1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - đầu tư quốc tế - đề tài - ĐẦU TƯ CỦA TẬP ĐOÀN Coca Cola VÀO VIỆT NAM

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCACOLA

1.Lịch sử hình thành thương hiệu Coca cola

Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ.

Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke

(Coca Cola) là một loại thuốc uống Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Candler - Nhà lãnh đạo

tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của

Coca Cola Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại đồ

uống ngon lành và tươi mát Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của

hãng Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.

Cái tên Coca Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca Cola.

Hiện nay Coca Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng

như Coca Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry

- Các mốc thời gian hình thành nên thương hiệu Coca cola:

8.5.1886: tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S Pemberton đã chế ra một loại

sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình nhỏ bằng đồng Ông đem

chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta thời bấy giờ và cho ra

mắt công chúng với giá 5 xu một cốc Ngay sau đó người trợ lý của John là Ông Frank M.

Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca cola.

1891: Ông Asa G Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng

to lớn của Coca Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu

Coca Cola với giá 2,300 USD.

1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và

đặt tên là “Công ty Coca Cola”.

1893: Thương hiệu Coca Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

1897: Coca Cola bắt đầu được giới thiệu đến một số thành phố ở Canada và Honolulu.

Trang 2

31.1.1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng nghiệp J.T Lupton

đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản

phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ.

1906: nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba.

1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola cho Ernest Woodruff,

một chủ ngân hàng ở Atlanta Bốn năm sau, Ernest Woodfuff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành

Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tầm cao mới mà

không một người nào có thể mơ thấy.

- Đến thời điểm này sau hơn 120 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở hơn

200 nước trên thế giới trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á,

Trung Đông và Châu Phi.

- Ở Châu Á, Coca cola hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản Philippin ;

Nam Thái Bình Dương và Hàn Quốc; khu vực Tây và Đông Nam Á.

- Các nhãn hiệu Coca cola trên thị trường hiện nay: Bên cạnh sản phẩm truyền thống là

nước ngọt có gas, công ty đã phát triển thêm nhiều sản phẩm khác như nước uống đóng

chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị

mới cho các sản phẩm truyền thống như Fanta Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh

II Qúa trình Coca Cola đầu tư vào Việt Nam

1 Tổng quan về Coca Cola Việt Nam

Giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1960 và đã trở lại từ tháng 2 năm 1994, sau

khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại.

1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.

Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh

lâu dài

Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty

Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.

Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty

Nước Giải Khát Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa

Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.

Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung -

Coca-Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Coca-Cola Đông

Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát

Đà Nẵng.

Trang 3

Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh

trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Coca-Cola

tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông

Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola

Chương Dương – miền Nam.

Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển

sang hình thức sở hữu tương tự.

Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước

Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý

của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.

Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho

Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế

giới.

CocaCola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: HÀ TÂY ĐÀ NẴNG

-HỒ CHÍ MINH.

Vốn đầu tư: trên 163 triệu USD:

Doanh thu trung bình mỗi năm: 38.500 triệu USD

Số lượng nhân viên: 900 người

Trụ sở chính: Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 600,000 USD đầu tư cho các hoạt động Giáo Dục và hỗ trợ Cộng đồng

2 Hình thức đầu tư

a Liên doanh để thâm nhập

Nói về về xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam khi nước ta mở cửa thị trường, các

chuyên gia nhận định : “ Liên doanh với nước ngoài là xu thế tất yếu” Và Coca cola cũng

không phải là ngoại lệ.

Coca Cola bắt đầu biết đến tại Việt Nam từ năm 1960, tuy nhiên phải 30 năm sau, năm 1994

mới bắt đầu chính thức kinh doanh Khi đó lần lượt liên doanh với Công ty Nông nghiệp và

Thực phẩm Vinafimex ( Tháng 8/1995, trụ sở tại miền Bắc); Công ty Coca-Cola Chương

Dương – miền Nam( Tháng 9/1995, trụ sở tại miền Nam); Công ty giải khát Đà Nẵng

(1/1998, trụ sở tại miền Trung).

b Thâu tóm các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Trong thời gian đầu Việt Nam mở cửa, các đối tác nước ngoài thường “dựa” vào doanh

nghiệp trong nước để nhờ giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ Rất ít các trường hợp liên

doanh thật sự mà đối tác tìm thấy “sức mạnh nội lực” của doanh nghiệp Việt Nam.Vì thế,

một khi đã đạt được mục đích thì phía đốc tác nước ngoài sẽ kiếm cớ đẩy doanh nghiệp Việt

Trang 4

Nam ra khỏi liên doanh và “thâu tóm” công ty Nếu doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, kém

cảnh giác thì rất dễ rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

Coca Cola là một trong những trường hợp điển hình cho việc “kết hôn” với doanh nghiệp khi

chân ướt chân ráo bước chân vào thị trường Việt Nam rồi “ly hôn” sau vài năm “chung

sống”.

Để thực hiện mục đích của mình Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt

Nam đến nay Điều này khiến cho việc liên doanh nằm trong tình trạng không có lời suốt

nhiều năm và bên đối tác Việt Nam đành trao quyền lại cho phía nước ngoài Với việc lỗ

triền miên, Coca-Cola dần dần loại bỏ từng đối tác Việt Nam để trở thành công ty 100% vốn

nước ngoài.

Đối tác đầu tiên phải rút lui là Vinafimex Nhiều thông tin cho thấy Vinafimex đã bán 30%

cổ phần của mình tại Coca-Cola cho Coca-Cola với giá 2 triệu USD.

Năm 2001, Nhà máy Coca-cola Ngọc Hồi, Nhà máy Coca-cola Chương Dương (Hà Nội) và

Nhà máy Coca-cola Non Nước (Đà Nẵng) đã được Bộ Công nghiệp cho phép sáp nhập Như

vậy, một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nước ngọt lớn nhất tại Việt Nam với tổng

vốn đầu tư trên 350 triệu USD đã ra mắt

Vốn đầu tư hiện có của 3 nhà máy trên lần lượt là 151 triệu USD, 182,5 triệu USD và 25

triệu USD Sau khi mua hết phần vốn góp của liên doanh trong nước, tại thời điểm đó 3 nhà

máy có tổng công suất gần 400 triệu lít Coca-cola/năm này đều là doanh nghiệp 100% vốn

nước ngoài.Sau đó, theo Công văn 2129 của Bộ Công nghiệp, Bộ này đã đồng ý về nguyên

tắc sáp nhập 3 doanh nghiệp của tập đoàn Coca-cola tại Việt Nam.

Trải qua một quá trình như vậy thì cho đến nay Coca cola đầu tư vào Việt Nam được biết đến

với hình thức đầu tư trực tiếp ( thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài)

3 Các sản phẩm của Coca Cola

Các sản phẩm Coca Cola Việt Nam bao gồm:

 Coca Cola chai thủy tinh, lon, và chai nhựa

 Fanta cam, dâu, trái cây gồm chai thủy tinh, lon, và chai nhựa

 Sprite chai thủy tinh, lon, và chai nhựa

 Diet Coke loại lon

 Schweppes Tonic

Trang 5

 Soda Chanh chai thủy tinh, lon

 Crush Sarsi chai thủy tinh, lon

 Nước đóng chai Joy chai PET 500 ml và 1500 ml

 Nước uống tăng lực Samurai - chai thủy tinh, lon, bột

 Sunfill cam, dứa - Bột trái cây

 Nước trái cây Minute Maid, Splash

 Nước khoáng Dasani

 9000 trái cây Nutriboost.

III Lý do Coca Cola đầu tư vào Việt Nam

1 Môi trường Việt Nam

1.1 Vị trí địa lí

- Việt Nam có tuyến đường biển thông thương lớn nhất thế giới đi qua và nằm trên ngã tư hàng

không quốc tế quan trọng, rất thuận lợi cho giao lưu, vận chuyển hàng hóa với các nước trong

khu vực và quốc tế Đối với Coca cola, việc sản xuất phải sử dụng nguồn nguyên phụ liệu nhập

từ nước ngoài về thì đây là yếu tố đặc biệt quan trọng để tiết kiệm chi phí.

- Việt Nam là cửa ngõ mở ra biển của Lào, Campuchia, cùng với mối quan hệ gắn kết về chính

trị, thương mại giữa 3 nước tạo nên 1 thị trường lớn và tiềm năng mà Việt Nam giữ vị trí quan

trọng nhất Vì vậy khi đầu tư vào Việt Nam sẽ là bàn đạp để Coca cola mở rộng thị trường sang

các nước láng giềng.

1.2 Khí hậu

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình cao, mùa khô nóng thường kéo dài,

làm cho cơ thể con người dễ mất nước nên nhu cầu bổ sung nước lớn Vì vậy nhu cầu sử dụng

nước giải khát rất cao và là cơ hội cho ngành sản xuất nước giải khát phát triển mạnh

1.3 Chính trị - Pháp luật

- Việt Nam là 1 quốc gia hòa bình, chính trị ổn định, có 1 Đảng duy nhất, đảm bảo được những

cam kết của Chính phủ đối với nhà đầu tư, tạo ra môi trường đầu tư ổn định Đây là yếu tố thuận

lợi và hấp dẫn Coca cola khi quyết định thâm nhập vào thị trường Việt Nam

Trang 6

- Vào cuối thập kỷ 1980 và đầu những năm 1990, Việt Nam phải đối mặt với sự thiếu hụt

nghiêm trọng về vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Nhằm thu hút vốn đầu tư từ các khu

vực khác nhau của nền kinh tế, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hàng loạt các

chính sách ưu đãi đầu tư đã được ban hành, trong đó nổi bật là các chính sách ưu đãi về

thuế, về đất đai, về tiếp cận tín dụng Đây là điểm có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài

muốn đầu tư, phát triển tại Việt Nam.

- Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho

việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và

Luật công ty ra đời Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển

của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư

nước ngoài Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được

hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao

động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ

thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Với 1 hệ thống pháp luật vững

chắc như vậy sẽ cho nhà đầu tư sự an toàn khi đầu tư tại Việt Nam.

1.4 Kinh tế

Giai đoạn 1986 - 1990: Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới Chủ trương phát triển kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền

kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển Kết thúc kế hoạch

5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng:

GDP tăng 4,4%/năm

Giai đoạn 1991 - 1995: Đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái Nền kinh tế tiếp

tục đạt được những thành tựu quan trọng: đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc độ

tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức:

GDP bình quân tăng 8,2%/năm

Ngày 3/2/1994 Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, đây là cơ hội

cho Việt Nam giao lưu kinh tế với Mỹ và các nước khác, là động lực thúc đẩy kinh tế nhanh

chóng.

Nguồn lao động dồi dào và giá rẻ củng là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư.

Trang 7

Với nền kinh tế đang trở mình mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao,đạt được nhiều thành

tựu là dấu hiệu mở ra 1 thời kỳ phát triển vượt bậc của kinh tế Việt Nam trong tương lai cũng

như mở ra cơ hội đầu tư đầy triển vọng cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ngành chế

biến chế tạo Vì thế Coca cola đã nắm bắt thời cơ này để đầu tư vào Việt Nam.

1.5 Văn hóa - xã hội

- Dân số: giai đoạn 1990-1995 dân số khoảng 72 triệu người, cơ cấu dân số trẻ - là đối tượng

tiêu thụ chính nước giải khát, vì vậy nhu cầu rất lớn.

- Thị hiếu và trào lưu : Người tiêu dùng Việt Nam rất thích thể hiện bản thân và quan tâm đến

thương hiệu Giới trẻ Việt Nam sáng tạo, ham vui và thích những điều mới mẽ Vì vậy với 1

thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới như Coca cola thì sẽ được người tiêu dùng vô cùng yêu thích

và cũng là cơ hội để Coca cola khai thác trong việc quảng cáo hình ảnh.

