1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn học phần hệ thống thông tin quản lý Đề tài tìm hiểu & mô hình hóa quy trình nghiệp vụ của tập Đoàn coca cola

124 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu & mô hình hóa quy trình nghiệp vụ của Tập đoàn Coca Cola
Tác giả Nhóm 04
Người hướng dẫn Th.S. Giang Thị Thu Huyền
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 37,71 MB

Nội dung

Trở thành thương hiệu được yêu thích ● Tạo ra những nhãn hiệu và loại đồ uống được mọi người lựa chọn: Coca-Cola luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng phong phú, đ

Trang 1

BÀI TẬP LỚN Học phần: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI:

Tìm hiểu & mô hình hóa quy trình nghiệp vụ của Tập đoàn Coca Cola

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Giang Thị Thu Huyền

Môn học : Hệ thống thông tin quản lý

Lớp học phần : 232MIS02A18

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 04

Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2024

Trang 2

CHƯƠNG 1: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Đôi nét về doanh nghiệp

a Coca Cola original (Coca Cola hương vị truyền thống)

b Coca Cola Zero Sugar

b Glacéau Vitamin Water

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGÀNH KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN COCA-COLA THEO MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CỦA

M.PORTER

2.1 Mô hình năm lực lượng của M Porter

2.1.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại

2.1.2 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

2.1.3 Áp lực từ nhà cung ứng

2.1.4 Áp lực từ khách hàng

2.1.5 Áp lực từ sản phẩm, dịch vụ thay thế

2.2 Phân tích cấu trúc ngành kinh doanh theo mô hình của M Porter

2.2.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

2.2.2 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

2.2.3 Áp lực từ nhà cung cấp

Trang 3

3.1 Lý do lựa chọn chiến lược

3.1.1 Bối cảnh: Công nghiệp xanh: Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên kinh doanh bền vững

3.1.2 Khái niệm ESG

3.1.3 Lợi ích của Coca Cola khi áp dụng chiến lược ESG

3.1.3.1 Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư

3.1.3.2 Giảm thiểu rủi ro

3.1.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động

3.1.3.4 Tăng cường hình ảnh thương hiệu

3.1.3.5 Góp phần phát triển cộng đồng

3.2 Phân tích chiến lược cạnh tranh

3.3 Phân tích doanh nghiệp theo mô hình SWOT

3.3.1 Khái niệm phân tích mô hình SWOT

3.3.2 Áp dụng mô hình vào doanh nghiệp Coca Cola

3.3.2.1 Điểm mạnh của Coca Cola

3.3.2.2 Điểm yếu

3.3.2.3 Cơ hội của Coca Cola

3.3.2.4 Mối đe dọa

3.3.2.5 Kết luận

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA M.PORTER

4.1 Mô hình chuỗi giá trị của M.Porter: (Porter’s Value Chain Analysis)

4.2 Áp dụng mô hình chuỗi giá trị cho Tập đoàn Coca Cola

4.2.1 Hoạt động chính

4.2.2 Hoạt động bổ trợ

CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH HÓA CÁC QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ BẰNG NGÔN NGỮ BPMN & BIZAGI MODELER

5.1 Quy trình sản xuất nước ngọt Coca Cola

5.2 Quy trình sản xuất chai Coca Cola bằng nhựa PET

CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN MÔ PHỎNG (SCENARIO) 1 QUY TRÌNH CỦA DOANH NGHIỆP & ĐƯA RA CÁC BÁO CÁO HIỆU SUẤT CỦA QUY TRÌNH

6.1 Giải thích được lý do chọn quy trình này

6.2 Mô tả quy trình sản xuất nước ngọt của Coca Cola trước khi hoàn thiện6.2.1 Xây dựng kịch bản

6.2.2 Cài đặt tham số trước khi cải thiện

Trang 4

a Cài đặt tham số Process Validation

b Cài đặt tham số Time Analysis

c Cài đặt tham số Resource Analysis

d Cài đặt tham số Calendar Analysis

6.2.3 Kết quả sau khi chạy chương trình

CHƯƠNG 7: CẢI THIỆN HIỆU SUẤT QUY TRÌNH ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC QUY TRÌNH MỚI HIỆU QUẢ HƠN (TO-BE) SO VỚI QUY TRÌNH HIỆN TẠI (AS-IS) GHI RÕ CÁCH THỨC THAY ĐỔI TRÌNH BÀY & GIẢI THÍCH KẾT QUẢ HIỆU SUẤT CỦA QUY TRÌNH SAU KHI CẢI THIỆN

7.1 Khái niệm quy trình As - is, To - be

7.2 Mô tả quy trình sản xuất nước ngọt của Coca Cola sau hoàn thiện

7.3 Phân tích điểm khác biệt trước & sau khi cải thiện quy trình sản xuất nước ngọt của Coca Cola

7.3.1 Điểm khác biệt

7.3.2 Ưu điểm sau khi cải thiện quy trình

7.4 Cài đặt tham số sau khi cải thiện

a Cài đặt tham số Process Validation

b Cài đặt tham số Time Analysis

c Cài đặt tham số Resource Analysis

d Cài đặt tham số Calendar Analysis

CHƯƠNG 8: THÔNG TIN SILO

8.1 Khái niệm thông tin Silo

8.2 Phân tích thông tin Silo trong Tập đoàn Coca Cola

CHƯƠNG 9: Thu thập dữ liệu

a Biểu đồ thể hiện doanh thu trong 4 năm từ năm 2020-2023

b Biểu đồ thể hiện doanh thu theo vùng miền trong 4 năm từ 2020-2023Những số liệu trên cho thấy miền Nam thu về doanh thu cao nhất , chiếm hơn 36% tổng doanh thu Trong khi đó , miền Bắc và miền Trung có doanh thu thấp hơn Từ những dữ liệu trên, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược phù hợp để tối

ưu hoá việc kinh doanh từng vùng miền Những nơi có doanh thu thấp, tìm ra cách khắc phục để cải thiện, có thể tập trung vào những chiến lược marketing hoá hoặc điều chỉnh chiến lược để đạt đến hiệu suất tốt hơn

c Danh sách các mặt hàng bán chạy nhất từ năm 2022-2023

d Dashboard tổng hợp những biểu đồ cần theo dõi

10.2 Phòng kinh doanh

a Top 10 khách hàng có số tiền mua cao nhất trong thời gian 2020-2023

Trang 5

b Danh sách mặt hàng bán chạy nhất năm 2023

c Doanh thu trong 12 tháng của năm 2023

d Dashboard tổng hợp những biểu đồ cần theo dõi

LINK THAM KHẢO

Trang 6

Hoàng Ngọc Anh Vũ 25A4012939 Thành viên %

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài tiểu luận này, trước hết chúng em xin phép gửi lời cảm

ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu, các khoa, phòng và quý thầy cô trong HọcViện Ngân Hàng, những người đã tạo điều kiện cho chúng em được viết bài tập lớnnày Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Giang Thị Thu Huyền -người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em làm ra bài tiểu luận này bằng tất

cả tấm lòng và sự kính mến

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, mặc dù chúng em đã cố gắng hết sứcsong do hiểu biết còn hạn hẹp nên chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót.Chúng em rất mong nhận được lời góp ý của thầy cô để bài tiểu luận càng đượchoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trang 8

LỜI CAM KẾT

Chúng em xin cam đoan đây là những kết quả nghiên cứu của các thành viêntrong nhóm là hoàn toàn trung thực Những tài liệu tham khảo được trích dẫn mộtcách đầy đủ, rõ ràng Nếu như không đúng, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm theoquy định của nhà trường

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Nhờ sự vận dụng Hệ thống thông tin quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp có thểsắp xếp thông tin một cách logic, dễ để đánh giá, phân tích Từ đó, các tổ chức,doanh nghiệp có thể đưa ra phương án chiến lược giúp cải thiện hiệu quả hoạt độngthông qua quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu, giúp cải tiến các quy trình, tiếtkiệm thời gian và chi phí Với việc sắp xếp và lưu trữ thông tin hiệu quả, doanhnghiệp có thể nâng cao khả năng đưa ra quyết định, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của mình đối với ngành kinh doanh đồng thời cũng có thể sử dụngtài nguyên hiệu quả hơn, góp phần phát triển bền vững, nâng cao vị thế thương hiệunhờ xây dựng hình ảnh uy tín với cộng đồng

Đối với Coca Cola, một tổ chức đã có vị thế vững chắc trên thị trường nước giảikhát thế giới, họ học hỏi kinh nghiệm từ những đế chế đã sụp đổ thuộc nhiều ngànhcông nghiệp khác nhau để có thể rút ra bài học cho bản thân rằng cần phải khôngngừng thay đổi trong một thế giới không ngừng chuyển động, phát triển Coca Cola

đã áp dụng đa dạng các hệ thống như CRM, ERP, WMS ,SCM, … để mở rộng thịtrường, tăng cường khả năng cạnh tranh Qua tìm hiểu thực tế, nhóm 4 đã có đượcnhững thông tin bề mặt về cách thức để Coca Cola có thể duy trì, khẳng định vị thếcủa một nhà cung cấp nước giải khát hàng đầu thế giới thông qua phân tích các quytrình về sản xuất nước ngọt và sản xuất chai nhựa thế hệ mới theo xu hướng pháttriển bền vững

Trang 10

CHƯƠNG 1: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Đôi nét về doanh nghiệp

Coca Cola là một thương hiệu nước giải khát có gas số 1 tại Mỹ Thành lập vào

năm 1886 tại trụ sở chính ở Atlanta, bang Georgia, Coca Cola được giới mộ điệubiết đến & đánh giá cao bởi mùi vị hấp dẫn & màu sắc bắt mắt

Ngày nay, cái tên Coca Cola gần như trở thành một biểu tượng toàn cầu về văn

hóa & khẩu vị của người Mỹ (American tastes).

● Tên doanh nghiệp: Công ty Nước giải khát Coca Cola

● Tên quốc tế: Coca Cola Beverages Corporation

● Ngành nghề: Ngành công nghiệp thực phẩm & dịch vụ ăn uống - F&B

● Trụ sở chính: One Coca - Cola Plaza, Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ

● Khu vực hoạt động: Toàn cầu (Trừ Cuba & Triều Tiên)

Trang 11

shared future” (Tạm dịch: Thương hiệu yêu thích, phát triển bền vững & vì một tương lai tốt đẹp hơn)

Hình 1.1: 3 giá trị cốt lõi của Coca Cola (Nguồn: Bài viết “Coca - Cola khoác lên mình sứ mệnh mới, hướng về một tương

lai tươi sáng”, websites the Coca Cola Company)

1.2.1 Trở thành thương hiệu được yêu thích

Tạo ra những nhãn hiệu và loại đồ uống được mọi người lựa chọn:

Coca-Cola luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu và sở thích của mọi đối tượng khách hàng

Thổi sức sống mới trong cả hai phương diện tinh thần và thể chất: Hơn

cả việc giải tỏa cơn khát, Coca-Cola mong muốn truyền cảm hứng, khơi dậy niềm vui và lan tỏa tinh thần lạc quan, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người

1.2.2 Phát triển bền vững

Tìm kiếm giải pháp hướng đến những thay đổi tích cực: Coca-Cola cam

kết bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn nguyên liệu trách nhiệm và thực hiện các hoạt động kinh doanh hướng đến sự phát triển bền vững

Xây dựng một tương lai bền vững: Với tầm nhìn xa, Coca-Cola không

ngừng đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến để mang đến nhữngsản phẩm thân thiện với môi trường và góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai

1.2.3 Vì một tương lai tốt đẹp hơn

Cải thiện cuộc sống của mọi người: Coca-Cola luôn quan tâm đến đời sống

tinh thần và vật chất của nhân viên, nhà đầu tư và cộng đồng Doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ, đầu tư vào giáo dục, y tế và các hoạt động an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người

Trang 12

Ba giá trị cốt lõi này đan xen và hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên nền tảng vững chắc cho

sứ mệnh và tầm nhìn của Coca-Cola Với những cam kết mạnh mẽ và hành độngthiết thực, Coca-Cola không ngừng nỗ lực để trở thành doanh nghiệp nước giải khát

toàn diện, mang đến những giá trị tích cực cho cộng đồng và góp phần "Đổi mới thế giới" thông qua những sự khác biệt táo bạo.

1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của Coca Cola

Được bổ nhiệm vào tháng 12 năm 2006, ông James Quincey thay thế vị trí củaông Muhtar Kent để đảm nhiệm vị trí CEO của Coca Cola Một trong số nhữnghành động đầu tiên của minh tại cương vị Giám đốc điều hành, James Quincey đãtuyến bố cắt giảm 1.200 vị trí trong công ty Song, ông vẫn giữ nguyên cơ cấu bộmáy tổ chức vốn đã hoạt động rất hiệu quả của Coca Cola Cơ cấu tổ chức của CocaCola có thể được mô tả theo:

Trang 13

1.3.1 Chức năng

● Hội đồng quản trị: Có nghĩa vụ, trách nhiệm giám sát hoạt động của công ty và

đảm bảo lợi ích của cổ đông

● Ban lãnh đạo: Bao gồm các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm quản lý doanh nghiệp

và xây dựng các kế hoạch chiến lược, như CEO, CFO, COO và các giám đốcđiều hành khác

● Các phòng chức năng: hỗ trợ quản lý trong các bộ phận như tài chính, sản xuất,

tiếp thị và nhân sự, cùng những bộ phận khác

1.3.2 Địa lý

● Tập đoàn Coca Cola: Phụ trách các hoạt động toàn cầu của công ty.

● Nhóm khu vực: quản lý hoạt động tại các khu vực cụ thể như Bắc Mỹ, EMEA

(Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi), Trung Quốc (đây là thị trường quan trọng với tốc độ tăng trưởng cao),…

● Quốc gia/ Vùng lãnh thổ: chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh ở mọi

quốc gia hoặc khu vực

1.4.1 Sản phẩm nước ngọt có ga

a Coca Cola original (Coca Cola hương vị truyền thống)

Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là sản phẩm thương hiệu, tạo nên giá trị cốtlõi cho Tập đoàn Coca Cola từ những ngày đầu tiên Coca Cola vị truyền thống sửdụng công thức bí mật của hãng, là sự pha trộn giữa nước bão hòa CO2, chút đườngmía, màu thực phẩm và các chất tạo nên độ chua cùng hương liệu rất tự nhiên Dungtích phổ biến của Coca-Cola là 330ml, 390ml và 1.5 lít

Sản phẩm này thích hợp cho các hoạt động giải trí ngoài trời và thường thơmngon hơn khi uống lạnh

Trang 14

Hình 1.3: Một số hình ảnh về Coca Cola Original (Coca Cola vị truyền thống)

b Coca Cola Zero Sugar

Nếu là một tín đồ của Coca Cola nhưng lại sợ tăng cân thì chắc chắn, khách hàngkhông thể nào bỏ qua món thức uống này Coca-Cola Zero, còn được gọi là Coke

Zero, là một biến thể của Coca-Cola với hàm lượng calo thấp (0,75 calo mỗi lít),

đặc biệt được tiếp thị đến các đối tượng ăn kiêng và những người có liên quan đếntiền sử béo phì và tiểu đường Coke Zero hiện đang được ưa chuộng và phân phốitới hơn 90 quốc gia trên thế giới

Trang 15

Hình 1.4: Một số hình ảnh về Coca Cola Zero

c Sprite

Sprite là loại nước giải khát không màu, có vị chanh & là thương hiệu thứ hai củacông ty Coca Cola, chỉ sau Coke Đây là hãng soda chanh bán chạy hàng đầu trênthế giới & thứ ba thế giới về lĩnh vực nước giải khát

Ngoài sắc xanh chủ đạo mát mắt, Sprite còn gây ấn tượng bởi chi tiết chai đặc biệt

của mình: “lúm đồng tiền” Hình ảnh chiếc chai có “lúm đồng tiền” đã đồng hành

hầu hết trong quá trình lịch sử của Sprite Các vết lõm tượng trưng cho các hạt bongbóng ga có trong loại đồ đồ uống này

Mặc dù Coca Cola đã sản xuất thêm nhiều hương vị khác như việt quất, anh đào,nho, cam, gừng, song không hương vị nào có thể đánh bại hương vị nguyên bảntrong lòng những fan hâm mộ của thương hiệu này

Trang 16

cho chi nhánh Coca Cola ở Đức (trong thế chiến II) do việc cấm vận đối với hàng

hóa của Tập đoàn vào những năm 1940s

Mặc dù có tới 150 hương vị khác nhau song hương vị quen thuộc nhất vẫn làFanta hương cam

Hình 1.6:Giao diện Fanta hiện tại

Trang 17

Hình 1.7: Giao diện Fanta tại Đức những năm đầu

1.4.2 Sản phẩm nước ép trái cây

a FUZETEA+

Bên cạnh bao bì hút mắt & cảm giác ngon miệng, khách hàng hiện nay đang ngàycàng có xu hướng quan tâm đến các thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn bao giờ hết.Hiểu được nhu cầu đó, Coca Cola đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sảnphẩm của mình để không chỉ đa dạng, chất lượng mà còn cung cấp các dưỡng chấtcần thiết cho sức khỏe Đây cũng chính là lý do cho sự ra đời của sản phẩm trà đóngchai FUZETEA+ với tính năng làm chậm quá trình oxi hóa, giúp người tiêu dùngsống vui khỏe hơn mỗi ngày

Sản phẩm là thức uống kết hợp độc đáo & hoàn hảo giữa các nguyên liệu giàudưỡng chất, mang đế nhiều lợi ích sức khỏe:

● Trà giàu Polyphenol: Cung cấp chất chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ cơ thể

khỏi tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Nước trái cây thật: Bổ sung Vitamin C thiết yếu, tăng cường hệ miễn dịch

và sức đề kháng

Hạt chia: Siêu thực phẩm giàu chất xơ, Omega 3, Protein và chất chống oxy

hóa, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, não bộ và da dẻ

FUZETEA+ có nhiều hương vị hấp dẫn như trà đào, trà chanh dây, trà bí đao, Mỗi hương vị đều mang đến những trải nghiệm vị giác độc đáo và cung cấp cácdưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Trang 18

Hình 1.8: Một số hình ảnh về các hương vị của FUZETEA+

b Minute Maid

Được thành lập vào năm 1945 tại Mỹ, thương hiệu Minute Maid cung cấp các sảnphẩm nước trái cây ép có cả tép khác biệt hẳn với số đông còn lại bởi vị nước éptươi ngon, thơm mát & quan trọng là hoàn toàn tự nhiên của sản phẩm Một điểmđặc biệt là ở mỗi một thị trường quốc gia khác nhau, Minute Maid lại dựa vào khẩu

vị của người dân nước đó để tạo ra loại nước hoa quả phù hợp

Mặc dù rất nổi tiếng ở Việt Nam cũng như được người tiêu dùng đón nhận nồngnhiệt & có doanh thu tỷ đô nhưng ít người biết rằng đây là thương hiệu thuộc quyền

sở hữu của Coca Cola

Hình 1.9: Sản phẩm Minute Maid trên thị trường quốc tế

Trang 19

Hình 1.10: Sản phẩm Minute Maid tại thị trường Việt Nam

1.4.3 Các dòng sản phẩm khác

a Dasani

Theo giới thiệu trên websites hãng, nước Dasani là sản phẩm nước uống tinh khiếtvới chai nhựa rỗng, thân thiện môi trường, có thể tái chế 100% & dễ xoắn nhỏ gọntrong lòng bàn tay sau khi sử dụng xong Đặc biệt Coca Cola cam kết trích mộtphần doanh thu từ mỗi chai Dasani được bán ra để hợp tác cùng UN - HABITAT -

tổ chức định cư liên hợp quốc, tài trợ cho các dự án cung cấp nước sạch cho cộngđồng tại Việt Nam

Nước khoáng Dasani có dung tích 350ml và 500ml, thường được đóng gói là 24 chai/thùng

Hình 1.10: Một số hình ảnh về Dasani

Trang 20

b Glacéau Vitamin Water

Glacéau Vitamin Water là thức uống bổ sung chất dinh dưỡng gồm các thànhphần như nước, chất làm ngọt, cộng thêm các vitamin & khoáng chất thiết yếu Hầu hết các hương vị của Glaceau Vitamin Water đều được bổ sung Vitamin C vàVitamin B, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và hỗ trợ chuyển hóanăng lượng

Ngoài ra, một số công thức còn chứa thêm các Vitamin và khoáng chất khác nhưVitamin A, canxi, Vitamin E, kẽm, magiê, kali, crôm hoặc mangan, mang đến nhiềulợi ích cho sức khỏe như:

Vitamin A: Tốt cho mắt và da.

Canxi: Giúp xương và răng chắc khỏe.

Vitamin E: Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào.

Kẽm: Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ liền thương.

Magie: Giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng.

Kali: Điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch.

Crôm: Hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu.

Mangan: Giúp cơ thể sử dụng canxi và Vitamin B1 tốt hơn.

Hiện tại, dòng sản phẩm này chưa có mặt tại Việt Nam

Hình 1.11: Một số hình ảnh về các hương vị của Glacéau Vitamin Water

Trang 21

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGÀNH KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN COCA-COLA THEO MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CỦA

M.PORTER 2.1 Mô hình năm lực lượng của M Porter

Hình 2.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ( Porter’s Five

Forces )

2.1.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại

Theo M Porter, đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tại là những cá nhân,

doanh nghiệp, tổ chức đang kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm cùng phân khúckhách hàng, cùng mức giá tương đồng với doanh nghiệp mình

Cạnh tranh là điều tất yếu diễn ra trên thị trường Nó là yếu tố giúp thúc đẩy hoạtđộng của ngân hàng tốt hơn Chìa khóa thành công trong kinh doanh là việc tổ chức

đó vượt qua đối thủ cạnh tranh & chiếm lĩnh thị trường

Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ vàdành lợi thế trên thị trường hơn Để phân tích được các đối thủ cạnh tranh hiện tại,doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi sau:

● Số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành

Trang 22

2.1.2 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành

hoặc mới có mặt trong ngành nhưng chưa cung cấp dịch vụ và nó có thể ảnh hưởngtới ngành trong tương lai

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra các rào cảngia nhập ngành của đối thủ từ đó có các phương án đề phòng và phát triển thích hợpcho các giai đoạn tiếp theo trong tương lai Khi phân tích về các đối thủ cạnh tranhtiềm ẩn doanh nghiệp cũng phải giải đáp về các vấn đề sau:

● Mức độ dễ dàng gia nhập ngành (Thời điểm, quy mô, tỷ lệ cạnh tranh)

● Rào cản gia nhập ngành (Vốn đầu tư, quy định, thương hiệu).

2.1.3 Áp lực từ nhà cung ứng

Nhà cung ứng là các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào khâu cung cấp

nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ Các nhà cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp tới giábán sản phẩm, tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà cung ứng có thể trởthành một áp lực khi tăng giá nhập đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm,dịch vụ mà họ cung cấp

Việc phân tích nhà cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng

sự lựa chọn Từ đó có thể chọn được nhà cung ứng tiềm năng phù hợp với doanhnghiệp Muốn phân tích được nhà cung ứng doanh nghiệp cũng phải trả lời các câuhỏi sau:

● Số lượng, quy mô nhà cung cấp

● Mức độ tập trung của thị trường cung ứng

● Tính độc đáo, chuyên biệt của các sản phẩm, dịch vụ giữa các nhà cung cấp

● Khả năng & chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của doanh nghiệp

● Tầm quan trọng của nhà cung ứng tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp

2.1.4 Áp lực từ khách hàng

Khách hàng mua hàng có thể coi là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường vi môcủa doanh nghiệp, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanhnghiệp

Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là các đại lý hoặc

doanh nghiệp nhỏ lẻ phân phối sản phẩm

Nếu khách hàng có nhiều lựa chọn, khả năng chuyển đổi dễ dàng hoặc khả năngđàm phán cao Khách hàng sẽ khắt khe hơn, đưa ra những yêu cầu về giá cả, chấtlượng sản phẩm/dịch vụ hoặc những điều kiện trong hợp đồng Điều này có thể tạo

áp lực giảm giá và hạn chế lợi nhuận của doanh nghiệp Muốn phân tích được yếu

tố khách hàng doanh nghiệp cũng phải trả lời các câu hỏi sau:

● Số lượng khách hàng

● Quy mô & tầm quan trọng của các khách hàng riêng lẻ

● Mức độ nhạy cảm với giá của khách hàng

Trang 23

● Chi phí chuyển đổi khi khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của đốithủ cạnh tranh

● Mức độ trung thành với sản phẩm của khách hàng

● Khả năng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng

● Nhu cầu và sở thích của khách hàng

2.1.5 Áp lực từ sản phẩm, dịch vụ thay thế

Sản phẩm thay thế là các hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp ở cùng ngành/

ngành khác nhưng có thể cung ứng các sản phẩm dịch vụ với cùng một mức giá,cùng chất lượng sản phẩm nhưng khác nhau về hình thức

Nếu có quá nhiều sản phẩm thay thế thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp khả năng tiêu thụhàng hóa và làm giảm doanh thu của doanh nghiệp Trong mô hình 5 áp lực cạnhtranh thì áp lực từ sản phẩm thay thế là yếu tố cần được cập nhật liên tục Và đểphân tích được yếu tố này doanh nghiệp phải giải quyết được những vấn đề sau:

● Tiềm năng tăng trưởng của thị trường các sản phẩm thay thế

● Giá cả và chất lượng của sản phẩm thay thế

● Nguy cơ bị thay thế của sản phẩm

● Chi phí của khách hàng khi chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm, dịch vụthay thế

2.2 Phân tích cấu trúc ngành kinh doanh theo mô hình của M Porter

2.2.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

⬥ Số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành: Ngành công nghiệp đồ uống là một

ngành cạnh tranh cao, đặc biệt là trong lĩnh vực nước ngọt có gas Coca-Cola là

công ty đồ uống không cồn chiếm “phần bánh” lớn nhất trong ngành đồ uống giải

khát toàn cầu: chiếm khoảng 50% trên thị phần toàn cầu, theo báo cáo vào năm

2021 Hiện tại, giá trị vốn hóa thị trường của Coca-Cola đạt hơn 257 tỷ đô la Mỹ,

chính thức trở thành một cổ phiếu siêu vốn hóa (mega-cap stock).

Trang 24

Hình 2.2: Biểu đồ mô tả thị phần trong thị trường nước ngọt giải khát vào năm

2021 (Nguồn: wwwprachachat.net)

Mặc dù vậy, họ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ, có thể kểđến như: PepsiCo, Dr Pepper Snapple Group, Red Bull, và các nhà sản xuất nước

giải khát địa phương Trong đó Pepsi là “đối thủ truyền kiếp” của Coca-Cola

Hình 2.3: Trận so găng thế kỷ giữa Coca Cola & Pepsi

⬥ Mức độ đa dạng của sản phẩm và dịch vụ: Công ty Coca Cola hiện đang kinh

doanh đa dạng các sản phẩm bao gồm: Các loại nước ngọt có ga như Coca Cola,Sprite, Fanta, Schweppes, Nước ép trái cây Minute Maid, Đồ uống thể thaoPowerade, nước tăng lực, Và 200 thương hiệu đồ uống trên toàn thế giới Theoước tính của trang Sure Dividend Investing Method, các thương hiệu của Coca-Colađóng góp khoảng 2 tỷ lượt sản phẩm được tiêu thụ mỗi ngày trên toàn thế giới,mang lại doanh thu hàng năm hơn 42 tỷ đô la Mỹ

VD: Năm 2022, Pepsi đã cho ra mắt sản phẩm Pepsi Zero Sugar với hương vị mới.Điều này khiến Coca-Cola phải ra mắt sản phẩm Coca-Cola Zero Sugar với hương

vị mới để cạnh tranh

Trang 25

Hình 2.4: Cơ cấu danh mục sản phẩm của Coca Cola (Nguồn: Investor Realations)

→ Có thể thấy rằng Coca-Cola có mức độ đa dạng về sản phẩm cao hơn so với cácngành nước uống khác Họ cung cấp nhiều loại nước uống khác nhau, đáp ứng nhucầu đa dạng của người tiêu dùng Bên cạnh đó Pepsi cũng theo sát nút với gần 200thương hiệu trên khắp thế giới Cả hai công ty đều liên tục đổi mới và phát triển sảnphẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

⬥ Chiến lược về giá cả và chi phí: Coca- Cola và Pepsi có quy mô gần giống nhau

và các sản phẩm của họ cũng tương đương nhau tuy nhiên giá của Coca-Cola có

phần nhỉnh hơn chút so với Pepsi Do đó “cuộc chiến Cola” cạnh tranh về giá và thị

phần giữa 2 thương hiệu này rất gay gắt

Trang 26

Hình 2.5: Đây là một bức ảnh rất thú vị & cũng là minh chứng rõ ràng nhất của trận so tài giữa hai ông lớn trong ngành nước giải khát Coca Cola thuê địa điểm ở tầng 2 của toàn nhà làm văn phòng đại diện & treo một tấm biển quảng cáo ghi rõ:

“Coca Cola ở tầng hai” Và ngay lập tức, vài ngày sau, Pepsi xuất hiện với khẩu

hiệu: “Pepsi thì có mặt ở mọi nơi”.

⬥ Năng lực marketing và bán hàng: Trong khi Pepsi tập trung vào các chiến dịch

marketing xoáy sâu vào chủ đề lựa chọn của các ngôi sao giữa Coca Cola & Pepsi,kết quả là Pepsi luôn được chọn lựa, để từ đó khẳng định Slogan: “The Choice of a

New Generation” (Tạm dịch: “Sự lựa chọn của Thế hệ mới”) & mời các nghệ sĩ, rapper nổi tiếng làm người đại diện chính thức (ví dụ như công chúa nhạc Pop Britney Spears, siêu sao bóng đá Beckham, Rivaldo…) để thu hút khách hàng trẻ tuổi thì Coca-Cola tập trung vào các chiến dịch marketing để “đưa hình ảnh công ty xuất hiện nhiều nhất có thể” Trên các phương tiện truyền thông đại chúng & báo

chí, các biển quảng cáo, hình ảnh Coca Cola xuất hiện với một tần suất dày đặcchưa từng có Kết quả là trong cùng năm 1895, tập đoàn Coca Cola đã tiêu thụ đượchơn 70 triệu lít nước giải khát Hay như năm 2023, Pepsi đã tài trợ cho chương trìnhSuper Bowl Halftime Show Điều này khiến Coca-Cola phải tăng cường quảng cáotrong thời gian diễn ra Super Bowl Có thể thấy, dù có sự khác nhau về chiến lượcmarketing song PepsiCo thường xuyên tung ra các quảng cáo mạnh mẽ để cạnhtranh với Coca-Cola

➔ Đánh giá: Mức độ tác động: CAO

2.2.2 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

⬥ Mức độ dễ dàng gia nhập ngành: Mức độ dễ dàng gia nhập ngành của các đối thủ

cạnh tranh tiềm ẩn so với Coca-Cola là khá khó khăn

⬥ Rào cản gia nhập ngành:

Trang 27

● Thương hiệu: Trải qua hơn 138 năm hình thành và phát triển Coca Cola đã

dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế Coca-cola sử dụngcác chiến lược như cola độc nhất, cola kiên định hay những chiến dịch tiếpthị bằng lời nói để xây dựng, phát triển thương hiệu mạnh mẽ và thành côngnhư bây giờ

● Vốn: Theo trang Vietstock, tính tới thời điểm năm 2024, Tập đoàn Coca

Cola có giá trị vốn hóa lên tới 260,39 tỷ USD, với tỷ lệ chi trả cổ tức là trên

74% Điều này giúp Coca Cola giữ vững danh hiệu “Vua cổ tức” - công ty

giao dịch đại chúng có mức chi trả cổ tức tăng liên tục trong 62 năm

● Mạng lưới phân phối: Coca-cola hiện đang có mặt trên 200 nước với mạng

lưới phân phối rộng khắp toàn cầu, giúp sản phẩm của họ dễ dàng tiếp cậnkhách hàng

Thế nên để xâm nhập vào thị trường, các thương hiệu địa phương có thể bắt đầuvới quy mô nhỏ hơn Tuy nhiên, số vốn đầu tư cho sản xuất, chiến lược tiếp thị bánhàng hay tuyển dụng lao động rất cao và cũng là thách thức lớn đối với các nhà sảnxuất nước giải khát ở địa phương Còn với các công ty doanh nghiệp kinh doanh biarượu, nước uống tốt cho sức khỏe muốn cạnh tranh với công ty Coca Cola thì phảimất cả một quá trình dài để thu hút khách hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu

➔ Đánh giá: Mức độ tác động: THẤP

2.2.3 Áp lực từ nhà cung cấp

⬥ Số lượng quy mô của các nhà cung ứng: Có rất nhiều nhà cung cấp trên thị

trường Việt Nam Một số nhà cung cấp chính của Coca-Cola Việt Nam bao gồm:

● Công ty TNHH Nước giải khát Chương Dương: Cung cấp nước tinh khiết

● Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi: Cung cấp đường

● Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk): Cung cấp sữa

● Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Trung: Cung cấp CO2

● Công ty TNHH Bao bì Tetra Pak Việt Nam: Cung cấp bao bì Tetra Pak

⬥ Tính độc đáo của các sản phẩm cung cấp: Các sản phẩm như đường, sữa, CO2

hay bao bì đều là những sản phẩm vô cùng phổ biến trên thị trường Việt Nam

⬥ Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của doanh nghiệp: không quá cao.

⬥ Tầm quan trọng của nhà cung ứng tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp:

Coca-cola dựa vào tiêu chuẩn đạo đức khi lựa chọn nhà cung cấp Họ đảm bảo rằng các nhà cung cấp và đối tác đóng chai của họ tuân thủ các tiêu chuẩn theo luật

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những nguyên vật liệu trên rất phổ biến trên thị trường Việt Nam nên số lượng nhà cung cấp thay thế rất cao Nhưng các nhà cung cấp hiện tại lại không dễ dàng chuyển đổi khỏi Coca Cola Điều đó có thể dẫn đến tổn thất cho các nhà cung cấp Qua đó nhận thấy áp lực từ nhà cung cấp là không đáng kể

➔ Đánh giá: Mức độ tác động: THẤP

Trang 28

2.2.4 Áp lực của khách hàng

⬥ Áp lực từ phía khách hàng bán lẻ: Coca Cola tiếp cận nhóm khách hàng là giới trẻ gồm Thanh thiếu niên (13 đến 18 tuổi), Thanh niên (Từ 18 đến 24 tuổi) &

Trưởng thành (Từ 25 đến 35 tuổi) Nhóm tuổi này có nhu cầu tiêu dùng nước giải

khát cao và thích những sản phẩm mang lại cảm giác sảng khoái, năng động

Khách hàng cá nhân thông thường sẽ mua sản phẩm với số lượng ít và không tập trung ở một thị trường cụ thể nào Trong khi đó sự khác biệt giữa 2 sản phẩm Coca-cola với Pepsi là không đáng kể nên chi phí chuyển đổi không cao

⬥ Áp lực từ phía nhà phân phối: Coca-Cola có hệ thống phân phối rộng khắp tại

Việt Nam với hơn 200 nhà phân phối Chưa dừng lại ở đó Coca-cola vẫn đang ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh thông qua nhượng quyền

Các khách hàng của coca cola rất nhạy cảm về giá Dù là khách hàng cá nhân hay

nhà bán lẻ lớn cũng không áp dụng được “Chiến lược hội nhập về phía sau” của khách hàng với Coca Cola không “khả thi” Sức mạnh khách hàng chỉ xuất hiện khi

họ mua sản phẩm với số lượng lớn Tuy nhiên, nhìn chung sức mạnh của kháchhàng với thương hiệu Coca Cola là yếu

➔ Đánh giá: Mức độ tác động: THẤP

2.2.5 Áp lực từ sản phẩm, dịch vụ thay thế

Sản phẩm thay thế chính của các sản phẩm Coca Cola là đồ uống được sản xuấtbởi Pepsi, nước ép trái cây và các loại đồ uống nóng và lạnh khác Ngày nay khinhu cầu về sản phẩm tốt cho sức khỏe đang ngày càng tăng, các đối thủ cạnh tranh

có thể tập trung vào phát triển các sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe để cạnhtranh với Coca-Cola Chi phí chuyển đổi thấp cho khách hàng Ngoài ra, chất lượngcủa các sản phẩm thay thế nói chung cũng tốt Vì vậy, dựa trên những yếu tố này,mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế ở mức vừa phải

➔ Đánh giá: Mức độ tác động: TRUNG BÌNH

2.3 Bảng tổng hợp hợp tác động của 5 lực lượng cạnh tranh tới doanh nghiệp Coca-Cola

Tác động tích cực Tác động tiêu cực Đối thủ cạnh tranh hiện

tại - Mở rộng và đa dạng hóasản phẩm của mình

- Tung ra nhiều chiến lược marketing, nhiều chương trình tri ân, giảm giá để giữ chân và thu hútkhách hàng

- Cải thiện dịch vụ khách hàng để giữ chân khách hàng và thu hút khách

- Mất thị phần

- Giảm lợi nhuận

- Tăng chi phí

Trang 29

- Nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đối thủ cạnh tranh tiềm

ẩn - Thúc đẩy đổi mới các sản phẩm phù hợp với xu

hướng thị trường

- Thay đổi chiến lược kinh doanh của mình để thích ứng với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệpmới

- Khẳng định lại vị trí củamình trên thị trường F&B

- Ổn định, tự chủ nguồn cung ứng

- Giá nguyên vật liệu như đường, mía, nước, bao bì, biến động ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của Coca-Cola

- Nguồn cung ứng gián đoạn

Sức mạnh khách hàng - Nắm bắt xu hướng thị

trường để phù hợp với nhu cầu khách hàng

- Tạo dựng thương hiệu xây dựng niềm tin ở khách hàng

- Phát triển nhiều kênh phân phối hơn để tiếp cậnkhách hàng

- Giá cả sản phẩm giảm

- Lợi nhuận giảm

Sản phẩm thay thế - Nâng cao chất lượng sản

Trang 30

- Tăng cường khả năng thích ứng.

Trang 31

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH PHÙ HỢP CHO

DOANH NGHIỆP COCA-COLA

3.1 Lý do lựa chọn chiến lược

3.1.1 Bối cảnh: Công nghiệp xanh: Xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên kinh doanh bền vững

Hiện nay, tính phát triển bền vững đang ngày càng được xem xét cẩn trọng & tỉ

mỉ hơn trong thế giới kinh doanh khi vấn đề môi trường đang dần trở thành yếu tốquyết định trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Đặc biệt là những ngườitiêu dùng trẻ tuổi, với những hiểu biết & nhận thức cao, lại càng là những nhà đánhgiá khó tính & sẽ ưu tiên lựa chọn những thương hiệu uy tín & có cam kết bềnvững Do đó, bên cạnh cuộc đua về chiến lược sản phẩm & marketing, cuộc cạnhtranh phát triển giá trị bền vững giữa các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ là xu hướngthay đổi thị trường kinh doanh trong tương lai Và chắc chắn, Coca Cola, với vị thếông trùm trong ngành nước giải khát, cũng không nằm ngoài xu thế này

Từ những đánh giá, phân tích nêu trên, nhóm quyết định đề xuất chiến lược

phát triển bền vững xanh ESG (Environment - Social - Governance)

3.1.2 Khái niệm ESG

Hình 3.1: Minh họa về ESG

ESG, viết tắt của Environment (Môi trường) - Social (Xã hội) - Governance (Quản trị), là tập hợp các tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá mức độ cam kết của

doanh nghiệp với phát triển bền vững & tác động của họ tới cộng đồng Ba tiêu chítrụ cột của ESG bao gồm:

Môi trường (Environmental): Đánh giá cách thức doanh nghiệp tương tác

với môi trường tự nhiên, bao gồm quản lý chất thải, tiêu thụ năng lượng, bảo

vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu

Xã hội (Social): Đánh giá mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên

quan như nhân viên, khách hàng, cộng đồng và đối tác Các vấn đề như

Trang 32

quyền lao động, sức khỏe và an toàn, quản lý chuỗi cung ứng và tác động xãhội của doanh nghiệp được xem xét trong tiêu chí này.

Quản trị (Governance): Đánh giá cấu trúc quản trị của doanh nghiệp, bao

gồm quản lý rủi ro, cơ cấu hội đồng quản trị, đạo đức kinh doanh, minh bạch

và trách nhiệm giải trình

Doanh nghiệp ESG là doanh nghiệp cam kết thực hành đạo đức trong cả ba lĩnh

vực này Họ không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn quan tâm đến tác động lâudài của mình đến môi trường và xã hội

3.1.3 Lợi ích của Coca Cola khi áp dụng chiến lược ESG

3.1.3.1 Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư

Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các yếu tố ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) khi đưa ra quyết định đầu tư.

● Doanh nghiệp có cam kết ESG cao sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu

tư bền vững, giúp Coca-Cola huy động vốn dễ dàng hơn và với chi phí thấp hơn

● Áp dụng chiến lược ESG sẽ giúp Coca-Cola nâng cao giá trị cổ phiếu và thu hútđược nhiều nhà đầu tư tiềm năng

3.1.3.2 Giảm thiểu rủi ro

● Biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước và ô nhiễm môi trường là những rủi rolớn mà các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng như Coca-Cola phải đốimặt

● Áp dụng chiến lược ESG giúp Coca-Cola giảm thiểu rủi ro liên quan đến môitrường và xã hội, đảm bảo hoạt động kinh doanh lâu dài

● Doanh nghiệp ESG sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn trước những biến độngcủa thị trường và những rủi ro tiềm ẩn

3.1.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động

● Áp dụng các nguyên tắc ESG giúp Coca-Cola tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên,giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm chi phí

● Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng vàthị trường

● Tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên, thu hút và giữ chân nhân tài

● Doanh nghiệp ESG sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn và lợi nhuận bền vững hơn

3.1.3.4 Tăng cường hình ảnh thương hiệu

● Một thương hiệu có cam kết ESG cao sẽ nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từphía công chúng

● Áp dụng chiến lược ESG giúp Coca-Cola xây dựng hình ảnh thương hiệu uytín, trách nhiệm và gắn liền với cộng đồng

● Doanh nghiệp ESG sẽ có lợi thế cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hànghơn

Trang 33

3.1.3.5 Góp phần phát triển cộng đồng

● Doanh nghiệp ESG có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường nơi hoạt động

● Coca-Cola có thể sử dụng lợi nhuận của mình để hỗ trợ các dự án phát triểncộng đồng, bảo vệ môi trường và giáo dục

● Áp dụng chiến lược ESG giúp Coca-Cola tạo ra tác động tích cực đến xã hội vàđóng góp vào sự phát triển bền vững

● Doanh nghiệp ESG sẽ được cộng đồng ghi nhận và trân trọng

→ Kết luận: Chiến lược phát triển bền vững xanh sẽ giúp Coca-Cola khẳng định vị

thế dẫn đầu trong ngành nước giải khát

3.2 Phân tích chiến lược cạnh tranh

Coca-cola đang có những chiến lược dự án toàn cầu mới để trở thành một trongnhững doanh nghiệp đứng đầu về đồ uống có ga có thể làm được - phát triển theo

xu hướng xanh với một môi trường bền vững

Với những nỗ lực để hạn chế rác thải nhựa được thải ra môi trường, Coca-cola đãgiúp những thùng rác đựng đồ tái dễ dễ dàng tìm thấy hơn nhờ vào cách quảng cáo

vô cùng đặc biệt : Dùng billboard để quảng cáo thu hút và cực kì sáng tạo Biển

đó vừa có thể nhắc nhở mọi người vứt rác đúng nơi quy định đồng thời là một bướcphát triển mới tiến tới xây dựng một môi trường xanh hơn Điều này nằm trongchiến lược bảo vệ môi trường mà hãng đã gây dựng

Đề xuất vào năm 2025, hãng đồ uống này đã cam kết sản xuất ra những chiếc bao

bì thân thiện với môi trường và có thể tái chế 100% Đồng thời , Coca-cola cũngđầu tư vào cơ sở hạ tầng thu gom và chế tạo lại rác thải cũ , thu hồi chúng sau khi

vỏ lon coca được sử dụng

Ngay sau đó, hãng đã triển khai kế hoạch với chiến dịch đã được nêu trên , chiếndịch làm ở ngoài trời với biển billboard cỡ lớn truyền đi thông điệp và nhắc nhởmọi người hành động Bảng được đặt ở nhiều địa điểm , khu vực khác nhau nơi dễthấy để ai đi qua cũng có thể nắm bắt được thông điệp mà nhà hãng muốn truyền tải

“Thưởng thức xong hãy nhớ vứt rác đúng nơi quy định”

Trang 34

Hình 3.2: Dải băng trắng ở ngay chính tấm bảng là mũi tên chỉ dẫn nơi mà mọi người có thể vứt vào đó Nơi ấy mang tới thông điệp “Open, taste, recycle with us”

(Tạm dịch: “Mở nắp, thưởng thức và tái chế cùng chúng tôi”)

Hãng cũng có chiến lược bảo vệ môi trường trong thời gian dài bằng cách đặt các biển chỉ dẫn vào các vị trí mà trước đó cũng đã xuất hiện thùng rác hoặc sẽ được trang bị cái mới

Chiến dịch này vừa có thể tạo ra một môi trường xanh hơn vừa khẳng định thêm giátrị của thương hiệu bởi dĩ xã hội dần dần thay đổi, họ ưu tiên về vấn đề sức khỏe nhiều hơn Do đó, Coca-cola mang tới chiến dịch này đã làm cho mối quan hệ với khách hàng thêm một bước gần gũi hơn, càng làm chắc nịch chỗ đứng trong lòng của mỗi khách hàng về chất lượng , dịch vụ mà sản phẩm mang lại Chiến dịch này cũng lan tỏa sâu rộng tới nhiều nước khác nhau trong khu vực Trung Âu và Đông

Âu, đặc biệt biệt là lễ hội âm nhạc đình đám ở Bulgaria có tên “ Happy Energy Tour” - nơi có hàng trăm nghìn người tham dự Vào năm 2023 , kết quả thống kê

cho thấy khoảng 85% vỏ Coca sau khi được sử dụng đã được thu hồi Đó chính là kết quả khả thi ma chiến dịch của hãng mang lại

Trang 35

● Tại Việt Nam

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022, hãng đã cho ra mắt bao bì làm từ100% nhựa PET tái chế Đây là một bước bước tiến thành công trong hành trình tạo dựng một môi trường thân thiện

“Vì một thế giới không có rác thải“ - hãng Coca-cola đặt mục tiêu tính đến năm

2025 sẽ thu gom và tái chế tương hoàn toàn 100% chai nhựa và lon được bán ra thị trường trên toàn cầu Điều này thực sự là một bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp đồ uống có ga Coca-cola là một trong những công ty đi đầu cho sự kiện nổi bật này, đã làm rất tốt sứ mệnh của mình Họ đặt ra mục tiêu sử dụng ít nhất khoảng50% những nguyên liệu tái chế kể cả trong bao bì của sản phẩm trên toàn cầu tới năm 2030 Công ty làm tốt kế hoạch của mình khi triển khai dự án tại hơn 30 thị trường trên toàn thế giới, trong đó có thị trường Việt Nam

Tiếp tục phát huy đúng lời tuyên truyền của mình, hãng phân phối ra những chai làm bằng 100% nhựa tái chế và dần dần thay thế những sản phẩm cũ trước đó để thay đổi hoàn toàn môi trường Mang tới tiềm thức mới mẻ cho khách hàng Việt Nam nói riêng & khách hàng trên toàn thế giới nói chung về hãng đồ uống này

● Kết luận

Coca-cola không những là một trong những thương hiệu giải khát được ưa chuộng

số 1 thế ưới mà còn có những chiến dịch quảng cáo vô cùng mang giá trị nhân văn

và xã hội Chiến dịch truyền tải thông điệp hết sức ý nghĩa, đem tới một môi trườngvăn minh, lịch sự, môi trường sống xanh- đã là mục tiêu mà con người luôn ao ước

về thế giới trong mơ, và giờ đây là hướng tới mục tiêu bảo vệ nhân loại

3.3 Phân tích doanh nghiệp theo mô hình SWOT

3.3.1 Khái niệm phân tích mô hình SWOT

Phân tích mô hình SWOT (SWOT Analysis) là một công cụ đắc lực trong quá

trình lên chiến lược kinh doanh & quản lý, giúp doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhânđánh giá toàn diện tình hình của mình bằng cách xác định các yếu tố nội bộ

(Strengths & Weaknesses) & yếu tố bên ngoài (Opportunities & Threats), từ đó đưa

ra giải pháp hiệu quả

Điểm yếu (Weaknesses)

●Là hạn chế cản trở hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp Ví dụ: giá cao hơn so với đối thủ, thương hiệu chưa được biết đến rộng rãi, sản phẩm lỗi thời,

●Xác định điểm yếu giúp doanh nghiệp ưu tiên cải thiện, khắc phục để nâng cao nănglực cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động

Cơ hội (Opportunities)

Trang 36

●Là yếu tố bên ngoài thuận lợi, mang đến tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp Ví dụ: xu hướng thị trường mới, nhu cầu khách hàng tăng cao, chính sách hỗ trợ từ chính phủ,

●Nắm bắt cơ hội giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, dịch

vụ và gia tăng lợi nhuận

Thách thức (Threats)

●Là yếu tố bên ngoài tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Ví dụ: sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh mạnh, biến động giá nguyên vật liệu, thay đổi sở thíchtiêu dùng của khách hàng,

●Xác định thách thức giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự phát triển bền vững

3.3.2 Áp dụng mô hình vào doanh nghiệp Coca Cola

Trong chiến lược quảng bá của hãng nước giải khát hàng đầu Việt Nam, thị trường là một thứ gì đó cần phải hiểu rõ và nắm bắt Những yếu tố ấy thật sự quan trọng để dẫn tới thành công và mô hình SWOT sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về doanh nghiệp và những bước đi phù hợp để phát triển doanh nghiệp

Hình 3.3: Swot Analytics của Coca Cola (Nguồn: bussinessmodelanalysis.com)

Trang 37

3.3.2.1 Điểm mạnh của Coca Cola

Hình 3.4: Hình ảnh minh họa điểm mạnh của Coca Cola

(Nguồn: bussinessmodelanalysis.com)

❖ Bản sắc thương hiệu mạnh mẽ

Không có gì cần bàn cãi, một trong những điểm nổi bật của Coca Cola là ở bảnsắc thương hiệu mang đậm dấu ấn cá nhân của mình Theo một báo cáo phân tích,đây là một trong những công ty toàn cầu uy tín nhất, với chỉ số sức mạnh thươnghiệu đạt 93,3 trên 100 điểm Từ bao bì sản phẩm đến thiết kế và nội dung quảngcáo, Coca-Cola luôn thể hiện rõ sự sáng tạo và chất lượng trong từng sản phẩm.Điều này tạo cảm hứng và thu hút thêm nhiều khách hàng

Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất những sản phẩm chất lượng, Coca-Cola còn cótác động to lớn đến các chiến dịch tiếp thị trên truyền hình và trực tuyến Điều này

đã biến Coca-Cola không chỉ đơn thuần là một thương hiệu mà trở thành biểutượng, và các sản phẩm của hãng trở thành những sản phẩm bán chạy nhất tronglịch sử

❖ Giá trị thương hiệu mạnh mẽ

Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, tính từ năm 1886, Coca-Colahiện đang sở hữu giá trị thương hiệu lên đến 97,7 tỷ USD, vững vàng trong sốnhững thương hiệu có giá trị cao nhất toàn cầu Suốt chặng đường dài ấy, công tykhông ngừng xây dựng những chiến lược độc đáo, tiêu biểu như thiết kế chai tùychỉnh theo mùa, dịp lễ hội, hay các mẫu mã bắt mắt khác để thu hút người mua.Điều này giúp sản phẩm Coca-Cola luôn hiện diện trong tâm trí của người tiêu dùngquanh năm, đồng thời góp phần gia tăng giá trị thương hiệu

Trang 38

Bên cạnh đó, Coca-Cola còn khéo léo áp dụng chiến lược "thương hiệu phụ" đểquảng bá đa dạng các dòng sản phẩm Theo báo cáo của Interbrand, Coca-Colađược xếp hạng thứ 6 trong danh sách những thương hiệu toàn cầu tốt nhất.

❖ Tính phủ sóng toàn cầu

Coca-Cola tự hào sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp toàn cầu, với sản phẩmhiện diện tại hơn 200 quốc gia và đạt mức tiêu thụ đáng kinh ngạc: khoảng 1,9 tỷlượt mỗi ngày

Thành công quốc tế của Coca-Cola đến từ chiến lược cung cấp những thức uốnggiải khát chất lượng với mức giá hợp lý Hiện nay, Coca-Cola sở hữu hơn 16 triệukhách hàng trên toàn thế giới, luôn nỗ lực không ngừng để gia tăng giá trị cho họ Bên cạnh đó, Coca-Cola luôn chú trọng thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng vàkhách hàng ở từng khu vực Điều này thể hiện qua việc họ tung ra hơn 500 sảnphẩm mới, bao gồm cả các biến thể của thức uống Coca-Cola truyền thống

→ Nói tóm lại, thành công của Coca-Cola phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu về đồ uống của người tiêu dùng và gia tăng giá trị cho khách hàng trên toàn cầu.

❖ Thống trị thị phần

Coca-Cola nắm giữ thị phần lớn nhất trong ngành nước giải khát Theo các báocáo, sản phẩm của Coca-Cola được bán tại hơn 200 quốc gia Báo cáo cũng cho biếttrong tổng số 50 tỷ lượt đồ uống khác nhau được tiêu thụ trên toàn thế giới mỗingày, thì khoảng 1,9 tỷ lon/chai thuộc về các thương hiệu do Coca-Cola sở hữuhoặc cấp phép Nhìn chung, những thức uống mang thương hiệu Coke hoặc Coca-Cola thống trị thị trường nước ngọt Gần đây, Coca-Cola được vinh danh là công tyđầu tiên vượt mốc doanh thu 1 tỷ bảng Anh mỗi năm Thương hiệu này chiếm ưuthế đáng kể trong lĩnh vực nước ngọt có ga Mặc dù tồn tại sự cạnh tranh giữa Coca-Cola và Pepsi, Coca-Cola vẫn nổi lên như nhà cung cấp đồ uống thống trị

❖ Tái định vị danh mục sản phẩm

Hiện nay, tập đoàn Coca-Cola sở hữu nhiều thương hiệu khác nhau đang đượcphân phối trên toàn thế giới Điều này là do công ty sản xuất cả đồ uống có ga vàcác loại đồ uống khác Do đó, Coca-Cola đã tái định vị và giảm thiểu số lượngthương hiệu toàn cầu trước khi chia chúng thành 5 danh mục sản phẩm chính:

Coca-Cola

Nước trái cây, nước tăng lực và sữa

Thương hiệu mới nổi

Trang 39

Tại Mỹ, Coca-Cola là một trong những thương hiệu có “gắn kết tình cảm” mạnh

mẽ nhất với người tiêu dùng Nói cách khác, thương hiệu này có lòng trung thành của khách hàng cao, và người dùng dễ dàng bị thu hút bởi hương vị đặc trưng, khiếnviệc tìm kiếm sản phẩm thay thế trở nên khó khăn Ngoài ra, Coca-Cola còn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp, đồng thời sản xuất các quảng cáo giải trí thu hút truyền thông Bên cạnh đó, việc sử dụng hình ảnhcủa các ngôi sao quốc tế, vận động viên và diễn viên nổi tiếng đã biến Coca-Cola thành một thương hiệu quen thuộc Hơn nữa, thương hiệu này sở hữu lượng người theo dõi đông đảo hơn bất kỳ thương hiệu đồ uống nào khác Do đó, Coca-Cola là một sản phẩm quen thuộc gần như trong mọi gia đình trên toàn thế giới

❖ Hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối của Coca-Cola là mạng lưới phân phối rộng khắp nhất trên toàn cầu với khoảng 225 đối tác đóng chai và 900 nhà máy đóng chai trên toàn thế giới Công ty có thể được mô tả như một "Doanh nghiệp Toàn cầu hoạt động ở quy

mô địa phương" Coca-Cola sản xuất và bán các nguyên liệu pha chế đồ uống, chất

cô đặc và xi-rô cho các công ty đóng chai, những đơn vị này sẽ tiếp tục xử lý, đóng gói và phân phối đồ uống cho các đối tác và khách hàng, những người bán sản phẩm cho người tiêu dùng Quá trình này luôn được Coca-Cola giám sát chặt chẽ Trong nhiều trường hợp, các công ty đóng chai do Coca-Cola sở hữu một phần và chỉ được phép đóng chai các sản phẩm của họ Ngoài ra, Coca-Cola bán trực tiếp vàgián tiếp; bán trực tiếp bằng cách cung cấp cho các cửa hàng và cửa hàng thông qua

hệ thống vận chuyển của họ và bán gián tiếp bằng cách duy trì hoạt động bán buôn trong khu vực

❖ Chiến lược mua bán - sáp nhập

Coca-Cola có bề dày thành tích trong việc mua lại các công ty có lợi nhuận, được thực hiện một cách chiến lược Các thương vụ mua bán sáp nhập này bao gồm chuỗi cửa hàng Costa Coffee, Fuze Tea, Fairlife và nhiều thương hiệu khác Nhờ những thương vụ này, Coca-Cola đã có thể đa dạng hóa danh mục đồ uống của mình

Trang 40

3.3.2.2 Điểm yếu

Hình 3.5: Hình ảnh minh họa điểm yếu của Coca Cola

(Nguồn: bussinessmodelanalysis.com)

❖ Sự cạnh tranh với Pepsi

Nếu không có Pepsi, Coca-Cola có thể đã là kẻ thống trị duy nhất trong ngànhnước giải khát Pepsi được biết đến là đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất của Coca-Cola Mặc dù Coca-Cola luôn dẫn đầu trong một thời gian dài, nhưng kể từ khiPepsi bắt đầu chiến dịch marketing và quảng bá sản phẩm rầm rộ, giá trị vốn hóacủa Pepsi đã tăng lên và vượt qua Coca-Cola một chút vào năm 2004 Ngoài ra,phương pháp định giá của Pepsi dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng, trong khiCoca-Cola lại đặt giá tương đương với đối thủ Sự cạnh tranh giữa Coca-Cola vàPepsi đã diễn ra ngay từ khi họ tham gia vào ngành nước giải khát Kể từ đó, Coca-Cola đã chi hàng triệu USD cho các hoạt động marketing và đổi mới sản phẩm

Ngày đăng: 15/11/2024, 18:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w