1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy của Công Ty Cổ phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam

76 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN VIEN THƯƠNG MẠI VA KINH TE QUOC TE

ĐÈ TÀI: DAY MANH HOAT ĐỘNG KINH DOANH THIET BỊ

PHÒNG CHAY CHỮA CHAY CUA CÔNG TY CO PHAN THUONG MAI VA KY THUAT THANG LONG VIET NAM

Sinh vién thuc hién : Dinh Thị Thanh Thư

Chuyén nganh : Kinh doanh thương mai

Hà Nội, Năm 2020

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN VIEN THƯƠNG MẠI VA KINH TE QUOC TE

ĐÈ TÀI: DAY MANH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THIET BỊ

PHÒNG CHAY CHỮA CHAY CUA CÔNG TY CO PHAN THUONG MAI VA KY THUAT THANG LONG VIET NAM

Sinh viên thực hiện : Dinh Thị Thanh Thư

Chuyên ngành : Kinh doanh thương mai

Lép : Q KD thương mại 59B

Mã sinh viên : 11174523

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thùy Dương

Hà Nội, Năm 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài được thực hiện trên cở sở kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn

tận tình của Th.S Lê Thùy Dương và sự chỉ bảo của các cán bộ nhân viên tại

Công ty Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức nên em không thể tránh khỏi thiếu sót trong nội dung đề tài này Em rất mong nhận được sự đóng góp ý từ phía thầy cô giáo đề đề tài được tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2020

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em tên là: Dinh Thị Thanh Thư

Sinh viên lớp: Quản tri kinh doanh thương mại 59B

Em xin cam kết chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành bởi sự nỗ lực

của bản thân dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.S Lê Thùy Dương và sự giúp đỡ

từ phía Công Ty Cé Phan Thương Mai Và Kỹ Thuận Thăng Long Việt Nam Em không sao chép từ các chuyên đề tốt nghiệp khác.

Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kêt của mình.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2020Sinh Viên

Dinh Thị Thanh Thi

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

LOI MỞ ĐẦU ¿-5¿©52+S<‡SEEEE2E211E2171211211717121121111111211 1111211 re 1 CHƯƠNG I NHỮNG VAN DE CƠ BAN VE HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 SAN PHAM THIẾT BỊ PHÒNG CHAY CHỮA CHAY (PCCC) TẠI CAC

DOANH NGHIỆP THUONG MẠII ¿2222 +E‡*‡ESEEEEEtrtrtersrererrreres 3

1.1 Kinh doanh thương mại và kinh doanh thiết bị PCCC c-cccscse: 3

1.1.1 Kinh doanh thương mậiI - - c2 3332 E 32 +EE+eEEeereereeerrsrrseres 3

1.1.2 Kinh doanh thiết bị PCCC -.-¿-©+¿+c+xvstExvrtrrrrrrrrrtrrrrrrrrree 4

1.2 Những nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

THUONG MAL 0 ee 7 5

1.2.1 Nghiên cứu thị truOng - 5 s11 t1 9 1 HH ng ng ky 5

1.2.2 Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh - ¿+ ss+szx+zess2 6 1.2.3 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong kinh doanh 8 1.2.4 Tô chức triển khai các nghiệp vu kinh doanh - 9 1.2.5 Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh - -«++s<+<>+++ 18

1.3 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hoat động kinh doanh thiết bị PCCC tại doanh

NghiSp thuONg M41 eeccesscessecescecenceceeceseecsseeceeeceeceseeceseeeeeeeseeeseeeeeeees 19

1.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiép c.ccccccccscessesssessseessecsesssecsseesseeseesses 19 1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 2-2 5+ +++z++£x++zx++zxe2 21 CHƯƠNG 2 THUC TRANG HOẠT DONG KINH DOANH CUA CONG TY CO PHAN THƯƠNG MẠI VÀ KY THUAT THANG LONG VIET NAM 25

2.1 Khái quát về Công Ty Cổ Phan Thương Mai Và Kỹ Thuật Thăng Long

'Việt Nam - CC 01111192230 11111 HT 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển - 2 2 s¿+x+£zzxe+zxerxeee 25 2.1.2 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của Công Ty -2- 2 s25: 26 2.1.3 Đặc điểm về cơ cấu tô chức và nguồn nhân lực của doanh nghiệp 30 2.1.4 Đặc điểm về nguồn lực tài chính của Công Ty - 2-2-5: 33 2.1.5 Đặc điểm về cơ sở vật chat và trình độ công nghệ của Công ty 36

Trang 6

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công Ty Cô Phan Thương Mại Và

Kỹ Thuật Thang Long Việt Nam - - + 2+3 33+ 13+ E*EESsEEeeereesrrerreerrske 36

2.2.1 Nghiên cứu thị trường - - Ă 13 112111191 9v vn ng rey 36

2.2.2 Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh đoanh -2- 2 5 22522 38 2.2.3 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong kinh doanh 40 2.2.4 Tô chức triển khai các nghiệp vụ kinh doanh -. -s¿ 41

2.2.5 Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh -s- 5 s22 45

2.3 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Thương

Mai Và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam - - 5 SE +kEserseeseersek 45

2.4 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Cé Phần Thuong

Mai Và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam giai đoạn 2017-2019 49

2.4.1 Những kết quả đạt được -2- 2 z+cxeExeE 2 EEEEEEEEEEErrkerreee 49

2.4.2 Hạn chế -s+ tt tt HH HH re 50

2.4.3, NQUYEN NNAN 1 52

CHUONG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP NHẰM DAY MẠNH HOAT

ĐỘNG KINH DOANH TAI CONG TY CO PHAN THƯƠNG MAI VA KỸ THUAT THANG LONG VIỆT NAM TRONG GIAI DOAN TỚI 55

3.1 Mục tiêu phát trién của Công ty đến năm 2025 -¿-c5¿©c5+¿ 55

3.1.1 Mục tiêu dat hạn - - - E2 1111111 22111111111 821111111922 1x re 55

3.1.2 Mục tiêu ngắn 0 55 3.2 Phương hướng đây mạnh hoạt động kinh doanh .: -: - 55 3.3 Giải pháp day mạnh hoạt động kinh doanh . -2- 522 s2 s52 57

3.3.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thi trường - «-+««++<s«+++ 57

3.3.2 Nâng cấp cải tao cơ sở vật chất kỹ thuật -. ¿5c scs+czcszcez 58 3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng - 59 3.3.4 Ap dung những thành tựu của khoa học công nghệ thông tin phục vu

cho việc xử lý thông tÍn - - 5 5 + x1 ng ng nh nh nh nàn 60

3.3.5 Không ngừng nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường 61

3.3.6 Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng thiết bi PCCC va hoạt động

hỗ trợ chăm sóc khách hàng ¿2 ¿+ 2 +++S++E+E++EEE+Ezxerezxerxzxerxee 61

3.3.8 Nâng cao trình độ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực 62

Trang 7

3.3.9 Giải pháp giảm chi phi kinh doanh: s5 555 ss£++se+seexss 63

3.4 Một số kiến nghị va dé xuất - + 2© ©teSx+EESEE2EE2E2E2EEEEEEEErkrrrrree 64 3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước 2- 2 + ++S++E£+E£+kerEeExerxerxrrxxee 64 3.4.2 Kiến nghị về phía công ty ¿+ + ++Sx+E++E+E2EcEEerEEEkerkerkrrkrree 66 KẾT LUẬN 2-22 E221 2E 2E21122171211211221 7121111111111 21111111 xe 67 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ccccscccsscsssssscsesecscsesescecsesucscsvencecseanens 68

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG, HÌNH

Bang 2.1 Cơ cau nguồn nhân sự tại Công Ty Cé Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật

Thang Long Viédt Nam 010157 32

Bảng 2.2 Co cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Cô Phan Thương Mại Va Kỹ

Thuật Thăng Long Việt Nam giai đoạn 2017-2019 (don vi: trổ) 34

Bảng 2.3 Các công trình Công Ty thực hiện tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công lắp đặt hạng mục PCCC, điện, chống sét giai đoạn 2017-2019 45 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật

Thăng Long Việt Nam giai đoạn 20177-2019 5 tk + 47

Hình 1.1 Ban hang như một khâu của quá trình kinh doanh 12

Hình 1.2 Quá trình marketing ở doanh nghiệp thương mại - 15

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tô chức các phòng ban của Công Ty Cổ Phần Thương

Mại và Kỹ Thuật Thang Long Việt Nam - -Ă Series 30

Hình 2.2 Cơ cấu nguồn nhân sự tại Công Ty Cổ Phần Thương Mai Và Kỹ Thuật

Thang Long Viédt Naim 057 32

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế Bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế và Việt Nam cung không nằm ngoài quy luật đó Điều đó làm cho nền kinh tế nước ta có thêm nhiều cơ hội mới, đồng thời đổi diện với những thách thức mới

không chỉ trên thị trong nước mà cả thị trường quốc tế.

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình Mặt khác, mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần theo dõi và nằm bắt kịp thời diễn biến phát triển kinh tế một cách

chặt chẽ.

Đặc biệt hơn với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực PCCC, đây là

lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm vì bản thân tính chất của mặt hàng kinh doanh cũng như sự điều tiết và quản lý của nhà nước Trong mọi điều kiện nhà nước luôn có những công ty đủ mạnh dé nắm vững vai trò diều tiết bình ổn thị trường thiết bị PCCC trong nước và nhanh chóng can thiệp tới các sự cố khi có biến động trên

thị trường thế giới đe dọa tới an ninh năng lượng của đất nước Chính vì vậy mà

tình hình hoạt động kinh doanh luôn cần được xem xét nghiên cứu đổi mới và

quản lý một cách sát sao.

Hơn nữa thiết bị PCCC là sản phẩm có vai trò quan trọng trong rất nhiều các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội Cũng bởi vì thiết bị PCCC là một yếu tố rat quan trọng trong van đề giữ an toàn, phòng chống cháy né trong cuộc sống của con người Hiện nay kinh doanh thiết bị PCCC đã bước sang giai đoạn kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Vì vậy mà vấn đề tìm giải pháp nhằm đây mạnh hoạt động kinh doanh thiết bị PCCC trong điều kiện hiện nay đang là một vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.

Công ty Cé Phần Thương Mại và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam là một doanh nghiệp thương mại chuyên cung cấp các thiết bị PCCC cho các công trình và dự án Nhằm nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về hoạt động kinh doanh thiết

bị PCCC của các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty nói riêng Em đã lựa

Trang 10

chon dé tài: “Day mạnh hoạt động kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy của Công Ty Cổ phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam" làm dé tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh nói

chung cũng như trong kinh đoanh thiết bị PCCC nói riêng Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của của Công Ty Cổ phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam Đề xuất các giải pháp nhằm đây mạnh hoạt động kinh doanh thiết bị PCCC của Công Ty.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu hoạt động kinh doanh thiết bị PCCC của Công Ty

Cổ phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thiết bị PCCC của Công Ty và đưa ra một số giải pháp nhằm day mạnh hoạt động kinh doanh của Công Ty.

4 Kết cầu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những van dé cơ bản của hoạt động kinh doanh thiết bị

PCCC tai các doanh nghiệp thương mai

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phan

Thương Mại và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phan Thương Mai và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE CƠ BAN VE HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

SAN PHAM THIẾT BỊ PHONG CHAY CHỮA CHÁY (PCCC) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1 Kinh doanh thương mại và kinh doanh thiết bị PCCC.

1.1.1 Kinh doanh thương mại

Được hình thành với hai điều kiện cần và đủ lần lượt là “phân công lao

động xã hội” và “sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất”, sự xuất hiện của kinh doanh thương mại là một điều tất yêu Đến nay, sự phân công lao động xã hội

ngày càng rõ rệt và sâu sắc, điều đó càng làm cho hoạt động kinh doanh thương mại được xem như là tiền đề trong sự phát triển kinh tế của mỗi nước Nhìn vào thực tế hiện nay, có thé khang định một điều rằng khó có quốc gia nào có thê tồn tại và phát triển nếu thiếu đi các quan hệ kinh tế Tô chức kinh doanh thương mại hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa, lấy hai hoạt động này làm lĩnh vực đầu tư kinh doanh Kinh doanh thương mại làm cho việc luân chuyền hàng hóa được diễn ra rộng rãi và thuận lợi hơn.

Vậy, kinh doanh thương mại là gì? Theo giáo trình Kinh doanh thương

mại (Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân) có định nghĩa như sau: “Kinh doanh thương mại là đầu tư các nguôn lực vào lĩnh vực phân phối, lưu thông

hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận Đó là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh ra quyển và nghĩa vụ giữa các

thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân có liên quan bao gom việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến

thương mại nhằm mục dich thu lợi nhuận”.

Doanh nghiệp sản xuất nào cũng đều mong muốn tiêu thụ hết sản phẩm của minh ra thị trường, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng diễn ra tốt đẹp do giới hạn về nguồn lực và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp sản xuất, vì vậy doanh nghiệp thương mại xuất hiện, với hoạt động kinh doanh thương mại, họ tiến hành đầu tư các nguồn lực vào khâu khâu lưu thông hàng hóa, tìm kiếm va đưa sản phẩm dịch vụ tới tay người có nhu cầu Hiểu

đơn giản rằng kinh doanh thương mại được xem như cầu nối giữa hai khâu

đó là sản xuất và tiêu dùng với nhau, giúp cho hàng hóa hay dịch vụ tiêu thụ

nhanh chóng và thuận lợi.

Trang 12

1.1.2 Kinh doanh thiết bị PCCC

1.1.2.1 Thiết bị PCCC và vai trò của trang thiết bị PCCC

Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ chảy, nô, hoa hoạn có thé xay ra, đồng

thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu nạn, cứu hộ, cứu người và tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả, làm giảm thiêu tối đa các

thiệt hại do cháy, nỗ gây ra.

Thiết bị PCCC là những thiết bị được lắp đặt và thiết kế với mục đích hỗ trợ dập tắt những đám cháy hay bảo về con người và hàng hóa khỏi những vụ cháy nô Vì là một sản phẩm chuyên dụng nên thiết bi PCCC khi sử dụng phải được những người có kiến thức về cách sử dụng cá thiết bị này cũng như về PCCC nói chung như các nhân viên cứu hỏa, người đã được huấn luyện những kĩ năng sử dụng thiết bị sao cho đúng cách nhất.

Các thiết bị phòng cháy chữa cháy giúp mỗi cá nhân có thể chủ động và làm chủ tình huống nhằm loại trừ hoặc hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nô, tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người và tài sản, chữa

cháy lan hiệu quả và làm giảm tối đa các thiệt hại do các vụ hoả hoạn, cháy, nỗ

gây ra Hiện nay, hầu hết người dân đều được phổ cập kiến thức phòng cháy chữa cháy, nâng cao các kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra hoa hoạn, cháy nỗ dé chủ động bảo vệ sự an toàn của bản thân và gia đình.

Ké đến danh mục các thiết bị PCCC phô biến như:

> Bình chữa cháy: được sử dụng nước, bột hóa chất khô, bọt, carbon dioxide hoặc các chất khác.

> Thiết bị chữa cháy: các bộ đồ bên ngoài chống cháy, bộ đồ lót bên trong,

găng tay bên trong và bên ngoài, vớ len, giày chống cháy, mũ bảo hiểm,

hệ thông thông tin liên lạc và thiết bị thở

> Hệ thống chữa cháy được lắp đặt: mạng lưới cấp nước chính, vòi và vòi phun nước (tự động hoặc thủ công), hệ thong cat dién va nhién liéu khan cấp, máy phát điện cam tay và may bơm cam tay

> Thiết bị liên lạc gồm: bộ dam, radio, chương trình phát sóng, điện thoại

có định, điện thoại hỗ trợ âm thanh, điện thoại di động

> Hệ thống phát hiện và báo cháy gồm: máy dò tia lửa, hệ théng báo cháy

tự động cục bộ, bán tự động, tập trung.

> Các phụ kiện khác như: xô nước và cát, xẻng, búa, rìu lửa, dao cắt, móc,

chăn cứu hỏa và các thiệt bi cứu hộ khan cap, đèn khan cap.

Trang 13

1.1.2.2 Đặc điểm kinh doanh thiết bị PCCC

Kinh doanh thiết bị PCCC là một ngành kinh tế có thể nói là mang tính

đặc thù chuyên dụng, chính vì tính chất mặt hàng này là một lọai mặt hàng đặc

biệt Đặc biệt không chỉ trong vấn đề về việc tạo nguồn mà còn cả trong công tác định giá và các chính sách quản lý Kinh doanh thiết bị PCCC là ngành hàng kinh doanh có điều kiện.Tùy vào tính chất của mỗi loại mặt hàng mà ngành hàng kinh doanh có điều kiện hay không Đối với thiết bị PCCC, lĩnh vực này rất nhạy cảm

và liên quan tới nhiều lĩnh vực và vấn đề khác Bên cạnh đó có đòi hỏi cho toàn bộ quá trình kinh doanh từ khâu tiếp nhận, từ nguồn nhập khâu, tồn chứa, vận chuyên và xuất bán đến nơi tiêu dùng Trong quá trình tuần hoàn của chu kỳ kinh doanh này, nếu có vấn đề lỗi đối với sản phẩm đều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến

quá trình chữa cháy sau này Chính vì vậy, điều kiên để đảm bảo an toàn cháy nỗ và phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn sinh thái là yêu tố cần có đầu tiên

trước khi kinh doanh cũng như phải được thường xuyên duy trì và chịu sự giám

sát của các cơ quan chức năng suốt quá trình kinh doanh.

Các điều kiện cơ bản cần có dé kinh doanh thiết bị PCCC phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 45, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi năm 2013 là:

“1 Người đứng dau doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bôi dưỡng kiến thức về phòng cháy và

chữa cháy.

2 Có ít nhất 02 người có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và

chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.

3 Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm

cho hoạt động kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy Được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ diéu kiện kinh doanh dich vụ phòng cháy và chữa cháy ”

1.2 Những nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

thương mại

1.2.1 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi

doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Nghiên cứu thị trường trước hết nhăm xác định nhu cầu khách hàng trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp định kinh doanh, sự đáp ứng hiện có về mặt hàng đó, xu hướng, sự biển động về nhu câu giá cả, thu nhập của khách hàng Từ đó doanh

Trang 14

nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh cũng như nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu Còn đối với những mặt hàng chưa từng xuất hiện trên

thị trường, việc nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp đưa vào kinh

doanh những mặt hàng mới, hiện đại và đang có nhu cầu trên thị trường nhằm

đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, thuận tiện và văn minh Hàng hóa nói chung và mặt thiết bị PCCC dầu nói riêng là loại hàng hóa nhiên

liệu đặc biệt Việc xác định mặt hàng kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong

việc lập tô chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, cũng như đối với việc huy động và sử dụng các nguồn lực Khi xác định mặt hàng kinh doanh là thiết bị PCCC thi cần hiểu về vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu nhiên liệu

cho hầu hết tất cả các ngành nghề Đồng thời gắn với việc nghiên cứu thị trường, điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh thiết bị PCCC nói riêng, bởi đây - là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp như các quyết định về mặt

hàng Kênh phân phối, việc thực hiện các hình thức xúc tiến thương mại cũng như việc hoạch định các chính sách bán hàng, chính sách về khách hàng và chiến lược dự báo trong tương lai Do đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần

phải trả lời các câu hỏi: Đâu là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp? Đặc

điểm địa lý, nhân khẩu, tâm lý, hành vi tiêu dùng trên thị trường đó ra sao? Khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trên

cùng khu vực địa bàn này như thế nào? Nếu có thì chiến lược kinh doanh, thị

phần cũng như mạng lưới kênh phân phối của họ ra sao? Sức tiêu thụ của mặt

hàng này ra sao? Có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với tình

hình sản xuất kinh doanh của địa phương hay không? Phù hợp với năng lực của doanh nghiệp hay không? Trên cơ sở tìm kiếm, thu thập và phân tích các thông tin về nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp lua chọn chiến lược, mạng lưới các cửa hàng cũng như cung cấp cho các đại lý, tổng đại lý một cách hiệu quả nhất Đây là một nội dung quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi một triết lý kinh doanh luôn tôn tại trong nền kinh tế thị trường đã chỉ ra rằng: "Doanh nghiệp chỉ bán những cái thị trường cần chứ

không bán những cái mà doanh nghiệp có".

