Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS Đàm Quang VinhLỜI CAM ĐOAN Tên em là: Nguyễn Hồng Ngọc Sinh viên lớp: Kinh doanh quốc tế CLC K55 Em xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa “Đẩy mạnh xuất k
Trang 1HNVOđ HNDI DI NYG (HNVON NỘAnNHO
¿18c
OT RRS A OLNEY AREA ay Oe MRLN MND USE DIR A as OH MCR BDO — |
THAT LUGNG CAO |
CHUYÊN NGÀNH ; QUAN TRE KINH DOANH QUOC TE
i
l
i iF
CHUYEN DE THUC TAP |
ĐÂY MANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MAC SANG THỊ TRƯỜNG CHAU ÂU CUA CÔNG TY TNHH
DAEKWANG VINA
NGUYEN HONG NGOC
`
Trang 2DE TAI:
DAY MANH XUAT KHAU HANG MAY MAC SANG
THI TRUONG CHAU AU CUA CONG TY TNHH
ĐẠI HỌC K.T.Q.D 55- J29
TT THÔNG TIN THƯ VIỆN
PHONG LUẬN AN -TU LIEU | Chiu say ao
HA NỘI - 2017
Trang 3Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS Đàm Quang Vinh
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Nguyễn Hồng Ngọc Sinh viên lớp: Kinh doanh quốc tế CLC K55
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Châu Âu của Công ty TNHH Daekwang Vina” là
công trình nghiên cứu của bản thân em dưới sự hướng dẫn của giảng viên PGS.
TS Đàm Quang Vinh và sự giúp đỡ của các anh chị trong Công ty TNHH
Daekwang Vina.
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân với các số
liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.
Nếu vi phạm, em xin chịu trách nhiệm trước thầy cô và Nhà trường
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Hồng Ngọc
Trang 4„ daz MA p de oa ie wages
7 yy m1 ` #& tpl Bh, Ansế
Mee Do thy 0 45 by wi ' kz fe
Trang 5Chuyên đề tốt nghiệp PGS.TS Đàm Quang Vĩnh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIET TAT
DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và cơ cấu tô chức của Công ty TNHH DaekwangVina 5
1.2 TAM QUAN TRỌNG CUA DAY MANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY
MAC SANG THI TRƯỜNG EU CUA CÔNG TY GIAI DOAN 2013 ~ 2016 10
Chương 2: THỰC TRANG DAY MẠNH XUẤT KHAU HÀNG MAY MAC
SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH DAEKWANG VINA
GIẢI DOAN 2013 — 2016.
2.1 TONG QUAN TINH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MAC SANG
THỊ TRƯỜNG EU CUA CÔNG TY TNHH DAEKWANG VINA GIAI
2.2 MOT SO NOI DUNG DAY MANH XUAT KHAU HANG MAY MAC YEE
SANG THỊ TRƯỜNG EU CUA CÔNG TY TNHH DAEK WANG VINA GIAI, “ vờ ti,
DOAN 2013 - 2016
2.3 ĐÁNH GIA TINH HÌNH XUẤT KHẨU HANG MAY MAC SANG THI
TRUONG EU CUA CONG TY TNHH DAEKWANG VINA GIAI DOAN
2013 - 2016
Trang 62.3.1 Thành tựu đạt được trong hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng may cá
mặc sang thị trường EU của Công ty giai đoạn 2013— 2016 31
2230/25)
thị trường EU của Công ty giai đoạn 2013— 2016 To)
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP DAY MẠNH XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH
DAEKWANG VINA GIAI ĐOẠ „36
3.1 CƠ HỘI VÀ (fÁcH THU ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 01! = 2020 36
3.1.1.Cơ hội
3.1.2 Thách thức
3.2 ĐỊNH HƯỚNG ĐÂY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG
THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH DAEKWANG VINA GIAI ĐOẠN
ee - 2020 39
3.2.2 Định hướng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty
TNHH DaekwangVina . - - 5-5s+5s«
3.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÂY MẠNH HOAT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY
MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH DAEKWANG VINA 41
3.3.1 Chủ động tìm hiểu một cichGau re về thị trường EU Vể
phát của Công ty đên năm 2020
3.3.2 Nâng cao chát lượng sản phẩnĩ
3.3.3 Đào tạo cán bộ nhân viên.
3.3.4 Tăng cường quảng bá sản phâm
3.3.5 Đa dạng mẫu mã sản phẩm
3.3.6 Giảm chi phí, giá thành sản phâm
KET LUẬN
DANH MỤC TAI LIEU THAM KH.
Nguyễn Hong Ngọc - Kinh doanh Quốc tế CLC K55
trong hoạt động day mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang AS
Trang 7Chuyên đề tot nghiệp PGS.TS Đàm Quang Vinh
DANH MỤC VIET TAT
EU Liên minh Châu Âu
WTO Tô chức thương mại thê giớiAFTA | Tế chức mau dich tự do Đông Nam A
FTA Hiệp định Thương mại Tự do
CETT | Hiệp định ưu đãi về thuế quan chungTPP Hiệp định đôi tác kinh tê xuyên Thái Bình Dương
GATT Hiệp định vê thương mại, thuê quan
VCCI Phòng thương mai va công nghiệp Việt Nam
ASEAN | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE
Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Công ty giai đoạn
2013 - 2016
Cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2013 - 2016 22
Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng may mặc của Công ty giai đoạn
2013 — 2016
Danh mục mặt hàng may mặc xuât khâu sang thị trường EU của
Công ty năm 2013 và năm 2016
Đặc điểm nhu cầu may mặc đối với từng thị trường 42
Cơ cấu tô chức của Công ty TNHH Daekwang Vina 6
Cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2013 - 2016 22
Tỉ trọng xuất khâu sang các thị trường của Công ty giai đoạn 2013-2016 24
Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng may mặc của Công ty giai đoạn
2013—2016
Giá trị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU 27
Ti trọng xuất khẩu các loại hang sang thị trường EU giai đoạn 2013 —2016 29
Nguyễn Hong Ngọc — Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 9Chuyên đề tỗt nghiệp 1 PGS.TS Đàm Quang Vinh
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng đối với bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới Không có một quốc gia nào phát triển phồnvinh khi vẫn duy trì nền kinh tế đóng cửa và chỉ dựa vào thương mại nộiđịa Thông qua xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mìnhtrong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đấtnước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho
người lao động.
Từ những năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mớitoàn diện nền kinh tế Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn về mọi mặt Để làm được điều đó, cùng với việcphát triển các ngành nghề lĩnh vực khác, Việt Nam đã rất năng động
trong lĩnh vực ngoại thương, và xuất khẩu đã thực sự có ý nghĩa to lớn
trong chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế Nhờ đẩy mạnh xuấtkhẩu Việt Nam mới có điều kiện thuận lợi thực hiện thành công các mụctiêu phát triển kinh tế xã hội Trong đó, thị trường Châu Âu (EU) đượcđánh giá là thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc rất lớn, đượcđánh giá là một thị trường quan trọng và đầy tiềm năng đối với hàng may
mặc Việt Nam.
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty TNHH DaekwangVina luôn bị đe dọa và tranh giành thị phần xuất khẩu mặt hàng maymặc sang EU bởi không ít các đối thủ cạnh tranh Chính vậy, nhận thứcđược tầm quan trọng của việc day mạnh xuất khẩu hàng may mặc củaViệt Nam ra thị trường thế giới nói chung cũng như tam quan trọng củaviệc đẩy mạnh xuất khẩu tại doanh nghiệp nói riêng, qua thời gian thực
Trang 10tập tại phòng xuất khẩu Công ty TNHH Daekwang Vina, cùng nhữngkiến thức được trang bị trong nhà trường, với mục đích tìm hiểu thựctrạng và day mạnh hoạt động xuất khâu hàng may mặc tại Công ty, em
đã mạnh dạn chọn đề tài : “Day manh xuất khẩu hàng may mặc sangthị trường Châu Âu của Công ty TNHH Daekwang Vina” làm đề tài
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của chuyên đề trong từngchương là phải làm rõ các vấn đề sau:
- Tổng quan về Công ty TNHH Daekwang Vina
- Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty TNHHDaekwang Vina sang thị trường EU trong giai đoạn 2013-2016 và hoạt
động day mạnh xuất khẩu
- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EUcủa Công ty TNHH Daekwang Vina.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU
của Công ty TNHH Daekwang Vina.
- Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu xuất khẩuhàng may mặc ra thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêngcủa Công ty TNHH Daekwang Vina trong giai đoạn 2013-2016, đề xuấtđịnh hướng và giải pháp day mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặcsang thị trường EU đến năm 2020
Nguyên Hong Ngọc — Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 11Chuyên đề tốt nghiệp 3 PGS.TS Dam Quang Vinh
4 Phương pháp nghiên cứu
Dé thực hiện chuyên đề thực tập này em đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu:
- Thu thập số liệu, thông tin từ nguồn thông tin thứ cấp: phân tíchtổng hợp các báo cáo của công ty kết hợp với tham khảo thông tin từsách, báo, internet.
- Phương pháp xử lý dữ liệu thu được thông qua việc đánh giá các chỉtiêu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, dự báo
Vina giai đoạn 2013-2016.
Chương 2: Thực trạng đây mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị
trường EU của Công ty TNHH Daekwang Vina giai đoạn 2013 — 2016.
Chương 3: Giải pháp đây mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thịtrường EU của Công ty TNHH Daekwang Vina đến năm 2020
Trang 12Chương 1
TAM QUAN TRONG CUA DAY MẠNH XUẤT
KHAU VA NHUNG NHAN TO ANH HUONG DEN XUAT KHAU HANG MAY MAC CUA CONG TY
TNHH DAEKWANG VINA GIAI DOAN 2013 — 2016
1.1.CAC ĐẶC DIEM CUA CONG TY TNHH VINA DAEKWANG VINA1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH DAEWANG VINA
Tên giao dịch: DAEKWANG VINA COMPANY CO.,LTD
Mã số thuế: 2700672473
Điện thoại: 0978353012
Giám đốc điều hành: Ông Hà Tuấn Việt
Địa chỉ trụ sở chính : Phố Tân Nhất, Thị Trấn Nho Quan, huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình.
Công Ty TNHH Daekwang Vina được thành lập ngày 15/01/2013 vớingành nghề kinh doanh chính là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang cácnước Châu Âu , Châu Mỹ, với số von điều lệ là 13.780.000.000 đồng
Công ty TNHH DaekwangVina hiện có khoảng 580 cán bộ công nhân
viên, trong đó có khoảng 450 lao động sản xuất Mặt hàng sản xuất chínhcủa Công ty: áo jacket, quần áo thể thao, trang phục hàng ngày, Trong đónăng lực sản xuất các mặt hàng chính của Công ty là:
+ Áo Jacket: 30.000 chiếc/ 1 tháng
Nguyễn Hong Ngọc - Ninh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 13Chuyên đề tốt nghiệp 5 PGS.TS Đàm Quang Vinh
+ Vay: 40.000 chiéc/ 1 thang
+ Quan: 40.000 chiếc/1 tháng
Đối tác khách hàng chính của Công ty: Wal — mart (Land’n Sea
Vender), Mango, Pan Pacific, Target, Perry Elllis,
Thị trường xuất khẩu: Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Ban,
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH
DaekwangVina
> Mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty
- Mục tiêu của Công ty: day mạnh xuất khâu hàng may mặc sang thịtrường Châu Âu, Châu Mỹ; tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang cácnước trên Thế giới
Phương châm hoạt động của Công ty: “ Sự lựa chọn của khách hàng
tạo nên sức mạnh của Công ty”.
~ Nhiệm vụ của Công ty:
+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt các
nghĩa vụ cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của
Nhà nước.
+ Đảm bảo việc làm ổn định, tăng cường nâng cao, cải thiện đời sống
cho cán bộ nhân viên của Công ty.
+ Ôn định và mở rộng thị trường xuất khẩu
+ Đưa Công ty TNHH Daekwang Vina trở thành doanh nghiệpchuyên các sản phẩm may mặc có thị phần lớn trên thị trường Châu Âu,
Châu Mỹ.
+ Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm mũi nhọn, tiếp tục
Trang 14nâng cao chất lượng vè hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
+ Bảo vệ môi trường và đóng góp cho xã hội.
> Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu cơcấu trực tuyến — chức năng, được thể hiện ở hình 1.1 sau:
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Daekwang Vina
(Nguén: Phong Hanh Chính Công ty TNHH Daekwang Vina)
Chức năng và nhiệm vụ của Bộ máy quan ly trong Công ty:
> Giám đốc:
Là người đại diện cho toàn bộ nhân viên của công ty, chịu tráchnhiệm trước pháp luật về các sai phạm của công ty Quản trị, điều hành
mọi công việc, hoạt động và bộ máy liên quan đến đầu ra của sản phẩm
và dịch vụ của công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty ở từngthời điểm Những hoạt động chính mà Giám đốc đảm nhiệm là xây dựng
Nguyễn Hồng Ngọc — Ninh doanh Quốc té CLC K55
Trang 15Chuyên đề tốt nghiệp 7 PGS.TS Đàm Quang Vinh
chiến lược kinh doanh ;xây dựng thương hiệu; xây dựng và phát triển hệthống phân phối, hệ thống khách hàng, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ bánhàng; ký kết hợp đồng với khách hàng; tuyển dụng, đào tạo và phát triển độingũ bán hang
> Phòng sản xuất:
- Xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công
ty trong các kho do phòng quản lý theo dõi cà quản lý vật tư, sản phẩm gia
công ở các đon vị khác.
- Công tác tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, tiêu thụ phế liệu
- Công tác nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc, trang thiết
bị, phụ tựng, phục vụ sản xuất, đồng thời xuất khẩu các sản
phẩm ra nước ngoài
- Căn cứ vào kế hoạt sản xuất hàng năm các hợp đồng cụ thể đó kớkết, giao dịch nhận đơn hàng của khách hàng về số lượng, giá cả và thờigian giao nhận hàng.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng kể cả sản phẩm gia côngtrình giám đốc duyệt
- Xây dựng và tô chức kế hoạch mua sắm nguyên phụ liệu cho sảnxuất, đảm bảo đầy đủ kịp thời nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, cho cácđơn đặt hàng Các mặt hàng mua về phải đảm bảo số lượng, chất lượnggiá cả.
Công tác nhập khẩu: trên cơ sở yên cầu nhập khẩu nguyên phụ liệucủa các đơn hàng được giám đốc phê duyệt, phòng kế hoạch kinh doanh
— nhập khẩu giao dịch báo cáo và chuẩn bị hợp đồng nhập khẩu trìnhgiám đốc
Trang 16Công tác nhập khẩu: thông báo kế hoạch sản xuất đến các don vị cóliên quan, thường xuyên liên hệ với các phòng chức năng, các đơn vị khác
theo dõi tiến độ sản xuất và giao hàng
Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc công nhân các ngành nghề, tham gia tạo
điều kiện, kiểm tra thi tay nghề cho các loại bậc thợ của công nhân theo
quy định Xây dựng các chỉ tiêu thi thợ giỏi của các ngành nghề trong toàn
công ty:
Tổ chức khảo sát, xây dựng, ban hành các quy định về sử dung vật tưnguyên liệu, các vật tư sử dụng có tính thường xuyên Theo dõi việc thựchiện định mức của các đơn vị dé có giải pháp và cùng với các đơn vị kháckhắc phục các yến kém trong quản lý định mức
Công tác giám sát:
- Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất.Kiểm tra đánh dấu các mẫu chào hàng của khách hàng làm cơ sở kí kếthợp đồng mua bán nguyên phụ liệu với các phòng ban chức năng tạo co
sở cho việc thiết kế công nghệ
- Thông báo day đủ, kịp thời các chỉ tiêu chất lượng đã đề ra, ghi dấukiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn chưa hoặc không đạt tiêu chuẩn cho cácsản phẩm
~ Quyết định bán thành phẩm lỗi, hỏng, xấu khi ra khỏi chuyền sản xuất
- Té chức bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho công nhân thu
hóa , nhân viên KCS
> Phòng kĩ thuật- chất lượng :
Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực sau:
- Lập kế hoạch thu mua nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất nhưthùng catton, túi nilon, kế hoạch mua sắm các thiết bị cần dùng cho cácđơn hàng sản xuất
Nguyễn Hong Ngọc - Kinh doanh Quốc té CLC K55
Trang 17Chuyên đề tốt nghiệp 9 PGS.TS Đàm Quang Vinh
- Tính định mức kỹ thuật, định mức sử dụng nguyên phụ liệu cho đơn
hàng, định mức lao động và hao phí lao động
- Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, kiêm tra chấtlượng sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu khách hàng
- Triển khai theo dõi việc thiết kế và sản xuất các loại sản phẩm mẫu.
> Phòng kế toán:
+ Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác kếtoán tài chính nhằm sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảmbảo cho quá trình sản xuất của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quảkinh tế cao
+ Nhiệm vụ:
- Ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển
và sử dụng tài sản, vật tư, vốn của công ty tình hình sử dụng các nguồn vốnkhác phải phản ánh các chỉ tiết trong quá trình sản xuất và hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuấtkinh doanh, kế hoạch thu chỉ tài chính
- Lap và chịu trách nhiệm trước giám đốc về số liệu báo cáo kế toánvới cơ quan nhà nước và cấp trên theo hệ thống mẫu biểu do nhà nướcquy định.
- Lập kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế do các dự án đầu
tư (Nếu có)
- Tham mưu cho giám đốc về giá cả trong việc ký kết hợp đồng muabán vật tư, hàng hóa với khách hàng.
- Quản lý, tổ chúc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả
- Thực hiện tốt chế độ tài chính của nhà nước
Trang 18Công tác hoạch toán kế hoạch:
- Thực hiện chế độ hoạch toán, kế toán thống nhất, theo dõi số sách
- Ghi chép tình hình cung ứng, quản lý vật tư, hàng hóa của công ty:
- Hoạch toán chi phí nhập — xuất vật tư trong công ty đến các phânxưởng sản xuất
- Theo doi việc mua sắm sử dung tài sản trong công ty
> Phòng hành chính:
Quản lý nhân sự toàn công ty, tiếp nhận công nhân mới giao xuống phânxưởng, giải quyết các vấn đề chế độ chính sách, hành chính, lập kế hoạch tiếpnhận, đào tạo nhân sự, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân
1.2 TAM QUAN TRỌNG CUA DAY MẠNH XUẤT KHẨUHANG MAY MAC SANG THI TRUONG EU CUA CONG TY
GIAI DOAN 2013 — 2016
Công ty TNHH Daekwang Vina là một Công ty thương mại hoạt
động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển Công ty Chính vì vậy, tầm quan trọng này mà việc daymạnh xuất khâu nói chung và đây mạnh xuất khẩu sang thị trường EUnói riêng đã được Ban giám đốc quan tâm rất nhiều và các phòng bancũng nhận được sự chỉ dao để nghiên cứu về vấn dé này ngay từ nhữngngày đầu khi Công ty bước vào hoạt động kinh doanh Để phân tích chỉtiết rõ ràng hơn cho vấn đề này, em xin trình bày tầm quan trọng củađây mạnh hoạt động xuất khẩu này đối với cả ba chủ thể kinh tế: hoạt
động kinh doanh của Công ty TNHH Daekwang Vina, người tiêu dùng
trên thị trường EU và người tiêu dùng Việt trong giai đoạn 2013 - 2016.
Khi tham gia vào thương mại quốc tế, mục tiêu của các quốc gia là
Nguyễn Hồng Ngọc — Kinh doanh Quốc té CLC K55
Trang 19Chuyên đề tốt nghiệp II PGS.TS Đàm Quang Vinh
hướng ra xuất khâu Đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế của Việt Nam, trong đó thúc đây xuất khẩu, gia tăng KNXKhàng dệt may Việt nam sang EU cũng không nằm ngoài chiến lược pháttriển này
= Một số đặc điểm về thị trường hàng dệt may EU
Năm 1957, sáu quốc gia Tây Âu là Pháp, Tây Đức, Italia, Bi, Hà Lan
và Luexămbua đã ký kết Hiệp ước đánh dấu sự ra đời của Cộng đồngkinh tế châu Âu (EEC), còn gọi là Cộng đồng châu Âu (EC: EuropeanUnion) Năm 1995 EC đã có 15 thành viên với 9 thành viên mới gồm:Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, PhầnLan và Thuy Điền EU nhiều lần được mở rộng, ngày 1/5/2004 kếp nạpthêm 10 thành viên Trung và Đông Âu nâng tổng số thành viên của EUlên 25, lần kết nạp gần đây nhất vào ngày 1/1/2007, Bungari và Rumanichính thức là thành viên thứ 26 và 27 của Liên minh châu Âu Sự pháttriển của EU thể hiện vai trò quan trọng đối với châu Âu nói riêng và của
cả thế giới nói chung
Thị trường EU là một thị trường chung lớn nhất thế giới Thịtrường EU phát triển vượt xa khỏi những hiệp định mậu dịch tự dogiữa các thành viên Đây là một liên hiệp về hải quan và tiền tệ, chophép hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn được di chuyển một cách
tự do điều hành bởi các định chế chung (Ủy Ban Châu Âu, Nghị
viện Châu Âu ), các hệ thống quy định, luật lệ mang tính hoà hợp
chung và các chính sách phù hợp nhất
EU là một trong các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam,trong đó có xuất khẩu hàng dệt may, là thị trường có tốc độ tăng trưởngcao, tương đối én định, có đồng tiền riêng khá vững chắc Bởi vậy đẩymạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU là vấn đề cấp bách và
Trang 20quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Với vị thế của EU trên trường quốc tế, các doanh nghiệp xuất khâuhàng dệt may sang EU cần biết tới EU với một số đặc điểm sau:
* Dung lượng thị trường
EU hiện là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế thế giới, với diệntích khoảng 3.978.372kmỶ, dân số trên 500 triệu người Thị trường EUthống nhất cho phép tự do lưu chuyền sức lao động, hàng hoá, dịch vụ vàvốn giữa các nước thành viên Đây là một thị trường lớn, thị trường xuấtkhẩu lớn nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thứ giới.Kim ngạch nhập khâu không ngừng tăng lên Theo thống kê của cơ quanthống kê EU (EUROSTAT) cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của EU: sảnphẩm chế tạo chiếm khoảng 67,19% tổng kim ngạch nhập khẩu hằngnăm, sản phẩm thô chiếm 29,74%, các sản phẩm khác chiếm khoảng3,07% EU còn nhập khẩu một số mặt hàng dét may, khoáng sản, thuỷsản, giày dép, nông sản, cà phê Đây là những mặt hàng xuất khẩu thếmạnh của Việt Nam, chúng ta cần tận dụng những cư hội, có phươngthức thâm nhập tốt vào thị trường EU — một thị trường lớn và ngày càng
mở rộng.
Đối với mặt hàng dệt may nói riêng, EU là khu vực đứng đầu thếgiới về nhập khẩu mặt hàng này, chiếm 46% tổng giá trị nhập khẩuhàng dệt may của toàn thế giới Nhu cầu nhập khẩu hằng năm của EUvào khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẵn và hàng dệt các loạiđem đến cơ hội tuyệt vời cho các nước xuất khẩu hàng dệt may trong
đó có Việt Nam.
" Tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may EU
EU là liên minh của 27 nước thành viên với trình độ phát triển
Nguyễn Hong Ngọc - Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 21Chuyên đề tốt nghiệp 13 PGS.TS Đàm Quang Vinh
kinh tế xã hội khá đồng đều, sự tương đồng về văn hoá và địa lý chonên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thóiquen tiêu dùng.
Những sản phẩm nổi tiếng có thương hiệu trên thị trường thế giớiđược người tiêu dùng EU rất ưa chuộng, vì họ cho rằng những thươnghiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và đảm bảo chất lượng antoàn cho người sử dụng Đối với khách hàng EU họ sẵn sàng mua nhữngsản phẩm giá đắt, có thương hiệu nổi tiếng mà không dùng những sảnphẩm không nổi tiếng cho dù giá rất rẻ
Đối với mặt hàng dệt may: Người tiêu dùng EU thường dùng nhữngsản phẩm không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ Họ đặc biệt quantâm tới chất lượng và tính thời trang của loại sản phẩm này Tính thời trangcủa sản phẩm đôi khi là tiêu chí đặt trên giá cả Một sản phẩm có thể được
ưa chuộng trong thời gian này nhưng sau một thời gian lại lỗi mốt và khôngđược người tiêu dùng ưa thích Như vậy, nhu cầu về mặt hàng dệt may thayđổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mã Do đó bên cạnh những tiêu chuẩn vềchất lượng, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần thay đổi mẫu mã
để phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dan EU
: Thị trường thống nhất EU được chia làm 3 nhóm:
Thứ nhất là nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm khoảng20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng cao, giá cả đắt nhất hoặcnhững mặt hàng hiếm hoặc độc đáo
Thứ hai là nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm68% dân số EU, sử dụng những hàng có chất lượng kém hơn và giá cả rẻhơn so với nhóm thứ nhất
Thứ ba là nhóm có khả năng thanh toán thấp, chiếm 10% dân số EU,
Trang 22tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng thấp hơn nữa.
Như vậy, hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói riêng đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trên thị trường EU bao gồm cả hàng hoá cao cấp và
hàng bình dân phục vụ mọi đối tượng Đối tượng tiêu dùng hàng dệt
may của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm hai và nhóm ba, các
đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp Việt Nam là các doanhnghiệp của Trung Quốc và các nước ASEAN
= Kénh phân phối
Hệ thống kênh phân phối mặt hàng dệt may của EU về cơ bảncũng giống như hệ thống phân phối các loại mặt hàng của một quốc gia,gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ Tham gia vào hệ thốngphân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng,siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập Hình thức tổ chức phổ biến nhấtcủa kênh phân phối trên thị trường EU là tổ chức theo tập đoàn và
không theo tập đoàn.
Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhànhập khẩu của một tập đoàn chỉ được cung cấp hàng hoá cho hệ thốngcác siêu thị cửa hàng của tập đoàn mình mà không được cung cấp hàngcho hệ thống bán lẻ khác Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thìngược lại, cho phép các nhà sản xuất và nhập khẩu của một tập đoàn cóthể cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ khác ngoài việc cung cấp hàngcho hệ thống siêu thị, cửa hàng của tập đoàn mình Đây là điều khác biệtkhá rõ giữa thị trường EU so với thị trường khác, tạo nên điểm nổi bật
mà các doanh nghiệp cần quan tâm hơn để có thể xuất khẩu thành công
sang thị trường EU.
Để tiếp cận với hệ thống phân phối này là điều không dễ đối với các
Nguyễn Hong Ngọc - Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 23Chuyên đề tốt nghiệp 15 PGS.TS Dam Quang Vinh
doanh nghiệp xuất khẩu hang dệt may của Việt Nam Rất hiếm doanhnghiệp có mối quan hệ tốt với những dây chuyền phân phối hàng hoánày để có thể đưa được hàng dệt may của mình vào thị trường EU Cácdoanh nghiệp xuất khâu hàng dệt may Việt Nam hiện nay muốn tiếp cậnđược hệ thống kênh phân phối này thì phải tiếp cận được các nhà nhậpkhẩu của EU bằng con đường xuất khẩu trực tiếp sang EU hoặc thành lậpcác công ty liên doanh với các công ty xuyên quốc gia của EU để trởthành công ty con.
" Những quy định của EU đối với hàng dệt may nhập khẩu
* Những quy định đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường EU
EU là một trong những đối tác quan trọng không chỉ của Việt Namvới dung lượng thị trường rất lớn Tuy nhiên thì đây là một thị trườngtương đối khó tính Hàng hoá để xuất khẩu vào thị trường này phải thoảmãn 5 tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất: Tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá: Doanh nghiệp phải ápdụng hệ thống chất lượng ISO-9000 Đây là yêu cầu bắt buộc đối với cácdoanh nghiệp sản xuất muốn xuất khâu hàng của mình sang thị trường EU,
trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai: Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng: Nhằm bảo vệ chosức khoẻ người tiêu dùng, hàng hoá nhập khẩu vào EU phải được mã hiệutheo quy định của EU.
Thứ ba: Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Tất cả các nhà chếbiến thực phẩm muốn xuất khẩu hàng hoá sang EU đều chịu sự bắt buộcmang tính pháp lý, phải áp dụng quy trình sản xuất theo hệ thống HACCPngay từ đầu
Trang 24Thứ tư: Quy định về bảo vệ môi trường: EU buộc các doanh nghiệpxuất khẩu hàng hoá sang EU phải có chứng chỉ ISO-14000 và hàng hoá liênquan đến môi trường thì phải cung cấp ký mã hiệu theo quy định của EUnhư dán nhãn sinh thái, quản lý đồ phế thải
Thứ năm: Tiêu chuẩn về lao động: Tat cả các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu sang EU phải chú ý đến yếu tố xã hội, dao đức trong kinhdoanh Điều này buộc các doanh nghiệp phải thực hiện SA 8000
Để hàng dệt may Việt nam được nhập khẩu vào thị trường EU thìcác doanh nghiệp dệt may cần tuân thủ 5 tiêu chuẩn chung đối với hànghóa nhập khẩu như trên Ngoài ra còn có các quy định riêng đối với hàngdệt may nhập khẩu vào thị trường EU
* Một số quy định về hàng dệt may nhập khẩu vào EU
Dưới đây là những quy định chung cho hàng dệt may nhập khẩu vàocác nước trong EU Tuy nhiên ở mỗi thị trường thành viên lại có nhữngyêu cầu khác nhau liên quan đến vấn đề chất lượng, loại vải, sợi, các tiêuchuẩn, kích cỡ, mau sắc
là những hóa chất có ảnh hưởng đến tuyến nội tiết nếu được sử dụng trongcác sản phẩm dét may
- Chỉ thị số 76/769/EEC (sửa đổi từ Chỉ thị số 83/264/EEC) là Chỉ thị
Nguyễn Hong Ngọc - Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 25Chuyên đề tốt nghiệp 17 PGS.TS Đàm Quang Vinh
đã được áp dụng hài hòa trong EU, cắm việc marketing và sử dụng những
sản phẩm dệt tiếp xúc với da nếu những sản phẩm này chứa các chất làm
chậm khả năng bắt cháy Chỉ thị này đã được áp dụng hài hòa trong EU
- Chỉ thị số 2002/61/EC (sửa đổi từ Chỉ thị số 2004/21/EC) hạn chế
việc sử dụng thuốc nhuộm Azo trong các sản phẩm dệt ở Khu vực Kinh tế
Châu Âu (European Economic Area - (EEA))
- EU đã có quy định hài hòa trong toàn liên minh về tên gọi, thành
phan sợi dệt và nhãn mác sản phẩm dệt nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ
thông tin cho người tiêu dùng và ngăn chặn những sự khác biệt giữa các
quy định liên quan ở cấp thành viên Chỉ thị số 96/74/EC về tên sản
phẩm dệt đưa ra những quy định dán nhãn đối với sản phẩm dệt Theo
chỉ thị này, các sản phẩm đệt dự định được nhập khẩu vào EU phải
được dán nhãn Trên nhãn phải thể hiện tên sản phẩm, mô tả sản phẩm,
chỉ tiết về hàm lượng sợi dệt của sản phẩm
e Yêu cầu không mang tính pháp lý
Nhà nhập khẩu EU có thể đặt ra một số yêu cầu đối với nhà cung cấp
hàng dệt may từ các nước đang phát triển liên quan đến các vấn đề về sức
khoẻ, an toàn đối với môi trường và xã hội Nhiều khách hàng EU đòi hỏi
các sản phẩm dét may phải được sản xuất trong những điều kiện lao động
có thể chấp nhận với mức tiền công hợp lý, trong đó cơ sở sản xuất hàng
dệt may phải áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, phòng tránh tai nạn lao
động trong quá trình sản xuất; giữ gìn vệ sinh khu vực sản xuất; áp dụng
đúng quy trình quản lý lưu kho | Em na TiỀt | 55-428 —~
Bao gói, ký mã hiệu và nhãn ARNG LUẬN AN -TULIỆU |
Uy ban Châu Au đã hài hòa các quy định về tên gọi, thành phần cấu
tạo và nhãn mác của các sản phẩm dệt nhằm đảm bảo sự cung cấp thông,
Trang 26tin đầy đủ về sản phẩm đến người tiêu dùng và tránh những khác biệttrong các quy định giữa các quốc gia thành viên Các quy định về nhãnhàng dệt được nêu tại Chỉ thị số 96/74/EC Chỉ thị số 96/73/EC bổ sungthêm các bộ quy tắc về tên gọi của hàng dệt trên toàn EU nhằm tạo điều
kiện thuận lợi hóa thương mại trong phạm vi EU.
Các quốc gia thuộc EU hầu hết đều đặt ra một sé yêu cầu bắt buộcđối với nhãn mác hàng dệt may như: trên nhãn mác một số mặt hàng phải
có thông tin về hàm lượng sợi dệt, tên nhà xuất khâu hoặc nhà nhập khẩu,hướng dẫn cách làm sạch sản phẩm
e Thuế suất và han ngạch
Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hảiquan thông thuờng khi hàng nhập khẩu từ bên ngoài EU Nếu không cóhiệu lực của một Hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhậpkhẩu chung được áp dụng
Đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào EU: Việt Namđược hưởng Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) của EU từ 1/7/1996 nênhàng hóa được nhập khẩu với mức thuế ưu đãi Từ ngày 1/1/2005 EU đã
dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam nên hàng dệt may Việt Nam xuấtkhẩu sang EU không bị hạn chế về số lượng
Trên đây là một số quy định đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thịtrường EU Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cần biết
dé có những biện pháp nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu trên
= EU là “thị trường vàng” cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
EU là khu vực đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may, chiếm46% tổng giá trị nhập khâu hàng dệt may của toàn thế giới Nhu cầu nhậpkhẩu hằng năm của EU vào khoảng 110 tỷ USD hàng quần áo may sẵn và
Nguyễn Hong Ngọc - Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 27Chuyên dé tốt nghiệp 19 PGS.TS Đàm Quang Vinh
hàng dét các loại dem đến cơ hội tuyệt vời cho các nước xuất khẩu hàng dệt
may trong đó có Việt Nam Sau khi hạn ngạch được dỡ bỏ giữa các nướcthành viên WTO nhập khẩu hàng dệt may của EU tăng mạnh, tăng 21,5%
so với năm 2014 Sang năm 2016, EU nhập khẩu 165.549 triệu USD hàngdét may tăng 12% so với năm 2015.
Theo thống kê của cơ quan thống kê EU (EUROSTAT), thị phần dệtmay của EU trên thế giới là khoảng 26% với kim ngạch xuất khẩu hằngnăm lên tới 60 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc
Các nước trong EU xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm da cao cấp, quần áo
thời trang, dạ hội, áo lông thú Như vậy các nước EU chỉ quan tâm tới
những sản phẩm may mặc cao cấp mà vẫn bỏ ngỏ thị trường sản phẩmmay mặc đại trà phục vụ cho nhu cầu ăn mặc thông thường, trong khi đócác doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng đượckhoảng trồng này
Thị trường EU tạo điều kiện để hàng dệt may Việt Nam xuất khẩusang các thị trường khác EU không chỉ được biết đến là nhà nhập khẩuhàng dệt may lớn nhất thế giới mà còn là một trong những nhà xuất khẩudệt may lớn nhất thế giới EU nhập khẩu hàng dệt may từ các quốc giađang phát triển như Việt Nam dưới hình thức gia công hoặc đặt hàng trựctiếp sau đó đưa vào kênh bán lẻ trên khắp châu Âu, bán trực tiếp sang các
thị trường khác dưới những thương hiệu của nhà bán lẻ.
Như vây, thị trường EU chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị buôn bánhàng dệt may của thế giới, là một trong những thị trường xuất khâu và tiêuthụ hàng dệt may lớn nhất thế giới Trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa ViệtNam và EU về dét may, với vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xãhội, việc đây mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang một thị trườngtiềm năng như EU là thiết thực và cần thiết trong bối cảnh hiện nay
Trang 28Chương 2
THUC TRANG DAY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
MAY MAC SANG THỊ TRƯỜNG EU CUA CÔNG TY
TNHH DAEKWANG VINA GIAI DOAN 2013 — 2016
2.1 TONG QUAN TINH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MACSANG TH] TRUONG EU CUA CONG TY TNHH DAEKWANG VINA
GIAI DOAN 2013 - 2016
2.1.1 Kim ngach xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EUcủa Công ty giai đoạn 2013 — 2016
Sau khi Hiệp định khung hợp tác Việt Nam — EU được ký kết năm
1995, quan hệ giữa hai bên có nhiều bước phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực
ngoại thương KNXK của Việt Nam sang EU không ngừng tăng lên, dệtmay là ngành tiên phong tìm chỗ đứng trên thị trường EU Tuy nhiên EU làthị trường rất khó tính, nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan được ápdụng nên hàng dệt may Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn va thách thức.Tuy vậy, xuất khẩu dệt may của Công ty Daekwang Vina sang thị trường,
EU cũng đã đạt được nhiều thành tích trong thời gian qua
Bang 2.1 Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Công ty
giai đoạn 2013 - 2016 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Giá Tỉ Giá Tỉ Giá Tỉ Giá Tỉ
trị (ti | trọng | trị (ti | trọng | trị (ti | trọng | trị (tỉ | trong
(Nguôn: Báo cáo tình hình kinh doanh XNK Công ty giai đoạn 2013 — 2016)
Nguyễn Hong Ngọc - Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 29Chuyên đề tốt nghiệp 21 PGS.TS Đàm Quang Vinh
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn từ năm 2013 —
2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng Năm
2013 tổng kim ngạch xuất khẩu là 11,8 tỉ đồng thì đến năm 2016 tănglên mức 15,8 tỉ đồng trong giai đoạn này, xuất khẩu sang thị trường
EU vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn Năm 2013, xuất khẩu sang thị trường EU
là 8,07 tỉ đồng trong khi đó sang thị trường Nhật Bản là 1,33 tỉ đồng vàChâu Mỹ là 2,4 tỉ đồng Đến năm 2016 thị trường EU là 10,97 tỉ đồng,Nhật Bản là 0,46 tỉ đồng và châu Mỹ là 4,37 tỉ đồng
Nhưng ta có thể thấy rằng tỉ trọng của thị trường Nhật Bản ngày càng có
xu hướng giảm nhiều trong khi đó tỉ trọng của thị trường Châu Mỹ và EU có
xu hướng tăng nhiều Lý giải cho điều trên là do công ty đang chú trọng đầu
tư sang các thị trường Mỹ Mỹ vẫn là nền kinh tế hàng đầu thế giới nên thuhút rất nhiều công ty muốn thâm nhập vào thị trường này Và công ty cũngkhông phải ngoại lệ, việc chiếm được sự tin tưởng trong tiêu dùng của mộttrong những thị trường khó tính nhất hành tính cũng đã là một thành công của
công ty Thị trường EU vẫn là thị trường trọng điểm của công ty do công ty có
bạn hàng làm ăn lâu năm ở đây.
2.1.2 Cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của Công ty sang thị
trường EU giai đoạn 2013- 2016
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2013 các chủng loạimặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như áo jacket, quan âu,quần sóoc và giảm xuất với các mặt hàng áo len, áo sơ mi, khăn bông
Vì vậy, việc đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm là sự quan tâm đặc biệt hơnđối với Công ty để đưa ra những chiến lược phát triển cơ cấu mặt hàngxuất khẩu phù hợp sang thị trường EU
Trang 30Bang 2.2.Cơ cầu mặt hang may mặc xuất khẩu của Công ty
giai đoạn 2013 - 2016 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Mặt Số |ĐVT| sé |ĐVT| Số |ĐVT| Số | DVT
hàng lượng | (ti | lượng | (ti | lượng | (ti | lượng | (tỉ
(chiếc) | đồng) | (chiếc) | đồng) | (chiếc) | đồng) | (chiếc) | đồng)
Áo Jacket |264.837| 7,9 |280.438| 8,48 |301.409| 8,92 |346.620| 10,3
Quân | 126.749] 39 |139642| 4,22 | 154.822] 4,58 |186.282| 5,5
các loại
ce 391.589 | 11,8 | 420.080] 12,7 | 456.231] 13,5 | 532.902] 15,8
(Nguén: Báo cáo tình hình kinh doanh XNK Công ty giai đoạn 2013-2016)
Dựa vào bảng số liệu, ta nhận thấy lượng mặt hàng xuất khẩu của công ty có sự gia tăng đáng kể năm 2013 là 391589 chiếc thì đến năm
2016 tăng lên mức 532902 chiếc có được sự gia tăng trên là do công ty
ngày càng mở rộng quy mô cũng như tìm kiếm được nhiều thị trường, xuất
(Nguén: Báo cáo tình hình kinh doanh XNK Công ty giai đoạn 2013 — 2016)
Nguyễn Hong Ngọc - Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 31Chuyên đề tốt nghiệp 23 PGS.TS Đàm Quang Vinh
Trong giai đoạn 2013 — 2016, đánh giá chung về cơ cấu mặt hàng của
công ty thì mặt hàng áo jacket vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn năm 2013, áojacket là 264837 chiếc trong khi đó các loại quần chỉ là 126749 chiếc đến
năm 2016, áo jacket là 346620 chiếc trong khi quần các loại là 186.282 chiếc Qua bảng ta có thể thấy được mặt hàng áo jacket vẫn là mặt hàng
trọng yếu của công ty Lý giải cho điều trên là do mặt hàng này của công ty
có chất lượng rất cao, phù hợp với nhu cầu của giới trẻ nhiều nước đặc
biệt, áo jacket của công ty luôn có sự thay đổi dé tránh gây ra sự nhàm chán
cho người tiêu dùng.
2.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Công ty
giai đoạn 2013— 2016
EU là thị trường nhập khẩu dệt may rộng lớn, đầy tiềm năng phát triển
từ sau khi Hiệp định dệt may Việt Nam — EU được ký kết thì KNXK dệt
may Việt Nam sang EU có sự tăng đột phá và Công ty Daekwang Vina
cũng đã đạt được những bước tiến vượt bậc khi xuất khâu hàng may mặc
sang thị trường EU giai đoạn 2013-2016.
Trong giai đoạn 2013 — 2016, tỉ trọng xuất khẩu sang thị trường EU
tăng từ 68,4% lên 69,43% EU là thị trường rộng lớn cũng như tại đây
công ty có nhiều bạn hàng thân thiết nên tỉ trọng cao vào thị trường này là
hợp lý.
Trang 32Hình 2.2 Tỉ trọng xuất khẩu sang các thị trường của Công ty
trường EU Hơn nữa, khi hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với
EU được thực hiện thì các thuận lợi hơn cho hàng hóa của công ty có thể
tiếp cận thị trường này
Nhưng để mở rộng thị trường hơn nữa thì công ty cần tiếp cận thêmnhiều thị trường khác Và thị trường Châu Mỹ là thị trường rất tiềm năngcủa công ty Tỉ trọng xuất khấu vào thị trường Châu Mỹ của công ty có sự
tăng trường rất mạnh Năm 2013, thị trường Châu Mỹ chỉ chiếm tỉ trọng là 20,34% thì đến năm 2016 tăng lên mức 27.66% Không phải tự nhiên mà
công ty từ bỏ thị trường Nhật Bản cũng có tiềm năng ở Châu Á để chuyểnsang đầu tư vào thị trường Châu Mỹ với xu thế toàn cầu hóa hiện nay,
Châu Mỹ vẫn được đánh giá là thị trường có cơ hội phát triển rất tốt Thu
Nguyễn Hong Ngọc — Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 33Chuyên đề tot nghiệp 25 PGS.TS Đàm Quang Vinh
nhập bình quân đầu người ở Châu Mỹ cao đặc biệt là Mỹ, Canada Hơn
nữa, xu hướng tiêu dùng của người Châu Mỹ ngày càng thoáng giúp thúc
đây việc tiêu thụ hàng của công ty tốt hơn.
Nghiên cứu thăm dò thị trường trong giai đoạn 2013-2016, Công ty đã
chọn cho mình hướng đi riêng trong cơ cấu hình thức xuất khẩu may
mặc với ưu thế là gia công quốc tế và kết hợp đây mạnh hơn trong xuất khẩu trực tiếp Bởi lẽ tự nhận thấy Công ty Daekwang Vina là một doanh
nghiệp còn non trẻ, mới thành lập kinh doanh được gần 5 năm nên khi áp
dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ gặp nhiều bat lợi do điều kiện vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thương trường quốc tế vẫn chưa được sâu rộng
nên chưa thé sử dụng hoàn toàn phương thức này dé chủ động trong hoạt
động xuất khẩu Chính vì thế, việc kết hợp cả tăng cường xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu là một phương thức phổ biến trong thương mại quốc tế và hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều thế mạng
cho Công ty.
Bảng 2.3 Cơ cấu hình thức xuất khẩu hàng may mặc của Công ty
giai đoạn 2013 — 2016
Năm 2013 Nam 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chỉ tiêu Giá Tỉ Giá Tỉ Giá Tỉ Giá Tỉ
Trang 34Dựa vào bảng số liệu, ta nhận thấy trong giai đoạn 2013 — 2016, cơcấu tỉ trọng hình thức xuất khẩu của công ty không có sự thay đổi Hìnhthức gia công quốc tế vẫn là hình thức chủ yếu được công ty lựa chọn.Năm 2013, gia công quốc tế chiếm 63,56% trong khi xuất khẩu trựctiếp chỉ chiếm 36,44% Đến năm 2016 gia công quốc tế chiếm 61,39%
và xuất khẩu trực tiếp chiếm 38,61%
Hình 2.3 Cơ cấu hình thức xuất khẩu hang may mặc của Công ty
giai đoạn 2013 — 2016
Đơn vị : Tỉ đồng
18 ————
E gia công quốc tế
#8 xuất khẩu trực tiếp
(Nguén: Báo cáo tình hình kinh doanh XNK Công ty giai đoạn 2013 — 2016)
Công ty chủ yếu chọn hình thức gia công quốc tế là do công ty
vẫn là một công ty nhỏ trên thị trường, cơ cấu vốn là không lớn nên
sử dụng hình thức xuất khẩu này sẽ thâm nhập thị trường một cáchrất tốt Nhung trong giai đoạn 2013 — 2016 thì hình thức xuất khẩutrực tiếp có xu hướng ngày càng gia tăng Giải thích cho điều này là
Nguyễn Hong Ngọc - Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 35Chuyên đề tốt nghiệp 27 PGS.TS Đàm Quang Vinh
do công ty đã bắt đầu đi vào ổn định, cơ cấu vốn của công ty cũnghợp lý hơn Mặt khác, để chủ động hơn nữa trong công việc thì hìnhthức xuất khẩu trực tiếp là sự lựa chọn hợp lý
2.2 MỘT SO NOI DUNG DAY MẠNH XUẤT KHAU HÀNG MAYMẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH DAEKWANG
VINA GIAI ĐOẠN 2013 - 2016
> Giá trị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU giai
đoạn 2013 - 2016
Hình 2.4 Giá trị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU
—giá trị xuất khẩu
2013 2014 2015 2016
(Nguôn: Báo cáo tài chính của Công ty qua các năm 2013 - 2016)Trong giai đoạn 2013 — 2016, kế hoạch xuất khâu hàng may mặc củacông ty sang thị trường EU được thực hiện tương đối tốt năm 2013 giá trịxuất khẩu là 8,07 tỉ đồng thì đến năm 2016 tăng lên mức 10.97 tỉ đồng
tương ứng với mức tăng 35.9% qua các năm có sự gia tăng như vậy là
do công ty luôn xác định được thị trường EU là thị trường tiềm năng và
Trang 36có cơ hội phát triển rất tốt Công ty luôn cố gắng tìm kiếm các đối táctrên thị trường EU Bên cạnh đó, công ty cũng cố gắng gia tăng giá trịđơn hàng với các đối tác cũ Đây là sự nỗ lực đáng khen của công ty,
khẳng định uy tín của công ty với các đối tác khi được họ tin cậy
> Các mặt hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU giai
đoạn 2013- 2016
Bảng 2.4 Danh mục mặt hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU
của Công ty năm 2013 và năm 2016
Jacket nam vải Micro 5 lớp
Jacket nam vải Micro 5 lớp
Jacket nam vải Micro 2 lớp
Jacket nam vải Tici 3 lớp
2 | Jacket nam vải Tici 3 lớp
Jacket nam vải Tici 2 lớp
Jacket nam trang nhựa 3 lớp3} Jacket nam tráng nhựa 3 lớp
Jacket nam 3 lớp tráng cao su
4 | Quan âu vải Kaki Quan âu vải Kaki
5 | Áo gile nam 3 lớp Áo gile nam 3 lớp
: Áo thun Áo thun
Áo sơ mi Áo sơ mi
7 | Vay Kaki Váy Kaki, váy Jeans
(Nguôn: Báo cáo tình hình kinh doanh XNK Công ty giai đoạn 2013— 2016)Dựa vào bảng 2.4 ta có thể thấy, danh mục hàng hóa của công tyxuất khẩu sang thị trường EU rất đa dạng trong đó mặt hàng áo jacket cónhiều loại nhất giúp cho người tiêu dùng có thể có nhiều lựa chọn Từnăm 2013 đến năm 2016 công ty đã đầu tư xuất khâu sang thị trường EUnhiều mẫu mã và kiểu dạng mới Đây được coi là việc làm cần thiết và
Nguyễn Hồng Ngoc — Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Trang 37Chuyên đề tốt nghiệp 29 PGS.TS Dam Quang Vinh
mang tinh chién luge giúp cho hàng hóa của công ty có chỗ đứng hơn
trên thị trường EU.
Hình 2.5 Tỉ trọng xuất khẩu các loại hàng sang thị trường EU
đã tăng lên mức 6.23 tỉ đồng Tương tự thì các loại mặt hàng khác cũngtăng, quần âu vải kali tăng từ 2.05 tỉ đồng lên 2,64 tỉ đồng, các loại áokhác tăng từ 0.58 lên 1.2 tỉ đồng, váy tăng từ 0.43 lên 0.9 tỉ đồng Đâykhông phải là điều quá bất ngờ, bởi vì quy mô của công ty tăng lên cũngnhư công ty cũng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Trong cácmặt hàng xuất khẩu sang EU thì áo jacket là thế mạnh của công ty khi cógiá trị lớn nhất khi chiếm đến gần 60% giá trị hàng xuất khẩu Lý giải