hệ thống pháp luật, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tô chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tổ thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đây dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh

Kinh tế thị trường (KTTT) là một hệ thống kinh tế trong đó việc sản xuất, phân

phối và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh chủ yếu bởi sự tương tác giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng trên thị trường Trong kinh tế thị trường, quyết định về sản xuất, giá cả và phân phối được hình thành dựa trên sự cạnh tranh, cung — cầu trên thị trường, thay vì do Chính phủ hoặc các tô chức quyết định trực tiếp

Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta không phải là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp như trước đây, cũng không phải là nền KTTT ở các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) và cũng chưa hoàn toàn là KT TT XHCN Bởi vì, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, còn có sự đan xen và đầu tranh giữa cái cũ với cái mới; các yêu tô của CNXH đã có nhưng chưa đây đủ, phải đầu tranh với cái cũ để tồn tại và phat trién

KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế mở, phù hợp với xu thế hội

nhập kinh tế quốc tế; thực chất là kiêu tô chức nền kinh tế vừa chịu sự chí phối bởi các nguyên tắc, quy luật của KTTT, vừa bị chỉ phối bởi các quy luật kinh tế của CNXH và

các yếu tô đảm bảo định hướng XHCN Đó là nền KTTT "Thực hiện mục tiêu "dân

Trang 6

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh": giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân" Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội; tiến bộ và công bằng xã hội được thực hiện ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục giải quyết tốt các vấn đề xã hội, vì mục tiêu phát triển con người

1.2 Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa

.Có thê nói, trải qua 35 năm đổi mới, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, trở thành đóng góp lý luận cơ bản và sâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhận định: “Nhận thức

về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng

nên kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Các yếu tô thị trường và các loại thị

trường từng bước phát triển đồng bộ, găn với thị trường khu vực và thế giới” “Thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn thiện theo hướng

AOD

hiện đại, đồng bộ và hội nhập” Đường lỗi đôi mới kinh tế phù hợp với yêu cầu khách

quan đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất xã hội, thúc đây nền kinh tế của nước ta tăng trưởng vượt bậc, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt Nhờ vậy, sau 35 năm đối mới, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước có thu nhập trung bình; hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và thế gid1, tao thế và lực mới cho nền kinh tế Cụ thể, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã được nâng lên đáng kề trong hơn ba thập kỷ qua Nếu như vào năm 1989, GDP của Việt Nam chỉ đạt khoảng 6,3 tỷ USD, thì đến năm 2020, con số này đã tăng lên khoảng 343 tỷ USD, cho thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của nên kinh tế Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người cũng có sự cải thiện vượt bậc Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt trên 3.500 USD, so với mức dưới 100 USD trong những năm đầu của quá trình Đôi mới Điều này cho thấy

Trang 7

rằng chất lượng cuộc sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt, nhờ vào những chính sách kinh tế đúng đắn và định hướng phát triển hợp lý của Đảng và Nhà nước Bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế, công tác xóa đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng Tỷ lệ hộ nghẻo, tính theo chuẩn nghèo chung của quốc tế,

đã giảm mạnh qua từng giai đoạn Nếu như đầu những năm 1990, tỷ lệ hộ nghẻo tại Việt Nam còn ở mức cao, khoảng 58%, thì đến năm 2020, tỷ lệ này đã giảm xuống dưới

3% Đây là một bước tiến lớn, khẳng định nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện

các chính sách an sinh xã hội và tạo điều kiện cho người dân có cơ hội thoát nghèo Các chương trình xóa đói giảm nghèo như hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, và cải thiện cơ sở

hạ tầng nông thôn đã có tác động tích cực, giúp nâng cao mức sống của hàng triệu người dân, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa vả miền núi Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với không ít thách thức Một trong những vấn đề nỗi cộm là sự chồng chéo và thiếu minh bạch trong hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý kinh tế Điều này không chỉ tạo ra những rào cản cho sự phát triển của các doanh nghiệp, mà còn mở ra cơ hội cho những hành vị trục lợi Trong nhiều trường hợp, những quy định pháp lý không rõ ràng đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, lạm dụng quyền lực và trục lợi cá nhân Thực tế này làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống quản lý nhà nước, đồng thời gây cản trở cho quá trình cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế

TS Vũ Tiến Lộc, một chuyên gia kinh tế có uy tín, đã nhắn mạnh: “Hệ thống pháp luật chồng chéo, thiếu minh bạch cũng chính là mảnh đất màu mỡ cho hiện tượng trục lợi” Ông chỉ ra rằng, trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập toàn cau, việc hoàn thiện khung pháp lý là vô cùng quan trọng để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và thúc đây sự phát triển bền vững Những lỗ hồng trong pháp luật, nêu không được khắc phục, sẽ tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm pháp luật, làm méo mó thị trường và gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục đây mạnh cải cách hệ thống pháp luật, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động quản lý Cùng với đó, việc nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật và cơ chế giám sát xã hội cũng đóng vai trò then chốt trong việc ngăn chặn các hành vi trục lợi và đảm bảo sự phát triển ôn định của nền kinh tế Chỉ khi các

Trang 8

yếu to pháp lý và thị trường được hoàn thiện, nền kinh tế Việt Nam mới có thê khai thác hết tiềm năng của mình, đáp ứng các mục tiêu lớn lao trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, giữa các văn bản pháp luật về kinh doanh còn có sự thiếu thống nhất khi quy định về các khái niệm; sự chồng lắn khi ban hành các Danh mục ngảnh nghề, lĩnh vực cắm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện Sự chồng chéo này tạo ra rủi ro lớn cho các doanh nghiệp, nhất là liên quan đến các chính sách về hạn chế quyền kinh doanh, chắng hạn: đối với văn bản pháp luật này thì hàng hóa, dịch vụ này doanh nghiệp có thê sản xuất kinh doanh nhưng ở văn bản pháp luật khác lại trở thành hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh Có nghĩa là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ hợp pháp sẽ thành vị phạm, tùy theo áp dụng văn bản pháp luật nảo

Sự đồng bộ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai thể chế

KTTT định hướng XHCN trên toàn bộ nền kinh tế Chỉ có khi toàn Đảng, toàn dân nắm

rõ được những quy định, quy luật của nền kinh tế thì mới có thê phối hợp vận hành nền

kinh tế ấy một cách hiệu quả và hiệu lực

1.2.1.Thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đồng bộ

Do mới được hình thành va phat triển, cho nên, việc tiếp tục hoàn thiền thê chế

là yêu cầu mang tính khách quan Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ khác nhằm giảm thiểu các thất bại của thị trường, thực hiện công bằng xã hội Do đó, cần phải xây dựng vả hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực

và khuyết tật của nó

Thực trạng: Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế nhưng

việc phân phối lợi ích và cơ hội kinh tế giữa các nhóm dân cư còn bất cập, đặc biệt là

các nhóm dân cư ở khu vực nông thôn, miền núi, và các vùng sâu, vùng xa Tình trạng thu nhập bình quân đầu người tại các tỉnh miền núi phía Bắc hay Tây Nguyên thấp hơn

nhiều so với các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM Điều này phản ánh sự chênh

lệch phát triển giữa các vùng miễn, cho thấy sự thiếu đồng bộ trong việc thực hiện chính

sách kinh tế và xã hội

=> Sự chưa đồng bộ trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam là vấn đề phức tạp và liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh

Trang 9

tế, ví dụ thực tiễn cho thay rang mặc dù đã có những tiến bộ, nhưng Việt Nam van cần phải cải cách mạnh mẽ đề nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và thực hiện tốt hơn các mục tiêu xã hội

1.2.2 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đầy đủ Thể chế KTTT định hướng XHCN được hình thành bởi Nhà nước trên cơ sở thực trạng, cách thức vận hành của nền kinh tế Chính vì vậy, thể chế kinh tế hiện hành của Việt Nam vẫn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế Quá trình xây dựng

và thực hiện thê chế KTTT định hướng XHCN Việt Nam diễn ra còn chậm, chưa đồng

bộ Khung lý luận về thể chế KTTT định hướng XHCN vẫn còn chưa cụ thể, chưa xác định rõ đặc trưng cơ bản của nền KTTT định hướng XHCN Chưa hình thành, xác lập được khung lý luận, lý thuyết vững chắc vẻ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nên nhiều khi chưa tôn trọng đầy đủ và nhất quán những nguyên tắc của kinh tế thị trường trong xây dựng, vận hành và xử lý các vấn đề của nền kinh tế nảy sinh Chưa xác định rõ và tạo sự nhất trí cao về những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ Hơn nữa, việc quản lý nền kinh tế thị trường, nhất là nền kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập quốc tế, hiện đại như ngày nay thì chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, còn lúng túng trước những biến cô phức tạp của thị trường trong nước và quốc tế tác động

1.2.3 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu các yếu tổ thị trường và các loại thị trường

Trên thực tế, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống thể chế vừa chưa đủ mạnh, vừa hiệu quả thực thi chưa cao Có thê kê đến một số khuyết điểm sau:

Thứ nhất, chính sách tiền lương vẫn mang tính bình quân, chưa thật sự công bằng, chưa tạo điều kiện khuyến khích, thu hút và sử dụng nhân tài Hệ thống thuế còn kém đồng bộ và thiếu ôn định, hiệu quả sử dụng tín dụng nhà nước chưa cao Vấn đề quản

lý, giám sát phân phối thu nhập ở những lĩnh vực kinh doanh độc quyền còn kém; cải cách hành chính còn chậm; môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ôn định chưa cao Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy

đủ Quyền sở hữu tài sản chưa được bảo đảm thực thi nghiêm minh Mặc dù đã có những

Trang 10

tư duy đối mới về chế độ sở hữu, song vấn đề sở hữu và phân phối trong các DNNN vấn chưa được xử lý rõ ràng, gây cản trở và làm thất thoát tài sản nhà nước Các công

ty cô phần sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước, tập thể và tư nhân chậm hình thành và phát triển Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước nhiều nước vẫn còn bị phân biệt đối xử Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong thực tế chưa được phát huy rõ nét Việc sắp xếp, đôi mới các DNNN còn nhiều vướng mắc, năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp này cũng như của các đơn vị sự nghiệp công chưa tương ứng với lượng vốn bỏ ra Kinh tế trang trại, kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn trở ngại Cac don vi sự nghiệp công chậm được đổi mới, thiếu đội ngũ những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao

Thứ hai, các yếu tố thị trường và các loại thị trường ở Việt Nam phát triển còn rất chậm Mặc dù đất nước đã chuyên đôi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ sau Đôi mới, nhưng đến nay, các thể chế cơ bản của thị trường như giá cả, hợp đồng, cạnh tranh và kiêm soát vẫn chưa được hình thành đầy đủ và hoạt động một cách hiệu quả Hệ thống thị trường trong nước chưa được phát triển đồng bộ, cấu trúc thị trường còn rời rạc, không chỉ thiếu sự liên kết giữa các ngành nghề mà còn chưa hoàn toàn kết nối với thị trường quốc tế Điều này dẫn đến việc nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào một số thị trường xuất khâu lớn, trong khi không khai thác hết tiềm năng của các thị trường khác Bên cạnh đó, việc quản lý nhà nước về giám sát và điều tiết thị trường chưa hoàn chỉnh, còn nhiều hạn chế trong việc phát huy tính hiệu quả Chính phủ vẫn chưa xây dựng được các cơ chế pháp lý rõ ràng và hiệu quả dé giám sát, điều tiết sự phát triển của thị trường Hậu quả là nhiều hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh và độc quyền chưa được kiểm soát, gây tôn hại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Nhìn tông thẻ, trình độ phát triển của các thị trường Việt Nam vấn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế hội nhập quốc tế Một phần nguyên nhân xuất phát từ sự chậm trễ trong cải cách hành chính, khi phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều bất cập Nhiều quy định pháp lý mâu thuẫn hoặc chồng chéo khiến các cơ quan nhà nước gặp khó khăn trong việc phối hợp thực hiện chính sách điều tiết thị trường Điều này làm giảm hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, khiến việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế thị trường không đạt được kết quả như mong muốn Ngoài ra, trong bối

Ngày đăng: 20/11/2024, 18:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w