1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội

80 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN THỊ NGỌC ANH

XỬ PHAT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC PHÒNG CHÁY CHỮA CHAY TREN DIA BAN

THANH PHO HA NOI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUAT HOC

Định hướng ứng dụng

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN THỊ NGỌC ANH

XỬ PHẠT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC PHONG CHÁY CHỮA CHAY TREN DIA BAN

THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính

Trang 3

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trinh nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được

trích dẫn đúng quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 4

Em xin cam ơn các thay, cô trong Khoa Hành chính -Nhà nước, các thay cô giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt quá trình

học tập và nghiên cứu.

Dé hoàn thành được công trình khoa hoc này, em xin chân thành cảm ơn tới sự động viên, giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến T.S Nguyễn Ngọc Bích, người luôn quan tâm, chỉ dan tận tình trong suốt quá trình em thực hiện luận văn.

Mac dit đã rất có gắng, song do đây là van dé kha phức tạp nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết Vì vậy, em rất mong duoc sự gop

y, chỉ bảo của các thay, cô dé bài luận văn được hoàn hiện hon./.

Trang 5

PCCC : Phong cháy va chữa cháy

PCCC&CNCH : Phòng cháy, chữa cháy và cứu nan, cứu hộVPHC : Vi phạm hành chính

Trang 6

PHAN MỞ DAU 2200201121111 21k nh nh vưên 6

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VA PHAP LY VE XU PHAT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC PHONG CHAY, CHUA

1.1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy LÍ1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa

[ÄÌf-IZYY su eo li bát ti Bá Lai a Ses ME đã Lats Le SG SE XE tới av re ti A NS KG LE Eóš Hư EE 11

1.1.2.Dac điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa

0) 6 .- 121.1.3 Các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy¬— Geis 171.2 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa chay 261.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa

NAIA hờ nk 5m TH Bi 3 Bỉ aH Bi Ki Bối a kB Bi AR Bố § 3 at Bấi Rhế loi RE HO Thế hoi iB § 26

1.2.2 Ý nghĩa của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa

CHUONG 2: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT HIỆN HANH VA THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHAY, CHỮA CHAY TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI 32 2.1 Quy định của pháp luật về xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng

Chay, 9iìx80 0111777 nae 32

2.1.1 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu

quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa Chay -c cccccs s3 ssseereeske eae 33

Trang 7

2.1.3 Thủ tục xử phạt trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,

2.2 Đánh giá pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy,

Chita N0 07 41

2.3 Thực trang xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

trên địa bàn thành phố Hà Nội ¿- ¿+ 2 SE E+E#EE+E£EEEEEEEEEEEEEEkEEkrke sees 44 2.3.1 Diễn biến tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

trên địa bàn Hà Nội trong thời gian vừa qua -<- 462.3.2 Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

trên địa bàn thành phố Hà Nội - ¿c7 1121112211131 11125111 5111 xe 49 CHUONG 3: MỘT SO GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO HIEU QUÁ CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI TRONG I:0)E©'Ÿ.9\9)aAaađađaai 3.1 B6 sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

phòng cháy, chữa cháy - - + c1 121111 1111111119111 011 118 111v HH HH ng hi nhủ 59

3.2 Nang cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ can bộ quan ly co sở, dia ban về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa

3.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra dé kịp thời phát hiện vi phạm cũng như đánh giá chính xác tính chất, mức độ vi phạm làm căn cứ cho việc xử phạt 63 3.4.Tăng cường xây dựng, phát triển lực lượng dân phòng trên địa bàn thành phố

"HH wees 63

KET LUẬN - - sSt S1 T111 1111111111101 1111 1111111111 11111 gi eeeee ees 66 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 5-65 eE+EvEEEErkerke xem 67

Trang 8

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trên cả nước ngày càng xuất hiện nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các khu kinh tế tập trung với quy mô ngày càng lớn, dây truyền công nghệ ngày càng hiện đại, khối lượng hàng hóa, vật tư của các cơ sở tập trung ngày càng nhiều Tính chất cháy, nô của nhiều thiết bị, dây truyền công nghệ, vật liệu mới cũng phức tạp và nguy hiểm hơn trước Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, tổ hop nhà cao tầng được xây dựng, nhiều loại vật liệu mới trong đó có những vật liệu dễ cháy được sử dụng để xây dựng các công trình Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ cháy, nhất là cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng ngày càng gia tăng.

Thực tế cho thấy, thời gian qua ở nước ta, tình hình cháy, nỗ cũng diễn biến

hết sức phức tạp Chỉ tính trong 05 năm (2012 - 2016) trên toàn quốc đã xảy ra

11.461 vụ cháy, làm chết 360 người, bị thương 957 người, thiệt hại về tài sản do cháy gây ra ước tinh trị giá hơn 6.147 ti đồng Nhiều vụ cháy đã dé lại hậu qua nặng nề cho con người, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội Vậy nhưng nhiều cơ quan, đơn vị và một bộ phận người dân vẫn còn xa lạ và thờ ơ với công tác phòng cháy chữa cháy Tại nhiều doanh nghiệp, khu chung cư việc đảm bảo các trang thiết bị, điều kiện nhân lực về an toàn PCCC chỉ làm qua loa, chiếu lệ, mang tính đối phó.

Thủ đô Hà Nội vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế, là đầu mỗi giao lưu của cả nước với các nước trong khu vực và thế giới Trong những

năm qua, tình hình kinh tế thành phố Hà Nội ngày một tăng trưởng với nhiều dự

án đầu tư nước ngoài, nhiều khu công nghiệp được thành lập, nhiều trung tâm thương mại, khu chung cư cao tầng được xây dựng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thành phó, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội không ngừng phát

Trang 9

tạp Điều đó đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác PCCC Những năm qua, công tác phòng cháy và chữa cháy đã được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp quan tâm chú trọng Ý thức của người dân về PCCC cũng được nâng cao Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về phòng chống cháy, nỗ dẫn tới xảy ra các vụ cháy, nỗ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng, có những vụ cháy, nỗ gây thiệt hại lớn về người và tài sản Một trong những nguyên

nhân cua tình trang này là việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực PCCC chưa được

triệt dé, có nhiều vu vi phạm không được phát hiện kịp thời hoặc được phát hiện

nhưng chưa xử lý thỏa đáng vì thế không có tính răn đe, phòng ngừa.