1.2.2 Xây dựng chién lược, kế hoạch kinh doanh.

Đây được xem như là một bước rất quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động kinh doanh có những bước đi đã được tính toán từ trước bao gồm cả tầm nhìn và

Trang 15

những rủi ro đi kèm, nhờ có chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể định hướng đúng mục tiêu của mình và giảm thiểu các tác động xấu ảnh hưởng đến

hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần nhỏ trong việc lên kế hoạch đó là lựa chọn kênh bán hàng.Trong nền kinh tế thị trường, hang hoá từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng cuối cùng phải thông qua một chuỗi hoạt động Trong quá

trình phân phối hàng hoá thì tiêu thụ được coi là khâu quan trọng nhất Tiêu thụ

là điều kiện để thực hiện tốt các hoạt động khác trong chuỗi hoạt động mua và bán Khi hàng hoá đã được tiêu thu thì người sản xuất sẽ thu hôi được vốn và thực hiện tái đầu tư cho giai đoạn tiếp theo Lựa chọn kênh phân phối hợp lý là cơ sở dé đưa hàng hoá tới người tiêu thụ (người tiêu thụ trung gian và người tiêu

thụ cuối cùng) đúng thời gian địa điểm và tiết kiệm chỉ phí.

Có 3 loại kênh phân phối, mỗi kênh phù hợp với từng loại quy mô của mỗi doanh nghiệp Chăng hạn như kênh phân phối trực tiếp thì phù hợp với các

doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng, đại lý để trực tiếp đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng Còn kênh gián tiếp và hỗn hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn

hơn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị PCCC thì nó đòi hỏi là doanh

nghiệp đầu mối, cung cấp hàng hóa cho hệ thống các đại lý, tổng đại lý trực

thuộc doanh nghiệp hoặc các khách hàng là đại lý cho doanh nghiệp, song song

với việc bán trực tiếp tại các cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp.

Cụ thế các hình thức như sau:

> Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp còn gọi là kênh ngắn và là kênh đơn giản nhất Trong dạng kênh phân phối này người ta không sử dụng bất kỳ người mua trung gian để phân phối hàng hoá Mà thay vào đó là sử dụng lực lượng bán hàng của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận người

sử dụng hàng hóa.

> Kênh gián tiếp

Là dạng kênh phân phối mà trong đó doanh nghiệp “bán” hàng của mình cho người sử dụng thông qua những người mua trung gian (nhà cấp / nhà bán lẻ) Dạng theo từng trường hợp, khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp là nhà bán buôn hoặc bán lẻ Doanh nghiệp không trực tiếp bán hàng

cho người sử dụng.

Trang 16

> Kênh phân phối hỗn hợp

Đây là kênh phân phối trực tiếp trên cơ sở sử dụng đồng thời cả hai dạng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp Doanh nghiệp vừa tô chức bán hàng trực

tiếp đến tay người sử dụng, vừa khai thác lợi nhuận trong hệ thống phân phối của

người mua trung gian.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, điều kiện giao nhận, tình hình thị trường, chiến lược phân phối hàng hóa của doanh nghiệp mà doanh nghiệp kinh

doanh thương mại nói chung và trong lĩnh vực PCCC nói riêng có thê lựa chọn

một so kênh phân phối như sau: Người bán buôn, người bán lẻ, tong dai ly, dai

lý, người môi giới.

1.2.3 Huy động và sử dụng hop lý các nguồn lực trong kinh doanh.

Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng phải huy động được các nguồn vốn, tài sản, con người và công nghệ đưa chúng vào hoạt động dé tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của xã hội và thu được lợi nhuận

cho doanh nghiệp.

Kinh doanh thương mại cũng phải huy động các nguồn lực dé tiến hành

các hoạt động kinh doanh Các nguồn lực mà doanh nghiệp thương mại phải huy động dé đưa vào hoạt động kinh doanh là: tài sản hữu hình như tiền, vàng, bạc,

đá quý, ngoại tệ nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng và tài sản vô hình như sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, sự tín nhiệm của khách hàng và con người với tài năng, học vấn, kinh nghiệm, nghề nghiệp được đạo tạo, trình độ quản lý được huy động vào kinh doanh Đây là nguồn tài sản quý hiếm trị doanh nghiệp có tài huy động đến mức nào thì nguồn tài sản của doanh nghiệp cũng chỉ là có

hạn Van dé còn lại là doanh nghiệp kết hợp các nguồn lực vật chất với con

người cụ thé như thé nào dé doanh nghiệp có thé tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và rút ngăn được thời gian chuẩn bị, có kết quả và phát triển kinh doanh cả bé rộng lẫn bề sâu Việc huy động nguồn lực là điều kiện tiền đề không thể thiếu được nhưng việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, có kết quả

và hiệu quả mới quyết định sự thành công của kinh doanh Việc quyết định phương hướng, ké hoạch sử dụng nguồn lực do tập thé hội đồng quản trị doanh nghiệp có trách nhiệm, song về cơ bản phải do tài năng của giám đốc và hệ thống tham mưu chức năng giúp giám đốc, cũng như sự phát huy khả năng của mọi

thành viên trong doanh nghiệp, vấn đề kỷ luật, kỷ cương trong doanh nghiệp và

van dé khuyến khích băng lợi ich vật chat va tinh thần đồi với mọi thành viên.

Trang 17

1.2.4 Tô chức triển khai các nghiệp vụ kinh doanh

1.2.4.1 Nghiệp vu tao nguồn, mua hàng

Nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã có khả năng huy động

được trong kỳ Nghiệp vụ tạo nguồn phải được đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt và cường độ cũng như chu kỳ én định Dé đạt được điều đó, doanh nghiệp

thương mại nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thiết bị PCCC nói riêng phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn — mua hang, xúc tiến thực hiện ký kết nhiều hợp đồng một cách hiểu quả Tạo nguồn chính là khâu đầu tiên trong hoạt động lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp thương mại Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nguồn hàng có khả năng đáp ứng, chuẩn bị các nguồn lực khai thác, hợp tác với đối tác để tạo ra hàng hóa có

chất lượng tốt nhất về mọi mặt Bên cạnh công tác tạo nguồn thì công tác mua

hàng là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh thương mại Bởi vì mua với

giá nào, của ai, như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cung nhu uy tín của doanh nghiệp Tùy theo từng cấp độ doanh nghiệp và khối lượng cũng như

doanh số phải bán được cũng ăn theo Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tư nhân có thể sẽ lựa chọn nhiều nguồn hàng, và mua với giá hợp lý nhất.

Tạo nguồn và mua hàng có sự khác biệt ở chỗ là doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu biết rõ cụ thé được nhu cầu của khách hàng ra sao, từ đó truyền

tải nhu cầu của khách hàng tới nhà sản xuất, dựa vào đây nhà sản xuất sẽ có cơ sở dé tổ chức sản xuất Mặt khác, doanh nghiệp thương mại cũng có thé dựa vào tự nguồn lực của minh dé sản xuất tạo ra nguồn hàng Đối với mua hang thì sẽ

đơn giản hon rang mua hang chỉ cần nam được thị trường hàng hóa có sẵn và đặt mua Trong khi việc tạo nguồn giúp cho doanh nghiệp chủ động về các vấn đề về

số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa sao cho đúng nhất với yêu cầu của

khách hàng thì mua hàng lại giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn được hàng hóa

với nhiều mức giá đa dạng hơn, cắt giảm hoàn toàn việc liên quan đến sản xuất và linh động hơn khi thị trường thay đổi.

Đối với mua hàng, có thé kế đến những hình thức mua hàng như sau:

> Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng mua bán hàng hóa

Đây là một hình thức chủ động đối với doanh nghiệp Khi mua theo đơn

hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp hay khách hàng có săn kế hoạch từ trước đó vì vậy sẽ đảm bảo được ồn định, chắc chắn cho cả

nguôn sản xuất hay đơn vị kinh doanh.

Trang 18

> Mua hàng không theo hợp đồng và đơn hàng

Ngược lại với hình thức trên, khi mà yếu tố về hàng hóa sẵn có nhiều, với

giá cả, chất lượng tốt và số lượng đảm bảo và sẵn có, doanh nghiệp hoàn toàn có

thể lựa chọn hình thức này Hình thức này được thực hiện khi không có kế hoạch trước và không xảy ra thường xuyên Vì không theo hợp đồng và đơn hàng nên hình thức này sẽ có rủi ro về vấn đề đòi hỏi đơn vị kinh doanh cần phải có trình

độ kỹ thuật cao, kinh nghiệp và trình độ chuyên môn tốt Nhất là đối với thiết bị

PCCC, khi mua cần phải trải qua khâu kiểm tra rất kỹ lưỡng dé đảm bảo tốt nhất về nguồn hàng cung ứng cho khách hàng.

> Mua hàng qua đại lý

Vì nhiều vấn đề mà doanh nghiệp không thể trực tiếp tiếp cần với nguồn hàng từ nhà sản xuất mà phải đặt hàng qua các đại lý, đại lý cũng có vài hình thức dé lựa chọn như đại lý độc quyền, đại lý rộng rãi hay đại lý lựa chọn Tat

nhiên, để đảm bảo tốt nhất về quyền lợi các bên, doanh nghiệp cần chú ý đến

việc ký kết hợp đồng với đại lý.

> Nhận bán hàng ủy thác, ban hang ký gửi

Hình thức này áp dụng với doanh nghiệp thương mại có quy mô mạng

lưới bán hàng rộng rãi hoặc có bộ phận xuất khâu hàng hóa đi nước ngoài > Nhập khẩu hàng hóa:

Hiểu đơn giản thì nhập khẩu hàng hóa về bản chất là hình thức mua hàng nhưng nhà sản xuất không ở trong nước mà ở nước ngoài.

