1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf

113 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc Quyên Tý Thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm
Tác giả Lê Minh Chung
Trường học Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Chuyên ngành Y học
Thể loại Luận án chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2018
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 4,66 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (9)
    • 1.1. Thoái hóa cột sống cổ theo y học hiện đại (9)
    • 1.2. Thoái hóa cột sống cổ theo y học cổ truyền (19)
    • 1.3. Điều trị thoái hóa cột sống cổ theo y học cổ truyền (22)
    • 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài (30)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (35)
    • 2.3. Phương pháp xử lý số liệu (0)
    • 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (0)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (50)
    • 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (50)
    • 3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc quyên tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm (57)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (68)
    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ (68)
    • 4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc quyên tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm (77)
  • KẾT LUẬN (36)
  • PHỤ LỤC (99)

Nội dung

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa khớp là những bệnh mãn tính của khớp và cột sống, gây đau và biến dạng. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống), những thay đổi ở phần xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm [1],[2],[9]. Bệnh thường gặp ở nữ giới, người cao tuổi với tỉ lệ nữ/nam xấp xỉ 2,5:1 8]. Ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân bị thoái hóa khớp chiếm 10,41% các bệnh về xương khớp [2],[7], trong đó thoái hóa cột sống cổ (THCSC – Cervical spondylosis) chiếm tỷ lệ 14% đứng hàng thứ hai sau thoái hóa cột sống thắt ưng 31,12% trong các bệnh thoái hóa khớp [1], tuổi càng tăng tỷ lệ bệnh càng cao, có sự liên quan chặt chẽ giữa thoái hóa khớp và tuổi tác [12],[27]. Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng do cấu tạo giải phẫu và sự liên quan tới nhiều thành phần mạch máu, thần kinh. Bệnh rất phổ biến, tuy không gây tử vong nhưng dai dẳng gây cho bệnh nhân các cảm giác khó chịu như đau nhức, tê mỏi vùng cổ gáy cánh tay ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt của mỗi cá nhân, làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng cuộc sống [1],[27]. Điều trị thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa cột sống cổ nói riêng, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng [2]. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng của nó, tuy nhiên người bệnh có xu thế quay về về các phương pháp điều trị y học cổ truyền hoặc sử dụng đông tây y kết hợp nhằm giảm các tác dụng phụ của các nhóm thuốc giảm đau chống viêm gây ra do sử dụng lâu dài. Việc điều trị phẫu thuật thường được cân nhắc khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc chèn ép thần kinh nhiều thể hiện trên lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh [9].Theo Y học cổ truyền thoái hóa cột sống cổ được xếp vào chứng Tý mà nguyên nhân do tổn thương cân mạch lại cảm nhiễm phải phong hàn thấp xâm nhập, khí huyết không lưu thông trong mạch lạc gây nên khí hư, huyết trệ, đau mỏi, hạn chế vận động vùng cổ vai gáy [34],[17]. Trong thực tế lâm sàng, việc ứng dụng phương pháp điện châm phối hợp với dùng thuốc y học cổ truyền để điều trị cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ đã được nghiên cứu nhiều và ứng dụng trong điều trị mang lại nhiều kết quả khả quan. Phương pháp cấy chỉ cũng là một hình thức tác động vào huyệt đạo được cải tiến đã du nhập vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ trước, đây là thành quả của sự kết hợp giữa hai nền y học: y học cổ truyền và y học hiện đại. Phương pháp này kết hợp với dùng thuốc y học cổ truyền đã được sử dụng khá phổ biến trong điều trị một số bệnh mạn tính trên lâm sàng có hiệu quả [44]. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đã áp dụng nhiều phương pháp để điều trị Thoái hóa cột sống cổ nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Phương pháp cấy chỉ Catgut hoặc điện châm kết hợp với bài thuốc Quyên tý thang bước đầu đã có một số thành công nhất định. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc Quyên tý thang kết hợp với cấy chỉ hoặc điện châm” với hai mục tiêu: 1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc Quyên tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán là thoái hóa cột sống cổ, điều trị nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 4/2017 đến tháng 8/2018

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại.

Các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính và nghề nghiệp

- Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng hội chứng cột sống cổ, hội chứng rễ thần kinh cổ:

+ Đau, có thể kèm theo co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ; đau mạn tính; có điểm đau cột sống cổ

+ Đau tại cổ hoặc đau lan lên đầu hay xuống vai tay Hạn chế vận động cột sống cổ ở một số động tác của đoạn cột sống cổ (cúi, ngửa, nghiêng, quay), có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay

- Các Bệnh nhân được chẩn đoán xác định THCSC trên phim X Quang dựa vào một trong ba dấu hiệu cơ bản của thoái hóa cột sống

Trên phim X- Quang, chọn bệnh được phân loại thoái hóa khớp giai đoạn I, II, III của Kellgren và Lawrence (1987)[27]

- Các bệnh nhân này chưa điều trị bằng các thuốc nội khoa nào hoặc đã ngừng điều trị bằng thuốc ít nhất 01 tháng

- Tự nguyện tham gia vào nghiên cứu này và tuân thủ theo nguyên tắc điều trị của Bệnh viện YHCT Tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo Y học cổ truyền

Các bệnh nhân được chẩn đoán THCSC thể phong hàn thấp tý [17]: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bài thuốc Quyên tý thang với tác dụng chữa bệnh chủ yếu là trừ phong hàn thấp, điều hòa dinh vệ Vì vậy, chúng tôi chỉ chọn bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ theo thể: Phong hàn thấp tý, các thể bệnh khác không đưa vào nghiên cứu

+ Vọng chẩn: Sắc mặt trắng xanh chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi trắng nhờn dính;

+ Vấn chẩn: Bệnh kéo dài, đau âm ỉ với những đợt đau tăng, ngại vận động; đau tăng lên vùng cổ gáy khi vận động, có thể cứng gáy; cử động khó khăn hạn chế vận động; tay chân tê, đau, mỏi; chi trên có cảm giác nặng, không có sức; thích ấm; sợ lạnh; đại tiện bình thường; tiểu tiện trong;

+ Thiết chẩn: mạch nhu hoãn hoặc trầm hoãn

Chúng tôi loại trừ khỏi nghiên cứu này những bệnh nhân sau:

- Bệnh nhân THCSC có kèm hội chứng chèn ép tủy cấp

- Bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ; Có bệnh lý bẩm sinh tại cột sống cổ và vùng tủy

- Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa mạn tính như suy tim, suy giảm chức năng gan thận có biểu hiện nặng trên lâm sàng, phụ nữ có thai, bệnh nhân quá yếu có chống chỉ định điện châm, cấy chỉ

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Các bệnh nhân trong quá trình điều trị có áp dụng phương pháp điều trị khác hoặc bỏ cuộc hoặc không tuân thủ theo quy trình điều trị.

Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu dọc có can thiệp, so sánh trước và sau điều trị (so sánh trên một nhóm và so sánh giữa hai nhóm nghiên cứu)

- Chọn mẫu thuận tiện: Chọn tất cả bệnh nhân vào viện trong thời gian nghiên cứu đủ tiêu chuẩn quy định vào mẫu nghiên cứu, gồm 60 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên bằng cách bốc số chẵn lẽ chia thành hai nhóm:

- Được điều trị bằng bài thuốc Quyên tý thang kết hợp Cấy chỉ

- Được điều trị bằng bài thuốc Quyên tý thang kết hợp Điện châm

• Trước khi áp dụng phương pháp điều trị, chúng tôi tiến hành:

- Hỏi và khám lâm sàng một cách toàn diện (bệnh nhân được theo dõi hằng ngày theo mẫu bệnh án nội khoa và YHCT)

+ Xét nghiệm cơ bản (công thức máu, glucose máu, xét nghiệm nước tiểu)

- Chụp X- Quang cột sống cổ

- Đánh giá mức độ đau của THCSC dựa trên thang điểm VAS

- Đánh giá tầm vận động cột sống cổ

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng chức năng

• Thực hiện phương pháp điều trị (Nhóm I): Cấy chỉ + Bài thuốc Quyên tý thang

• Thực hiện phương pháp điều trị (Nhóm II): Điện châm + Bài thuốc Quyên tý thang

• Theo dõi các biểu hiện: Lâm sàng, các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị

• Đánh giá, so sánh kết quả trước điều trị, sau 7 ngày điều trị và 14 ngày điều trị, so sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu

Cấy chỉ + Bài thuốc QTT

Nhóm II: n = 30 Điện châm + Bài thuốc QTT

- Khám lâm sàng, xét nghiệm cơ bản

- Đánh giá mức đau trên Thang điểm VAS, TVĐK, NPQ Đánh giá kết quả điều trị

- Hỏi và khám lâm sàng

- Đánh giá mức độ đau trên Thang điểm VAS, TVĐK, NPQ

- Xét nghiệm cơ bản, Chụp Xquang CSC

- Chụp X-Quang quy ước cột sống cổ cho toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu tại Bệnh viện YHCT Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Kết quả tổn thương cột sống cổ sẽ được các Bác sĩ chuyên khoa chụp và đọc kết quả trên hình ảnh X - Quang

- Thước đo độ đau VAS (Visual analogue scale)

- Thước đo tầm vận động khớp

- Bộ câu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire)

- Máy sắc và đóng gói thuốc thang của Hàn quốc sản xuất

- Máy điện châm Electronic acupuncture của Viện châm cứu Trung ương sản xuất

+ Có điện thế (E ) = 6V chạy bằng pin

+ Sau khi châm kim xong, tiến hành mắc dây dẫn điện và điều chỉnh cường độ (I), kích thích tùy theo ngưỡng bệnh nhân chịu đựng được

+ Gồm hai kênh bổ và tả:

Kênh tả : Tần số kích thích huyệt tả là: 4 - 5Hz (240-300 xung / phút), cường độ: 80 - 150 mcA (àA)

Kênh bổ: Tần số kích thích huyệt bổ: 1- 3 Hz (60-180 xung / phút), cường độ: 60 - 120 mcA (àA)

* Dụng cụ châm cứu và cấy chỉ:

- Kim hào châm vô khuẩn dùng một lần có độ dài 3cm - 8cm

- Bông, cồn 70 độ, panh có mấu

- Kim cấy chỉ: Dùng loại kim 23, cải tiến thành kim cấy chỉ, dùng kim châm cứu 8cm vừa sát thân kim tiêm đã cắt mũi nhọn để làm nòng (Mỗi bệnh nhân 01 bộ kim riêng, dùng 01 lần) [35]

- Chỉ catgut số 2.0 được cắt từng đoạn dài khoảng 0,3- 0,5cm

- Các phương tiện phục vụ cấy chỉ, điện châm khác như: Hộp chống shock, khay chữ nhật, khay quả đậu, pince không mấu, kéo, băng dính (Salonpas), găng tay vô khuẩn…

Hình 2.2 Kim và chỉ sử dụng để cấy chỉ

* Thuốc thang sắc uống: Dùng bài thuốc cổ phương “Quyên tý thang”

Bài thuốc có nguồn gốc từ “Bách nhất tuyển phương”

Khương hoạt 8g Xích thược 12g Phòng phong 8g Hoàng kỳ 16-20g Khương hoàng 12g Sinh khương 4g Đại táo 3 quả Đương quy 12g Chích cam thảo 4-6g

- Tác dụng: Bổ khí hòa dinh, trừ phong thấp

- Chỉ định: Dinh vệ lưỡng hư, phong thấp tý thống, đau vùng cổ gáy, vai, cánh tay và các khớp đau nhức, cử động khó khăn, tay chân tê dại

- Phân tích bài thuốc: (xem phụ lục 1)

+ Phòng phong, Khương hoạt có tác dụng sơ phong trừ thấp

+ Đương quy, Xích thược hoà dinh hoạt huyết

+ Khương hoàng điều lý khí trệ ở trong huyết, khư trừ hàn thấp

+ Sinh khương, đại táo làm vật dẫn, hoà dinh vệ đến được các khớp + Hoàng kỳ, Cam thảo, đại táo ích khí, bổ khí và điều hòa vị thuốc

Cả bài hợp lại, ích khí hoà dinh, khư phong thắng thấp [39]

Thuốc đông dược được chọn đạt tiêu chuẩn, sau khi bào chế, sắc và đóng túi bằng máy máy sắc thuốc tự động, 1 thang đóng làm 2 túi (thể tích mỗi túi 150ml) tại khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền TT Huế, uống ngày 01 thang, chia 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, uống sau ăn 10-15 phút, liệu trình 15 ngày [47],[10]

- Chọn huyệt theo phác đồ của Bộ Y tế [11]:

Mỗi lần dùng 6 huyệt của nhóm, theo vị trí hướng đau của bệnh nhân chọn huyệt cấy chỉ:

+ Lần 1: Cấy chỉ các huyệt: Đại trữ, Tý nhu, Khúc trì, Giáp tích C4-C5, túc tam lý

+ Lần 2: Cấy chỉ các huyệt: Thủ tam lý, Kiên tỉnh, Thiên tông, Giáp tích C5-C6

+ Thầy thuốc thực hiện vô khuẩn: rửa tay, đeo găng…

+ Người bệnh nằm tư thế phù hợp, bộc lộ huyệt chỉ định

+ Xác định huyệt để cấy chỉ (mỗi lần cấy 4-6 huyệt, lần sau thay đổi sang 4-6 huyệt khác trong nhóm huyệt đã chọn) [49],[32],[43]

+ Lấy kim đã được chuẩn bị sẵn, bỏ nắp đậy

+ Sát trùng vùng huyệt định cấy chỉ

+ Đâm kim cấy chỉ vào huyệt, đâm qua da thật nhanh rồi từ từ đẩy kim vào huyệt, độ sâu tùy từng huyệt (thường từ 1-3 cm)

+ Đẩy nòng từ từ để đẩy chỉ ra khỏi lòng kim, đoạn chỉ catgut được lưu giữ lại trong huyệt

+ Rút toàn bộ kim ra khỏi huyệt

+ Sát trùng bằng bông cồn Nếu chảy máu thì đặt gạc vô khuẩn và băng dính Mỗi kim chỉ sử dụng cho 1 huyệt [44]

* Liệu trình: Cấy chỉ lần 1 sau khi vào viện, sau 7 ngày tiến hành cấy chỉ lần 2, tổng liệu trình / bệnh nhân là 2 lần trong đợt điều trị [11],[52]

* Nguyên tắc điều trị: Điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, lập lại cân bằng âm dương

- Tại chỗ: Châm các huyệt Giáp tích C4-C5, C5-C6 [43]

Chi trên châm một số huyệt [32]:

+ Hợp cốc: Dùng kim 3 – 5 cm châm hơi chếch về ngón trỏ sâu 0,3 – 0,7 thốn + Khúc trì: Dùng kim 5 cm châm thẳng vuông góc mặt da sâu 1- 1,5 thốn + Tý nhu: Dùng kim 5 cm châm thẳng vuông góc mặt da sâu 1- 1,5 thốn + Kiên ngung: Dùng kim 5 cm châm chếch 15 0 so với mặt da sâu 0,8 - 1,5 thốn + Kiên tỉnh: Dùng kim 3 - 5 cm châm thẳng vuông góc mặt da sâu 0.5 - 1 thốn + Đại trữ: Dùng kim 3-5 cm châm thẳng vuông góc mặt da sâu 1 - 1,5 thốn + Thiên tông: Dùng kim 5cm châm thẳng vuông góc mặt da sâu 0,5 - 1 thốn

+ Túc tam lý: Dùng kim 5cm châm thẳng vuông góc mặt da sâu 1 – 1,5 thốn

- Chọn tư thế thoải mái cho bệnh nhân, xác định đúng vị trí huyệt, sát trùng da vùng huyệt, châm kim nhanh qua da vào huyệt, đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim có cảm giác đắc khí, tiến hành mắc điện cực với kim đã châm

- Kích thích xung điện bằng máy điện châm Cường độ nâng dần từ 0 đến 150 microAmpe (tùy mức chịu đựng của người bệnh) dòng điện, đặt tần số cố định, tần số tả từ 5-10 Hz, tần số bổ từ 1-3 Hz [61]

- Thời gian 20-30 phút cho một lần điện châm

- Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm [11]

* Liệu trình điều trị: Châm 1 lần /ngày trong 15 ngày Thời gian mỗi lần châm là 20 - 30 phút

2.2.6 Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.6.1 Các xét nghiệm kiểm tra

Các xét nghiệm được làm theo phương pháp thường quy tại khoa Cận lâm sàng của Bệnh viện YHCT-Tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Ngày đầu trước khi áp dụng phương pháp điều trị mới (N 0 ), các bệnh nhân đều được làm các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm máu; Chụp X quang CSC

+ Ngày thứ 15 (N 15 ) của đợt điều trị các bệnh nhân làm lại các xét nghiệm cơ bản

* Mạch, nhiệt độ, huyết áp 1 ngày/1lần và các triệu chứng lâm sàng khác trong quá trình điều trị

* Theo dõi các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị

* Theo dõi các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng (Nếu có) như:

2.2.6.3 Đánh giá kết quả điều trị trên thang điểm VAS và TVĐ Đánh giá, so sánh kết quả trước điều trị (N 0 ), sau 7 ngày điều trị (N 7 ) và

14 ngày điều trị (N 14 ), so sánh kết quả giữa hai nhóm

2.2.6.4 Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt (NPQ) Đánh giá, so sánh kết quả trước điều trị (N 0 ), sau 7 ngày điều trị (N 7 ) và

14 ngày điều trị (N 14 ), so sánh kết quả giữa hai nhóm theo bộ câu hỏi NPQ

2.2.7 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả

2.2.7.1 Đánh giá mức đau theo thang điểm VAS (Visual Analogue Scales) Đánh giá cảm giác đau chủ quan của bệnh nhân theo thang điểm VAS từ

0 đến 10 theo thước đo độ đau (Visual analogue scale):

Hình 2.3 Thước đo thang điểm VAS

Thang điểm số học đánh giá mức độ đau là một thước có 2 mặt:

+ Một mặt chia 11 vạch từ 0 đến 10 điểm

+ Một mặt có 5 hình tượng qui ước để bệnh nhân tự lượng giá cho đồng nhất mức độ đau:

Thang VAS được chia thành 10 đoạn bằng nhau bởi 11 điểm từ 0 (hoàn toàn không đau) đến 10 (đau nghiêm trọng, không thể chịu được, có thể choáng ngất)

Trước khi đo bệnh nhân được nghỉ ngơi yên tĩnh, mô tả và giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ, để bệnh nhân tự chỉ ra mức độ đau của mình Đánh giá kết quả điều trị theo bảng 2.1 [52],[21]:

Bảng 2.1 Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào VAS

Phân loại Mức độ đau Thang điểm

Kết quả được xác định bằng trị số trung bình điểm thực của bệnh nhân

2.2.7.2 Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt

Dựa vào bảng câu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire)[72] Bảng NPQ gồm 8 câu hỏi đánh giá các rối loạn do thoái hoá CSC về mức độ đau, dị cảm, thời gian kéo dài triệu chứng, ảnh hưởng trên giấc ngủ, khả năng mang xách đồ vật, khả năng ngồi đọc sách báo hoặc xem tivi,các công việc sinh hoạt tại nhà và khả năng ra ngoài làm các công việc xã hội [72],[21]

Bảng câu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire)

Chỉ số Tình trạng Điểm

Không đau Đau ít Đau trung bình Đau nhiều Không chịu nổi

Ngủ bình thường Đôi khi bị đau ảnh hưởng Thường xuyên

Ngủ < 5 giờ do đau Ngủ < 2 giờ do đau

(tê rần, châm chích ở cổ vai, tay)

Không có Đôi khi Thường xuyên Ngủ < 5 giờ do tê hoặc dị cảm Ngủ < 2 giờ do tê hoặc dị cảm

Thời gian kéo dài triệu chứng

Cổ và tay bình thường suốt ngày

Có triệu chứng < 1 giờ Xuất hiện và mất đi trong vòng 1 - 4 giờ Triệu chứng kéo dài > 4 giờ

Triệu chứng kéo dài suốt ngày

Có thể xách nặng không đau thêm

Có thể xách nặng nhưng đau thêm

Có thể xách nặng vừa phải Chỉ xách được vật nhẹ Không mang xách được đồ vật

4 Đọc sách, xem tivi hoặc làm việc máy tính

Bình thường Làm được nếu tư thế thoải mái Làm được nhưng gây đau thêm Làm thời gian ít hơn do đau Không làm được do đau

Bình thường Làm được nhưng đau thêm Làm ẵ thời gian bỡnh thường Làm khoảng ẳ thời gian bỡnh thường Hoàn toàn không làm được công việc

Bình thường Bình thường nhưng đau thêm Hạn chế nhưng có thể ra ngoài Chỉ làm được ở nhà

Hoàn toàn không làm được do đau

Số điểm càng cao tương ứng ảnh hưởng chức năng càng nhiều Mỗi câu hỏi có số điểm từ 0 đến 4 Điểm tối đa cho phần đánh giá này là 32 điểm [21],[45]:

Bảng 2.2 Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày (NPQ) Điểm đánh giá Mức hạn chế Điểm quy đổi

9 – 16 Ảnh hưởng trung bình 2 điểm

2.2.7.3 Đánh giá tiến độ về tầm vận động cột sống cổ

Phương pháp đo tầm vận động của cột sống cổ dựa trên phương pháp đo tầm vận động của khớp do Viện Hàn lâm các nhà phẩu thuật chỉnh hình của

Theo phương pháp này tất cả các cử động của khớp đều được đo ở vị trí Zero

- Vị trí Zero: Là tư thế đứng thẳng của người bình thường, đầu thẳng, mắt nhìn ra phía trước, hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song song với nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau

- Vị trí giải phẫu duỗi của chi và thân thể được quy ước là 0°

- Dụng cụ đo: Gốc thước là một mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0 – 360°, một cành di động và một cành cố định

Hình 2.4 Thước đo tầm vận động khớp

- Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng, tựa lưng cao ngang vai, khớp gối và háng gập vuông góc, hai bàn chân đặt trên sàn nhà, hai tay xuôi khép sát dọc thân người

• Đo độ gấp duỗi: Thầy thuốc đứng bên phải hoặc bên trái bệnh nhân

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân

3.1.1.1 Đặc điểm phân bố về độ tuổi bệnh nhân

Bảng 3.1 Sự phân bố theo tuổi

Tổng (n`) n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

Tuổi trung bình X ±SD 54,33±12,99 53,77±14,79 54,05±13,80 p I-II >0,05

Lứa tuổi gặp thoái hóa cột sống cổ nhiều nhất là từ 40 tuổi trở lên, trong đó số bệnh nhân ở độ tuổi 40-59 chiếm 50% tổng số bệnh nhân

Số lượng bệnh nhân trên 60 tuổi ở cả hai nhóm chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với độ tuổi 18-39, tương ứng 35% so với 15% ở nhóm dưới 40 tuổi

Tuổi trung bình của nhóm 1 là 54,33 ± 12,99, của nhóm II là 53,10 ± 15,22, của cả 2 nhóm 53,72±14,04 Giữa hai nhóm, sự khác biệt về tuổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân

3.1.1.1 Đặc điểm phân bố về độ tuổi bệnh nhân

Bảng 3.1 Sự phân bố theo tuổi

Tổng (n`) n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

Tuổi trung bình X ±SD 54,33±12,99 53,77±14,79 54,05±13,80 p I-II >0,05

Lứa tuổi gặp thoái hóa cột sống cổ nhiều nhất là từ 40 tuổi trở lên, trong đó số bệnh nhân ở độ tuổi 40-59 chiếm 50% tổng số bệnh nhân

Số lượng bệnh nhân trên 60 tuổi ở cả hai nhóm chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với độ tuổi 18-39, tương ứng 35% so với 15% ở nhóm dưới 40 tuổi

Tuổi trung bình của nhóm 1 là 54,33 ± 12,99, của nhóm II là 53,10 ± 15,22, của cả 2 nhóm 53,72±14,04 Giữa hai nhóm, sự khác biệt về tuổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

3.1.1.2 Đặc điểm phân bố về giới

Biểu đồ 3.1 Sự phân bố theo giới Ở cả hai nhóm nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân nữ đều cao hơn tỉ lệ bệnh nhân nam Ở nhóm I có 60% bệnh nhân là nữ, 40% bệnh nhân là nam; nhóm II có

63.3% bệnh nhân là nữ, 36,7% bệnh nhân là nam Ở mỗi nhóm, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam giới Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 So sánh giữa hai nhóm, tỉ lệ nam nữ của hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05

3.1.1.3 Đặc điểm về nghề nghiệp

Bảng 3.2 Đặc điểm lao động nghề nghiệp

Số bệnh nhân thuộc nhóm nghề lao động chân tay chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với số bệnh nhân thuộc nhóm lao động trí óc ở cả hai nhóm nghiên cứu, 90% so với 10% ở nhóm I và 86,7% so với 13,3% ở nhóm II Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

3.1.1.4 Đặc điểm về thời gian bị bệnh

Bảng 3.3 Sự phân bố về thời gian mắc bệnh

Thời gian đau ở cả hai nhóm cho thấy số bệnh nhân mắc bệnh mạn tính chiếm đa số Thời gian đau < 3 tháng chỉ chiếm 16,7% trong khi số bệnh nhân có thời gian đau >= 3 tháng là 83,3% Sự khác biệt về thời gian đau giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

3.1.1.5 Phân bố tình hình điều trị của bệnh nhân trước nghiên cứu

Biểu đồ 3.2 Các phương pháp điều trị trước nghiên cứu

50.00% yhct yhhd cả hai điều trị trướcNhóm I Nhóm II

Tình hình điều trị của bệnh nhân trước nghiên cứu, tỉ lệ bênh nhân điều trị bằng Y học cổ truyền trước nghiên cứu ở cả hai nhóm là bằng nhau, chiếm 26,7% Trong khi đó, có 30% số bênh nhân ở nhóm I và 36,7% ở nhóm II đã từng điều trị Y học hiện đại

Tỉ lệ bệnh nhân đã kết hợp hai phương pháp điều trị trước nghiên cứu chiếm tỉ lệ 43,3% và 36,7% lần lượt ở hai nhóm Không có bệnh nhân chưa điều trị gì trước nghiên cứu

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

3.1.2.1 Tính chất đau và các triệu chứng khác kèm theo

Bảng 3.4 Tính chất đau và các triệu chứng khác kèm theo

Nhóm I Nhóm II p I-II n % n % Đau tăng khi

Cảm giác kiến bò và tê tay châm chích

Thường xuyên 4 13,3 5 16,7 Đau tăng khi xoay chiếm tỷ lệ cao ở cả hai nhóm nghiên cứu, trong đó ở nhóm I (63,3%), nhóm II (73,3%) Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Ở cả hai nhóm, cảm giác kiến bò và tê tay châm chích thỉnh thoảng cao hơn cảm giác kiến bò và tê tay thường xuyên Ở nhóm I, thời gian đau thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ cao nhất 86,7%

Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

3.1.2.2 Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau

Bảng 3.5 Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau

Tổng (n`) n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Đau tại cột sống cổ 30 100,0 30 100,0 60 100,0 Đau đầu vùng chẩm 6 20,0 7 23,3 13 21,7 Đau lan ra vai 25 83,3 19 63,3 44 73,3 Đau xuống cánh tay 21 70,0 24 80,0 45 75,0 Đau xuống bàn ngón tay 6 20,0 9 30,0 15 25,0

Trong nghiên cứu, vị trí đau hay gặp nhất của bệnh nhân là đau tại cột sống cổ (100% trong cả 2 nhóm) Đau lan ra vai và đau lan xuống cánh tay cũng chiếm tỉ lệ cao (>70% trong cả 2 nhóm)

Tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân đau lan ra vai trong nhóm I chiếm tỉ lệ cao hơn ở nhóm II với 83,33% và 63,3% Số bệnh nhân đau đầu vùng chẩm và đau xuống ngún tay chiếm ẳ tổng số bệnh nhõn được nghiờn cứu (21,7% và 25%)

Giữa 2 nhóm không có sự khác biệt về tỉ lệ đau ở từng vị trí trước điều trị với p > 0,05

3.1.2.3 Các hội chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.3 Các hội chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

101% hội chứng cột sống cổ hội chứng rễ thần kinh

Bệnh nhân có hội chứng cột sống cổ xuất hiện trên tất cả bệnh nhân, chiếm tỉ lệ cao nhất (100,0%), hội chứng rễ thần kinh cổ có tỷ lệ (95%) chiếm tỷ lệ khá cao

3.1.2.4 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo mức độ đau của thang điểm VAS

Bảng 3.6 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo mức độ đau của thang điểm VAS

Nhóm I Nhóm II p I-II n Tỉ lệ % n Tỉ lệ %

Không đau (0 điểm) 0 0,0 0 0,0 Đau ít (1-3 điểm) 0 0,0 0 0,0 Đau vừa (4-6 điểm) 27 90,0 24 80,0 Đau nhiều (7-10 điểm) 3 10,0 6 20,0

X±SD 5,50 ± 0,82 5,77 ± 0,81 >0,05 Điểm đau VAS trung bình nhóm I là 5,50±0,82 điểm, nhóm II là 5,77±0,81 điểm Trong nghiên cứu, các bệnh nhân đa số có mức độ đau vừa (4 < VAS ≤ 6 điểm), chiếm 90% nhóm I và 80% II Bệnh nhân đau nhiều (7< VAS ≤ 10 điểm) chiếm 10% nhóm I và 20% II Sự khác biệt về các mức độ đau và điểm đau trung bình của 2 nhóm là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

3.1.2.5 Đặc điểm về mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày trước điều trị Bảng 3.7 Phân bố bệnh nhân theo điểm bộ câu hỏi NPQ trước điều trị

Nhóm BN Điểm bộ câu hỏi NPQ

Nhóm I Nhóm II n Tỉ lệ % n Tỉ lệ %

Không ảnh hưởng (0 – 2 điểm) 0 0,0 0 0,0 Ảnh hưởng ít (3 – 8 điểm) 0 0,0 0 0,0 Ảnh hưởng trung bình (9 – 16 điểm) 25 83,3 22 73,3 Ảnh hưởng nhiều (17 – 32 điểm) 5 16,7 8 26,7

Mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trước nghiên cứu chủ yếu ở nhóm ảnh hưởng trung bình (chiếm 83,3% nhóm I và 73,3% II), ảnh hưởng nhiều (chiếm 16,7% nhóm I và 26,7% nhóm II) Điểm trung bình của nhóm I là 14,1 ± 3,0 và của nhóm II là 14,7 ± 2,1, sự khác biệt về các mức độ đau và điểm đau trung bình của 2 nhóm là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

3.1.2.6 Đặc điểm tầm vận động cột sống cổ trước điều trị

Bảng 3.8 Tầm vận động cột sống cổ trước điều trị

Nhóm BN Tầm vận động CSC

Nhóm I Nhóm II n Tỉ lệ % n Tỉ lệ %

Hạn chế trung bình (2-3 điểm) 14 46,7 17 56,7

X± SD 2,90 ± 1,62 3,07 ± 1,61 p I-II p > 0,05 Điểm hạn chế tầm vận động cột sống cổ trước điều trị ở hai nhóm nghiên cứu có kết quả tương đương nhau, với mức hạn chế trung bình và hạn chế nhiều chiếm tỉ lệ cao hơn so với hai mức còn lại (46,7% và 36,7% ở nhóm I và 56,7% và 33,3% ở nhóm II Sự khác biệt về tầm vận động cột sống cổ trung bình của hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

3.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.4 Hình ảnh trên phim X – quang cột sống cổ

6.7% gai xương hẹp khe khớp đặc xương dưới sụn thay đổi đương cong

Dấu hiệu mọc gai xương và đặc xương dưới sụn chiếm tỷ lệ cao nhất trên bệnh nhân, trong đó gai xương chiếm tỷ lệ cao nhất 75,5%, đặc xương dưới sụn chiếm 45,0 % Mờ, hẹp khe khớp đốt sống và thay đổi đường cong sinh lý chiếm tỉ lệ lần lượt là 15% và 6,7%.

Đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc quyên tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm

3.2.1 Sự cải thiên về mức độ đau theo thang điểm VAS

Bảng 3.9 Điểm đau trung bình theo VAS

Thời gian Điểm đau trung bình theo VAS ( X ± SD) p I-II Nhóm I (n0) Nhóm II (n 0)

N0 – N14 4,13 ± 0,86 4,56 ± 0,93 p0-7, p0-14 0,05

3.2.2 Mức cải thiện tầm vận động khớp theo biên độ hoạt động cột sống cổ

Bảng 3.10 Biên độ hoạt động cúi của cột sống cổ sau 7, 14 ngày điều trị

Thời gian Động tác cúi ( X ± SD) (độ) p I-II Nhóm I (n0) Nhóm II (n 0)

Biên độ cúi trung bình sau điều trị 7 và 14 ngày ở nhóm I và nhóm II đều tăng lên có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Sau các thời điểm nghiên cứu N7 và N14 so với N0 biện độ cúi trung bình giữa hai nhóm là tương đương với p > 0,05

Hiệu suất tăng hoạt động cúi của cột sống cổ trong mỗi nhóm sau 7, 14 ngày điều trị tăng dần từ 3,93 ± 2,71 lên 9,16 ± 3,21 ở nhóm I và 4,66 ± 2,36 lên 9,10 ± 2,78 ở nhóm II Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Sự khác biệt giữa hai nhóm sau điều trị 7 và 14 ngày không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.11 Biên độ hoạt động ngửa của cột sống cổ sau 7, 14 ngày điều trị

Thời gian Động tác ngửa ( X ± SD) (độ) p I-II Nhóm I (n0) Nhóm II (n 0)

Mức chênh lệch về biên độ ngửa sau 7 và 14 ngày điều trị ở cả hai nhóm là tương đương nhau và không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Biên độ hoạt động ngửa của cột sống cổ trong mỗi nhóm sau 14 ngày điều trị tăng dần từ 4,53 ± 2,20 lên đến 9,93 ± 3,48 ở nhóm I và từ 4.86 ± 1,40 lên 10,60 ± 2,78 ở nhóm II, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.12 Biên độ hoạt động nghiêng phải của cột sống cổ sau 7 và 14 ngày điều trị

Thời gian Động tác nghiêng phải ( X ± SD) (độ) p I-II Nhóm I (n0) Nhóm II (n 0)

Biên độ hoạt động nghiêng phải trung bình sau 7 và 14 ngày điều trị ở nhóm I và nhóm II đều tăng lên ở cả hai nhóm, khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Sau các thời điểm nghiên cứu N 7 và N 14 so với N 0 mức chênh lệch ở cả hai nhóm là tương đương với p>0,05

Hiệu suất tăng hoạt động nghiêng phải của cột sống cổ trong mỗi nhóm sau 7 và 14 ngày điều trị tăng rõ rệt từ 4,80 ± 2,20 lên đến 10,0 ± 3,07 ở nhóm

I và từ 4.90 ± 1,78 lên 10,53 ± 3,67 ở nhóm II, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.13 Biên độ hoạt động nghiêng trái của cột sống cổ sau 7 và 14 ngày điều trị

Thời gian Động tác nghiêng trái ( X ± SD) (độ) p I-II Nhóm I (n0) Nhóm II (n 0)

Biên độ hoạt động nghiêng trái trung bình sau 7 và 14 ngày điều trị ở nhóm I và nhóm II đều cải thiện, tăng tầm vận động cột sống cổ, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Sau các thời điểm nghiên cứu N 7 và N 14 so với trước điều trị mức chênh lệch ở cả hai nhóm là tương đương với p > 0,05

Hiệu suất tăng hoạt động nghiêng trái của cột sống cổ trong mỗi nhóm sau 7 và 14 ngày điều trị tăng từ 4,73 ± 2,30 lên 9,20 ± 3,35 ở nhóm I và từ 4.40 ± 1,54 lên 10,00 ± 3,71 ở nhóm II Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.14 Biên độ hoạt động quay phải của cột sống cổ sau 7 và 14 ngày điều trị

Thời gian Động tác quay phải ( X ± SD) (độ) p I-II Nhóm I (n0) Nhóm II (n 0)

Biên độ hoạt động quay phải trung bình sau 7 và 14 ngày điều trị ở nhóm

I và nhóm II đều cải thiện tầm vận động cổ so với trước điều trị, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Sau các thời điểm nghiên cứu N 7 và N 14 so với trước điều trị hiệu suất tăng ở cả hai nhóm là tương đương với p > 0,05

Hiệu suất tăng hoạt động quay phải của cột sống cổ của từng nhóm sau 7 ngày và 14 ngày điều trị tăng từ 5,83 ± 7,40 lên đến 11,5 ± 8,20 ở nhóm I và từ 5,36 ± 2,26 lên 11,5 ± 3,46 ở nhóm II, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Bảng 3.15 Biên độ hoạt động quay trái của cột sống cổ sau 7, 14 ngày điều trị

Thời gian Động tác quay trái ( X ± SD) (độ) p I-II Nhóm I (n0) Nhóm II (n 0)

Biên độ hoạt động quay trái sau 7 và 14 ngày điều trị ở nhóm I và nhóm

II đều tăng lên so với trước điều trị, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05

Sau các thời điểm nghiên cứu N 7 và N 14 so với trước điều trị mức chênh lệch ở cả hai nhóm là tương đương với p>0,05

Hiệu suất tăng hoạt động quay phải của cột sống cổ trong mỗi nhóm sau

7 và 14 ngày điều trị tăng từ 4,63 ± 2,34 lên đến 10,40 ± 3,34 ở nhóm I và từ 4,93 ± 2,16 lên 10,9 ± 3,34 ở nhóm II sự thay đổi này của riêng từng nhóm có ý nghĩa thống kê với p 0,05 Điểm trung bình của cả hai nhóm đều giảm so với trước khi điều trị và sau điều trị 14 ngày, không có trường hợp nặng lên, sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thông kê với p>0,05

Trong từng nhóm mức cải thiện chức năng sinh hoạt sau 14 ngày điều trị ở hai nhóm đều cải thiện, điểm trung bình đều giảm ở nhóm I từ mức 14,17 ± 3,04 xuống 4,13 ± 2,27, ở nhóm II từ 14,70 ± 2,13 xuống 4,90 ± 1,90, sự khác biệt sau 14 ngày điều trị so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p< 0,05

3.2.4 Kết quả điều trị chung

Biểu đồ 3.5 Kết quả điều trị chung sau 7 ngày

Bảng 3.18 Kết quả điều trị chung sau 7 ngày

Kết quả điều trị chung ( X ± SD) (điểm) p I-II Nhóm I (n0) Nhóm II (n 0)

Sau 7 ngày điều trị, kết quả nhóm I: khá 56,70%, trung bình 43,30%; nhóm II: khá 36,70%, trung bình 63,30%, không còn kết quả kém trước khi điều trị Kết quả của từng nhóm sau điều trị 7 ngày đều cải thiện, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p0,05

Nhóm I-TĐT nhóm I-SĐT NhómII-TĐT NhómII-SĐT tốt kháTrung bình kém

Biểu đồ 3.6 Kết quả điều trị chung sau 14 ngày

Bảng 3.19 Kết quả điều trị chung sau 14 ngày

Kết quả điều trị chung ( X ± SD) (điểm) p I-II

Sau 14 ngày điều trị, cả hai nhóm đều đạt kết quả cao, kết quả tốt 30% và khá 70,0% ở nhóm I, kết quả tốt 20%, khá 80,0% nhóm II Nhóm kém và nhóm trung bình không còn trường hợp nào sau 14 ngày điều trị

Kết quả điều trị trung bình ở nhóm I và nhóm II có sự thay đổi rõ so với trước điều trị, ở nhóm I từ 7,23 ± 1,90 giảm còn 1,87 ± 1,00, nhóm II từ 7,57 ± 1,75 giảm còn 1,97 ± 0,76 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p 0,05

120.00% nhóm I-TĐT nhóm I-SĐT NhómII-TĐT NhómII-SĐT kém Trung bình khá tốt

3.2.5 Một số tác dụng không mong muốn

3.2.5.1 Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của bài thuốc

Không có trường hợp nào bệnh nhân có dị ứng, ỉa chảy, buôn nôn, nôn, đau bụng sau khi uống thuốc

3.3.5.2 Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của điện châm và cấy chỉ

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ

Tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi phân bổ từ 23 đến 79 tuổi Tuổi trung bình của nhóm I là 54,33 ± 12,99; nhóm II là 53,77 ± 14,79; của cả hai nhóm là 54,05 ± 13,80; so sánh tuổi trung bình giữa hai nhóm là tương đương, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Bệnh nhân trong độ tuổi 40-59 chiếm tỉ lệ cao hơn so với hai nhóm tuổi còn lại ở cả hai nhóm nghiên cứu Kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả Đặng Thị Minh Thu thấy lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 50 tuổi, nghiên cứu của Blossfled P [66] tuổi trung bình là 50 tuổi, nghiên cứu của Aslan Telci E và cộng sự tuổi trung bình là 50,45 ± 7,78 [63] Tuy nhiên, kết quả của này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Trúc Quỳnh (2015) tuổi trung bình của nhóm chứng là 60,33 ± 9,23 và của nhóm nghiên cứu là 60,47 ± 10,72, của cả hai nhóm là 60,40 ± 9,92, bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất [46]; nhưng kết quả này lại cao hơn kết quả nghiên cứu của He D và cộng sự (2005) ở khoa Y, Đại học tổng hợp Oslo, Nauy Nhóm nghiên cứu này đã nghiên cứu tác dụng giảm đau cột sống cổ và đau vai mạn tính của châm cứu ở 24 phụ nữ làm công việc văn phòng với tuổi trung bình của nhóm là (47 ± 9 tuổi) [69]

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu có rất ít bệnh nhân dưới 39 tuổi Trong đó, nhóm I có 2 bệnh nhân, nhóm II có 7 bệnh nhân, tổng là 9 bệnh nhân, chiếm 15% của cả hai nhóm Kết quả này phù hợp với tác giả Nguyễn Hoài

Linh [38], với tỉ lệ bệnh nhân dưới 40 tuổi là 6,7% Kết quả nghiên cứu về độ tuổi bệnh nhân thường bị thoái hóa cột sống cổ ở độ tuổi lao động; độ tuổi này đã có những biến đổi về hình thái ở cột sống cổ và gây ra những triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng tương đối điển hình nên bệnh có ý nghĩa xã hội, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động của người bệnh Nhìn chung, đánh giá về độ tuổi trong các nghiên cứu giữa các tác giả vẫn có vài khác biệt nhỏ; điều này phụ thuộc vào sự chọn lọc đối tượng nghiên cứu (phạm vi độ tuổi, phân bổ vùng miền), những bệnh lý gây thoái hóa cột sống cổ khác nhau (do phong hàn, khí trệ huyết ứ, do can thận âm hư, …) sẽ đưa đến những kết quả nghiên cứu khác nhau Thoái hóa là bệnh mạn tính, thường xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi thành phần xã hội Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa cột sống cổ vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi cho đến nay Trong đó có nhiều ý kiến cho rằng vấn đề gia tăng tuổi tác và tình trạng chịu áp lực kéo dài của sụn khớp [27] Tác giả Trinh và cộng sự [78] đã trích dẫn trong nghiên cứu của mình về Thuốc thảo dược Trung Quốc để giảm đau cổ mạn tính do thoái hóa cột sống cổ, cho rằng chứng thoái hóa cổ từ 5% đến 10% ở những người từ độ tuổi 20 đến 30, 50% trong khoảng 45 đến 50 và đạt tỉ lệ cao nhất ở độ tuổi 50 đến

54 Điều này chứng tỏ rằng chứng thoái hóa cột sống cổ là quá trình thoái hóa sinh lý theo tuổi [42]

4.1.1.2 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo giới tính

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân theo giới ở hai nhóm là tương đương nhau với tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam; 40% nam và 60% nữ ở nhóm I, 36,7% nam và 63,3% nữ ở nhóm II Điều này phù hợp với nhận xét của các tác giả Yoshimizu và các cộng sự [79] Trong nghiên cứu của mình về giảm đau vai gáy mạn tính bằng điện châm và máy xung điện qua da, các tác giả đã chỉ ra rằng số lượng bệnh nhân nữ ở trong hai nhóm luôn cao hơn số lượng bệnh nhân nam (25/20 và 27/18) Tương tự như vậy, trong đánh giá liệu pháp châm cứu cổ truyền điều trị cho bệnh đau cổ mạn tính, tác giả Zhaohui Liang đã thống kê rằng số lượng bệnh nhân nữ với chứng đau cổ lớn hơn gấp đôi số lượng bệnh nhân nam ở cả hai nhóm nghiên cứu (71,6% và 73,3%) [74] Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ của Đặng Trúc Quỳnh (nam 33,3%, nữ 66,7%) [46], Blossfeldt (nữ 74%, nam 26%) [66], Nguyễn Tuyết Trang (nam 31,6% và nữ 68,7%) [58], và Chu (nữ 70,6%) [67] Theo Nguyễn Thị Kim Hoa[24], lứa tuổi thường hay gặp bệnh thoái hóa khớp nói chung là 45 tuổi trở lên và nữ chiếm ưu thế so với nam (nữ 61,7%, nam 38,3%) Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Kelly [71] và Tang [77], số bệnh nhân nam lại cao hơn số bệnh nhân nữ với tỉ lệ lần lượt là 3:2 và 43/29

Theo y học cổ truyền, nữ ứng với số (7) 7x7 bằng 49, người nam ứng với số (8), 8x8 bằng 64 Đến 49 tuổi ở nữ và 64 tuổi ở nam, thiên quý kiệt Thận hư không dưỡng được cốt tủy gây đau mỏi xương khớp, can huyết hư không dưỡng được cân gây co cứng cơ, chính khí suy giảm, tà khí xâm phạm gây chứng tý Tuổi thiên quý kiệt ở phụ nữ sớm hơn, phần nào giải thích cho tỉ lệ bệnh nhân nữ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới

4.1.1.3 Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng bệnh nhân thuộc nhóm lao động trí óc như kế toán, công nghệ thông tin, nhân viên văn phòng… chiếm tỉ lệ thấp, chỉ với 10% ở nhóm I, 4% ở nhóm II; số bệnh nhân làm các công việc lao động chân tay như nông dân, công nhân, tài xế… lại chiếm tỉ lệ khá cao, 90% bệnh nhân của nhóm I, 86,7% của nhóm II Điều này hoàn toàn trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa [24] với tỉ lệ bệnh nhân phân bố ở các nghề lao động chân tay là 56,6%, Đặng Trúc Quỳnh

(66,7%) [46] Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của DG Hoy [70] lại chỉ ra rằng nhóm nghề có nguy cơ cao mắc phải chứng thoái hóa cột sống cổ lại rơi vào những người làm việc văn phòng và máy tính Nhóm nghề nghiệp này chủ yếu làm việc với kéo dài với tư thế cúi cổ thường xuyên gây tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ

Trong nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh do đặc thù bệnh nhân phần lớn tuyến dưới ở các huyện, thị xã chuyển đến, trong đó nghề nghiệp chủ yếu là lao động chân tay, thu thập cỡ mẫu nhỏ, có thể ảnh hưởng tới yếu tố nghề nghiệp của bệnh nhân trong nghiên cứu

4.1.1.4 Đặc điểm về thời gian bị bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân THCSC có đau vùng cổ gáy cấp tính trước điều trị (thời gian đau ít hơn hoặc bằng 3 tháng) chiếm 16,7 %, đau mạn tính chiếm 83,3% ở cả hai nhóm Điều này cho thấy rằng đây là một bệnh mạn tính, thường điều trị kéo dài, khả năng tái phát cao và khó điều trị dứt điểm

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Aslas Telci [63] với

60 bệnh nhân đau cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ trên 6 tháng Thời gian đau trung bình của các nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu này tương ứng với 12,45 ± 11,35; 12,00 ± 7,73; 11.50 ± 6.05

Trong nghiên cứu của Liang, thời gian mắc bệnh trên 5 tháng chiếm 58% ở nhóm nghiên cứu và 62,2% ở nhóm chứng [74] Blossfeldt [66] cũng chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh từ 1 đến 3 năm chiếm tỉ lệ cao nhất, 52 trong tổng số 170 người tham gia vào nghiên cứu Đau vai gáy trong thoái hóa cột sống cổ thường khỏi dưới tác dụng của điều trị nhưng hay tái phát… tạo ra các đợt đau cấp tính trong tiến triển của bệnh Khoảng 10 -20% bệnh nhân tiến triển thành đau vai gáy mạn tính [71]

4.1.1.5 Phân bố tình hình điều trị của bệnh nhân trước nghiên cứu

Tất cả các bệnh nhân trước khi nhập viện đều có sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để điều trị 26,7% số lượng bệnh nhân ở cả hai nhóm đã điều trị bằng YHCT, chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các phương pháp điều trị

Số bệnh nhân đã điều trị bằng YHCT kết hợp YHHĐ chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm I với 43,3% Trong khi đó, tỉ lệ bệnh nhân sử dụng phương pháp YHCT và kết hợp YHCT với YHHĐ ở nhóm II bằng nhau, đều chiếm 36,7%

Số bệnh nhân sử dụng kết hợp hai phương pháp điều trị chủ yếu điều trị với các thuốc giảm đau, kháng viêm, chất bồi dưỡng tăng cường sụn khớp kết hợp với điện châm, hào châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt hoặc kéo dãn cột sống cổ Đồng thời có thể sử dụng kèm các biện pháp vật lý trị liệu khác như chiếu song ngắn, đắp paraffin, siêu âm điều trị Một số trường hợp trước khi nhập viện đã tự mua thuốc uống với một số thành phẩm YHCT tại các tiệm thuốc đông dược, tự phối hợp với các thuốc giảm đau tân dược hoặc uống thuốc nam theo truyền miệng trong dân gian đến khi không đỡ đau hoặc xuất hiện một số tác dụng phụ mới nhập viện điều trị

Tuy nhiên, như đã bàn luận ở phần trên, bệnh thoái hóa cột sống cổ là bệnh mạn tính và đa số bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu đều có thời gian khởi phát bệnh trên 3 tháng, nên số lượng bệnh nhân đã tiếp cận một hay nhiều phương thức điều trị trước khi nhập viện chiếm tỷ lệ 100%, không có bệnh nhân nào không trải qua quá trình điều trị nào trước khi nhập viện

Ngày đăng: 15/06/2024, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Ngọc Ân (2002), "Hư khớp và hư cột sống", Bệnh thấp khớp, tr. 152-159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hư khớp và hư cột sống
Tác giả: Trần Ngọc Ân
Năm: 2002
2. Nguyễn Thị Bay (2007), "Thoái hóa khớp", Bệnh học và điều trị Nội khoa (Kết hợp Đông Tây Y), Nxb Y học, Hà nội, tr. 520-525,529-530 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoái hóa khớp
Tác giả: Nguyễn Thị Bay
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2007
3. Bệnh viện Bạch Mai (2014), "Thoái hóa cột sống", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Nội khoa, nxb y học, tr. 637-641 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoái hóa cột sống
Tác giả: Bệnh viện Bạch Mai
Nhà XB: nxb y học
Năm: 2014
4. Bộ môn Dược học cổ truyền- Trường đại học Dược Hà nội (2002), Dược học cổ truyền, Nxb Y học, Hà nội, tr 137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược học cổ truyền
Tác giả: Bộ môn Dược học cổ truyền- Trường đại học Dược Hà nội
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2002
5. Bộ môn giải phẫu - Trường Đại Học Y Hà Nội (2004), Bài giảng Giải phẫu học, nxb y học, tr. 26-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Giải phẫu học
Tác giả: Bộ môn giải phẫu - Trường Đại Học Y Hà Nội
Nhà XB: nxb y học
Năm: 2004
6. Bộ môn giải phẫu - Trường Đại Học Y Hà Nội (2016), "Các xương và khớp của thân", Giải phẫu người, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 401-403 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các xương và khớp của thân
Tác giả: Bộ môn giải phẫu - Trường Đại Học Y Hà Nội
Nhà XB: NXB Y Học
Năm: 2016
7. Bộ môn Nội- Trường Đại học Y dược Huế (2015), "Thoái khớp", Giáo trình Bệnh học nội khoa- Tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 111-115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoái khớp
Tác giả: Bộ môn Nội- Trường Đại học Y dược Huế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2015
8. Bộ môn nội-Trường Đại Học Y Hà Nội (2018), "Thoái hóa khớp", Bệnh học nội khoa, tr. 196-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoái hóa khớp
Tác giả: Bộ môn nội-Trường Đại Học Y Hà Nội
Năm: 2018
9. Bộ môn Y học- Trường đại học y khoa Washington (2016), "Thoái hóa khớp", Cẩm nang điều trị nội khoa-The washington manual of medical therapeutics 34th Edition, Nxb ĐH Huế, tr. 1164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoái hóa khớp
Tác giả: Bộ môn Y học- Trường đại học y khoa Washington
Nhà XB: Nxb ĐH Huế
Năm: 2016
11. Bộ y tế (2013), "Điện châm, cấy chỉ", Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, số: 792/QĐ-byt, tr. 10- 12,16-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện châm, cấy chỉ
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2013
12. Bộ Y tế (2014), "Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống cổ", Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng, hà nội, tr. 189- 190,431-432 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống cổ
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2014
13. Bộ Y tế (2016), "Bệnh thoái hóa cột sống cổ", Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, nxb y học, hà nội, tr. 145-148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh thoái hóa cột sống cổ
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: nxb y học
Năm: 2016
14. Các bộ môn Nội- Trường Đại học Y Hà nội (2004), "Hư khớp", Bài giảng nội khoa tập 2, Nxb Y học, hà nội, tr. 327-342 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hư khớp
Tác giả: Các bộ môn Nội- Trường Đại học Y Hà nội
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2004
15. Các bộ môn Nội- Trường Đại học Y Hà nội (2005), "Điều trị thoái hóa khớp và cột sống", Điều trị học nội khoa tập 1, NXb Y học, tr. 218-225 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị thoái hóa khớp và cột sống
Tác giả: Các bộ môn Nội- Trường Đại học Y Hà nội
Năm: 2005
16. Tào duy Cần và Hoàng Trọng Quang (2009), Phương thang Y học cổ truyền, Nxb Y học, Hà nội, tr. 1107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương thang Y học cổ truyền
Tác giả: Tào duy Cần và Hoàng Trọng Quang
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2009
17. Hoàng Bảo Châu (2010), "Chứng tý", Nội khoa học cổ truyền nxb thời đại, tr. 528-538 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng tý
Tác giả: Hoàng Bảo Châu
Nhà XB: nxb thời đại
Năm: 2010
18. Hoàng Ngọc Chương và Lê Quang Khánh (2010), Lượng Giá chức năng hệ vận động, Nxb Giáo dục, tr. 152-156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượng Giá chức năng hệ vận động
Tác giả: Hoàng Ngọc Chương và Lê Quang Khánh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
19. Thái Thị Ngọc Dung (2016), "Đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng cấy chỉ hoặc điện châm kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh", Luận án chuyên khoa 2, Trường Đại học Y dược- Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng cấy chỉ hoặc điện châm kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh
Tác giả: Thái Thị Ngọc Dung
Năm: 2016
20. MD Frank H. Netter (2013), "Đầu và cổ", Atlas Giải phẫu người, Nxb Y học, tr. 19-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu và cổ
Tác giả: MD Frank H. Netter
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2013
21. Lê Thị Diệu Hằng (2012), Đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc Quyên Tý Thang, luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học y hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ bằng điện mãng châm kết hợp bài thuốc Quyên Tý Thang
Tác giả: Lê Thị Diệu Hằng
Năm: 2012

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các đốt sống cổ [20] - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Hình 1.1. Các đốt sống cổ [20] (Trang 10)
Hình 1.2. X - quang cột sống cổ bình thường [25]. - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Hình 1.2. X - quang cột sống cổ bình thường [25] (Trang 17)
Hình 1.3. X- quang cột sống cổ bị thoái hóa [25] - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Hình 1.3. X- quang cột sống cổ bị thoái hóa [25] (Trang 17)
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 36)
Hình 2.1. Máy điện châm - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Hình 2.1. Máy điện châm (Trang 37)
Hình 2.2. Kim và chỉ sử dụng để cấy chỉ - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Hình 2.2. Kim và chỉ sử dụng để cấy chỉ (Trang 38)
Hình 2.3. Thước đo thang điểm VAS - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Hình 2.3. Thước đo thang điểm VAS (Trang 42)
Bảng câu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire) - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng c âu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire) (Trang 44)
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày (NPQ) - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày (NPQ) (Trang 45)
Hình 2.4. Thước đo tầm vận động khớp - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Hình 2.4. Thước đo tầm vận động khớp (Trang 46)
Bảng 2.4. Đánh giá kết quả điều trị chung - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 2.4. Đánh giá kết quả điều trị chung (Trang 48)
Bảng 3.1. Sự phân bố theo tuổi - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.1. Sự phân bố theo tuổi (Trang 50)
Bảng 3.2. Đặc điểm lao động nghề nghiệp - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.2. Đặc điểm lao động nghề nghiệp (Trang 51)
Bảng 3.3. Sự phân bố về thời gian mắc bệnh - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.3. Sự phân bố về thời gian mắc bệnh (Trang 52)
Bảng 3.4. Tính chất đau và các triệu chứng khác kèm theo - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.4. Tính chất đau và các triệu chứng khác kèm theo (Trang 53)
Bảng 3.8. Tầm vận động cột sống cổ trước điều trị - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.8. Tầm vận động cột sống cổ trước điều trị (Trang 56)
Biểu đồ 3.4. Hình ảnh trên phim X – quang cột sống cổ - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
i ểu đồ 3.4. Hình ảnh trên phim X – quang cột sống cổ (Trang 56)
Bảng 3.9. Điểm đau trung bình theo VAS - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.9. Điểm đau trung bình theo VAS (Trang 57)
Bảng 3.10. Biên độ hoạt động cúi của cột sống cổ sau 7, 14 ngày điều trị - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.10. Biên độ hoạt động cúi của cột sống cổ sau 7, 14 ngày điều trị (Trang 58)
Bảng 3.11. Biên độ hoạt động ngửa của cột sống cổ sau 7, 14 ngày điều trị - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.11. Biên độ hoạt động ngửa của cột sống cổ sau 7, 14 ngày điều trị (Trang 59)
Bảng 3.13. Biên độ hoạt động nghiêng trái của cột sống cổ - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.13. Biên độ hoạt động nghiêng trái của cột sống cổ (Trang 60)
Bảng 3.16. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt sau 7 ngày điều trị - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.16. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt sau 7 ngày điều trị (Trang 63)
Bảng 3.17. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt sau 14 ngày điều trị - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.17. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt sau 14 ngày điều trị (Trang 64)
Bảng 3.18. Kết quả điều trị chung sau 7 ngày - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.18. Kết quả điều trị chung sau 7 ngày (Trang 65)
Bảng 3.19. Kết quả điều trị chung sau 14 ngày - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.19. Kết quả điều trị chung sau 14 ngày (Trang 66)
Bảng 3.20. Sự biến đổi chức năng sinh học của cơ thể - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
Bảng 3.20. Sự biến đổi chức năng sinh học của cơ thể (Trang 67)
BẢNG KINH HUYỆT THEO DANH PHÁP QUỐC TẾ - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Thoái Hoá Cột Sống Cổ Bằng Bài Thuốc Quyên Tý Thang Kết Hợp Cấy Chỉ Hoặc Điện Châm.pdf
BẢNG KINH HUYỆT THEO DANH PHÁP QUỐC TẾ (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w