Y học cổ truyền, với lịch sử hàng ngàn năm phát triển, đã cung cấp nhiều giải pháphiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến đau cơ xương khớp, trong đó có đau cổ vai gáy.
Tổng quan bệnh đau cổ vai gáy theo YHHĐ
Đại cương
Đau cổ vai gáy là tình trạng co cứng cơ vùng gáy, gây đau nhức, hạn chế tầm vận động khi quay cổ hoặc quay đầu Triệu chứng đau đớn, khó chịu thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng, có mối liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu khu vực này.
Triệu chứng
Triệu chứng đau mỏi vai gáy thường mang tính cơ học, điển hình phải kể đến gồm:
- Đau nhức nhẹ, có thể khu trú tại một điểm giữa cổ và vai hoặc lan tỏa cả vùng rộng trên vai và/hoặc trên cổ.
- Cảm giác đau ở cổ hoặc vai nhiều hơn khi ấn vào.
- Cảm giác ngứa ran, tê lan dần xuống vai, cánh tay và/hoặc bàn tay.
- Cơn đau nhói có thể xuất hiện rồi biến mất, có thể lan xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay.
- Cảm giác cứng vùng cổ vai gáy và hạn chế chuyển động ở cổ và vai, khả năng quay đầu hoặc nhấc cánh tay.
- Trong một số trường hợp, người bệnh còn khó quay đầu sang một bên, thậm chí không thể chơi thể thao, ngồi, ngủ…
Nguyên nhân
nhân khác nhau Một số yếu tố điển hình phải kể đến gồm:
1.3.1 Thoát vị đĩa đệm cổ
Khi vòng xơ đĩa đệm cổ bị rách, lớp nhân nhầy bên trong sẽ bắt đầu rò rỉ ra ngoài, gây viêm rễ thần kinh Nếu một đĩa đệm ở cột sống cổ dưới thoát vị, cơn đau ở vùng xương bả vai có thể đi kèm với đau cổ Một số dấu hiệu đi kèm như ngứa ran, nóng rát hay tê vùng cổ vai gáy.
1.3.2 Thoái hóa đốt sống cổ
Khi cột sống cổ bị thoái hóa theo tuổi tác, một hoặc nhiều lỗ liên hợp đốt sống (nơi các dây thần kinh cột sống thoát ra khỏi ống sống) có thể bị thu nhỏ Từ đây, các dây thần
2 kinh cột sống sẽ có nguy cơ bị thu hẹp hoặc viêm, gây ra những cơn đau khó chịu lan dần từ cổ xuống vai.
Các cơ liên kết trên vùng cổ vai gáy khi bị kéo căng sẽ gây ra cảm giác cứng và đau đớn Ngay cả khi hiện tượng căng cơ chỉ xảy ra ở một trong hai vùng, cơn đau vẫn có thể lan dần ra khu vực lân cận.
1.3.4 Viêm dây thần kinh cánh tay
Dây thần kinh cánh tay xuất phát từ vùng cổ dưới, đi qua vai và vùng lưng trên Khi tình trạng viêm xảy ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói như điện giật Mặc dù cơn đau do viêm này thường chỉ xuất hiện ở vai hoặc cánh tay một bên cơ thể nhưng cũng có thể lan đến cổ Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm thường gặp là ngứa ran, tê, yếu vai, cánh tay, bàn tay…
Các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao… diễn ra suốt thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng căng cơ, gân ở vùng cổ vai gáy như ngủ trên gối quá cao, ngồi trước máy tính hoặc điện thoại ở tư thế căng cổ về phía trước hoặc ngửa lên, đột ngột giật cổ khi tập thể dục.
Các cơn đau vùng cổ vai gáy có thể xuất phát từ chấn thương mô mềm liên quan đến cơ, gân, dây chằng Người bệnh có triệu chứng đi kèm như cứng vùng cổ vai gáy, đau đầu, co thắt cơ bắp.
Chẩn đoán đau cổ vai gáy
- Chụp X-quang: cho thấy khoảng cách giữa 2 xương cột sống có bị thu hẹp không, để phát hiện bệnh viêm khớp, trượt đĩa đệm, hẹp ống sống, gãy xương, khối u…
- Chụp MRI và CT: Cộng hưởng từ giúp thu được hình ảnh chi tiết về các yếu tố như thần kinh, dây chằng, gân… Trong một số trường hợp, chụp CT được thay thế cho MRI.
- Điện cơ đồ (EMG): đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, từ đó chẩn đoán các tình trạng đau cổ, vai, cánh tay hoặc hiện tượng tê, ngứa ran liên quan.
- Chọc dò tủy sống (nếu nghi ngờ nhiễm trùng).
Điều trị đau cổ vai gáy
Các biện pháp không dùng thuốc:
- Chườm nóng và chườm lạnh tại chỗ.
- Thuốc chống viêm (Ibuprofen, Naproxen…), thuốc giảm đau (Acetaminophen), thuốc giãn cơ (Epirisone, Mephenesine, ), thuốc chống trầm cảm…
Phẫu thuật (thường áp dụng đối với những trường hợp có liên quan đến rễ thần kinh hoặc tủy sống).
Tổng quan bệnh đau cổ vai gáy theo YHCT
Bệnh danh
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
- Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: Chứng Tý phát sinh chủ yếu là vì chính khí không đủ, bị cảm phong, hàn, thấp nhiệt mà gây nên, trong đó nội nhân là cơ sở phát sinh của chứng Tý ― “ tà chi sở tấu, kỳ chính khí tất hư”, đó là vốn người hư yếu, chính khí không đủ, tấu lý không kín, sức bảo vệ ở ngoài không kiên cố là nhân tố nội tại gây nên chứng Tý Sau khi bị cảm tà khí phong hàn, thấp nhiệt làm cho tắc trở ở cơ nhục, các khớp, kinh lạc mà hình thành chứng Tý.
- Biện chứng luận trị : Nguyên nhân gây bệnh của chứng Tý bao gồm cả ngoại cảm và nội thương, khi biện chứng cần phân biệt rõ biểu, lý, hư, thực Nếu bị cảm phong hàn, khí trệ huyết ứ thì chứng bệnh phát nhanh gấp, đau nhiều, bệnh thuộc thực, thuộc biểu, điều trị cần khu phong tán hàn hay hoạt huyết thông lạc Nếu do can thận hư, thường mắc ở người cao tuổi, bệnh phát từ từ, phát đi phát lại nhiều lần thì cần tư bổ can thận. Pháp điều trị đều dựa trên việc Chứng Tý nói chung đều vì cảm phong hàn thấp nhiệt mà gây ra cho nên nguyên tắc cơ bản trị bệnh sẽ là: khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh
4 nhiệt và thông lợi kinh lạc là chính, thời kỳ sau nên phối hợp với thuốc bổ ích chính khí Trong điều trị, Hải Thượng Lãn Ông cũng đề ra: Chữa phong nên bổ huyết, chữa hàn nên bổ hỏa, chữa thấp nên kiện tỳ, tuy dùng thuốc phong thấp nhưng cần dùng thuốc bổ khí huyết để khống chế không cho bệnh tà chủ yếu vào hai kinh can thận bổ nguồn gốc của tinh huyết để tác dụng đến gân xương vì đó là do bên trong có hư mà gây nên.
Các thể lâm sàng
- Nguyên nhân: Chủ yếu do ngoại tà phong hàn (gió lạnh) xâm nhập vào kinh lạc, làm tắc nghẽn khí huyết ở vùng cổ vai gáy.
- Triệu chứng: Đau nhức vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, có điểm đau cố định ở cổ, có thể sờ thấy co cơ ở cổ vai gáy, cứng cổ, hạn chế vận động Đau, tê, nhức tứ chi, có thể có cảm giác nặng và yếu hai chi trên, đau nặng đầu, thích ấm, sợ lạnh.
- Pháp điều trị: Khu phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
2.3.2 Thể Phong thấp nhiệt tý :
- Nguyên nhân: Thấp tà xâm nhập, làm ứ trệ và cản trở sự lưu thông của khí huyết trong kinh lạc.
- Triệu chứng: Vùng cổ gáy sưng, nóng, đỏ, đau nhức vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, đau đầu chóng mặt Sốt cao, khát nước, nước tiểu đỏ, đại tiện táo.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, thông lạc.
- Nguyên nhân: Thường do chấn thương, ngã hoặc bị đè nén Sau khi bị tổn thương, khí huyết không lưu thông tốt, dẫn đến ứ trệ và gây đau.
- Triệu chứng: Đau nhức, tê vùng đầu, cổ, vai và ngực lưng, tê, đau nhói cố định, đau tăng về đêm, ban ngày đỡ đau, đau cự án, co cứng cơ tại chỗ, kích thích khó chịu.
- Pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh hoạt lạc chỉ thống.
- Nguyên nhân: Thường gặp ở người cao tuổi hoặc người làm việc quá sức trong thời gian dài Sự suy yếu của can và thận làm cho khí huyết không đủ để nuôi dưỡng gân xương, dẫn đến đau.
- Triệu chứng: Đau nhức vai gáy và ngực lưng, đau căng đầu, tê bì tay, đau mỏi lưng gối, hoa mắt chóng mặt, nhìn mờ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, miệng họng khô.
- Pháp điều trị: Tư dưỡng can thận, hoạt huyết thông kinh lạc.
THÀNH PHẦN BÀI THUỐC
Bảng 1 Thành phần từng vị thuốc trong bài Quyên tý thang
PHÂN TÍCH TỪNG VỊ THUỐC
Khương hoạt
II.PHÂN TÍCH TỪNG VỊ THUỐC
Hình 1 Vị thuốc Khương hoạt
- Tên khoa học: Notopterygium incisium
- Nhóm thuốc: Giải biểu cay ấm (thuốc tân ôn giải biểu, thuốc phát tán phong hàn)
- Bộ phận dùng: Rễ và thân
- Tính vị: Vị đắng cay, tính ấm
- Quy kinh: bàng quang, can, thận
Tán hàn giải biểu: Dùng khi cảm mạo phong hàn, sốt không có mồ hôi, đau đầu, toàn thân đau mỏi, chứng phong thấp.
Trừ thấp chỉ thống: Dùng để điều trị bệnh phong thấp dẫn đến đau lưng, đau xương cốt thể cấp tính Có thể phối hợp với đương quy, uy linh tiên, kê huyết đằng, tần giao để chữa viêm khớp thể phong thấp.
- Kiêng kỵ: những người huyết hư, không do nguyên nhân phong hàn thì không dùng thuốc vì thuốc mang tính ôn táo dễ hao tổn tân dịch
Phòng phong
Hình 2: Vị thuốc Phòng phong
- Tên khoa học: Ledebouriella seseloides
- Nhóm thuốc: Giải biểu cay ấm (thuốc tân ôn giải biểu, thuốc phát tán phong hàn)
- Tính vị: Vị cay ngọt, tính hơi ấm
- Quy kinh: Can, bàng quang
Giải cảm hàn, dùng với bệnh cảm mạo phong hàn xuất hiện sốt rét, đau đầu, ho
Trừ phong thấp, giảm đau: dùng trong các bệnh đau nhức xương khớp, hoặc đau mình mẩy, buốt cơ, đau nửa đầu
Giải kinh: dùng trị bệnh co quắp, uốn ván
Giải độc: dùng phòng phong giải độc thạch tín
- Kiêng kỵ: Những người âm hư hỏa vượng không có phong tà không nên dùng, tương sát với thạch tín
Khương hoàng
Hình 3: Vị thuốc Khương hoàng
- Tên khoa học: Curcuma longa
- Bộ phận dùng: Củ cái của nghệ
- Tính vị: Vị đắng, cay ngọt, tính hàn
- Quy kinh: Tâm, phế, can
Phá tích huyết, hành huyết, giải uất thông kinh: các trường hợp kinh nguyệt bế tắc, sau khi đẻ máu ứ đọng
Tiêu thực, tiêu đàm: ăn uống kém, bụng đầy hoặc đờm não gây động kinh và các bệnh đau dạ dày, ợ chua
Lợi mật: dùng trong các bệnh viêm gan vàng da hoặc trường hợp mật bài tiết khó khăn
Lợi tiểu: dùng trong các trường hợp đi tiểu buốt dắt, đái ra máu
Giải độc giảm đau: dùng trong các bệnh mụn nhọt sang lở
Phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh bị sản hậu mà không phải do nhiệt kế ứ
Người bị bệnh thiếu máu
Người bị tiểu đường, sỏi thận, huyết áp cần có sự tham khám và chỉ định của bác sĩ trước khi dùng thuốc
Người chuẩn bị thực hiện phẫu thuật Bởi khương hoàng có tác dụng chống đông máu.
Hoàng kỳ
Hình 4 Vị thuốc Hoàng kỳ
- Tên khoa học: Astragalus membranaceus
- Bộ phận dùng: Rễ phơi khô
- Tính vị:Vị ngọt, tính ấm
Bổ khí trung tiêu: Trạng thái cơ thể suy nhược, chân tay vô lực, yếu hơi, chóng mặt, kém ăn
Ích huyết: Huyết hư, thiếu máu, đặc biệt thiếu máu sau bệnh sốt rét, hoặc sau khi bị mất máu nhiều
Cố biểu, liễm hãn: Mồ hôi trộm, các bệnh ra nhiều mồ hôi
Lợi niệu, tiêu phù thũng: Tỳ vận hư, vận hóa nước kém, tâm thận dương hư, tay chân, mặt mắt phù thũng
Giải độc trừ mủ: Mụn nhọt ở thời kỳ đầu
Trừ tiêu khát, sinh tân: Đái tháo đường, tự tiêu khát cho kết quả tốt
Cam thảo trích
Hình 5 Vị thuốc Cam thảo trích
- Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra
- Tính vị: Vị ngọt, tính bình
- Quy kinh: Vào kinh can, tỳ, thông hành 12 kinh
Ích khí dưỡng huyết: Dùng trong khí huyết hư nhược thiếu máu
Nhuận phế chỉ ho: Đau hầu họng, viêm họng cấp,mạn tính, viêm amidan, hoặc ho nhiều đàm
Tả hóa giải độc: mụn nhọt đinh độc, sưng đau, còn đóng vai trò dẫn thuốc và giải quyết một số tác dụng phụ trong đơn thuốc.
Hoãn cấp chỉ thống: trị đau dạ dày, đau bụng, gân mạch co rút.
- Kiêng kỵ: Nếu tỳ vị có thấp trệ, sôi bụng, không dùng
Đương quy
Hình 6: Vị thuốc Đương quy
- Tên khoa học: Angelica sinensis
- Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ấm
- Quy kinh: Tâm, can, tỳ
Bổ huyết, bổ ngũ tạng trong các trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu
Hoạt huyết, giải uất kết là vị thuốc vừa bổ huyết vừa hoạt huyết cho nên dùng thích hợp cho các trường hợp thiếu máu, kèm theo có ứ tích của phụ nữ có kinh bế, vô sinh Nếu đau cơ đau khớp do ứ huyết thì phối hợp với thuốc hoạt huyết như hồng hoa, ngưu tất Nếu đau đầu dữ dội thì dùng đương quy trích rượu.
Hoạt tràng thông tiện: vị thuốc có tác dụng nhu nhuận với vị tràng; do đó dùng thích hợp với chứng huyết hư huyết táo gây táo bón
Giải độc dùng trong các trường hợp mụn nhọt, đinh độc vì thuốc vừa có tác dụng giải độc lại có tác dụng giảm đau do khả năng hoạt huyết, tiêu trừ huyết ứ của nó.
- Kiêng kỵ: Những người tỳ vị có thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng Để tránh hiện tượng gây hoạt tràng, đại tiện lỏng, khi dùng cần qua sao chế để giảm tính nhuận hoạt của vị thuốc
Quy đầu (Phần đầu của củ đương quy) tác dụng: Cầm máu
Quy thân (Phần giữa) tác dụng : Bổ máu
Quy vĩ (Phần đuôi) tác dụng : Hành huyết
Xích thược
Hình 7 : Vị thuốc Xích thược
- Tên khoa học: Paeonia lactiflora
- Nhóm thuốc: Thanh nhiệt lương huyết
- Bộ phận dùng: Rễ cây Thược dược hoặc cây Xuyên xích thược
- Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn
Thanh nhiệt lương huyết: dùng với bệnh huyết nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam
Điều kinh: dùng trong các trường hợp kinh nguyệt không đều do huyết nhiệt
Thanh can nhiệt: dùng trong các bệnh đau mắt đỏ, sưng tấy, phối hợp với cúc hoa, hạ khô thảo
Hoạt huyết khứ ứ, thuốc có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, giảm đau: dùng thích hợp với chứng đau bụng khi có kinh do huyết ứ, kinh bế tắc
Giải độc: dùng để điều trị các bệnh mụn nhọt, sưng đau
Kiêng kỵ: Vị thuốc có tác dụng thông kinh hoạt huyết, những người kinh nguyệt nhiều, không có ứ trệ thì không nên dùng
Sinh khương
- Tên tiếng việt: Sinh khương (gừng tươi)
- Tên khoa học: Zingiber officinale
- Nhóm thuốc: Giải biểu cay ấm (Phát tán phong hàn)
- Bộ phận dùng: Thân rễ
- Tính vị: Vị cay, tính ấm
- Quy kinh: Phế, vị, tỳ
Phát tán phong hàn: Chữa cảm mạo do phong hàn gây ra
Làm ấm vị: Dùng khi bị lạnh ,đầy trướng, đau bụng không tiêu Đặc biệt tốt cho phụ nữ, sau khi đẻ bị cảm lạnh, khí huyết bị ngưng trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân lạnh, lạnh mà đau bụng dữ dội, đau lan ra lưng sườn.
Hóa đờm chỉ ho: Dùng trong ho do viêm phế quản, còn dùng hóa đờm khi bị bệnh trúng phong cấm khẩu, đờm đút tắc cổ
Lợi niệu tiêu phù thũng
Giải độc khử trùng: Dùng chữa khi giun đũa chui lên ống mật, hoặc tắc ruột do giun đũa…
- Kiêng kỵ: Những người bị ho do phế nhiệt và nôn do vị nhiệt thì không nên dùng
Đại táo
Hình 9: Vị thuốc Đại táo
- Tên tiếng việt : Đại táo
- Tên khoa học: Zizphus jujba
- Bộ phận dùng: Quả đã chế biến
- Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn
- Quy kinh: Vào 2 kinh tỳ, vị
Kiện tỳ chỉ tả: Dùng khi tỳ hư tiết tả
Bổ huyết chỉ huyết: Huyết hư ( thiếu máu) ,xuất huyết
Dưỡng tâm an thần: Mất ngủ, tâm phiền, tự hãn, tinh thần bất thường
- Kiêng kỵ: Không nên dùng cho người bị đau trướng bụng
CÔNG NĂNG CHỦ TRỊ BÀI THUỐC
- Công năng: Ích khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp
Trị đau nhức phong thấp, nhất là đau vùng gáy, lưng, vai, cánh tay, toàn thân mỏi nặng, các khớp đau nhức.
Bài thuốc này lấy trừ tà làm chủ, trợ giúp có bổ khí, dưỡng huyết, hoạt huyết
Dinh vệ lưỡng hư, phong thấp tý thống, vai cổ đau mỏi, tay chân tê bì, lưỡi nhạt rêu trắng nhờn, mạch phù h
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC BÀI THUỐC
- Khương hoạt ôn táo, có thể khu phong trừ thấp, dẫn thuốc đi lên trên, là quân dược.
- Phòng phong khô ráo, đuổi phong tà chạy khắp cơ thể Khương hoàng cay, nóng, lý khí trệ ở trong huyết, khu trứ hàn thấp Khương hoàng kết hợp phòng phong, hoạt huyết khu phong, đi lên trên hỗ trợ cho Khương hoạt, là thần dược.
- Hoàng kỳ, Cam thảo trích ích khí cố vệ; Đương quy, Xích thược dưỡng huyết, hòa dinh hoạt huyết là tá dược.
- Sinh khương làm vật dẫn, hòa dinh vệ đến các khớp, Cam thảo, Đại táo điều hòa các vị thuốc Sinh khương, Cam thảo và Đại táo là sứ dược
- Trong bài thuốc này Cam thảo vừa là tá dược cũng vừa là sứ dược
TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC VỊ THUỐC
Tương tu
Bảng 2 Tương tu giữa vị thuốc và vị thuốc
Khương hoạt (Vị đắng cay, tính ấm) và
Phòng phong (Vị cay ngọt, tính ấm)
Tăng tác dụng trừ thấp chỉ thống điều trị bệnh phong thấp dẫn đến đau lưng, đau
16 xương cốt thể cấp tính Đương quy (Vị ngọt, hơi đắng, tính ấm) kết hợp Cam thảo (Vị ngọt, tính bình) và Đại táo (Vị ngọt, tính hơi ôn)
Tăng tác dụng bổ khí ích huyết, bổ ngũ tạng trong các trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu
Khương hoàng ( vị đắng, cay ngọt, tính hàn) hành khí phá khí còn Xích thược( Vị đắng, tính hơi hàn) hành huyết, giảm đau
Hỗ trợ nhau giúp lưu thông khí huyết, giúp giảm đau, chống viêm.
Tương sử
Bảng 3 Tương sử giữa vị thuốc và vị thuốc
Khương hoàng (Vị đắng, cay ngọt, tính hàn), Phòng phong (Vị cay ngọt, tính hơi ấm)
Tăng tác dụng trừ phong thấp trong các chứng đau nhức khi thay đổi thời tiết, các bệnh gây đau nhức các khớp, các khớp sưng nề và biến dạng, co duỗi khó khăn
Khương hoạt (Vị đắng cay, tính ấm),
Cam thảo (Vị ngọt, tính bình)
Tăng tác dụng trừ phong thấp trong các chứng tán hàn giải biểu, đau đầu, toàn thân đau mỏi
Khương hoàng(Vị đắng,cay ngọt tính hàn), Khương hoạt (Vị đắng cay,tính ấm)
Tăng tác dụng giảm đau cùng tác động đến triệu chứng đau nhức
Tương ác
Xích thược dùng với sinh khương: Xích thược vị đắng tính hơi hàn, sinh khương vị cay tính ấm , khi dùng chung tính hàn của xích thược sẽ kiềm chế tính ấm của sinh khương
Tương tác giữa các vị thuốc với thức ăn – đồ uống
2.1 Khương hoạt, Phòng phong và Khương hoàng: Đồ ăn lạnh, đồ uống lạnh: Các vị thuốc này có tính ôn (ấm) và thường được sử dụng để điều trị phong hàn, tán hàn Việc tiêu thụ đồ ăn, đồ uống lạnh (như kem, nước đá) có thể làm giảm hiệu quả của các vị thuốc này trong việc trừ hàn và khu phong, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Thực phẩm cay nóng: Xích thược có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết và thường dùng trong các bài thuốc trị nóng trong người hoặc viêm nhiễm Ăn nhiều thực phẩm cay nóng (ớt, tiêu) có thể gây thêm nhiệt trong cơ thể, làm giảm tác dụng thanh nhiệt của Xích thược và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Thực phẩm chứa nhiều muối: Cam thảo có thể gây giữ nước trong cơ thể nếu sử dụng lâu dài, và nếu ăn quá nhiều thực phẩm mặn (như đồ ăn muối, dưa chua), điều này có thể làm tăng nguy cơ bị phù nề và cao huyết áp Ngoài ra, Cam thảo còn có thể gây tăng kali máu nếu tiêu thụ cùng các thực phẩm chứa nhiều kali.
Thực phẩm khó tiêu: Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, đặc biệt là cho tỳ vị Nếu ăn các thực phẩm khó tiêu (như đồ ăn chiên rán, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ), tác dụng bổ tỳ vị của Hoàng kỳ có thể bị giảm hiệu quả do tỳ vị bị quá tải Thức ăn khó tiêu có thể cản trở quá trình tiêu hóa và làm cho thuốc khó hấp thu hơn.
Rượu bia: Đương quy có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, nhưng rượu bia có thể làm tăng tuần hoàn máu một cách mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng chảy máu trong (nếu dùng quá mức) Kết hợp với Đương quy có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, như dễ bị bầm tím hoặc chảy máu không kiểm soát.
Đương quy kỵ thịt lợn, rau dền Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ
2.6 Đại táo Đường và thực phẩm ngọt: Đại táo có tác dụng bổ tỳ, ích khí, nhưng nó cũng chứa nhiều đường tự nhiên Khi kết hợp với thực phẩm ngọt, có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao, đặc biệt đối với những người có nguy cơ bị tiểu đường.
2.7.Sinh Khương Đồ uống có ga: Sinh khương có tính ôn và thường được sử dụng để tán hàn, ôn vị.
Uống đồ uống có ga trong khi dùng Sinh khương có thể gây kích thích dạ dày, dẫn đến khó tiêu và cảm giác khó chịu.
Bài thuốc Quyên tý thang dùng để điều trị bệnh liên quan đến xương khớp nên bệnh nhân cần kiêng những loại thức ăn cũng như đồ uống sau:
● Đương quy kỵ thịt lợn, rau dền Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ
● Thức ăn có chứa nhiều muối: Muối chính là tác nhân làm tăng quá trình đào thải canxi ở thận và khiến cho lượng canxi trong xương bị hao hụt một cách đáng kể Kết quả dẫn đến những cơn đau khớp
● Hạn chế sử dụng các loại thịt gia cầm (thịt gà chứa hàm lượng kẽm nhiều) ở trong chế độ ăn hàng ngày,
● Thực phẩm có chứa nhiều mỡ, nhất là những món chiên xào
● Đồ ngọt như đồ ăn vặt, bánh kẹo, trái cây sấy dẻo…
● Không sử dụng đồ uống có chứa cồn: bia, rượu…
● Hạn chế sử dụng những đồ uống có chứa gas, cà ph
LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG
Làm sạch các nguyên liệu sau đó đem sắc cùng một ấm nước lọc, dùng ngày 1 thang, uống sau ăn từ 1-2 giờ (uống ấm),uống 2 lần sáng và chiều dùng hết trong ngày Liệu trình điều trị từ 1-3 tháng (mỗi đợt uống 10 thang, luôn theo dõi và tái khám)
Lưu ý: Xích thược phản nhau với vị Lê lô, nên bài này không được gia vị Lê lô, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm Ngoài ra để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng cần chú ý tới chất lượng dược liệu.
GIA GIẢM
- Khí huyết bất túc thì gia thêm tang ký sinh, ngưu tất, đỗ trọng
- Chỗ đau không nhất định một nơi thì gia thêm kinh giới, bạch chỉ
- đau đớn kịch liệt các khớp co duỗi được thì gia thêm tế tân, phụ tử hoặc xuyên ô, thảo ô
- Thấp nhiều, chân tay nặng nề, da thịt tê dại, thì gia thêm thương truật, phòng kỷ, ý dĩ nhân
- Các khớp sưng đỏ thì gia thêm thạch cao, tri mẫu, quế chi, phòng kỷ
- Đau ở chi trên thì gia thêm tang chi, uy linh tiên
THỰC TẾ HIỆN NAY
Điều trị tại các phòng khám Đông y
Hiện nay, Quyên tý thang được sử dụng rộng rãi trong các phòng khám Đông y để điều trị đau cổ vai gáy, kết hợp với các phương pháp điều trị khác như xoa bóp, châm cứu và cạo gió Điều này giúp tăng cường hiệu quả điều trị, giảm đau nhanh chóng và cải thiện khả năng vận động của vùng cổ vai gáy.
Kết hợp với chế độ vận động và nghỉ ngơi
- Bài thuốc Quyên tý thang thường được khuyến khích sử dụng kết hợp với việc điều chỉnh tư thế ngồi làm việc, thực hiện các bài tập giãn cơ vùng cổ vai gáy, và nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng và áp lực lên vùng cổ.
- Theo Tạp chí Y Dược Thái Bình, bài báo với nội dung: Tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của bài thuốc “Quyên tý thang” kết hợp bài tập cột sống cổ trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ Qua bài báo thu được kết quả như sau: Việc sử dụng bài thuốc “Quyên tý thang” kết hợp tập vận động cột sống cổ và sử dụng bài thuốc “Quyên tý thang” đơn thuần đều có tác dụng giảm đau trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ Tuy nhiên, tác dụng giảm
20 đau khi được sử dụng bài thuốc “Quyên tý thang” kết hợp tập vận động cột sống cổ tốt hơn chỉ sử dụng bài thuốc “Quyên tý thang” đơn thuần Bài thuốc “Quyên tý thang” nhờ tác dụng làm phát tán phong hàn, trừ phong thấp của vị thuốc Khương hoạt,Phòng phong, Sinh khương; cùng kết hợp với tác dụng hành khí hoạt huyết của vị thuốc Khương hoàng, Xích thược làm cho kinh mạch được thông lợi, khí huyết hết ứ trệ; đồng thời nhờ tác dụng bổ khí huyết, nâng đỡ chức năng tạng can, tạng thận của các vị thuốc Đương quy, Hoàng kỳ, Cam thảo trích, Đại táo giúp cho cân cơ, xương khớp vùng cổ gáy được nuôi dưỡng tốt hơn Khi bệnh nhân được hướng dẫn tập kết hợp thêm bài tập vận động cột sống cổ giúp giảm đau tốt hơn Bài tập vận động cột sống cổ có tác dụng làm giãn và làm tăng độ đàn hồi của toàn bộ các cơ, dây chằng,bao khớp vùng cổ gáy; giúp cho các cơ, dây chằng vùng này mềm dẻo linh hoạt hơn,điều chỉnh sự kết hợp vận động giữa các nhóm cơ vùng vai gáy từ đó giúp làm giảm đau vùng cổ gáy.
Điều chỉnh thành phần theo tình trạng bệnh nhân
Trong thực tế, các thầy thuốc Đông y có thể điều chỉnh bài thuốc này để phù hợp với tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây đau cụ thể của từng bệnh nhân Ví dụ,nếu bệnh nhân bị phong hàn nặng, có thể gia tăng liều lượng Khương hoạt và Sinh khương để tán hàn mạnh hơn Nếu bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, có thể gia tăng Đương quy và Hoàng kỳ để bổ khí huyết.
CHẾ PHẨM
1.Viên vai gáy Quyên thảo khang
- Bài thuốc Quyên tý thang thường dùng dưới dạng sắc các vị thuốc để uống.
- Ngày nay với xu hướng phát triển các dạng thuốc dễ dùng, tối ưu vận chuyển giúp người dùng có thể dùng thuốc ở mọi nơi nên đã có dạng thuốc là viên nén bao phim Viên nén này là sự kết hợp giữa các thành phần trong bài thuốc Quyên tý thang và một số thành phần khác như Uy linh tiên, Địa liền nhằm tăng tác dụng khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, hiệu quả hơn khi điều trị đau nhức xương khớp
Hình 10 Viên vai gáy Quyên thảo khang
Trong mỗi viên chứa: 480mg cao hỗn hợp ( Tỉ lệ 1:12) tương đương các thảo mộc: Hoàng kỳ: 1000mg
Khương hoạt: 650mg Đương quy: 600mg
Khương hoàng: 300mg Địa liền: 300mg
Chiết xuất nhũ hương: 50mg
Phụ liệu: Lactose,Talc, Magnesium stearate, Polyvinyl Pyrrolidone K30, Hydroxypropyl methylcellulose, Polyethylen glycol, Titanium dioxide, Ponceau 4R vừa đủ 1 viên.
- Hoàng kỳ, Cảm thảo: có tác dụng ích khí thăng đề
- Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, Nhũ hương: có tác dụng hoạt huyết giảm đau.
- Khương hoạt, Phòng phong, Uy linh tiên, Địa liền: Khương hoạt có tác dụng giải biểu, khử hàn, dẫn khí đi vào kinh thái dương và mạch đốc, thông kinh hoạt lạc ở phần lưng và chi trên Hoàng kỳ có tính ích khí thăng đề dẫn thuốc đến vùng trên cơ thể Uy linh tiên chạy thông suốt 12 kinh lạc, không chỗ nào là không đến, có tác dụng giảm đau rất tốt Phòng phong giúp trị phong toàn thân, phối hợp với Khương hoạt và Hoàng kỳ càng tăng thêm tác dụng Có tác dụng khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, giúp giảm đau nhức xương khớp.
- Cát căn: có công dụng thư cân, giải cơ, thăng đề vị khí.
- Khương hoàng: lý khí trệ trong huyết, khu trừ hàn thấp
- Sinh khương: hoà dinh vệ, dẫn thuốc đến các khớp.
- Địa liền: từ lâu đã được dùng trong đông y với công dụng kiện tỳ, trừ thấp, trong dân gian còn dùng rượu ngâm Địa liền để xoa bóp giúp giảm đau xương khớp Gần đây các nhà khoa học đã chiết xuất từ củ địa liền một hoạt chất có tên KGA1 có tác dụng chống viêm giảm đau rất tốt trong các bệnh lý xương khớp.
Liều dùng và cách dùng: Người lớn: Uống 2 Viên/lần x 2 lần/ ngày, uống sau bữa ăn 30 phút
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú Trẻ em dưới 18 tuổi
2 Chế phẩm An Cốt Nam
An Cốt Nam là sự kế thừa của hai bài thuốc xương khớp cổ phương nổi tiếng
“Độc Hoạt Tang Ký Sinh” và “Quyên Tý Thang”, đồng thời gia giảm thêm nhiều loại dược liệu kinh điển như Trư Lủng Thảo, Bí Kỳ Nam, Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Dây Đau Xương…Đây đều là những vị thuốc quý hiếm, “khắc tinh” của bệnh xương khớp Các vị thuốc bổ trợ công năng cho nhau trong một “Tỷ lệ vàng” phù hợp nhất với cơ địa người Việt hiện đại Không chỉ giải quyết triệu chứng như những phương pháp điều trị khác, An Cốt Nam tập trung giải quyết vấn
23 đề từ nguồn gốc của bệnh, giúp giảm đau, khai thông kinh lạc, tăng cường lưu thông.
Hình 11 Bài thuốc An Cốt Nam
- Bài thuốc uống là “chiếc kiềng” mạnh nhất trong toàn bộ phác đồ, chiếm đến 75% hiệu quả điều trị, đảm nhận tiêu viêm, giãn cơ, giảm đau từ từ, hoạt huyết và cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng phục hồi cột sống tổn thương Thuốc uống đã được gia giảm: Dây đau xương, Thiên niên kiện, Sâm ngọc linh, Bý kỳ nam, Trư lung thảo… Thuốc uống được sắc sẵn và cô lại ở dạng cao lỏng, đóng túi tiện dụng.
- Cao dán: Định vị điểm đau, xoa dịu cơn đau sau 2 giờ dán trên da Cao dán đã được gia giảm: Đại hồi, Quế chi, Địa liền… Người bệnh chỉ cần bóc lớp nilon bên ngoài và dán lên vùng cột sống bị đau là được.
- Bài tập và vật lý trị liệu: Kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc, mở đường cho thuốc uống tác động sâu hơn.
1 Trường Đại học Dược Hà Nội, Bộ môn Dược học cổ truyền (2002), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.
2 Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội (2017) Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.
3 Nguyễn Hoàng Anh (2023), Đánh giá tác dụng của viên hoàn cứng Quyên tý điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn Thạc sỹ y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
4 Hecht, M (2023, March 15) What causes concurrent neck and shoulder pain, and how do I treat it? Healthline https://www.healthline.com/health/what-causes-concurrent-neck-and- shoulder-pain-and-how-do-i-treat-it
5 Pain management: neck and shoulder pain (2023, May 13) WebMD https://www.webmd.com/pain-management/neck-shoulder
6 Kirkbride, J., MD (n.d.) What causes neck and shoulder pain? Spine-health. https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/what-causes-neck- and-shoulder-pain
7 Neck & shoulder pain – Penn Medicine (n.d.) https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/musculoskeletal-and- rheumatology/2019/march/5-activities-can-cause-neck-and-shoulder- pain
8 3 Ways to Fix the Neck & Shoulder Pain You Feel While Working from
Home (2020, May 11) https://www.hackensackmeridianhealth.org/en/healthu/2020/05/11/3- ways-to-fix-the-neck-shoulder-pain-you-feel-while-working-from- home#.Y4hG1nZBzIU
9 Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học
10.https://duoclieu.edu.vn/quyen-ti-thang-ich-khi-hoat-huyet-khu-phong- tru-thap/
11 https://yhctvn.com/bai-thuoc-quyen-ty-thang/
12.https://tytxabadiem.medinet.gov.vn/dong-y/2-bai-thuoc-tri-dau-nhuc- xuong-khop-khi-troi-lanh
13.https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/5-bai-thuoc-dong-y-tri-dau- nhuc-xuong-khop-an-toan-khong-gay-tac-dung-phu-60549.html
14.https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/ content/bai-thuoc-hay-tri-au-vai-gay