Trong thời gian qua, ngành da giầy Việt Nam đã có những bước phát triển rất đúng đắn và phù hợp với điều kiện môi trường kinh tế của đất nước nên đã đạt được những thành công đáng kể, có
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước ngành da giầy Việt Nam cũng đã có những bướv phát triển đáng kể Được Đảng và Nhà nước ta xác định là một ngành có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngành công nghiệp da giầy đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước Trong thời gian qua, ngành da giầy Việt Nam đã có những bước phát triển rất đúng đắn và phù hợp với điều kiện môi trường kinh tế của đất nước nên đã đạt được những thành công đáng kể, có lúc đã đứng trong 10 nước xuất khẩu giày dép lớn nhất Thế giới, đóng góp một phần lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước
Ngành công nghiệp Da giầy luôn được đánh giá là một trong ba ngành hàng
có giá trị XK cao nhất, chỉ sau ngành dầu khí và dệt may của nước ta Kim ngạch
XK của ngành đạt tốc độ phát triển cao, luôn chiếm 10% trong tổng kim ngạch XK của quốc gia Hiện nay, da giày VN được xếp trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường 25 nước EU và Mỹ (hai thị trường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới) ở khu vực châu Á, Nhật Bản đang là một trong những thị trường XK giay dép lớn nhất của VN Chúng ta đứng thứ ba trong số các nước XK giay dép lớn nhất vào Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Italia Năm 2010 là năm gặt hái được nhiều thành công và đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của ngành da giày Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5,2 tỷ USD Da giày hiện là một trong 5 ngành xuất khẩu
có mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước Với đà phát triển như vậy, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu da giày 5,4 tỷ USD trong năm nay có thể sẽ đạt được
Một tin vui nữa lại đến với ngành da giày, từ ngày 1/4 tới, thuế chống bán phá giá đối với giày da Việt Nam chính thức được Liên minh châu Âu bãi bỏ Điều
đó có nghĩa, một loạt rào cản thương mại đối với sản phẩm giày, dép của Việt Nam
do Liên minh châu Âu áp dụng suốt 4 năm qua được xóa bỏ hoàn toàn Đây sẽ là cơ
Trang 2hội lớn cho doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam mở rộng thị phần sang các nước châu Âu
Trước tin vui này, nhiều doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam đang gấp rút tìm cho mình hướng đi mới, định ra chiến lược phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu đồng thời vẫn có chỗ đứng vững trên thị trường nội địa, đổi mới phương thức sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm là những phương pháp được các doanh nghiệp tính tới
Và chúng ta hãy cùng tìm hiểu hướng đi nào sẽ tốt nhất cho ngành da giày Việt Nam trước những cơ hội này
Phần I: Khái quát chung về tình hình xuất khẩu giày
dép ở Việt Nam những năm gần đây.
1.Kim ngạch và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu giai đoạn 2008-2009:
Kim ngạch xuất khẩu là số tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu trong một khoảng thời gian nào đó
VD: Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2006 của VN là 2 triệu USD nghĩa là năm 2006 VN xuất khẩu cà phê và thu về được số tiền 2 triệu USD
Theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 vào khu vực thị trường châu Mỹ sẽ đạt 14,6 tỷ USD, tăng 25,2% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ đạt 13,1 tỷ USD, tăng 28%
Giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay có thể nói
là tạm qua Nhưng nhìn chung kinh tế toàn cầu đang chững lại Trong bối cảnh này, triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn chứa đựng nhiều bấp bênh vì thị trường tiêu thụ hẹp lại, đơn hàng thưa thớt với giá trị ngày một thấp
Trang 3Kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2009 Thị trường chính nhập khẩu giày dép của Việt Nam vẫn là
EU, Mỹ, Mexico, Brazil, Nhật Bản
Ngành da giày đang thực hiện nhiều giải pháp để thâm nhập và đứng vững trên thị trường nội địa Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm da giày tại thị trường nội địa được đánh giá là chiếm gần 40%
Tốc độ tăng GDP của Việt Nam đã được điều chỉnh lên 6,7% cho năm nay và 7% cho năm tới Đồng thời, ADB cũng hạ mức dự báo lạm phát của Việt Nam từ 10% xuống 8,5% cho năm 2010 và 7,5% cho năm 2011 Trong khi, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình 8% mỗi năm trong vòng 5 năm tới Bộ
Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức tăng trưởng của năm 2011 sẽ vào khoảng 7,5% so với mức 6,5% của năm nay
Cuộc khủng hoảng toàn cầu (2008-2009) lần này có tác động tiêu cực trên lượng vốn đầu tư vào Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu, độ tăng trưởng giảm đáng
kể, chỉ đạt 5,3% năm 2009 Việt Nam dẫu tăng trưởng cao hơn nhiều nước trên thế giới nhưng lại tụt hậu, kể cả về thu nhập tính theo đầu người
Cơ cấu các dự án FDI ở Việt Nam Có tới 70-75% kim ngạch xuất khẩu vẫn
là khoáng sản thô, sản phẩm gia công hay lắp ráp đơn giản Phần lớn nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam có mục tiêu cao nhất là lợi nhuận, chứ không phải sang
để giúp Việt Nam xây dựng nền công nghiệp hiện đại Vì vậy, phải tận dụng triệt
để nguồn tài nguyên và lợi thế ở đây là phát triển công nghiệp phụ trợ để kiếm lợi nhuận tối đa Hệ quả là Việt Nam mãi vẫn không xây dựng và phát triển nổi các ngành công nghiệp hỗ trợ Còn năng lực sản xuất của doanh nghiệp nội địa gần như giậm chân tại chỗ
Mặt khác, thâm hụt thương mại leo thang trong suốt 25 năm cũng là vấn đề cần bàn Sau khi hội nhập chúng ta vẫn tiếp tục duy trì thâm hụt thương mại ở mức trên dưới 10 tỷ đô la Mỹ/năm
Trang 42 Những biến động ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu cũng như sản xuất kinh doanh của toàn ngành năm 2008- 2009:
Các doanh nghiệp da giày Việt Nam hiện đang đứng trước hàng loạt khó khăn do sự tăng giá của các loại nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu phục vụ sản xuất
và cước vận chuyển
Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, đơn hàng xuất khẩu mặt hàng da giày trong năm 2011 khá dồi dào Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu quý 1 của ngành giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, chỉ tăng trưởng trong tháng Một, sang tháng Hai và tháng Ba đạt khoảng 70% so với mục tiêu
Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành da giày phải làm gia công nhiều nên tiêu tốn điện năng, vì vậy giá điện tăng sẽ ảnh hưởng đáng kể
Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng khiến cước vận chuyển sản phẩm da giày cũng tăng theo vì hàng cồng kềnh tốn nhiều công vận chuyển
Sự tăng giá của xăng, dầu, điện không chỉ tác động đến sản xuất của doanh nghiệp mà tác động cả đến đời sống của công nhân, đặt doanh nghiệp đứng trước
áp lực phải tăng lương để giữ lao động Trong khi đó, giá nhiều loại nguyên liệu như da, cao su cũng đều tăng
Mặt khác, doanh nghiệp ngành da giày cũng đứng trước khó khăn về lãi suất ngân hàng, có ngân hàng cho vay với lãi suất lên đến 18%, thậm chí 20%
Việc nhập khẩu nguyên liệu cũng không dễ vì các nhà cung ứng có xu hướng đóng cửa, chờ giá ổn định mới bán
Về chênh lệch tỷ giá USD/VND, ở ngành da giày, doanh nghiệp nào sản xuất xuất khẩu thuần túy thì được lợi hơn so với doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng trong nước
Đại diện Công ty cổ phần giày Ngọc Hà (Gia Lâm, Hà Nội), đơn vị có năng lực sản xuất 1,4 triệu đôi giày/năm, cho biết, nguyên phụ liệu nhập khẩu như da,
Trang 5giả da, đế giày, phụ kiện trang trí tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào Đó là chưa kể đơn giá xuất khẩu mà doanh nghiệp ký ở thời điểm trước giao hàng thấp, trong khi giá nguyên phụ liệu nhập khẩu đã tăng so với tính toán lúc ký đơn hàng
Trong lúc khó khăn này, doanh nghiệp phải bằng mọi cách duy trì sản xuất,
kể cả chấp nhận không có lợi nhuận hoặc lỗ, để chờ tình hình thị trường được cải thiện bởi theo quy luật, giá cả không thể cứ tăng mãi, mà sẽ đến chu kỳ giảm giá
Hiện các doanh nghiệp đang theo dõi sát mọi diễn biến để có các biện pháp
xử lý linh hoạt, giảm thiểu rủi ro
Sự biến động về giá cả hàng tiêu dùng trong nước đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của ngành và đời sống của người lao động vì ngành da giày là ngành có hiệu quả kinh doanh thấp, chủ yếu tạo công ăn việc làm cho đối tượng lao động thủ công là chính và góp phần cân đối cán cân thương mại nên sẽ càng khó khăn
Trên thực tế, do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên các doanh nghiệp da giày đã vấp phải không ít khó khăn do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao Năm 2010, giá nguyên liệu tăng trung bình từ 15-20%; chi phí lao động, bao gồm tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp tăng đến khoảng 30% Trong khi đó, giá bán sản phẩm khó tăng hoặc chỉ tăng được ở tỷ lệ nhất định
Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm trong những tháng đầu năm 2011 đã được ký
từ cuối năm 2010, vì vậy với sự biến động giá tiếp theo trong thời gian này, doanh nghiệp không thể đàm phán tăng giá với nhà nhập khẩu mà chỉ có thể tự cứu mình bằng việc thực hiện căn cơ hơn những giải pháp tiết kiệm
Việc Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo bãi bỏ áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam kể từ ngày 31/3 sẽ góp phần thu hút lại các nhà đầu tư nước ngoài trở lại Việt Nam sau vụ kiện
Trang 6Hiệp hội da giày Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp cần có một số giải pháp để tăng tốc độ tăng trưởng xuất vào EU và xác định giá bán hợp lý để tránh các vụ kiện tương tự có thể xảy ra
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, sang năm 2011, người tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu sẽ quen dần với mặt bằng giá mới Từ đó doanh nghiệp có thể đàm phán với các khách hàng, tăng giá bán sản phẩm
Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước giúp cho các doanh nghiệp da giày trong nước cơ hội phát triển, cộng với đầu tư của nhiều doanh nghiệp sản xuất
da giày từ Hàn Quốc, Đài Loan góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt của ngành da giày Việt Nam
Đến hết năm 2008, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt đến 4.767 triệu
đô la Mỹ, tăng 3,2 lần so với năm 2000 và tăng đều đặn với tỷ lệ khá cao, trên 18% mỗi năm
Trong nước, ngành da giày được xếp hàng thứ ba trong các ngành xuất khẩu lớn, chỉ đứng sau dệt may và dầu khí Bên ngoài, Việt Nam được xếp hàng thứ tư trong số các nước xuất khẩu da giày lớn trên thế giới Điều này cho thấy những chính sách đúng đắn đã có tác động tích cực vào ngành da giày
Tuy nhiên, đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã có dấu hiệu chững lại với mức xuất khẩu là 4.067 triệu đô la, giảm 14,6% so với 2008, khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành và những người quan tâm đến ngành da giày Việt Nam cảm thấy lo ngại
Đã có nhiều lý do được đưa ra như: (1) Sự sút giảm chung của thị trường nhập khẩu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu; (2) Do tác động của việc đánh thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam nhập khẩu vào EU cũng như việc bãi bỏ chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) đối với tất cả sản phẩm giày Việt Nam nhập vào thị trường này; (3) Sự vươn lên mạnh mẽ của một số nước sản xuất
Trang 7giày trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia hoặc Bangladesh đã chia sẻ bớt thị trường xuất khẩu da giày của thế giới
Các lo ngại này là có cơ sở và dù có lý giải như thế nào, thực tế luôn đặt ra cho ngành da giày Việt Nam một câu hỏi lớn: Làm sao duy trì được sự phát triển cũng như vị thế của ngành da giày Việt Nam với nền kinh tế đất nước cũng như với thế giới? Đây là bài toán khó cho ngành da giày Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước, cần đến một chiến lược phát triển và những giải pháp hiệu quả, đồng bộ
Từ nhiều năm qua, Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) luôn đưa ra nội dung thảo luận về giải pháp cho sự phát triển bền vững của ngành
Gần đây nhất, Lefaso đã kết hợp cùng Viện Nghiên cứu da giày Việt Nam xây dựng một chiến lược phát triển cho ngành da giày Việt Nam giai đoạn
2010-2020, tầm nhìn đến 2025
3.Kế hoạch xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam trong năm 2010-2011:
Kế hoạch tăng trưởng từ 10 đến 15% mà ngành da giày Việt Nam đặt ra cho năm 2010 hứa hẹn sẽ đem lại doanh số xuất khẩu khoảng 5 tỷ USD
Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm vừa qua đến xuất khẩu da giày của Việt Nam
Năm 2009, ngàn da giày Việt Nam xuất khẩu gần 4,1 tỷ USD, giảm khoảng 13% so với năm 2008 Sự sụt giảm về kim ngạch chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm (năm 2009 chỉ đạt khoảng 1,1 tỷ USD, trong khi năm 2008 đã đạt tới 1,5 tỷ USD) Với thị trường Liên minh châu Âu, năm 2008, xuất khẩu da giày đạt 2,2 tỷ USD và năm 2009 vẫn đạt xấp xỉ 2,1 tỷ USD
Sau gần 20 năm hình thành và phát triển theo mô hình sản xuất công nghiệp đến nay đa số các doanh nghiệp trong ngành đã là công ty cổ phần Hiện nay, Việt
Trang 8Nam có tổng số gần 500 doanh nghiệp ngành da giày Trong đó tại miền Nam là gần 400 doanh nghiệp, miền Trung 10 doanh nghiệp và miền Bắc 60 doanh nghiệp
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu tập trung vào 50 doanh nghiệp lớn
có quy mô lao động 10.000 người trở lên, dây chuyền công nghệ hiện đại và có lượng khách hàng lớn như các công ty làm cho Nike, Adidad và các Tập đoàn phân phối lớn như Wallmart, Decatalon hoặc một loạt các kênh phân phối khác Riêng
50 doanh nghiệp này chiếm tới ¾ tổng doanh số
Vì đặc thù của ngành da giày có cả công nghệ may mặc, công nghệ hóa cao
su, công nghệ khuôn định tạo thành một tổ hợp của các ngành, nên những doanh nghiệp không làm chủ được công nghệ thì khó chiếm lĩnh thị trường và ăn sâu vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu Các doanh nghiệp đứng đầu ngành da giày hiện nay thuộc một tập đoàn nước ngoài với khoảng 0,5 triệu lao động
Đồng thời, theo đánh giá của Hiệp hội Giày thế giới và Hiệp hội Da giày Việt Nam, ngành công nghiệp thời trang da giày của Việt Nam vẫn còn tiếp tục có lợi thế phát triển đến khi nào thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam đạt trên 7.000 USD/người thì lợi thế này mới dần giảm đi Thế nên, theo nhận định chung của ngành, đến năm 2020, thậm chí đến năm 2025, công nghiệp thời trang
da giày vẫn phát triển mạnh với lực lượng lao động đặc thù của Việt Nam là lao động phổ thông
Năm 2010, ngành da giày đề ra kế hoạch tăng trưởng từ 10– 15%, đảm bảo doanh số xuất khẩu 4,5 –5 tỷ USD Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, chúng tôi kiến nghị với Bộ Công Thương nghiên cứu hỗ trợ cho ngành da giày giống như ngành dệt may là xây dựng một thương hiệu của ngành công nghiệp thời trang da giày, trong đó chú trọng nhất là khâu đào tạo lực lượng thiết kế tạo giá trị gia tăng cao
Trong khi hiện nay, riêng để phục vụ sản xuất dòng giày thể thao thì ngành công nghiệp giày Việt Nam đã chủ động được tới 65% nguồn nguyên liệu, còn lại
Trang 935% là những loại da đặc thù hợac những loại da, loại PU cao cấp vẫn đang nằm ở Đài Loan, Trung Quốc, Italia mà họ không chuyển giao cho Việt Nam Muốn có được các loại nguyên liệu này chúng ta phải có những cụm công nghiệp chuyên ngành về phụ liệu
Vì vậy, ngành da giày đang rất “bí”, bởi rất nhiều Hiệp hội của thế giới đang muốn đầu tư vào Việt Nam để thuộc da nhưng không có chỗ để đặt hàng, không tỉnh nào nhận Chúng tôi đề nghị Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công Thương và các địa phương quan tâm làm sao để ngành da giày có thể đầu tư công nghệ nguyên liệu gốc – tức là thuộc da Hiện Việt Nam mới thuộc da được chưa tới 20% trong tổng
số nhu cầu cần phải có nên đều phải nhập khẩu nguyên liệu da đã thuộc rồi về chế biến
Phần II: Phân tích thị trường giày da Việt Nam
1.Cơ hội:
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành
da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực
Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội Tính đến hết năm
2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng
Trang 10nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp
Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền
và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử
Với dân số trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng cho thị trường nội địa Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của
xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để ngành da giày phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà
Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế
Về năng lực sản xuất Đến hết năm 2007, năng lực sản xuất của toàn ngành đạt:
Giày dép các loại: 680 triệu đôi
Cặp túi xách các loại: 88 triệu chiếc
Da thuộc thành phẩm: 150 triệu sqft