Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu khái niệm cơ bản về đây mạnh xuất khẩu, đó là đẩy mạnh xuất khẩu bao gồm những hoạt động nghiên cứu cũng như vận dụng các quy luật, biện pháp trong
Trang 1sẽ Hài CA) BRVOO sah La (AM 2S)
BEC “THe
Pee osc) hee WY
TRUGNS 24) 1202) RINE TẾ QUỐC LAN CHƯƠNG PRIMM CHAT LƯỢNG CAO
Ce VẠ Pee tr (OWEETWEIRI He i (a AI CÀ Huy TƯ HỆ BCP Ee TI:
PHAOTPHAN BUN CAI #254: VN OG
PHAN NU AT (SARs re cv
WHYN TE PAG BN
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN CHƯƠNG TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO
ĐAIHỌCK.TOD_ | b6 - \02
i THONG TIN THUVIEN aan
PHÒNG LUẬN AN - TU LIEU
HÀ NOI - 2018
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BANG BIEU
DANH MỤC SƠ ĐÒ
DANH MỤC CHỮ VIET TAT
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN VE DAY MANH XUAT
KHẨU TẠI CAC DOANH NGHIỆP
1.1 Day mạnh xuất khẩu
1.1.1 Khái nệm đây mạnh xuât khâu
1.1.2 Các nội dung day mạnh xuất khẩu.
1.1.3 Các biện pháp đây mạnh xuất khẩu
1⁄2 Các chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh xuất khẩu
1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng
1.2.2 Chỉ tiêu phan ánh kết quả định tính -cccccc+++ccc+eesrrrrrrer 16
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến day mạnh xuất khẩu -e+esssse 17
13.1 Các yếu tố bên ngöài kiiHKeeerriiiirre 171.3.2 Các yếu tố bên trong
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DAY MẠNH XUẤT KHẨU SAN PHAM PHAN
BÓN CUA CÔNG TY CO PHAN XUÁT NHẬP KHAU HÀ ANH 23
2.1 Tổng quan về công ty cỗ phần xuất nhập khẩu Hà Anh
2.1.1 Khái quát chung về công ty CC / //// eS:
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty - -ccccce+ 25)
2030 (Ghire nang val Hhiệm VỤ CỦa CONg ty vo 23
Trang 42.1.5 Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 29
2.2 Phân tích thực trạng đây mạnh xuất khẩu sản phẩm phân bón tại công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh giai đoạn 2013-2017 32
2.2.1 Kimngạch xuất khẩu sản phẩm phân bón của công ty :
2.2.2 Co cầu mặt hàng phân bón xuất khẩu của công ty -+. er+e+ 33
2.2.3 Thị trường xuất khẩu của công ty
2.2.4 Tình hình thực hiện các công tác đẩy mạnh xuất khâu phân bón tại công ty
giai đoạn 2013-2017 38
2.2.5 Kết quả xuất khẩu phân bón của công ty giai đoạn 2013-2017 - 46 2.3 Đánh giá những hoạt động đây mạnh xuất khẩu của công ty trong thời
47 gian que
23:1 Những thành tựu đạt được
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
CHƯƠNG 3: MOT SO GIẢI PHÁP NHAM DAY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN
PHAM PHAN BÓN TẠI CÔNG TY CO PHAN XUẤT NHẬP KHẨU HÀ ANH
DEN NĂM 2022 50
3.1 Phương hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm phân bón tại công ty cỗ
phần xuất nhập khẩu Hà Anh đến năm 2022
3.1.1 Mục tiêu chủ yếu trong kế hoạch kinh doanh xuất khâu giai đoạn
2018-3.1.2 Phương hướng phát triển kinh doanh những năm tới
3.2 Tình hình thị trường phân bón trên thế giới
3.3 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phân bón tại công
32050
ty cỗ phần xuất nhập khẩu Hà Anh đến năm 2022
3.3.1 Giải pháp về nghiên cứu thị trường và hệ thống thu thập và xử lý thông tin
3.3.2 Giải pháp về nâng cao việc quảng bá sản phẩm và đa dạng hoá các mặt
hàng kinh doanh
Trang 53.3.3 Giải pháp về huy động và sử dụng vốn dành cho xuất khẩu 60
3.3.4 Giải pháp về công tác lãnh đạo và tổ chức nhân sự
3.3.5 Giải pháp về giảm thiểu chỉ phí thu mua hàng hoá ->+ 62
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ giáo viên hướng dẫn và
các cô chú, anh chị nhân viên trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh.
Co hội thực tập của em tại Công ty Cổ phan Xuất nhập khâu Hà Anh là một cơ hội tuyệt vời cho việc học tập và phát triển nghề nghiệp của mình Vì vậy, em coi bản
thân mình là một cá nhân rất may mắn khi nhận được cơ hội này.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đàm Quang Vinh, người đã hướng, dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên dé báo cáo thực tập này Nếu không có sự hỗ trợ của thầy trong suốt quá trình làm bài, chuyên đề này sẽ không thể
được hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn
trong suốt quá trình thực tập tại công ty
Cuối cùng, em xin cảm ơn các anh chị phòng kinh doanh xuất nhập khâu của
Công ty Cô phần Xuất nhập khâu Hà Anh đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế
để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này Sự giúp đỡ của các anh chị trong Công ty đã giúp em học được nhiều bài học quý giá Chỉ với những kiến thức đã học được ở trường đại học và kinh nghiệm của riêng em, em thực sự gặp nhiều khó
khăn trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu Tuy nhiên, các anh chị trong công ty đã
cung cấp thông tin và hướng dẫn em hoàn thành khoá luận này.
Vi kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên
đề này, em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ thầy cô cũng như quý công ty để em đạt được kết quả tốt hơn
4 Tia Ty Veco Prong
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tén em là Trần Thị Thảo Phương
Sinh viên lớp: Kinh doanh quốc tế CLC K56
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khoá “ Day mạnh xuất khẩu sản phẩm phân
bón tại công ty cổ phan xuất nhập khẩu Hà Anh” là công trình nghiên cứu của bản thân
em dưới sự hướng dẫn của giảng viên PGS.TS Đàm Quang Vinh và sự giúp đỡ của
các anh chị trong Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh.
Em xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do em
tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bat kỳ một tài liệu nào.
Nếu vi phạm, em xin chịu trách nhiệm trước thầy cô và Nhà trường.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
%
Trần Thị Thảo Phương
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
Bang 2.1 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP XNK Hà Anh giai
Trang 92013-DANH MỤC SƠ ĐÒ
Hình 2.1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP XNK Hà Anh 27
Hình 2.2 - Biểu đồ thể hiện tình hình xuất khẩu phân bón của Công ty CP XNK Hà
Anh giai đoạn 2013-2017
Hình 2.3 - Biểu dé thể hiện cơ cầu mặt hàng xuất khẩu của Công ty CP XNK Hà Anh
giai đoạn 2013-2017 nh 35
Hình 2.4 - Biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất khẩu phân bón theo thị trường của công ty CP
XNK Hà Anh giai đoạn 2013-2017
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIET TAT
APEC _ | Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu A - Thái Bình Dương
ASEAN | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
CP Cổ phan
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
CPTPP
Dương
DAP Phân Diamoni phosphate
IFA Hiệp hội Phân bón quốc tế
NPK _ | Phân tổng hợp
SA Phân đạm Sunfat amon
TNNH _ | Trách nhiệm hữu hạn
UBND _ | Uy ban nhân dân
WTO | Tổ chức thương mại thế giới
XNK | Xuất nhập khẩu
Trang 11LOI MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thương mại quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước Ngày nay, không có một quốc gia nào thực hiện một chính
sách “bế quan toả cảng” mà vẫn phát triển phon thịnh được Trong bối cảnh đó, thương,
mại quốc tế là chìa khóa cho cánh cửa thúc đây nền kinh tế trong nước hội nhập với
các nên kinh tế thé giới, đặc biệt là các hoạt động xuất nhập khẩu Các họat động xuất
không chỉ giúp đất nước phát huy hết những lợi thế của mình mà còn giúp tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời, mở rộng giao lưu văn hoá, xã hội, tạo cơ hội tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ khoa học-kỹ thuật của các nước trên thế giới
Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam là hàng nông sản Nó đã có mặt trên nhiều quốc gia khác trên thế
giới, góp phần thu ngoại tệ để phát triển đất nước, khang định lợi thé phát triển nông nghiệp nước ta Đây là thành tựu đáng tự hào của nền nông nghiệp Việt Nam, trong đó
là đóng góp không nhỏ của ngành vật tư nông nghiệp, mà đặc biệt là ngành phân bón —
mỗi nam đem lại cho đất nước 20% - 22% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh (Công ty CP XNK Hà Anh) tiền thân là Xí
nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp Đông Anh được thành lập năm 1981 Chuyên sang
mô hình cô phần hoá cùng với sự thay đổi về nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, công ty Hà Anh đã
nhanh chóng thích nghỉ với thị trường, ổn định sản xuất Trải qua gần 40 năm hoạt động, công ty đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường sản xuất và kinh doanh
vật tư phục vụ ngành nông nghiệp.
Cùng với mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là phân bón hoá học, cho đến nay, công ty
Hà Anh đã phần nào đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta Vì thé,
dé tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi ngày càng cao và cạnh tranh gay gắt như
hiện nay đã đặt ra cho Công ty CP XNK Hà Anh những cơ hội và thách thức Đây mạnh xuất khâu mặt hang phân bón, củng cố và mở rộng thị trường quốc tế là một vấn
đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay
Từ những lý do trên cùng với những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình thực
tập tại công ty cũng như trên giảng đường và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
Trang 12PGS.TS Đàm Quang Vinh cùng sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong công ty, em
đã lựa chọn đề tài: “ Day mạnh xuất khẩu sản phẩm phân bón tại công ty cỗ phần xuất nhập khẩu Hà Anh” cho chuyên để thực tập của mình Với mục đích là nghiên cứu thực trạng xuất khẩu phân bón, từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm thúc đầy xuất
khẩu phân bón tại công ty CP XNK Hà Anh đến năm 2022.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
VỀ mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm đây mạnh xuất khâu sản
pham phân bón của Công ty.
Về nhiệm vụ nghiên cứu:
= Nghiên cứu làm rõ cở sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đây mạnh xuất khẩu và sự
cần thiết khách quan về việc thúc đây xuất khẩu tại các doanh nghiệp.
= Phan tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu phân bón tại Công ty CP XNK Hà
Anh.
= Để xuất quan điểm và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đây xuất khẩu
sản phẩm phân bón tại Công ty CP XNK Hà Anh đến năm 2022.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn thời gian và năng lực của một sinh viên còn hạn chế nên em xác định
đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu sản phẩm phân bón tại Công ty CPXNK Hà Anh.
Phạm vỉ nghiên cứu:
= Về không gian, chuyên đề nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm phân bón
tại Công ty CP XNK Hà Anh.
“ Về thời gian, chuyên dé nghiên cứu thực trang xuất khẩu sản phâm phân bón tại
Công ty CP XNK Hà Anh từ năm 2013-2017 và đề xuất giải pháp đây mạnh
xuất khẩu sản phẩm phân bón tại Công ty CP XNK Hà Anh đến năm 2022.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên dé thực tập nay em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
= Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập chủ yếu từ Công ty CP
XNK Hà Anh (các phòng ban kế toán, kinh doanh, xuất nhập khẩu, ), ngoài ra
Trang 13từ các nguồn thông tin trong sách, báo, tạp chí về xuất nhập khẩu và các công
trình nghiên cứu khoa học, chuyên dé thực tập, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ
có chủ dé liên quan
= Phuong pháp xử lý dữ liệu: Xử lý các dữ liệu đã thu được dưới dạng định tinh,
định lượng phục vụ cho việc phân tích, đánh giá đối tượng nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích gắn với tổng hợp: Dựa trên các dữ đã xử lý, giải
thích ý nghĩa của chúng, đồng thời rút ra các suy luận logic dé làm rõ mối quan
hệ giữa các dữ liệu Từ đó, đưa ra được các đánh giá, kết luận về các khía cạnh
của đối tượng mà dữ liệu phản ánh.
"Phương pháp suy diễn: Dựa trên những lý thuyết, lập luận đối với đối tượng trong trường hợp tổng quát, tiền hành suy luận, diễn giải các đặc điểm, nội dung
của đối tượng trong phạm vi cụ thể hơn
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tai liệu tham khảo và phụ lục,
danh mục sơ đồ và bảng biểu, đề tài có kết cầu gồm 3 chương như sau:
" Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đẩy mạnh xuất khẩu tại các
doanh nghiệp.
" Chương 2: Thực trạng đấy mạnh xuất khẩu sản phẩm phân bón của công ty
cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh
=" Chương 3: Mộ
tại công ty cỗ phần xuất nhập khẩu Hà Anh đến năm 2022
giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phân bón
Trang 14CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE
DAY MANH XUAT KHAU TAI CAC DOANH NGHIEP
1.1.Đẩy mạnh xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu
Từ góc độ nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đây mạnh xuất khẩu chỉ là một bộ
phận của xúc tiến thương mại nhằm thúc đây xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Tập đoàn
tư vấn Boston (BCG) đã đưa ra định nghĩa rằng đây mạnh xuất khẩu là những sự lựa
chọn mang tính chiến lược; những chính sách liên quan của chính phủ có thé trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện thực hiện để tăng số lượng các nhà xuất
khẩu, kim ngạch xuất khẩu, và lợi ích từ xuất khẩu; thông qua các biện pháp nâng cao
năng lực, các hỗ trợ hoặc các hoạt động trên thị trường.
Serringhaus và Rosson (1990) đã chỉ ra rằng "đẩy mạnh xuất khẩu được hiểu là những công cụ của chính sách nhằm thúc day trực tiếp hay gián tiếp đến các hoạt động
xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp, một ngành công nghiệp hay ở cấp độ quốc gia".
Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu khái niệm cơ bản về đây mạnh xuất khẩu,
đó là đẩy mạnh xuất khẩu bao gồm những hoạt động nghiên cứu cũng như vận dụng
các quy luật, biện pháp trong kinh doanh cùng với các quy định và chính sách của Nhà
nước dé tăng cường xuất khẩu hang hoá của doanh nghiệp Bản chất của đây mạnh xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để làm tăng kim ngạch xuất khẩu và
lợi ích từ xuất khẩu, mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh
Thực tế, các nước đang phát triển như Việt Nam thường quan tâm nhiều hơn đến hoạt động xuất khẩu để kiếm ngoại tệ và cân bằng thanh toán, trong khi các nước phát triển chú ý hơn đến hoạt động nhập khẩu và đầu tư để nhập khẩu nguyên liệu với
giá rẻ hơn hoặc chuyền sản xuất sang các nước đang phát triển
1.1.2 Các nội dung đấy mạnh xuất khẩu
Đề đạt được hiệu quả trong việc xuất khẩu hàng hoá, việc tiến hành các hoạt
động day mạnh xuất khẩu là vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu.
Nội dung day mạnh xuất khẩu bao gồm một số hoạt động sau đây:
Trang 151.1.2.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng đầu tiên cần được thực hiện khi doanh
nghiệp muốn xuất khâu hàng hóa sang các thị trường nước ngoài.
Theo Phạm Thị Thu Mai (2013), "khi nghiên cứu thị trường nước ngoài các
doanh nghiệp cân quan tâm đến các yếu 16: quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường, khả năng tiêu dùng, kênh phân phôi, các vấn đề về luật pháp liên
quan đến nhập khẩu hàng hoá vào thị trường đó".
Như vậy, doanh nghiệp phải xác định được những thị trường trọng điểm mà
doanh nghiệp nên tập trung xuất khẩu, những khó khăn và thuận lợi sẽ phải đối mặt khi
kinh doanh tại những thị trường này Đồng thời, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và
đánh giá cụ thể những vấn đề như: dung lượng thị trường, khách hàng mục tiêu, đặc
điểm tiêu dùng của thị trường, nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng, các đối thủ
cạnh tranh, giá cả hàng hoá, và cả hàng hóa thay thế để xác định được cách tiếp cận
thích hợp thị trường mục tiêu.
Có thé thấy, việc đẩy mạnh nghiên cứu thi trường là tìm hiểu thêm về nhu cầu
thị trường, những thay đổi mới trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường, từ đó, đáp ứng nhu cầu ở thị trường đó Việc thúc đây hoạt động nghiên cứu
này giúp cho hoạt động tìm hiệu thị trường có được thông tin chính xác, cập nhật kịp
thời vì thị trường luôn luôn biến đổi và thị hiểu của khách hàng cũng thường xuyên
thay đổi; để doanh nghiệp có thể đưa ra những phương pháp, chiến lược kinh doanh
đúng đắn, hiệu quả và phù hợp nhất.
Hoạt động nghiên cứu thị trường thường sử dụng hai phương pháp đó là
"Nghiên cứu tại hiện trường và Nghiên cứu tại ban" (Nguyễn Thị Hường, 2009) Theo
đó, nghiên cứu tại hiện trường tức doanh nghiệp phải thu thập thông tin về thị trường
trực tiếp từ khách hàng thông qua các hoạt động như xây dựng hệ thống bảng câu hỏi
khảo sát, phỏng vấn quan sát hay thông qua các hội nghị khách hàng, hội chợ, triển
lãm Còn nghiên cứu tại bàn là nghiên cứu khái quát về thị trường thông qua nguồn
thông tin sơ cấp hoặc thứ cấp đã có như các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí hay chuyên dé, thống kê của các ngành, tổng cục, ), tài liệu nước ngoài, thông tin từ
các tô chức quốc tế (tổ chức thương mai quốc tế WTO, quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân
hàng quốc tế WB, ), các cơ quan liên quan,
Trang 16Bên cạnh đó, việc chọn lựa đối tác để giao dịch cũng rất quan trọng Trong
những trường hợp có thể, lựa chọn những đối tác nhập khẩu trực tiếp sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả tốt nhất Nhưng trong trường hợp muốn tiếp cận thị trường mới
thì việc xuất khẩu qua bên thứ ba với tư cách là đại lý lại có lợi hơn vì họ đã có những
mối quan hệ và mạng lưới phân phối tại thị trường đó Việc lựa chọn đối tác dé giao
dịch phải dựa trên cơ sở sau: "Tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của
bạn hàng; Khả năng về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật; Thái độ và quan điểm kinh
doanh; Uy tín và các mối quan hệ của bạn hàng" (Phạm Thị Thu Mai, 2013) Việc lựa
chọn bạn hàng phù hợp là rất quan trọng và là một trong những cơ sở vững chắc để
doanh nghiệp thành công trong xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
1.1.2.2 Đẩy mạnh hoạt động lập phương án kinh doanh
Sau hoạt động nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp thực hiện lập phương án
kinh doanh Việc này đòi hỏi sự nghiêm túc và chính xác bởi mọi hoạt động kinh
doanh của công ty đều dựa theo phương án kinh doanh chung Thiếu phương án kinh
doanh tốt, thì cho dù doanh nghiệp có những ý tưởng tốt hay sản phẩm tốt thì cũng rất khó dé đẩy mạnh xuất khẩu, thậm chí còn là có thể khiến công ty mắt thi phan Do đó,
hoạt động lập phương án kinh doanh là nhân tố quyết định phan lớn sự thành công hay
thất bại trong kinh doanh xuất khâu của doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra, doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch
cần phải dựa vào các bước cơ bản: "Đánh giá thị trường và bạn hàng mà doanh
nghiệp có ý định xuất khẩu; Lựa chọn thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh; Xác định mục tiêu can đạt được; Đề ra giải pháp thực hiện" (Nguyễn Thị Hường,
2009).
Chăng hạn, đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu có thé nói là yếu tố quan trọng nhất Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các quy định và luật pháp của Nhà nước về mặt hàng xuất khẩu đó và các yếu tố khác như thị
hiếu của khách hàng, thị trường tiềm năng đối với mặt hàng d6, Từ các thông tin về
đối tác, doanh nghiệp lựa chọn đối tác phù hợp như các nhà cung cấp hàng hoá, nguyên
vật liệu, các đối tác nhập khẩu, Dựa trên kết quả của hoạt động nghiên cứu thị
trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn phương thức kinh doanh để có thể tiếp cận thị
trường một cách hiệu quả Đẩy mạnh hoạt động lập phương án kinh doanh phải phù
hợp với các mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp để có biện pháp thực hiện thích
Trang 17hợp Vì vậy, khi lập phương án kinh doanh, doanh nghiệp cần đưa ra các mục tiêu cụ
thể, lựa chọn được thời cơ và xác định được các điều kiện, phương thức kinh doanh.
151-2535 Đẩy mạnh hoạt động đàm phan kinh doanh
Hoạt động tiếp theo là hoạt động đàm phán kinh doanh "Đàm phán trong ngoại
thương là quá trình trao đi, thoả thuận với đối tác để di tới ký kết hợp đồng, quá trình
đàm phán là để thống nhất quan điểm, các điều kiện, điều khoản, quyền và nghĩa vụ
mỗi bên dé hạn chế tới mức tối thiểu mẫu thuẫn giữa các bên" (Nguyễn Thị Hường,
2009).
Ban chất của việc thúc day hoạt động đàm phán là nâng cao hiệu quả của sự tiếp xúc quan hệ giữa các bên đối tác dé thoả mãn nhu cau, lợi ích có liên quan đến các bên.
Từ đó, dễ dàng đi đến ký kết hợp đồng thành công Vì vậy, để doanh nghiệp ký kết
được nhiều hợp đồng, đàm phán đóng vai trò vô cùng quan trọng Thông thường có hai
phương thức đàm phán chính là Đàm phán trực tiếp và Đàm phán gián tiép (Nguyễn
Thị Hường, 2009):
= Đàm phán trực tiếp là phương thức giao dịch mà người mua và người bán trực
tiếp gặp gỡ để quy định các điều kiện, điều khoản trong mua bán và giao dịch
hàng hoá, giá cả, điều kiện thanh toán Mỗi khi thoả thuận xong một điều kiện
nao đó thì hai bên sẽ ghi lại bằng văn bản dé làm bằng chứng Phương thức nay
được sử dụng phổ biến Tuy nhiên, nó yêu cầu người thực hiện phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đề tránh bị động trước đối tác.
= Dam phán gián tiếp là phương thức giao dịch mà người bán và người mua sẽ
không trực tiếp gặp nhau mà thông qua thư từ, điện tín dé trao đổi các yêu cầu,
quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên Phương thức này gồm 6 hoạt động
chính là hỏi giá, báo giá, chào hàng, hoàn giá, chấp nhận và xác nhận.
1.1.2.4 Đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu
Trong quá trình kinh doanh xuất khẩu thì hoạt động tạo nguồn hàng rất quan
trọng Đó là họat động cơ bản của một doanh nghiệp xuất khẩu Mục đích của việc kinh doanh là thu được nhiều lợi nhuận Để thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp
cần phải bán được nhiều hàng hoá Và muốn bán được nhiều hàng hoá thì nhất thiết
doanh nghiệp phải có được nguồn hàng ổn định Do đó, doanh nghiệp cần phải tổ chức
tốt và day mạnh hoạt động tao nguồn hàng.
Trang 18Theo La Văn Thái (2013) nêu rõ "Tao nguôn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ các
hoạt động từ đầu tư sản xuất kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường,
kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo
ra hàng hoá có day đủ tiêu chuẩn can thiết cho xuất khẩu" Vậy có nghĩa là, hoạt động
tạo nguồn hàng tác động một cách trực tiếp đến chất lượng của hàng hoá xuất khẩu,
đến quy trình xuất khâu, đến uy tín và hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp luôn luôn phải có kế hoạch thu mua và sản xuất cho thích hợp với yêu
cầu Doanh nghiệp chủ động trong việc tạo nguồn hàng sẽ chủ động trong việc xuất
khẩu.
Đây mạnh hoạt động tạo nguồn hàng chỉ thành công khi có sự rõ ràng, thống
nhất và có sự kiểm soát chặt chẽ giữa các bên liên quan
1.1.2.5 Đẩy mạnh hoạt động thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi ký kết họp đồng, doanh nghiệp cần thực hợp đồng xuất khẩu Quá trình
thực hiện hợp đồng gồm các bước cơ bản sau (Nguyễn Thị Hường, 2009):
"Xin giấy phép xuất khâu: Giấy phép XNK là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý hoạt động XNK Do đó, khi ký hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải
xin giấy phép xuất khẩu nếu mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp thuộc diện
quản lý bằng giấy phép
* Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu và kiểm tra chất lượng hàng hoá: Để thực hiện hợp đồng, người xuất khẩu phải chuẩn bị hàng xuất khẩu căn cứ theo hợp đồng
đã ký hoặc L/C Công tác này có bốn khâu cơ bản là tập trung hàng hoá, đóng
gói hàng hoá, kẻ ký mã hiệu hàng hoá và kiểm tra hàng hoá Trong đó, bước
kiểm tra hàng hoá rất quan trọng Người xuất khẩu phải kiểm tra hàng vé số
lượng cũng như chất lượng, quy trình đóng gói bảo quản, nhằm đảm bảo an
toàn và tiêu chuẩn cho hàng xuất khâu
" Thuê tau chuyên chở: Trong qua trình thực hiện hợp đồng, thuê tàu chuyên chở
được tiến hành căn cứ vào những điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng.
Chang hạn, nếu hợp đồng xuất khẩu với điều kiện CIF thì bên xuất khẩu sẽ thuê
tàu để chở hàng
“Mua bảo hiểm: Việc mua bảo hiểm cho hàng hoá là rất cần thiết trong hợp
đồng ngoại thương nhằm giảm thiểu các rủi ro về hàng hoá khi xuất khẩu sang nước ngoài Nghĩa vụ mua bảo hiểm do bên bán hoặc bên mua chịu trách nhiệm
Trang 19tuỳ thuộc vào thoả thuận trong hợp đồng khi ký kết Trong XNK, loại bảo hiêm
đường biên là thông dụng nhất hiện nay Các doanh nghiệp Việt Nam nên mua
bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm Việt Nam dé dé dàng làm việc và giải quyết
các vấn đề nảy sinh Hợp đồng bảo hiểm có thé là hợp đồng bảo hiểm bao hoặc
hợp đồng bảo hiểm chuyến.
»_ Làm thủ tục hai quan: Bất kì loại hàng hoá nào đi qua biên giới quốc gia để
xuất khẩu đều phải làm thủ tục hải quan Có ba khâu chính là khai báo hải
quan, xuất trình hàng hoá và thực hiện các quy định của hải quan.
= Giao hàng: Hang hoá xuất khẩu thường được giao bằng đường biển, người xuất
khẩu thực hiện các thủ tục chủ yếu sau: lập bảng đăng kí cho người chuyên chở
để đổi lấy sơ đồ xếp hàng; trao đổi với co quan điều độ cảng để nắm rõ ngày
giờ làm hàng; bố trí phương vận chuyển hàng vào cảng và xếp lên tàu; lấy
biên lai thuyền phó, sau đó, đổi lấy vận đơn đường bién.
= Thanh toán hợp đồng: Hai bên thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế, thường sử dụng các ngân hàng làm trung gian để có thể đảm bảo an toàn về lợi ích cả hai bên.
Các phương thức thanh toán thường sử dụng là Thanh toán bằng thư tín dụng, Thanh toán bằng phương pháp nhờ thu, Thanh toán bằng đổi chứng từ trả tiền,
Thanh toán bằng chuyển khoản Đồng tiền thanh toán là các đồng ngoại tệ
mạnh như USD, GBP, Euro, Khi thanh toán, người thanh toán cần dựa vào
các điều kiện riêng của mình và chọn hình thức thanh toán phù hợp dé có lợinhất và tránh rủi ro
Có thể thấy, đây là công việc rất phức tạp, doanh nghiệp cần phải xác định rõ
trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm, thực hiện hợp đồng theo đúng
quy định pháp luật quốc tế và quốc gia, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ được quy định
trong hợp đồng dé tránh những sai sót gây ra thiệt hại kinh tế Trong quá trình thực
hiện hợp đồng, doanh nghiệp phải cố gắng giảm thiểu chỉ phí, nâng cao tính doanh lợi
và hiệu quả của toàn bộ quá trình.
1.1.3 Các biện pháp đấy mạnh xuất khẩu
1.1.3.1 Biện pháp day mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
Như đã nêu ở trên, day mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường có thể được thực
hiện bằng hai phương pháp cơ bản là Nghiên cứu tại hiện trường và Nghiên cứu tại
Trang 20bàn Phương pháp nghiên cứu tại bàn cho phép doanh nghiệp thấy được một cách khái
quát về thị trường sản phẩm cần nghiên cứu Còn phương pháp nghiên cứu tại hiện
trường giúp doanh nghiệp có được những đánh giá về thị trường một cách sinh động,
cụ thể và thực tế Như vậy, biện pháp hiệu quả nhất dé thúc đây hoạt động nghiên cứu
thị trường là kết hợp song song cả hai phương pháp nêu trên Đồng thời, doanh nghiệp
nên kết hợp với những biện pháp khác như:
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và hiểu biết rõ về thị
trường cũng như công tác nghiên cứu thị trường Điều này không chỉ giúp doanh
nghiệp có được những thông tin hữu ích, dữ liệu chính xác về nhu cầu thị trường
mà còn giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chỉ phí của doanh nghiệp.
Xây dựng, củng có hệ thống kênh thu thập và xử lý thông tin Doanh nghiệp có
thể cử nhân viên tham gia các hội nghị khách hàng, hội chợ hoặc triển lam trong
và ngoài nước dé tim kiếm cơ hội gặp gỡ khách hàng tiềm năng, quảng bá sản
phâm và tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường, những thay đổi mới hay những
thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như những nhà cung cấp mới Doanh
nghiệp nên thường xuyên cập nhật thông tin về các hội nghị, triển lãm như vậy
để có kế hoạch tham gia nhằm thu thập được thông tin với nguồn chỉ phí thấp
mà vẫn đạt hiệu quả Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng hoặc củng cố
lại hệ thống đại lý phân phối, không chỉ bán sản phẩm mà họ còn giúp doanh
nghiệp nắm bắt được thông tin về thị hiếu khách hàng, khai thác triệt dé thời cơ
kinh doanh.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiên cứu thị trường Doanh
nghiệp cần tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên có thể tiếp cận các nguồn dữ
liệu đáng tin cậy bằng cách đầu tư trang thiết bị, phần mềm dữ liệu, phân tích
tính toán số liệu hay đăng ký mua dữ liệu từ các doanh nghiệp, tô chức
¡ để phục vụ hoạt động nghiên cứu
nghiên cứu uy tín trên thé gi
Tham gia vào các hiệp hội, tổ chức cùng lĩnh vực cũng là cách giúp doanh
nghiệp có thé nắm bắt nhanh chóng những thay đổi về thị trường cùng các thông
tin liên quan khác.
Nếu như không có chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường,
doanh nghiệp có thể thuê các công ty tư vấn Họ sẽ cung cấp tất cả các thông tin
theo yêu cầu Họ sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật được những cơ hội kinh doanh,
thông tin về thị trường đáng giá
Trang 211.1.3.2 Biện pháp đấy mạnh hoạt động lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả có được nhờ quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường,
doanh nghiệp tiến hành lập phương án kinh doanh thích hợp nhằm đạt đến những mục tiêu kinh doanh nhất định Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp cần có phương án kinh
doanh tốt thì mới có thể hiện thực hoá những ý tưởng kinh doanh vĩ đại Mỗi kế hoạch kinh doanh hoàn hảo không chỉ dẫn dắt đến sự thành công mà còn là tiên đề giúp cho doanh nghiệp duy trì và phát triển về sau Một số biện pháp góp phan thúc day công táclập phương án kinh doanh là:
= Tập hợp nhóm phụ trách lập phương án kinh doanh bao gồm những nhân viên
có kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường và những tiềm lực của doanh
nghiệp; những cá nhân có khả năng lên ý tưởng sáng tạo, đôi mới: dé có thé
đưa ra những phương pháp, chiến lược kinh doanh mới mẻ mà vẫn phù hợp với
nhu cầu thị trường, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
* Lập các mô hình xây dựng phương án kinh doanh logic, hợp lý và đạt hiệu quả Doanh nghiệp có thê lập ra rất nhiều các phương án kinh doanh khác nhau, tuy
nhiên, một phương án kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm các bước cơ bản (Võ
Xuân Vinh, 2007):
- Lên ý tưởng kinh doanh
- Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được
- Nghiên cứu và phân tích thị trường
- Phân tích thế mạnh, điềm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis)
- Xây dựng kế hoạch marketing
- Xây dựng kế hoạch vận hành
- Lap ké hoach quan ly nguồn nhân sự
- Lập kế hoạch tài chính
-_ Thiết lập kế hoạch thực hiện
Sau khi đề ra một phương án kinh doanh chỉ tiết như trên, doanh nghiệp cần thường xuyên rà soát lại và bé sung thêm Hơn nữa, doanh nghiệp luôn phải đặt
mục tiêu cho mỗi công việc cụ thé và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó Với các bước cơ bản như vậy, không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát mà còn nhanh chóng tìm ra vấn đề khi xảy ra sự có và kịp thời ứng
phó.
Trang 22D4 3:35 Biện pháp đẩy mạnh hoạt động đàm phán kinh doanh
Hoạt động đàm phán đóng vai trò rất quan trọng đối với một thương vụ kinh
doanh Liệu rằng doanh nghiệp có thể bán được hàng hoá cho đối tác hay không hoặc
doanh nghiệp có thé thoả thuận các điều kiện về quyền lợi và nghĩa vụ để đôi bên cùng
có lợi, đều phụ thuộc vào hoạt động đàm phán trong kinh doanh Để nâng cao hiệu
quả của công tác đàm phán, doanh nghiệp có thể sử dụng một vài biện pháp sau đây:
= Chi trọng đào tạo kỹ năng đàm phán cho nhân viên Doanh nghiệp có thé tổ chức các khoá đào ngắn về kỹ năng đàm phán cho nhân viên của mình thông
qua các trung tâm dao tạo kỹ năng chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng Bên cạnh
đó, doanh nghiệp nên có các buổi diễn tập đàm phán giúp nhân viên có cơ hội
được thực hành, rút ra kinh nghiệm từ những gì đã học nhằm chuẩn bị cho các
cuộc đàm phán quan trọng trong tương lai của doanh nghiệp.
= Các đàm phán viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào cuộc đàm
phán Thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường bước vào cuộc
đàm phán với tư thế khá bị động, không nghiên cứu trước về con người và thông tin về đối tác Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài không chỉ thu thập thông
tin mà còn tìm hiểu cả phong tục tập quán và văn hóa của đối tác Vì thế, chúng
ta thường không hiểu được tâm lý và các hành vi cư xử của đối tác dẫn đến thoả
thuận không thành Để tạo sự tin tưởng, chuyên nghiệp trong kinh doanh, doanh nghiệp hay người đàm phán cần phải nắm rõ mục tiêu của cuộc đàm phán,
chuẩn bị tỉnh thần cũng như các kỹ năng đàm phán phù hợp với từng đối tượng,
dự tính và có sự chuẩn bị trước những tình huống có thể xay ra, cần sự linh hoạt
khi thoả thuan,.
* Tham vấn chuyên gia về quá trình cũng như các quy định, cách thức thực hiện
một buổi đàm phán Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn trước cuộc đàm phán mà còn tạo dựng sự chuyên nghiệp, tin tưởng với phía
đối tác
1.1.3.4 Biện pháp day mạnh hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu
Hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu rất quan trọng, đặc biệt là đối với doanh
nghiệp sản xuất vì nó tác động một cách trực tiếp đến chất lượng của hàng hoá xuất
khâu, đến quy trình xuất khẩu, đến uy tín và hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp để
giúp doanh nghiệp thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác.
Trang 23Dé day mạnh hoạt động tạo nguồn hang xuất khẩu, doanh nghiệp có thé áp dụng
một số biện pháp như:
* Nếu doanh nghiệp tự sản xuất tạo nguồn hàng thì việc dau tư trang thiết bị máy
móc sản xuất hiện đại là điều cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, về
chất lượng sản phẩm Một dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn không chỉ cho ra những sản phẩm chất lượng mà còn mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích
khác như tăng năng suất lao động, tiết kiểm tối đa chỉ phí sản xuất, đảm bảo thời
gian thực hiện hợp đồng, "
= Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng và lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật
liệu hoặc cung ứng hàng hoá chất lượng, có độ tin cậy cao trên thị trường và giá
cả phù hợp Nếu chỉ quan tâm đến chất lượng mà bỏ qua yếu tố giá cả thì doanh
nghiệp rat dé bị thua lỗ Ngược lại, doanh nghiệp quá chú trọng đến lợi nhuận
không màng đến chất lượng sản phẩm thì rat dễ bị đánh giá thấp và mắt vị thé
trên thị trường Vì vậy, doanh nghiệp cần phải cân nhắc lựa chọn nhà cung ứng
sao cho cân bằng được giữa lợi ích, chỉ phí và các yếu tố liên quan Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng cần phải xem xét và quyết định hoạt động tạo nguồn từ
một hay nhiều nhà cung cấp dé phòng trường hợp rủi ro từ phía nhà cung ứng, nếu có những thay đôi bat ngờ thì có thé kịp thời phản ứng.
* Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình sản xuất, quản lý và khai thác nguồn hàng
thật khoa học, chặt chẽ và có sự liên kết giữa các bộ phận làm việc để tránh sai
sót và đảm bảo tiến độ hợp đồng Để hằng năm có được lượng hàng hoá cần
thiết đáp ứng nhu cầu, doanh nghiệp cần tiền hành các hoạt động như: Lập bảng
theo dõi năng lực cung ứng sản phẩm của từng nhà máy hoặc đơn vị cung cấp sản phẩm; Lên kế hoạch và tổ chức hệ thống kho bãi; Giám sát và kiểm tra chất
lượng sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra; Có phương án vận chuyền và giải quyết các thủ tục cần thiết sao cho hợp lý; Đánh giá việc khai thác nguồn hang
hằng năm dé có thé đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời;
1.1.3.5 Biện pháp đẩy mạnh hoạt động thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Từ những nội dung của quy trình thực hiện hợp đồng xuất khâu, doanh nghiệp
có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bằng các biện pháp sau:
“ Kiểm tra hàng hoá và chuẩn bị hàng xuất khẩu: Nhân viên kiểm soát của bộ
phận sản xuất kiểm tra và đối chiếu với yêu cầu của bộ phận xuất khẩu, nhằm
Trang 24cả các nguôn lực, thực hiện tốt
rà soát đầu ra về số lượng và chất lượng của hàng hoá Doanh nghiệp trang bị
thiết bị kiểm tra hiện đại để có thể tăng tính chính xác hơn và rút ngắn được
thời gian kiểm tra với mỗi đơn hàng Sau khi kiểm tra hàng hoá, nhân viên tiến
hành đóng gói và bảo quản Quy trình đóng gói phải được thực hiện cân thận, tỉ
mỉ đề tránh hư hại hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
Công tác thuê phương tiện vận chuyên: Doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyền uy tín và phù hợp với những quy định trong hợp đồng.
Việc này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện hợp đồng đúng thời hạn, đảm bảo an
toàn cho hàng hoá và tránh được nhiều rủi ro Hơn nữa, doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị các thủ tục, chứng từ cần thiết liên quan đến hợp đồng.
Công tác mua bảo hiểm: Những công ty bảo hiểm chuyên nghiệp, có độ tin cậy
cao, có kinh nghiệm trên thị trường là sự lựa chọn sáng suốt đối với doanh
nghiệp xuất khẩu Trên thực tế có rất nhiều trường hợp kiện tụng xảy ra với hàng hoá mà không được bồi thường bởi công ty bảo hiểm, trách nhiệm này bị day về phía chủ tàu hoặc người mua bảo hiểm Vì vậy, doanh nghiệp phải cân
nhắc kỹ lưỡng đề có những lựa chọn phù hợp, đảm bảo được lợi ích cho mình
iểu rõ về cách thức làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp
Làm thủ tục hải quan:
sẽ tiết kiệm được thời gian cho việc thông quan hàng hoá, tránh ảnh hưởng đến
thời hạn hợp đồng Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thuê các công ty Forwarder
dé nhanh chóng thực hiện công tác này tránh sai sót không đáng có
Thanh toán hợp đồng: Nâng cao kiến thức và kỹ năng thanh toán quốc tế cho
nhân viên kinh doanh là điều cần thiết Việc thanh toán diễn ra càng nhanh
chóng và chính xác thì càng có lợi, giúp doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh để
thực hiện các kế hoạch đầu tư khác
Tóm lại, để đây mạnh hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp can huy động tắt
ông tác quản trị, có như vậy, mới đem lại hiệu quả
kinh doanh cao Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn cụ thể mà doanh nghiệp nên tập trung vào van dé trong diém dé thuc hién muc tiéu la day manh xuất khẩu.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh xuất khẩu
Đánh giá hiệu quả day mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp là việc rất cần thiết Vì
nó giúp doanh nghiệp có thể xác định được mức độ hiệu quả của mỗi thương vụ kinh doanh cũng như một giai đoạn hay thời kỳ hoạt động, xuất khẩu của doanh nghiệp Dựa
Trang 25trên những đánh giá đó, doanh nghiệp sẽ dé ra những giải pháp xử lý thích hợp đối với
các thương vụ tiếp theo Hiệu quả hoạt động xuất khẩu được đánh giá thông qua hệ
thống các chỉ tiêu: Chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính và Chỉ tiêu phản ánh kết quả
định lượng.
1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng về xuất khẩu
* Tổng kim ngạch xuất khẩu
Theo tổng cục thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu là tổng lượng tiền thu vềđược dựa trên việc xuất khẩu hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài của quốc gia,tính trong một khoảng thời gian nhất định như tháng, quý hay năm Do đó, kim ngạch
xuất khâu phản ánh tình hình và hiệu quả của việc đây mạnh xuất khẩu Chỉ tiêu nàytăng qua các năm chứng tỏ hoạt động đẩy mạnh xuất khâu của doanh nghiệp dang rấthiệu quả và ngược lại.
= Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt
động kinh doanh Lợi nhuận là lượng dư ra của tổng doanh thu so với toàn bộ chỉ phí
liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, được tính bằng công thức:
"Thị phan
Thị phần là tỉ lệ phần trăm về thị trường mà một doanh nghiệp nắm giữ so vớitổng quy mô thị trường; và là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thành côngcủa doanh nghiệp; được tính bằng công thức:
Trang 26. Doanh số bán hang của doanh nghiệp
Tống san phẩm tiêu thu của thị trường.
Một doanh nghiệp có thị phần lớn sẽ có ảnh hưởng đáng kẻ đối với một thị
trường Hoạt động thúc day xuất khâu thành công sẽ góp phan nâng cao thị phần của
doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu
"_ Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu
Chỉ tiêu cơ cấu hàng hoá xuất khâu có thể được đánh giá thông qua việc doanh
nghiệp đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu hoặc tăng tỉ lệ sản phẩm những mặt hàng
có giá trị cao Nếu xuất khâu được càng nhiều các mặt hàng thế mạnh thì doanh nghiệplại càng có lợi cả về mặt lợi nhuận lẫn vị thé trên thị trường
1.2.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả định tính về xuất khẩu
Các chỉ tiêu định tính không thé hiện dưới dạng các con số cụ thé hoặc tiền tệ.
Những chi số này cho thấy những lợi thế và lợi ich của doanh nghiệp trong hoạt động,
xuất khẩu; cho phép các nhà quản lý xác định hiệu quả của hoạt động xuất khẩu Các
chỉ tiêu định tính thường được sử dụng dé đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu là:
" Khé năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường
Đây chính là những kết quả có được trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu mà
doanh nghiệp nỗ lực thực hiện Nó được biểu hiện qua số lượng thị trường mà công ty
hiện có, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, khả năng mở rộng mối quan hệ
với đối tác nước ngoài, khả năng khai thác thực hiện các thị trường, nguồn hàng cho
= Kết quả về mặt xã hội
Những lợi ích mà doanh nghiệp có được khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu
nào đó thì cũng phải mang lại lợi ích cho đất nước, chẳng hạn như khả năng thu ngoại
tệ về cho đất nước hay tạo việc làm giúp cải thiện đời sống nhân dân, phát triển đất
nước hay không, Do đó, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện
Trang 27các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, chỉ kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến
khích xuất khẩu và không được kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước cấm.
= Uytín của doanh nghiệp
Với doanh nghiệp nào cũng vậy, uy tín trên thị trường là nhân tố vô cùng quan
trọng Doanh nghiệp cần xem xét mức độ uy tín của mình trên thị trường: Sản phẩm
của mình có được ưa chuộng hay được nhiều khách hàng biết đến và tin dùng không?
Có giữ uy tín trong mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác không?, Có như vậy
thì khách hàng mới biết đến doanh nghiệp nhiều hơn, đồng thời, cũng bán được nl ề
hàng hoá hơn Do đó, để hoạt động đây mạnh xuất khẩu hiệu quả doanh nghiệt
phải gây dựng uy tín của mình không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường quốc
tế, tận dụng tối đa các thế mạnh của mình trong kinh doanh.
1.3 Các nhân tố ảnh hướng đến day mạnh xuất khẩu
Bat kể một hoạt động kinh doanh thương mại nào cũng đều chịu tác động mạnh
mé của môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh có thể tạo ra các cơ hội đây
mạnh hoạt động xuất khẩu hoặc gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp Đối với
hoạt động xuất khẩu, sự ảnh hưởng này càng mạnh mẽ trong môi trường quốc tế Có
nhiều yếu tố tác động đến xuất khẩu, ta có thé chia thành hai nhóm cơ bản: Các yếu tố
bên ngoài và Các yếu tố bên trong.
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài
= Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm chịu tác động của nhiều nhân tố
khác nhau như tình trạng cán cân thanh toán, sự chênh lệch lạm phát
Khi giá đồng nội tệ tăng so với ngoại tệ, các chỉ phí cho hoạt động sản xuất và
bán hàng sẽ tăng làm giá thành sản phẩm bị độn lên, gây khó khăn cho việc xuất khẩu.
Nhưng ngược lại, khi đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, giá cả hàng hoá xuất khẩu của
quốc gia đó sẽ trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, quốc tế cũng
sẽ được nâng cao, do đó, đây mạnh hoạt động xuất khâu hơn Vì vậy, Nhà nước cân có
những quy định điều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp nhất.
ĐẠI HỌC K.T: Q.D
Trang 28= Yếu tố kinh tế
Một nên kinh tế mở sẽ làm cho hoạt động thương mại và số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh Các nước sử dụng chính sách mở cửa sẽ tham gia các khối kinh
tế khu vực, hội nhập vào nên kinh tế thé giới Để thúc đây hoạt động xuất khẩu, các
doanh nghiệp phải có kiến thức vẻ kinh tế, xây dựng méi quan hệ tốt với các đối tác
trên thị trường quốc tế Ví dụ như việc Việt Nam gia nhập các t6 chức kinh tế khu vực
và thế giới như WTO, ASEAN, ACFTA, AKFTA, đã mở ra nhiều cơ hội cũng như
thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường mở rộng và hội nhập
Khi một nước có mối quan hệ tốt với nước khác như giao dịch uy tín với họ,
hàng hóa xuất khẩu được thị trường chấp nhận, thì việc đây mạnh xuất khẩu ra nước
ngoài dễ dàng hơn, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể mở triển lãm, hội chợ ở nước
ngoài.
Ngoài ra, sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà cũng góp phần đẩy mạnh
việc xuất khẩu hàng hoá Sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo tiền dé cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu cả về số lượng lẫn chất lượng trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến thị trường trong và ngoài nước, do vậy, sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động
đây mạnh xuất khâu
Hệ thống tài chính-ngân hàng hiện đang rất phát triển và có tác động to lớn tới
quy trình xuất khẩu thông qua vấn dé thanh toán quốc tế Hệ thống tài chính-ngân hàng
đóng vai trò cung cấp và quản lý nguồn vốn; đảm bảo công tác thanh toán được diễn ra
một cách hiệu quả cho các doanh nghiệp Trong quy trình xuất khẩu, vấn đề đảm bảo việc thanh toán được thực hiện suôn sẻ rất quan trọng, đặc biệt là với doanh nghiệp
xuất khẩu vì nó giúp doanh nghiệp kịp thời thu hồi, quay vòng vốn và lợi nhuận một
cách an toàn và nhanh chóng Việc thanh toán này chủ yếu thông qua ngân hàng, do
đó, ngân hàng trở thành cầu nói giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu; đảm bảo quyền
lợi cho cả hai bên.
Cơ sở hạ tầng cũng là nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Hoạt
động xuất khẩu không thể tách rời hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng, vận
tải từ bước nghiên cứu thị trường đến thực hiện hợp đồng, vận chuyền hàng hoá và
Trang 29thanh toán Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khâu
và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chỉ phí cho doanh nghiệp.
= Yếu tố chính trị
Hoạt động kinh doanh quốc tế có liên quan đến nhiều nước trên thế giới, do đó,
tình hình chính trị-xã hội của mỗi nước đều có tác động không nhỏ đến hoạt động xuất
khẩu của mỗi doanh nghiệp thông qua các chính sách kinh tế-xã hội của quốc gia đó.
Sự ổn định của chính trị đất nước sẽ là yếu tố thuận lợi để các doanh nghiệp đây mạnh
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Nếu không có chính trị ồn định, sẽ rất khó dé ồn
định và phát triển các hoạt động xuất khẩu Vì vậy, khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
ra thị trường thế giới, doanh nghiệp phải nắm rõ được tình hình chính trị của các nước
liên quan để có các biện pháp đối phó kịp thời với những bat ôn do tinh hình chính trị
gây ra.
= Yếu tô pháp luật
Mỗi quốc gia đều có một hệ thống luật pháp với những đặc điểm, tính chất riêng
dựa trên trình độ phát triển của mỗi nước khác nhau Các yếu tố pháp luật chỉ phối
mạnh mẽ các hoạt động của nền kinh tế-xã hội đang phát triển trong quốc gia đó Vì
thế, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nắm rõ và tuân thủ luật thương mại trong nước và
quốc tế
Việc day mạnh hoạt động xuất khẩu được phản ánh trong các chính sách và biện
pháp liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ
trợ tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu, chẳng hạn các chính sách, quy định khi kinh
doanh quốc tế như:
- Quy định về khuyến khích, hạn chế hay cấm xuất nhập khẩu một số mặt
hàng.
- Quy định về thuế quan xuất nhập khẩu.
- Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động
xuất nhập khâu
- Tuân thủ pháp luật nhà nước đề ra; các hoạt động kinh doanh không được
trái với đường lối phát triển của quốc gia.
Trang 30Tuy nhiên, Chính phủ không phải luôn khuyến khích xuất khẩu Bởi vì nếu xuấtkhẩu được tự do hóa hoàn toàn, nó cũng có thé gây thiệt hai cho đất nước, chang hạnnhư xuất khâu hàng hóa quý hiếm, sản phẩm thuộc về di tích văn hóa, vũ khí
" Yéu tô văn hoá-xã hội
Các yếu tố văn hóa tạo ra các loại nhu cầu thị trường khác nhau là nên tảng cho
sự xuất hiện của thị hiếu khách hàng cũng như sự phát triển của thị trường mới Hơn
nữa, nó còn ảnh hưởng đến thói quen và phong cách kinh doanh Do sự khác biệt về
văn hóa tổn tại ở các nước, các doanh nghiệp phải đưa ra quyết định nhanh chóng liệu
có nên xuất khẩu sang thị trường đó hay không hoặc làm thế nào dé đàm phán thành
công.
Trong môi trường văn hóa, các yếu tố then chốt đó là phong cách sống, ngôn ngữ, phong tục và tôn giáo Đây có thể được coi là rào cản đối với hoạt động xuất
khẩu Do đó, để đây mạnh hoạt động xuất khẩu thành công, doanh nghiệp cần phải
nghiên cứu kỹ tập quán, thói quen, phong cách tiêu dùng hay kinh doanh của khách
hàng ở thị trường nước ngoài Đồng thời, doanh nghiệp phải có những hiểu biết banđầu về nước đó, có sự thích nghỉ và linh hoạt trong môi trường văn hoá khác biệt, có sự
quan tâm và khả năng tự điều chỉnh sao cho phù hợp,
= Yếu tô khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay có ảnh hưởng rất lớn đối với
hoạt động xuất khẩu Nó giúp cho doanh nghiệp đạt đến trình độ công nghiệp hoá hiện
đại hoá, quy mô kinh doanh tăng lên, giảm thiểu chỉ phí, hạ giá thành sản phẩm, đồng
thời chất lượng hàng hoá được đồng bộ và cải thiện hơn rất nhiều Chẳng hạn như nhờ
sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, mạng lưới internet mà các doanh
nghiệp có thể thực hiện các thương vụ kinh doanh với các khách hàng nước ngoài
thông qua email, fax, telex, giảm bớt được chỉ phí đi lại Hơn nữa, các doanh nghiệp
có thé thu thập được thông tin mới nhất về thị trường thông qua mạng lưới internet
toàn cầu Sự phát triển này góp phần thúc dy sự phân công và hợp tác lao động quốc
tế, mở rộng quan hệ giữa các quốc gia và tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu.
= Cụnh tranh quốc tế
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế khốc liệt hơn rất nhiều so với thị trường nội
địa Một trong những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị
Trang 31trường ra nước ngoài là phải vượt qua các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Các
đối thủ cạnh tranh không chỉ dựa vào sự vượt trội về kinh tế, chính trị, khoa học công
nghệ mà đôi khi còn có sự liên minh với nhau tạo nên thế mạnh mang tính toàn cầu
nhằm gây khó khăn cho các hoạt động xuất khẩu cau các công ty nhỏ hơn hoặc mới gia
nhập thị trường.
Vì vậy, doanh nghiệp phải biết khai thác triệt để những thế mạnh của mình,
đồng thời, có những biện pháp đối phó với những khó khăn trong tương lai nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được củng có và phát triển Có thúc day
xuất khẩu thì mới mở rộng được thị trường
1.3.2 Các yếu tố bên trong
Đây là các nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và
điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm thúc day các hoạt động xuất khâu Có thé kẻ đến các
nhân tố sau:
" Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính là một trong những yếu tố quyết h sức mạnh của doanh
nghiệp Nếu tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn để đầu tư cho sản
xuất kinh doanh, thu hút nhiều nhân tài, mở rộng quy mô hoạt động, đưa doanh nghiệp
vươn xa ra khu vực và thê giới.
Tiềm lực tài chính thể hiện ở nguồn vốn kinh doanh, cơ cấu vén, lượng tài sản, ngoại té, Doanh nghiệp có thé tác động lên các nhân tố này dé tăng sức cạnh tranh và
phát triển Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải có một cơ cấu vốn thật hợp lý dé có thể
phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu Nếu cơ cầu vốn không hợp lý thì doanh nghiệp sẽ
khó phát triển và dẫn đến thua lỗ
" Trình độ quản lý, tổ chức của doanh nghiệp
Ban lãnh đạo là bộ phận đầu não của một doanh nghiệp; nơi tạo ra những chiến
lược kinh doanh, đề ra các mục tiêu đồng thời kiểm soát, giám sát việc thực hiện các
công việc đã dé ra; dẫn dắt dé đưa tổ chức của minh đạt được thành công Vì thế, trình
độ tổ chức quản lý của ban lãnh đạo có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu
của doanh nghiệp Một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với tình hình thị trường và tiềm lực doanh nghiệp cùng với sự điều hành chỉ đạo giỏi của các cán bộ
Trang 32* Trình độ cúa nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ nhân viên cũng có vai trò quan trọng dẫn đến sự thành công hay
thất bại của mỗi thương vụ kinh doanh Hoạt động xuất khâu chỉ có thể thực hiện khi
có sự am hiệu về thị trường, hàng hoá, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, phương thức giao dịch, quy trình dam phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, Vì vậy,
để hoạt động xuất khâu hiệu quả, doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có
những hiểu biết, trình độ chuyên môn vẻ các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và
các kỹ năng nghiệp vụ có liên quan.
= Uy tin và thương hiệu của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp chính là niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Khách hàng có thê dựa trên sự uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
để mua hàng chứ không hẳn là do chất lượng sản phẩm Vì thế, độ uy tín cũng là một yếu tổ quyết định vị thé của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu.
Tóm lại, có rất nhiều yếu tô ảnh hưởng đến hoạt động đây mạnh xuất khẩu theo nhiều góc độ khác nhau, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, nam bắt được những thay đổi trên thị trường để có thể ứng phó kịp thời, tránh những rủi ro đáng tiếc
xảy ra khi hoạt động xuất khẩu.
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRANG DAY MẠNH XUẤT KHẨU
SAN PHAM PHAN BÓN CUA CÔNG TY CO PHAN
XUAT NHAP KHAU HA ANH
2.1 Téng quan về công ty cỗ phần xuất nhập khẩu Ha Anh
2.1.1 Khái quát chung về công ty
Công ty CP XNK Hà Anh là một công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà
nước; có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng tại ngân hàng
và được sử dụng con đấu riêng theo quy định của nhà nước Sau đây là một số thông
tin cơ bản về công ty:
= Tên công ty
- _ Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Hà Anh
- Tén tiếng Anh: Ha Anh Export Import Joint Stock Company.
- Tên giao dịch: HANEXIM.
= Trụ sở chính: Thi trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội
"Mã số thuế: 0101328911
= Ngày thành lập: 10/01/2003
" Cac đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh Công ty tại Phú Thọ TP Việt Trì - Phú Thọ
- Chi nhánh Công ty tại Bắc Giang TP Bắc Giang - Bắc Giang
- Chi nhánh Công ty tại Lào Cai TP Lào Cai — Lào Cai
- Văn phòng đại diện tại miền Trung TP Quy Nhơn - Quy Nhơn
- Văn phòng đại diện tại miền Nam Quận7- Tp Hồ Chí Minh
= Liên hệ:
- Điện thoại: +84.4.3883.2438
- Fax: +84.4.3883.2728
- Email: haneximvan@vnn.vn
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty CP XNK Hà Anh là xí nghiệp cung ứng vật tư nông
nghiệp Đông Anh trực thuộc công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội, được thành lập theo
quyết định 128 ngày 12/08/1981 của UBND TP.Hà Nội với số vốn là 2.613.000 đồng
Trang 34và có 25 lao động Hoạt động của xí nghiệp chủ yếu là cung cấp vật tư nông nghiệp
cho bà con nông dân.
Nhưng từ năm 1985 trở đi, để phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh mới, công ty đãđược đổi tên thành Công ty vật tư Đông Anh theo quyết định số 189/QD-UB ngày
27/08/1984.
Ngày 16/12/1987, thực hiện theo quyết định số 5689/QD-UB của thủ tướng
chính phủ, công ty đã sáp nhập với công ty bảo vệ cây trồng và lấy tên mới là Công ty
vật tư kỹ thuật cây trồng Đông Anh với số vốn là 523.044.000 đồng và 156 lao động.
Thực hiện nghị định 388 của HDBT về tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp
nhà nước, đến ngày 16/12/1992, công ty tiến hành thành lập lại doanh nghiệp theo
quyết định số 1849/QD-UB lấy tên là Công ty vật tư dich vụ kỹ thuật cây trồng Đông
Anh.
Đến năm 1993, công ty đổi tên thành Công ty vật tư tổng hợp Hà Anh trực
thuộc UBND huyện Đông Anh, TP.Hà Nội theo quyết định số 1503/QĐ-UB ngày
10/04/1993.
Do sự thay đổi của tổ chức, đến tháng 3/1993 Công ty vat tư tong hợp Hà Anh theo
quyết định số 771/ QD-UB ngày 20/03/1993 và quyết định số 2552/ QD - UB ngày 8/
7/ 1993 của UBND TP.Hà Nội đã sáp nhập thêm Công ty thu mua hàng xuât khâu trạm
cá giống Đông Anh và Xí nghiệp dịch vụ lâm nghiệp Đông Anh
Do xu thế phát triển chung của nền kinh tế Viêt Nam, Công ty vật tư tông hợp
Hà Anh tiến hành cỏ phần hoá, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cô phần
theo chủ trương của Chính Phủ và đổi tên thành Công ty CP XNK Hà Anh trực thuộc
UBND Huyện Đông Anh, TP.Hà Nội theo quyết định thành lập số 223/QD - UB ngày
10/01/2003.
Như vậy, trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển từ một trạm vật tư nông.
nghiệp cấp huyện, lúc mới thành lập chỉ là một đơn vị hạch toán báo số trực thuộc có quy mô nhỏ nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, công ty đã ngày
càng mở rộng về quy mô cũng như cơ cau hoạt động.”
(Nguôn: Phòng tổ chức hành chính, Công ty CP XNK Hà Anh)
Trang 35Trước đây, chức năng chính của công ty là cung ứng vật tư nông nghiệp theo kế
của Nhà nước Cho tới nay, chức năng của Công ty đã thay đổi và mở rộng rất
Công ty hoạt động theo các chức năng sau:
Kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu), kinh doanh các loại
giống cây trồng, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, thu mua chế biến các
loại nông lâm thuỷ sản.
Xuất, nhập khẩu, tái xuất các loại phân bón.
Sản xuất phân khoáng trộn
Nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, dược
liệu, nông sản, lương thực, hàng thủ công, mỹ nghệ và các mặt hàng tiêu dùng.
Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn.
Kinh doanh vận tải hàng hoá.
Mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định của nhà
nước.
Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước
Kinh doanh bat động sản
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá (ô tô).
Xây dựng nhà ở, văn phòng và công trình công cộng, làm đường giao thông vận
tải.
Nhiệm vụQua các thời kỳ phát triển của đất nước, công ty đã từng bước thích nghỉ với xu
trường và tự đặt ra những nhiệm vụ mới cho mình:
Xây dựng các phương án kinh doanh sản xuất theo kế hoạch và mục tiêu chiến
lược của công ty đề ra
Quản lý toàn diện, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên; chăm lo đời sống, tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động
Xây dựng và tổ chức tiến hành các kế hoạch về sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu, kinh doanh thương mại, dịch vụ, liên doanh và đầu tư trong và ngoàinước,
Trang 36" Thực hiện nghiêm túc hạch toán kinh tế đã được Nhà nước ban hành theo quyđịnh, công tác phân b6 nguồn lao động, quản lý và sử dụng tiền vốn, tài sản, vật
tư một cách hợp lý đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.
= Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng những tiến bộ khoahọc- công nghệ sản xuất mới, hiện đại (dây chuyền sản xuất phân NPK) dé phục
vụ nhu cầu của thị trường nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho môi trường xung
quanh.
= Chấp hành nghiêm chinh các chính sách, chế độ, luật pháp đồng thời thực hiệnnghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước Hàng năm, công ty đóng góp hàng chục tỷ
đồng vào ngân sách Nhà nước.
“ Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng đã ký kết với các
đối tác trong và ngoài nước.
= Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định pháp luật và trong phạm vi quản lý của công ty.
Những thay đổi về quy mô hoạt động, về chức năng và nhiệm vụ kinh doanhcũng như năng lực kinh doanh là sự khẳng định của Công ty đã và đang từng bướcthích nghỉ được với những thay đổi của cơ chế thị trường Hiện nay, sự thích ứng đó đã
tạo ra cho Công ty có đủ tiềm lực về mọi mặt để thực hiện kinh doanh tổng hợp và
cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
Công ty CP XNK Hà Anh có bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ và hiệu quả, thực
hiện theo kiểu phân cấp: Tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị là người quyết
định và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật, phó tông
giám đốc, trợ tổng giám đốc và các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp đỡ cho
tông giám đốc, tạo thành một thể thống nhất và chặt chẽ
Có thê khái quát bộ máy quản lý của Công ty qua sơ đồ sau :
Trang 37tô || kế | kế xuất nông cửa dịch hàng
| chức | | toán hoạch nhập lâm hàng vụ kinh
| hành | | tàivụ vật tư khấu buôn bán doanh
| chính | ban lẻ |
I |
Hình 2.1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty CP XNK Hà Anh
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, Công ty CP XNK Hà Anh)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty Đứng đầu Hội đồng
quan trị là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty Hội
đồng quản trị chịu trách nhiệm trước nhà nước và các cổ đông trong việc thực hiện
chức năng quản lý mọi hoạt động của công ty.
Tổng giám đốc là chủ tài khoản, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là người chịu trách nhiệm về các
khoản giao nộp, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đời sống của cán bộ công nhân
Trang 38chức năng tham mưu, đề xuất các biện pháp cùng
"_ Phó tổng giám đốc thực
giám đốc tổ chức thực tốt các biên pháp và mục tiêu dé ra, đồng thời chịu trách
nhiệm chỉ đạo công tác hành chính, làm công tác đoàn thể Ngoài ra, phó tổng giám
đốc là người thay mặt giải quyết chỉ đạo công việc trong toàn công ty khi có sự uỷquyền của tổng giám đốc
" Trợ lý tổng giám đốc có chức năng tham mưu, có van và giúp tổng giám đốc thực
hiện các công việc.
" Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ:
+ Tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, chính sách đối với người lao động theo quyđịnh hiện hành.
+ Tổ chức, sắp xếp, bó trí lao động đảm bảo sự ồn định và phát triển của công ty.
+ Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyền, điều động cán bộ công nhân viên
và người lao động.
+ Phối hợp với các phòng ban lập dự án, sửa chữa, mua sim tài sản, đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn lao động.
"Phong kế toán tài vụ có trách nhiệm:
+ Quản lý toàn bộ vén và tài sản của công ty; chịu trách nhiệm trước giám đốc về
việc thực hiện chế độ hạch toán của Nhà nước
+ Kiểm tra và giám sát các khoản thu, chỉ tài chính, các nghĩa vụ thu nợ và thanh toán công nợ; tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và
phát triển vốn kinh doanh
+ Kiếm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán
+ Phân tích thông tin số liệu kế toán, tham mưu dé xuất các giải pháp phục vụ yêu
cầu công tác quản lý và quyết định công tác tài chính của công ty
+ Phân tích hoạt động hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh doanh, chống
thất thu, tăng thu, giảm chỉ, tăng lợi nhuận, tạo nguồn vốn.
+ Thông tin số liệu kế toán, tài chính theo quy định của pháp luật.
" Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ:
+ Tìm nguồn hàng, nghiên cứu thị trường, từ đó, tiến hành nghiên cứu, trình tổng
giám đốc các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá với đối tác nước ngoài
+ Tổ chức theo dõi việc thực hiên hợp đồng, vận chuyển và nhận hàng tại cảng đưa
về kho bãi một cách an toàn.
Trang 39+ Quản lý và giám sát các hợp đồng kinh tế, các dự án đầu tư.
+ Công tác lập và kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh
" Phòng kế hoach vật tư tham mưu cho tổng giám đốc về các lĩnh vực:
+ Công tác cung ứng vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty.
+ Kế hoạch tiếp nhận vật tư, tiêu thụ hàng hoá theo hợp đồng hoặc tự khai thác tiêu
thụ, lên kế hoạch vận chuyển theo khách hàng yêu cầu
+ Quản lý kho vật tư, kho sản phẩm để phục vụ sản xuất và bán hàng.
" Phong nông lâm chuyên sản xuất, kinh doanh các loại giống cây trồng phục vụ
ngành nông nghiệp, cây cảnh sinh thái.
" Các cửa hàng bán buôn tiếp cận hàng hoá mà công ty giao cho, báo cáo số hàng
hàng tháng quyết toán với công ty
" Các cửa hàng bán lẻ giới thiệu trực tiếp, bán hàng và thu tiền.
(Nguôn: Phòng tổ chức hành chính, Công ty CP XNK Hà Anh)
2.1.5 Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Qua bang báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ta có thé thấy khái quát tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ, đồng thời, nó phản ánhtoàn bộ giá trị về sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã thực hiện được và phần chỉ phítương ứng phát sinh để tạo nên kết quả đó Từ đó, có thể đánh giá khái quát kết quảhoạt động kinh doanh của công ty qua giai đoạn 5 năm từ 2013-2017 Trước hết, tiến
hành so sánh một cách tổng quát kết quả kinh doanh giữa các kỳ, sau đó, đi sâu phân
tích một vải chỉ tiêu trong báo cáo nhằm đánh giá xu hướng biến động về hoạt độngkinh doanh của công ty như thế nào
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nhìn chung, tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn 2013-2017 có xu hướng tăng dần Cụ thể, từ năm 2013 đến
năm 2017 tăng 231.533 triệu đồng, tương đương 14,78% Chỉ có riêng năm 2016,
doanh thu giảm 15.863 triệu đồng so với năm 2015 Nguyên nhân chính của sự giảm
nhẹ này xuất phát từ việc nhu cầu thị trường thấp do ảnh hưởng của hiện tượng xâm
nhập mặn, hạn hán, nguồn cung phân bón dồi dào cùng với tác động của giá các mặt
hàng nhiên liệu năng lượng giảm nên giá các mặt hàng phân bón có xu hướng giảm
liên tục trong các tháng đầu năm Năm 2017, thị trường phân bón có sự khởi sắc, nhờ
đó, hiệu suất của công ty tăng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận
Trang 40Bảng 2.1 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP XNK Hà Anh
¿ | Doanh thu thuan veban | 374 675| 387.816 | 485.535 | 469.782 | 546.158
hang va cung cap dich vu
4 | Giá vốn hang bán 245.600| 315.904} 405.830| 387.200| 445.604
s; |1yinhuận eop ye ban 69.025| 7L912| 79.705| 82.582| 100.554
hang va cung cap dich vu
16 | Tổng lợi nhuận sau thuế 34303| 36258| 4412| 45953| 61.035
(Nguôn: Phòng kế toán tài vụ, Công ty CP XNK Hà Anh)