ĐẶT VẤN ĐỀ Đau vai gáy là một triệu chứng cơ xương khớp thường gặp trên lâm sàng và chiếm một phần đáng kể trong số 9,3 triệu lượt khám mỗi năm tại Hoa Kỳ đối với các bệnh lý mô mềm. Trong số đó có đến 81% ở độ tuổi từ 18 đến 64. Tại Châu Âu, 38% đến 43% dân số bị đau vai gáy hằng năm. Theo một nghiên cứu tại Anh, có 34% tổng số người được phỏng vấn bị đau vai gáy trong 12 tháng qua, 11% số người đau vai gáy bị ảnh hưởng đến các hoạt động sống hằng ngày và có 20% những ca được báo cáo đau vai gáy trong 1 tuần qua. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đau vai gáy dao động từ 0,4% đến 86,8% (trung bình 23,1%) với những triệu chứng đi kèm như hạn chế vận động, chóng mặt, mất ngủ, lo âu [44], [48], [53], [60]. Thoái hóa cột sống cổ (THCSC) là một trong những nguyên nhân chính gây ra đau vai gáy, với hơn 80% bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ xuất hiện các triệu chứng đau tại cổ, lưng, có thể kèm đau tại cánh tay. Đau vai gáy do thoái hoá cột sống cổ không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà còn hay gặp ở người trong độ tuổi lao động với tỷ lệ ước tính mỗi năm từ 10,4% đến 21,3% và tỷ lệ này cao hơn ở những người làm việc văn phòng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc, không chỉ gây ra những hậu quả về mặt thể chất mà còn về tâm lý và xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống [39], [41], [43]. Vì vậy, đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các thầy thuốc. Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ nhưng chủ yếu vẫn là điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau, kháng viêm Non-Steroid, thuốc giãn cơ, thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm… kết hợp vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, giảm stress. Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp hạn chế chức năng nhiều, hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa [24], [26], [57]. Theo quan điểm của Y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ được miêu tả trong phạm vi chứng Tý với bệnh danh là Hạng kiên thống. Bệnh do chính khí của cơ thể không đầy đủ, lục dâm xâm phạm vào các đường kinh mạch, cân cơ ở vai gáy, dẫn đến sự vận hành của khí huyết bị ứ trệ gây đau hoặc do người già can thận hư, không nuôi dưỡng được cân làm khớp xương bị thoái hoá, biến dạng… [14], [18]. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng Y học cổ truyền như: châm cứu, xoa bóp, giác hơi, thuỷ châm, thuốc cổ truyền…, trong đó châm là một trong những phương pháp phổ biến nhất, được sử dụng ngày càng tăng với hơn 3 triệu người trưởng thành phải điều trị bằng phương pháp châm mỗi năm đối với đau mạn tính nói chung [57], [61]. Bài thuốc cổ phương “Quyên tý thang” trích từ “Bách nhất tuyển phương” được sử dụng lâu đời trong điều trị chứng tý, đặc biệt với chứng đau từ lưng ra hai tay. Ngày nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của bài thuốc này kết hợp với phương pháp điện châm trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ và đã được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Xoa bóp là một phương pháp điều trị không dùng thuốc của Y học cổ truyền, đơn giản, dễ thực hiện, ít xảy ra tai biến, không phụ thuộc vào phương tiện máy móc thuốc men, ứng dụng rộng rãi trong phòng bệnh và chữa bệnh [19], [22]. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào phối hợp giữa điện châm, bài thuốc “Quyên tý thang” với xoa bóp trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Vì vậy, nhằm thừa kế và phát huy những tiềm năng của Y học cổ truyền để nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm và bài thuốc Quyên tý thang kết hợp xoa bóp” với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Đánh giá hiệu quả giảm đau và cải thiện chức năng vận động cột sống cổ bằng điện châm và bài thuốc Quyên tý thang kết hợp xoa bóp trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị
Chọn mẫu thuận tiện: Chọn tất cả bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú trong thời gian nghiên cứu có các tiêu chí phù hợp với tiêu chuẩn quy định vào mẫu nghiên cứu
2.2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2018 đến tháng 06/2019
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Thừa Thiên Huế
Ghi nhận trước khi điều trị
- Khám lâm sàng một cách toàn diện (Bệnh nhân được theo dõi hằng ngày theo mẫu bệnh án nội khoa và YHCT)
- Làm các xét nghiệm cơ bản, chụp X - Quang cột sống cổ
- Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS
- Đánh giá tầm vận động CSC
- Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hằng ngày theo bộ câu hỏi Neck Disability Index (NDI)
Phương pháp điều trị: Điện châm + Bài thuốc “Quyên tý thang” + Xoa bóp
Theo dõi trong quá trình điều trị: Biểu hiện lâm sàng, các tác dụng không mong muốn
Đánh giá, so sánh kết quả trước điều trị (D0), sau 9 ngày (D9) và sau 18 ngày (D18) điều trị
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Theo dõi lâm sàng, tác dụng không mong muốn Đánh giá lâm sàng trước điều trị (D0) Đau vai gáy do THCSC Điện châm + Thuốc + Xoa bóp
Chẩn đoán theo YHHĐ và YHCT Đánh giá lâm sàng sau 9 ngày (D9) và sau 18 ngày (D18) điều trị
So sánh kết quả điều trị
Phương tiện nghiên cứu
- Máy đo huyết áp, ống nghe
- Hệ thống máy sắc và đóng gói thuốc thang của Hàn Quốc sản xuất
- Kim châm cứu: kim hào châm vô khuẩn dùng một lần loại 3cm - 6cm do Việt Nam sản xuất
- Khay chữ nhật, khay quả đậu, pince, đĩa petri, bông, cồn 70º, bột talc
- Máy điện châm Electronic Acupuncture của Viện châm cứu Trung ương sản xuất, có điện thế 6V chạy bằng pin, gồm hai kênh bổ và tả
- Thước đo độ đau VAS, thước đo tầm vận động CSC, bộ câu hỏi Neck Disability Index (NDI)
- Thuốc uống: dùng bài thuốc cổ phương “Quyên tý thang” sắc uống hằng ngày tại khoa.
Quy trình kỹ thuật
Công thức huyệt điều trị:
+ Vận dụng nguyên lý “Kinh mạch sở quá, chủ trị sở cập”, tức là kinh mạch đi qua nơi nào thì có thể chữa bệnh ở nơi đó để chọn huyệt theo đường kinh đi qua chỗ đau [33]
+ Lấy huyệt tại chỗ nơi đau (cục bộ thủ huyệt)
+ Kết hợp nguyên nhân gây bệnh để thêm bớt huyệt vị: Túc tam lý (thêm khí của Tỳ Vị để trừ thấp), Cách du (bổ huyết để trừ phong)
- Vị trí, tác dụng huyệt [22] (Xem phụ lục 3)
- Cách châm và phương pháp bổ tả [7], [22]:
+ A thị huyệt: Châm tả tại các điểm ấn đau nhất của vùng bị bệnh
+ Phong trì: Châm tả, sâu 0,5 - 0,8 thốn, hướng mũi kim về phía nhãn cầu bên đối diện
+ Đại chùy: Châm tả, sâu 0,5 - 1 thốn
+ Kiên tỉnh: Châm tả, sâu 0,5 thốn
+ Kiên ngung: Châm tả, sâu 0,5 - 1 thốn
+ Thiên tông: Châm tả, sâu 0,5 - 0,7 thốn
+ Khúc trì: Châm tả, sâu 0,8 - 1,5 thốn
+ Hợp cốc: Châm tả, sâu 0,5 - 0,8 thốn
+ Lạc chẩm: Châm tả, kim nghiêng 15º so với mặt da, sâu 0,2 - 0,3 thốn + Túc tam lý: Châm tả, sâu 0,5 - 1,5 thốn
+ Cách du: Châm bổ, kim nghiêng 45º so với mặt da, mũi kim hướng xuống dưới, sâu 0,5 thốn
+ Giáp tích C 4 – C 7 : Châm tả, kim nghiêng 15 0 so với mặt da, châm xuyên huyệt, sâu 0,3 - 0,5 thốn
- Chuẩn bị dụng cụ: kim châm cứu vô khuẩn loại 3 – 6 cm, khay chữ nhật, khay quả đậu, pince, đĩa petri, bông, cồn 70º, máy điện châm có hai kênh bổ tả.
- Chuẩn bị cho bác sĩ làm thủ thuật: đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa tay, sát trùng tay
- Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân ở tư thế thoải mái Giải thích, trấn an bệnh nhân để bệnh nhân hợp tác tốt trong quá trình làm thủ thuật
- Xác định đúng vị trí huyệt và sát trùng da vùng huyệt bằng cồn 70º
- Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ấn, căng da vùng huyệt Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt
Thì 2: Đẩy kim từ từ theo hướng đã định, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (Bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt)
- Kích thích huyệt bằng máy điện châm
+ Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt như sau: Cặp 1: Phong trì và Kiên tỉnh bên trái
Cặp 2: Phong trì và Kiên tỉnh bên phải
Cặp 3: Giáp tích C 4 và C 7 bên trái
Cặp 4: Giáp tích C 4 và C 7 bên phải
Cặp 5: Kiên ngung và Hợp cốc (bên trái hoặc bên phải hoặc 2 bên tuỳ theo hướng lan của bệnh nhân)
+ Tần số: Tần số tả từ 6 – 20 Hz, tần số bổ từ 0,5 – 4 Hz
+ Cường độ: nõng dần cường độ từ 0 đến 150 àA (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh)
+ Thời gian: 20 – 30 phút cho một lần điện châm
- Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm
Liệu trình điều trị: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày x 18 lần
Theo dõi tác dụng không mong muốn: Chóng mặt, hoa mắt, chảy máu khi rút kim, tụ máu sau khi châm
Bài thuốc “Quyên tý thang” được sắc và đóng gói, uống 1 thang/ngày x 18 thang, chia 2 lần sáng – tối, uống sau bữa ăn
Theo dõi tác dụng không mong muốn: Nổi mẩn ngứa, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, ỉa chảy
- Chuẩn bị dụng cụ: cồn 70º, bột talc
- Chuẩn bị cho bác sĩ làm thủ thuật: đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa tay, sát trùng tay
- Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân ở tư thế thoải mái Giải thích, trấn an bệnh nhân để bệnh nhân hợp tác tốt trong quá trình làm thủ thuật
- Tiến hành: Các thủ thuật được thực hiện trước khi điện châm
+ Dùng gốc gan bàn tay xoa từ mỏm cùng vai qua vùng huyệt Kiên tỉnh, Phong môn đến Phong trì 3 lần
+ Dùng gốc gan bàn tay day từ mỏm cùng vai qua vùng huyệt Kiên tỉnh, Phong môn đến Phong trì 3 lần
+ Dùng mu bàn tay hoặc các khớp giữa bàn tay và ngón tay lăn từ mỏm cùng vai qua vùng huyệt Kiên tỉnh, Phong môn đến Phong trì 3 lần
+ Dùng hai bàn tay hoặc các ngón tay bóp từ mỏm cùng vai qua vùng huyệt Kiên tỉnh, Phong môn đến Phong trì 3 lần
+ Bấm các huyệt: Phong trì, Kiên tỉnh, A thị huyệt, Lạc chẩm
+ Phát vùng cổ gáy lại một lượt
Liệu trình điều trị: 20 – 30 phút/lần x 10 lần (2 ngày liên tiếp nghỉ 1 ngày)
Theo dõi tác dụng không mong muốn: Mệt mỏi sau khi xoa bóp.
Phương pháp đánh giá
2.5.1 Thời gian theo dõi đánh giá
Mỗi bệnh nhân được đánh giá vào 3 thời điểm
Lần 1 (D0) : Trước khi điều trị
Lần 2 (D9) : Sau 9 ngày điều trị
Lần 3 (D18) : Sau 18 ngày điều trị
2.5.2 Các biến số nghiên cứu
- Đặc điểm chung của bệnh nhân: Tuổi, giới, nghề nghiệp (lao động trí óc, lao động chân tay, già hoặc mất sức lao động), thời gian mắc bệnh, tình hình điều trị trước khi nghiên cứu
- Đặc điểm lâm sàng theo YHHĐ trước điều trị: Vị trí đau, tính chất đau và các triệu chứng kèm theo
- Mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau 9, 18 ngày điều trị
- Tầm vận động CSC trước và sau 9, 18 ngày điều trị
- Mức độ hạn chế sinh hoạt hằng ngày theo NDI trước và sau 9, 18 ngày điều trị
- Một số triệu chứng lâm sàng theo YHCT trước và sau 18 ngày điều trị: Lưỡi, hàn nhiệt, cảm giác tê mỏi của tứ chi, thời lượng giấc ngủ, mạch
- Tác dụng không mong muốn:
+ Tác dụng không mong muốn do điện châm: Chóng mặt hoa mắt, chảy máu khi rút kim, tụ máu sau khi châm
+ Tác dụng không mong muốn do thuốc: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, táo bón, ỉa chảy, nổi mẩn ngứa
+ Tác dụng không mong muốn do xoa bóp: Mệt mỏi sau khi xoa bóp
2.5.3 Cách đánh giá các biến số
2.5.3.1 Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analogue Scales)
Thang điểm nhìn VAS (Visual Analogue Scales) được sử dụng từ những năm
1920 để đo lường các đại lượng vô hình như sự đau đớn, chất lượng cuộc sống và sự lo lắng Nó là một đường thẳng có chiều dài 100 mm (hoặc 10 cm), có hai mặt (mặt số và mặt hình), được cố định hai đầu với quy ước là “không đau” và “đau tồi tệ nhất có thể tưởng tượng được” (đối với đánh giá cảm giác đau) Đây là một công cụ đơn giản để sử dụng bởi bất kỳ ai có khả năng nhận thức các thông số và đáp ứng các hướng dẫn của bác sĩ lâm sàng Thang điểm này được sử dụng thường xuyên vì sự dễ dàng và thuận tiện của nó trên lâm sàng Trước khi đo bệnh nhân được nghỉ ngơi yên tĩnh, thầy thuốc mô tả và giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ, bệnh nhân tự chỉ ra mức độ đau của mình và thầy thuốc đọc mức độ đau của bệnh nhân [42], [55]
Hình 2.2 Thước đo thang điểm VAS
- Hình tượng thứ 1 tương ứng với 0 điểm: Không đau
- Hình tượng thứ 2 tương ướng với 1 - 3 điểm: Đau nhẹ
- Hình tượng thứ 3 tương ứng với 4 - 6 điểm: Đau vừa
- Hình tượng thứ 4 tương ứng với 7 - 9 điểm: Đau nặng
- Hình tượng thứ 5 tương ứng với 10 điểm: Đau rất nặng Đánh giá kết quả điều trị như sau [49]:
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS Điểm VAS Mức độ đau Điểm quy đổi
10 điểm Đau rất nặng 4 điểm
2.5.3.2 Đánh giá tầm vận động cột sống cổ
Phương pháp đo tầm vận động CSC dựa trên phương pháp đo tầm vận động của khớp do Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra, đã được chính thức thừa nhận tại Hội nghị đại biểu các Hội phẫu thuật chỉnh hình các nước nói tiếng Anh họp tại Vancouver (Canada) năm 1962 Theo phương pháp này tất cả các cử động của một khớp đều được đo từ vị trí Zero khởi đầu, khi đo phải giữ vững vị trí Zero và thường xuyên điều chỉnh để đối tượng đạt được vị trí cơ bản này [26]
- Vị trí Zero: Là tư thế đứng thẳng của người bình thường, đầu thẳng, mắt nhìn ra phía trước, hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song song với nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau
- Vị trí giải phẫu duỗi của chi và thân thể được quy ước là 0º
- Cử động khớp có thể gây đau, nhất là đối với bệnh nhân, nên kỹ thuật đo phải bảo đảm nhẹ nhàng nhanh gọn
- Sự cứng khớp được coi như tình trạng mất cử động hoàn toàn của khớp
- Dụng cụ đo: Gốc thước là một mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0 – 360º, một cành di động và một cành cố định, dài 30 cm
Hình 2.3 Thước đo tầm vận động khớp
- Tư thế bệnh nhân: Ngồi thẳng, tựa lưng cao ngang vai, khớp gối và háng gập vuông góc, hai bàn chân đặt trên sàn nhà, hai tay xuôi khép sát dọc thân người
Tầm vận động CSC được đo ở 6 động tác: Gấp (cúi), duỗi (ngửa), nghiêng phải, nghiêng trái, xoay phải và xoay trái Bình thường khi cúi cằm thường sát ngực, ngửa được 40 – 50º, nghiêng được 45º và xoay được 60 – 70º Khi cúi, ngửa và nghiêng bị hạn chế thì tổn thương từ C 3 trở xuống Khi xoay bị hạn chế thì tổn thương ở C1 và C 2 (đốt đội và đốt trục) [4]
- Đo độ gấp duỗi: Thầy thuốc đứng bên phải hoặc bên trái bệnh nhân Hai cành của thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất, bệnh nhân cúi ngửa cổ lần lượt, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng đi của đỉnh đầu Bình thường gập có thể đạt được cằm chạm vào ngực, duỗi đến mức ụ chẩm nằm ngang
- Đo độ nghiêng bên: Thầy thuốc đứng sau bệnh nhân Xác định mỏm gai C7, ụ chẩm ngoài Gốc thước đặt ở mỏm gai C7, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùng với trục đứng của thân Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định nằm ngang và cành di động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc C7 đến đỉnh đầu bệnh nhân
- Đo cử động xoay: Thầy thuốc đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm của đường nối đỉnh 2 vành tai với đường giữa thân Hai cành của thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi Khi bệnh nhân xoay đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ
Cách đánh giá như sau: Mỗi động tác được chia thành 5 mức điểm từ 0 điểm đến 4 điểm, điểm đánh giá tầm vận động CSC là tổng điểm của 6 động tác
Bảng 2.2 Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý [30]
Tầm vận động Động tác
Sinh lý Bệnh lý Điểm 0 1 2 3 4
Cúi 45º – 55º 40º – 44º 35º – 39º 30º – 34º < 30º Ngửa 60º – 70º 55º – 59º 50º – 54º 45º – 49º < 45º Nghiêng phải 40º – 50º 35º – 39º 30º – 34º 25º – 29º < 25º Nghiêng trái 40º – 50º 35º – 39º 30º – 34º 25º – 29º < 25º Xoay phải 60º – 70º 55º – 59º 50º – 54º 45º – 49º < 45º Xoay trái 60º – 70º 55º – 59º 50º – 54º 45º – 49º < 45º
Bảng 2.3 Đánh giá tầm vận động cột sống cổ [30] Điểm Mức độ hạn chế Điểm quy đổi
0 điểm Không hạn chế 0 điểm
1 – 6 điểm Hạn chế ít 1 điểm
7 – 12 điểm Hạn chế vừa 2 điểm
13 – 18 điểm Hạn chế nhiều 3 điểm
19 – 24 điểm Hạn chế rất nhiều 4 điểm
2.5.3.3 Đánh giá mức độ cải thiện hạn chế sinh hoạt hàng ngày theo Bộ câu hỏi Neck Disability Index (NDI)
Bộ câu hỏi Neck Disability Index của tác giả Howard Vernon là công cụ đầu tiên được thiết kế để tự đánh giá mức độ hạn chế gây ra do đau cổ Bộ câu hỏi NDI được công bố lần đầu vào năm 1991, đã được dịch ra 22 ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu điều trị [58]
Bộ câu hỏi NDI (Xem phụ lục 4) gồm 10 nội dung, bao gồm: Cường độ đau, chăm sóc bản thân, nâng đồ vật, đọc (sách, báo…), đau đầu, khả năng tập trung chú ý, làm việc, lái xe, ngủ, hoạt động giải trí Mỗi nội dung có 6 sự lựa chọn được cho điểm từ 0 điểm đến 5 điểm, tối đa là 50 điểm hoặc 100% [47], [58]
Bảng 2.4 Mức độ hạn chế sinh hoạt hằng ngày [47] Điểm Mức độ hạn chế Điểm quy đổi
0 - 4 điểm Không hạn chế 0 điểm
5 - 14 điểm Hạn chế nhẹ 1 điểm
15 - 24 điểm Hạn chế trung bình 2 điểm
25 - 34 điểm Hạn chế nghiêm trọng 3 điểm
35 - 50 điểm Hoàn toàn hạn chế 4 điểm
2.5.3.4 Đánh giá các chứng trạng theo Y học cổ truyền trước và sau 18 ngày điều trị [59]
Chất lưỡi và rêu lưỡi
- Màu sắc chất lưỡi: Hồng nhạt (sắc lưỡi bình thường), nhợt (nhạt màu hơn so với bình thường), đỏ (đỏ hơn so với bình thường), xanh tím, đỏ sẫm
- Hình thể lưỡi: Trung bình, to bệu (to hơn bình thường, sắc nhợt, mềm, thường có vết hằn răng), mỏng nhỏ (nhỏ hơn bình thường)
- Màu sắc rêu lưỡi: Trắng, vàng
- Độ dày mỏng rêu lưỡi: Mỏng (có thể nhìn thấy chất lưỡi), dày (không nhìn thấy chất lưỡi), mất rêu (không có rêu hoặc có rất ít rêu phủ trên bề mặt lưỡi)
- Độ ẩm: Nhuận (ẩm vừa phải), ướt (rêu lưỡi ẩm, có quá nhiều nước, cảm giác trơn), khô (nhìn thấy khô và có cảm giác khô khi sờ vào), nhầy dính (rêu dày bẩn, nhớt dính, được bao phủ bởi một lớp nhầy dày đục)
Hàn nhiệt (cảm giác nóng lạnh)
- Sợ lạnh: cảm giác lạnh có thể giảm đi khi có hơi ấm
- Ghét lạnh: cảm giác lạnh không giảm khi có hơi ấm, còn gọi là ớn lạnh
- Ghét gió: còn gọi là sợ gió
- Sốt cao: sốt cao liên tục, sợ nóng nhưng không ớn lạnh
- Sốt nhẹ về chiều: sốt biểu hiện rõ vào 3-6 giờ chiều, giống như thuỷ triều lên đều đặn, còn gọi là triều nhiệt
- Hàn nhiệt vãng lai: lạnh không có sốt và sốt không có lạnh xảy ra xen kẽ liên tiếp nhau
Thời lượng giấc ngủ: Không rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ nhiều
Cảm giác tê mỏi tứ chi
- Vị trí mạch: Phù (mạch ở nông, đặt nhẹ tay thì thấy, ấn mạnh thì mất), trầm (mạch ở sâu, chỉ bắt được khi ấn mạnh tay), không phù không trầm
- Tần số mạch: Hoà hoãn (1 nhịp thở của thầy thuốc ứng với 4 nhịp mạch, đều đặn), sác (có nhiều hơn 5 hoặc 6 nhịp mạch trên 1 lần thở của thầy thuốc), trì (có ít hơn 4 nhịp mạch trên 1 lần thở của thầy thuốc)
Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được phân tích xử lý trên máy tính theo phần mềm SPSS 20.0 Sử dụng các thuật toán: Tỷ lệ %, giá trị trung bình ̅, độ lệch chuẩn SD
So sánh giá trị trung bình trước và sau điều trị bằng Paired-Samples t-test, Wilcoxon Signed Ranks Test
So sánh các tỷ lệ trước và sau điều trị bằng thuật toán McNemar
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được quy ước là p < 0,05.
Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được sự cho phép của Hội đồng Đạo đức Y sinh học của Trường Đại học Y Dược Huế
Nghiên cứu được sự cho phép của Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Thừa Thiên Huế
Các bệnh nhân tự nguyện hợp tác trong quá trình tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng điều trị phục vụ bệnh nhân, không nhằm mục đích khác
Bệnh nhân được thông tin đầy đủ về phương pháp điều trị và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu Nếu đối tượng nghiên cứu bệnh diễn tiến nặng lên thì sẽ được ngừng nghiên cứu và áp dụng phương pháp điều trị khác
Các thông tin của người bệnh được mã hóa trên máy tính, đảm bảo tính riêng tư, không công bố khi không được phép của bệnh nhân và đơn vị chủ quản
Cam kết nghiên cứu với tinh thần trung thực, áp dụng những nguyên lý và đạo đức trong nghiên cứu, phương pháp và kết quả nghiên cứu được công bố cho mọi người và đối tượng nghiên cứu biết.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiệu quả điều trị của điện châm và bài thuốc quyên tý thang kết hợp xoa bóp trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ
3.2.1 Sự cải thiện về mức độ đau theo thang điểm VAS
Bảng 3.7 Điểm đau trung bình theo VAS sau 9, 18 ngày điều trị
Thời gian Điểm đau trung bình theo VAS ̅ SD) p D0-D9 p D0-D18
Biểu đồ 3.6 Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau 9, 18 ngày điều trị
- Điểm đau trung bình theo VAS sau 9 và 18 ngày điều trị lần lượt là 3,98 1,58 và 1,00 1,11, sự khác biệt về điểm chênh trung bình trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau nặng
Tỷ lệ % Trước điều trị Sau 9 ngày Sau 18 ngày p < 0,05
- Sau 9 ngày điều trị, bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu chỉ còn đau vừa (55%) và nhẹ (40%), đau nặng rất ít (5%), không còn bệnh nhân đau rất nặng Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Sau 18 ngày điều trị, bệnh nhân không đau và đau nhẹ chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 47,5% và 45%, không còn bệnh nhân đau nặng đến đau rất nặng Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.2.2 Mức cải thiện chức năng vận động khớp theo biên độ hoạt động cột sống cổ Bảng 3.8 Biên độ hoạt động cúi của cột sống cổ sau 9, 18 ngày điều trị
Thời gian Động tác cúi ̅ SD) (độ) p D0-D9 p D0-D18
Nhận xét: Biên độ cúi trung bình của đối tượng nghiên cứu sau 9, 18 ngày điều trị lần lượt là 44,52 6,15º và 46,75 4,90º Sự khác biệt này so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Biểu đồ 3.7 Biên độ hoạt động ngửa của cột sống cổ sau 9, 18 ngày điều trị
Nhận xét: Sau 9, 18 ngày điều trị, biên độ hoạt động ngửa của cột sống cổ đều tăng dần từ 2,18 3,11º ở thời điểm D9 lên đến 5,35 5,60º ở thời điểm D18 Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Trước điều trị Sau 9 ngày Sau 18 ngày
B iên độ ng ửa t rung bìn h (độ )
Bảng 3.9 Biên độ hoạt động nghiêng phải của cột sống cổ sau 9, 18 ngày điều trị
Thời gian Động tác nghiêng phải ̅ SD) (độ) p D0-D9 p D0-D18
Nhận xét: Biên độ nghiêng phải trung bình sau 9, 18 ngày điều trị lần lượt là
42,20 6,46º và 44,58 4,42º Sau các thời điểm D9, D18, mức chênh biên độ nghiêng phải trung bình so với D0 lần lượt là 2,23 2,84º và 4,60 5,37º Sự thay đổi này này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.10 Biên độ hoạt động nghiêng trái của cột sống cổ sau 9, 18 ngày điều trị
Thời gian Động tác nghiêng trái ̅ SD) (độ) p D0-D9 p D0-D18
Nhận xét: Sau 9, 18 ngày điều trị, biên độ hoạt động nghiêng trái của cột sống cổ đều tăng dần từ 2,33 3,07º ở thời điểm D9 lên đến 4,50 5,18º ở thời điểm D18 Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Biểu đồ 3.8 Biên độ hoạt động xoay phải của cột sống cổ sau 9, 18 ngày điều trị
Nhận xét: Tại thời điểm D9, biên độ xoay phải trung bình là 65,25 6,09º và tại thời điểm D18 là 66,50 4,34º Hiệu suất tăng sau 9 ngày và 18 ngày điều trị tăng từ 0,95 2,60º lên 2,20 4,83º Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.11 Biên độ hoạt động xoay trái của cột sống cổ sau 9, 18 ngày điều trị
Thời gian Động tác xoay trái ̅ SD) (độ) p D0-D9 p D0-D18
Nhận xét: Biên độ xoay trái trung bình của đối tượng nghiên cứu sau 9, 18 ngày điều trị lần lượt là 65,38 5,59º và 66,58 4,05º Sự khác biệt này so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Sau các thời điểm D9, D18, mức chênh biên độ xoay trái trung bình so với D0 lần lượt là 0,93 2,17º và 2,13 4,38º
Trước điều trị Sau 9 ngày Sau 18 ngày
Biên độ xoay phải trung bình (độ)
Bảng 3.12 Mức độ hạn chế vận động cột sống cổ sau 9, 18 ngày điều trị
Mức độ hạn chế tầm vận động
Nhận xét: Sau 9 ngày điều trị, số bệnh nhân hạn chế vận động CSC ở mức hạn chế ít và không hạn chế chiếm tỷ lệ cao nhất ( 62,5% và 30%), không có bệnh nhân hạn chế rất nhiều Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Sau 18 ngày điều trị, đa số bệnh nhân không còn hạn chế tầm vận động CSC (chiếm 52,5%), hạn chế ít chiếm 45% trong tổng số bệnh nhân, chỉ còn 1 bệnh nhân hạn chế vừa và không còn bệnh nhân hạn chế nhiều hay rất nhiều (p < 0,05)
3.2.3 Sự cải thiện về mức độ hạn chế sinh hoạt hằng ngày theo bộ câu hỏi NDI
Bảng 3.13 Mức cải thiện chức năng sinh hoạt hằng ngày sau 9, 18 ngày điều trị
Thời gian Điểm trung bình NDI ̅ SD) p D0-D9 p D0-D18
Nhận xét: Điểm trung bình theo NDI trước điều trị là 15,35 6,66 giảm xuống 12,13 6,22 tại thời điểm D9 và chỉ còn 7,65 5,11 tại thời điểm D18 Sự khác biệt so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Biểu đồ 3.9 Phân bố bệnh nhân theo mức độ hạn chế sinh hoạt sau 9, 18 ngày điều trị
- Sau 9 ngày điều trị, hạn chế nhẹ và không hạn chế chiếm 60%, nhóm hạn chế trung bình giảm từ 47,5% trước điều trị xuống còn 37,5%, không còn trường hợp hoàn toàn hạn chế Sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
- Sau 18 ngày điều trị, không còn bệnh nhân bị hạn chế chức năng sinh hoạt từ mức hạn chế nghiêm trọng đến hoàn toàn hạn chế, nhóm hạn chế nhẹ chiếm tỷ lệ 62,5% Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.2.4 Kết quả điều trị chung
Bảng 3.14 Kết quả điều trị chung sau 9, 18 ngày điều trị
Thời gian Kết quả điều trị chung ̅ SD) điểm p D0-D9 p D0-D18
Nhận xét: Điểm trung bình kết quả chung sau 9 ngày điều trị là 3,80 1,57 và sau 18 ngày điều trị là 1,85 1,33 Sự thay đổi so với trước điều trị là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Không Hạn chế Hạn chế Hạn chế hạn chế nhẹ trung bình nghiêm trọng 10,0%
Sau 9 ngày điều trị Sau 18 ngày điều trị p D0-D9 > 0,05 p D0-D18 < 0,05
Biểu đồ 3.10 Kết quả điều trị chung sau 9, 18 ngày
- Kết quả sau 9 ngày điều trị: tốt 7,5%, khá 37,5%, trung bình 45%, kém 10% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Kết quả sau 18 ngày điều trị: tốt 40%, khá 50%, trung bình 10%, không còn kết quả kém Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.2.5 Sự thay đổi trên các triệu chứng lâm sàng của Y học cổ truyền
3.2.5.1 Các chứng trạng về chất lưỡi
Bảng 3.15 Sự thay đổi về chất lƣỡi
Nhận xét: Các chứng trạng về màu sắc lưỡi và hình thể lưỡi thay đổi không đáng kể và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Tốt Khá Trung bình Kém
Sau 9 ngày điều trị Sau 18 ngày điều trị p D0-D9 < 0,05 p D0-D18 < 0,05
3.2.5.2 Các chứng trạng về rêu lưỡi
Bảng 3.16 Sự thay đổi về rêu lƣỡi
Vàng 1 2,5 0 0,0 Độ dày mỏng Mỏng 24 60,0 38 95,0
Nhận xét: Màu sắc rêu lưỡi có sự thay đổi không đáng kể với p > 0,05 Sự thay đổi về đặc điểm độ dày mỏng và độ ẩm rêu lưỡi của bệnh nhân có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.2.5.3 Các chứng trạng về mạch
Bảng 3.17 Sự thay đổi về mạch Thời gian
Nhận xét: Các chứng trạng về mạch trong nhóm nghiên cứu ít có thay đổi và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
3.2.5.4 Một số chứng trạng khác
Bảng 3.18 Sự thay đổi trên một số chứng trạng khác
Hàn nhiệt Không có biểu hiện hàn hay nhiệt 25 62,5 28 70,0 p > 0,05
Cảm giác tê mỏi của tứ chi
Không rối loạn giấc ngủ 20 50,0 31 77,5 p < 0,05
- Biểu hiện hàn nhiệt của bệnh nhân có sự thay đổi không đáng kể sau 18 ngày điều trị và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)