Cháy nô tuy không diễn ra hàng ngày nhưng khi xảy ra thì có khả năng gây

thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, hậu quả của cháy nỗ cũng cần thời gian dài để khắc phục.Vì vậy, nếu không thực hiện tốt công tác PCCC thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung Trong đó, việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC nhằm đảm bảo an toàn PCCC và quản lý nhà nước về PCCC là biện pháp đảm bảo công tác quản lý nhà nước về PCCC đạt hiệu quả tối ưu nhất Xử phạt vừa trừng phạt các cá nhân, tô chức vi phạm, vừa mang tính răn đe, phòng ngừa làm giảm nguy cơ cháy nồ hoặc giảm thiệt hại do cháy nồ gây ra.

Nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC dưới góc độ luật học và qua thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội là cơ hội dé đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về PCCC và xử phạt vi phạm hành chính về PCCC Thông qua việc nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ hơn được thực trạng, hạn chế, bất cập của công tác xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn Hà Nội, góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận và nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các nội dung có liên quan đến đề tài luận văn đã được các tác giả khác

nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Có thể kế tên một số đề tài sau:

- Tac giả Mai Phuong Lan (2013), 77c hiện pháp luật trong lĩnh vực

phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

- Tác giả Nguyễn Đức Thang (2013), Thực trạng và giải pháp nâng cao

hiệu lực công tác xu ly vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữacháy của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Luận

văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học PCCC, Hà Nội.

- Tác giả Nguyễn Thế Toàn (2015), Xử ý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực phòng cháy, chữa cháy- qua thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Qua nghiên cứu, các luận văn trên đều chủ yếu mới chỉ nêu ra công tác xử

lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát PCCC nói chung mà chưa đi sâu

vào nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội Đặc biệt, từ khi có Nghị định vỀ xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực PCCC và chuyên đổi mô hình thành lập Cảnh sát PCCC tại thành phố thì chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về van đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói chung và trên địa bànthành phô Hà Nội nói riêng Đây vân là một khoảng trông cân được nghiên cứu.

Trang 11

Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến lý luận, cơ sở

pháp lý và thực trạng xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên thành phó, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên dia bàn thành phố Hà Nội.

e Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội.

e Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài này là quy định pháp luật và thực trạng hoạt

động xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát PCCC trên địa bàn

thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây.

4 Các phương pháp nghiên cứu

- Về phương pháp luận: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Leenin về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của thành phố về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nươc về công tác PCCC.

- Các phương pháp khác: phương pháp nghiên cứu;phương pháp phân tích,

tong hop; phương pháp logic; phương pháp thông kê, so sánh, 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Bồ sung, hoàn thiện lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

phòng cháy và chữa cháy.

- Đánh giá, làm rõ thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

PCCC trên địa bàn thành phó; nêu lên những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân Từ đó, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn.

Trang 12

6 Bồ cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các tài

liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phô Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố

Hà Nội trong thời gian tới

Trang 13

PHAN NỘI DUNG

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VA PHAP LY VE XU PHẠT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC PHONG CHAY, CHỮA CHAY

1.1.Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháyVỊ phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là một loại vi phạm hành chính Pháp luật hiện hành không có định nghĩa về vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy mà chỉ có định nghĩa về vi phạm hành chính Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 định nghĩa:

“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính ” Định nghĩa này kế thừa các quy định pháp luật trước đó về vi phạm hành chính như Pháp lệnh xử

phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

ngày 06/07/1995; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/07/2002 (được

sửa đôi bố sung năm 2007 va năm 2008) Khái niệm vi phạm hành chính lần đầu

tiên được nêu ra trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989.

Điều | của Pháp lệnh này đã chỉ rõ: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà

nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị

xử phạt hành chính” Đên Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì không đưa ra định nghĩa trực tiếp về vi phạm hành chính, mà quy định gián tiếp thông qua khái niệm xử phạt vi phạm hành chính “Xử phat vi phạm hành chính duoc áp dung đối với cd nhân,

Trang 14

tổ chức có hành vi cô ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc về quan lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải

bị xử phạt vi phạm hành chính ”.

Các định nghĩa về vi phạm hành chính đều thống nhất chỉ ra các dấu hiệu

pháp lý đặc trưng của một vi phạm hành chính như : hình thức của vi phạm hành

chính là hành vi, có thể là thực hiện hành vi bị pháp luật cắm, không thực hiện hành vi pháp luật quy định phải thực hiện hoặc thực hiện hành vi không đúng

theo (thủ tục) pháp luật yêu cầu; chủ thé của vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức; tính chất của vi phạm hành chính thé hiện ở chỗ hành vi vi phạm đã xâm phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước nhưng mức độ nguy hiểm

cho xã hội không cao và không phải tội phạm; tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm thì chủ thé bi xử phạt vi phạm hành chính Vi phạm hành chính trong

lĩnh vực PCCC cũng có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của vi phạm hành chính nói chung Tuy nhiên vẫn có những đặc điểm riêng biệt, như là khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy nên các hình thức xử phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế với vi

phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng có đặc thù riêng.

Qua khái niệm về vi phạm hành chính và các phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC như sau: Vi phạm hành

chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về phòng cháymà

không phải tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bi xử phạt vi phạmhành chính.

1.1.2 Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC cũng mang đầy đủ các đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung, đồng thời có những đặc trưng riêng

dé phân biệt với các vi phạm hành chính khác Vi phạm hành chính trong lĩnh

Trang 15

vực phòng cháy và chữa cháy có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là hành vi trái với các quy định pháp luật về PCCC.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trước hết phải là hành vi của

con người hoặc là hoạt động của các cơ quan, tổ chức có tính nguy hiểm cho

xã hội Là những hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC, vi phạm hoặc thực

hiện không đúng các quy định của nhà nước, pháp luật về PCCC, xâm phạm đến khách thé được pháp luật PCCC bảo vệ Hanh vi đó có thể biéu hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thé pháp luật PCCC Pháp luật

PCCC không điều chỉnh những suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng khi chưa biểu hiện thành các hành vi cụ thể Hành vi trái pháp luật PCCC là hành vi được thực hiện không đúng với những quy định của pháp luật PCCC như không làm

những việc mà pháp luật PCCC yêu cầu, làm những việc mà pháp luật PCCC cắm hoặc tiễn hành những hoạt động vượt quá giới hạn, phạm vi cho phép của

pháp luật PCCC, Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy: phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi tắt là Nghị định 167/2013/NĐ-CP) thì những hành vi thực hiện trái với quy định về PCCC như là: Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, bién chi dẫn về phòng cháy và chữa cháy; Không cử người

có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy;

Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy; Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định; Điểm d khoản 1 Điều 3 luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về nguyên tắc xử ly

vi phạm hành chính như sau: “Chi xứ phạt vi phạm hành chính khi có hành vi

vi phạm hành chính do pháp luật quy định ”.Vì vậy, muốn biết một hành vi nào

đó xâm hại đên các quan hệ xã hội do cá nhân hoặc tô chức thực hiên có phải

Trang 16

là vi phạm hành chính trong PCCC hay không thì cần phải căn cứ vào các quy định, yêu cầu trong các quy phạm pháp luật PCCC.

Tứ hai, chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.

Chủ thê vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là các tô chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính đã thực hiện hành vi vi pham.Theo quy

định của pháp luật nói chung và pháp luật về lĩnh vực PCCC hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải là người không mac bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mắt kha năng nhận thức hoặc khả năng điều khiến hành vi và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật, cụ thé là:

- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong

trường hop thực hiện hành vi với lỗi cô ý Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi nay có vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC hay không cần xác định yếu tô lỗi trong mặt chủ quan của họ Thông thường người thực hiện hành vi với lỗi có

ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cắm nhưng vẫn thực hiện.

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thé là chủ thé vi phạm hành chính trong lĩnh

vực PCCC trong mọi trường hợp thực hiện vi phạm.

Tổ chức là chủ thé của vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC bao gồm:

các cơ quan hành chính nhà nước, các tô chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tô chức khác có tư cách pháp nhân

theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng là chủ thé vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy

định khác thì áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế đó.

Thứ ba, vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là hành vi có lôi của chủ thé.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải là hành vi có lỗi thể hiện

Trang 17

dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Lỗi cố ý trực tiếp trong trường hợp chủ thé vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra Lỗi cô ý gián tiếp trong trường hợp chủ thé vi phạm nhận

thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội,

thay trước hậu quả nguy hiểm do hành vi của minh gây ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra Lỗi vô ý vì quá tự tin trong trường hợp chủ thê vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra

nhưng hi vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn

được Lỗi vô ý vì cau thả trong trường hợp chủ thé vi phạm không nhận thức trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có điều kiện và có trách nhiệm thấy trước hậu quả đó Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thé, nghĩa là chủ thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình Lỗi là yếu t6 chủ quan thé hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật PCCC của mình Đối với hành vi trái pháp luật PCCC mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thì không bị coi là vi

phạm hành chính về PCCC Trong trường hợp, do lỗi của tổ chức thì lỗi gây ra

được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện công việc được giao Pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC hiện hành quy định tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi do chính mình gây ra và có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC Đồng thời, phải có trách nhiệm xác định lỗi của người thuộc tô chức mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao dé truy cứu trách nhiệm kỷ luật và bồi thường

thiệt hại theo quy định của pháp luật Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ

sở nhận thức và kiêm soát của chủ thê, nghĩa là chủ thê nhận thức và điêu khiên

Trang 18

được hành vi của mình Lỗi là yếu tố chủ quan thê hiện thái độ của chủ thé đối với hành vi trái pháp luật PCCC của mình Đối với hành vi trái pháp luật PCCC

mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thì không bị coi là vi phạm hành chính về PCCC.

Thứ tư, vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC xâm phạm tới trật tự

quản ly nhà nước về PCCC.

VỊ phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là hành vi xâm hại hoặc có nguy

cơ xâm hại đến các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước về PCCC Các quan hệ xã hội này rất đa dạng, phức tạp và diễn ra trong hầu hết mọi lĩnh vục của đời

sống xã hội, trong phạm vi toàn quốc, từng địa phương và trong các cơ quan, tô

chức, doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình Những quan hệ đó được nhà nước tác

động, điều chỉnh băng Luật Phòng cháy và chữa cháy; bằng hệ thống các nguyên tac PCCC; bằng các quyên, nghĩa vụ pháp ly cụ thé về PCCC để các chủ thé khi tham gia các hoạt động PCCC lựa chọn và điều khiến hành vi của mình sao cho phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực

Thứ năm, tính chịu xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCCC.

Tính chịu xử phạt hành chính là một trong các dấu hiệu của VPHC trong lĩnh vực PCCC Một hành vi dù có tính xâm hại đến các quy định quản lý nhà

nước về PCCC, trái pháp luật PCCC nhưng không được pháp luật quy định phải

bị xử phạt hành chính thì không thé gọi là VPHC trong lĩnh vực PCCC Như vậy,

để xác định một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và có đủ căn cứ đề truy cứu trách nhiệm hành chính hay không, phải nghiên cứu khách quan đầy đủ các dau hiệu, các đặc điểm pháp lý của vi phạm, làm rõ tính chất, mức độ của vi phạm về PCCC làm cơ sở cho việc lựa chọn hình thức, mức xử phạt phù hợp với các quy định pháp luật về PCCC Ví dụ như tại khoản 4 Điều 30 Nghị

định 167/2013/NĐ-CP thì tùy thuộc vào loại hàng, SỐ lượng của việc tàng trữ

Trang 19

trái phép các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ sẽ bị phạt tiền trong mức từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

1.1.3 Các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòngcháy, chữa cháy

Đề bảo đảm thực hiện được thống nhất và đồng bộ các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói riêng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính

năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình ngày 12/11/2013, có hiệu lực thi hành ké từ ngày 28/12/2013, thay thé cho Nghị

định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCCC Trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được quy định tại 22 điều, từ Điều 27 đến Điều 48 Các nhóm hành vi vi phạm về PCCC được kế thừa và gần như giữ nguyên từ các nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC từ Điều 5 đến Điều 26 Nghị định số 52/2012/NĐ-CP.Theo đó, các hành vi vi phạm về PCCC quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được chia thành 22 nhóm như sau:

- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong việc ban hành, pho biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về PCCC Bao gồm các hành vi như như: chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thầm quyên; làm mắt tác dụng hoặc dé nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cam, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ky hiệu chỉ dẫn; không chấp hành nội quy, quy định về PCCC của cơ quan nhà nước có thâm quyén; Theo đó, cá nhân hoặc tô chức có một trong những hành vi

trên sẽ thuộc hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.

Trang 20

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn PCCC Bao gồm các hành vi: không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy; không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về PCCC đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu băng văn bản; không cử người có

trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn PCCC; không tự tô chức kiểm tra an

toàn PCCC theo quy định; không tô chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về PCCC của cơ quan có thâm quyền; không thực hiện các yêu cầu về PCCC đã được cơ quan có thâm quyền yêu cầu bằng văn bản; cơ sở đã được thâm duyệt và nghiệm thu về PCCC, trước khi đưa vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình sử dụng nhà, công trình và

hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định Như vậy, cá nhân, chủ các cơ sở hoạt động kinh doanh, sản xuất cần phải chấp hành, thực hiện các yêu cầu về

PCCC của người hoặc cơ quan chức năng có thâm quyên.

- Nhóm hành vi vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn PCCC Bao gồm các hành vi: không thực hiện việc báo cáo về công tác PCCC; không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC; không cập nhật những thông tin thay đổi liên quan đến công tác PCCC trong hỗ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của cơ sở Như vậy, các đơn vị, cơ quan cấp cơ sở trong lĩnh vực PCCC cần phải báo cáo cấp trên có thâm quyền đúng thời hạn, cập nhật các thông tin thay đổi liên quan đến công tác PCCC kịp thời, nhanh chóng.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong quản lý, bảo quản và sử dung chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ Bao gồm các hành vi: không có số sách, hồ sơ theo dõi, quan lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; bảo quản, bố tri, sắp

xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ vượt quá số lượng, khối lượng theo quy định; sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng nguy hiểm về cháy nỗ không có giây chứng nhận kiêm định hoặc không đảm bảo các điêu kiện an toan

Trang 21

về PCCC theo quy định; tàng trữ, sử dụng trái phép, chất hàng nguy hiểm về cháy, no.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ Bao gồm các hành vi: không có biện pháp, phương

tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định;không có biện pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định; không lắp đặt

các thiết bị phát hiện và xử lý rò ri của các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ ra môi trường xung quanh; không có phương án hoặc thiết bị xử lý sự cô bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và các chất lỏng dễ cháy khác; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ mà không có giấy phép, không đúng nơi quy định, không đúng chủng

loại, không phù hop với chất, hàng nguy hiểm cháy, nỗ; sản xuất, kinh doanh chat, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ thuộc danh mục cắm kinh doanh.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ Bao gồm các hành vi: làm hư hỏng giấy phép vận chuyền, hang nguy hiểm về cháy, nỗ;không mang theo giấy phép vận chuyền khi vận chuyên chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ; không bóc, gỡ biểu trung chất, hàng nguy

hiểm về cháy, nỗ gắn trên phương tiện vận chuyền khi chất, hàng nguy hiểm về

cháy, no đã được di chuyên khỏi phương tiện vận chuyền; làm mat giấy phép

vận chuyền, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ nhưng đã thông báo kịp thời với cơ

quan có thẩm quyền; sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ trên phương tiện vận chuyên không đúng theo quy định; không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn PCCC khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyên chat, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ trong thời gian vận chuyền; vận chuyên chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ vượt quá số lượng, khối lượng, chủng loại quy định

trong giấy phép; làm giả hoặc sử dụng giấy phép giả để vận chuyền chất, hàng

nguy hiém vé cháy, nô Tùy thuộc vào hành vi vi phạm của cá nhân, tô chức

Trang 22

thì sẽ có mức phạt và biện pháp xử lý khác nhau.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguôn nhiệt, thiết bị, dung cụ sinh lửa, sinh nhiệt Bao gồm các hành vi: sử dụng diém, bật lửa di động ở những nơi có quy định cấm; sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt,

thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về

phòng cháy và chữa cháy theo quy định; sử dụng nguồn lửa, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bi, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cam; hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC theo quy

