Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:...6 CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM, PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐÓ VÀ NÊU BẬT Ý NGHĨA CỦA T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH PHÂN HIỆU VĨNH LONG KHOA: QUẢN TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BẰNG NHỮNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC:
CÂU 1: STAKEHOLDER LÀ GÌ? XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ẢNH HƯỞNG CỦA STAKEHOLDER CÓ TÁC DỤNG GÌ?
CÂU 2: LỰA CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM, PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐÓ VÀ NÊU BẬT Ý NGHĨA CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CẢU DOANH NGHIỆP CŨNG NHƯ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ CSR TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
Giảng viên hướng dẫn: TS LÊ TRƯƠNG THẢO NGUYÊN
Họ tên: Nguyễn Ngọc Gia Uyên Lớp: AD002 Khóa: 47 MSSV: 31211572117 Lớp HP: 23C9MAN50212402
Vĩnh Long, ngày 25 tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1 Khái niệm trách nhiệm xã hội 3
2 Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 5
PHẦN 2: NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: STAKEHOLDER VÀ TÁC DỤNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ẢNH HƯỞNG CỦA STAKEHOLDER 6
1 Stakeholder là gì? 6
2 Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder: 6
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM, PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐÓ VÀ NÊU BẬT Ý NGHĨA CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CẢU DOANH NGHIỆP CŨNG NHƯ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ CSR TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO? 8
I GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 8
II TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA HÒA PHÁT 9
III Ý NGHĨA CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA HÒA PHÁT 9
IV VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA HÒA PHÁT 10
V VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA HÒA PHÁT 11
VI CSR TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA HÒA PHÁT 12
PHẦN 3: KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với cô TS Lê Trương Thảo Nguyên Trong quá trình cô giảng tại Vĩnh Long, em học tập và tìm hiểu môn Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, em nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô, các hoạt động trong quá trình học giúp em lôi cuốn và dễ hiểu hơn Cô đã cho em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn Từ những kiến thức mà cô đã truyền tải, em đã trả lời được những bài cá nhân trong quá trình học Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà em đã học trong môn này
Kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân em cũng luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình làm bài tiểu luận cuối kỳ này, không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân em mong nhận được những góp ý đến từ cô và để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn cô!
Kính chúc cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên sự nghiệp giảng dạy
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa đã dần trở thành một yếu tố khách quan, mối quan hệ giũa các nước với nhau ngày càng gắn bó mật thiết, hoạt động giao lưu thương mại giữa các nước với nhau càng ngày phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết!
Ngày nay, các công ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh thương hiệu, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một trong những giải pháp đang được áp dụng thực hiện và đã đem lại hiệu quả tích cực thay vì trước đó các công ty dùng các biện pháp truyền thống như làm đa dạng mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh để giành lợi thế trên thị trường Nhưng để làm được điều đó, các doanh nghiệp muốn khẳng định thương hiệu của mình và lòng tin của mình trên thương trường thì ngoài những điều này các doanh nghiệp hướng tới bây giờ là sự phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp được thông qua bằng cách thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ( CSR - Corporate Social Responsibility) Trách nhiệm xã hội là vấn
đề tất yếu đi liền với kinh doanh bởi vì nó mang lại lợi ích đáng kể, khẳng định được thương hiệu và giúp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội đang là xu thế mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập Đóng góp vai trò là người kiến tạo được lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức, tạo được tên tuổi của doanh nghiệp, tạo dựng sự uy tín và gây thiện cảm đối với khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp thành công hơn gấp nhiều lần Trong thời buổi thị trường như hiện nay, thì một thương hiệu lớn mạnh được xem
là một công cụ đòn bẩy và đánh bóng cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường Để thành công và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình các doanh nghiệp cần phải nhận thức được những cơ hội cũng như thách thức đặt ra để có những chiến lược bước đi phù hợp
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR ( Corporate Social Responsibility)
là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung CSR là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức kinh doanh trong việc đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của các bên liên quan Các bên liên quan này bao gồm người tiêu dùng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý, các thành phần như các tổ chức vô hình và cộng đồng địa phương
Mục tiêu của CSR là đảm bảo rằng các công ty hoạt động một cách bền vững và đáp ứng được mong muốn của tất cả các bên liên quan này Làm gia tăng nguồn lợi nhuận dài hạn và niềm tin của cổ đông thông qua việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng cùng với việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức từ đó làm giảm thiểu các rủi
ro Mỗi công ty cần xác định và ưu tiên những bên liên quan quan trọng trong môi trường hoạt động của họ CSR có thể giúp họ ra quyết định và thực hiện điều chỉnh trong quá trình lập kế hoạch chiến lược Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa khả năng tồn tại lâu dài của tổ chức
Theo Carroll ( 1979), CSR bao gồm nhiều khía cạnh như kinh doanh có lợi nhuận về mặt kinh tế, tuân thủ pháp luật, đạo đức và từ thiện được xem là một thực thể kinh tế tồn tại trong xã hội Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động hằng ngày của họ Tuy nhiên, CSR không chỉ ở tuân thủ pháp luật nhưng đó là một cam kết được kết hợp vào quá trình lập kế hoạch chiến lược của công
ty để đảm bảo rằng doanh nghiệp không chỉ giữ vững việc tuân thủ pháp luật mà còn thể hiện sự tâm và trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan Tháp CSR của Carroll ( 1991) CSR là sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định được thể hiện ở tháp Carrroll
Trang 6Tháp CSR của Carroll năm 1991
- Trách nhiệm kinh tế: ở cấp độ cơ bản, khi kinh doanh điều quan trọng là vì lợi
nhuận để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận cho các bên liên quan Nếu không có lợi nhuận, doanh nghiệp không thể trả lương cho nhân viên, nhân viên sẽ mất việc làm trước khi DN thực hiện hoạt động CSR Có lợi nhuận là cách tốt nhất để doanh nghiệp tồn tại lâu dài và mang lại lợi ích cho xã hội
- Trách nhiệm pháp lý: là nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật.
Điều này cho thấy cách mà các công ty tiến hành hoạt động kinh doanh của họ trên thị trường Luật việc làm, sự cạnh tranh với công ty khác, quy định về thuế và sức khỏe,
sự an toàn của nhân viên là một số trách nhiệm pháp lý mà công ty phải tuân thủ
- Trách nhiệm đạo đức: vì luật là cần thiết nhưng chưa đủ, nên cần có trách nhiệm
đạo đức để thực hiện các hoạt động, tiêu chuẩn Thể hiện đầy đủ các chuẩn mực, tiêu chuẩn, giá trị và kỳ vọng phản ảnh những gì người tiêu dùng, nhân viên , cổ đông và cộng đồng xem là công bằng, phù hợp với việc tôn trọng hoặc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan
- Trách nhiệm từ thiện: Chiếm không gian nhỏ nhất trên kim tự tháp là hoạt động từ
thiện Đây là mức CSR cao nhất, chúng phản ánh kỳ vọng hiện tại của công chúng về hoạt động kinh doanh Số lượng và bản chất của các hoạt động này là tự nguyện hoặc tùy nghi, được thực hiện bởi mong muốn của doanh nghiệp là tham gia vào các hoạt động xã hội không được pháp luật yêu cầu
4
Trang 72 Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CSR có thể bao gồm các hoạt động như hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy công bằng xã hội, tạo ra môi trường làm việc tích cực và an toàn cho nhân viên của mình và thúc đẩy chuỗi cung ứng công bằng và phát triển bền vững Việc thực hiện CSR không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có 4 góc độ quan trọng
mà doanh nghiệp cần chú ý:
- Góc độ các bên liên quan: Doanh nghiệp cần xác định được các bên liên quan quan
trọng như khách hàng và cộng đồng địa phương, nhân viên, nhà cung cấp và đối tác,
cơ quan quản lý Doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu và đáp ứng các mong muốm và quan điểm của những bên liên quan này là cơ sở để xây dựng được việc thực hiện chính sách CSR hiệu quả
- Góc độ về mặt kinh tế: Khi thành lập doanh nghiệp không chỉ vì lợi nhuận mà còn
tạo ra công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn phải thực hiện trách nhiệm
xã hội CSR không chỉ xoay quanh vấn đề về lợi nhuận kinh doanh nhưng cũng cần cân nhắc về khả năng tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng bền vững Các doanh nghiệp cần tích hợp việc thực hiện CSR vào hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự phát triển bền vững dài hạn và bảo vệ lợi ích của cổ đông
- Góc độ chiến lược: Thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm việc tích hợp CSR vào
chiến lược tổng thể của công ty Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu và cam kết của mình đối với CSR và cần đảm bảo rằng các quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển hỗ trợ mục tiêu CSR của mình, bằng cách xem xét lại các tác động của xã hội và môi trường vào kế hoạch kinh doanh của mình
- Góc độ phát triển bền vững: Khi thực hiện CSR không phải đi theo trào lưu để
đánh bóng tên tuổi mà là một cam kết dài hạn Doanh nghiệp cần tạo ra các hoạt động
và chiến lược bền vững để duy trì và nâng cao tác động tích cực đối với xã hội và môi trường Doanh nghiệp cần xem xét tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường
và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực bằng cách sử dụng tài nguyên tái chế, sử dụng nguồn năng lượng sạch, giảm thiểu chất thải và khí thải và tái chế để
sử dụng lại sản phẩm
Trang 8PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: STAKEHOLDER VÀ TÁC DỤNG CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ẢNH HƯỞNG CỦA STAKEHOLDER
1 Stakeholder là gì?
Stakeholder ( đối tượng hữu quan) là những cá nhân hoặc nhóm đối tượng nào
có ảnh hưởng đến sự sống còn và thành công của một doanh nghiệp hoặc tổ chức Stakeholder có quyền hạn hoặc thế mạnh để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện theo mong muốn, quan điểm hoặc lợi ích của họ
Có 2 loại đối tượng hữu quan có liên quan bao gồm cả bên trong và bên ngoài:
Bên trong: Đây là thành phần nội bộ bao gồm các cá nhân trong tổ chức, viên
chức, ban giám đốc, ủy viên và hội đồng quản trị Các thành viên bên trong thường tham gia trực tiếp vào quá trình quyết định và thực hiện chiến lược kinh doanh và họ
có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các quyết định có thể ảnh hưởng đến họ
Bên ngoài: Bao gồm các cá nhân hoặc tập thể không thuộc trong nội bộ của tổ
chức nhưng gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua các quan hệ kinh doanh, quyết định mua sắm, qui định và chính trị hoặc thậm chí là thái độ như khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ, đối thủ cạnh tranh và cộng đồng địa phương
2 Tác dụng của việc xác định được ảnh hưởng của stakeholder:
Việc xác định được ảnh hưởng của các stakeholder là một điều quan trọng giúp các daonh nghiệp và tổ chức điều chỉnh chiến lược một cách tốt hơn để đáp ứng các nhu cầu và phát triển kế hoạch chiến lược của một tổ chức Điều này cung cấp lợi ích lớn trong việc xây dựng được lòng tin của khách hàng và tương tác có hiệu quả với các bên liên quan Cụ thể, việc xác định có tác dụng quan trọng trong nhiều khía cạnh:
- Tối ưu hóa tài nguyên và nguồn lực: khi xác định và hiểu rõ được ảnh hưởng của
các bên liên quan giúp doanh nghiệp tập trung vào những mục tiêu quan trọng và thiết yếu nhất Thay vì cố gắng đáp ứng được các nhu cầu từ tất cả các bên liên quan, doanh nghiệp có thể tạo ra chiến lược để tập trung vào việc thỏa mãn những nhu cầu và mong
6
Trang 9muốn của các bên liên quan quan trọng nhất Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm và tận dụng nguồn lực có sẵn và tập trung vào những mục tiêu cốt lõi
- Xây dựng lòng tin và mối quan hệ tích cực: xác định ảnh hưởng của các bên liên
quan giúp doanh nghiệp hiểu rõ mối quan tâm của các bên liên quan giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ tích cực với họ Khi doanh nghiệp biết rõ các bên liên quan quan tâm và muốn gì, họ có thể đáp ứng những mong muốn đó Điều này giúp doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác, tạo cơ hội cùng phát triển hiệu quả và tận dụng lợi ích chung
- Giải quyết các mối lo ngại và khắc phục vấn đề: giúp chp doanh nghiệp nắm vững
được thông tin các bên liên quan quan trọng giúp tổ chức có thể phân tích và nhận dạng được các mối lo ngại của các bên liên quan một cách có hiệu quả Nếu xảy ra vấn
đề hoặc xung đột trong tổ chức, có kiến thức về ảnh hưởng của stakeholder có thể giúp
tổ chức nhanh chóng định rõ vấn đề và đưa ra các giải pháp thích hợp, tăng cường sự tin tưởng và ủng hộ từ phía các bên liên quan
- Xây dựng mối quan hệ bền vững: Khi hiểu rõ được ảnh hưởng của stakeholder tạo
điều kiện thuận lợi để xây dựng mối quan hệ bền vững, giúp tổ chức đáp ứng đúng yêu cầu của họ một cách có hiệu quả Đáp ứng các quan ngại và yêu cầu cụ thể giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc hòa thuận và tương tác tích cực, đảm bảo sự hài lòng của các bên liên quan
- Tạo giá trị cho cả doanh nghiệp và các bên liên quan: Xác định được ảnh hưởng
của các stakeholder từ đó đáp ứng đúng các yêu cầu, daonh nghiệp có thể tạo ra giá trị cho cả bản thân và các bên liên quan Tập trung vào các bên liên quan giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất và lợi nhuận trong khi duy trì mối quan hệ bền vững Doanh nghiệp được xem là đối tác đáng tin cậy, từ đó có thể dẫn đến cơ hội kinh doanh mới, mở rộng thị trường, thu hút sự ủng hộ và lòng tin từ phía các bên liên quan
và giữ vững sự cạnh tranh trong ngành
Trang 10CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN MỘT DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM, PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐÓ VÀ NÊU BẬT Ý NGHĨA CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CẢU DOANH NGHIỆP CŨNG NHƯ VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ CSR TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
I GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu ở Việt Nam Hòa Phát khởi đầu
từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8 năm 1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau như Nội thất, ống thép, thếp xây dựng, điện lạnh, bất động sản và lĩnh vực nông nghiệp Ngày 15/11/2007, Tập đoàn Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, mã chứng khoán là HPG Hiện nay, Hòa Phát hoạt động 5 lĩnh vực: Gang thép (xây dựng, cuộn cán nóng)- Sản phẩm thép ( ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực)-Nông nghiệp- Bất động sản- Điện máy gia dụng Sản phẩm cốt lõi của Tập đoàn là sản xuất thép chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận Công suất 8,5 triệu tấn/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất tại Đông Nam Á
Với triết lý kinh doanh là “ Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát đã dành ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nghiệp xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng
II TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA HÒA PHÁT
Trong thời đại hiện nay, trách nhiệm xã hội ( CSR) đã trở thành một khía cạnh quan trọng và không thể thiếu đối với doanh nghiệp, bất kể ngành nghề nào Trong 28 năm hoạt động của Hòa Phát, việc thực hiện CSR một cách thực chất và xuất phát từ tâm, thể hiện qua sự đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước hàng năm, giải quyết
8