Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 2.1. Lý luận chung về xuất khẩu

Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu 1. Khái niệm về thúc đẩy xuất khẩu

Theo góc độ quản lý nhà nước, Bộ Thương mại Nam Phi quan điểm thúc đẩy xuất khẩu là việc nhà nước thực hiện các biện pháp về thị trường, tạo thuận lợi thương mại, tạo thuận lợi cho xuất khẩu bằng việc kết nối người bán trong nước và người mua ở nước ngoài, cung cấp các hỗ trợ thị trường, hỗ trợ tài chính, đưa ra các sáng kiến thâm nhập thị trường, các hoạt động triển lãm quốc gia và khu trưng bày tại nước ngoài. Các thông tin cần thiết phải tìm hiểu trong việc nghiên cứu thị trường như thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, khu vực thị trường mục tiêu… Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất trong công tác nghiên cứu thị trường của một quốc gia là việc: (i) tìm hiểu được mặt hàng có thế mạnh và dư địa thị trường để định hướng thúc đẩy xuất khẩu; (ii) nghiên cứu chính sách nhập khẩu nâng cao khả năng thâm nhập thị trường và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu. Việc xây dựng nguồn cung nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất xuất khẩu có thể được thực hiện bằng nhiều cách như chủ động nguồn cung trong nước; đối với nguồn cung từ nước ngoài thì cần lựa chọn những bạn hàng lớn, có uy tín, đồng thời phải nghiên cứu thị trường, nơi nhà cung cấp đặt trụ sở và liên tục nắm bắt thông tin thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu ổn định, bền vững, đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu phục vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Phân định nội dung nghiên cứu

Mặc dù đang trong thời kỳ dân số vàng, mỗi năm thị trường lao động tiếp nhận thêm khoảng 400 nghìn lao động mới, nhưng may mặc vẫn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nhân lực kể cả lao động kỹ thuật và lao động phổ thông. Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: nhà xưởng, máy móc, thiết bị… Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Đối với ngành may mặc, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn hạn chế bởi vậy mà cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị còn có phần lạc hậu, trong khi để thay đổi công nghệ, nâng cấp cơ sở vật chất đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.

THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng 1. Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2021 đến năm 2023

Danh mục các sản phẩm sản xuất và kinh doanh trong mảng này của công ty rất phong phú và đa dạng chủng loại từ dệt kim đến dệt thoi, hàng thể thao, thời trang cho nam, nữ và trẻ em - với những chủng loại phong phú như: váy, quần, áo jacket, T shirt, Blue suit, quần áo thể thao, hàng nỉ. Đặc biệt, đơn hàng từ tập khách hàng lớn tại Mỹ như Columbia Sportswear, Haddad, G-III, Walmart (khách hàng mới từ 2020) có giá trị tăng phổ biến từ trên 30% - 100% so với năm trước, giúp bù đắp thiếu hụt doanh thu từ New York & Company (khách hàng lớn của công ty đã phá sản năm 2020) và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trở về ngưỡng trước dịch. Kết quả này được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng trên thế giới trong bối cảnh các thị trường chính dần trở về cuộc sống bình thường, sức mua phục hồi và bật tăng trở lại sau 2 năm bị dồn nén, dù xu hướng này có diễn biến chậm lại vào những tháng cuối năm khi những thị trường chính của công ty là Mỹ và EU phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao.

Bảng 3.4: Doanh thu thuần của công ty từ năm 2021 đến năm 2023  Tiêu chí  Năm 2021  Năm 2022  Năm 2023  Doanh thu thuần (triệu đồng)  4.747.623  5.520.958  4.541.908
Bảng 3.4: Doanh thu thuần của công ty từ năm 2021 đến năm 2023 Tiêu chí Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Doanh thu thuần (triệu đồng) 4.747.623 5.520.958 4.541.908

Khái quát về thị trường may mặc EU

Điều này cho thấy nỗ lực của May Sông Hồng trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hai thị trường chính là Mỹ và EU giảm nhập khẩu do nhu cầu giảm và tồn kho cao, đồng thời tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường. HS6201: Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03. Các nhóm sản phẩm thuộc nhóm HS6104 (Bộ comlê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, áo váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc) và HS6202 (Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (carcoats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04) cũng có kim ngạch nhập khẩu khá lớn, đều đạt từ 10 tỷ USD trở lên.

Bảng 3.9: Các sản phẩm may mặc nhập khẩu chính vào EU-27
Bảng 3.9: Các sản phẩm may mặc nhập khẩu chính vào EU-27

Các quy định về nhập khẩu hàng may mặc của EU 1. Quy định về thuế quan

- Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho các loại nguyên phụ liệu dệt may và một số loại trong nhóm sản phẩm may mặc thuộc chương 61-62 biểu thuế như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len trẻ em, đồ bơi…. Quy định EC số 1907/2006, ngày 18/12/2006 nghiêm cấm hoặc hạn chế các chất sau trong quá trình sản xuất hoặc thành phẩm dệt may: Tris (2,3 dilbromopropyl) phosphate, Tris (aziridinyl) phosphinoxide, PBB, mercury, Dioctyltin, Nickel, Azodyes, Nonylphenol ethoxylates, Chromium VI và một vài chất khác. Nếu doanh nghiệp thêm chất diệt khuẩn vào đồ may mặc để bảo vệ con người, động vật nhằm ngăn chặn các sinh vật gây hại như vi khuẩn, sâu bệnh thì phải tuân thủ Quy định Sản phẩm chất diệt khuẩn sinh vật châu Âu, cũng như REACH.