định Vi dụ: sử dụng di động ở cây xăng là hành vi thuộc nhóm hành vi vi phạm này.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong thiết kế, lắp đặt, quan ly, sử dụng điện Bao gồm các hành vi: không có quy định về an toàn PCCC trong sử dụng điện tại cơ sở; sử dụng thiết bị điện không theo đúng chỉ dẫn của nhà

chế tạo; không duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống chiếu sáng sự có;

thay đôi thiết kế hoặc thay đôi kết cấu, thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết bị điện mà không được người hoặc cơ quan có thầm quyền chấp thuận; lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn PCCC; sử dụng thiết bị điện quá tải SO VỚI thiết kế; sử dụng thiết bị điện ở những nơi đã có quy định cắm; sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu PCCC theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nd; không có nguồn điện dự phòng; không thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện phục vụ yêu cầu PCCC và cứu nạn, cứu hộ theo quy định Ở nhóm hành vi này, chủ yếu tại các khu dân cư, cơ sở trọng điểm, cơ sở sản suất có quy mô lớn mắc các lỗi vi phạm chủ yêu do hệ thống điện sau điện kế câu mắc không đảm bảo an toàn PCCC, dây dẫn điện không có ống nhựa bảo vệ, các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn sử dùng chung một ô cắm điện hoặc các khu vực dưới

san nâng kỹ thuật.

Trang 23

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thong chống sét Bao gồm các hành vi: không có hé sơ theo

dõi hệ thông chống sét theo quy định; không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét

theo quy định; không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ

thống chống sét; không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định Việt Nam là một nước nằm trong

khu vực nhiệt đới âm, khí hậu thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển của dông sét Vì vậy, việc quy định cụ thê các chế tài xử phạt hành vi vi phạm hành chính về hệ thống chống sét cho nhà, công trình, khu nhà xưởng, văn phong, là hết sức cần thiết.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư, xây dựng Bao gồm các hành vi: không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về PCCC

trong quá trình thi công, xây dựng công trình; không thiết kế hệ thống PCCC đối

với công trình thuộc diện phải có thiết kế về PCCC; đưa nhà, công trình vào sử dụng không đảm bảo một trong các điều kiện về an toàn PCCC đối với công trình không thuộc diện phải thâm duyệt về PCCC; thi công, lắp đặt khong đúng theo thiết kế về PCCC đã được co quan có thâm quyền thẩm duyệt; không trình hồ sơ dé thẳm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đôi tính chất sử dụng nhà,

công trình trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định; tô chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thâm duyệt về PCCC khi chưa có giấy chứng nhận thâm duyệt về PCCC; chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ

giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC mà chưa được cơ quan có thầm quyền thầm duyệt; đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tô chức nghiệm thu về PCCC Nhóm vi phạm này chủ yếu nằm ở các chung cư cao

tầng, tòa nhà văn phòng

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn PCCC và ngăn cháy Bao gồm các hành vi: bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không đảm bảo

Trang 24

khoảng cách an toàn PCCC và ngăn cháy theo quy định; không tô chức vệ sinh công nghiệp dẫn đến khả năng tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ;

xây tường ngăn cháy, vách ngăn cháy hoặc làm cửa ngăn cháy và các giải pháp

ngăn cháy khác không bao đảm yêu cầu theo quy định; làm tang, san, vách ngăn,

mái che hoặc tập kết vật liệu dễ cháy ở những nơi không cho phép; làm nhà, các công trình khác ở trong rừng hoặc ven rừng không đảm bảo an toàn về chống

cháy lan theo quy định; không dọn sạch chất dé cháy năm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt va sản pham dầu mỏ; xây dựng công trình

mà vi phạm khoảng cách ngăn cháy; không làm tường ngăn cháy, vách ngăn

cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong PCCC Bao gồm các

hành vi: thiết kế cửa thoát nạn không mở theo hướng thoát nạn, không lắp gương trong cầu thang thoát nạn; bố trí, sắp xếp tư, hàng hóa, phương tiện giao thông

và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn; tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị chiếu sáng sự có, biển báo, biển chi dẫn trên lối thoát nạn; không lắp đặt biển báo, biến chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn; không có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn theo quy định; không có thiết bị thông giá, thoát khói theo quy

định cho lối thoát; không có thiết bị chiếu sáng sư cố trên lỗi thoát nạn hoặc

khong đủ độ sáng theo quy định hoặc không có tác dụng: thiết kế, xây dựng cửa

thoát nạ, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn không đủ SỐ lượng, diện tích, chiều

rộng hoặc không đúng theo quy định; khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn; làm mất tác dụng của lối thoát nạn.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về phương án chữa cháy của cơ sở Bao gồm các hành vi: không quản lý phương án chữa cháy theo quy định; xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu; không phổ biến phương án chữa

cháy; không trình phê duyệt phương án chữa cháy; không tham gia thực tập

phương án chữa cháy; không bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy; không

Trang 25

thực tập đầy đủ các tình huống chữa cháy trong phương án chữa cháy đã được phê duyệt; không xây dựng phương án chữa cháy; không tổ chức thực tập

phương án chữa cháy.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thông tin bảo cháy Bao gồm các hành

vi: không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy hỏng hoặc mất tác dung;khéng có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định; báo cháy chậm, không kip thời; báo cháy không day đủ; báo cháy giả; khong báo cháy

hoặc ngăn cản, cản trở, gây cản trở việc thông tin báo cháy; đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin không kịp thời khắc phục những hỏng hóc đối với thiết bị tiếp nhận thông tin báo cháy của cơ quan Cảnh sát PCCC khi đã có yêu cầu bằng văn bản.

- Nhóm các hành vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dung phương tiện PCCC Bao gồm các hành vi: làm che khuất phương tiện PCCC;

không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định

ky; trang bị phương tiện PCCC không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy

định; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao

thông cơ giới theo quy định; trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện PCCC chưa được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định; trong bị

phương tiện PCCC không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nỗ của cơ sở

theo quy định; sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy

dùng vào mục đích khác; không dự trữ nước chữa cháy theo quy định; di chuyền,

thay đôi vị trí lắp đặt phương tiện PCCC theo thiết kế đã được cơ quan có thâm

quyền phê duyệt; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển hàng, chất nguy hiểm về cháy nỗ theo quy định; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho

nhà, công trình theo quy định; làm mat, hỏng hoặc làm mắt tác dụng phương tiện PCCC; không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định.

Trang 26

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về công tác chữa cháy Bao gồm các hành vi: vào khu vực chữa cháy khi không được phép của người có thâm quyền;

không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy; không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy; không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ

về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy

theo quy định; cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện PCCC; không

tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thâm quyên; không bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định; không bố trí đường giao thông, vị trí tiếp cận tòa nhà, công trình và các khoảng trống khác cho xe chữa cháy và các phương tiện chữa cháy cơ giới khác hoạt động theo quy định; không tô chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy; lợi dụng việc chữa cháy dé xâm hai đến sức khỏe, tài san hợp pháp của công dân và tai sản của nhà nước.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về tuyên truyền, pho biến pháp luật, kiến thức, học tập, bôi dưỡng và huấn luyện về PCCC Bao gồm các hành vi: làm hỏng băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cỗ động về PCCC; không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định; sử dụng người làm lực lượng chữa cháy cơ sở, người điều

khiển phương tiện giao thông cơ giới 4 chỗ ngồi trở lên, người điều khiến

phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ

nhưng chưa qua lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đã qua lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC; không tổ chức huấn

luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC theo quy định.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thành lập, tổ chức, quan lý lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành Bao gồm các hành vi: không đảm bảo số lượng về con người, thời gian trong một ca trực, kíp trực về an toàn

phòng cháy và chữa cháy; lực lượng chữa cháy cơ sở không sử dụng thành thạo

phương tiện PCCC được trang bị tại cơ sở; không tô chức phân trực tại cơ sở

Trang 27

theo quy định; thành lập đội PCCC cơ sở hoặc chuyên ngành không đảm bảo yêu

cầu theo quy định; không quản lý, không duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở

hoặc chuyên ngành theo quy định; không tham gia hoạt động PCCC khi người có

thâm quyền yêu cầu; không thành lập đội PCCC cơ sở hay chuyên ngành theo

quy định.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị PCCC và thiết kế về PCCC Bao gồm các hành vi: đơn vị thiết kế về PCCC không đủ tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn kỹ thuật theo quy định; hoán cải xe ô tô chữa cháy, tàu, thuyền chữa cháy chuyên dùng khi chưa được phép của cơ quan có thâm quyên; kinh doanh phương tiện, thiết bị PCCC khi chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo hoặc tập huấn nghiệp vụ về PCCC theo quy định; đơn vi thi công, lắp đặt

hạng, mục PCCC mà không đủ tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn kỹ

thuật theo quy định.

- Nhóm các hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Bao gồm các hành vi: kinh doanh bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc không có biện pháp đề phòng, hạn chế tôn thất cho đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định;cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc mà không mua theo quy định; mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành; cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy né, bắt buộc không tách riêng hợp đồng phan bảo hiểm cháy, nô bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói theo quy định; không trích nộp phí bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc dé đóng góp kinh phí cho hoạt động PCCC theo quy định.

- Nhóm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chong cháy, nồ tại hộ gia đình Bao gồm các hành vi: vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy dé xảy ra cháy, nỗ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đưới 25.000.000 đồng; vô ý vi phạm quy định an toàn PCCC để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ

Trang 28

25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng: vô ý vi phạm quy định an toàn PCCC để xảy ra cháy, n6 gây thiệt hại trên 50.000.000 đồng.

- Nhóm các hành vi hành vi vi phạm trong việc để xay ra cháy, nổ Bao gồm các hành vi: vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra

cháy, nỗ gây thiệt hại từ dưới 2.000.000 đồng cho đến dưới 25.000.000 đồng: vô

ý dé xả ra cháy, nỗ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nô.

1.2 Xử phạt vỉ phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy1.2.1 Khái niệm xử phạt vỉ phạm hành chính trong lĩnh vực phòngcháy, chữa cháy

Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những cách thức đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, góp phan giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội,

bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước Theo khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyên xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” Nên có thê hiểu xử phat vi phạm trong lĩnh vực PCCC là hoạt động của các cá nhân có thâm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tô chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về PCCC theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.Nhìn chung xử phạt VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC đều thuộc phạm trù xử lý VPHC, có thể hiểu chung là việc áp dụng các biện pháp,

chế tài mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thê có hành vi vi phạm hành chính Tuy nhiên, xử phạt VPHC là một nhánh chế tài cưỡng chế

Trang 29

hành chính trong xử lý vi phạm hành chính Theo đó, xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực PCCC có các đặc điểm như sau:

Một là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được áp dụng đối với cá nhân, tô chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC theo quy định của pháp luật Nói cách khác, vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là cơ sở để tiễn hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh PCCC Cá nhân, tô chức thực hiện hành vi mà pháp luật quy định là vi phạm hành chính Luật Xử lyvi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành

chính trong lĩnh vực PCCC; hình thức, mức độ xử phạt vi phạm hành chính đối

với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, là những cơ sở pháp lý quan trọng dé tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.

Hai là, xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC được tiến hành bởi các chủ

thé có thâm quyền theo quy định của pháp luật, là các chủ thé có thâm quyền quản lý nhà nước về PCCC.Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC xác định cụ thể các chủ thé có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC,

hình thức và mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC mà họ

được phép áp dụng đối với cá nhân, tô chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực nay.

Ba là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp

luật về xử phat vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước có thầm quyền ban hành Bon là, kết quả xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được thé hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó thể hiện rõ các hình thức, biện pháp xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC Việc quyết định áp dụng biện pháp xử phạt đó thê hiện sự trừng phạt

Trang 30

nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tô chức vi phạm hành chính, qua đó

giáo dục mọi người ý thức thực hiện pháp luật.

Năm là, xu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải tuân thủ

nguyên tắc chung của xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3 Luật

Xử ly vi phạm hành chính năm 2012: “Moi vi phạm hành chính phải được phat

hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xu ly nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm

hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiễn hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thấm quyên, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; Việc xử phạt vi phạm hành chỉnh phải căn cứ vào tinh chất, mức độ, hậu quả vi phạm, doi tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Chỉ xử phat vi phạm

hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định; Một hành

vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần ”.

Sáu là, đỗi với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, cá nhân, tô chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây: Phạt cảnh cáo; Phat tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời

hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính,

phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chỉnh Ngoài các hình thức xử phạt

trên, cá nhân, tô chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

cháy còn có thé bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc giảm khối lượng, SỐ lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nô theo định mức quy định; Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định; Buộc sắp xếp lại chất, hàng nguy hiểm về cháy, n6 theo quy định

Trang 31

1.2.2 Y nghĩa của xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng

cháy, chữa cháy

Với tư cách là một trong những cách thức để bảo đảm an toàn phòng cháy,

chữa cháy, xử phạt vi phạm hành chính có những ý nghĩa sau:

Xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC nhằm bảo dam công tác quản ly nhà nước về PCCC đúng nội dung, đúng mục đích Mục đích hoạt động quản lý nhà

nước trong lĩnh vực PCCC là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài

sản của nhà nước, t6 chức, cá nhân, bao đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước Những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC đã tác động xấu vào mục đích, cũng như nội

dung quản lý của nhà nước trong lĩnh vực PCCC Thông qua việc xử phạt, trật tựquản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy đã bị hành vi vi phạm tới

sẽ được khôi phục Việc xử phạt cũng thé hiện thái độ lên án của Nhà nước với cá nhân, tô chức vi phạm nên xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC là một trong những biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho mục đích quản lý nhà nước về PCCC được đúng hướng, nội dung quản lý được thực hiện đầy đủ.

Xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC là một biện pháp vừa có tính chất cưỡng chế vừa có tính giáo duc, ran đe, phòng ngừa.

Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC luôn hướng đến việc giúp người vi phạm nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình qua đó có ý thức tự

giác chấp hành các quy định pháp luật về PCCC Việc xử phạt với cá nhân, tổ chức vi phạm còn có tác dụng ran đe với các cá nhân, tô chức khác vì vậy, có thê

nói phát hiện nhanh chong, xử phạt kip thời các vi phạm hành chính trong lĩnh

vực PCCC có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao ý thức của người dân về phòng cháy, chữa cháy cũng như ý thức chấp hành các quy định của pháp luật có liên

quan đên PCCC Cùng với ý thức của cá nhân, cơ quan, tô chức được nâng cao

Trang 32

thì số lượng các vụ cháy sẽ giảm xuống hay những hậu quả nghiêm trọng của các vụ cháy sẽ giảm nhẹ, góp phần bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe của cá nhân, tổ chức.

Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC có vị trí quan

trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về PCCC Đây là phương thức hữu hiệu để bảo vệ, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nướcđối với công tác PCCC Là biện

pháp giữ vững trật tự, kỷ luật nhà nước Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực PCCC còn góp phần nâng cao ý thức của nhân dân trong lĩnh vực PCCC;

ngăn chan kip thời và có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

PCCC, từ đó, giảm thiểu được các vụ cháy xảy ra, các hậu quả và thiệt hại

nặng nê.

Trang 33

Kết luận chương 1:

Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phô biến trong đời sống xã hội Tuy mức độ nguy hiểm của nó thấp hơn tội phạm nhưng vi phạm

hành chính là hành vi gây thiệt hại hoặc de doa gây thiệt hại cho lợi ich cho Nha nước, tập thé, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thé cộng đồng Do đó, việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung va trong lĩnh vực PCCC nói

riêng là hết sức cần thiết, đòi hỏi phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Trang 34

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TRANG XỬ PHAT VI PHAM HANH CHÍNH TRONG LĨNH VUC PHÒNG CHAY, CHỮA CHAY TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI

2.1 Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực phòng cháy, chữa cháy

Xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC cũng tuân theo các quy định pháp

luật chung về xử phạt VPHC Theo đó, các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC bao gồm:

- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

-Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bố sung năm 2013);

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ sửa đôi, bố sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số

130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc;

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công

an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/ND - CP ngày 31/7/2014 quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, b6 sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Trang 35

phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo

lực gia đình.

2.1.1 Các hình thức xử phat vỉ phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, cá nhân, tô chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính được quy định tại khoản 1

Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống té nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình Hình thức phạt chính được áp dụng một cách độc lập, nghĩa là đối với mỗi VPHC có thé áp

dụng một hình thức phạt chính mà không nhất thiết phải áp dụng các hình thức

phạt bố sung kèm theo, nhưng chỉ có thé áp dụng một trong các hình thức phạt

chính mà thôi Theo đó các hình thức phạt chính gồm: e Phat cảnh cáo (điểm a khoản 1)

Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Cảnh cáo được áp dụng

đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc doi với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản ”.

Như vậy, người chưa đủ 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính này

có thé bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện: họ thực hiện vi phạm đó lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ Điều này phù hợp với ý nghĩa của quy định là giáo dục nhiều

hơn trừng phạt Mục đích của hình thức cảnh cáo là nhằm thé hiện thái độ ran de nghiêm khắc của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành

chính trong lĩnh vực PCCC Hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức

xử phạt mang tính giáo dục ý thức chấp hành pháp luật PCCC đối với tô chức, cá

Trang 36

nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo

không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp Do đó, vẫn

mang tính cưỡng chế nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tốn hại nhất

định về mặt tinh thần Việc áp dụng đúng đắn hình thức xử phạt cảnh cáo có ý

nghĩa quan trọng đối với công tác phòng ngừa vi phạm hành chính trong lĩnh vực

PCCC Hiện nay, tình trạng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ vẫn còn nên dẫn đến

tình trạng cảnh cáo ít được áp dụng và áp dụng không đúng Một số người có thâm quyền phạt nặng người vi phạm hành chính ngay cả khi chỉ đáng phạt cảnh

Về đối tượng áp dụng là tổ chức: người đại diện khi thực hiện các quyền và nghĩa vu của tô chức thường có nhận thức tốt, thậm chí rất am hiéu về pháp luật

trong hoạt động của mình, nên áp dụng hình thức cảnh cáo có mức độ tác động

thấp đối với tô chức là không tương xứng.

Hình phạt cảnh cáo trong lĩnh vực PCCC được áp dụng trong các trường

hợp như: chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về PCCC của cơ quan nhà nước có thầm quyền; có hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn PCCC; không thực hiện việc báo cáo về công tác PCCC,

e Phat tiền (điểm b khoản 1)

Phạt tiền là hình thức xử phạt VPHC mà người vi phạm phải nộp phạt bằng tiền mặt Các mức phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được quy

định từ Điều 28 đến Điều 48 thuộc Mục 3 Chương 2 về hành vi vi phạm hành

chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả của Nghị định 167/2013/NĐ-CP Tùy vào mức độ vi phạm thì người vi phạm sẽ bị phạt từ

100.000 đồng — 50.000.000 đồng.

Phạt tiền là hình thức xử phạt chính nghiêm khắc hơn hình thức xử phạt

cảnh cáo, bởi nó tác động dén lợi ích vật chat của người vi phạm, gây cho họ hậu

Trang 37

quả bất lợi về tài sản, buộc tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phạt một khoản tiền mặt Vì vậy, hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn trong công tác phòng, chống VPHC cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người

dân trong lĩnh vực PCCC Khi áp dụng hình thức này, mức phạt tiền cụ thể đối

với một hành vi VPHC sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nêu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thé giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; tương tụ với vi phạm có tình tiết tang nặng thì mức tiền phạt có thé tăng lên nhưng không được vượt mức tối đa của khung tiền phạt.

Ngoài ra, căn cứ vào tinh chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tô chức vi phạm

hành chính trong lĩnh vực PCCC còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bố sung (khoản 2 Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) sau đây:

e Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc

đình chỉ hoạt động có thời hạn (điểm a khoản 2)

Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:

“].Tước quyên sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời han là hình thức xử phat được áp dụng doi với cá nhân, tô chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề Trong thời gian bị tước quyên sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiễn hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

2 Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được ap dung doi với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

a) Dinh chỉ một phan hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;

Trang 38

b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an

toàn xã hội.

3 Thời hạn tước quyên sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghé, thời han đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, ké từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành Người có thẩm quyên xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyên sử dung giấy phép, chứng chỉ hành nghề ”

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề do những người có thâm quyền được pháp luật quy định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm Pháp luật quy định rõ ai có thâm quyền được tước quyền sử dụng những loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề nào Trong trường hợp xử lí vụ việc vi phạm hành chính nếu phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề cấp không đúng thâm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thâm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thâm quyên biết.

e Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng dé vi

phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính) (điểm b khoản 2 Điều 3)

Căn cứ vào Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào công quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính Riêng đối với vật, tiền, phương tiện thuộc sở hữu nhà nước, hoặc thuộc sở hữu hợp pháp khác bị người vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì sẽ không tịch thu, mà

Trang 39

chuyên về cho chủ nhân hoặc người quản lý hợp pháp của chúng Trong lĩnh vực

PCCC, hình thức xử phạt vi phạm hành chính này được áp dụng trong các trường hợp như: Tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chat, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ mà không có giấy phép:

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật

Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tô chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực

PCCC còn có thé áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau: - Buộc giảm khối lượng, số lượng chat, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ theo

định mức quy định;

- Buộc di chuyền chất nguy hiểm vẻ cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;

- Buộc sắp xếp lại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;

- Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến vi phạm

hành chính;

- Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;

- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương 2 Nghị định

e Truc xuat

Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại VN phải rời khỏi lãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính) Hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài trong lĩnh vực PCCC là hình thức xử phạt bổ sung va được

áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong các trường hợp như: vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ vượt quá số lượng, khối lượng, chủng loại quy định cho phép; sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nỗ thuộc danh mục cắm kinh doanh

Trang 40

2.1.2 Tham quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng

cháy, chữa cháy

Thâm quyền xử phat vi phạm hành chính về PCCC được quy định cụ thé từ

Điều 66 đến Điều 69 Chương 3 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013

Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực

gia đình Theo đó, các chủ thể có thâm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC bao gồm:

- Các chức danh trong lực lượng Công an nhân dân (Điều 66) - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 67)

- Các lực lượng: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biến, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực

hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước

ngoài có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi quy định tại Chương II Nghị định này theo chức năng, nhiệm vu trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý (Điều 68)

- Các lực lượng Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường (Điều 69) Việc quy định cho nhiều chủ thể có thấm quyền xử phạt VPHC là cần thiết,

vì VPHC xảy ra nhiều, đa dạng, ở mọi ngành, mọi cấp quản lý.

Về nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, được quy định tại Điều 70 Nghị định trên Như vậy, sự đa dạng của các chủ thể có thấm quyền xử phạt đòi hỏi sự phân định rạch roi thâm quyền xử phạt của mỗi chủ thé, định rõ người chịu trách nhiệm xử ly VPHC trong các trường hợp cụ thé dé tránh chồng chéo, đảm bảo kỷ luật nhà nước và pháp chế.

Ngày đăng: 14/04/2024, 16:08

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN