1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng

85 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng May Mặc Sang Thị Trường EU Của Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng
Tác giả Trương Thị Quỳnh Chi
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thùy Dương
Trường học Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 2,02 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (12)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (16)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (18)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU (19)
    • 2.1. Lý luận chung về xuất khẩu (19)
      • 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu (19)
      • 2.1.2. Vai trò của xuất khẩu (19)
      • 2.1.3. Phân loại xuất khẩu (22)
    • 2.2. Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu (24)
      • 2.2.1. Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu (24)
      • 2.2.2. Nội dung thúc đẩy xuất khẩu (26)
      • 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu (30)
    • 2.3. Phân định nội dung nghiên cứu (36)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG (38)
    • 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần May Sông Hồng (38)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (38)
      • 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh (39)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty (39)
      • 3.1.4. Tình hình tài chính của Công ty (41)
    • 3.2. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (43)
      • 3.2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2021 đến năm 2023 (43)
      • 3.2.2. Kết quả kinh doanh quốc tế của Công ty từ năm 2021 đến năm 2023 (45)
    • 3.3. Khái quát về thị trường may mặc EU (47)
    • 3.4. Các quy định về nhập khẩu hàng may mặc của EU (50)
      • 3.4.1. Quy định về thuế quan (50)
      • 3.4.2. Các biện pháp phi thuế quan (52)
    • 3.5. Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (58)
      • 3.5.1. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU của Công ty Cổ phần (58)
      • 3.5.2. Thực trạng mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (60)
      • 3.5.3. Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (62)
      • 3.5.4. Thực trạng chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (65)
      • 3.5.5. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (68)
    • 3.6. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (70)
      • 3.6.1. Những thành công mà Công ty đạt được (70)
      • 3.6.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân (71)
    • 4.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (72)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (73)
      • 4.2.1. Giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu (73)
      • 4.2.2. Giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU (75)
      • 4.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng may mặc xuất khẩu (77)
      • 4.2.4. Giải pháp nhằm từng bước chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất (78)
      • 4.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (79)
    • 4.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ (80)
  • KẾT LUẬN (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng” nhằm l

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập quốc tế là một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình điều chỉnh chính sách kinh tế, xây dựng một nền kinh tế thị trường để thực hiện tự do hóa thương mại, hợp tác tài chính, tiền tệ… Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo khả năng phân bổ hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên, trình độ khoa học – kĩ thuật của nhân loại và nguồn tài chính trên phạm vi toàn cầu, góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển ở mỗi quốc gia Quá trình hội nhập còn giúp các nước tận dụng ưu đãi từ các quốc gia khác đem lại cho mình cơ hội để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường hàng hóa và đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh các quốc gia tăng cường đẩy mạnh mở cửa hội nhập như ngày nay, các hoạt động thương mại quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng của tiến trình gắn kết các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa Kết quả trong hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá cho kết quả của quá trình hội nhập quốc tế này cũng như trong việc phát triển mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới

Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo những điều kiện, cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam và cũng tạo tiền đề tốt cho ngành may mặc đẩy mạnh xuất khẩu Năm 2007, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sự kiện chính thức đánh dấu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc thời điểm đó đạt 7,8 tỷ USD, xếp thứ 9 trong các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới Đến năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ước đạt 40,3 tỷ USD, xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam trở thành quốc giá xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 thế giới về quy mô, chỉ xếp sau Trung Quốc và Bangladesh Nếu xét riêng về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ đứng sau Bangladesh với tốc độ đạt khoảng 10,5% mỗi năm

Một trong những thị trường xuất khẩu hàng may mặc quan trọng nhất của Việt Nam chính là Liên minh Châu Âu (EU), được đánh giá là một thị trường rộng lớn, tiềm năng nhưng cũng rất khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng, quy định nghiêm ngặt về lao động, môi trường Về kim ngạch, xuất khẩu hàng may mặc sang EU ghi nhận sự

2 tăng trưởng từ 5,67 tỷ USD năm 2018 lên 7,3 tỷ USD vào năm 2022 (số liệu ITC Trade Map) Triển vọng thị trường của may mặc Việt Nam ở EU vẫn còn nhiều dư địa phát triển để tiếp tục tăng trưởng bởi xét về thị phần, xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang

EU mới chỉ chiếm 3,2% tổng lượng nhập khẩu của EU Vì vậy, hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) với thuế suất giảm dần về 0% trong vòng 7 năm sau khi có hiệu lực từ 1/8/2020 là một trong những ưu thế sẽ giúp may mặc Việt Nam tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này

Công ty Cổ phần May Sông Hồng, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ năm 1988 Sau hơn 35 năm không ngừng mở rộng và phát triển, công ty đã trở thành một trong những công ty sản xuất hàng may mặc lớn hàng đầu Việt Nam với khoảng 12.000 lao động, đứng trong top 5 các doanh nghiệp dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước EU hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của May Sông Hồng, chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp này Trong bối cảnh may mặc Việt Nam đứng trước cơ hội gia tăng xuất khẩu vào EU sau khi hiệp định EVFTA được ký kết, việc nghiên cứu chiến lược để có hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường lớn như EU là một trong những định hướng cần thiết và quan trọng đối với May Sông Hồng Đây cũng chính là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ cấp thiết đối với doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, cũng như kết quả xuất khẩu sang thị trường này có sự tăng trưởng tích cực về kim ngạch song chưa thực sự bùng nổ

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng” nhằm làm rõ thực trạng và đánh giá về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty, từ đó đưa ra những giải pháp để doanh nghiệp có thể thực hiện được các mục tiêu đối với thị trường EU đầy tiềm năng.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Trong những năm trở lại đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra những cơ hội và giải pháp trong việc thúc đẩy xuất khẩu, nhất là đối với những mặt hàng mà Việt Nam còn chưa khai thác hết được tiềm năng từ thị trường nước ngoài cũng như lợi thế hiện có của quốc gia Với mỗi đối tượng nghiên cứu khác nhau,

3 mỗi đề tài lại có hướng tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu như sau:

Mingming Pan, Hien Nguyen (2018), trong bài nghiên cứu về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu sang ASEAN của mình, đã phân tích tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN, qua đó tìm ra xem quốc gia/khu vực nào sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều nhất đối với các nước ASEAN khi các nước ASEAN thúc đẩy xuất khẩu sang quốc gia/khu vực đó Kết quả cho thấy các nước ASEAN sẽ có lợi nhất khi xuất khẩu sang các nước công nghiệp phương Tây, sau đó là sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc Xuất khẩu sang các khu vực khác trên thế giới còn chưa tạo ra nhiều tác động tích cực đáng kể cho tăng trưởng kinh tế Do đó, đây là cơ sở để các nước ASEAN cân nhắc và đưa ra chính sách thương mại phù hợp

Bài báo của Jakob Munch, Georg Schaur (2018) đã đánh giá tác động của xúc tiến xuất khẩu đối với hoạt động của các doanh nghiệp Bài báo này trả lời hai câu hỏi: Xúc tiến xuất khẩu có cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không và có lợi ích nào lớn hơn chi phí không trong bối cảnh hầu hết các nước đều đẩy mạnh xuất khẩu Bài báo căn cứ vào một loạt đặc điểm của các công ty, phân biệt các công ty tự chọn tham gia vào các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu với các công ty mà Hội đồng Thương mại Đan Mạch đã tiếp cận dựa trên thông tin quan sát được (tức là không thông qua dịch vụ xúc tiến xuất khẩu) Từ đó, bài báo chỉ ra rằng rằng xúc tiến xuất khẩu làm tăng doanh số, giá trị gia tăng, việc làm và giá trị gia tăng trên mỗi lao động Đối với các doanh nghiệp nhỏ, tính toán các khoản chi cho xúc tiến xuất khẩu, trợ cấp và điều chỉnh thuế, khoản giá trị gia tăng thu được về cao hơn gần ba lần so với chi phí trực tiếp của xúc tiến xuất khẩu

Luận văn tiến sĩ Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương của Lê Thị Mai Anh (2023) “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Úc và Niu Di - lân” Trên cơ sở phân tích lý luận về thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, cùng với thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Úc và Niu Di-lân, tác giả đã chỉ rõ những kết quả mà Việt Nam đạt được, đồng thời cũng nêu bật những hạn chế còn tồn tại gây tác động tiêu cực đến kết quả của hoạt động xuất khẩu của quốc gia Theo đó,

4 nghiên cứu chỉ ra các kết quả mà Việt Nam đạt được bao gồm: tăng trưởng trong kim ngạch, quy mô xuất khẩu; chuyển biến tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu; năng lực cạnh tranh của hàng hóa được cải thiện Bên cạnh đó, những hạn chế được chỉ ra bao gồm: quy mô xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng; quy mô hàng xuất khẩu đa dạng nhưng còn đơn giản

Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc gia và khu vực cũng như nhận định những cơ hội và thách thức mà Việt Nam có được, tác giả đã đưa ra những giải pháp định hướng cho chính phủ trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang hai thị trường Úc và Niu Di- lân bao gồm các giải pháp vĩ mô như: nâng cao hiệu quả các chính sách, biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường vai trò của Chính phủ, Đối với doanh nghiệp, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị để nâng cao năng lực xuất khẩu như chủ động tìm hiểu và khai thác các ưu đãi từ các hiệp định thương mại; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại; nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp; phát triển thương hiệu và chú trọng giữ uy tín trên thị trường

Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014) về chính thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO đã hệ thống các vấn đề lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia; phân tích và đánh giá thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện Việt Nam tham gia vào WTO Luận án đã đưa ra các dự báo tình hình biến đổi trong chính sách và kinh tế của EU có ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU, đưa ra các định hướng chiến lược hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị trường EU, trong đó giải pháp được coi là cơ bản và hiệu quả nhất là việc cần đổi mới tư duy và nhận thức trong thực hiện và thực thi chính sách với EU

Luận án tiến sĩ của Phạm Hồng Nhung (2022) “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu

Trong đó tác giả có đưa ra nội dung đẩy mạnh xuất khẩu với các biện pháp: gia tăng sản

5 lượng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đa dạng thị trường xuất khẩu Đặc biệt, luận án đã đưa ra các tiêu chí đánh giá khả năng đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên các chỉ số: giá trị, tỷ trọng xuất khẩu, chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu và chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu, chỉ số cường độ thương mại, chỉ số thương mại nội ngànhzvàzchỉzsốztậpztrung thương mại

Dựa trên cơ sở lý luận, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu da giày Việt Nam vào EU trước và sau khi thực thi Hiệp định EVFTA cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang EU Bối cảnh và những yêu cầu đặt ra; quan điểm và định hướng đối với đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA đã được luận án nêu ra Qua đó, các giải pháp, khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, Hiệp hội da giày – túi xách đã được đưa ra Các giải pháp khuyến nghị xoay quanh vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và xây dựng thương hiệu… Ở phạm vi hẹp hơn, đã có một số luận văn và bài nghiên cứu phân tích về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của doanh nghiệp, cụ thể như khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương mại của Dương Đình Long (2022) “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TDT” Dựa trên nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra 4 nhóm giải pháp cho doanh nghiệp, đó là: (1) Giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh đi kèm với mở rộng năng lực sản xuất; (2) Giải pháp nhằm tăng tỷ trọng các đơn hàng FOB nguyên chiếc; (3) Giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; (4) Giải pháp nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương mại của Nguyễn Thị Xuân (2022) “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG” sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý dữ liệu, phương pháp thống kê, so sánh để phân tích thực trạng, làm rõ những thành công, hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang EU Từ đó, một số nhóm giải pháp được đưa ra gồm nâng cao chất lượng sản phẩm; nâng cao chất lượng nguồn nhân

6 lực; mở rộng thị trường; doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các tiêu chí, hưởng lợi tối ưu từ EVFTA; thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Tóm lại, từ những nghiên cứu trước đó, đi từ phạm vi quốc gia đến doanh nghiệp, cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đã được hệ thống hóa và hoàn thiện hơn Cụ thể đối với việc thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU, các nhân tố liên quan đến quốc tế và quốc gia cũng như ngành là giống nhau giữa các doanh nghiệp Tuy nhiên nhân tố nội tại bên trong mỗi doanh nghiệp lại có sự khác nhau Điều đó làm cho thực trạng và những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang EU của mỗi doanh nghiệp là khác nhau Nhất là khi chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công ty, em quyết định nghiên cứu đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng” nhằm đưa ra những đánh giá khách quan nhất về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang EU, từ đó có những giải pháp phù hợp, khả thi để phát huy và tiếp nối thành công, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết, số liệu thực tế trải qua phân tích và nghiên cứu, đánh giá, từ đó đưa ra giải pháp hữu ích, nâng cao hiệu quả trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Thông qua việc thực hiện nghiên cứu, khóa luận đưa ra 2 mục tiêu chính:

- Mục tiêu lý thuyết: hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia và doanh nghiệp

- Mục tiêu thực tiễn: Phân tích thực trạng áp dụng các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của doanh nghiệp, từ đó tìm ra những điểm mạnh cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục đi kèm với kiến nghị những giải pháp có tính thực tiễn và ứng dụng cao.

Đối tượng nghiên cứu

7 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.

Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian nghiên cứu: Số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023

Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thị trường may mặc EU và Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Về nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp giúp Công ty phát huy những thành công đã đạt được và khắc phục những hạn chế.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Khóa luận sử dụng thông tin từ các nghiên cứu, báo cáo đã có liên quan tới vấn đề nghiên cứu để nghiên cứu, tổng hợp và xử lý thông tin; sử dụng các thông tin đã có từ luật, quy định xuất nhập khẩu hiện nay của EU và Việt Nam; sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, của Việt Nam từ các trang thông tin đáng tin cậy để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp và xử lý thông tin Việc thu thập dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho người nghiên cứu, giúp bài viết có tính khoa học và mang tính hệ thống hóa cao Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu càng cụ thể thì xác định dữ liệu cần thu thập càng dễ dàng

Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích: Bằng việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp, thống kê, tổng hợp thông tin để xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lý nhằm nêu ra được thực trạng kết quả áp dụng các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU Bài nghiên cứu sử dụng các phân tích mô tả số liệu thông thường

Hệ thống bảng, biểu đồ, sơ đồ là công cụ phân tích và minh họa thêm vấn đề nghiên cứu Dựa trên các luận văn, các bài báo, bài nghiên cứu và nguồn thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng do các tổ chức giáo dục, các giảng viên công bố để tiến hành tổng hợp và phân tích

Kết cấu của khóa luận

Ngoài các phần như lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, từ viết tắt và các tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận tốt nghiệp bao gồm 4 chương như sau:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu

Chương II: Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu

Chương III: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Chương IV: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

Lý luận chung về xuất khẩu

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Khái niệm xuất khẩu nói chung được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập, mỗi nghiên cứu có một cách kết luận riêng Trong Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Bùi Xuân Lưu (2001) định nghĩa: “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài” Feenstra và Taylor (2010) đưa ra một định nghĩa khác trong giáo trình Thương mại quốc tế của họ, theo đó, “xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác” Như vậy ở đây, xuất khẩu được hiểu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của một quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm khai thác triệt để lợi thế của quốc gia mình trong phân công lao động quốc tế

Theo Luật Thương mại Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, điều 28, khoản 1, khái niệm về xuất khẩu được nêu rõ: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”

Nói một cách khái quát, xuất khẩu hàng hóa là hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia và bán cho người mua ở một quốc gia khác Xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian, có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn nhưng cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên quy mô quốc gia hoặc nhiều quốc gia Xuất khẩu hàng hóa xuất hiện trong mọi lĩnh vực và điều kiện kinh tế Tất cả những trao đổi như vậy đều nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia liên quan

Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu) Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu

2.1.2.1 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, xuất khẩu giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận

Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ… các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình

Thứ hai, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh

Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ ba, xuất khẩu giúp doanh nghiệp đẩy mạnh liên doanh, liên kết hợp tác

Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nó làm tăng thêm thu nhập của họ đồng thời cũng phát huy được sự sáng tạo của người lao động Xuất khẩu dẫn tới sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp một cách thiết thực từ phía nhà sản xuất, nó khơi thông nguồn chất xám trong và ngoài nước

2.1.2.2 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia

Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất

11 Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước

Thứ hai, xuất khẩu giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất phát triển

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do tác động của rất nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển kinh tế Trong đó hoạt động xuất khẩu là một yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng như: xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có điều kiện phát triển thuận lợi; xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước; thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường

Thứ ba, xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia sẽ tăng lên thông qua mở rộng với thị trường quốc tế

Xuất khẩu cho phép các quốc gia đang phát triển thực hiện quy mô lợi thế kinh tế mà có thể bị giới hạn trong thị trường nội địa Một nền công nghiệp mà không liên hệ cạnh tranh với thế giới bên ngoài thường không tạo động lực cho sự cải tiến mở cửa kinh tế theo hướng phát triển hướng về xuất khẩu có thể nuôi dưỡng sự tăng trưởng của kỹ thuật non trẻ trở thành công ty có khả năng trên thị trường và đưa ra được những sản phẩm và quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu về các loại sản phẩm khác nhau ở các quốc gia

Thứ tư, xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của nhân dân

Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân, làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu

12 dùng nội địa Nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng

Hoạt động xuất khẩu có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, những hình thức này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp muốn xuất khẩu và người nhập khẩu Xuất khẩu được phân loại thành một số hình thức cơ bản sau:

Trong Kỹ thuật Kinh doanh Xuất Nhập khẩu của GS.TS Võ Thanh Thu (2011) có đề cập: “Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện xuất khẩu khác”

Như vậy có thể thấy xuất khẩu trực tiếp là việc doanh nghiệp tự mình xuất khẩu hàng hóa của mình tới các khách hàng nước ngoài Trong loại hình xuất khẩu này, bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau

 Xuất khẩu gián tiếp (Xuất khẩu ủy thác)

Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu

2.2.1 Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu

Theo Nguyễn Thị Nhiễu trong “Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” (2003), thúc đẩy xuất khẩu hay xúc tiến xuất khẩu là các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu của một đất nước hay một doanh nghiệp Trên cơ sở đó, Nguyễn Thị Nhiễu (2003) đưa ra khái niệm cụ thể xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ như sau: “Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ là những biện pháp chính sách của Nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, của các ngành và của đất nước” Có thể thấy rằng, khái niệm về xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ này khá phù hợp với mục tiêu tăng cường các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của các quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại hiện nay Khái niệm này cũng rất phù hợp với quan điểm, định hướng của Chính phủ Việt Nam

Theo góc độ quản lý nhà nước, Bộ Thương mại Nam Phi quan điểm thúc đẩy xuất khẩu là việc nhà nước thực hiện các biện pháp về thị trường, tạo thuận lợi thương mại, tạo thuận lợi cho xuất khẩu bằng việc kết nối người bán trong nước và người mua ở nước ngoài, cung cấp các hỗ trợ thị trường, hỗ trợ tài chính, đưa ra các sáng kiến thâm nhập thị trường, các hoạt động triển lãm quốc gia và khu trưng bày tại nước ngoài

Theo quan điểm của Trần Đình Hiệp (2019) trong luận án tiến sĩ “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số nước Đông Âu”, thúc đẩy xuất khẩu là một phương thức nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa, nó bao gồm tất cả các công cụ, biện pháp của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tạo ra những cơ hội và khả năng tăng giá trị cũng như số lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

Theo Giáo trình kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2019): “Thúc đẩy xuất khẩu là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức… của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình”

Thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng: Thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Đây là vấn đề quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào nói chung, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và nguồn vốn lưu động của

16 doanh nghiệp Để thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng, doanh nghiệp phải có chính sách định hướng trong tương lai làm sao để có thể đẩy mạnh khả năng sản xuất Bên cạnh đó, còn cần phải kết hợp với công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm Từ đó mới có thể đạt được mục tiêu tăng sản lượng tiêu thụ, tăng kim ngạch xuất khẩu

Thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất: Để có thể đạt được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu về mặt lượng, thì doanh nghiệp cần phải kết hợp với thúc đẩy xuất khẩu về mặt chất Sản phẩm cần phải đánh trúng vào thị hiếu, tập quán; đáp ứng tình hình cung cầu… của người tiêu dùng thì mới có vị thế bền vững trên thị trường Đặc biệt, đối với một doanh nghiệp muốn mở rộng ra các thị trường mới thì cần phải có công tác nghiên cứu thị trường mục tiêu, để có thể sản xuất sản phẩm đáp ứng được quy chuẩn hàng nhập khẩu vào thị trường đang hướng đến đó

Sau những biến động, những bất ổn liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới, thị trường hiện tại cần được nghiên cứu trong bối cảnh mới nhiều thay đổi Doanh nghiệp, Chính phủ các quốc gia cũng cần có những nghiên cứu, nhìn nhận mới mẻ hơn, phù hợp với bối cảnh để có thể đề ra chiến lược phù hợp với thực tiễn nhằm mang lại kết quả xuất khẩu tích cực

2.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu

Tùy thuộc vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng tài chính của mình mà mỗi doanh nghiệp cõ những mục tiêu riêng cho những hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Một số nội dung thúc đẩy xuất khẩu chính có thể như sau:

 Mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu

Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất ra số lượng hàng hóa trong giới hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ của doanh nghiệp Trước khi muốn thúc đẩy xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình để mở rộng quy mô sản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất cung ứng cho nhu cầu thị trường Đối với ngành may mặc, mở rộng quy mô sản xuất là cơ hội để doanh nghiệp gia tăng doanh số và thị phần Quy mô sản xuất lớn được coi là một trong những lợi thế khi doanh nghiệp có thể đảm nhận được các đơn hàng lớn, các đơn hàng FOB thay vì phải

17 nhận gia công Ngoài ra, mở rộng quy mô sản xuất đồng nghĩa với việc cần đầu tư cho nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào và đặc biệt là nhân lực Điều này không chỉ góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu mà còn tạo thêm việc làm, cải thiện kinh tế địa phương

Tuy nhiên, doanh nghiệp không nhất thiết phải mở rộng quy mô bằng mọi cách Đây là phương án đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng đến vấn đề nguồn vốn, tiềm lực của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường cũng như khả năng sử dụng và khai thác nhà xưởng hay máy móc mới sau khi được đầu tư mở rộng

 Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, thúc đẩy việc đưa những sản phẩm hiện tại và những sản phẩm mới của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới Đây là một nội dung thúc đẩy xuất khẩu có vai trò chiến lược quan trọng và dài hạn, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, mở ra những cơ hội tăng độ phủ thị trường của doanh nghiệp

Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập mọi thông tin, dữ liệu liên quan đến thị trường mục tiêu nhằm định hướng và đề ra những chiến lược cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra Các thông tin cần thiết phải tìm hiểu trong việc nghiên cứu thị trường như thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, khu vực thị trường mục tiêu… Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất trong công tác nghiên cứu thị trường của một quốc gia là việc: (i) tìm hiểu được mặt hàng có thế mạnh và dư địa thị trường để định hướng thúc đẩy xuất khẩu; (ii) nghiên cứu chính sách nhập khẩu nâng cao khả năng thâm nhập thị trường và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu

Nghiên cứu chính sách, quy định của nước nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu cũng là một nội dung quan trọng không kém Mỗi quốc gia có những chính sách nhập khẩu khác nhau đối với từng chủng loại hàng hóa, có thể mở cửa hoặc hạn chế Việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định về thủ tục pháp lý, thủ tục hải quan, hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm… này sẽ rất hữu ích cho việc thúc đẩy xuất khẩu Căn cứ vào yêu cầu của nước nhập khẩu, quốc gia xuất khẩu có thể có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và

18 hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ việc thâm nhập thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của quốc gia

 Xúc tiến và quảng bá sản phẩm xuất khẩu

Phân định nội dung nghiên cứu

Với đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của

Công ty Cổ phần May Sông Hồng”, về mặt lý thuyết hiện nay có rất nhiều giải pháp liên quan đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Tuy nhiên do thời gian và nguồn lực có hạn nên em chỉ xin tập trung vào một số giải pháp sau:

 Mở rộng thị trường xuất khẩu

 Mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu

 Nâng cao chất lượng sản phẩm

 Chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Tổng quan về Công ty Cổ phần May Sông Hồng

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Tên quốc tế SONG HONG GARMENT JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt SH.GARNY

Mã số thuế 0600333307 Địa chỉ Số 105 đường Nguyễn Đức Thuận, phường Thống Nhất, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, Việt Nam Đại diện pháp luật BÙI ĐỨC THỊNH Điện thoại 02283649365

 Năm 1988: Nhà máy May Sông Hồng được xây dựng và thành lập với tên Xí nghiệp May 1/7 trực thuộc Nhà nước với 100 công nhân

 Năm 1993: Đổi tên thành Công ty May Sông Hồng

 Năm 2001: Chuyển trụ sở công ty về địa chỉ 105 Nguyễn Đức Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Nam Định và phát triển thành 3 xưởng may với 1500 công nhân Thương hiệu Chăn ga gối đệm mang tên Sông Hồng sinh ra

 Năm 2004: Công ty mở rộng và phát triển thành 6 xưởng may, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 3600 người Đồng thời, Công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, trở thành Công ty Cổ phần May Sông Hồng với vốn điều lệ 12 tỷ đồng Giấy phép kinh doanh số

0600333307 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nam Định cấp ngày 03/08/2004

 Năm 2006: Thành lập chi nhánh công ty tại Hồng Kông

 Năm 2007: Thành lập tên thương hiệu ở quốc tế với tên gọi Công ty TNHH May mặc Sông Hồng

 Ngày 28/11/2018: Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu MSH

Sau hơn 35 năm không ngừng mở rộng và phát triển, Công ty Cổ phần May Sông Hồng là một trong những công ty sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam với khoảng 12.000 lao động Công ty đã và đang trở thành trở thành đối tác tin cậy của nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới; là nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu Hiện nay, May Sông Hồng đứng trong Top 5 các doanh nghiệp dệt - may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh hàng may mặc, các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp dệt may và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp phục vụ dân sinh, tập trung vào 2 lĩnh vực: may xuất khẩu và nội địa

May xuất khẩu: May Sông Hồng có kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu nhiều chủng loại sản phẩm từ dệt kim đến dệt thoi, hàng thể thao, thời trang nam, nữ và trẻ em với đa dạng chủng loại phong phú như váy, áo jacket, áo sơ mi, hàng nỉ, quần áo thể thao…

Nội địa: mặt hàng chủ lực của khu vực nội địa là nhóm sản phẩm chăn ga gối đệm mang thương hiệu Sông Hồng do Công ty dày công nghiên cứu, phát triển và được phân phối chủ yếu trên thị trường nội địa

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022 của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

3.1.4 Tình hình tài chính của Công ty

Bảng 3.1: Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021- 2023 Đơn vị: Triệu đồng

I Tiền và các khoản tương đương tiền 378.601 424.038 455.324

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 468.000 955.600 970.785

III Các khoản phải thu ngắn hạn 664.276 340.632 598.360

V Tài sản ngắn hạn khác 40.059 18.409 21.595

I Các khoản phải thu dài hạn 21.375 21.375 21.375

II Tài sản cố định 499.857 841.751 773.819

III Tài sản dở dang dài hạn 159.091 21.705 59.468

IV Tài sản dài hạn khác 32.945 67.572 45.832

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023 của Công ty

Từ 2021 đến năm 2023, tổng tài sản của công ty tăng liên tục, năm 2021 đạt hơn 3.200 tỷ đồng, tăng lên 3.294 tỷ đồng vào 2022 và năm 2023 đạt con số 3.453 tỷ đồng Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 70%) trong tổng tài sản Tiền và các khoản tương đương tiền tăng liên tục trong giai đoạn này từ 379 tỷ đồng lên 455 tỷ đồng, cho thấy công ty có dòng tiền và khả năng thanh khoản tốt, đề phòng rủi ro Ngược lại, hàng tồn kho giảm liên tục trong giai đoạn này là phù hợp với diễn biến nhu cầu thị trường khi năm 2021 và đầu năm 2022 nhu cầu đối với hàng may mặc trên thế giới bật tăng mạnh mẽ, lượng đơn hàng cao và ổn định Nhưng cuối năm 2022 và năm 2023, do lạm phát cao và lượng tồn kho vẫn lớn khiến nhu cầu tiêu dùng và lượng đơn hàng giảm xuống nên hàng tồn kho của công ty cũng giảm xuống Tài sản dài hạn tăng nhanh từ

32 năm 2021 sang 2022 do tại thời điểm đó, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy Sông Hồng 10

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021- 2023

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023 của Công ty

Nhìn vào bảng số liệu cơ cấu nguồn vốn, ta thấy rằng, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty không có sự chênh lệch quá nhiều cho thấy công ty chưa phải đối mặt với áp lực tài chính lớn và vẫn đang kinh doanh có hiệu quả Nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào; từ 2021 đến năm 2023, vốn chủ sở hữu tăng liên tục từ 1.495 tỷ đồng lên 1.810 tỷ đồng tăng 315 tỷ đồng Nợ dài hạn tăng đều trong giai đoạn bởi vì công ty đã vay dài hạn từ Vietcombank để đầu tư xây dựng nhà xưởng mới là Sông Hồng 10 và Xuân Trường II Nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn, điều này được lý giải là do đặc thù ngành may mặc phải tốn nhiều chi phí để mua nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất và chi phí nhân công

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021- 2023

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,63 1,85 1,91

Khả năng thanh toán nhanh 1,01 1,37 1,53

Nợ/ Vốn chủ sở hữu 1,14 0,92 0,91

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu ở Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, 2023

Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng liên tục từ 1,63 (2021) lên 1,91 (2023) cho thấy khả năng sử dụng các tài sản ngắn hạn để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn trong vòng 1 năm của công ty được đảm bảo Mặt khác, chỉ số khả năng thanh toán nhanh cũng tăng liên tục từ 1,01 (2021) lên 1,53 (2023) cho thấy công ty có đủ các tài sản lưu động để đảm bảo nhu cầu thanh toán ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho Nhóm chỉ số cơ cấu vốn là Nợ/Tổng tài sản và Nợ/Vốn chủ sở hữu có sự giảm xuống nhưng dao động không quá lớn cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty không lớn và có xu hướng giảm do chính sách thắt chặt việc sử dụng nợ vay trong bối cảnh Ngân hàng nhà nước liên tục tăng trần lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

3.2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2021 đến năm 2023

May Sông Hồng là doanh nghiệp hoạt động thuần trong lĩnh vực dệt may với hai mảng sản xuất chính là hàng may mặc xuất khẩu và các sản phẩm nội địa

Danh mục các sản phẩm sản xuất và kinh doanh trong mảng này của công ty rất phong phú và đa dạng chủng loại từ dệt kim đến dệt thoi, hàng thể thao, thời trang cho nam, nữ và trẻ em - với những chủng loại phong phú như: váy, quần, áo jacket, T shirt, Blue suit, quần áo thể thao, hàng nỉ

Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, và một số thị trường khác như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Canada, Mexico và các nước

Trung Đông Đến nay, Sông Hồng đã trở thành nhà sản xuất uy tín của các hãng thời trang nổi tiếng nhờ năng lực sản xuất vượt trội

Công ty tập trung thực hiện các đơn hàng cho một số khách hàng lớn như Columbia Sportwear, GIII, Walmart, Haddad, Sae-A Đây đều là những nhà bán lẻ và bán buôn sản phẩm thời trang hàng đầu với các thương hiệu nổi tiếng như Tommy Hilfiger, Calvin&Klein, DKNY (GIII), Nike, Converse, Levi’s (Haddad)…

Mặt hàng chủ lực tại thị trường nội địa của công ty là nhóm sản phẩm chăn ga gối đệm thuộc phân khúc trung cấp, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Bắc Hàng năm công ty giới thiệu trung bình 40 mẫu mới thuộc tất cả các dòng sản phẩm Công ty cũng rất chú ý đến phát triển các bộ sản phẩm cho trẻ em khi đã ký hợp đồng bản quyền các nhân vật hoạt hình với Disney vào năm 2017

Sản phẩm Chăn Ga Gối Đệm của Công ty hiện tại được phân phối trên toàn quốc thông qua hệ thống kênh phân phối là các Showroom và Đại lý với thương hiệu “Sông Hồng” Hiện nay Công ty có 55 nhà phân phối và 192 đại lý phủ sóng khắp 49/63 tỉnh thành Việt Nam Đặc biệt, từ năm 2016 ngoài cung cấp cho thị trường nội địa, sản phẩm chăn ga gối của Công ty đã đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào 2 thị trường khó tính là Nhật Bản và Hàn Quốc

Bảng 3.4: Doanh thu thuần của công ty từ năm 2021 đến năm 2023

Tiêu chí Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Doanh thu thuần (triệu đồng) 4.747.623 5.520.958 4.541.908

Tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022 và 2023 của Công ty

Năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt khoảng 4.748 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2020 Nguyên nhân là do trong nửa đầu năm 2021, dịch bệnh giai đoạn này được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được duy trì và nguồn cung nguyên phụ liệu ổn định Sang Quý III/2021, dịch bệnh bùng phát mạnh tại các địa phương miền Nam đã gây gián đoạn sản xuất cho các doanh nghiệp dệt may tại đây khi

35 phải thực hiện giãn cách xã hội Tuy nhiên, tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp dệt may miền Bắc, trong đó có May Sông Hồng vẫn duy trì tăng trưởng tốt nhờ sản xuất được đảm bảo và nhận được thêm một phần đơn hàng dịch chuyển từ miền Nam ra Lượng đơn đặt hàng tăng mạnh và đều đặn đến hết năm khi hầu hết các đối tác chính của công ty đều tăng quy mô đặt hàng Đặc biệt, đơn hàng từ tập khách hàng lớn tại Mỹ như Columbia Sportswear, Haddad, G-III, Walmart (khách hàng mới từ 2020) có giá trị tăng phổ biến từ trên 30% - 100% so với năm trước, giúp bù đắp thiếu hụt doanh thu từ New York & Company (khách hàng lớn của công ty đã phá sản năm 2020) và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trở về ngưỡng trước dịch

Sang đến năm 2022, doanh thu thuần vẫn tiếp tục tăng trưởng hai con số đạt gần 5.521 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2021 Kết quả này được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng trên thế giới trong bối cảnh các thị trường chính dần trở về cuộc sống bình thường, sức mua phục hồi và bật tăng trở lại sau 2 năm bị dồn nén, dù xu hướng này có diễn biến chậm lại vào những tháng cuối năm khi những thị trường chính của công ty là Mỹ và EU phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao

Năm 2023, phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi những yếu tố bất ổn kinh tế, chính trị kéo theo lạm phát tiếp tục tăng cao làm kìm hãm tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu lớn, nhất là khi hàng may mặc không phải nhóm hàng thiết yếu nên lượng đơn hàng từ các đối tác giảm sút mạnh Điều này dẫn đến việc doanh thu thuần năm 2023 chỉ đạt khoảng 4.542 tỷ đồng, giảm 17,73% so với năm 2022

3.2.2 Kết quả kinh doanh quốc tế của Công ty từ năm 2021 đến năm 2023

Bảng 3.5: Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2021 đến năm 2023

Tiêu chí Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD) 251.645 308.367 236.431

Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước 27,13% 22,64% -23,33%

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Năm 2021 và 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty ổn định tăng trưởng ở mức cao, lần lượt đạt khoảng 252 triệu USD và 308 triệu USD, tăng trưởng ở

36 mức hai con số Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng đã phục hồi trở lại, các đối tác lớn đều tăng đơn đặt hàng Nhà máy Sông Hồng 10 đi vào hoạt động vào đầu năm 2022 giúp công ty duy trì năng lực sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm đảm bảo cùng thời gian thực hiện nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của các đối tác

Bước sang giai đoạn năm 2023, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 236 triệu USD, giảm đến 23,33% so với cùng kỳ năm ngoái Sự sụt giảm nghiêm trọng này đến từ việc dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung nên khi tình hình đã ổn định vào năm 2021 và đặc biệt là năm 2022, các đối tác của May Sông Hồng đã nhập khẩu lượng lớn hàng may mặc Tuy nhiên sau đó, kinh tế rơi vào suy thoái, thương mại toàn cầu sụt giảm, lạm phát cao, người dân thắt chặt chi tiêu mà lượng hàng tồn kho vẫn còn rất lớn Vậy nên nhu cầu nhập khẩu cũng giảm đi

Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 - 2023

Năm 2021 Năm 2022 9 tháng đầu năm 2023

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng Mỹ và EU là thị trường xuất khẩu chính của May Sông Hồng Năm 2021, Mỹ đứng đầu chiếm đến 62,48% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, theo sau là EU với 27,82% Sang năm 2022, Mỹ tiếp tục có sự gia tăng về tỷ lệ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, cụ thể Mỹ là 64,06%, tăng 1,58% so với năm 2021 EU có sự tăng trưởng về kim ngạch từ 70 triệu USD (2021) lên

84 triệu USD (2022) nhưng tỷ trọng giảm nhẹ còn 27,17% Năm 2023, cả Mỹ và EU đều bị giảm tỷ trọng đóng góp vào giá trị xuất khẩu của công ty, thị trường Mỹ chiếm 62,65% giảm 1,41% so với năm 2022, thị trường EU chiếm 25,72% giảm 1,45% so với năm 2021

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023, Nhật Bản vẫn duy trì sự tăng trưởng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, từ 2,25% lên 2,91% Các thị trường xuất khẩu khác của công ty ví dụ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, các nước Trung Đông ghi nhận mức tăng 2,51% từ 2022 đến năm 2023 Điều này cho thấy nỗ lực của May Sông Hồng trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hai thị trường chính là Mỹ và EU giảm nhập khẩu do nhu cầu giảm và tồn kho cao, đồng thời tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường.

Khái quát về thị trường may mặc EU

Nhập khẩu hàng may mặc của thế giới đạt trung bình khoảng 400 tỷ USD/năm Trong đó, Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất Năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc (HS61 và HS62) của EU là 202,46 tỷ USD, chiếm gần 40% - 50% tổng nhập khẩu hàng may mặc của thế giới Theo Liên đoàn Dệt may EU (EURATEX), với mức tiêu thụ hộ gia đình gần 500 tỷ euro, EU-27 được đánh giá là thị trường có dung lượng lớn nhất thế giới và còn nhiều tiềm năng cho các sản phẩm dệt may

Bảng 3.7: Các quốc gia nhập khẩu hàng may mặc (HS61 và HS 62) lớn nhất EU

Quốc gia Giá trị nhập khẩu năm 2022 Tỷ trọng

EU-27 202,46 tỷ USD 100% Đức 46,15 tỷ USD 22,8%

Tây Ban Nha 22,32 tỷ USD 11,02%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC Trademap

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy Đức là quốc gia nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất trong EU với giá trị nhập khẩu năm 2022 là 46,15 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 22,8% trong kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của cả EU Theo sau là các quốc gia Pháp, Tây Ban Nha, Italia với giá trị xuất khẩu đều đạt trên 20 tỷ USD Hà Lan xếp ở vị trí thứ

5 trong top các quốc gia nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất EU năm 2022 với giá trị 17,91 tỷ USD chiếm 8,85% Ba Lan trong những năm gần đây có mức tăng trong nhập

38 khẩu hàng may mặc có thể nói là đứng đầu EU Theo Cơ quan Thống kê Châu Âu, giai đoạn 2015-2020, nhập khầu hàng may mặc của Ba Lan tăng trung bình 13,3% Sang năm 2022, giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Ba Lan lên tới 12,51 tỷ USD, chiếm 6,18% Nhóm 6 các quốc gia nói trên chiếm tới gần 73% quy mô nhập khẩu hàng may mặc của EU

Bảng 3.8: Nhập khẩu hàng may mặc (HS61 và HS62) vào EU-27 từ các nguồn cung ứng chính

Nguồn cung ứng Giá trị nhập khẩu năm 2022 Thị phần

Thổ Nhĩ Kỳ 11,87 tỷ USD 5,86% Ấn Độ 4,69 tỷ USD 2,32%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC Trademap

EU nhập khẩu hàng may mặc từ cả các quốc gia trong khối và bên ngoài khối Tỷ trọng nhập khẩu của EU đối với hàng may mặc từ nội khối và ngoại khối lần lượt là 30,45% và 69,55% vào năm 2022 EU chủ yếu là nhập khẩu hàng may mặc từ các nước đang phát triển bên ngoài khối và tái xuất khẩu cho chính các quốc gia trong khối

Về nguồn cung ngoại khối Theo số liệu từ ITC, năm 2022, Bangladesh đã vươn lên dẫn đầu với kim ngạch 30,9 tỷ USD chiếm 15,26% thị phần trong tổng nhập khẩu của EU Trung Quốc lùi về vị trí thứ 2 với kim ngạch 28,83 tỷ USD chiếm 14,26% thị phần Lý giải cho việc này có thể nói đến việc trong khi hầu hết các quốc gia đã bình thường hóa, mở cửa hoàn toàn vào năm 2022 thì Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi chiến lược zero Covid làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và hoạt động giao thương Đứng vị trí số ba chính là Thổ Nhĩ Kỳ với kim ngạch 11,87 tỷ USD, thị phần 5,86% Các vị trí tiếp theo lần lượt là Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam, Myanmar với giá trị nhập khẩu vào EU của các nước đều chưa đến 5 tỷ USD, thị phần đều xoay quanh mức 2%

Bangladesh và Myanmar được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu theo Chương trình EBA, Pakistan cũng được miễn thuế nhập khẩu theo chương trình GSP+ Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan GSP mức 9,6% Các chế độ ưu đãi thuế quan GSP+ và EBA giúp các nhà cung cấp đó có lợi thế cạnh tranh lớn về giá so với Việt Nam Tuy nhiên, lợi thế này sẽ không còn duy trì lâu được nữa khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định EVFTA với EU

Bảng 3.9: Các sản phẩm may mặc nhập khẩu chính vào EU-27

STT Sản phẩm Giá trị

HS6204: Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn, và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái

2 HS6110: Áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (cardigans), gilê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc

3 HS6109: Áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc

HS6203: Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai

HS6104: Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, áo váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc

HS6202: Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm

HS6201: Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03

HS6115: Quần tất, quần áo nịt, bít tất dài (trên đầu gối), bít tất ngắn và các loại hàng bít tất dệt kim khác, kể cả nịt chân (ví dụ, dùng cho người giãn tĩnh mạch) và giày dép không đế, dệt kim hoặc móc

Nguồn: Số liệu từ ITC Trademap

EU nhập khẩu nhiều nhất các sản phẩm thuộc nhóm HS6204 với giá trị lên tới 27,76 tỷ USD vào năm 2022 Vị trí thứ 2 thuộc về các sản phẩm thuộc nhóm HS6110 với kim ngạch chỉ thấp hơn một chút, đạt mức 26,82 tỷ USD Với giá trị nhập khẩu lần lượt 20,77 tỷ USD và 10,09 tỷ USD, 2 vị trí sau đó thuộc về HS6109 (Áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc) và HS6203 (Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai) Các nhóm sản phẩm thuộc nhóm HS6104 (Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, áo váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc) và HS6202 (Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04) cũng có kim ngạch nhập khẩu khá lớn, đều đạt từ 10 tỷ USD trở lên Vị trí thứ 7 và thứ 8 với giá trị nhập khẩu đạt 7,3 tỷ USD và 6,06 tỷ USD thuộc về HS6201 và HS6115

Theo Cơ quan Thống kê Châu Âu, trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu quần áo thể thao đã tăng lên đáng kể do xu hướng của người dân EU ngày càng chú trọng đến vấn đề sức khỏe và tham gia nhiều môn thể thao hơn Các chuyên gia kỳ vọng từ nay đến năm 2026, thị trường quần áo thể thao sẽ tăng trưởng khoảng 7%/năm Athleisure, sự kết hợp giữa trang phục thể thao và trang phục giải trí ngày càng được ưa chuộng, trong đó nhóm khách hàng trẻ tuổi đang trở thành đối tượng tiềm năng đối với các nhà sản xuất đồ thể thao.

Các quy định về nhập khẩu hàng may mặc của EU

3.4.1 Quy định về thuế quan

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào từ ngày 1/8/2020 đã mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho mối quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn giữa Việt Nam và EU Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang EU được hưởng những ưu đãi thuế quan

- Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho các loại nguyên phụ liệu dệt may và một số loại trong nhóm sản phẩm may mặc thuộc chương 61-62 biểu thuế như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len trẻ em, đồ bơi…

- Loại bỏ thuế nhập khẩu dần từ mức thuế MFN trung bình là 12% xuống 0% trong thời hạn từ 3 - 7 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực đối với phần lớn các sản phẩm may mặc và sản phẩm tương tự thuộc các chương 61-62 biểu thuế

Sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA, thuế nhập khẩu vào EU của các sản phẩm may mặc là 0%, 4%, 6% Trong đó, các sản phẩm với kim ngạch xuất khẩu sang EU có giá trị lớn thì mức thuế nhập khẩu 4% và 6% vẫn chiếm phần lớn Cụ thể, thuế nhập khẩu vào EU hiện nay đối với một số mặt hàng may mặc được thể hiện ở dưới

Bảng 3.10: Thuế nhập khẩu vào EU theo EVFTA của một số mặt hàng may mặc

HS Mô tả Lộ trình

6201 Áo khoác ngoài, áo choàng cho nam giới hoặc trẻ em trai

Trừ 6201.93 Loại khác từ sợi nhân tạo

Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer cho phụ nữ hoặc trẻ em gái Đa số là A (0% ngay)

Trừ 6204.13 Bộ com-lê từ sợi tổng hợp B5

6204.32/33 Áo jacket/blazer từ bông/sợi tổng hợp 6204.39 Áo jacket/blazer từ các vật liệu dệt khác

Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer cho nam giới hoặc trẻ em trai Đa số là B5 (-2%/năm)

10% 8% 6% 4% trừ 6203.19 Bộ com lê từ bông/ xơ tái tạo/ vật liệu dệt khác

6203.31 Áo jacket/ blazer từ len 6203.49 Quần từ xơ tái tạo

6203.11/12 Bộ com lê từ len/ sợi tổng hợp

6202 Áo khoác ngoài, áo choàng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái Đa số là B7 10,5% 9% 7,5% 6% trừ 02.12.90/

6202.13.90 từ bông/sợi nhân tạo có trọng lượng trên 1kg tính trên quần áo

6109 Áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác, dệt kim hoặc móc

6110 Áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy

(cardigan), gi-lê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc

Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazers cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc Đa số là A (0% ngay)

0% 0% 0% 0% trừ 6104.43 Váy từ sợi tổng hợp B3

6104.63 Quần dài từ sợi tổng hợp 6104.33 Áo Jacket/blazer từ sợi tổng hợp B5

6104.53 Chân váy từ sợi tổng hợp

6210 Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 5602, 5603, 5903,

6205 Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai Đa số B7 (-1,5%/năm)

Nguồn: Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU ngành dệt may, Bộ Công Thương

3.4.2 Các biện pháp phi thuế quan

 Quy tắc xuất xứ Để được hưởng ưu đãi thuế quan, sản phẩm may mặc phải được coi là có xuất xứ theo EVFTA khi:

- Vải sử dụng để tạo thành sản phẩm xuất xứ Việt Nam/EU

- Việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU

Tuy nhiên, EU cũng dành cơ chế linh hoạt cho Việt Nam đối với quy tắc này Cụ thể, Việt Nam được phép cộng gộp mở rộng với các nước đối tác FTA chung của Việt Nam và EU Theo đó, các nhà sản xuất Việt Nam được phép sử dụng vải có xuất xứ Hàn Quốc và Nhật Bản

 Tính an toàn sản phẩm

Mọi sản phẩm lưu hành tại châu Âu phải đảm bảo tuân thủ các quy định trong Chỉ thị chung về an toàn sản phẩm (The European Union General Product Safety Directive) Ngoài ra, một số sản phẩm dệt may cụ thể có áp dụng các yêu cầu an toàn riêng Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bị coi là không an toàn sẽ bị từ chối hoặc rút khỏi thị trường châu Âu

 Quy định về Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (REACH)

Quy định này hạn chế sử dụng nhiều loại hóa chất trong dệt may và da Việc sử dụng các hóa chất trong may mặc bị hạn chế bởi các giới hạn về lượng (mg hoặc kg) hoặc bị cấm hoàn toàn

Tại một số nước EU có quy định quốc gia bổ sung về các hóa chất cụ thể Ví dụ: Áo, Phần Lan, Đức, Na Uy và Hà Lan có các quy định cụ thể đối với formaldehyd trong hàng dệt may; Áo, Đan Mạch, Đức và Hà Lan cũng có các quy định cụ thể đối với PCP; trong khi Đức cũng có các quy định về phân tán thuốc nhuộm trong dệt may; Thụy Sĩ có quy định riêng về hóa chất

 Hạn chế sử dụng một số chất hóa học trong sản phẩm

Quy định EC số 1907/2006, ngày 18/12/2006 nghiêm cấm hoặc hạn chế các chất sau trong quá trình sản xuất hoặc thành phẩm dệt may: Tris (2,3 dilbromopropyl) phosphate, Tris (aziridinyl) phosphinoxide, PBB, mercury, Dioctyltin, Nickel, Azodyes, Nonylphenol ethoxylates, Chromium VI và một vài chất khác Quy định EU số 2019/1021, ngày 20/6/2019 cũng cấm các chất ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các sản phẩm dệt may như Tetrabromodiphenyl ether, Pentabromodiphenyl ether

Ngoại trừ những sản phẩm diệt khuẩn được cho phép trong Quy định EU số 528/2012, ngày 22/5/2012, không có chất diệt khuẩn nào khác được dùng trong sản phẩm

Nếu doanh nghiệp thêm chất diệt khuẩn vào đồ may mặc để bảo vệ con người, động vật nhằm ngăn chặn các sinh vật gây hại như vi khuẩn, sâu bệnh thì phải tuân thủ Quy định Sản phẩm chất diệt khuẩn sinh vật châu Âu, cũng như REACH

 Các hợp chất hữu cơ bền

Việc sử dụng các hợp chất hữu cơ bền cũng bị cấm, mặc dù trong đa số trường hợp không được quy định trong REACH mà được quy định trong Công ước Stockholm (Quy định EU số 2019/1021) Các hợp chất này đôi khi được sử dụng để làm vải chống nước hoặc chống cháy, hoặc trong công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất da

 Danh sách các chất hạn chế sử dụng (RSL)

Ngoài quy định REACH, nhiều thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ đã tự xây dựng danh sách các chất hạn chế sử dụng (RSL) nghiêm ngặt hơn REACH RSL dành riêng cho người mua, thường được lấy từ Chương trình Mức thải hóa chất nguy hiểm bằng không về sử dụng hóa chất an toàn (ZDHC) ZDHC là một nền tảng ra đời từ năm

2011 từ “Chiến dịch giảm thiểu tối đa các chất nguy hại cho môi trường” bởi Greenpeace, nhằm mục đích thực hành quản lý hóa chất an toàn hơn trong ngành may mặc

 Yêu cầu đặc biệt về đồ may mặc cho trẻ con

EU có tiêu chuẩn cụ thể về an toàn trong đồ may mặc cho trẻ con bao gồm quy định nhằm đảm bảo dây và dây rút được đặt một cách an toàn vào quần áo dành cho trẻ dưới 14 tuổi

 Quy định về tính bắt lửa của sản phẩm (Flammability)

EU không có yêu cầu pháp lý cụ thể nào liên quan đến tính dễ bắt lửa của quần áo, nhưng một số quốc gia trong khối thì có, ví dụ như Hà Lan Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa chất chống cháy trong quần áo thì cần phải tuân thủ quy định REACH về việc sử dụng hóa chất

Một số động thực vật được loại trừ hoàn toàn trong việc sử dụng đối với ngành may mặc; một số khác bị hạn chế nhập khẩu

Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

3.5.1 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Trong suốt hành trình phát triển của May Sông Hồng, Công ty đã và đang không ngừng thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia thành viên EU Nhờ vào sự cố gắng của doanh nghiệp, hiện nay Công ty đã xuất khẩu thành công hàng may mặc sang 14 nước trong Liên minh Châu Âu Cụ thể, một số thị trường xuất khẩu chính của May Sông Hồng trong khối EU được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.11: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU của công ty phân theo quốc gia giai đoạn 2021 đến năm 2023 Đơn vị: triệu USD

KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng KNXK Tỷ trọng Đức 25,2 36% 28,4 33,9% 20,25 33,3%

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty Cổ phần May Sông Hồng Đức hiện tại đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất ở EU của doanh nghiệp với kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm 2021 – 2023 luôn trên 20 triệu USD, chiếm hơn 1/3 tổng giá trị xuất khẩu sang toàn EU của Công ty Tuy nhiên về thị phần, thị trường Đức đang có xu hướng giảm xuống Nửa cuối năm 2022 và năm 2023 khi EU xảy ra tình trạng lạm phát cao, giá năng lượng tăng chóng mặt do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine, Đức là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khiến nhu cầu về may mặc giảm mạnh

Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của May Sông Hồng trong EU Tỷ lệ đóng góp của Hà Lan trong giá trị xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn luôn trên 20% và tỷ lệ này nhìn chung có xu hướng tăng (2023 có sự giảm nhẹ) Hà Lan được đánh giá là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn không chỉ cho nhu cầu chế biến, sản xuất mà cả phục vụ hoạt động trung chuyển nhờ vị trí cửa ngõ vào thị trường châu Âu Bên cạnh đó, Hà Lan có chính sách hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển, đặc biệt là những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến của Hà Lan, và những hàng hóa có thể tái xuất khẩu Do đó, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam nói chung và May Sông Hồng nói chung sang thị trường Hà Lan đã tăng trưởng cao trong những năm qua

Sau giai đoạn bình thường hóa sau dịch Covid-19, nhu cầu tăng cao vào năm 2021 và nửa đầu năm 2022, Italia và Pháp cũng tăng nhập khẩu hàng may mặc Nắm bắt cơ hội từ đây, May Sông Hồng xuất khẩu sang hai thị trường này tăng cả về kim ngạch và thị phần Cũng giống như Đức, Italia và Pháp là 2 trong 3 trụ cột kinh tế của EU cũng chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng lạm phát cao Kết quả là năm 2023, xuất khẩu sang Italia của công ty chỉ đạt 8.43 triệu USD giảm hơn 4 triệu USD so với năm

2022, thị phần giảm xuống còn 13,87% giữ vị trí thứ 3 trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất ở EU của doanh nghiệp Pháp đứng vị trí thứ 4 với thị phần khiêm tốn hơn 8,65%, giá trị xuất khẩu đạt 5,26 triệu USD, giảm 2,38 triệu USD so với năm trước

Tây Ban Nha là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Công ty

Cổ phần May Sông Hồng Thị trường này chiếm tỷ trọng không lớn trong kim ngạch xuất khẩu sang EU của công ty (khoảng 5%) nhưng con số này đang có xu hướng giảm, nhường chỗ cho những thị trường mới và đầy tiềm năng như Bỉ, Ba Lan, Thụy Điển… Lạm phát cao khiến những thị trường chính ở EU của Công ty giảm nhập khẩu là lý do thúc đẩy May Sông Hồng đẩy mạnh hơn nữa việc xúc tiến và thâm nhập sang các thị trường mới, tránh việc quá phụ thuộc vào một số thị trường Điều này phần nào lý giải cho việc Bỉ và thị trường khác tăng trưởng về thị phần, cụ thể Bỉ tăng 0,64%, thị trường khác tăng 2,12% từ năm 2021 đến 2023

3.5.2 Thực trạng mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Công ty hiện đang có 26 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung tại địa bàn tỉnh Nam Định, được chia ra làm 7 khu vực sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu Nắm bắt cơ hội gia tăng xuất khẩu khi đón đầu những cơ hội mới mà các Hiệp định thương mại tự do mang lại, May Sông Hồng đã mở rộng quy mô sản xuất bằng cách xây dựng nhà máy mới

Năm 2022, Công ty đã đưa vào hoạt động nhà máy mới là Sông Hồng 10 với công suất thiết kế 40 chuyền may, quy mô 3000 lao động Nhưng hiện tại nhà máy mới chỉ hoạt động 50% so với công suất thiết kế do lượng đơn đặt hàng đang ở mức thấp Bên cạnh đó, cuối năm 2023, May Sông Hồng tiếp tục khởi công xây dựng nhà máy May Xuân Trường II với 50 chuyền may, quy mô 3000 lao động, dự kiến đưa vào hoạt động

51 năm 2025 và hoạt động hết công suất vào năm 2026 Nhà máy này dự báo sẽ đóng góp tới 20% doanh thu của Công ty Sau khi, hai nhà máy mới này hoạt động hết công suất, quy mô sản xuất của doanh nghiệp sẽ đạt khoảng 255 chuyền may với gần 16.000 lao động, tổng công suất của công ty sẽ tăng lên 17%

Biểu đồ 3.1: Quy mô xuất khẩu của Công ty sang thị trường EU từ năm 2021 đến năm 2023 (Đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Về quy mô xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty, đây là thị trường lớn thứ 2 của May Sông Hồng sau thị trường Mỹ, chiếm thị phần khoảng 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty Năm 2021, con số 70 triệu USD là giá trị xuất khẩu hàng may mặc của May Sông Hồng sang EU Năm 2022, nhờ sự tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng sau 2 năm bị gián đoạn vì Covid-19, sức mua phục hồi và bật tăng mạnh mẽ đã giúp May Sông Hồng đạt được kim ngạch xuất khẩu ấn tượng gần 84 triệu USD sang EU trong năm 2022, tăng gần 20% so với năm trước đó

Bước sang năm 2023, theo như những phân tích ở phần 2.2.3.1 Yếu tố kinh tế, lạm phát cao kỷ lục bắt đầu từ nửa cuối năm 2022 đã dẫn đến khủng hoảng chi phí gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu, làm cho kim ngạch xuất khẩu sang EU của May Sông Hồng chỉ còn 60,81 triệu USD, giảm 27,42% so với năm 2022

Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC nhận định rằng, hàng may mặc là sản phẩm không thiết yếu, chỉ khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu về nhóm sản phẩm này mới có thể tăng mạnh trở lại Đồng quan điểm trên, SSI cho rằng, nhiều thương hiệu thời trang và nhà cung cấp trên thế giới cũng đang gặp khó khi nhu cầu tiêu dùng thấp, hàng tồn kho vẫn ở mức cao, vậy nên tăng trưởng đơn hàng cũng chậm lại Các chuyên gia dự báo từ nửa cuối năm 2024, ngành may mặc mới có sự phục hồi mạnh mẽ

Tuy nhiên, nhìn chung quy mô xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty nói riêng và Việt Nam nói chung (với giá trị xuất khẩu 3,62 tỷ USD năm 2022) chưa tương xứng với dung lượng thị trường hàng may mặc của EU lên đến hơn 200 tỷ USD mỗi năm Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ năm 2020 nhưng việc tận dụng cơ hội từ nó để gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Công ty trong giai đoạn này vẫn chưa có sự tiến bộ đột phá nào, dù trong top 10 nước ngoại khối xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất sang EU, Việt Nam là quốc gia duy nhất đã ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu Trong tương lai, nếu May Sông Hồng tận dụng tốt cơ hội này thì giá trị xuất khẩu sẽ không chỉ dừng lại ở con số 60,81 triệu USD của năm 2023

3.5.3 Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Với hơn 30 năm xây dựng và phát triển, May Sông Hồng có kinh nghiệm sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng khác nhau từ dệt kim đến dệt thoi, hàng thể thao, thời trang cho nam, nữ và trẻ em - với những chủng loại phong phú Công ty đã sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU đa dạng về chủng loại mặt hàng, như áo jacket bông nhồi, bông tấm, dán sym, lông vũ; quần dài, quần shorts; váy; áo sơ mi; đồ thể thao dệt kim, T-shirt, hàng nỉ… Dưới đây là cơ cấu sản phẩm may mặc xuất khẩu sang EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng trong giai đoạn năm 2021 – 2023

Bảng 3.12: Cơ cấu sản phẩm may mặc xuất khẩu sang EU của Công ty từ năm

Váy 4,62 6,6% 5,95 7,1% 4,38 7,2% Áo sơ mi 4,34 6,2% 5,03 6,0% 3,53 5,8% Đồ thể thao 3,087 4,4% 6,023 7,2% 4,57 7,5%

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Có thể thấy quần, áo jacket là sản phẩm chủ lực mà May Sông Hồng xuất khẩu sang thị trường EU, chỉ 2 mặt hàng này luôn chiếm trên 65% kim ngạch xuất khẩu sang

Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

3.6.1 Những thành công mà Công ty đạt được

Trong giai đoạn 2021 đến năm 2023, môi trường kinh doanh có những thuận lợi và khó khăn nhất định ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của May Sông Hồng Dù vậy, công ty vẫn đứng vững và có những thành công nhất định:

Thứ nhất, hoạt động mở rộng thị trường có nhiều đột phá Hiện nay, Công ty đã xuất khẩu hàng may mặc sang 14 quốc gia thành viên EU, trong đó có các thị trường lớn và khó tính như Đức, Pháp, Italia… Các thị trường mới và tiềm năng như Bỉ, Ba Lan, Thụy Điển, Đan Mạch… kim ngạch xuất khẩu không quá lớn nhưng tỷ lệ đóng góp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của May Sông Hồng đang có xu hướng tăng lên

Thứ hai, duy trì khả năng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường khó tính bậc nhất thế giới như EU, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều thách thức, áp lực cạnh tranh ngày càng cao trong ngành dệt may Trong 3 năm 2021 - 2023,

EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của May Sông Hồng

Thứ ba, năng lực và quy mô sản xuất lớn Tính đến năm 2023, May Sông Hồng hiện có 26 xưởng sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu, với tổng nhân sự toàn Công ty là hơn 12.000 người Công ty còn đang xây dựng nhà máy mới, dự kiến thu hút khoảng

3000 lao động và khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp khoảng 20% doanh thu

Thứ tư, xuất khẩu đa dạng mặt hàng, chất lượng sản phẩm có sự tăng lên, chú trọng đến vấn đề “xanh hóa” ngành dệt may (Dựa trên phân tích tại mục “3.5.3 Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”)

Thứ năm, May Sông Hồng có tỷ lệ đơn hàng FOB ở mức cao so với các doanh nghiệp cùng ngành 70 – 80% đơn hàng xuất khẩu của May Sông Hồng là đơn hàng FOB

Thứ sáu, doanh nghiệp có sự nỗ lực trong việc thay thế nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng nguồn cung trong nước May Sông Hồng luôn ưu tiên phát triển mạng lưới hợp tác với nhà cung cấp trong nước Tỷ lệ đóng góp của nguồn cung trong nước trong tổng giá trị nguyên phụ liệu đã tăng từ 38,3% lên 40,06%

Thứ bảy, công tác đào tạo cho nhân lực được chú trọng, tỷ lệ nhân sự đã qua đào tạo tăng lên

3.6.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công nói trên, công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:

Thứ nhất, mặc dù xuất khẩu sang nhiều nước song vẫn phụ thuộc vào các thị trường là Đức, Hà Lan, Italia (Dựa trên phân tích tại mục “3.5.1 Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”)

Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường này (Dựa trên phân tích tại mục “3.5.2 Thực trạng mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”)

Thứ ba, chủ yếu là may theo mẫu, sản phẩm xuất khẩu thuộc phân khúc trung cấp chịu áp lực cạnh tranh lớn (Dựa trên phân tích tại mục “3.5.3 Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”)

Thứ tư, phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc (Dựa trên phân tích tại mục “3.5.4 Thực trạng chủ động về nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”)

Thứ năm, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, đội ngũ thiết kế còn thiếu và yếu (Dựa trên phân tích tại mục “3.5.5 Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”)

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Căn cứ vào tình hình nội tại của Công ty, các định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và nhằm nâng cao vị thế của May Sông Hồng, Ban lãnh đạo định hướng phát triển trung và dài hạn đối với hoạt động xuất khẩu như sau:

- Xác định nhóm sản phẩm may mặc giữ vai trò chủ đạo, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các mảng phụ trợ như giặt, in, thêu – chần Trong đó, xác định thị trường xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính, chú trọng phát triển và gia tăng tỷ trọng năng lực nhóm sản phẩm may mặc xuất khẩu theo phương thức FOB trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp

- Đẩy mạnh công tác đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu Trong trung hạn ưu tiên tập trung nguồn lực cho mảng may mặc xuất khẩu nhằm củng cố năng lực cạnh tranh, nắm bắt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA

- Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm Đối với mảng may mặc, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để đáp ứng các đơn hàng FOB khó, từng bước tham gia vào các phương thức sản xuất bậc cao hơn trong chuỗi giá trị ngành may (ODM, OBM)

- Chú trọng thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh song song với các mục tiêu phát triển bền vững.Đảm bảo các khu vực sản xuất hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả, quan tâm công tác vận hành sản xuất tại khu vực nhà máy may mặc xuất khẩu May Sông Hồng 10, nhằm nâng cao năng lực sản xuất của công ty Đầu tư máy móc cho các nhà máy sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn xanh phù hợp với các quy chuẩn và xu hướng Quốc tế

Dựa trên các định hướng trên, công ty đã đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 gồm:

- Vận hành ổn định và hiệu quả các khu vực sản xuất hiện hữu và các nhà máy mới đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025

- Sau khi được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, từng bước hoàn tất thủ tục đầu tư góp vốn thành lập Công ty cổ phần May Sông Hồng – Xuân Trường, triển khai công tác đầu tư nhà máy mới theo tiêu chuẩn xanh

- Tham gia đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết trong lĩnh vực dệt vải, phục vụ cho việc cung ứng nguyên liệu, hạn chế rủi ro phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài

- Kiên quyết hoàn thiện việc áp dụng phần mềm tiên tiến, số hóa hệ thống quản trị để nâng cao năng lực điều hành sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, giảm chi phí

- Quản lý chặt chẽ nguồn vốn thông qua đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, kiểm soát nguồn cung ứng một cách khoa học, cân đối hợp lý các khoản đầu tư.

Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

4.2.1 Giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Muốn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sang EU, điều quan trọng là cần có chiến lược toàn diện và hiệu quả, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với đối tác và tăng cường quảng bá, tiếp thị Trước hết, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để May Sông Hồng tạo dựng niềm tin ở thị trường khó tính như EU Công ty cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật về các chất cấm trong dệt may, chất diệt khuẩn, quy định về lao động… của EU, đồng thời định kỳ thường xuyên kiểm tra, đánh giá để đảm bảo duy trì được các Chứng chỉ GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt), FCAA (chứng chỉ đánh giá năng lực của nhà máy), SCAN (đánh giá sự tuân thủ nhà cung cấp), tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO

14001 Đồng thời, định hướng xây dựng và tiến tới đạt được chứng chỉ như Nhãn sinh thái EU, GOTS (Tiêu chuẩn Dệt hữu cơ toàn cầu) …

Tiếp theo, doanh nghiệp cần chú trọng và quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng tại các quốc gia khác nhau trong Liên

64 minh Châu Âu Điều này đặc biệt quan trọng, vì thông qua đó doanh nghiệp có thể xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với từng thị trường May Sông Hồng có thể xem xét thành lập nhóm nghiên cứu thị trường riêng biệt, chuyên môn hóa công tác nghiên cứu và dự báo tình hình thị trường EU, xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng người tránh tình trạng chồng chéo Các phòng ban, bộ phận trong Công ty cũng cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo khai thác tốt thông tin từ nội bộ và đảm bảo thông tin liền mạch, thông suốt, tăng mức độ sử dụng kết quả nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu thuận lợi hơn Mặt khác, cần liên hệ chặt chẽ với các cơ quan hữu quan (Cục Xúc tiến Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại…) để tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU, Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia thành viên EU để kịp thời phản ánh các vướng mắc cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn và hỗ trợ

Có sự đầu tư bài bản cho các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác nhau trong khu vực EU.Doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế của thị trường và khả năng của doanh nghiệp, không nên thâm nhập thị trường một cách vội vàng mà cần có quá trình lâu dài May Sông Hồng cần xây dựng chiến lược marketing và xúc tiến xuất khẩu sang từng thị trường; nâng cao năng lực tiếp thị, tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam và EU Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam và EU Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do Nhà nước cũng như các hiệp hội ngành hàng tổ chức để tìm bạn hàng và đối tác thương mại Tận dụng những hỗ trợ của nhà nước về xúc tiến thương mại tại thị trường EU là cách tốt nhất để tìm hiểu thị trường cũng như tìm các đối tác

Cuối cùng, Công ty cần thường xuyên theo dõi, giám sát hiệu quả của chiến lược và điều chỉnh dựa trên các dữ liệu và phản hồi từ thị trường Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo sự thành công trong việc đa dạng hóa thị trường Bằng cách liên tục đánh

65 giá và điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các hoạt động và tăng cường hiệu suất trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường EU

4.2.2 Giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU

May Sông Hồng cần nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát tốt chất lượng và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường EU, phải chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của nhà nước Cụ thể, Công ty cần chú trọng đến một số vấn đề như sau: Đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi, nhu cầu của thị trường, từ đó linh hoạt chuyển đổi cơ cấu mặt hàng để đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường Sản xuất xanh và phát triển bền vững là vấn đề mà Chính phủ và người tiêu dùng EU đang rất quan tâm EU cũng là thị trường không ngừng cập nhật chính sách hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững Vì vậy, khi Công ty có thể sản xuất những sản phẩm chất lượng tốt, bảo vệ môi trường sẽ làm tăng khả năng chấp nhận mua hàng Nghiên cứu đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tránh các hàng rào kỹ thuật đã có và sẽ có trong tương lai Chất lượng sản phẩm may mặc phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào Cho nên, Công ty cần cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp uy tín và phát triển mối quan hệ làm ăn lâu dài với họ Kiểm tra cẩn thận, kỹ lưỡng chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào trong xuyên suốt quá trình sản xuất Thường xuyên dự báo tồn trữ nguyên phụ liệu, đồng thời sử dụng hiệu quả Việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguyên phụ liệu là một trong những biện pháp quan trọng giúp hạ giá thành sản phẩm, giảm tỷ lệ hàng lỗi và tăng năng lực cạnh tranh

Tích cực đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm thực hiện sản xuất xanh, đáp ứng tiêu chuẩn nhà máy xanh, dần dần chuyển đổi sang sử dụng máy móc, công nghệ ít gây ô nhiễm hơn, tiết kiệm năng lượng hơn Công ty cần thường xuyên kiểm tra, thống kê dây chuyển sản xuất đã cũ và lạc hậu, cho năng suất thấp đổi mới sang dây chuyền máy móc hiện đại hơn thông qua chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng hay cho thuê tài chính… nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí và tiết kiệm nguyên vật liệu

Công ty cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật về các chất cấm trong dệt may, chất diệt khuẩn, quy định về lao động… của EU, đồng thời định kỳ thường xuyên kiểm tra, đánh giá để đảm bảo duy trì được các Chứng chỉ GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt), FCAA (chứng chỉ đánh giá năng lực của nhà máy), SCAN (đánh giá sự tuân thủ nhà cung cấp), tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 14001 Đồng thời, định hướng xây dựng và tiến tới đạt được chứng chỉ như Nhãn sinh thái EU, GOTS (Tiêu chuẩn Dệt hữu cơ toàn cầu) …

Thị trường đồ thể thao ở EU đang ngày càng rộng mở, nhu cầu thị trường lớn và có xu hướng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới Công ty cần nắm bắt cơ hội này để gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thể thao Tận dụng quy mô sản xuất lớn cùng năng lực và kinh nghiệm sản xuất đồ thể thao đã nhiều năm và là đối tác của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Columbia Sportwear, Calvin&Klein, DKNY (GIII), Nike, Converse, Levi’s (Haddad)… là bàn đạp để tạo dựng uy tín, từ đó đàm phán và ký kết các đơn hàng về đồ thể thao xuất khẩu sang EU với đối tác

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm và hình ảnh công ty bằng cách tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, xây dựng các catalogue về sản phẩm của Công ty độc đáo, thời trang để tạo ấn tượng với khách hàng và đối tác Bên cạnh đó, Công ty cần xây dựng kế hoạch dành nhiều chi phí hơn cho quảng cáo, có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như quảng cáo qua báo chí, ấn phẩm… đặc biệt là quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, trên môi trường internet để tạo sức lan tỏa lớn, rộng khắp

Ngoài ra, Công ty cũng cần tuyển dụng và đào tạo những nhân sự am hiểu về thị trường EU, có chuyên môn về kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế, có trình độ ngoại ngữ Kết nối, hợp tác với các trường đại học để tuyển chọn được những nhân tài tiềm năng, phù hợp với công ty; kết nối với Bộ Công Thương hay các ngành có liên quan tổ chức các buổi tìm hiểu về thị trường EU cho các sản phẩm may mặc để tăng sự hiểu biết cho nhân viên Xem xét đến việc cử cán bộ đi học tập, khảo sát ở các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng mà Công ty muốn thúc đẩy xuất khẩu giúp họ nâng cao trình độ, kinh nghiệm và hiểu biết đối với văn hóa, nhu cầu, thị hiếu… của thị trường đó Điều này sẽ giúp ích rất nhiều đến công tác nghiên cứu thị trường và quá trình đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác sau này

4.2.3 Giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng may mặc xuất khẩu

Trong ngắn và trung hạn để nâng giá trị gia tăng, Công ty cần tăng lượng đơn hàng FOB khó, có kết cấu sản phẩm có tính phức tạp như vest, blazer, váy… đồng thời đẩy mạnh đẩy mạnh các mảng phụ trợ như giặt, in, thêu – chần Tiếp tục tăng cường nghiên cứu và phát triển để tăng khả năng sản xuất ra được những sản phẩm thời trang thông minh, có tính ứng dụng cao như áo khoác có thể đánh giá tình trạng sức khỏe hay các sản phẩm sử dụng cho cho các hoạt động cụ thể như áo khoác trượt tuyết, áo khoác chống tia UV… Để làm được điều này, cần thiết phải tăng đầu tư vào máy móc, công nghệ hiện đại như hệ thống trải cắt tự động, máy thêu điện tử, máy cắt dập, máy in 3D…, mở thêm phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại nhằm kiểm nghiệm vải, sản phẩm Đơn hàng khó cũng cần lực lượng công nhân may lành nghề, có kinh nghiệm thì mới đảm bảo được chất lượng Vậy nên, đối với việc sản xuất nhóm sản phẩm này, Công ty cần chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất riêng và tuyển chọn đội ngũ công nhân may có trình độ, kinh nghiệm; nếu là nhân sự còn ít kinh nghiệm thì nhất thiết phải thông qua đào tạo, kiểm tra, đánh giá nghiêm chỉnh thì mới được vào chuyển Với nhóm công nhân này cũng cần chú ý đến lương và phúc lợi của họ để đảm bảo hài hòa lợi ích của công nhân và người sử dụng lao động

Tăng cường việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, có tính chất “xanh” và phát triển bền vững cũng là một biện pháp tốt giúp nâng cao giá trị gia tăng cho hàng may mặc May Sông Hồng cần có lộ trình hợp lý để đạt được các tiêu chuẩn này ví dụ như Nhãn sinh thái EU, GOTS (Tiêu chuẩn Dệt hữu cơ toàn cầu) … Công ty cần tiếp tục đầu tư, vận hành và mở rộng quy mô sản xuất nhà máy bông với dây chuyền hiện đại hàng đầu Việt Nam, sử dụng toàn bộ nguyên liệu nguyên sinh không tạp chất, không hóa chất, an toàn tuyệt đối cho nguười sử dụng và thân thiện với môi trường

Thiết kế sản phẩm là một trong những khâu mang lại nhiều giá trị giá tăng nhất nhưng đây lại là khâu yếu của May Sông Hồng Điều này khó có thể thực hiện trong ngắn hạn được do nguồn nhân lực thiết kế được đào tạo tại Việt Nam còn thiếu và yếu

Một số kiến nghị đối với Chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may để tăng tỷ lệ nội địa hóa Cần quy hoạch xây dựng các khu/cụm công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, các khu chuyên sản xuất vật liệu Chính sách của Nhà nước cần được xây dựng theo nguyên tắc bám sát, hỗ trợ cụ thể, từ quy hoạch đến đầu tư cơ sở hạ tầng, xét duyệt dự án và cấp phép, đến khâu sản xuất và phân phối sản phẩm Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ gián tiếp trong đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng logistics, đồng thời có thể hỗ trợ một phần trong xây dựng hệ thống kết nối về xử lý nước thải, rác thải trong các khu công nghiệp dệt may

Xây dựng mô hình công nghiệp dệt may nên cân nhắc theo hướng: Hình thành các khu vệ tinh xung quanh chuỗi sản xuất dệt may để hỗ trợ, cung cấp đầu vào và đầu ra cho ngành dệt may phát triển thuận lợi, trong đó, chú trọng đến tạo điều kiện phát triển thương mại và logistics

Khái niệm xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA không trùng với khái niệm “Made in Vietnam” “Một sản phẩm có gắn nhãn “Made in Viet Nam” chưa hẳn đã có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam, ngược lại một lô hàng xuất khẩu có C/O chưa chắc gắn mác “Made in Vietnam Đây cũng là thời điểm thích hợp để xây dựng Bộ tiêu chí về hàng Việt Nam Bộ tiêu chí cần xác định rõ nguyên tắc xác định xuất xứ hàng hóa theo nguyên tắc nào, vì đến nay chưa có hướng dẫn rõ ràng Việc ban hành sớm sẽ giúp cho doanh nghiệp có sự chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lực để hưởng ưu đãi thuế trong EVFTA

Thứ hai, cần có chính sách tín dụng ưu đãi hợp lý cho doanh nghiệp may mặc

Doanh nghiệp cần vốn ngắn hạn đề duy trì hoạt động, đồng thời cũng cần nguồn vốn cho đầu tư và tái cấu trúc Vì vậy, doanh nghiệp may mặc có nhu cầu vay vốn rất lớn Theo đó, Chính phủ nên chỉ đạo các ngân hàng tiến hành cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp có nguồn lực tài chính triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chiến lược đầu tư phát triển của mình Các ngân hàng xem lại các điều kiện, quy định thế chấp, cần mềm hóa các quy định trong hoàn cảnh đặc biệt để tạo cơ hội cho dòng vốn đi vào sản xuất, kể cả việc định giá tài sản thế chấp

Chính phủ và các bộ, ngành có thể cân nhắc tiếp tục giảm thuế hoặc hoãn thuế và tìm các nguồn tài chính cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp Về lãi suất, nhà nước xem xét giữ mức lãi suất hợp lý với một số lĩnh vực ngành hàng có xuất khẩu lớn, thặng dư thương mại cao, giải quyết việc làm để khuyến khích doanh nghiệp duy trì, giữ ổn định lao động

Thứ ba, cần có lộ trình và chính sách rõ ràng trong việc “xanh hóa” ngành dệt may Hiện 27 thị trường thuộc EU đều thắt chặt tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu theo

Thỏa thuận Xanh châu Âu nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050 Chuyển đổi Xanh là tất yếu và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó nếu muốn tiếp tục giữ vững vị thế của mình trên thị trường xuất khẩu Chính phủ phải đồng hành cùng doanh nghiệp để xây dựng chiến lược xanh hóa, đầu tư các nhà máy có hạ tầng đạt chuẩn mực đánh gía của các nhãn hàng Đặc biệt, cần có Quỹ tài nguyên môi trường hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xanh, vay vốn với lãi suất thấp nhằm khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ theo cam kết COP 26 Điều này, đòi hỏi Chính phủ phải có dòng tiền cho chiến lược này Đồng thời, Chính phủ cần có thêm các hỗ trợ thiết thực khác như đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và truyền thông để ngành dệt may chuẩn hóa và nhân rộng mô hình chuyển đổi xanh; triển khai nguồn nhân lực và tài trợ về mặt nghiên cứu đối với những dự án xanh của doanh nghiệp; rà soát và tham khảo các tiêu chuẩn/yêu cầu quốc tế để thiết lập định kỳ các tiêu chuẩn và định mức của ngành dệt may về chất thải, tiêu thụ năng lượng, sử dụng nước, sử dụng vật liệu và hóa chất…

Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy mô lớn, tầm quốc gia và quốc tế, tương xứng vị thế và hình ảnh quốc gia Việt Nam tại EU Chú trọng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu quốc gia gắn với các hoạt động ngoại giao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ ở trong nước và quốc tế Chịn phủ cần thông qua các cơ quan đại diện tại EU, các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng một hệ thống thông tin thị trường để nắm bắt kịp thời các thông tin dự báo, xu thế và biến động trong và ngoài nước, cũng như triển khai, phổ biến thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức

Thứ năm, về nâng cao chất lượng nhân lực cho ngành dệt may, Nhà nước cần triển khai nghiên cứu, dự báo nhu cầu trong ngành may mặc, tổ chức tốt hoạt động hướng nghiệp nhằm định hướng tuyển sinh và đăng ký ngành nghề đào tạo cho các cơ sở đào tạo Cải cách chương trình đào tạo theo hướng sát với thực tiễn Nội dung bao gồm, đào tạo về kỹ thuật, công nghệ và các kỹ năng mềm trong lĩnh vực quản trị, phát triển sản phẩm, thiết kế và nghiên cứu thị trường, đào tạo nghề Mặt khác, trong quá trình đào tạo, người học cần được đào tạo căn bản về chuyên môn, kỹ năng sống, phong cách làm việc chuyên nghiệp Nhà nước thiết lập cơ chế liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may với hệ thống giáo dục đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và dạy nghề Khi đó, công tác đào tạo nhân lực cần phải gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Sông Hồng - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Sông Hồng (Trang 40)
Bảng 3.1: Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần May Sông Hồng                            giai đoạn 2021- 2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.1 Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021- 2023 (Trang 41)
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần May Sông Hồng            giai đoạn 2021- 2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021- 2023 (Trang 42)
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần May Sông Hồng  giai đoạn 2021- 2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021- 2023 (Trang 43)
Bảng 3.4: Doanh thu thuần của công ty từ năm 2021 đến năm 2023  Tiêu chí  Năm 2021  Năm 2022  Năm 2023  Doanh thu thuần (triệu đồng)  4.747.623  5.520.958  4.541.908 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.4 Doanh thu thuần của công ty từ năm 2021 đến năm 2023 Tiêu chí Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Doanh thu thuần (triệu đồng) 4.747.623 5.520.958 4.541.908 (Trang 44)
Bảng 3.5: Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2021 đến năm 2023. - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.5 Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2021 đến năm 2023 (Trang 45)
Bảng 3.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 - 2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 46)
Bảng 3.7: Các quốc gia nhập khẩu hàng may mặc (HS61 và HS 62) lớn nhất EU   Quốc gia  Giá trị nhập khẩu năm 2022   Tỷ trọng - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.7 Các quốc gia nhập khẩu hàng may mặc (HS61 và HS 62) lớn nhất EU Quốc gia Giá trị nhập khẩu năm 2022 Tỷ trọng (Trang 47)
Bảng 3.9: Các sản phẩm may mặc nhập khẩu chính vào EU-27 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.9 Các sản phẩm may mặc nhập khẩu chính vào EU-27 (Trang 49)
Bảng 3.10: Thuế nhập khẩu vào EU theo EVFTA của một số mặt hàng may mặc - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.10 Thuế nhập khẩu vào EU theo EVFTA của một số mặt hàng may mặc (Trang 51)
Bảng 3.11: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU của công ty phân theo  quốc gia giai đoạn 2021 đến năm 2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.11 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU của công ty phân theo quốc gia giai đoạn 2021 đến năm 2023 (Trang 59)
Bảng 3.12: Cơ cấu sản phẩm may mặc xuất khẩu sang EU của Công ty từ năm  2021 đến năm 2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.12 Cơ cấu sản phẩm may mặc xuất khẩu sang EU của Công ty từ năm 2021 đến năm 2023 (Trang 63)
Bảng 3.13: Các nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất của Công ty - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.13 Các nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất của Công ty (Trang 66)
Bảng 3.14: Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ của Công ty từ năm 2021 - 2023 - giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường eu của công ty cổ phần may sông hồng
Bảng 3.14 Cơ cấu nhân sự phân theo trình độ của Công ty từ năm 2021 - 2023 (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w