- Phong tục, tập quán , truyền thống: Việt Nam là nước có tryền thống nông nghiệp điều này làm

cho Việt Nam có 1 văn hóa ăn uống, sử dụng rất nhiều các loại rau, củ, quả Vì vậy từ lâu người

Việt đã rất gần gũi với những sản phẩm đồ uống từ thiên nhiên như trà xanh, bí đao, nước trái

cây vì vậy các sản phẩm nước uống của Coca cola sẽ rất được ưa chuộng

1.6 Thị trường tiêu thụ

Do tính đặc thù của việt nam cocacola nhận thấy rằng thị trường việt nam rất đa dạng do

đó cocacola việt nam đã hướng tới giới trẻ với phong cách sành điệu, trẻ trung và nóng

bỏng Thực tế cho thấy, thương hiệu không trực tiếp phân đoạn thị trường mà chính quá

trình phân đoạn thị trường đã đòi hỏi phải có một thương hiệu phù hợp cho từng phân

đoạn để định hình một giá trị cá nhân nào đó của người tiêu dùng

Cocacola tập trung phân đoạn theo 2 tiêu thức chính:

Về địa lý: cocacola việt nam đã cố gắng phân phối với mạng lưới dày đặc từ thành

thị tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi, từ nam ra bắc nhưng vẫn chú trọng

chính ở nơi tập trung đông dân cư các sản phẩm của Coca Cola xuất hiện khắp

mọi nơi ,từ các quán ăn, quán giải khát lớn đến nhỏ,từ các đường phố đến các con

hẻm trải dài từ Bắc vào Nam.

Trang 8

Về đặc điểm dân số học: như đã nói ở trên cocacola việt nam tập trung vào giới

trẻ, với phong cách trẻ trung nóng bỏng và ở đây cocacola đã thành công theo

khảo sát thì cocacola đã được giới trẻ “đón nhận”.

1.7 Đối thủ cạnh tranh

Vào thời điểm Coca cola đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát trong

nước nhỏ, vốn ít, sản lượng thấp,vì vậy lúc này chỉ có công ti liên doanh giữa PepsiCo và công

ti nước giải khát quốc tế IBC là đối thủ cạnh tranh chính của Coca cola Thị phần nước giải khát

trong nước gần như bị công ti này nắm giữ hết.

Vì sao Coca cola lại đầu tư vào Việt Nam để cạnh tranh với PepsiCo ?

- Thứ nhất : Coca cola và PepsiCo là 2 thương hiệu nước giải khát lớn nhất Thế giới, việc cạnh

tranh giữa 2 công ti này vô cùng khốc liệt trên thị trường toàn cầu Vì vậy, khi đối thủ của mình

đầu tư vào 1 thị trường " béo bỡ" như Việt Nam thì Coca cola không thể đứng nhìn được.

- Thứ 2 : Với 1 công ti lớn như Coca cola, có kinh nghiệm cạnh tranh lâu năm với PepsiCo thì

Coca cola hoàn toàn đủ tự tin để tranh giành thị phần với PepsiCo tren thị trường Việt Nam

* Kết luận :

Với những lợi thế về vị trí địa lí, khí hậu, con người, chính trị - pháp luật, văn hóa xã hội

và dấu hiệu tăng trưởng kinh tế nhanh như ở Việt Nam thì đây được xem là thị trường

rộng lớn và tiềm năng với ngành sản xuất nước giải khát vì vậy Coca cola đã quyết định

đầu tư vào Việt Nam để khai thác thị trường này, đồng thời củng để cạnh tranh trực tiếp

với đối thủ tryền kiếp PepsiCo.

IV Chiến lược kinh doanh

1.1 Chính sách sản phẩm

1.1.1 Bao bì kiểu dáng

Mỗi thiết kế, logo của Coca cola lại có sự chuyển biến linh hoạt sáng tạo và thích hợp xuất

hiện trên các quảng cáo, áo thun, mũ tạo nên 1 chiến dịch tiếp thị hoàn hảo cho Coca cola.

Coca cola thường xuyên đổi mới bao bì với hình ảnh bắt mắt nhằm đem đến cho khách hàng

sự mới lạ, độc đáo trong sản phẩm của mình Coca cola được nhận giải Platium Pentaward

2009 cho cho mẫu thiết kế hè 2009, đây là giải thưởng cao quý cho những nhà thiết kế bao bì

Trang 9

và kiểu dáng đẹp và độc đáo Coca cola đã khẳng định vị trí đứng đầu cho những thiết kế bao

bì kiểu dáng về đồ uống.

Chiến dịch in tên lên vỏ lon đã tạo ra cơn sốt trong giới trẻ vì vậy không cần thực hiện quá

nhiều quảng cáo khuyến khích lan truyền, chỉ cần cá nhân hóa một sản phẩm, Coca-Cola đã có

được chương trình truyền thông cực kỳ thành công chỉ sau ít ngày.

Trong dịp tết Coca sử dụng hình tượng " chim én " trong nhiều sản phẩm bao bì bởi vì đây là đây

là biểu tượng báo hiệu của mùa xuân về tạo nên không khí mùa xuân rạo rực trên từng sản phẩm.

Chính những thiêt kế này đã tạo ra sự khác biệt cho Coca cola Việt Nam so với các đối thủ cạnh

tranh khác đặc biệt là Pepsi, giúp Coca cola đứng vững, phát triển và ngày được quan tâm như

hiên nay.

4.1.2 Phát triển sản phẩm

Bằng việc nhận thấy các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, mẫu mã và hương vị ngày

càng đa dạng nên từ sản phẩm chủ lực là nước có ga, cho đến nay Coca cola đã đa dạng hóa

hơn rất nhiều kể cả mẫu mã tới màu sắc cũng như hương vị

Trang 10

4.2 Chính sách xúc tiến

- Quảng cáo: Quảng cáo là công cụ đắc lực giúp Coca cola phát triển thương hiệu của mình.

Coca cola đã rất thành công trong việc sáng tạo các clip quảng cáo, chiến dịc truyền thông.

Quảng cáo của Coca cola rất được khách hàng mong đợi bởi mỗi quảng cáo lại có một ý nghĩa

khác nhau và hầu như tất cả các quảng cáo đều được khách hàng yêu thích, kích thích doanh số

bán lên rất nhiều Các chiến dịch quảng cáo tiêu biểu như: " In tên người lên vỏ lon ", " Cuộc

sống thứ 2", " Cultural leadership "( điều hướng văn hóa).

- Quan hệ công chúng: Ngoài sử dụng các dịch vụ quảng cáo để phát triển thương hiệu thì

quan hệ công chúng củng là một phần không thể thiếu, nó thể hiện được trách nhiệm của Coca

cola đối với xã hội Một số chương trình gần đây như: Chương trình làm sạch bãi biển; Tặng

4000 suất quà cho người nghèo

- Khuyến mãi : Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca cola hoạt động khuyến mãi là một

trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng Gần đây nhất

là chung trình " Bật nắp sôi động - Trúng đã đời " rất được nhiều người quan tâm và yêu thích.

4.3 Chính sách công nghệ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường

Coca-Cola xem vấn đề môi trường là yếu tố tiên quyết khi đầu tư mở rộng hạ tầng sản xuất tại

Việt Nam Chiến lược phát triển bền vững gắn liền với môi trường của Coca-Cola Việt Nam đã

bắt đầu ngay từ những năm đầu thành lập, được đẩy mạnh khi tập đoàn cam kết tăng vốn thêm

300 triệu USD vào Việt Nam Các cãi cách công nghệ tiêu biểu là:

- Ứng dụng công nghệ màng lọc sinh học mới MBR (Membrane Bio Reactor) nhằm tăng chất

lượng xử lí nước thải khi trả về môi trường.

- Hệ thống thu nước mưa nhằm giảm lượng nước dùng cho sản xuất.

- Sử dụng nguyên liệu sạch CNG (khí nén tự nhiên) và nguyên liệu Biomass (nguyên liệu tái

tạo) để thay thế dầu nhiên liệu FO, đây được đánh giá là nguồn nhiên liệu của tương lai vì giảm

khí thải nhà kính, giảm các khí độc NO2, CO và hầu như không bụi.

Ngày đăng: 26/09/2024, 11:46

w