1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty cổ phần may sông hồng

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần May Sông Hồng
Tác giả Trương Thị Quỳnh Chi
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Vi Lê
Trường học Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 515,11 KB

Nội dung

8 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG .... Thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.. Sau hơn 3

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

ThS: NGUYỄN VI LÊ TRƯƠNG THỊ QUỲNH CHI

Lớp: K56E1

Mã sinh viên : 20D130010

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, nhưng khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn và em có cơ hội được học hỏi,

có thêm được nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt hơn trong bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iii

DANH MỤC BẢNG iii

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG 1

1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 1

1.1.1 Thông tin chung 1

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 1

1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính 2

1.3 Cơ cấu tổ chức 3

1.4 Nhân lực của công ty 3

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 7

1.6 Năng lực tài chính của công ty 8

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG 12

2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 đến tháng 9 năm 2023 12

2.1.1 Doanh thu của công ty giai đoạn 2021 - tháng 9 năm 2023 12

2.1.2 Các sản phẩm chính, thị trường chính, đối tác chính 13

2.2 Hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng 14

2.2.1 Quy mô và cơ cấu mặt hàng, thị trường xuất khẩu của công ty 14

2.2.3 Quy trình xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng 17

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19

3.1 Thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng 19

3.1.1 Thành công 19

3.1.2 Hạn chế 19

3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế 20

3.2 Những vấn đề đặt ra trong hoạt động xuất khẩu của công ty 21

3.3 Đề xuất các vấn đề nghiên cứu 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần May Sông Hồng 3

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng cơ cấu nhân sự của công ty phân theo cấp quản lý giai đoạn 2020

- 2022 4 Bảng 1.2: Bảng cơ cấu nhân sự của công ty phân theo trình độ lao động giai đoạn

2020 – 2022 5 Bảng 1.3: Bảng cơ cấu nhân sự của công ty phân theo giới tính và độ tuổi giai đoạn 2020 – 2022 6 Bảng 1.4: Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021 - Tháng 9 năm 2023 9 Bảng 1.5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn

2021 - Tháng 9 năm 2023 … 10 Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021- tháng 9 năm 2023 11 Bảng 2.1: Doanh thu thuần của công ty từ 2021 đến tháng 9 năm 2023 12 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2021 đến tháng 9 năm 2023 14 Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của công ty từ năm 2021 đến tháng

9 năm 2023 15 Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 đến tháng 9 năm 2023 16

Trang 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG 1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Thông tin chung

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Tên quốc tế SONG HONG GARMENT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt SH.GARNY

Mã số thuế 0600333307

Địa chỉ Số 105 đường Nguyễn Đức Thuận, phường Thống Nhất,

Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, Việt Nam Đại diện pháp luật BÙI ĐỨC THỊNH

• Năm 1993: Đổi tên thành Công ty May Sông Hồng

• Năm 2001: Chuyển trụ sở công ty về địa chỉ 105 Nguyễn Đức Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Nam Định và phát triển thành 3 xưởng may với 1500 công nhân Thương hiệu Chăn ga gối đệm mang tên Sông Hồng sinh ra

• Năm 2004: Công ty mở rộng và phát triển thành 6 xưởng may, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 3600 người Đồng thời, trong năm này, Công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần,

Trang 6

trở thành Công ty Cổ phần May Sông Hồng với vốn điều lệ 12 tỷ đồng Giấy phép kinh doanh số 0600333307 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nam Định cấp ngày 03/08/2004

• Năm 2006: Thành lập chi nhánh công ty tại Hồng Kông

• Năm 2007: Thành lập tên thương hiệu ở quốc tế với tên gọi Công ty TNHH May mặc Sông Hồng

• Ngày 28/11/2018: Công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu MSH

Sau hơn 35 năm không ngừng mở rộng và phát triển, Công ty Cổ phần May Sông Hồng là một trong những công ty sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam với khoảng 12.000 lao động Công ty đã và đang trở thành trở thành đối tác tin cậy của nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới; là nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu Hiện nay, May Sông Hồng đứng trong Top 5 các doanh nghiệp dệt - may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam và khoảng 200 đại lý trên toàn quốc

1.2 Lĩnh vực kinh doanh chính

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh hàng may mặc, các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp dệt may và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp phục vụ dân sinh, tập trung vào 2 lĩnh vực: may xuất khẩu và nội địa

May xuất khẩu: May Sông Hồng có kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu nhiều chủng loại sản phẩm từ dệt kim đến dệt thoi, hàng thể thao, thời trang nam, nữ và trẻ

em với đa dạng chủng loại phong phú như váy, áo jacket, áo sơ mi, hàng nỉ, quần áo thể thao…

Nội địa: mặt hàng chủ lực của khu vực nội địa là nhóm sản phẩm chăn ga gối đệm mang thương hiệu Sông Hồng do Công ty dày công nghiên cứu, phát triển và được phân phối chủ yếu trên thị trường nội địa

Trang 7

1.3 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2022 của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

1.4 Nhân lực của công ty

Nhân lực là một trong những yếu tố quyết định tạo nên chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và sự thành công của công ty, vì vậy ngay từ đầu, Công ty Cổ phần May Sông Hồng đã có sự quan tâm đến việc tuyển dụng, chọn lọc và đào tạo ra một nguồn nhân lực lành nghề, chất lượng cao nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh

Trang 8

• Phân theo cấp quản lý

Bảng 1.1: Bảng cơ cấu nhân sự của công ty phân theo cấp quản lý

giai đoạn 2020 - 2022

Tiêu chí

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

lý, các phòng ban, về mục tiêu, chiến lược của công ty nên số lượng quản lý cấp cao không thay đổi trong giai đoạn này Số lượng quản lý cấp trung có sự gia tăng nhỏ,

số lượng chuyên viên, nhân viên tăng lên từ 520 người lên 652 người Do công ty mở thêm chi nhánh ở Hồ Chí Minh (2022 đã dừng hoạt động) và nhà xưởng mới là Sông Hồng 10 đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng Công ty con là Công ty Cổ phần May Sông Hồng - Xuân Trường được thành lập năm 2022 Lao động khác chiếm tỷ trọng lớn nhất chủ yếu là công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất Vì nhà máy mới đi vào hoạt động và lượng đơn hàng tăng đều, ổn định trong năm 2021 và 2022

Trang 9

nên số lượng lao động khác tăng lên với số lượng lớn từ gần 9.000 người lên hơn 11.000 người

• Phân theo trình độ lao động

Bảng 1.2: Bảng cơ cấu nhân sự của công ty phân theo trình độ lao động

giai đoạn 2020 – 2022

Tiêu chí

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

và cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng tăng về số lượng Lý do của sự thay đổi này là vì đối với nhân sự các phòng ban, công ty luôn “trải thảm đỏ” thu hút các ứng viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng có uy tín, các ứng viên có kinh nghiệm và tâm huyết muốn làm việc lâu dài tại công ty

• Phân theo giới tính và độ tuổi

Trang 10

Bảng 1.3: Bảng cơ cấu nhân sự của công ty phân theo giới tính và độ tuổi

giai đoạn 2020 – 2022

Tiêu chí

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng cộng 9.561 100 11.450 100 12.033 100

Về độ tuổi, những lao động trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất chủ yếu là nhân sự

ở cấp quản lý và chuyên viên tại các phòng ban Nhân sự ở độ tuổi 36 - 45 tuổi có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tỷ lệ Nhân sự từ 26 - 35 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất tuy tỷ trọng giảm dần nhưng số lượng vẫn có sự tăng trưởng Điều này là do công ty có nhiều những chính sách thu hút và tuyển dụng, cùng phúc lợi tốt dành cho lao động có chuyên môn, tay nghề và có định hướng làm việc lâu dài

Trang 11

Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2023, do tình hình sản xuất kinh doanh giảm sút, đơn hàng ít đi, May Sông Hồng đã phải cắt giảm gần 500 người, tổng nhân sự toàn công ty giảm còn 11.533 lao động Dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng công

ty vẫn nỗ lực đảm bảo việc làm và thu nhập cho hàng chục nghìn lao động, vẫn khẳng định giữ lương, thưởng, phúc lợi, đảm bảo lợi ích cho người lao động để khi thị trường thuận lợi hơn, người lao động sẽ cống hiến nhiều hơn

1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trụ sở chính: Công ty có trụ sở chính tại: Số 105 đường Nguyễn Đức Thuận,

Phường Thống Nhất, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, Việt Nam Đây

cũng là địa chỉ nơi đặt nhà máy Sông Hồng 1

Nhà xưởng sản xuất

Công ty hiện đang có 26 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung tại địa bàn tỉnh Nam Định, được chia ra làm 7 khu vực sản xuất như sau:

✓ Sông Hồng 1 (xưởng may 1 - 2)

- Số lượng xưởng may: 1

- Số lượng xưởng cắt: 1

- Công suất: 16 chuyền may

✓ Sông Hồng 3 (xưởng may 3 - 6)

- Số lượng xưởng may: 3

- Số lượng xưởng cắt: 1

- Công suất: 16 chuyền may

✓ Sông Hồng 4 (xưởng may 7 - 10, xưởng giặt)

- Số lượng xưởng may: 3

- Số lượng xưởng cắt: 1

- Công suất: 16 chuyền may

✓ Sông Hồng 7 (xưởng may 11 - 14)

- Số lượng xưởng may: 3

- Số lượng xưởng cắt: 1

- Công suất: 16 chuyền may

✓ Sông Hồng 8

Trang 12

- Số lượng phân xưởng: 2 xưởng may chăn, 1 xưởng bông/đệm, 1 xưởng thêu,

1 xưởng chần, 1 xưởng in

- Sản phẩm chính: Sản xuất và kinh doanh chăn ga gối đệm; Sản xuất bông tấm, bông nhồi, in thêu & chần, phục vụ bán thành phẩm cho khu vực may mặc

✓ Sông Hồng 9 (xưởng may 15 - 18)

- Số lượng xưởng may: 3

- Công suất: 40 chuyền may

- Nhà máy bắt đầu được đi vào hoạt động sản xuất từ đầu năm 2022

Ngoài ra, tháng 11/2023, công ty đã khởi công xây dựng Nhà máy Xuân Trường

II trên diện tích gần 9,6 ha với 3 xưởng sản xuất, 1 nhà kho kết hợp với xưởng cắt Tất cả được xây dựng theo công nghệ hiện đại, đồng bộ và hoạt động theo tiêu chuẩn nhà máy xanh Dự kiến tới cuối năm 2024, dự án sẽ hoàn tất và đi vào hoạt động, thu hút khoảng 3000 lao động địa phương

Mỗi khu vực sản xuất đều có 1 khu nhà văn phòng được lắp đặt đầy đủ hệ thống máy tính, máy in, máy fax, bàn ghế…, môi trường làm việc thoải mái, hiện đại và 1 nhà ăn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để mọi nhân viên duy trì sức khỏe và thể trạng cho một ngày làm việc

1.6 Năng lực tài chính của công ty

Trang 13

Bảng 1.4: Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021 -

Tháng 9 năm 2023

Đơn vị: Triệu đồng

2021 2022 9 tháng 2023

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.489.368 2.341.794 2.865.133

I Tiền và các khoản tương đương tiền 378.601 424.038 490.140

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 468.000 955.600 1.002.270 III Các khoản phải thu ngắn hạn 664.276 340.632 747.889

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, quý 3 năm 2023

Từ 2021 đến tháng 9 năm 2023, tổng tài sản của công ty tăng liên tục, năm 2021 đạt hơn 3.200 tỷ đồng, tăng lên 3.294 tỷ đồng vào 2022 và tăng mạnh lên vào 9 tháng năm 2023 đạt con số 3.763 tỷ đồng Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 70%) trong tổng tài sản Tiền và các khoản tương đương tiền tăng liên tục trong giai đoạn này từ 379 tỷ đồng lên 490 tỷ đồng, cho thấy công ty có dòng tiền và khả năng thanh khoản tốt, đề phòng rủi ro Ngược lại, hàng tồn kho giảm liên tục trong giai đoạn này là phù hợp với diễn biến nhu cầu thị trường khi năm 2021 và đầu năm

2022 nhu cầu đối với hàng may mặc trên thế giới bật tăng mạnh mẽ, lượng đơn hàng cao và ổn định Nhưng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, do lạm phát cao và lượng tồn kho vẫn lớn khiến nhu cầu tiêu dùng và lượng đơn hàng giảm xuống nên hàng tồn kho của công ty cũng giảm xuống Tài sản dài hạn tăng nhanh từ năm 2021 sang 2022

Trang 14

do tại thời điểm đó, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy Sông Hồng

(triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021, 2022, quý 3 năm 2023

Nhìn vào bảng số liệu cơ cấu nguồn vốn, ta thấy rằng, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty không có sự chênh lệch quá nhiều cho thấy công ty chưa phải đối mặt với áp lực tài chính lớn và vẫn đang kinh doanh có hiệu quả Nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào; từ 2021 đến tháng 9 năm 2023, vốn chủ sở hữu tăng liên tục từ 1.495 tỷ đồng lên 1.916 tỷ đồng tăng 421 tỷ đồng Nợ dài hạn tăng đều trong giai đoạn bởi vì công ty đã vay dài hạn từ Vietcombank để đầu

tư xây dựng nhà xưởng mới là Sông Hồng 10 và Xuân Trường II

Trang 15

Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần May

Sông Hồng giai đoạn 2021- tháng 9 năm 2023

Chỉ số tài chính 2021 2022 9 tháng đầu năm 2023 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,63 1,85 1,87

Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng liên tục từ 1,63 (2021) lên 1,87 (9 tháng đầu năm 2023) cho thấy khả năng sử dụng các tài sản ngắn hạn để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn trong vòng 1 năm của công ty được đảm bảo Mặt khác, chỉ

số khả năng thanh toán nhanh cũng tăng liên tục từ 1,01 (2021) lên 1,48 (9 tháng đầu năm 2023) cho thấy công ty có đủ các tài sản lưu động để đảm bảo nhu cầu thanh toán ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho Nhóm chỉ số cơ cấu vốn là Nợ/Tổng tài sản và Nợ/Vốn chủ sở hữu có sự tăng giảm nhưng dao động không quá lớn cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty không lớn và có xu hướng giảm do chính sách thắt chặt việc sử dụng nợ vay trong bối cảnh Ngân hàng nhà nước liên tục tăng trần lãi suất để kiềm chế lạm phát

Trang 16

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN MAY SÔNG HỒNG 2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 đến tháng

9 năm 2023

2.1.1 Doanh thu của công ty giai đoạn 2021 - tháng 9 năm 2023

Bảng 2.1: Doanh thu thuần của công ty từ 2021 đến tháng 9 năm 2023

Tiêu chí Năm 2021 Năm 2022 9 tháng năm 2023 Doanh thu thuần (triệu đồng) 4.747.623 5.520.958 3.385.230

Tỷ lệ tăng trưởng so với cùng

kỳ năm ngoái

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2021, năm 2022 và quý 3 năm 2023

Năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt khoảng 4.748 tỷ đồng, tăng 24,5%

so với năm 2020 Nguyên nhân là do trong nửa đầu năm 2021, dịch bệnh giai đoạn này được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được duy trì và nguồn cung nguyên phụ liệu ổn định Sang Quý III/2021, dịch bệnh bùng phát mạnh tại các địa phương miền Nam đã gây gián đoạn sản xuất cho các doanh nghiệp dệt may tại đây khi phải thực hiện giãn cách xã hội Tuy nhiên, tình hình hoạt động tại các doanh nghiệp dệt may miền Bắc, trong đó có May Sông Hồng vẫn duy trì tăng trưởng tốt nhờ sản xuất được đảm bảo và nhận được thêm một phần đơn hàng dịch chuyển từ miền Nam ra Lượng đơn đặt hàng tăng mạnh và đều đặn đến hết năm khi hầu hết các đối tác chính của công ty đều tăng quy mô đặt hàng Đặc biệt, đơn hàng từ tập khách hàng lớn tại Mỹ như Columbia Sportswear, Haddad, G-III, Walmart (khách hàng mới

từ 2020) có giá trị tăng phổ biến từ trên 30% - 100% so với năm trước, giúp bù đắp thiếu hụt doanh thu từ New York & Company (khách hàng lớn của công ty đã phá sản năm 2020) và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trở về ngưỡng trước dịch

Sang đến năm 2022, doanh thu thuần vẫn tiếp tục tăng trưởng hai con số đạt gần 5.521 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2021 Kết quả này được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng trên thế giới trong bối cảnh các

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w