Các hình thức tạo nguồn được kề đến đó là:

> Gia công dat hàng

Gia công đặt hang cũng duoc coi như là một hình thức tao nguồn của

doanh nghiệp thương mại Qua đó, nhờ vào gia công đặt hàng mà doanh nghiệp

thương mại có nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của thị trường, bên cạnh đó là

đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.

> Bán nguyên liệu, mua thành pham

Thực chất hình thức này cũng là hình thức gia công nhưng trong đó, nguồn hàng được tạo chủ động hơn cho người sản xuất Trong hình thức này, người kinh doanh thương mại với vai trò là mua hàng hóa sẽ không cần phải lo về nguyên vật liệu, kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất hay vấn đề về định

mức hao phí nguyên liệu ở người sản xuất Lợi ích trước mắt là vậy nhưng bù lại,

hình thức này mạng lại lợi nhuận thấp hơn só với gia công đặt hàng.

10

Trang 19

> Liên doanh liên kết tạo nguồn hàng

Doanh nghiệp thương mại có thể liên kết với những doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh dé tổ chức sản xuất, hỗ trợ bù trừ cho nhau, tạo ra nguồn hàng

lớn với chất lượng vượt trội hơn dé cung ứng ra thi trường, dem lai lợi ích cho

cac bén.

> Tự sản xuất, khai thác hàng hóa

Đề tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có nguồn hàng vững chắc, đảm bao lợi ích của mình hay của khách hàng, doanh nghiệp thương mại có thể tự tổ chức các xưởng hay xí nghiệp sản xuất để đảm bảo quá trình cung ứng sản phẩm tới khách hàng Vì tự đầu tư vào khâu sản xuất nên doanh nghiệp sẽ phải đầu tư và tập chung nhiều nguồn lực, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được nhiều yêu tố như các yếu tố về sản xuất — công

nghệ - kỹ thuật, nguyên vật liệu

1.2.4.2 Nghiệp vụ dự trữ hàng hóa

Thiết bị PCCC với tính chất đặc biệt như vậy, thì công tác dự trữ và

báo quản cung vô cùng quan trọng An toàn không chỉ cho doanh nghiệp mà

an toàn cho cả xã hội Mặc dù doanh nghiệp thương mại có thé không phải là

người sản xuất trực tiếp ra hàng hóa họ bán, nhưng dé đảm bảo cung ứng hàng hóa cho khách hang day đủ, kịp thời, đúng cả về số lượng và chất lượng, đồng bộ, an toàn thì doanh nghiệp phải thực hiện tốt nghiệp vụ này, có như vậy mới đảm bảo được chất lượng hàng bán ra thị trường và giữ được chữ tín trong

kinh doanh.

Dự trữ được phân ra làm ba loại chính đó là dự trữ tiêu thụ, dự trữ hàng

hóa ở các doanh nghiệp thương mại và dự trữ hàng hóa trên đường Đối với dự

trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại, quá trình này được tính từ khi doanh

nghiệp nhập hàng về và kết thúc khi doanh nghiệp đã bán được hàng cho khách hàng Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại có thé tồn tại đưới các dạng

như dự trữ hàng hóa ở kho, cửa hàng, siêu thị, đại lý của doanh nghiệp

thương mại.

1.2.4.3 Nghiệp vụ bán hàng

Bán hàng được coi là một khâu cơ bản và rất quan trọng của quá trình kinh doanh Đối với đơn vị kinh doanh mà không trực tiếp sản xuất, quy trình

kinh doanh được diễn ra theo trình tự như sau:

11

Trang 20

lựa chọn dự trữ

nguôn hàng hóa bán hàn g

hang dé va diéu cho Khach

mua hang chinh 8

Hình 1.1 Ban hang như một khâu của qua trình kinh doanh

Dé bán được hàng hóa, việc quan trọng mà doanh nghiệp cần làm là phải giải quyết và t6 chức tốt các khâu trước đó vì từng khâu trong quá trình kinh doanh đều có liên kết chặt chẽ với nhau Bán hàng là một nghiệp vụ cơ bản thực hiện mục đích chung của tất cả doanh nghiệp đó là lợi nhuận Nghiệp vụ này

quyết định và chi phối các hoạt động khác của doanh nghiệp Mặt khác, bán hàng

cũng được coi là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp vì kết quả hoạt

động bán hàng phản ánh phần lớn kết quả của hoạt động kinh doanh, định hướng đúng mục tiêu cho doanh nghiệp, cho doanh nghiệp thấy được thực tại hoạt động

kinh doanh của mình.

Hoạt động bán hàng có các hình thức được căn cứ theo các yêu tô như sau:

> Căn cứ vào địa điểm giao hàng cho khách hàng

Đối với căn cứ này, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức như bán

tại kho của người cung ứng, tại kho của doanh nghiệp thương mại, bán qua cửa

hàng, bán qua quay hàng và bán tại các đơn vị tiêu dùng Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng là lớn, nhỏ hay thuận tiện cho người mua thì doanh nghiệp có thé

tương ứng lựa chọn các hình thức.

> Theo khâu lưu chuyển hàng hóa

Bao gồm hai hình thức là bán buôn và bán lẻ Về bán buồn, một hình thức bán có khối lượng hàng lớn, theo hợp đồng Bán buồn có một lợi ích đó là giá thường rẻ hơn nhiều so với bán lẻ, vì hình thức này hàng hóa không phải lưu kho, bảo quản, sắp xếp lại tại các cửa hàng Ngược lại so với bán buôn, bán lẻ thường

đáp ứng những nhu cau nhỏ lẻ của khách hàng mang tính chat kịp thời, vì vậy,

hang hóa phải có sẵn va trải qua nhiều khâu bán buôn, lưu kho, dẫn tới chi phí tăng nên giá bán lẻ cao hơn so với giá bán buôn là điều dễ thấy.

> Theo phương thức bán gồm: bán theo hợp dong và đơn hàng; thuận

mua vừa bán; bán dau giá và xuất khẩu hàng hóa

Lựa chọn một trong những phương thức trên sẽ tùy chọn vào nhiều yếu tố

và đặc biết là vai trò và tính chất của hàng hóa cộng với yêu cầu của người bán.

Ví dụ, với những hàng hóa không quan trọng, có thể không nhất thiết phải phức

12

Trang 21

tạp hóa về hợp đồng hay đơn hàng, có thé thuận mua vừa bán, không phải kí kết hợp đồng.

Ngoài ra, bán dau giá được thực hiện với hàng hóa cần bán với khối lượng

lớn, hàng khó tiêu chuân hóa hay hàng chuyên dùng với mục đích dé tìm người mua với giá cao nhất.

> Theo mối quan hệ thanh toán: mua đứt ban đoạn và sử dụng các hình

thức tín dung trong thanh toán nhu bán hàng trả chậm, trả gop

Mua đứt bán đoạn là thanh toán ngay khi giao nhận hàng hóa Cũng

chính vì lý do đó mà doanh nghiệp có thé thu lại được nguồn tiền ngay Khác

với mua đứt bán đoạn, mua trả chậm, trả góp thì người mua sẽ chỉ phải trả

trước một phần hoặc không phải trả trước, tiền sẽ được trả định kỳ tùy theo thỏa thuận Tại Việt Nam, ngày càng phổ biến hình thức này áp dụng với nhiều mặt

hàng khác nhau.

> Hình thức bán hàng trực tiếp, bán hàng từ xa qua điện thoại, bán hàng qua người môi giới, qua nhân viên tiếp thị, ban hàng da cấp và bán hang qua

mạng Internet

Bán hàng trực tiếp giúp cho khách hàng có thể cảm nhận thực tế về sản phẩm hon, từ đó việc ra quyết định của khách hàng cũng tốt hơn so với bán hàng

từ xa qua điện thoại.

Đối với bán qua người môi giới, chỉ phù hợp khi doanh nghiệp không nắm rõ được thị trường, thiếu thông tin về thị trường và ít kinh nghiệm Từ đó doanh

nghiệp phải tìm đến nguồn môi giới để có thể bán được hàng Vì phải trải qua thêm một khâu trung gian là người môi giới nên doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí cho khoản này Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thé lựa chọn hình thức bán qua tiếp thị (thường phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân viên), bán hàng đa cấp hay phương thức kinh doanh thương mại điện tử tùy theo mục tiêu và tiềm

lực của doanh nghiệp.

1.2.4.4 Dịch vụ khách hàng

Sau khi bán hàng, phát triển các hoạt động dịch vụ khách hàng nhằm mục tiêu phục vụ đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh cho khách hàng Đây mạnh

được uy tín cũng như khả năng giữ chân khách hàng tốt hơn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ khách hàng cũng là phương tiện giúp nâng

cao thu nhập của doanh nghiệp, giải quyết thêm việc làm và tạo điều kiện thuận

lợi cho khách hàng.

13

Trang 22

Đối với kinh doanh thương mại, các hoạt động dịch vụ khách hàng sẽ

được phân chia theo những tiêu thức sau đây:

> Theo quá trình mua bán hàng hóa: dich vụ trước khi mua, bán hànghóa; dich vụ trong khi mua, bán hàng hóa; dịch vụ sau khi mua, bán hàng hóa

Trước khi mua, bán hàng hóa doanh nghiệp cần phải thực hiện rất nhiều hoạt động từ tiếp cận, giới thiệu về thông tin sản phẩm sau đó là quảng cáo sản

phẩm và các dịch vụ đi kèm với sản phẩm Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị, phân loại hàng hóa, về quy cách chủng loại theo yêu cầu của

khách hàng

Trong khi mua, bán hàng hóa bao gồm hướng dẫn khách hàng lựa chọn đúng hàng hóa, tiếp đó là kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa, thanh toán, đóng

gói hàng hóa, kèm theo những yêu cầu về vận chuyền của khách hàng

Cuối cùng là dịch vụ sau khi mua, bán hàng hóa, doanh nghiệp cần chú trọng dịch vụ hậu mãi Xét riêng về thiết bị PCCC, sau khi bàn giao và lắp đặt, doanh nghiệp cần phải hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị, dịch vụ bảo hành, sửa chữa bảo dưỡng thay thế phụ tùng, chăm sóc khách hang

> Theo tính chất của hoạt động dịch vụ: Dịch vụ sản xuất — kỹ thuật —

hoàn thiện sản phẩm; dịch vụ về tổ chức nghiệp vụ kinh doanh thương mại; dịch

vu logistics

Về dịch vu sản xuất — ky thuật — hoàn thiện sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải có hiểu biết rõ về sản phẩm, có kiến thức chuyên sâu dé từ đó giới thiệu sản phẩm cho khách Những dịch vụ này bao gồm một loạt các hoạt động như chuẩn bị hàng hóa, phân loại, chọn lọc, đóng gói gửi hàng, tiếp sau đó là sửa chữa, hoàn thiện thiết bị máy móc, kiểm tra kỹ thuật Như đã đề cập trước đó,

ngoài trình độ và kiến thức chuyên sâu của người làm dịch vụ, doanh nghiệp

cũng cần có một nền tang tốt đó là có cơ sở hạ tầng kỹ thuật day đủ dé đáp ứng

dịch vụ.

Tổ chức nghiệp vụ kinh doanh thương mại nhằm phục vụ khách hàng bao

gồm các dịch vụ như dịch vụ thông tin, quảng cáo sản phẩm, giới thiệu sản pham và dịch vụ mua bán, giao dịch như hướng dẫn đặt hàng, ký kết hợp đồng mua bán

hàng hóa.

Dich vu logistics bao gom các hoạt động co bản như bốc đỡ, vận chuyên hay gửi hàng có liên quan đến vận chuyền hàng hóa tới nơi đặt hàng Doanh

nghiệp cân tô chức các đơn vị vận chuyên, đóng gói bảo quản đôi với từng

14

Trang 23

phương tiện vận chuyên khác nhau (xe tải, container, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay ) Sau đó tổ chức giao nhận bốc xếp hàng hóa từ phương tiện vận chuyên

gửi cho địa điểm mà khách hàng yêu cầu.

> Theo mức độ “đậm đặc” của dịch vụ trong sản phẩm cung ứng cho khách hàng: dich vụ thuần túy, dịch vụ chính và dịch vụ có tính chất bổ sung

Dich vu thuan túy là dịch vu không có thêm các dịch vu bồ sung khác như

những dịch vụ về tư vấn khách hàng Ở mức độ cao hơn là dịch vụ chính, sẽ có kèm theo sản phẩm vật chất b6 sung Cuối cùng là dịch vụ có tính chất bổ sung

kèm theo sản pham vat chat hoặc mua bán sản phẩm vật chất là chính có kèm

theo dịch vụ (đây là loại hình phổ biến trong thương mai).

> Theo quan lý kinh doanh dịch vụ: dich vụ cơ bản hay dich vụ chính và

dịch vụ giá trị gia tăng hay dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ cơ bản hay dịch vụ chính là các dịch vụ mang tính cốt lõi mà ở đó nhu cầu của khách hàng được giải quyết.

Dịch vụ giá trị gia tăng hay dịch vụ hỗ trợ là bao gồm tất cả các dịch vụ

đi kèm làm tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng, hiện nay rất được sử dụng

phô biến.

1.2.4.5 Nghiệp vụ Marketing

Trong điều kiện cạnh tranh, thực hiện hoạt động marketing điều cần thiết

đối với mỗi doanh nghiệp Marketing có tác dụng cho việc mua bán được diễn ra

thuận lợi, giúp các nhà kinh doanh thương mai củng cố, mở rộng thị trường, va

thiết lập các mối quan hệ với khách hàng, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh

trên thương trường Bên cạnh đó, hoạt động marketing nếu hiệu quả sẽ làm tăng doanh số bán hàng.

Trình tự tiến hành hoạt động marketing của doanh nghiệp được gọi là quá

trình marketing bao gôm các bước như ở sơ đồ sau:

fC f f\

tô chứcan hoach TA

nghiên R £ thực hiện

A ye oO hoach dinh ké Sek

phan tich cứu và lựa :Á và kiêm

, N dinh chién hoach, ,

các cơ hội chọn thị tra đánh

Trang 24

Marketing tại doanh nghiệp thương mại sẽ được tiếp cận và tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, thị trường doanh nghiệp muốn hướng tới, nguồn tài chính của doanh nghiệp mà bản thân

doanh nghiệp có thể lựa chọn được hình thức tốt nhất cho mình Các hình thức

marketing phô biến điền hình như:

> Quang cáo

Quảng cáo bao gồm mọi hình thức truyền thông một cách gián tiếp (phi cá nhân) và đề những ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thé quảng cáo và chủ thé phải thanh toán chi phí Day là công cụ truyền thông mang tính đại chúng có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh thông tin với các đối thủ cạnh tranh Quảng cáo đa dạng về ngôn ngữ, phô cập và tiện lợi về phương tiện có thê truyền tin hiệu quả.

Quảng cáo là một công cụ quan trọng trong Trước tiên, nó vẫn là công cu

hiệu quả nhất so với chi phí dé tiếp cận tới một lượng khán giả lớn Quảng cáo cũng là một công cụ tốt cho việc xây đựng giá trị của công ty hay thương hiệu vì nó là một phương thức cung cấp thông tin hiệu quả cũng như ảnh hưởng mạnh

tới sự nhận biết của người tiêu dùng Quảng cáo có thể sử dụng để tạo ra những hình ảnh độc đáo và đẹp để cho công ty và thương hiệu, điều này rất quan trọng khi sản phẩm và địch vụ rất khó dé tạo ra sự khác biệt.

Bản chất và mục đích của quáng cáo giữa các ngành kinh doanh là khác

nhau hoặc trong những hoàn cảnh thị trường khác nhau là khác nhau Các công

ty bán sản phẩm và địch vụ cho thị trường tiêu đùng thường dựa chủ yếu vào quảng cáo dé truyền thông với khách hàng cuối cùng cũng như tới các nhà bán lẻ

và các nhà buôn tại địa phương.

> Xúc tiến bán (khuyến mại)

Xúc tiến bán hay khuyến mại là những biện pháp tác động tức thì ngắn hạn dé khuyên khích việc dùng thử hoặc mua sản phẩm hay dịch vụ ngay lập tức hoặc mua nhiều hơn Các công cụ xúc tiến bán như phiếu mua hàng, các cuộc thi, x6 số, trò chơi, quà tăng Công ty sử dụng các công cụ này dé có được phản ứng đáp lại của người mua sớm hơn Tuy nhiên tác dụng của xúc tiến bán chỉ trong ngắn

hạn và có thé phản tác dụng Xúc tiến bán được xác định như là những hoạt động marketing cung cấp giá trị cộng thêm hoặc khuyên khích lực lượng bán hàng, nhà phân phối hoặc các khách hàng cuối cùng và có thể đạt mục tiêu tăng doanh số

bán ngay lập tức.

16

Trang 25

Xúc tiến bán được chia thành 2 loại chính: hoạt động xúc tiến bán nhằm vào khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và xúc tiến bán nhằm vào các trung

gian thương mai.

> Bán hàng cá nhân

Bán hàng là công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn hình thành sự ưa

thích và niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định mua trong quá trình

mua hàng Bán hàng cá nhân, một phương thức giao tiếp một một đối một, trong đó người bán hàng có gắng dé trợ giúp hoặc thuyét phục khách hàng tương lai mua sản phẩm hoặc địch vụ của công ty hoặc tạo nên thiện cảm đôi với công ty dé ảnh hưởng đến hành động mua hàng trong tương lai.

Không giống như quảng cáo, bán hàng có nhân có sự liên hệ trực tiếp giữa người bán và người mua và mặt đối mặt thông qua một số phương tiên truyên

thông như điện thoại Sự tương tác này cho phép các chuyên gia marketing linh

hoạt trong việc truyền thông, giao tiếp; người bán hàng có thể nhìn hoặc nghe

những phản hồi của khách hàng tiêm năng và điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với họ Phương tiện truyền thông cá nhân hóa trong bán hàng cá nhân cho phép người bán thiết kế thông điệp cho từng nhu cầu và hoàn cảnh cụ thế của khách hàng Bán hàng cá nhân cho phép xử lý các phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác bởi vì tác động của việc bán hàng có thé được quyết định từ phản hồi của khách hàng.

> Quan hệ công chúng (PR)

Quan hệ công chúng là truyền thông phi cá nhân cho một tổ chức, một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng mà không phải trả tiền một cách trực tiếp hoặc ân dưới dang hoạt động tài trợ Doanh nghiệp có thé truyền thông tới khách hàng thông qua những bài báo có ý kiến cá nhân của người viết, một hoạt động tài trợ, một sự kiện hoặc một thông báo về doanh nghiệp hoặc sản phẩm dịch vụ của họ Công ty hoặc tô chức cố găng tiếp cận các phương tiện truyên thông đại chúng dé nhận thức, kiến thức, ý kiến hoặc thái độ của công chúng.

Kỹ thuật được sử dụng để dành được sự chú ý của công chúng đó bao gồm xuất ban tin tức, họp báo, tổ chức sự kiện, tài trợ, các bài báo, ảnh, phim và băng hình Khi một tô chức lên kế hoạch và thực hiện truyền tin một cách hệ

thống, có gang dé kiểm soát và quản lý hinh anh của tô chức và thái độ của công chúng đôi với tổ chức, khi đó nó thực sự xây dựng quan hệ công chúng.

Quan hệ công chúng được xác định như “chức năng quản lý đánh giá tháiđộ của cộng đông, xác định sự ưa thích của cộng đông với các chính sách và quy

17

Trang 26

trình của một cá nhân hoặc tổ chức và thực hiện một chương trình hành động dé tăng sự hiểu biết và chap nhận của cộng đồng.

Quan hệ công chúng nhìn chung có có mục tiêu rộng hơn sự thu hút sự

chú ý của cộng đồng (publicity), vi mục địch của nó là thiết lập và duy trì hinh

ảnh tích cực của công ty.

> Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là phương thức sử dụng các phương tiện truyền thông dé các tổ chức có thé giao tiếp trrực tiếp với khách hàng mục tiều nhằm tao ra sự phản hồi hay giao dịch của khách hàng tại mọi địa điểm Marketing trực tiếp có thé coi là phương thức marketing mới có phạm vi hoạt động rộng hon là một

công cụ của xúc tiễn hỗn hợp Tuy nhiên, bởi vì nó thường liên quan tới các mục tiêu, ngân sách và chiến lược riêng biệt, vi vậy chúng ta xem như marketing trực tiếp là một yêu tố thuộc xúc tiền hỗn hợp.

Marketing trực tiếp không chỉ đơn thuần là gửi thư trực tiếp và đặt hàng theo catalog qua thư Nó bao gồm rất nhiều các hoạt động: quản lý cơ sở dit liệu, bán hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại và phản hồi trực tiếp qua gửi thư trực tiếp, internet và các quảng cáo truyền hình và phương tiện truyền thông in ẩn

(bảo giây và tạp chí).

> Marketing tương tác

Phương tiện truyên thông mang tính tương tác cho phép thông tin đuợc

truyền qua lại một cách dé dàng, do vậy, khách hàng có thé tham gia và tiếp nhận

thông tin một cách dễ dàng hơn và kịp thời hơn Không giống như các phương thức truyền thông truyền thông như quảng cáo về bản chất là thông tin một chiều,

marketing tương tác cho phép khách hàng thực hiện một loạt các chức năng như

nhận và biến đổi thông tin và hình ảnh, đưa ra các câu hỏi, phản hồi cho câu hỏi

và thực hiện giao dịch mua bán Ngoài Internet ra, các hình thức khác của

phương tiện truyền thông mang tỉnh tương tác như chuơng trình truyền hình

tương tac và điện thoại di động.

1.2.5 Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh

Dé biết được hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không thì khâu phân tích đánh giá là rất quan trong Đây là nội dung không thé thiếu đối với doanh

nghiệp thương mại sau mỗi chu kỳ kinh doanh Việc phân tích đánh giá các hoạt

động trong kinh doanh cũng có tác dụng cụ thê trong từng giai đoạn như xem xét khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, hiệu quả hoạt động, doanh thu,

18

Trang 27

doanh số bán hàng, tình hình tiêu thụ trong từng mặt hàng cũng như trong từng

khu vực thuộc dja bàn kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, giúp doanh nghiệp

có thé tự đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của mình và vị thế trên thị trường Đồng thời nghiên cứu và tìm nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó có các biện pháp khắc phục kịp thời Kết quả của việc phân tích và đánh giá các hoạt động kinh doanh còn là căn cứ để cho doanh nghiệp xây dựng các chiến lược kinh doanh cho kỳ kế tiếp đồng thời là cơ sở để

doanh nghiệp cải thiện tình hình kinh doanh.

Kiểm tra đánh giá có thé tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà có những chu kì đánh giá khác nhau, có thé theo tháng, theo quý hoặc theo năm

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoat động kinh doanh thiết bị PCCC tại

doanh nghiệp thương mại

Nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thiết bị PCCC

thì có rất nhiều Tuy nhiên chúng ta có thể chia làm hai nhóm chính đó là nhóm nhân tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

1.3.1 Nhân tổ bên ngoài doanh nghiệp

Nhóm này là các yếu tổ khách quan mà doanh nghiệp không thé kiểm soát

điều khiển nó mà nhằm tạo ra khá năng thích ứng một cách tốt phất với xu

hướmg vẫn động của nó Nhận biết được cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.

Bao gồm:

> Môi trường chính tri, pháp luật:

Chính trị và pháp luật pháp là quy tắc của cuộc chơi kinh doanh mà ai vị

phạm sẽ bị xử lý Luật pháp ngăn cam mọi người kinh doanh bat hợp pháp, trốn thuế, buôn lậu, song nó cũng là một diều kiện không thể thiếu và là yếu tố quan trọng để bảo về lợi ích chính đáng của Hoạt động kinh doanh phải tuần thủ theo

các quy định của pháp luật Luật các bên tham gia kinh doanh Song song với

pháp luật thi yếu tố chính trị là thế hiện sự diều tiết bằng pháp luật của Nhà nước

đến các hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung, chính sách của Chính phủ Việt Nam đều hết sức tạo điều kiện phát triển đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 và Nghị định 79/2014/NĐ-CP đã quy định rất chi tiết luật phòng cháy và chữa cháy, dựa vào cơ sở pháp lý này có thé thấy Công ty đủ điều kiện dé kinh doanh lĩnh vực mua bán và thi công hệ thống PCCC, vì điều kiện dé kinh doanh lĩnh vực có trong các ngành nghề mà công ty đã đăng ký Công ty

19

Trang 28

cũng đã đáp ứng đủ điều kiện để cấp phép kinh doanh lĩnh vực mua bán và thi công hệ thống PCCC bên cạnh đó là điều kiện để hành nghề dịch vụ PCCC theo điều 45 và điều 46 Nghị định 79/2014/NĐ-CP Do vậy, về cơ bản, môi trường

pháp chính trị tại Việt Nam đã và đang tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp thương mại Đây là một ngành được cho là rất đặc thù và

được khuyến khích kinh doanh mở rộng giúp góp phần đảm bảo công tác PCCC.

> Môi trường kinh tế:

Các nhân tổ kinh tế có ảnh hưởng rat lớn đến kết quả của hoạt động kinh doanh Theo một phạm vi rộng thì các yếu tố kinh tế này bao gồm tất cả các yếu tố nên quan đến sức mua của người tiêu dùng, đến việc huy động và sử dụng các ngườn lực vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập hiện tại, lạm phát, ti giá hối đoái Sư biến động các yếu tố này có thể tạo ra những cơ hội hay thách thức cho các nhà nghiên cứu thị trường nói

riêng và toàn bộ doanh nghiệp nói chung.

Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam

Á, Việt Nam đã và đang hoàn thành rất tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế của mình, tạo điều kiện và nên móng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tiến tới hội nhập kinh tế một cách tốt nhất Tốc độ tăng trưởng GDP trong 10 năm qua của Việt Nam đã cho thấy khởi sắc trong nền kinh tế nói chung, đỉnh điểm

là Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02% so với năm 2018, năm 2018 tăng

trưởng thần kỳ cán mốc 7,08% so với năm trước đó Ngoài ra, theo Tổng cục

Thống kê, tính đến năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam rơi vào khoảng 2800 USD/người/năm, nếu tính cả quy mô nền kinh tế bị bỏ sót,

con số có thể đạt trên 3.000 USD Như vậy, Việt Nam đã thuộc nhóm nước có

thu nhập trung bình, nhưng là trung bình thấp, điều đó phần nào sẽ gây những tác động không tốt theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Tất cả những tác động này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị PCCC, các doanh nghiệp này luôn phải có những kế hoạch cụ thể và chiến lược lâu dài cũng như có nhiều biện pháp hợp lý thúc đầy hoạt động kinh doanh Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của

chủ thế kinh tế có liên quan Với trình độ khoa học kĩ thuật hiện tại ở nước ta

thì sự chuyên giao công nghệ cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến việc

hoạch định và thực hiện các hoạt động kinh doanh.

20

Trang 29

Về hội nhập kinh tế quốc tế, năm 2019, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do kê đến như các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đó là Hiệp định CPTPP, Hiệp định

EVFTA tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị

trường xuất nhập khâu, theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang các nước đối tác

sẽ tăng, củng có thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng trên cơ sở thúc đây quan hệ với các đối tác chiến lược kinh tế quan trọng.

Có thé kết luận rằng nhờ vào môi trường kinh tế tại Việt Nam, hiện đang là một cơ hội rất tốt cho những doanh nghiệp thương mại có thé tận dụng như tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng hơn Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với không ít thách thức như sẽ

phải cạnh tranh với các đối thủ cả trong nước và quốc tế và thêm vào đó, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam còn khoảng cách lớn so với thông lệ quốc tế.

> Môi trường văn hóa, xã hội:

Các yếu tố xã hội và văn hóa ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hành vi

của mỗi con người Vì vậy đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua

săm của của khách hàng trên thị trường.Ở Việt Nam, việc quy hoạch nhà ở hiện

tại vẫn dang là một trong những van đề rất rắc rối, tại các thành phố lớn, nhà ở san sát nối nhau vì vậy khi có van đề như cháy nổ thì rủi ro lan ra và gây nguy

hiểm khá cao, cho nên rất cần thiết khi mà mỗi nhà cần trang bị hệ thống điện một cách an toàn nhất Bên cạnh đó, nhu cầu cần thiết đối với các thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa Mặc dù tâm lý người

tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay, vấn đề thiết bị cảnh báo PCCC vẫn chưa được mọi người thực sự quan tâm, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào các thiết bị PCCC của mỗi người.

Mặc dù vậy, đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế đất nước những dự án chung cư nhà ở, các khách sạn, bệnh viện, trường học ngày một nhiều và tất nhiên việc trang bị thiết bị cảnh báo PCCC là một yêu cầu không thê thiếu nếu

muốn xây dựng những dự án ké này Trong điều kiện dân trí ngày một tăng lên,

nhìn chung, môi trường văn hóa, xã hội tại Việt Nam hiện tại vẫn rất tiềm năng với sản phẩm và dịch vụ mà các doanh nghiệp cung ứng.

1.3.2 Nhân tô bên trong doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì nó phải có một hệ thống cơ sở nhân tô thuộc doanh nghiệp Trong guồng máy vật chat, con người, đây chính

21

Trang 30

hoạt động chung của doanh nghiệp, mỗi nhân tố đóng vai trò nhất định Nếu thiếu một trong các nhân tố này thì toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả.

Trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị PCCC - là một trong những mặt hàng rat quan trọng trong công tác phòng chống cháy nô, vì thé chất lượng của mặt hàng này rất quan trọng trong tiêu thụ cũng như mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Ké tới một vài nhân tố bên trong có tác động lớn đến hoạt động

kinh doanh thiết bị PCCC như:> Tiêm lực tài chính

Ngày nay, trên thị trường một doanh nghiệp muốn tồn tại nhất định phải có một vị thế cạnh tranh mạnh Tuy nhiên dé đạt được điều đó, thì trước tiên, muốn đi vào hoạt động thì nhân tố đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đó là phải có một nguồn tài chính đảm bảo Đây là nhân tố nền tảng cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực ngành nghề Cho dù là từ nguồn

ngân sách nhà nước hay từ cá nhân tập thé thì vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vẫn không thể thay Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được thé hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hay toàn bộ

các quỹ tài chính của doanh nghiệp.

Nhờ vào nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp mà có thể quyết định

trong việc thành lập lọai hình kinh doanh cũng như xếp loại quy mô doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp kinh doanh thiết bị PCCC, đây là một ngành kinh doanh đòi hỏi nguồn lực tài chính của doanh nghiệp phải đủ linh động dé phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng Các dự án có thê đặt ra những đòi hỏi về chất lượng sản phâm, về thời gian thi công lắp đặt từ đó, nếu doanh nghiệp có một nguôn tài chính đủ lớn dé phục vụ cho công tác chuẩn bị đầu vào thì sẽ có thé nắm bắt cơ hội tốt hơn.

Nguồn lực tài chính là cơ sở để hoạch dịnh chiến lược và kế hoạch kinh

doanh Cân cứ vào tinh hình tài chính hiện có tại doanh nghiệp mà các nhà quan

lý có thé quản trị điều chỉnh, điều tiết các khâu của quá trình kinh doanh sao cho

hiệu quả nhất Tương tự vậy, với doanh nghiệp thương mại kinh doanh và thi công lắp đặt PCCC, tùy theo nguồn tài chính có thể huy động được tối ưu để nhận những dự án vừa sức, có khả năng thi công và lắp đặt đúng theo yêu cầu khách hàng Ngược lại, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nguồn tài chính thì sẽ không tận dụng tốt được lợi thế theo quy mô, không nhận được những dự án

tốt vì các dự án về PCCC đều đòi hỏi rất nhiều về việc đảm bảo nguồn tài chính cho việc thi công và lắp đặt.

22

Trang 31

> Nguồn nhân lực

Song song với tam quan trọng của nguồn lực tài chính là nguồn lực về con người người Chi có con người mới có thé bắt đầu vận hành một hoạt động kinh

doanh nào đó Chính vì thé mà con người luôn là nhân tổ quan trọng và đầu tiên để mọi hoạt động kinh doanh được diễn ra và tô chức thực hiện Nếu doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ công nhân viên tốt, điều đó là cơ sở để doanh

nghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả và duy trì sự tồn tại và phát triển hoạt

động kinh doanh Với khả năng lao động và sáng tạo thì yếu tố con người luôn là

yếu tố nòng cốt cho mọi sự phát triển Chính vì vậy mà mọi doanh nghiệp kinh

doanh thương mại nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thiết bi PCCC nói riêng cần quan tâm đến nhân tố con người đúng lúc đúng thời điểm.

Ở doanh nghiệp kinh doanh thiết bị PCCC, cần phải tổ chức và quản lý nguồn nhân lực phù hợp như cần có một đội ngũ kỹ thuật, các công nhân ( của doanh nghiệp hoặc có thể thuê ngoài) dé có thé nắm bat tốt nghiệp vụ, có kiến thức chuyên sâu về PCCC, bên cạnh đó là thông thuộc các tính chất của từng

sản phẩm, nên lắp đặt như thế nào, số lượng ra sao Mặt khác, cũng cần phân

bổ và tô chức phòng ban kinh doanh, bao gồm những nhân viên với nhiệm vụ

như nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch sản phẩm, từ đó nắm bắt thông tin

nhạy bén và có những báo cáo tông hợp về thị trường, về khách hàng tốt nhất

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quản lý và kiểm tra đánh giá kết quả kinh doanh của mình, vì cậy cần tới những bộ phận như kế toán, thư ký và một số bộ phận khác đòi hỏi cần được doanh nghiệp tổ sức bộ máy nhân sự thống nhất

và có hiệu quả.

Bộ máy tổ chức và quản lý có hiệu quả sẽ góp phần đầy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự kết hợp giữa con người và các yếu tố tư liệu sản xuất không phải là tự phát mà đó là kết quả của hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có điều khiển của con người Vì vậy nhân tố tô chức và quản lý là nhân tố quan trọng và cần được hình thành một khoa học.

Cơ cau tổ chức phù hợp góp phan phát triển nguồn nhân lực và vật lực.

Xác định rõ thực lực của từng cá nhân, lựa chọn đúng vị trí và năng lực, làm

được điều đó là doanh nghiệp đã thành công một nửa trong hoạt động kinh doanh

của mình.

> Hoạt động xúc tiễn thương mại

Đối với doanh nghiệp kinh doanh thiết bị PCCC, thì việc xúc tiến thương mại đóng vai trò rất quan trọng, nhưng vấn đề là ở chỗ, doanh nghiệp phải biết

23

Trang 32

năm bắt những kênh, những nguôn có tiềm năng nhất dem lại những lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về lâu dài Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần phải năng động sáng tạo và tìm tòi thị trường mới, song song với việc mở rộng thị trường thì việc hoàn thiện chất lượng của mạng lưới phân phối cũ dé thích nghỉ với cơ chế thị trường cũng rất quan trọng.

Với những sản phẩm thiết bị PCCC mới ra mắt, hay có những tính năng noi bật, doanh nghiệp cần tìm cách tiếp cận với khách hàng có thé qua các kênh

như quảng cáo, tiếp thị, hội nghị, triển lãm dé giới thiệu và quảng bá sản pham của minh Từ đó sẽ có nhiều nguồn khách hàng biết đến sản phẩm cũng như hoạt động cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp, đem lại tiềm năng trong việc tìm kiếm các khách hàng và hợp tác kinh doanh Từ đó có tác động rất lớn tới hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.

> Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất — kỹ thuật phản ánh nguồn tai sản cố định mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng phản ánh tiềm lực vật chất và liên đến quy mô, khả năng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khi đấu thầu một dự án PCCC, thì một trong những yêu cầu khách hàng đặt ra là doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những yếu tô cơ bản về cơ sở vật

chất — kỹ thuật để phục vụ cho quá trình cung ứng sản phẩm của mình Nếu

doanh nghiệp không có một cơ sở vật chất đủ tốt, rất khó để khách hàng tin tưởng giao dự án dù lớn hay nhỏ cho mình làm, do vậy việc nâng cao và thúc đây phát triển cơ sở vật chất — kỹ thuật có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh Cơ sở vật chất — kỹ thuật càng được quan tâm, tức là các thiết bị, văn

phòng, nhà xưởng càng được nâng cao, từ đó, ty lệ thuận với cơ hội đem lại cho

doanh nghiệp cũng là nhiều hơn.

24

Trang 33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỎ

PHẢN THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT THĂNG LONG VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Công Ty Cổ Phần Thương Mại Va Kỹ Thuật Thang Long

Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty : CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT THĂNG

LONG VIỆT NAM.

Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG VIET NAM TECHNOLOGY

AND TRADING JOINT-STOCK COMPANY.

Mã số thuế: 0105840302

Trụ sở chính: Số 1/233 đường Hoàng Mai, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.

VPGD: Số 21A, Lô 3 Khu đô thị Đền Lừ II - Quận Hoàng Mai - Hà Nội.

Đại diện pháp luật: Nguyễn Trường Sơn.

Fax: 04.36240538

Ngày hoạt động: 30/03/2012 (Đã hoạt động 8 năm).

Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần

Vốn điều lệ: 4.800.000.000 Đồng (Bốn tỉ, tám trăm triệu đồng VN)

Công ty Cổ phần thương mai và kỹ thuật Thăng Long Việt Nam tiền thân được tách ra từ Công ty Cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Đại Phát là doanh nghiệp cung cấp thiết bị PCCC của nhiều Hãng thiết bị PCCC trên thế giới và cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế kỹ thuật &amp; lắp đặt các hệ thống PCCC

cho các công trình trọng điểm tại Việt Nam như : Uỷ Ban Nhân Dân một số Tỉnh,

Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng, khu Công Nghiệp Dung Quat —Viing Tau, khu Công Nghệ Cao Hoà Lạc, Sở Địa Chính Hà Nội, Bộ Lao Động, Nhà máy sản xuất các sản phâm từ chất dẻo thuộc Công ty Nhựa thiếu niên tiền phong, Nhà may HONDA Ô tô, các bệnh viện tuyến Huyện Tinh Nam Định, Tòa nhà SEABANK TOWER, Khách sạn Hoàn Kiếm, nhà hiệu bộ, nhà ký túc xá học

sinh và nhiêu nhà máy công nghiệp vv

25

Trang 34

2.1.2 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh của Công Ty

2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật

Thăng Long Việt Nam

Theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do Sở Kế hoạch va Đầu tư

thành phố Hà Nội cấp ngày 30/03/2012 thì Công ty được phép kinh doanh các

lĩnh vực sau:

Nghành nghề kinh doanh:

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật

va các

công trình viễn thông, xây lắp điện đến 35 Kv;

- San lap mặt băng, nền móng công trình, xử lý nền móng các công trình;

- Trang trí nội, ngoại thất công trình;

- Thiết kế thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các loại công trình dân

dụng, công nghiệp;

- Cung cấp, thi công và lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị báo động;

- Mua bán, sửa chữa, bảo hành, lắp ráp các mặt hàng điện tử, điện lạnh,

mấy vi

tính, thiết bị tin học;

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;- Dịch vụ môi giới thương mại;

- Kinh doanh bất động sản (Không bao gồm hoạt động tư van về giá dat);

- Mua bán vật liệu xây dựng;

- Vận tải hàng hoá, vận chuyên hành khách;

- Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ khách du lịch (Không bao gồm

kinh doanh quán Bar, phòng hát Karaoke, vũ trường);

- Mua bán, cho thuê, sửa chữa, lắp rap các loại máy móc, thiết bị xây dựng;

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;

Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty hiện tại đó là thiết kế thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các loại công trình dân dụng, công nghiệp bên

cạnh đó là cung cấp, lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy và thiết bị báo động.

26

Trang 35

2.1.2.2 Sản phẩm kinh doanh

Công ty gồm có hai sản phẩm kinh doanh chính đó là dịch vụ lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy và cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy, chủ yếu

là dịch vụ liên quan tới bán và thi công cho các công trình nhỏ và vừa Hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt cho công trình gồm:

> Hệ thống báo cháy tự động:

Là hệ thống tự động phát hiện sớm khi có đám cháy (Khi có đám cháy từ mới bắt đầu "đám cháy nhỏ" các cảm biến nhiệt độ nóng lên, cảm biến nông độ khói, cảm biến tia lửa sẽ nhận biết được đám cháy, tiếp nhận và đưa về trung tâm điều khiển hệ thống, lúc này trung tâm sẽ nhận biết chính xác vị trí xảy ra đám cháy dé thông báo cho người thường trực biết dé cắt cử lực lượng đến dập tắt đám cháy, đồng thời phát tín hiệu đến chuông, còi, đèn báo cháy để mọi

người sơ tán.

> Hệ thống chữa cháy bằng nước:

Bao gồm máy bơm chữa cháy, đường ống phân phối (cấp) nước đến các đầu phun chữa cháy tự động (Đầu phun Sprinkler - Đầu phun này làm bằng hợp kim thép, ở giữa có ống thủy tỉnh chứa 1 lượng nhỏ hợp chất thủy ngân) và đến

các họng nước chữa cháy vách tường (Vòi rồng).

Nguyên lý làm việc: Khi đám cháy gây nóng đến ngưỡng nhiệt độ nhất định (Thông thường là 68 độ C "Là ngưỡng nổ của đầu phun - Là ngưỡng thủ ngân nóng lên làm vỡ ống thủy tinh") thì đầu phun sẽ tự động phun nước dé dập

tắt đám cháy.

Họng nước chữa cháy vách tường cũng có nguyên lý dập tắt đám cháy như đầu phun Sprinkler, nhưn là do con người điều khiển: Khi nhìn thay đám cháy con người sẽ lấy vòi phun ra khỏi hộp đựng, mở van khóa đường ống và cắm vòi phun chia về phía đám cháy phun nước dé dập tắt đám cháy.

Ca hai cơ cầu chữa cháy trên được cấp nước bởi máy bơm cấp nước chữa cháy tự động: Máy bơm được cài đặt làm việc ở ngưỡng áp lực làm việc nhất

định, khi dau phun nổ/hoặc mở van vòi rồng chữa cháy, lúc này áp lực duy trì trong đường ong bị giảm đến ngưỡng cài đặt, máy bơm sẽ tự động chạy dé cấp

nước chữa cháy.

> Hệ thống bình chữa cháy xách tay:

La các bình chữa cháy bằng khí CO2 và bột chữa cháy AB/hoặc ABC Khi

con người phát hiện ra đám cháy (Khi đám cháy còn nhỏ mà chưa cân đên hệ

27

Trang 36

thống chữa cháy băng nước, con người sẽ cầm bình chữa cháy chĩa loa phun chất chữa cháy vào đám cháy, mở chốt an toàn, bóp tay gạt để phun chất chữa cháy dập tắt đám cháy.

> Cửa chống cháy:

Được lắp đặt ở cửa (Lối vào) các cầu thang bộ, cửa các trục (VỊ trí khoang kỹ thuật điện ), cửa ra/vào các căn hộ: Mục đích để ngăn không cho đám cháy

nhiệt và khói từ vị trí xảy ra cháy lan rộng ra các khu vực khác cửa có cấu tạo: hai bên bề mặt cửa làm bằng thép, ở giữa có vật liệu chống cháy như bông thủy tinh, Tắm Magie Oxit

> Hệ thống tăng áp cho cầu thang bộ và hút khói:

Hệ thống tăng áp cầu thang bộ: Là hệ thống cung cấp không khí tươi vào buồng thang bộ bởi hệ thống quạt cấp không khí và đường ống cấp gió đến các

cầu thang bộ, tạo nên áp suất dương trong buồng thang (Không làm cho khói lọt vào buồng thang để tránh cho con người không bị ngạt khói trong quá trình

thoát nạn.

Nguyên lý làm việc: Khi có đám cháy hệ thống quạt được cấp tín hiệu từ hệ thống báo cháy tự động hoặc được khởi động bằng tay để cấp không khí tươi vào buồng thang Các quạt này được đặt trên nóc tòa nhà/công trình (Là nơi có

không khí không bị nhiễm khói)

Hệ thống hút khói: được lắp đặt ở hành lang các tòa nhà, các căn phòng lớn hơn 200m2 và tại các nhà kho, nhà xưởng S/xuất: Là hệ thống hút khói bởi

các quạt hút thông qua hệ thống đường ống và các cửa hút khói để hút khói của

đám cháy dé tránh cho con người không bị ngạt trong quá trình thoát nạn Nguyên lý là việc: Giống như hệ thống tăng áp buông thang bộ.

Những sản phẩm tại Công ty luôn là những sản phâm mới nhất và tốt nhất.

Cùng với đó, các sản phẩm cũng được lắp ráp theo công nghệ chuẩn và chất

lượng cao dé đảm bảo hệ thống được hoạt động một cách trơn tru nhất.

2.1.2.3 Khách hàng

Mục tiêu chủ yếu của Công ty là thầu được các dự án công trình thi công cần lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên cả nước Vì vậy, nguồn khách hàng chính mà Công ty nhắm tới đó là chủ các công trình, có thé là cá nhân hoặc tổ chức — những người có đặc điểm rất hiểu biết về các định mức kinh té kỹ thuật Với mỗi dự án, thường chủ các công trình sé đặt ra những điều kiện

cân và đủ về nguôn lực, về thời gian cũng như là dựa trên uy tín của các doanh

28

Trang 37

nghiệp tham gia đấu thầu, vì vậy từ đó Công Ty cần phải tự đặt ra cho mình những vấn dé về chi phí, thời gian, thi công, nhân lực, vật lực đối với hoạt

động kinh doanh của mình.

Hiện tại, địa bàn hoạt động chủ yếu của Công ty là tại khu vực phía Bắc Phần lớn các dự án là ở Hà Nội Vì vậy, ngoài các dự án công trình nhỏ và vừa,

Công Ty cũng nhắm đến những khách hàng cá nhân khác, là chủ của những

khách sạn, nhà hàng, hoặc nhà riêng của người dân Đây là nguồn khách mang

tính nhỏ lẻ và biết đến Công Ty qua các mối quan hệ giới thiệu.

Dù là khách hàng lớn hay nhỏ, Công ty luôn hướng tới cung ứng các sản

phẩm dịch vụ dé giúp cho khách hàng thỏa mãn tối đa nhu cầu và mục tiêu đó ngày càng được thê hiện rõ hơn.

2.1.2.4 Thị trường kinh doanh của Công Ty Cổ Phan Thương Mại Và Kỹ Thuật

Thăng Long Việt Nam

Thị trường theo phạm vi địa lý chính của Công ty đó là ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, đây là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa- xã hội phát triển bậc nhất của Việt Nam, là nơi tập trung rất nhiều dự án các tòa nhà cao tầng, các căn hộ từ bình thường đến cao cấp Không chỉ có vậy, đây cũng là địa

điểm đông dân nhất khu vực Miền Bắc với dân số lên tới xấp xi 8,054 triệu người, từ đó, phát sinh về nhà ở, nhu cầu an toàn PCCC sẽ tăng lên, đem lại một

thị trường lớn mà Công ty có thê khai thác.

Trong các năm qua, Công ty đã thực hiện tư van thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công lắp đặt hạng mục pccc, điện, chống sét tại các dự án trên cả nước như Hội trường Bộ Lao Động thương binh và xã hội, Công ty cô phần dệt may Hải

Phòng, Trung tâm giao dịch công nghệ thông tin TP Hà Nội, Công ty Acecook

Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Đức, Công ty CP nhựa thiếu niên Tiền Phong, Bệnh viện đa khoa Nghĩa Bình Huyện Nghĩa Hưng và rất nhiều các công trình lớn

nhỏ khác trên cả nước.

Theo kế hoạch năm 2020, Công Ty muốn mở rộng hơn thị trường của mình tại những thành phố trong miền Nam như Sài Gòn, Nha Trang đây hầu

như là những thành phố lớn và có tiềm năng nhưng do diễn biến phức tạp của

dịch Covid 19 làm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều cản trở, vì vậy, Công Ty hiện tại vẫn chưa tiếp cận được những dự án mới tại những thị trường đó Mặc dù vậy, trong tương lai, Công Ty sẽ vẫn cố gang tiến hành kế

hoạch mở rộng thị trường của mình.

29

Trang 38

Hoạt động mạnh mẽ từ năm 2013 đến nay, qua nhiều năm hình thành và phát triển, Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích và đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đối với Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong suốt thời gian

hoạt động.

2.1.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của doanh nghiệp 2.1.3.1 Cơ cầu tổ chức

Công Ty Cổ Phan Thương Mại Và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam có bộ

máy tô chức văn phòng của công ty gôm Giám doc va 20 nhân viên.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban của Công Ty Cổ Phan

Thương Mại và Kỹ Thuật Thăng Long Việt Nam

Nguồn: Phòng nhân sự > Giám đốc:

Đây là người nắm quyền lớn nhất trong Công ty, người vạch ra đường lối và quyết định mọi hoạt động kinh doanh Giảm Đốc cũng là người sẽ có trách nhiện trước nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh đồng nghĩa với việc là

người đại diện theo pháp luật của Công Ty Ngoài ra, đây là người giữ vai trò chỉ

huy với chức trách quản lý, sử dụng toàn bộ vốn, tư liệu, nhân lực và tất cả những nguồn lực của Công ty.

> Phó Giám đốc:

Là người nắm quyền thứ hai sau Giám đốc Nhiệm vụ chính của Phó Giám

doc là nhận chỉ đạo trực tiép, xử lý các vân đê trong lĩnh vực được cap trên là

30

Ngày đăng: 21/04/2024, 20:57

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN