Đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại thành phố Cần Thơ

190 207 0
Đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại thành phố Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau hơn 10 năm thành phố Cần Thơ (TPCT) trực thuộc Trung ương, TPCT đã thực hiện theo nghị quyết 45 của Bộ Chính trị (ngày 17-2-2005) về xây dựng và phát triển TPCT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH), Thành ủy Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch 10- KH/TU và chỉ đạo các sở, ngành xây dựng 10 chương trình, 4 đề án phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng đến năm 2010 và định hướng 2020. Trong giai đoạn 2010-2015, thành phố đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá cao, bình quân trên 15,6%/năm. Trong đó, khu vực nônglâm-thủy sản tăng 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng 20,3%/năm, thương mại - dịch vụ tăng trên 16,3%/năm. Trên lĩnh vực nông nghiệp, với lợi thế có Viện lúa ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ đóng trên địa bàn, TPCT đang thừa hưởng những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học để xây dựng và ứng dụng nền nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), đồng thời từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị. Hiện tại, TPCT cũng đã qui hoạch Vành đai thực phẩm bao gồm tất cả các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt; toàn bộ huyện Phong Điền, xã Vĩnh Trinh và diện tích huyện Thốt Nốt cũ điều chỉnh về huyện Vĩnh Thạnh, xã Định Môn và xã Trường Thành của huyện Thới Lai và diện tích của huyện Thốt Nốt cũ điều chỉnh về huyện Cờ Đỏ. Vùng qui hoạch này với tổng diện tích tự nhiên là 67.352 ha, trong đó diện tích canh tác rau màu đạt 7.500 ha (2015), sản lượng đạt 95.000 tấn và ước tính đến năm 2020 là 9.500 ha với sản lượng 133.000 tấn. Trong đó, phấn đấu đến năm 2020 có diện tích sản xuất rau đạt tiêu chuẩn an toàn là 100%. Qui hoạch Vành đai thực phẩm nhằm để thực hiện các mục tiêu sau: (1) xác định phạm vi, ranh giới của vùng nông nghiệp và làm cơ sở cho việc đầu tư; (2) đánh giá được sự tác động của việc phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị lên hoạt động sản xuất nông nghiệp; (3) phục vụ nhu cầu phát triển của các đô thị theo hướng CNH – HĐH; (4) đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, ổn định xã hội và gia tăng thu nhập cho người dân vùng dự án. Vành đai thực phẩm sẽ đáp ứng được nhu cầu về thực phẩm với chất lượng ngày càng cao, phát triển các nông sản hàng hóa cần ít đất, có giá trị kinh tế cao (rau màu, hoa, cây cảnh,...), tạo được nhiều việc làm cho lực lượng lao động thừa do mất đất bởi quá trình đô thị hóa; tạo được cảnh quan phục vụ các hoạt động du lịch và bảo vệ tốt môi trường nông thôn. Trong những năm gần đây, vấn đề sản xuất và tiêu dùng rau màu, nhất là rau an toàn được xem là nhu cầu thực sự cần thiết của xã hội do đời sống, nhu cầu tiêu dùng của người dân cả nước nói chung và của TPCT nói riêng đã có sự gia tăng đáng kể. Theo thống kê của ngành nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL cho biết, trong 10 năm gần đây diện tích trồng rau tại khu vực này phát triển rất nhanh và quy trình sản xuất mang tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Ước tính toàn vùng có khoảng 300.000 ha đất trồng rau (trong đó khoảng 50.000 ha rau sạch), tập trung chủ yếu ở Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng,… Nhờ ứng dụng kỹ thuật tốt nên năng suất rau trung bình đạt 15-17 tấn/ha. Rau sạch ở ĐBSCL không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn cung cấp chính cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và xuất khẩu sang Campuchia, Trung Quốc. Qua đó cho thấy, nhu cầu và tiềm năng phát triển đối với sản phẩm rau màu là rất lớn, nhưng diện tích gieo trồng qua các năm của một số địa phương thì tăng chậm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. TPCT cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng rau đậu các loại tăng chậm, cụ thể là từ 5.464 ha năm 2005 tăng lên 7.683 ha năm 2010 và 8.287 ha năm 2014 với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2005-2014 chỉ đạt 4,25%. Phần lớn nông dân tại TPCT sản xuất rau theo phương pháp truyền thống, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chưa chú ý đến dư lượng thuốc trong sản phẩm, thời gian cách ly của thuốc BVTV, phân bón. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp TPCT thì nhóm rau, đậu được xem là nhóm cây hàng năm chủ lực thứ hai sau lúa, vừa là cây thuận lợi luân canh với lúa, vừa là cây phù hợp với mô hình sản xuất tại đô thị và có thị trường tiêu dùng tại chỗ. Trên địa bàn TPCT có nhiều hệ thống siêu thị, nên sản phẩm rau màu sản xuất ra tại địa phương có ưu thế hơn về chi phí và thời gian vận chuyển so với sản phẩm rau màu nhập từ TPHCM và Đà Lạt. Nhưng sản phẩm sản xuất tại địa phương vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu chặt chẽ từ phía siêu thị về kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề về hóa đơn bán hàng, nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm. Mặt khác, qui mô sản xuất tại địa phương còn nhỏ lẻ, chủng loại chưa đa dạng, sản lượng không ổn định, trong khi đó siêu thị lại cần nguồn cung cấp ổn định với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại.

Ngày đăng: 07/09/2018, 14:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan