Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế...6 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quan hệ giữa nhà nước và thị trường...7 KẾT LUẬN...10
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
******
BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề bài: Thể chế kinh tế thị trường là gì? Phân tích nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đồng Thị Tuyền
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Thành
Mã Sinh Viên: 21011009
Lớp: K15 – Quản trị nhân lực
Hà Nội, tháng 12 năm 2022
Trang 2
Mục Lục
MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG CHÍNH 4 1.Thể chế kinh tế thị trường là gì? 4
2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 4 2.1 Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp 4 2.2 Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường 5 2.3 Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến độ, công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu 5 2.4 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội 6 2.5 Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế 6 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quan hệ giữa nhà nước và thị trường 7 KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3MỞ ĐẦU
Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật, ngày càng phát huy vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân; kinh tế nhà nước từng bước giữ vai trò chủ đạo; các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành và phát triển; sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh
tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý; đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt; nước ta bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng… Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu; luật pháp, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh; doanh nghiệp tư nhân phổ biến là quy mô nhỏ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; tính độc lập, tự chủ của nền kinh
tế chưa cao, còn lệ thuộc vào một vài thị trường bên ngoài; quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; mức độ tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu còn rất hạn chế; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chậm được đổi mới; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;…
Vì vậy, để phát huy mạnh mẽ hơn nữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó cần phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Trang 4Có thể khái quát, thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường
Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm mục tiêu cơ bản đó là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
NỘI DUNG CHÍNH
1.Thể chế kinh tế thị trường là gì?
Thể chế kinh tế thị trường là sản phẩm của nhà nước, bởi nhà nước là chủ thể lập ra luật pháp, và tổ chức thi hành pháp luật Nhà nước Việt nam về bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân, vì thế thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam mục tiêu phục vụ lợi ích, vì lợi ích của nhân dân Do vậy, khi xã hội càng phát triển, nhu cầu của nhân dân, lợi ích của nhân dân, và mục tiêu kinh tế ngày càng thay đổi thì nhà nước phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là tất yếu khách quan
2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.1 Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.
Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ, trách nhiệm trong thủ tục hành chính để quyền tài sản được giao dịch thông suốt Nâng cao năng lực của
Trang 5các thiết chế và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản
Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế, bảo đảm tính độc lâp, tự chủ của nền kinh tế
2.2 Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; hoàn thiện pháp luật về phí và lệ phí Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, thể chế bảo vệ nhà đầu tư
Đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa - dịch vụ; phát triển cân bằng, đồng bộ thị trường tài chính, đẩy mạnh hợp tác công - tư, điều hành lãi suất phù hợp; đổi mới phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học, công nghệ, tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách
để phát triển và vận hành thông suốt thị trường bất động sản; hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề
2.3 Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến độ, công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội tham gia bình đẳng và thụ hưởng công bằng thành quả từ quá
Trang 6trình phát triển Phát triển hệ thống an sinh xã hội, huy động sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng xã hội thực hiện chính sách an sinh xã hội Hoàn thiện thể chế về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng,
an ninh, phát triển các khu kinh tế - quốc phòng Gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp quốc phòng, an ninh với công nghiệp dân sinh trong tổng thể chính sách công nghiệp quốc gia Phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống Nhân dân vùng biển
2.4 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong phát triển kinh
tế - xã hội.
Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Đảng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị
Nhà nước tập trung thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật; đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và thực thi pháp luật; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Bảo đảm mọi người đều được bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội, điều kiện phát triển, được tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, quyền và nghĩa vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp
Trang 72.5 Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiêp phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu Hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp phù hợp với pháp luật quốc tế
Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quan hệ giữa nhà nước và thị trường
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lý luận và thực tiễn khá mới mẻ và phức tạp, đã trải qua một quá trình nhận thức, phát triển cả về lý luận và thực tiễn từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn Cho đến nay, từ các văn kiện, nghị quyết của Đảng đến chính sách của Nhà nước, các ngành, các cấp và toàn thể xã hội hầu như đều thống nhất quan niệm: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được cấu thành bởi hệ thống các bộ phận khác nhau mà mỗi bộ phận cũng là một hệ thống phức tạp gồm nhiều yếu tố Các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam gồm: Các luật lệ, quy tắc điều hành nền kinh tế; Các chủ thể tham gia vào hoạt động trong nền kinh tế; Cơ chế thực thi các luật, quy tắc và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể; Hệ thống thị trường
Các luật lệ, quy tắc điều chỉnh thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta bao gồm khung khổ pháp lý do nhà nước ban hành và
Trang 8các quy tắc, chuẩn mực xã hội khác như những quy định của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp… Trong hệ thống quy tắc và chuẩn mực đó thì thể chế
do Nhà nước ban hành đóng vai trò quyết định đến các hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, trong khi những quy tắc, chuẩn mực xã hội khác cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các chủ thể kinh tế
Cơ chế thực thi các quy tắc, chuẩn mực và điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm các cơ chế vận hành của kinh tế thị trường và cơ chế quản lý của nhà nước, như:
cơ chế cạnh tranh thị trường, cơ chế phân cấp, cơ chế phối hợp và tham gia, cơ chế theo dõi và đánh giá, giải trình Hệ thống thị trường bao gồm thị trường hàng hóa dịch vụ cuối cùng, thị trường yếu tố sản xuất (như thị trường vốn, lao động, khoa học công nghệ, bất động sản…) Các loại thị trường là nơi diễn ra tương tác giữa các chủ thể kinh tế
Hầu hết các nghiên cứu về thể chế kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đều đề cập đến quan hệ giữa nhà nước với thị trường và cách thức giải quyết quan hệ nhà nước - thị trường Nhìn nhận dưới góc độ thể chế kinh tế, nhà nước là một chủ thể trong số rất nhiều chủ thể tham gia thị trường Đương nhiên, đây là một chủ thể quan trọng
và đặc biệt vì chủ thể này có quyền đề ra “luật chơi” và giám sát việc thực hiện
“luật chơi” đó của các chủ thể khác trong nền kinh tế Trong thể chế kinh tế thị trường ở những nước phát triển, các nguyên tắc, quy tắc thị trường được thừa nhận và được luật hóa, được các chủ thể tham gia thị trường, kể cả nhà nước tuân thủ nghiêm minh Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng làm rõ vai trò của nhà nước trong quá trình hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi thể chế kinh tế với tư cách vừa là một sản phẩm, vừa là công
cụ sắc bén để Nhà nước thực hiện hiệu quả vai trò của mình trong quá trình chuyển nền kinh tế đất nước sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 9Nhiều nghiên cứu đồng thuận ở quan điểm cho rằng, nhà nước có hai nhóm chức năng chính là sửa chữa thất bại của thị trường và cải thiện công bằng Nhà nước “không được giao” chức năng, hay nói cách khác là không nên tham gia vào hoạt động kinh tế, kinh doanh thuần tuý nếu không có những thất bại của thị trường, vì đây là việc của thị trường Tuy nhiên, quy mô của nhà nước như thế nào lại là vấn đề còn nhiều luận giải và chưa thống nhất Để sửa chữa thất bại của thị trường, có ý kiến cho rằng cần có một chính phủ lớn, trong khi ý kiến khác lại cho rằng chỉ cần một chính phủ ở quy mô vừa phải Trên thực tế, ở bất kỳ quốc gia nào, nhà nước cũng đều tham gia vào hoạt động kinh
tế, nước nào cũng có doanh nghiệp nhà nước Nhà nước luôn sử dụng một tỷ lệ nguồn lực xã hội lớn vào các khoản chi tiêu cho sửa chữa thất bại thị trường và bảo đảm công bằng xã hội Về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trong các mô hình thể chế kinh tế thị trường khác nhau, sự khác nhau không chỉ
ở quy mô của nhà nước, mà quan trọng hơn là mục tiêu, công cụ và cách thức can thiệp của nhà nước, cách thức thực hiện vai trò của nhà nước Tuy vậy, dù nhà nước can thiệp như thế nào thì cũng phải phù hợp với yêu cầu và quy luật của thị trường
Về các nội dung và nguyên tắc cơ bản cần thực hiện để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng đi đến một nhận thức chung là cần hoàn thiện thể chế trên tất
cả các yếu tố cấu thành, trong đó tôn trọng và vận dụng đầy đủ các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa Cần bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường, giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường Cần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 10KẾT LUẬN
Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng thành công và vận hành đồng bộ, thông suốt nền kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần huy động
và phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin (dành cho hệ không chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ Đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX,
X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr 306
3 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 34
4.Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trình bày tại Đại hội XII của Đảng, tr 44, truy cập tại http://baochinhphu.vn/Dua-Nghi-quyet- Dai-hoi-XII-cua-Dang-vao-cuoc-song/Cong-bo-van-kien-Dai-hoi-XII-cua-Dang/250536.vgp
5 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, trang 187
6 https://tct.baclieu.gov.vn/-/noi-dung-chu-yeu-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-14