Bảng 3.10: Thuế nhập khẩu vào EU theo EVFTA của một số mặt hàng may mặc
Bảng 3.10: Thuế nhập khẩu vào EU theo EVFTA của một số mặt hàng may mặc

Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Đây là phân khúc mà sẽ có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp ở các nước khác như Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Myanmar… Vì vậy, định hướng phát triển của Công ty rất chú trọng đến việc đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để đáp ứng các đơn hàng FOB khó, từng bước tham gia vào các phương thức sản xuất bậc cao hơn trong chuỗi giá trị ngành may (ODM, OBM). Công ty luôn chú trọng xây dựng và giám sát quy trình sản xuất với các tiêu chuẩn chặt chẽ từ khâu trao đổi, đàm phán với khách hàng; tính toán định mức vật tư cho sản phẩm; nghiên cứu, văn bản hóa quy trình thiết kế kỹ thuật công nghệ cho từng loại sản phẩm, nhu cầu của khách hàng để đưa tỷ lệ lỗi hỏng trong sản xuất xuống tối thiểu, tránh gây lãng phí. Vì vậy, nhiều lao động cảm thấy gò bó, nhất là khi lao động nữ chiếm phần lớn trong cơ cấu nhân sự của ngành mà họ lại dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như gia đình, sức khỏe, môi trường làm việc… Vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng Công ty đã chính sách ưu tiên tuyển dụng nhân sự là người các địa phương lân cận nhà máy sản xuất để đảm bảo tính ổn định của nguồn lao động.

Bảng 3.11: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU của công ty phân theo  quốc gia giai đoạn 2021 đến năm 2023
Bảng 3.11: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU của công ty phân theo quốc gia giai đoạn 2021 đến năm 2023

Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Thứ nhất, mặc dù xuất khẩu sang nhiều nước song vẫn phụ thuộc vào các thị trường là Đức, Hà Lan, Italia (Dựa trên phân tích tại mục “3.5.1. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”). Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường này (Dựa trên phân tích tại mục “3.5.2. Thực trạng mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”). Thứ ba, chủ yếu là may theo mẫu, sản phẩm xuất khẩu thuộc phân khúc trung cấp chịu áp lực cạnh tranh lớn (Dựa trên phân tích tại mục “3.5.3. Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”).

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA

Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

- Sau khi được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, từng bước hoàn tất thủ tục đầu tư góp vốn thành lập Công ty cổ phần May Sông Hồng – Xuân Trường, triển khai công tác đầu tư nhà máy mới theo tiêu chuẩn xanh. - Tham gia đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết trong lĩnh vực dệt vải, phục vụ cho việc cung ứng nguyên liệu, hạn chế rủi ro phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. - Kiên quyết hoàn thiện việc áp dụng phần mềm tiên tiến, số hóa hệ thống quản trị để nâng cao năng lực điều hành sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, giảm chi phí.

Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Công ty cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật về các chất cấm trong dệt may, chất diệt khuẩn, quy định về lao động… của EU, đồng thời định kỳ thường xuyên kiểm tra, đánh giá để đảm bảo duy trì được các Chứng chỉ GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt), FCAA (chứng chỉ đánh giá năng lực của nhà máy), SCAN (đánh giá sự tuân thủ nhà cung cấp), tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 14001. Tiếp tục tăng cường nghiên cứu và phát triển để tăng khả năng sản xuất ra được những sản phẩm thời trang thông minh, có tính ứng dụng cao như áo khoác có thể đánh giá tình trạng sức khỏe hay các sản phẩm sử dụng cho cho các hoạt động cụ thể như áo khoác trượt tuyết, áo khoác chống tia UV… Để làm được điều này, cần thiết phải tăng đầu tư vào máy móc, công nghệ hiện đại như hệ thống trải cắt tự động, máy thêu điện tử, máy cắt dập, máy in 3D…, mở thêm phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại nhằm kiểm nghiệm vải, sản phẩm. Với quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” đòi hỏi ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam phải đầu tư ngay vào phát triển ngành sợi, vải, điều này sẽ gặp phải những khó khăn trong giai đoạn ban khi nước ta cũng như Công ty May Sông Hồng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật.

Một số kiến nghị đối với Chính phủ

Đồng thời, Chính phủ cần có thêm các hỗ trợ thiết thực khác như đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và truyền thông để ngành dệt may chuẩn hóa và nhân rộng mô hình chuyển đổi xanh; triển khai nguồn nhân lực và tài trợ về mặt nghiên cứu đối với những dự án xanh của doanh nghiệp; rà soát và tham khảo các tiêu chuẩn/yêu cầu quốc tế để thiết lập định kỳ các tiêu chuẩn và định mức của ngành dệt may về chất thải, tiêu thụ năng lượng, sử dụng nước, sử dụng vật liệu và hóa chất…. Chịn phủ cần thông qua các cơ quan đại diện tại EU, các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng một hệ thống thông tin thị trường để nắm bắt kịp thời các thông tin dự báo, xu thế và biến động trong và ngoài nước, cũng như triển khai, phổ biến thông tin về các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức. Công ty Cổ phần May Sông Hồng luôn nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, vì vậy luôn nỗ lực không ngừng trong việc hiện thực hóa những định hướng, chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu hàng may mặc, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng như EU.