Vì thế nhóm em đã lựa chọn đề tài : “ Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Vietcombank và nêu các tác động tích cực, tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT
- -BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đề tài: LỰA CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: NÊU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn :
Nhóm sinh viên
Lớp học phần :
Hà Nội – 2022
Trang 2MỤC LỤC
A LỜI MỜ ĐAỤ 1
B NỘI DỤNG 2
I GIỜI THIỆỤ TỘNG QỤAN VỆ VIỆTCỘMBANK: 2
II MỘI TRƯỜNG KINH TỆ" QỤỘ"C DAN (VI$ MỘ): 3
III MỘI TRƯỜNG NGANH: 8
IV MỘI TRƯỜNG NỘI BỘ DỘANH NGHIỆP 11
C KỆ"T LỤAN 15
D TAI LIỆỤ KHAM KHAỘ 16
Trang 3A LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ thời kỳ nào, xã hội nào, ngành Ngân hàng cũng đóng vai trò rất rất quan trọng và nổi bật Đặc biệt nó được mệnh danh là huyết mạch của cả nền kinh tế Chặng đường 70 năm hình thành và phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc Trong đó, đặc biệt là 35 năm đổi mới của đất nước (từ năm 1986 đến nay) Mọi thành công của công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước đều có những dấu ấn vô cùng tự hào của ngành Ngân hàng Cùng với đó, hệ thống Ngân hàng Việt Nam với bề dày truyền thống vẻ vang của mình, cũng luôn nỗ lực, tích cực tự đổi mới, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay Tất cả những điều đó đã củng cố vững chắc vị thế của ngành Ngân hàng Việt Nam, tạo dựng và duy trì niềm tin bền chặt trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Hiện nay, Ngân hàng thương mại đang là xu hướng phát triển của ngành ngân hàng ở nước ta Sự hình thành, tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại luôn gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá ( Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán).
Trong số đó “ Ngân hàng thương mại cổ phần Vietcombank” chính là một ngân hàng thương mại quốc doanh vô cùng nổi bật Không chỉ với chất lượng, công nghệ, kĩ thuật hàng đầu mà còn bởi những chính sách, đường lối và nguồn lực… vô cùng chuyên nghiệp.
Vì thế nhóm em đã lựa chọn đề tài : “ Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Vietcombank và nêu các tác động tích cực, tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” nhằm mục đích khám phá ra những khó khăn cũng như những thuận lợi mà môi trường kinh doanh đem lại cho việc phát triển của ngân hàng Vietcombank nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
Trang 4B NỘI DUNG
I Giới thiệu tổng quan về Viecombank
- Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên giao
dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), tên viết tắt: Vietcombank
- Ngành nghề: Ngân hàng
- Thể loại : Tài chính
- Loại hình : Doanh nghiệp cổ phần
- Thành lập: 01/04/1963 Tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam) Đây là đơn vị đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá trong lĩnh vực ngân hàng Ngày 02/6/2008, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
- Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho
khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế Các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Online Banking), dịch vụ ATM , và Internet Banking
- Tầm nhìn đến năm 2030: Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân
hàng lớn nhất khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới, một trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.
- Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Khu vực hoạt động:
- Thành viên chủ chốt: Ông Phạm Quang Dũng chủ tịch hội đồng quản trị
- Sản phẩm: Dịch vụ tài chính
- Giá trị cốt lõi:
+ Sáng tạo (Innovative) để mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng
+ Phát triển không ngừng (Continuous) hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục khách hàng, là nguồn tài sản quý giá nhất và đáng tự hào nhất của Vietcombank
+ Lấy sự Chu đáo - Tận tâm (Caring) với khách hàng làm tiêu chí phấn đấu
+ Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia sánh tầm với khu vực và thế giới
+ Luôn nỗ lực tìm kiếm sự Khác biệt (Individual) trên nền tảng chất lượng và giá trị cao nhất
+ Đề cao tính An toàn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng,
cổ đông
- Thành tựu cơ bản:
* Giải thưởng trong nước:
+ Năm 2019:
Ngân hàng uy tín nhất Việt Nam năm thứ 3 liên tiếp (Công ty Vienam Report)
Dẫn đầu các ngân hàng trong danh sách doanh nghiệp tỷ USD hiệu quả nhất Việt Nam (Tạp chí Nhịp cầu Đầu từ)
Trang 5 Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2019 (Thời báo Kinh tế Việt Nam) + Năm 2020:
Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2020
* Giải thưởng quốc tế:
+ Năm 2019
Ngân hàng Việt Nam duy nhất có mặt trong TOP 30 Ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Tạp chí The Asian Banker)
Top 2000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thế giới (Tạp chí Forbes)
Top 100 doanh nghiệp quyền lực nhất (Tạp chí Nikkei – Nhật Bản)…
II Môi trường kinh tế quốc dân (vĩ mô)
1 Bối cảnh kinh tế:
* Tăng trưởng:
Trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường nhất là phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 với những biến chủng mới nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng Sáng 29-3, thông tin từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước Mức tăng này cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm 2019
Đáng chú ý, khu vực dịch vụ trong quý I năm 2022 tăng trưởng khởi sắc khi nhiều hoạt động dịch vụ sôi động trở lại Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có
tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I năm nay bao gồm: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; ngành vận tải, kho bãi; ngành bán buôn và bán lẻ
Trang 6Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, kinh tế - xã hội nước ta 3 tháng đầu năm
2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn duy trì đà hồi phục, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu được khơi thông
Tăng trưởng tín dụng tính đến 21/3 đã tăng hơn 4%, cao gấp 2,7 lần cùng thời điểm này năm ngoái Đây là một trong những động lực chính khiến các ngân hàng khá lạc quan với tình hình kinh doanh hiện nay
* Lạm phát:
Lạm phát cơ bản quý I/2022 tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,92%) điều này phản ánh biến động giá cả tiêu dùng chủ yếu do giá lương thức, xăng, dầu và gas tăng Giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu Dự báo gần đây về tăng trưởng toàn cầu năm 2022 của các tổ chức quốc tế đều giảm so với các dự báo đưa ra trước đó Tình hình trên đã gây ra tình trạng lạm phát tại Việt Nam khi giá của các hàng hóa trên thị trường đều tăng Trong hơn 20 ngày vừa qua, xăng dầu đã tăng thêm 2 lần nữa với biên độ tăng khá mạnh, dẫn tới giá xăng đã lên xấp xỉ 30.000 đồng/lít Một số loại dầu khác cũng tăng khá mạnh, như vậy tính từ cuối tháng 12/2021 đến 20/3/2022 đã có 7 lần tăng giá xăng dầu Đây là những mặt hàng đầu vào quan trọng của sản xuất thương mại dịch vụ vận tải và tiêu dùng Ngoài việc xăng dầu tăng giá, thì còn do tác động của tình hình địa chính trị thế giới và đặc biệt là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina hiện nay Những biến động sau đại dịch Covid-19 làm cho giá các nguyên liệu đầu vào của sản xuất kinh doanh, dịch vụ đều tăng khá mạnh
Dự báo từ nay đến cuối năm 2022, những tình hình nêu ở trên tuy có những mặt được cải thiện nhưng hầu hết theo dự đoán vẫn duy trì ở mức cao so với những năm trước đây
* Đầu tư nước ngoài:
Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2022 đạt 8,91 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước Đầu tư của Việt nam ra nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 211,5 triệu USD, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước
Trang 7* Quý I năm 2022, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch
COVID 19, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng ổn định, thị trường chứng khoán cổ phiếu có nhiều triển vọng tích cực với mức vốn cổ phiếu ước tính tăng 28% so với cùng kỳ năm trước Tính đến thời điểm 21/3/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so với năm 2021, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 2,15% cùng thời điểm năm 2021, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,03% Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 25/3/2022, chỉ số VNIndex đạt 1498,5 điểm tăng 0,5% so với thời điểm ngày 31/12/2021 Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ ước đạt 1,05 tỷ USD tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ quý I năm nay ước tính đạt 5.18 tỷ, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước
* Về chỉ số giá tiêu dùng CPI, trong mức tăng 0,7% của CPI tháng 3 năm 2022 so
với 10 tháng trước, có 10 nhóm hàng tăng giá CPI bình quân quý I năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 tăng 1,92%
Với tình hình tăng trưởng hiện nay, trong khi các ngân hàng cổ phần có nhiều tham vọng trong việc đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thì các ngân hàng quốc doanh thì khá thận trọng, trong đó có Vietcombank Trong hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh đầu năm, Vietcombank chỉ đưa ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 12% trong năm 2022 Vì nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phải thận trọng trong việc
mở rộng tín dụng để hạn chế rủi ro nợ xấu
2 Bối cảnh chính trị và pháp lý
Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định, đây là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung Khi nền chính trị ổn định, các doanh nghiệp phát triển bền vững, các doanh nghiệp nước ngoài
Trang 8yên tâm đầu tư vốn vào các ngành kinh doanh trong nước sẽ thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển nền chính trị ổn định sẽ làm giảm các nguy cơ khủng bố, đình công, bãi công,… Từ đó giúp quá trình hoạt động, kinh doanh của các doanh nghiệp tránh được những rủi ro, thu hút đầu tư vào các ngành nghề trong đó có Ngân hàng
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của luật pháp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ngân hàng – một ngành có tác động đến toàn bộ nền kinh tế Các hoạt động của ngành ngân hàng được điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, hơn nữa các ngân hàng thương mại còn chịu
sự chi phối chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước Một số cơ chế chính sách về lãi suất
mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra như:
- Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc
- Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định
- Cơ chế điều hành khung lãi suất
- Cơ chế điều hành lãi suất trần
- Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ
- Cơ chế lãi suất thỏa thuận
3 Bối cảnh xã hội
Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, dân trí phát triển cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện … nhu cầu người dân liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do Ngân hàng cung cấp ngày càng tăng Tâm lý của người dân Việt Nam luôn biến động không ngừng theo những quy luật do sự biến động trên thị trường mang lại Ví dụ như khi tình hình kinh tế lạm phát thì người dân chuyển gửi tiền mặt sang tiết kiệm vàng, Tốc độ thị hóa cao (sự gia tăng khu công nghiệp, khu đô thị mới) cùng với cơ cấu dân số trẻ khiến cho nhu cầu
sử dụng các dịch vụ tiện ích do Ngân hàng mang lại gia tăng
Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam vẫn còn phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn, cũng tạo áp lực không nhỏ đến sự mở rộng quy mô của ngân hàng
4 Bối cảnh công nghệ
- Cơ hội:
Khi cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện, những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới, như: M-POS, Internet banking, Mobile banking, công nghệ thẻ chip, ví điện tử…; tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch
Mỗi ngân hàng trở thành ngân hàng trực tiếp, và hoạt động của các chi nhánh phải thay đổi Bên cạnh đó, công nghệ số gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nền tảng cơ sở hạ tầng quan trọng trong chuyển đổi tài sản, từ sử dụng nhân viên ngân hàng truyền thống sang gia tăng sử dụng trí thông minh nhân tạo, nhận dạng số trở thành cơ sở nhận dạng cơ bản và được bảo mật thông qua các yếu tố sinh trắc học như giọng nói hay dấu vân tay
Cuộc cách mạng này không chỉ giúp chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh
Trang 9số hóa, giúp tương tác khách hàng nhiều và hiệu quả hơn mà còn có khả năng thay đổi
mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, giúp các ngân hàng từng bước trở thành ngân hàng số, cung cấp tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, việc áp dụng công nghệ còn giúp ngân hàng đơn giản hoá các quy trình, thủ tục, giấy tờ Đồng thời sử dụng các kênh phân phối, tiếp cận người dùng trên nền tảng số, các điểm tương tác với khách hàng qua ứng dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội… và ứng dụng các công nghệ số trong cải thiện hiệu quả vận hành hệ thống nội bộ, tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, các ngân hàng có thể nâng cao khả năng quản trị quan hệ khách hàng, giúp ngân hàng hiểu biết sâu sắc hơn về thói quen, sở thích khách hàng để cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp, hỗ trợ quản lý danh mục rủi ro
Những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là bàn đạp giúp các ngân hàng trong nước phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong điều kiện nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời đối với xu thế công nghệ mới
Cũng như các ngân hàng khác, ngân hàng Vietcombank đã ứng dụng công nghệ 4.0 phát minh ra Không gian giao dịch công nghệ số Vietcombank Digital Lab, thay vì phải xếp hàng chờ đợi tại quầy, khách hàng dễ dàng khởi tạo các giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, mở tài khoản hay trải nghiệm các tiện ích khác với nhiều tính năng vượt trội về công nghệ
Các sản phẩm tiêu biểu như VCB iB@nking, VCB-Mobile B@nking, VCBPAY, VCB-SMS B@nking ngoài các tính năng ngân hàng truyền thống như chuyển tiền, thanh toán online, nạp tiền điện thoại, các ứng dụng điện tử trên của Vietcombank còn
có nhiều tiện ích chuyên biệt như trích nợ tự động (Auto Debit), đặt vé tàu, vé xe, thanh toán qua mã QR, tiết kiệm tự động
- Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải đối mặt với các thách thức như:
+ Giảm số lượng nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng: Thị trường lao động trong lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ có sự thay đổi, do việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng này nên các ngân hàng giảm được số lượng nhân viên Mặc dù vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gia tăng đòi hỏi nhân viên phải giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin Hơn nữa, việc cạnh tranh thông qua mở rộng mạng lưới các chi nhánh ngân hàng sẽ dần chấm dứt, do chi phí hoạt động cao, thay vào đó là công nghệ ngân hàng hiện đại
+ Giảm dần vai trò của các chi nhánh: Xu hướng tương lai, nền kinh tế thị trường sẽ tồn tại mà không cần những ngân hàng truyền thống hiện nay, các ngân hàng kinh doanh chủ yếu dựa vào hoạt động huy động vốn và cho vay, quy mô của khu vực ngân hàng cũng sẽ thu hẹp đáng kể
+ Về an ninh bảo mật và tội phạm công nghệ cao: Sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số kéo theo sự gia tăng những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao, tin tặc - hackers hoạt động ngày càng thường xuyên Ngoài việc làm tê liệt mọi giao dịch của ngân hàng, loại tội phạm công nghệ cao luôn rình rập tấn công vào tài khoản, làm giả phôi thẻ và ăn cắp tiền của khách hàng, các hackers còn có thể tấn công trực diện vào hệ thống của một ngân hàng, thực hiện chuyển tiền với số lượng lớn Các ngân hàng cần phải có các cơ chế bảo mật cao, cơ chế ngăn ngừa nhiều tầng để ngăn chặn các cuộc tấn công, đồng thời áp dụng những cách thức phòng thủ mới
Trang 105 Bối cảnh quốc tế
- Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam, đến nền
kinh tế Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng “nhờ cuộc chiến này mà các Ngân hàng trung ương (NHTW) khác sẽ xem xét thay đổi lại chính sách tiền tệ của mình, sẽ không tăng lãi suất, thậm chí quay lại nới lỏng tiền tệ hỗ trợ kinh tế, từ đó sẽ một lần nữa tiếp thêm năng lượng cho thị trường tài chính Nhưng NHTW sẽ bị mắc kẹt trong tình huống tiến thoái lưỡng nan khi mà dịch Covid-19 chưa thể kết thúc, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, giá dầu chạm mốc 100USD/thùng và trong thời gian tới sẽ gây áp lực lạm phát lớn hơn” Xung đột Nga – Ukraine đã ảnh hưởng đến mọi thứ của nền kinh tế: tổn thương chuỗi cung ứng, giá cả nguyên liệu tăng vọt gây nên tình trạng lạm phát, lưu thông hàng hóa bị cản trở, dòng chảy thương mại bị thách thức gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng Vietcombank nói riêng
- Dịch COVID 19 gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến với hoạt động của ngành kinh tế
nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank nói riêng Hoạt động tác nghiệp hàng ngày bị cản trở, chỉ cần một thành viên ngân hàng bị nhiễm Covid-19 (F0), hoặc tiếp xúc chủ đích hoặc ngẫu nhiên với người thuộc nhóm F0, có thể khiến
cả ngân hàng bị ảnh hưởng Khi ngân hàng có nhân viên nhiễm Covid-19 hoặc bị cách
ly, công việc và hoạt động nghiệp vụ của cá nhân bị đình trệ ngay lập tức, từ đó, ảnh hưởng đến chuỗi các công việc khác của ngân hàng, ảnh hưởng đến đến tâm lý và hiệu quả làm việc của những nhân viên khác và cả hệ thống Mặc khác, khi thông tin ngân hàng có nhân viên nhiễm Covid-19 hoặc bị cách ly bị lan truyền ra bên ngoài, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng giao dịch tại ngân hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân, họ sẽ e ngại khi phải đến tiếp xúc trực tiếp tại ngân hàng,
từ đó, các hoạt động nhận gửi tiền/mở tài khoản/mở thẻ/cho vay vốn/và các dịch vụ ngân hàng khác chắc chắn bị ảnh hưởng Lợi nhuận ngân hàng bị giảm sút do áp dụng các ưu đãi giảm lãi suất từ thông tư của Ngân hàng Nhà nước và nguồn thu cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi mọi giao dịch trong nền kinh tế bị chậm lại Tình trạng nợ xấu xuất hiện gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, COVID-
19 là cơ hội để ngân hàng kiểm định tính hiệu quả của các chính sách đã xây dựng về rủi ro, trong đó có rủi ro hoạt động, là động lực đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số ngân hàng; việc giảm tăng trưởng tín dụng là cơ hội tốt để ngân hàng điều chỉnh danh mục cho vay hướng tới một khẩu vị rủi ro mới an toàn và bền vững hơn
III, Môi trường ngành:
1 Sự canh tranh giữa người bán
- Các ngân hàng nước ngoài:
+ Một số ngân hàng ngoại: ngân hàng HSBC, Citibank, ANZ,
+ Lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng này đều là có sẵn tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp và công nghệ cao; có ưu thế về nguồn vốn ngoại tệ,
mô hình kinh doanh và khả năng quản trị rủi ro cũng tốt hơn
- Các ngân hàng nội địa:
+ Một số ngân hàng nội địa: Sacombank, Viettinbank, BIDV,
+ Lợi thế cạnh tranh: đều là những ngân hàng nổi tiếng lâu đời với lượng khách hàng quen thuộc hùng hậu